Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kn43 hoàng thu thảo 91303701 bài tập 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.87 KB, 4 trang )

Bài tập 3:
Suy nghĩ của cá nhân làm gì để chức vụ và học vị đáp ứng đúng yêu cầu và nhiệm vụ củ

_Đừng nhập nhằng quan chức và tiến sĩ:
(1) Phải có chế độ thi tuyển nghiêm túc quan chức từ trung ương đến địa phương, tiêu chuẩn đề bạt phải rõ
ràng, công khai.
(2) Khẩn trương thực hiện việc cải cách tiền lương, cải thiện chế độ đãi ngộ quan chức kèm theo cơ chế nghiêm
trị những trường hợp lạm dụng của công, tham nhũng, “hành dân”. Cải cách tiền lương khơng khó và nguồn lực
xã hội khơng thiếu (vì quan chức vẫn sống được, nhiều người rất giàu), chẳng hạn chỉ cần triệt để bỏ cơ chế xin
cho, đưa thu nhập ngoài lương vào tiền lương...
(3) Phải đoạn tuyệt quan hệ giữa văn bằng tiến sĩ với tiêu chuẩn, tư cách, trách nhiệm của một quan chức. Cần
quyết định chấm dứt ngay việc xem văn bằng tiến sĩ là một tiêu chuẩn để đề bạt quan chức, cấm quan chức học
tại chức để lấy bằng tiến sĩ, cấm quan chức tham gia việc đào tạo tiến sĩ.

GS TRẦN VĂN THỌ_17/01/2014 08:05 (GMT + 7)_Đừng nhập nhằng quan chức và tiến
sĩ_ />
_Đất nước cần những quan chức thật tiến sĩ thật:
Đừng cổ động "học giả"
Tơi hồn tồn nhất trí với ý kiến của GS Trần Văn Thọ, đặc biệt là điều số 3: "Phải đoạn tuyệt quan hệ giữa văn
bằng tiến sĩ với tiêu chuẩn, tư cách, trách nhiệm của một quan chức. Cần quyết định chấm dứt ngay việc xem
văn bằng tiến sĩ là một tiêu chuẩn để đề bạt quan chức, cấm quan chức học tại chức để lấy bằng tiến sĩ, cấm
quan chức tham gia việc đào tạo tiến sĩ".
Thực tế công tác trong cơ quan nhà nước nhiều năm, tôi thấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ ấy chẳng giúp gì được cho
cơng việc cả. Nhiều thạc sĩ, tiến sĩ đụng vào công việc lại chẳng có cách giải quyết gọn gàng bằng một cử nhân
bình thường nhiều kinh nghiệm.
Những ai theo đuổi sự học nên chuyên tâm làm việc ở các viện nghiên cứu để đóng góp cho việc hoạch định
chính sách của Chính phủ. Người làm cơng tác quản lý nhà nước cần có tầm nhìn bao quát trong lĩnh vực mình
phụ trách và kinh nghiệm làm việc. Đưa bằng cấp vào việc bổ nhiệm chỉ cổ động cho việc "học giả" và nhiều hệ
lụy gian dối khác.
Dương Y Lan_17/01/2014 18:32 (GMT + 7)_Đất nước cần những quan chức thật tiến sĩ thật_ />Ban-doc/590625/dat-nuoc-can-nhung-quan-chuc-that-tien-si-that.html
Vấn nạn khơng mới nhưng ngày càng phổ biến


Tình trạng gần đây các công chức ganh đua học lấy học vị cao để... giành chức ngày càng phổ biến. Có vị móc
tiền túi tự nâng cao nhưng có vị tranh thủ... "tiêu chuẩn đào tạo" của ngành để mưu cầu hạnh phúc cho riêng
mình. Thực chất có bao nhiêu phần trăm các vị ấy học xong đem cái học để giúp dân giúp nước hay là chỉ để
giúp chính bản thân mình và gia đình trong xã hội nặng bằng cấp như hiện nay?
Nhiều vị lãnh đạo tỉnh cũng vẫn xoay xở cho mình 1 tấm bằng thạc sĩ - tiến sĩ cho oai. Thiết nghĩ Nhà nước cần
chấn chỉnh việc này kẻo lãng phí trong đào tạo và khơng triệt bỏ được bệnh sĩ của cán bộ công chức thời nay.
Nguyễn Hùng_17/01/2014 18:32 (GMT + 7)_Đất nước cần những quan chức thật tiến sĩ thật_ />Ban-doc/590625/dat-nuoc-can-nhung-quan-chuc-that-tien-si-that.html
Khơng nên xét tiêu chí là con em của các quan chức


Nội dung bài viết của giáo sư theo tơi cịn thiếu một điều: đó là bố trí, đề bạt cán bộ khơng nên dựa vào tiêu chí
là con em của các quan chức, là người nhiệt tình, lâu năm.
Bác Hồ đã dạy: Nhiệt tình + dốt nát = phá hoại. Những người cơng tác lâu năm khơng năng lực chính là vật
ngáng đường. Do đó người làm cơng tác lãnh đạo, cơng tác cán bộ phải có tài trên cả những người được đề bạt,
bố trí, cái tâm phải trong sáng, cái đầu phải tỉnh, con mắt phải tinh và cái lòng phải biết thiện, biết hướng về dân
tộc, quốc gia.
Nam Ân_17/01/2014 18:32 (GMT + 7)_Đất nước cần những quan chức thật tiến sĩ thật_ />_Phong trào đi học để dễ thăng tiến
Có một thời tuyệt đại đa số cán bộ, công chức, viên chức là những người xuất thân từ qn đội, nơng dân. Có
trình độ học vấn thấp, khơng được huấn luyện chuyên môn kỹ lưỡng, những con người chỉ quen cầm súng hoặc
kéo cày tất nhiên không thể xử lý công việc trong môi trường công vụ một cách thành thạo và có hiệu quả.
Trong hồn cảnh ấy, u cầu nhanh chóng cải thiện trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
xuất hiện như một tất yếu. Có thể từ đó hiểu tại sao lại có hiện tượng ồ ạt đi học văn hóa, nghiệp vụ trong khu
vực cơng; hiện tượng kéo dài, trở thành phong trào và là một điểm rất riêng của Việt Nam.
Quan chức đi học để nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ tự nó khơng phải là việc khơng đáng khuyến khích,
thậm chí ngược lại. Nhưng phải xác định động lực học tập đúng đắn trong bối cảnh khan hiếm công chức, viên
chức tinh thông, thạo việc: học là để làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn tại các vị trí trong bộ máy chứ khơng chỉ
đơn giản là để đạt được trình độ học vấn, chun mơn cao hơn, càng khơng phải chỉ để có bằng cấp mà đem
khoe khoang với xã hội.
Vấn đề là phải làm thế nào xây dựng được một bộ tiêu chí đo lường hiệu quả học tập trong mối quan hệ so sánh
với yêu cầu về nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính. Người học giỏi, học có kết quả tốt khơng

nhất thiết là người có bằng cấp cao, với thứ hạng cao, mà trước hết là người biết xử lý công việc chuyên môn
nhanh, gọn, chính xác với chi phí hợp lý.
Khơng có một bộ tiêu chí đặc thù như thế, việc dựa vào bằng cấp để đánh giá hiệu quả học tập của công chức,
viên chức là điều khơng tránh khỏi. Nói khác đi, nếu khơng có cách gì để trả lời câu hỏi người đi học phải thu
được cái gì thì mới gọi là có ích cho việc cải thiện chất lượng của nền cơng vụ, thì người ta buộc phải thừa nhận
người có bằng đại học tốt hơn người có bằng cao đẳng, thạc sĩ tốt hơn cử nhân...
Tất nhiên, một khi có q nhiều người có bằng cao đẳng thì người nào lấy thêm được bằng đại học sẽ có ưu thế
cạnh tranh để được bổ nhiệm, để thăng tiến; khi xung quanh tồn những người có bằng đại học, ai lấy được
bằng thạc sĩ sẽ trở thành ứng viên chói sáng. Cứ như thế, con người ta bị cuốn dần theo vịng xốy địi hỏi về
bằng cấp và cứ phải học để lấy được bằng cấp cao hơn. Bởi vậy mới có chuyện đặt điều kiện quan chức cấp cao
phải có văn bằng tiến sĩ; chưa nói đến hiện tượng quan chức hành chính đăng ký xin cơng nhận đạt chuẩn chức
danh giáo sư, phó giáo sư, vốn là những chức vụ thuần túy đại học.
Hậu quả ai cũng thấy. Một mặt, một số lượng không nhỏ thành viên trong bộ máy công quyền dành một khối
lượng không nhỏ thời gian cho việc đi học, thay vì dành cho cơng vụ; ngân sách công phải đầu tư một khoản
đáng kể cho việc học của quan chức, nhân viên. Mặt khác, thói tơn sùng bằng cấp, học vị phổ biến khiến người
ta có thể làm mọi việc, trả bằng mọi giá để có được tấm văn bằng, chức danh khoa học mong đợi. Rốt cuộc,
khơng ít quan chức có bằng nhưng khơng hề có thêm kiến thức; mơi trường giáo dục, về phần mình, bị hồnh
hành bởi tệ nạn mua bằng bán điểm, trở nên vẩn đục, xuống cấp, nếu không muốn nói là suy đồi.
PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN(phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - luật, ĐHQG
TP.HCM)_18/01/2014 12:20 (GMT + 7)_Phong trào đi học để dễ thăng tiến_ />phong-trao-di-hoc-de-de-thang-tien.html
_Bằng giả có thể chui vào bộ máy nhà nước


Phiên họp này thảo luận ba nội dung quan trọng bao gồm: dự thảo chương trình hành động của Chính phủ
triển khai thực hiện nghị quyết 29 của trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo (nghị
quyết 29); dự thảo đề án xây dựng chương trình và sách giáo khoa phổ thơng sau năm 2015; đề án thành lập
Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục - đào tạo.
Sớm đổi mới tuyển dụng
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng Bộ Nội vụ nên sớm có đề án đổi mới tuyển dụng cán bộ, công
chức, viên chức.

“Việc học giả, bằng giả, rồi bằng thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể chui vào hệ thống chính trị của chúng
ta thơi, khơng chui được vào doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài đâu. Nếu khơng làm được
vấn đề tuyển dụng thì cái thực học cịn khó” - ơng Luận nói.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Đúng ra chúng ta phải xác định lại hệ thống giáo dục như thế nào, cơ cấu
ra sao, rồi dẫn đến thống nhất chương trình chuẩn, chương trình khung, từ đó mới viết sách giáo khoa. Song
song với sách giáo khoa là đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn với đó là đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo
viên, ứng dụng công nghệ rồi đến kiểm tra, thi cử. Nhưng chúng ta không thể làm tuần tự được. Như trong dự
thảo đề án đã đặt ra làm sách giáo khoa. Tuy nhiên, dù sao cũng phải khẩn trương xác định hệ thống giáo dục
của chúng ta, nếu không xác định hệ thống mà lao ngay vào viết sách, rồi làm chương trình thì sẽ có những
trục trặc”.
Khơng để lãng phí nguồn lực
Ơng Phan Thanh Bình, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng với chương trình giáo dục phổ thơng
thì khơng nên đi sâu đào tạo chuyên gia sớm, trước hết cần chú ý đào tạo người cơng dân có trách nhiệm với
xã hội, xác lập năng lực của một công dân chứ chưa vội nghĩ đó sẽ là bác sĩ hay kỹ sư thì sự địi hỏi đối với
các em học sinh sẽ nhẹ hơn. “Bây giờ lúng túng cái gì về kiến thức thì bấm Google là ra. Bản thân tơi cũng
Google, cho nên ở đây không phải kiến thức mà là nhận thức trách nhiệm cơng dân” - ơng Bình nói.
Cũng theo ơng Bình, việc soạn sách giáo khoa khơng nên chỉ có các giáo sư, tiến sĩ trong trường đại học, nên
mời thêm các chuyên gia từ các hiệp hội, các thầy giáo đang trực tiếp dạy các em...
Dẫn thông tin trên báo Tuổi Trẻ về hiện tượng hiu hắt trường nghề ở đồng bằng sông Cửu Long, ông Bình đề
nghị cần chú trọng đến vấn đề hướng nghiệp thật tốt cho học sinh.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định làm sách giáo khoa mới lần này là với hệ thống 12 năm,
nhưng sẽ phải triển khai nghiên cứu hệ thống để hồn thiện.
Dứt khốt ngun tắc của lần này là làm chương trình trước rồi mới làm sách, nếu tách bạch được hai lực
lượng viết chương trình và viết sách là hay nhất.
Sau khi có chương trình cơng bố rồi thì huy động lực lượng chun gia xã hội tham gia viết không chỉ một bộ
sách, mà tương lai có thể là một số bộ sách...
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến của các thành
viên trong hội đồng để hoàn thiện các đề án.
Đối với chương trình hành động của Chính phủ triển khai nghị quyết 29 cần ban hành sớm, cố gắng trong
tháng 3 tới.

Thủ tướng nêu rõ nội dung của chương trình hành động phải bám sát nghị quyết trung ương, với tinh thần
giáo dục - đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, thật sự đổi mới căn bản và tồn diện. Cụ thể hóa tồn diện,
đồng bộ nghị quyết của trung ương, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm và hết sức lưu ý tính khả thi cao,
thiết thực.
“Cụ thể hóa một hồi mà khơng khả thi thì tốn kém và không đi vào cuộc sống được. Cần xác định đúng từ


đầu nhiệm vụ, bởi vì giao nhiệm vụ mà khơng đúng thì tốn thời gian, lãng phí nguồn lực”- Thủ tướng nói.
Về dự thảo đề án xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng sau năm 2015, Thủ
tướng nói sau khi trình Quốc hội thảo luận, có nghị quyết thì Chính phủ sẽ cụ thể hóa hơn nữa, vào khoảng
quý 3-2014 sẽ phê duyệt. “Từ nay đến đó nên lấy thêm ý kiến các chuyên gia”- Thủ tướng yêu cầu.
Về việc thành lập Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục - đào tạo, Thủ tướng cho biết dự kiến Chính phủ sẽ ban
hành quyết định trong tháng 3-2014.
VÕ VĂN THÀNH_26/02/2014 10:52 (GMT + 7)_Bằng giả có thể chui vào bộ mày nhà
nước_ />KN43_Hồng Thu Thảo_91303701_Bài tập 3



×