Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

chào bán quỹ đầu tư chứng khoán ra công chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 111 trang )

CHÀO BÁN CHNG CH QU ĐU TƯ CHNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG
BN CÁO BCH
QU ĐU TƯ NĂNG ĐNG VIT NAM (VFA)
Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Công ty Cổ Phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)
Lầu 10, Cao ốc văn phòng Central Plaza, 17 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam
Điện thoại : (84.8) 3825 1488 Fax : (84.8) 3825 1489
Email :
Website : www.vinafund.com
Chi nhánh Hà Nội:
Chi Nhánh Công ty Cổ Phần Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM)
Phòng 1208, Tầng 12, Tòa nhà Pacic Tower, 83B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại : (84.4) 3942 8168 Fax : (84.4) 3942 8169
Ông TRẦN THANH TÂN – Chủ tịch HĐQT/ Tổng Giám Đốc
Địa chỉ : Công ty Cổ Phần Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM)
Lầu 10, Cao ốc Central Plaza, 17 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam
Điện thoại : (84.8) 3825 1488 Fax : (84.8) 3825 1489
PHỤ TRÁCH CÔNG BỐ THÔNG TIN
Quỹ đầu tư chứng khoán được mô tả trong Bản cáo bạch này là Quỹ được thành lập theo Luật Chứng khoán
số 70/2006/QH 11 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm
2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bản cáo bạch này đã được đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng chỉ có nghĩa là việc
xin phép lập Quỹ và phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư đã thực hiện theo các quy định của pháp luật liên quan,
không hàm ý bảo đảm về nội dung của Bản cáo bạch cũng như mục tiêu, chiến lược đầu tư của Quỹ.
Giá trị chứng chỉ Quỹ, khả năng sinh lời và mức rủi ro được xác định trong tài liệu này chỉ mang tính tham
khảo và có thể thay đổi tùy vào tình hình thị trường. Việc đầu tư vào Quỹ này không hàm ý bảo đảm khả
năng sinh lời cho NĐT. NĐT cần cân nhắc kỹ về các rủi ro và mức độ rủi ro trước khi quyết định đầu tư
vào Quỹ.
VFA Bn Cáo Bch | 1
2 | VFA Bn Cáo Bch


VFA Bn Cáo Bch | 3
4 | VFA Bn Cáo Bch
VFA Bn Cáo Bch | 5
NHNG NGƯI CHU
TRÁCH NHIM CHÍNH
ĐI VI NI DUNG
BN CÁO BCH
I.
Tổ chức phát hành
CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ VIỆT NAM (VFM)
Giấy phép thành lập và hoạt động số 45/UBCK-GP do UBCKNN cấp ngày 08/01/2009.
Địa chỉ trụ sở chính: Lầu 10 Cao ốc Văn phòng Central Plaza, 17 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08 3825 1488 Fax: 08 3825 1489
Ông TRẦN THANH TÂN
Chủ tịch Hội đồng quản trị / Tổng Giám đốc
Bà LÊ THỊ THÀNH TÂM
Giám đốc tài chính
Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với
thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.
VFA Bn Cáo Bch | 9
10 | VFA Bn Cáo Bch
VFA Bn Cáo Bch | 11
VFA Bn Cáo Bch | 13
Kinh t phc hi nhanh nh tiêu dùng ni đa và kích
cu ca chính ph
Kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm đã chống đỡ
tốt với những khó khăn từ khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế nhờ các gói kích thích lớn chưa từng có của

Chính phủ.
GDP đã tăng nhanh trở lại từ mức thấp nhất 3,1%
trong Quý I/2009 (so với QI/2008) lên 4,5% trong Quý
II và 5,76% trong Quý III để tổng thể 9 tháng đầu năm
đạt mức 4,56% so với cùng kỳ. Sự phục hồi theo hình
chữ V được nhiều người kỳ vọng đang dần thành hiện
thực. Trong thời điểm khó khăn, kinh tế Việt Nam đã
được nâng đỡ nhờ tiêu dùng trong nước. Tổng mức lưu
chuyển hàng hóa và dịch vụ trong 9 tháng đầu năm
tăng 18,6% so với cùng kỳ hay 12% nếu loại bỏ yếu tố
trượt giá. Khi tiêu dùng là cấu phần lớn nhất của của
GDP, niềm tin của người tiêu dùng tạo ra sự khác biệt đối
với quá trình hồi phục. Giá trị sản xuất công nghiệp trong
tháng 9 cũng nhanh chóng tăng trở lại ở mức 13,8% so
với tháng 9/2008 hay 6,5% cho 9 tháng đầu năm.
Với những thông tin mới tích cực, các tổ chức lớn như
BMI, EIU, ANZ, Standard Chartered, và ADB cũng đã điều
chỉnh mức dự báo tăng trưởng cao hơn cho năm 2009
và 2010. Châu Á là điểm sáng về phục hồi kinh tế và Việt
Nam là một trong điểm sáng về tốc độ phục hồi trong
khu vực.
Việt Nam tiếp tục có nhiều triển vọng tăng trưởng kinh
tế cao giai đoạn hậu khủng hoảng nhờ vào xu hướng
gia tăng mạnh mẽ của vốn đầu tư nước ngoài, sản lượng
công nghiệp và đầu tư tư nhân cùng với việc mở rộng
các kênh huy động vốn mới của nền kinh tế trong bối
cảnh tiến trình cải cách hành chính không ngừng được
đẩy mạnh.
Cơ cu các ngành kinh t n đnh
Với cơ cấu kinh tế tương đối ổn định trong nhiều năm, mức

dự báo tỷ trọng các ngành công nghiệp chiếm 44%, dịch vụ
41% và nông nghiệp 15% vào 2010. Triển vọng tăng trưởng
B.
Tình hình kinh t Vit Nam
Nông nghip (%)
Công nghip (%)
Dch v (%)
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, VFM dự báo
Cơ Cu GDP
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, VFM dự báo
giá trị tăng thêm tương ứng trong khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 3-3,4%; khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 7-7,5%; khu vực dịch vụ tăng 7,8 - 8,3%.
14 | VFA Bn Cáo Bch
Xut khu 9 tháng gim v giá, không gim v lưng
Xuất khẩu 9 tháng giảm 14,3% so với cùng kỳ năm
trước chủ yếu do giá một số mặt hàng xuất khẩu chủ
lực giảm mạnh và cầu ở các thị trường chính nhìn
chung vẫn đứng ở mức thấp. Nhiều mặt hàng chủ
lực có kim ngạch giảm tuy số lượng không giảm như
gạo tăng 33% về lượng nhưng giảm 8% về giá trị, café
tăng 15,7% về lượng nhưng giảm 18,8% về giá trị, cao
su tăng 10,3% về lượng giảm 40% về giá trị. Chúng tôi
dự báo kim ngạch xuất khẩu phục hồi nhẹ từ nay đến
giữa năm 2010 và sẽ phục hồi nhanh hơn từ nửa cuối
2010 khi nhu cầu của thế giới và giá trị hàng hóa có
thể ổn định trở lại.
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
2000 20012 0022 003 20042 005 2006 2007 2008 2009E
-21

-16
-11
-6
-1
4
0
10
30
45
60
75
90
Nhp khu tăng tr li, thâm ht thương mi
 mc cao
Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu trong 9 tháng giảm
25,2% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên đã có xu
hướng tăng nhanh trở lại trong Quý II và Quý III so với
Quý I/2009. Thâm hụt thương mại ở mức 1,52 tỷ USD
trong tháng 9 và 6,43 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm.
Với tốc độ nhập siêu được duy trì như hiện nay, ước tính
thâm hụt thương mại sẽ ở mức xấp xỉ 10,5 tỷ USD trong
năm 2009 và tạo sức ép đáng kể lên cán cân thanh toán
cũng như tỷ giá VND/USD. Thâm hụt thương mại sẽ được
bù đắp bởi (1) vốn đầu tư nước ngoài chủ bao gổm cả
vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp (FII), (2) nguồn
kiều hối từ nước ngoài, (3) ODA và vay nợ chính phủ.
1.
Vốn FDI đăng ký cho đến 30/9 là 12,6 tỷ USD giảm
nhiều so với 57,1 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái, nhưng
số vốn giải ngân đạt 7,2 tỷ USD giảm 11,1% so với

cùng kỳ năm trước. Mức giảm nhẹ thể hiện niềm tin
của các nhà đầu tư dài hạn đối với triển vọng ở Việt
Nam. Một phần đáng kể số vốn FDI giải ngân có thể là
huy động từ các nguồn trong nước đặc biệt là đối với
các dự án bất động sản và các doanh nghiệp FDI tăng
vốn đầu tư. FII được dự báo là không đáng kể trong
năm 2009 và sẽ chỉ phục hồi từ năm 2010.
VN ĐU TƯ TRC TIP NƯC NGOÀI (T USD)
Vn gii ngân
Vn đăng ký
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
2.
Do suy thoái kinh tế, kiều hối về Việt Nam sẽ không
tăng mà giảm so với năm trước. Theo ông Nguyễn
Quang Huy, Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối thuộc
Ngân hàng Trung ương Việt Nam dự đoán trong năm
2009, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam sẽ đạt từ 5,8
tỷ đến 6 tỷ USD, một mức được cho là khả quan trong
bối cảnh suy thoái toàn cầu.
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
T L THÂM HT THƯƠNG MI
5%
20032002 2004 2005 2006 2007 2008 2009E
16%
16%
14%
20%
27%
19%
20%

7,2
9T/
2009
2008
2007
2006
2005
12,6
11
,5
60,3
8,0
20,3
4,1
12,0
3,3
6,8
VFA Bn Cáo Bch | 15
16 | VFA Bn Cáo Bch
Sn lưng công nghip có s phc hi mnh và tip
tc giai đon tăng trưng cao
Theo số liệu của Bộ Công thương, giá trị sản xuất công
nghiệp trong tháng 9 tăng trưởng 2,9% so với tháng
trước đó, đạt 62,56 ngàn tỷ đồng, tiếp tục cho thấy có
sự phục hồi mạnh mẽ. Nếu tính chung cho 9 tháng
đầu năm 2009, thì tổng giá trị đạt 506 ngàn tỷ đồng với
mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2008. Trong những
tháng còn lại của năm 2009, Chính phủ tiếp tục tập
trung đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp làm
động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Dự báo mức tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp
trung bình trong giai đoạn sau năm 2010 sẽ duy trì ở
mức trung bình trên 15%.
Ngoài ra, cán cân thanh toán còn phụ thuộc vào các
khoản chuyển ra bên ngoài như đầu tư của Việt Nam ở
nước ngoài hay các khoản nợ phải trả hàng của Chính
phủ (ước tính gần 1,5 tỷ USD). Các chuyên gia dự báo
thâm hụt cán cân thanh toán cho năm 2009 ở mức
trên dưới 1 tỷ USD và như vậy tuy ít khả năng tạo ra
khủng hoảng nhưng cũng tạo sức ép nhất định lên dự
trữ ngoại hối và tỷ giá VND/USD trong thời gian tới.
KIU HI V VIT NAM
3.
Giải ngân ODA 9 tháng đầu năm đạt 1,71 tỷ USD đạt
90% so với kế hoạch. Mức cam kết ODA cho Việt Nam
bao gồm cả các khoản cam kết của Nhật bản đạt trên 6
tỷ USD và vẫn là nguồn bù đắp đáng kể cho thâm hụt
cán cân thanh toán cũng như vốn cho các công trình
hạ tầng trọng điểm.
S phát trin mnh m ca khu vc kinh t tư nhân làm
đng lc phát trin kinh t
Doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần vào quá
trình hồi phục và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong
nhiều năm qua. Dự báo khu vực kinh tế tư nhân đóng
góp trung bình hơn 40% GDP; 30% tổng sản lượng
công nghiệp cả nước và duy trì mức tăng trưởng trung
bình trong sản xuất công nghiệp hơn 20%.
Về nông nghiệp, khu vực tư nhân cũng đóng góp
rất lớn không chỉ trong sản xuất, chăn nuôi mà còn

cả trong quá trình phát triển ngành chế biến và xuất
khẩu. Cơ cấu trong nông nghiệp được chuyển dịch
nhiều sản phẩm có giá trị hàng hoá cao cho thị trường
được tạo ra từ khu vực kinh tế tư nhân.
Ngoài ra, khu vực tư nhân cũng đóng góp nhiều vào
việc thúc đẩy phát triển thị trường và đổi mới kinh tế
tài chính ở Việt Nam thông qua việc tạo nên những
cạnh tranh mới trên các thị trường và các lĩnh vực hoạt
động khác nhau, thúc đẩy phát triển thị trường vốn,
thị trường lao động, thị trường công nghệ, thị trường
đất đai, bất động sản và thúc đẩy cải cách kinh tế.
91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07F
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
55
60
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
1,0
1,5
2,1
2,7

3,0
3,8
4,0
6,5
8,0
6,0
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
TĂNG TRƯNG SN XUT CÔNG NGHIP (YOY)
14,6
6,5
- 4,4
S LƯNG DOANH NGHIP QUA CÁC NĂM
VFA Bn Cáo Bch | 17
02.
CƠ HI ĐU TƯ VÀO TH TRƯNG C PHIU
VIT NAM
Thị trường chứng khoán Việt Nam (chỉ số VN-Index) tiếp
tục được xem là một trong những thị trường có mức
tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực với mức tăng
84,1% so với 31/12/2008 (theo số liệu 30/9/2009) cao
hơn cả thị trường chứng khoán Indonesia và Thượng
Hải. Tương tự, chỉ số tại Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội (HNX-Index) cũng tăng 75,3% so với 31/12/2008.
Xét trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới vẫn chưa thoát
khỏi cuộc suy thoái thì việc tăng trưởng các chỉ số
chứng khoán tại Việt Nam được đánh giá là rất tích
cực.
Tiếp tục để tạo hành lang pháp lý cho các giao dịch đối
với cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết,
tháng 6 năm 2009 Chính phủ cũng đã cho phép thành

lập thị trường Upcom, hướng tới thị trường OTC minh
bạch, hiện đại.
Với những định hướng rõ ràng về phát triển, thị trường
chứng khoán trong thời gian tới sẽ là kênh huy động
vốn hiệu quả cho sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam.
Các công ty niêm yt
Chỉ tính riêng 2 thị trường chứng khoán Tp. Hồ Chí
Minh và thị trường chứng khoán Hà Nội đến 30 tháng
09 năm 2009 đã có tổng cộng 400 công ty được phép
giao dịch chính thức với tổng vốn hóa thị trường là
619 ngàn tỷ đồng, chiếm gần 40% GDP. Và theo dự báo
của công ty VFM, từ đây đến hết năm 2009 khoảng 30
công ty sẽ tiếp tục chính thức được giao dịch trên thị
trường chính thức.
Đối với thị trường Upcom dành cho các cổ phiếu của
công ty đại chúng chưa niêm yết, hiện nay có 15 công
ty đang được phép giao dịch, với tổng vốn hóa là 2.483
tỷ đồng. Theo kế hoạch, từ đây đến cuối năm 2009 Ủy
Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) sẽ đưa toàn bộ
các công ty đại chúng lên sàn để giao dịch. Như vậy
trong khoảng 973 công ty đại chúng (đã đăng ký với
UBCKNN) sẽ phải thực hiện việc lưu ký tập trung và
niêm yết chính thức hoặc lên sàn Upcom. Điều này sẽ
tạo ra lượng hàng hóa rất lượng cho thị trường chứng
khoán Việt Nam nói chung.
Các công ty c phn hóa – tip tc là mt cơ hi to
ln
Cổ phần hóa tiếp tục là cơ hội lớn đặc biệt là đối với các
Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Theo kế hoạch giai

đoạn 2007 – 2011 yêu cầu là sắp xếp 1.553 doanh nghiệp,
trong đó 950 doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa. Đây
là những doanh nghiệp có quy mô vốn khá lớn thuộc
các Tổng công ty với nhiều tiềm năng và lợi thế rất lớn.

Theo quy định của nhà nước về cổ phần hóa gắn liền
với niêm yết thì những cổ phiếu này khi lên sàn giao
dịch sẽ thực sự là những doanh nghiệp hàng đầu
(blue-chips) đại diện cho những ngành nghề chính
của nền kinh tế Việt Nam.
3.
CƠ HI ĐU TƯ THEO PHÂN TÍCH
ĐNH LƯNG QUANTITATIVE ANALYSIS
ĐU TƯ THEO XU TH TH TRƯNG
TREND FOLLOWING
Phương pháp đầu tư theo phân tích định lượng bắt đầu
vào những năm 80 tại Mỹ, với nguyên tắc sử dụng các
mô hình toán học trên hệ thống máy tính để tìm kiếm
cơ hội sinh lời từ khối lượng thông tin và dữ liệu khổng
lồ. Nguồn thông tin dữ liệu dùng để phân tích có thể
bao gồm các dữ liệu cơ bản (fundamental analysis data)
và dữ liệu từ phân tích kỹ thuật (technical analysis data).
Mức độ lợi nhuận và rủi ro của mô hình đầu tư theo
phân tích định lượng không tương quan với mức độ lợi
nhuận và rủi ro của mô hình đầu tư theo phương pháp
truyền thống.
Kể từ khi bắt đầu phổ biến vào những năm 80, mô hình
đầu tư theo phân tích định lượng phát triển nhanh
chóng với sự tiến bộ của máy tính, những nghiên cứu
khoa học ứng dụng vào đầu tư cũng như sự thành công

của các Quỹ đầu tư định lượng. Theo thống kê, hiện nay,
khoảng một nửa số tài sản của các quỹ đầu cơ (hedge
fund) được quản lý bằng phương pháp phân tích định
lượng. Hơn một nửa tổng số lệnh mua bán cổ phiếu trên
các thị trường chứng khoán lớn xuất phát từ các mô hình
định lượng. Tất cả những ngân hàng đầu tư hàng đầu
đều có bộ phận đầu tư định lượng chuyên nghiệp. Và
các trường đại học hàng đầu trên thế giới đều có những
cuộc thảo luận thường xuyên xung quanh những vấn
đề trong phân tích định lượng.
Hiện nay, có khoảng 4 loại chiến lược đầu tư sử dụng
phương pháp định lượng trên thế giới:
Đầu tư định lượng theo xu hướng thị trường Trend
following
Đầu tư vào các sản phẩm chứng khoán phái sinh
Derivatives/ Convertible Bond
Mua bán hoàn toàn dựa trên hệ thống máy tính/
Mua bán với cường độ cao
High Frequency/ Algorithmic Trading
Mua bán dựa trên chênh lệch tương đối có tính
thống kê
Statistical Arbitrage/ Statistical Trading
Bốn loại chiến lược này có thể sử dụng đòn bẩy tài
chính cao hoặc thấp (High leverage or Low Leverage),
sử dụng chiến lược tương quan hoặc không tương
quan với thị trường (Directional or Market Neutral).
Đối với thị trường Việt Nam, do đặc thù chưa có các
quy định về bán khống (short sale) và các sản phẩm
phái sinh chưa được phát triển nên chỉ có chiến lược
đầu tư theo xu hướng thị trường (Trend following) có

khả năng được ứng dụng thành công.
Hơn mt na tng s lnh mua bán c phiu trên
các th trưng chng khoán ln xut phát t các mô
hình đnh lưng. Tt c nhng ngân hàng đu tư
hàng đu đu có b phn đu tư đnh lưng chuyên
nghip. Và các trưng đi hc hàng đu trên th gii
đu có nhng cuc tho lun thưng xuyên xung
quanh nhng vn đ trong phân tích đnh lưng.
18 | VFA Bn Cáo Bch
Gii thiu chin lưc đu tư đnh lưng theo xu
hưng th trưng (trend following)
Chin lưc đu tư đnh lưng theo xu th th trưng ti
Vit Nam
Vi vic mang li hiu qu đu tư cao, mô hình
này đã và đang đưc s dng rng rãi trong cng
đng đu tư trên th gii
Một trong những chiến lược đầu tư định lượng cơ bản
là chiến lược đầu tư theo xu hướng thị trường (trend
following). Chiến lược này dựa trên nguyên tắc tham
gia thị trường khi có xu thế tăng (mua) hoặc giảm
(bán khống) và xu thế này là dài hạn và rõ ràng. Đồng
thời chốt lời khi xu thế này đảo chiều hoặc không còn
và thị trường đi vào thời kỳ ít biến động (sideways).
Bên cạnh nguyên tắc chính này, chiến lược quản lý rủi
ro qua các cơ chế cắt lỗ, phân bổ tài sản và đa dạng
hóa đầu tư vẫn được lượng hóa và áp dụng.
Với việc mang lại hiệu quả đầu tư cao, mô hình này
đã và đang được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng
đầu tư trên thế giới. Một ví dụ kinh điển cho sự thành
công của chiến lược đầu tư theo xu thế là mô hình

“Turtle”, được sáng lập bởi Richard Dennis và William
Eckard. Hệ thống này được nhiều quỹ đầu tư và ngân
hàng đầu tư trên thế giới áp dụng thành công, điển
hình là Quỹ MAN với tổng tài sản quản lý là 40 tỷ đô
la, Chesapeake Capital với tổng tài sản quản lý hơn 1
tỷ đô la đang được quản lý bởi Jerry Parker, một trong
những học trò của Richard Dennis và William Eckard.
Một số bài viết nghiên cứu khoa học đã chứng minh
chiến lược đầu tư định lượng theo xu thế thị trường
phát huy tác dụng tốt hơn tại các thị trường mới nổi
(emerging market) như Trung Quốc, Malaysia, Thái
Lan…so với thị trường lâu đời (developed market) như
Mỹ và Châu Âu… do sự biến động ở những thị trường
mới nổi là khá lớn nên các xu thế thị trường trở nên rõ
ràng hơn.
Cơ hội đầu tư tại Việt Nam sử dụng phương pháp đầu tư
này có tiềm năng lớn trong việc mang lại hiệu quả đầu
tư cao nhờ tính biến động mạnh ở một thị trường đang
từng bước hoàn thiện với sự xuất hiện của các đợt xu thế
lớn, với tính thanh khoản ngày càng được cải thiện. Tuy
nhiên, việc thực hiện đầu tư theo xu hướng thị trường
tại Việt Nam cũng có những hạn chế có thể ảnh hưởng
đến kết quả đầu tư như nguồn dữ liệu hạn chế, chưa có
cơ chế bán khống (short sale) để lợi dụng xu hướng đi
xuống của thị trường và thị trường tài chính phát triển
khác (như thị trường ngoại hối, thị trường lãi suất, thị
trường hàng hóa) để thực hiện đa dạng hóa.
Hiện tại, công ty VFM đã nghiên cứu và ứng dụng thành
công chiến lược đầu tư theo xu hướng trên thị trường
chứng khoán Việt Nam, đồng thời giảm thiểu những

hạn chế nói trên bằng cách áp dụng những công cụ của
phương pháp Trí tuệ nhân tạo (Articial Intelligence) và
lý thuyết Thông tin (Information Theory) vào trong mô
hình đầu tư.
Với những bước thành công đầu tiên này, triển vọng của
chiến lược phân tích định lượng là rất lớn trong tương
lai đối với thị trường Việt Nam.
VFA Bn Cáo Bch | 19
THÔNG TIN V CÔNG TY
QUN LÝ QU
IV.
01.
THÔNG TIN CHUNG V CÔNG TY C PHN
QUN LÝ QU ĐU TƯ VIT NAM VFM
Công ty quản lý quỹ VFM được thành lập với tên gọi
ban đầu là Công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán Việt Nam (VietFund Management) theo
Giấy phép số 01/GPĐT-UBCKNN ngày 15/7/2003
của UBCKNN, là công ty liên doanh đầu tiên tại Việt
Nam chuyên về quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,
và quản lý danh mục đầu tư, với các bên liên doanh
sáng lập là Công ty Dragon Capital Management và
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank).
Ngày 08/01/2009, UBCKNN chấp thuận việc chuyển
đổi loại hình của Công ty quản lý quỹ VFM từ Công
ty liên doanh thành Công ty cổ phần với tên gọi mới
là Công ty Cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam
(VietFund Management) theo Giấy phép thành lập
và hoạt động số 45/UBCK-GP ngày 08/01/2009, có

hiệu lực kể từ ngày ký.
Công ty quản lý quỹ VFM hoạt động dưới sự điều chỉnh
của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Pháp luật về
chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Công ty quản lý quỹ VFM đặt trụ sở chính tại thành phố
Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Hà Nội, với tổng vốn điều
lệ là 100 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín (Sacombank) góp 51% tổng vốn điều lệ, Công ty
Dragon Capital Management góp 48,5% tổng vốn điều
lệ và Công ty Dragon Capital Markets (Europe) góp 0,5%
tổng vốn điều lệ.
Hiện nay, Công ty quản lý quỹ VFM đang quản lý tổng
tài sản hơn 5.000 tỷ đồng với hơn 15.000 nhà đầu tư
là pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước thông qua
các sản phẩm quỹ: Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
(VF1), Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam (VF2), Quỹ đầu
tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VF4) và một số
nguồn vốn ủy thác khác.
VFA Bn Cáo Bch | 21
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Thành lập ngày 21/12/1991 với vốn điều lệ 3.000.000.000 đồng
Việt Nam và hoạt động trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cho
đến nay Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã
chiếm vị trí hàng đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần
trong nước và hiện có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất Việt Nam.
Sacombank dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam với các cột mốc đáng chú ý:
•5.883 tỷ đồng vốn điều lệ; 7.634 tỷ đồng vốn tự có;
•Trên 274 chi nhánh và phòng giao dịch tại 45 tỉnh thành trong cả
nước và 01 văn phòng đại diện tại Trung Quốc, 01 chi nhánh tại

Lào, 01 chi nhánh tại Campuchia.
•10.978 đại lý thuộc 306 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh
thổ.
•Khoảng 7.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo.
•Khoảng 70.000 cổ đông đại chúng
Ngày 12/07/2007, Sacombank trở thành ngân hàng thương mại
cổ phần đầu tiên niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh (HOSE). Cổ phiếu STB của Sacombank là một trong số ít cổ
phiếu có ý nghĩa quyết định đối với chỉ số thị trường (VN-Index).
Ngày 16/5/2008 vừa qua chứng kiến sự ra mắt Tập đoàn tài chính
Sacombank, trong đó Sacombank đóng vai trò hạt nhân điều phối
hoạt động của tập đoàn cùng với các Công ty thành viên và Công
ty Hợp tác chiến lược. Với sức mạnh của tập đoàn, Tập đoàn sẽ phát
huy tối đa lợi thế của Ngân hàng và các Công ty thành viên, thông
qua bán chéo sản phẩm. Trong năm 2008, Ngân hàng đã nhận
được 11 giải thưởng lớn có giá trị bao gồm 5 giải thưởng trong
nước và 6 giải thưởng quốc tế. Điều này chứng tỏ thương hiệu và
uy tín của Sacombank ngày càng được khẳng định trong nước,
khu vực và quốc tế. Đặc biệt thông qua những nỗ lực phục vụ
cho cộng đồng và xã hội, Sacombank được trao tặng “Bằng khen
của Thủ tướng chính phủ” đối với tập thể cán bộ công nhân viên
Sacombank trong các hoạt động từ thiện xã hội vì cộng đồng.
GII THIU V
ĐI TÁC SÁNG LP
CÔNG TY VFM
Dragon Capital Management Group
Công ty Dragon Capital (Dragon Capital Group – sau
đây gọi tắt là DCG) là một công ty cung cấp các dịch
vụ tài chính, chủ yếu tập trung vào thị trường vốn và
là nhà đầu tư gián tiếp tiên phong tại thị trường chứng

khoán tại Việt Nam. Từ khi thành lập vào năm 1994 đến
nay, với vốn đầu tư ban đầu là 16.000.000 USD, Công
ty Dragon Capital hiện là công ty quản lý quỹ lớn và
giàu kinh nghiệm tại Việt Nam với tổng số tài sản trên
1.500.000.000 (một tỷ năm trăm triệu) USD.
VEIL là quỹ đầu tư đầu tiên và quan trọng nhất do DCG
quản lý với tổng tài sản trên 500 triệu USD. VEIL luôn
giữ vị trí quan trọng nhất của DCG, đồng thời cũng là
quỹ tăng trưởng ấn tượng nhất tại Việt Nam. Mục tiêu
chủ yếu của quỹ là đầu tư vào các công ty đại chúng,
các công ty tư nhân Việt Nam hoặc những công ty liên
quan đến Việt Nam. Vietnam Enterprise Investments
Limited (VEIL) hiện là Quỹ đầu tư vào Việt Nam lớn
nhất được niêm yết ở nước ngoài từ khi được thành
lập năm 1995. Vốn thị trường của VEIL chiếm ½ giá trị
của tổng vốn thị trường trong lĩnh vực này.
Với sự ra đời của những quỹ tiếp theo bao gồm Vietnam
Growth Fund (VGF) và Vietnam Dragon Fund (VDF) với
mục đích mang đến các cơ hội đầu tư vào các công ty
niêm yết hoặc các công ty chuẩn bị niêm yết; quỹ tài
sản chuyên biệt đầu tiên Vietnam Resource Investment
(VRI) hướng tới các cơ hội đầu tư vào khoáng sản và tài
nguyên thiên nhiên tại Việt Nam; Vietnam Debt Fund
(VDeF), Quỹ đầu tiên chuyên biệt về thị trường nợ Việt
Nam, với mục tiêu chính tập trung vào trái phiếu Chính
Phủ và nợ doanh nghiệp (như trái phiếu, kỳ phiếu, tín
phiếu, chứng chỉ tiền gửi); Vietnam Property Fund
(VPF) , tập trung vào thị trường bất động sản Việt Nam
với mục tiêu đầu tư trải rộng trên tất cả các lĩnh vực bất
động sản và và các đô thị hiện hữu, DCG đã phát triển

thành một ngân hàng đầu tư hoạt động đa dạng, cung
cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ tài chính bao gồm
quản trị doanh nghiệp, quản lý quỹ, đầu tư trực tiếp
hoặc gián tiếp và thị trường vốn.
Bên cạnh việc quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài, DCG
đang nắm giữ 49% cổ phần trong phần vốn điều lệ
của Vietfund Management (VFM) cùng với Ngân hàng
Sacombank, ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất
Việt Nam. VFM hiện quản lý 3 quỹ trong nước với tổng
tài sản lên trên 200 triệu USD. DCG cũng có các dịch vụ
quản lý tài khoản riêng cho một số khách hàng và dịch
vụ đầu tư vào các loại tài sản như trái phiếu, địa ốc và
tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, DCG còn cung cấp các sản phẩm tài chính về
thị trường vốn trong các lĩnh vực như tư vấn, chứng
khoán và nghiên cứu. DCG có một đội ngũ chuyên
viên tài chính tận tâm với chuyên môn cao mang đến
cho khách hàng nhiều dịch vụ tư vấn cũng như các
giải pháp tái cơ cấu trong những lĩnh vực như (i) Niêm
yết; (ii) Cổ phần hóa; (iii) Quản lý rủi ro; (iv) Hợp nhất &
sáp nhập; (v) Quản trị doanh nghiệp và (vi) Tái cơ cấu
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ phận Chứng khoán
của DCG tham gia vào các hoạt động môi giới chứng
khoán, tạo lập thị trường, bảo lãnh phát hành và phân
phối chứng khoán. DCG cũng thực hiện các báo cáo
nghiên cứu tiêu chuẩn về từng ngành và từng công ty,
phục vụ bộ phận quản lý quỹ của DCG và các khách
hàng hiện tại cũng như các khách hàng tiềm năng. Các
chuyên viên phân tích hiện đang theo dõi 100 công ty
lớn nhất Việt Nam trong tất cả các ngành, trong đó tập

trung nhiều vào 30 công ty đứng đầu tại Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới hiện nắm giữ 10% cổ phần của
DCG thông qua thể chế đầu tư của mình là Công ty Tài
chính Quốc tế (IFC); Proparco, một đơn vị trực thuộc
Cơ quan Phát triển Tài chính của Chính phủ Pháp
chiếm 5% cổ phần còn lại. DCG hiện có hơn 90 nhân
viên làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Anh quốc.
Văn phòng tại Anh, Dragon Capital Markets (Europe)
được Cơ quan Quản lý và Giám sát Dịch vụ Tài chính
(FSA) cấp phép.
VFA Bn Cáo Bch | 23
Ông Trần Thanh Tân
Chủ tịch/Tổng Giám Đốc
•Thạc sĩ Quản trị Trường Université Libre de Bruxelles (ULB, Bỉ).
•Hơn 15 năm kinh nghiệm phân tích đầu tư, tư vấn cổ phần hóa, phát triển thị trường
vốn, và đóng góp xây dựng & phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
•Đồng sáng lập viên Công ty Dragon Capital từ năm 1994.
•Tổng Giám Đốc Công ty VFM từ năm 2003.
•Thành viên thường trực Câu lạc bộ các công ty niêm yết.
•Chủ tịch Câu lạc bộ quản lý quỹ Việt Nam.
•Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc công ty VFM từ tháng 10/2008
01.2
Gii thiu v cơ cu
Hi đng Qun tr Công ty qun lý qu VFM
Ông Trần Thanh Tân Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc
Ông Dominic Scriven Phó Chủ tịch
Bà Huỳnh Quế Hà Phó Chủ tịch
Bà Nguyễn Thị Bình Thành viên HĐQT
Ông Tô Thanh Hoàng Thành viên HĐQT
Ông Lê Anh Minh Thành viên HĐQT

Dưới đây là thông tin tóm tắt về Hội đồng Quản trị của Công ty quản lý quỹ VFM.
Bà Huỳnh Quế Hà
Phó Chủ tịch
•Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Pacic Western (Hoa Kỳ).
•Nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển kinh doanh & quản lý doanh
nghiệp.
•Cổ đông sáng lập Ngân hàng TMCP Sacombank từ năm 1995.
•Phó Chủ tịch thứ 1 của Ngân hàng TMCP Sacombank từ năm 2003.
•Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty LD Thẻ Sacombank – ANZ.
•Phó Chủ tịch HĐQT Công ty VFM từ tháng 10/2008.
Ông Dominic Scriven
Phó Chủ tịch
•Cử nhân danh dự ngành Luật & Xã hội học Trường Đại học Exeter (Anh Quốc).
•20 năm kinh nghiệm trong đầu tư & phát triển thị trường vốn, trong đó có 18 năm
ở châu Á, chủ yếu ở Hồng Kông và Việt Nam.
•Đồng sáng lập viên Công ty Dragon Capital năm 1994.
•Cổ đông chiến lược của một số công ty chứng khoán tại TP.HCM và thành viên
HĐQT của một số ngân hàng & công ty niêm yết tại sàn giao dịch.
•Phó Chủ tịch HĐQT Công ty VFM từ năm 2003.
24 | VFA Bn Cáo Bch

×