Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Qc sinhvien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.24 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





QUI CHẾ CÔNG TÁC SINH VIÊN
(Ban hành theo Quyết định số 184/BGH ngày 4/10/2000
của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TPHCM)
MỞ ĐẦU:
Công tác sinh viên (SV) trong các trường đại học được qui định tại Qui chế công tác
SV của Bộ Giáo dục & Đào tạo (Văn bản số 1584/93 GDĐT - ngày 22/7/1993) dưới đây gọi
là Qui chế Bộ (QCB), và các qui định về công tác SV của Trường mà có rải rác trong Qui
chế Học vụ, Qui chế Giảng dạy, Qui chế về phân cấp... gọi chung là Qui chế Trường
(QCT).
Qui chế này qui định cơ cấu tổ chức, quản lý SV, nhiệm vụ, quyền lợi của các đơn vị
và cá nhân liên quan. Cùng với các qui chế khác, nó thể hiện quan điểm sống và làm việc
theo pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

CHƯƠNG 1
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SINH VIÊN
Điều 1: - Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác sinh viên (CTSV).
- Hiệu trưởng ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Đào tạo kiêm
CTSV.
Điều 2: Công tác Quản lý sinh viên được qui định như sau:
1. Khoa quản lý toàn diện, trực tiếp các SV thuộc Khoa, thực hiện các nội dung
CTSV nói ở Điều 3 QCB.


2. Phòng Đào tạo (P.ĐT) quản lý về hành chánh, hồ sơ gốc, đầøu vào, đầu ra, học vụ,
học phí, học bổng... P.ĐT cũng quản lý khối SV Tại chức như vai trò một khoa.
3. Phòng Công tác Chính trị (P.CTCT) quản lý về mặt rèn luyện, đạo đức, tổ chức
sinh hoạt, các hoạt động văn thể mỹ, hoạt động ngoại khóa, hoạt động đối
ngoại của SV. Phòng cũng quản lý các đối tượng chính sách xã hội trong SV.
4. Ký túc xá quản lý số SV nội trú, tổ chức các công tác, sinh hoạt và phong trào
ở KTX.
Điều 3: Nhiệm vụ của Khoa
1. Trưởng Khoa chịu trách nhiệm toàn diện về CTSV Khoa mình. Tổ chức bộ máy
QLSV cấp Khoa gồm:
- Phó Trưởng Khoa phụ trách CTSV,
- Trợ lý Giáo vụ và/hay Trợ lý Tổ chức SV (tùy qui mô Khoa),
- Các Giáo viên Chủ nhiệm lớp (GVCN), Chủ nhiệm Bộ môn quản
ngành,
- Các lớp trưởng,


- Phối hợp công tác còn có Đoàn TNCS Khoa, Chi hội SV Khoa.
2. Khoa quản lý SV về tổ chức và nhân sự : lý lịch trích ngang, phiếu theo dõi SV,
theo dõi và đánh giá về học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của SV.
3. Tổ chức trong phạm vi Khoa các hoạt động cho SV: học tốt, nghiên cứu khoa
học, các hoạt động Đoàn, Hội, các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao, các
hoạt động xã hội, sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động hỗ trợ SV, họat động cựu
SV, xét và cấp học bổng cho SV từ các nguồn tài trợ cho Khoa.
4. Tổ chức và quản lý các lớp SV, các Giáo viên Chủ nhiệm (GVCN).
5. Xét và ra các quyết định khen thưởng và kỷ luật cấp Khoa, kiến nghị lên cấp
trên các mức khen thưởng, kỷ luật cao hơn.
6. Xác nhận SV trong các trường hợp: tạm trú, tạm vắng, liên hệ tham quan, thực
tập, xin việc làm có tính thời vụ, xin thẻ đọc ở các thư viện bên ngoài, lấy số
liệu làm đề tài luận văn, thi bằng lái xe. Xác nhận kết quả bảo vệ Luận văn

tốt nghiệp (không được xác nhận SV tốt nghiệp). Xác nhận tư cách SV về
nghóa vụ quân sự, nghóa vụ lao động trình Ban Giám hiệu ký.
7. Liên hệ với gia đình SV, địa phương trong những trường hợp cần thiết để giải
quyết các vụ việc liên quan đếân SV.
8. Phối hợp với các Phòng/ Ban chức năng, Ban Quản lý KTX, Đoàn TNCS, Hội
SV trong công tác SV.
9. Tiếp nhận các khiếu nại, thắc mắc của SV liên quan đến việc học tập, hoạt động
của SV và chuyển đến các nơi liên quan nếu ngoài thẩm quyền giải quyết.
10. Tổng hợp tình hình SV, báo cáo Hiệu trưởng cuối mỗi học kỳ hoặc đệ trình
trong các phiên họp Hội đồng.
Điều 4: Nhiệm vụ của Phòng Đào tạo
1. Quản lý hành chánh hồ sơ gốc của SV, hồ sơ đầu vào, đầu ra, hồ sơ lưu sau khi
tốt nghiệp (sổ gốc, sổ cấp bằng, bảng điểm gốc...). Đáp ứng các yêu cầu tra
cứu, xác minh khi cần.
2. Quản lý và thường xuyên cập nhật trong dữ liệu và trên mạng của Trường các
số liệu về SV. Lưu trữ các quyết định liên quan đến SV (thu nhận, xử lý học
vụ, cảnh cáo, buộc thôi học, tạm dừng, tạm nghỉ... quyết định tốt nghiệp, khen
thưởng, kỷ luật...). Cung cấp kịp thời cho các Khoa, Phòng/Ban chức năng,
GVCN danh sách SV đã cập nhật sau mỗi đợt xử lý, danh sách SV và mức
đóng học phí, danh sách và mức hưởng học bổng khuyến khích cho Phòng KHTC.
3. Quản lý hồ sơ học vụ SV, học bạ, bảng điểm... xác nhận bảng điểm, (hoặc xác
nhận hợp thức hóa bảng điểm do Khoa lập). Quản lý danh sách tốt nghiệp, lập
thủ tục làm bằng tốt nghiệp, cấp hồ sơ cho SV tốt nghiệp.
4. Được ủy quyền của Hiệu trưởng trả lời các yêu cầu của bên ngoài về hồ sơ học
vụ của SV. Chứng nhận, xác nhận các loại bằng cấp, chứng chỉ học tập do
Nhà trường cấp cho SV theo qui trình hiện hành.
5. Thực hiện các công việc về xét cấp học bổng khuyến khích, học bổng từ thiện
tài trợ cho SV...



6. Lập thủ tục để ra các quyết định cho SV tạm nghỉ học, thôi học, cho chuyển đi,
nhận chuyển đến.
7. Phối hợp với P.CTCT và các khoa tổ chức Lễ Khai giảng, Lễ Tốt nghiệp.
8. Tổng hợp và xử lý số liệu, xử lý các hồ sơ SV từ các Khoa chuyển lên, đệ trình
Hiệu trưởng, các Hội đồng trong các phiên họp liên quan đến học vụ và CTSV.
9. Làm đầu mối trong việc giới thiệu vay vốn học tập.
10. Triển khai thi hành các Nghị quyết của các Hội đồng cấp Trường về Học vụ,
về CTSV, các quyết định của Hiệu trưởng thuộc nội dung công tác do Phòng
phụ trách.
Điều 5: Nhiệm vụ của Phòng CTCT
1. Tổ chức, quản lý các hoạt động ở cấp trường về phong trào SV, các sinh hoạt
ngoại khóa, chính trị, tinh thần, đoàn thể, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao...
2. Tổ chức, quản lý việc rèn luyện, đạo đức tác phong, nếp sống văn minh, nội
qui học đường, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội trong SV...
3. Tổ chức tuần sinh hoạt chính trị và công dân đầu khóa.
4. Phối hợp với Đoàn TNCSHCM, Hội sinh viên định hướng các chủ trương công
tác, các phương thức hoạt động... cho CTSV của Trường theo từng thời gian và
chủ đề thích hợp.
5. Quản lý về chính sách xã hội của SV, tổng hợp danh sách, hồ sơ... đệ trình
Hiệu trưởng.
6. Triển khai thi hành các nghị quyết của Hội đồng, Quyết định của Hiệu trưởng
về các vấn đề liên quan thuộc nội dung công tác do Phòng phụ trách.
7. Tổ chức tiếp xúc, thu nhận ý kiến phản ánh, đóng góp của SV, liên hệ với các
bộ phận liên quan giải quyết và hồi đáp lại cho SV.
8. Thay mặt nhà trường tiếp xúc với các cơ quan thông tấn, báo đài, cơ quan
bảo vệ... về CTSV.
Điều 6: Nhiệm vụ của các Hội đồng cấp Trường
Tại Qui chế Bộ và Qui chế phân cấp của Trường đã qui định vai trò và nhiệm vụ
các Hội đồng cấp Trường, cấp Khoa có các Hội đồng sau :
- Hội đồng Tuyển sinh - giải quyết các vấn đề về tuyển sinh,

- Hội đồng Học vụ - giải quyết các vấn đề về học vu,ï
- Hội đồng Tốt nghiệp - giải quyết các vấn đề về tốt nghiệp,
- Hội đồâng Khen thưởng, Kỷ luật - giải quyết các vấn đề về khen thưởng,
kỷ luật,
- Hội đồng Học bổng - xem xét các vấn đề thuộc lónh vực học bổng (học
bổng khuyến khích, học bổng tài trợ, từ thiện... ).
Thành phần Hội đồng gồm:
 Chủ tịch Hội đồng : Hiệu trưởng hay Hiệu phó,
 Ủy viên thường trực: Trưởng Phòng ĐT hay Phòng CTCT,


 Các ủy viên là các Trưởng Khoa, Phòng/Ban liên quan, Bí thư Đoàn
TNCSHCM, Chủ tịch Hội SV; tùy theo nội dung có mời thêm các thành
viên làGVCN, lớp trưởng SV, các SV có liên quan.
Điều 7 : Nhiệm vụ của Đoàn TNCS và Hội Sinh viên Trường
Nhiệm vụ của Đoàn TNCS và Hội Sinh viên đối với CTSV thực hiện theo điều lệ
của tổ chức Đoàn, Hội và theo Qui chế Bộ.
Điều 8: Nhiệm vụ của Ký túc xá được qui định ở Qui chế Ký túc xá.

CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC LỚP SINH VIÊN
Điều 9: Lớp Sinh viên, Lớp môn học
1. Lớp Sinh viên (Lớp SV) là lớp được tổ chức theo khoa, khóa đào tạo hay theo ngành
đào tạo. Lớp SV được tổ chức ổn định từ đầu đến cuối khóa học nhằm duy trì các
sinh hoạt đoàn thể, các phong trào thi đua, các hoạt đông chính trị xã hội, văn hóa
văn nghệ thể dục thể thao và để quản lý SV trong quá trình học tập và rèn luyện theo
qui định của trường. Mỗi lớp SV có một giáo viên làm chủ nhiệm lớp (GVCN).
2. Lớp Môn học (Lớp MH) là lớp học được tổ chức bởi các SV đã đăng ký học tập
cùng một môn học, trong cùng một hoc kỳ, theo Biểu đồ học tập và Thời khóa
biểu của P.ĐT. Só số Lớp MH tùy thuộc số lượng SV đăng ký theo học. Lớp MH

do Giáo viên phụ trách môn học theo dõi khi tổ chức giảng dạy môn học, và tự
giải thể sau khi kết thúc các môn học.
3. Việc thành lập Lớp SV bắt đầu từ lúc SV mới vào trường, do Trưởng Khoa quyết
định, cùng lúc với việc phân ngành nếu có, hoặc lúc lập chuyên ngành. Số lượng
SV trong Lớp SV tùy điều kiện cụ thể của từng Khoa, tối đa là 80 SV.
Điều 10: Ban Cán sự lớp (CSL) gồm 1 lớp trưởng phụ trách chung, 1 đến 2 lớp phó phụ
trách các mặt công tác (lớp có 20 –> 40 SV không cử lớp phó, lớp từ 41 –> 60 SV
có 1 lớp phó, từ 61 SV trở lên có 2 lớp phó). Ban CSL do tập thể lớp SV đại hội
bầu chọn, Trưởng Khoa ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ Ban CSL là 1 năm.
Khi 1 thành viên Ban CSL không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc mắc khuyết điểm,
bị kỷ luật thì cóù thể bị bãi nhiệm. Lớp SV sẽ bầu người thay thế.
Điều 11: Nhiệm vụ, quyền lợi của Ban Cán sự lớp (CSL)
1.

Liên hệ thường xuyên với GVCN và với Khoa để nhận các kế hoạch, các
thông báo để triển khai thực hiện.

2.

Là cầu nối, thay mặt lớp liên hệ với các GV môn học, Giáo vụ Khoa và các bộ
phận chức năng trong Trường để đảm bảo lịch học tập, sinh hoạt của lớp.

3.

Tổ chức các buổi sinh hoạt lớp để thảo luận các công việc có liên quan, tổ
chức cho lớp thực hiện các công việc do Trường, Khoa giao cho.


4.


Cùng với Chi đoàn, tổ chức việc nhận xét và cho điểm rèn luyện của SV trong
lớp. Báo cáo với GVCN, Khoa về công việc của lớp, điểm rèn luyện, tình hình
SV lớp.

5.

Ban CSL nếu trong học kỳ, năm học hoàn thành nhiệm vụ thì được hưởng
điểm thưởng về rèn luyện 0,08 (lớp hệ tín chỉ); 0,2 ( lớp hệ niên chế) để thành
điểm trung bình chung mở rộng khi tính học bổng. Việc đánh giá Ban CSL là
do GVCN lớp quyết định.

6.

Trường trợ cấp cho Ban CSL 40.000, 60.000, 80.000 đồng/tháng/lớp tùy theo só
số lớp (ở Điều 10) để duy trì hoạt động lớp.

CHƯƠNG 3
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
Điều 12: GVCN lớp là một chức danh được đặt ra, phục vụ cho công tác đào tạo và QLSV.
Ởû học chế Tín chỉ, GVCN kiêm luôn nhiệm vụ của Cố vấn học tập (CVHT).
Điều 13: GVCN được lựa chọn từ các Cán bộ giảng dạy, đã kinh qua công tác giảng dạy
ở Trường, theo các tiêu chuẩn sau:
1. Có tinh thần trách nhiệm trong công tác,
2. Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các qui
chế đào tạo, học vụ, thi cử, tốt nghiệp, qui chế về CTSV...,
3. Hiểu biết sâu sắc về mục tiêu, chương trình đào tạo, cách tổ chức, các qui trình
công tác đào tạo và quản lý SV ở trường, mục tiêu ngành, chuyên ngành.
Điều 14: Danh sách GVCN ở mỗi Khoa do Trưởng Khoa lựa chọn, có tham khảo ý kiến
của Chi bộ Đảng, Hội đồâng Học vụ Khoa, trình Hiệu trưởng ra quyết định bổ
nhiệm. Khi có sự thay đổi, thêm bớt GVCN cũng tiến hành theo qui trình trên.

Điều 15: Nhiệm kỳ của GVCN cũng là nhiệm kỳ CVHT theo thời gian của khóa đào tạo,
và có thể kéo dài tối đa thêm 1 học kỳ. Sau đó bàn giao số SV còn lại cho Khoa.
Trong trường hợp được điều động đi công tác với thời gian lâu, Khoa sẽ phân
công GVCN mới.
Điều 16: Nhiệm vụ của GVCN
Nhiệm vụ của GVCN làm nhiệm vụ của CVHT qui định tại Điều 14 Qui chế
Giảng dạy, còn nhiệm vụ về CTSV qui định tại Điều 8 Qui chế CTSV của Bộ
(QCB), tóm tắt cả hai nhiệm vụ CVHT và nhiệm vụ QLSV như sau:
1. Làm cố vấn cho 1 lớp SV về chương trình, kế hoạch học tập, đăng ký môn học,
lựa chọn ngành nghề.
2. Làm cố vấn cho lớp SV về rèn luyện nhân cách, các vấn đề xã hội. Phối hợp và
hỗ trợ P.ĐT, P.CTCT, Đoàn TNCS các Khoa tổ chức phong trào, các hoạt động
ngoại khóa... lớp mình phụ trách.


3. Theo dõi và đánh giá toàn diện về học tập và rèn luyện của SV lớp mình. Nhận
xét và cho điểm rèn luyện của SV theo biên bản báo cáo của Ban CSL và Chi
đoàn.
4. Tham gia bàn bạc, thảo luận tại các phiên họp của các Hội đồng mà có liên quan
đến các SV và lớp mình phụ trách.
5. Định kỳ báo cáo với Trưởng Khoa về tình hình SV lớp mình.
Điều 17: Quyền lợi của GVCN
1. Có quyền tham gia các phiên họp Hội đồng về xử lý học vụ, khen thưởng, kỷ
luật, xét học bổng... khi xem xét các vấn đề liên quan đến SV mình phụ trách,
có quyền phát biểu, phản biện, đề xuất ý kiến .
2. Được các bộ phận chức năng trong Trường cung cấp các thông tin cần thiết phục
vụ cho công tác bằng văn bản, đóa mềm, trang Web...liên quan đến lớp mình
để tham khảo.
3. Được hưởng các chế độ theo khối lượng nghóa vụ (giảm 1/3 khối lượng nghóa vụ),
được hưởng phụ cấp trách nhiệm, tính bằng giờ qui đổi mỗi tuần là 3 giờ, cả

năm là 105 giờ, thanh toán theo từng học kỳ.
4. Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ được xem xét khen thưởng, xét các danh hiệu
thi đua. Được lưu ý khi xét lên lương, xét chức danh CBGD, xét chọn đi học
tập bồi dưỡng, hoặc bổ sung vào đội ngũ cán bộ quản lý.

CHƯƠNG 4
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT, HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 18: Khen thưởng, Kỷ luật
1. Nhà trường đánh giá việc rèn luyện của SV bằng một Thang Điểm rèn luyện
(ĐRL). Mỗi SV phải tự đánh giá mức độ rèn luyện phấn đấu của mình sau mỗi
học kỳ theo các tiêu chí đặt ra. Bảng tự đánh giá này sẽ được phản biện, bổ
sung bởi Ban CSL,Chi đoàn, GVCN, Đoàn TNCS, các Phòng/ Ban liên quan ...
để tổâng hợp thành điểm rèn luyện, dùng để xem xét học bổng, khen thưởng,
đánh giá đạo đức, hạnh kiểm SV sau mỗi học kỳ, năm học, và ghi vào Hồ sơ
tốt nghiệp khi ra trường. Qui trình đánh giá rèn luyện của SV xem Phụ lục kèm
theo qui chế này.
2. Các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt qui chế, làm tốt CTSV được khen thưởng theo
qui định hiện hành. Vi phạm qui chế, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ tùy mức
độ khuyết điểm mà xử lý các hình thức kỷ luật .
3. Về các hình thức khen thưởng, các hình thức và mức độ xử lý kỷ luật, các qui
trình xem xét khen thưởng, kỷ luật thực hiện theo Qui chế Bộ (Chương 4) và
các Qui chế của Trường.

Điều 19: Qui chế có hiệu lực kể từ ngày ký. Chỉ có Hiệu trưởng mới có quyền sửa đổi
Qui chế này



PHỤ LỤC QUI CHẾ CÔNG TÁC SINH VIÊN



QUI TRÌNH CHO ĐIỂM RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN
 Điểm rèn luyện (ĐRL) của sinh viên (SV) được đánh giá theo từng học kỳ, dùng để cộng
vào Điểm Trung bình học tập (ĐTB), thành Điểm Trung bình chung mở rộng (ĐTBCMR), dùng
để xếp hạng, xem xét học bổng sau mỗi học kỳ và tổng hợp để đánh giá SV về mặt rèn luyện và
đạo đức, hạnh kiểm ghi vào Hồ sơ SV khi ra trường.
 ĐRL cuối mỗi học kỳ là điểm cộng tích lũy của các thành phần điểm mà SV được thưởng
hoặc bị phạt trong quá trình rèn luyện, chấp hành nội qui, qui chế, tham gia sinh hoạt, tập thể,
hoạt động đoàn thể, hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, xã hội, nghiên cứu khoa
học và các yêu cầu về rèn luyện SV theo mục tiêu đào tạo toàn diện đề ra.
1) THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ :
ĐRL gồm các thành phần điểm sau đây:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

Chấp hành Nội qui, Qui chế Học tập,
Chấp hành Nội qui học đường,
Tham gia sinh hoạt lớp, Khoa, Trường ...,
Sinh hoạt CT, công dân đầu khóa,
Tham gia Sinh hoạt và công tác Đoàn thể...,
Tham gia các hoạt động Văn hóa, Văn nghệ, Thể dục thể thao...,

Tham gia các hoạt động Học tốt, Nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm học tập...,
Sinh hoạt Ký túc xá,
Tham gia các hoạt động phong trào, các chiến dịch của địa phương...,
Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo của địa phương...,
Các thành tích đặc biệt kháùc.

Trong mỗi thành phần (mỗi mặt hoạt động) đều có thể có nhiều tiêu chuẩn đánh giá với các
mức độ khác nhau, để thuận tiện, ở mỗi mặt ta chia ra năm cấp độ (5 mức) là:
-

Tốt
: mức A (loại A, hạng A) dành cho các SV đạt mức yêu cầu cao nhất của mặt đó.
Khá
: mức B (lọai B, hạng B) danh cho các SV đạt mức yêu cầu thấp hơn mức A.
Trung bình : mức C (loại C, hạng C) cho các SV đạt mức yêu cầu vào lọai trung bình.
Yếu
: mức D (loại D, hạng D) cho các SV có một số mặt vi phạm, bị trừ một số điểm.
Kém
: mức E (loại E, hạng E) cho các SV không rèn luyện phấn đấu, có nhiều vi phạm,
bị trừ nhiều điểm.

1.1 Điểm chấâp hành Nội qui, Qui chế Học tập:
A. Tốt, gương mẫu, không có sai phạm
B. Kháù, không có sai phạm
C. Trung bình, thụ động, nhưng không có sai phạm
D. Yếu, có một số sai phạm nhỏ
E. Kém, nhiều sai phạm, bị cảnh cáo từ cấp khoa trở lên

+4
+2

+0
- 2
- 4

1.2 Điểm chấùp hành Nội qui Học đường :
A. Tốt, không có vi phạm, có ý thức làm chủ học đường
B. Kháù, Không vi phạm
C. Trung bình
D. Yếu, có vài vi phạm nhỏ, chưa ở mức cảnh cáo
E. Kém, vi phạm nặng, tái phạm, bị cảnh cáo cấp Khoa trở lên

+4
+2
+0
- 2
- 4


1.3 Điểm sinh hoạt tập thể lớp, khoa, trường có trong lịch hoặc thông báo:
A. Tốt, có mặt đầy đủ,đúng giờ, có nhiều ý kiến đóng góp
B. Kháù, có mặt đầy đủ, đúng giờ
C. Trung bình, có mặt đầy đủ
D. Yếu, vắng mặt một buổi hoặc đến trễ, về sớm, không chú ý sinh hoạt
E. Kém, vắng mặt quá hai buổi, hoặc bị khiển trách

+4
+2
+0
- 2
- 4


1.4 Sinh hoạt Chính trị công dân đầu khóa, ngoài kỷ luật cảnh cáo họÏc vụ còn đánh giá:
A. Tốt, có mặt đầy đủ, nghiêm túc, có bài thu hoạch có chất lượng
+4
B. Kháù, có mặt đầy đủ, nghiêm túc, bài thu hoạch trung bình
+2
C. Trung bình, có mặt đầy đủ, bài thu hoạch trung bình
+0
D. Yếu, vắng mặt 1 buổi hoặc bài thu hoạch yếu
- 2
E. Kém, vắng mặt từ hai buổi, hoặc bài thu hoạch kém, không thu hoạch
- 4
1.5 Tham gia sinh hoạt Đoàn TN, Hội SV:
A. Tốt, tham gia tích cực đầy đủ, có đóng góp lớn cho phong trào
B. Kháù, có tham gia, có đóng góp
C. Trung bình, tham gia nhưng đóng góp không nhiều
D. Yếu, không tham gia, không là Đoàn viên, Hội viên
E. Kém, là Đoàn viên, Hội viên nhưng bỏ sinh họat

+4
+2
+0
- 2
- 4

1.6 Tham gia các hoạt động Văn hoá Văn nghệ, TDTD, Câu lạc bộ, Đội nhóm...
A. Tốt, là thành viên các Đội tuyển Trường, có nhiều đóng góp cho phong trào
B. Kháù, thành viên Đội tuyển Trường, Khoa đóng góp cho phong trào
C. Trung bình, các SV không phải đội tuyển, có tham gia phong trào
D. Yếu, các SV không tham gia các hoạt động VH, VN, TDTT...

E. Kém, SV có hành động hoặc gây vụ việc ảnh hưởng đến uy tín của Trường

+4
+2
+0
- 2
- 4

1.7 Tham gia các hoạt động học tốt, nghiên cứu khoa học, CLB học thuật....
A. Tốt, có đề tài NCKH, đã hoặc đang thực hiện tốt, đã qua kiểm tra của BM
B. Kháù, tham gia tích cực các CLB học thuật (Ngoại ngữ, Tin học, Mô hình...)
C. Trung bình, tham gia các CLB học thuật, giúp đỡ bạn học tập
D. Yếu, không tham gia một hoạt động nào
E. Kém, bỏ sinh hoạt CLB, Đội nhóm học thuật ; có hành vi thiếu trung thực
trong NCKH, gây vụ việc có ảnh hưởng xấu đến lớp, Khoa
1.8 Sinh hoạt, rèn luyện ở Ký túc xá (dành cho SV nội trú)
A. Tốt, chấp hành nghiêm túc NQ, tích cực tham gia công tác KTX
B. Khá, chấp hành nghiêm túc NQ, có tham gia công tác KTX
C. Trung bình, chấp hành nghiêm túc NQ
D. Yếu, chấp hành chưa đầy đủ, bị cảnh cáo ở KTX
E. Kém, vi phạm kỷ luật, bị cảnh cáo từ 2 lần trở lên, bị đuổi khỏi KTX

+4
+2
+0
- 2
- 4
+4
+2
+0

- 2
- 4

1.9 Các phong trào của Đoàn, Thành đoàn, các chiến dịch của Phường, Quận, TP...
A. Tốt, tham gia tích cực, đầy đủ, được khen thưởng, biểu dương
+4
B. Kháù, tham gia đầy đủ, tích cực
+2
C. Trung bình, Tham gia mức độ trung bình
+0
D. Yếu, bỏ bê các công tác
- 2
E. Kém, mắc các khuyết điểm làm ảnh hưởng đến lớp, khoa
- 4
1.10 Tham gia các hoạt động xã hội kháùc, có xác nhận của địa phương, đơn vị chủ trì (đóng góp
xây dựng nhà tình nghóa, tình thương, hiến máu nhân đạo, cứu trợ bão lụt, hỏa hoạn, giáo dục
trẻ em đường phố...)
A. Tốt, tích cực, hăng hái, chủ động, có nhiều sáng kiến có hiệu quả
+4
B. Kháù, tích cực, hăng hái, tham gia ở mức độ thấp hơn
+2
C. Trung bình, tham gia nhưng không tích cực, thụ động
+0
D. Yếu, không tham gia một hoạt động nào
- 2


E.

Kém, mắc khuyết điểm, gây sự cố ảnh hưởng tới lớp, Khoa


- 4

1.11 Các thành tích đặc biệt kháùc :
1. Các SV đạt giải thưởng cao ở các cuộc thi Thành phố, Bộ, Trung ương, toàn quốc (các
Hội thi Olympic Cơ học, Tin học; Hội diễn VN; Hội thao; thi SV2000, các giải thưởng
kháùc) mà đã góp phần làm vẻ vang cho Trường,
2. Các SV lập thành tích xuất sắc được các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương tặng Bằng
khen, Giấy khen, Huy chương...(dũng cảm bắt cướp, cứu người gặp nạn, hiến máu nhân
đạo, nhặt của rơi đem trả lại người mất, tố cáo các hành vi tiêu cực tham nhũng, công tác
dân phòng, thiếu nhi, xóa nạn mù chữ...)

Huy chương Vàng cấp Bộ, Trung ương, Quốc gia (hoặc giải Nhất)
+ 20

Bạc
(hoặc giải Nhì)
+ 18

Đồng
(hoặc giải Ba )
+ 16

Giải Khuyến khích
+ 10

Huy chương Vàng cấp Thành phố, ĐHQG (giải Nhất)
+ 16

Bạc

(giải Nhì)
+ 14

Đồng
(giải Ba)
+ 12

Giải Khuyến khích
+ 8
Đối với cá nhân SV có đóng góp cho đội tuyển, khi đội tuyển được giải cũng được thưởng
điểm: cấp Bộ, Trung ương, Quốc gia mỗi thành viên được cộng thêm điểm thưởng tùy theo giải
1,2,3, KK là 5, 4, 3, 2; cấp TP, ĐHQG được cộng tương ứng là 4, 3, 2, 1 .
Được các cấp tặng Giấy khen, Bằng khen cũng được cộng điểm:
 Cấp Phường, Xã
 Cấp Quận, Huyện
 Cấp Tỉnh, Thành
 Cấp Bộ, Trung ương

+ 4
+ 6
+ 8
+ 10

2) QUI TRÌNH CHO ĐIỂM :
2.1 Phân công
Do có nhiều mảng công việc thuộc trách nhiệm theo dõi của nhiều đơn vị nên phải phân công
như sau:
TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Nội qui, quy chế học tập
Nội qui học đường
Sinh hoạt tập thể lớp, khoa
Sinh hoạt chính trị đầu khóa
Sinh hoạt đoàn thể
Hoạt động Văn hóa - Văn Nghệ, TDTT
Nghiên cứu khoa học, học thuật
Phong trào, chiến dịch
Sinh hoạt, rèn luyện ở Ký túc xá
Họat động xã hội
Thành tích đặc biệt

CHỦ TRÌ
Khoa
Khoa
Khoa
Khoa
Khoa
Khoa

Khoa
Đoàn TN
Đoàn
Đoàn

THAM VẤN
P.ĐT
P.CTCT
Đoàn TN
PCTCT
Đoàn, Hội
P.CTCT, Đoàn
P.NCKH, Đoàn
P.CTCT
Ký túc xá
P.CTCT
P.CTCT

2.2 Các đơn vị chức năng như P.CTCT, P.ĐT, P.NCKH, Đoàn, Hội SV cần chuyển các số liệu
đánh giá phong trào, danh sách các cá nhân được thưởng phạt, theo từng mặt quản lý của
mình gửi về cho khoa, lớp, GVCN để tập hợp số liệu cho từng SV, từng lớp của khoa.
2.3 Cứ sau mỗi đợt sinh hoạt, hoạt động, mỗi vụ việc... các đơn vị phụ trách đều phải gửi các
văn bản cần thiết về khoa quản lý SV để cuối học kỳ khoa tổng hợp lại.


2.4 Do có tiểu chuẩn điểm cụ thể, có thể in thành mẫu cho SV tự nhận xét đánh giá mình cuối
mỗi học kỳ, lớp trưởng tập hợp lại; Ban CSL cùng với Chi đoàn bổ sung; Chuyển cho
GVCN ghi bổ sung tiếp; Chuyển cho khoa, Trợ lý khoa rà soát lại các tư liệu đã có cho
từng SV (do P.ĐT, P.CTCT, Đoàn TNCS, Hội SV chuyển các danh sách theo dõi các mặt
có liên quan) để thành bảng điểm sau cùng; Chuyển cho GVCN và lớp trưởng thông báo

cho SV biết để họ có khiếu nại hoặc thắc mắc thì xem xét lại; Cuối cùng làm danh sách
chính thức trình Chủ nhiệm khoa ký bảng điểm rèn luyện; Gửi một bản cho P.ĐT, 1 bản
cho P.CTCT làm tài liệu.
2.5 Lưu ý mỗi mức thưởng phạt chỉ tính 1 lần trừ trường hợp phải tính cả thành tích đồng đội.
Ví dụ: 1 SV có khuyến điểm làm ảnh hưởng đến trường (thi đấu mà đánh nhau làm hỏng
trận đấu, bị BTC khiển trách, làm ảnh hưởng đến đội tuyển và uy tín trường thì phải trừ 6
điểm (mục 1.6), về trường SV này có thể bị kỷ luật cảnh cáo, có thể bị xử phạt ở mức độ
cao hơn thì lấy mức tối đa trong các lần xét xử. 1 SV được HCV Olympic được thưởng 10
điểm lại đứng trong đội tuyển được HCB thì được cộng thêm 4 điểm (mục 1.11/2.).

3) CÁCH TÍNH VÀO ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG MỞ RỘNG
Để tính điểm rèn luyện cần cộng 10 thành phần lại có thể xảy ra: 1 SV hoàn hảo nhất tất cả
điểm thưởng đều tối đa được 70 điểm. 1 SV khác ở mức độ trung bình tất cả các mặt được 20 điểm.
SV sau cùng tất cả các mặt đều yếu, bị trừ điểm tối đa, tổng cộng là -38 điểm. Nên có thể phân 5
loại như sau :
 Loại A, Tốt
điểm cộng từ 31  70
 Loại B, Khá
điểm cộng từ 21  30
 Loại C, Trung bình điểm cộng từ 11  20
 Loại D, Yếu
điểm cộng từ 10  0
 Loại E, Kém
điểm từ
–1  –38

Cộng vào điểm trung bình học tập để thành điểm trung bình chung mở rộng:







Loại A,
Loại B,
Loại C,
Loại D,
Loại E,

Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém

cộng
0,24
cộng
0,08
không cộng
trừ
0,08
trừ
0,24

– hệ tín chỉ,

nt
,


0,6 – hệ niên chế
0,2 – nt

– hệ tín chỉ,

nt
,

0,2 – hệ niên chế
0,6 – nt

Các trường hợp khen thưởng SV bằng Quyết định khen thưởng có ghi mức thưởng điểm rèn
luyện do Hiệu trưởng ký, thì lấy điểm thưởng cộng thêm vào điểm cộng, nhưng mỗi SV chỉ được
tổng điểm cộng tối đa là 0,24 (hoặc 0,6 hệ niên chế).


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN
HỌC KỲ _______

NĂM HỌC

2000-2001

Dùng để đánh giá quá trình rèn luyện của sinh viên trong học kỳ hoặc năm học
Họ tên Sinh viên _____________ ___________
MSSV
___________
Lớp _____________ Ngành ______________ Khoa _________________

Sinh viên tự đánh giá mức độ rèn luyện của mình, khoanh tròn ô chữ thích hợp
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Các mặt rèn luyện
Nội qui - Qui chế Học tập
Nội qui học đường
Sinh hoạt lớp,khoa
Sinh hoạt CTCD
Sinh hoạt đoàn thể
VH, VN, TDTT
NCKH, Sinh hoạt học thuật
Phong trào, chiến dịch
Hoạt động xã hội
Thành tích đặc biệt
Sinh hoạt Ký túc xá
TỔNG HP

Sinh viên ký tên


SV tự ghi
A B C D E
A B C D E
A B C D E
A B C D E
A B C D E
A B C D E
A B C D E
A B C D E
A B C D E
A B C D E
A B C D E

Lớp - CĐ ghi

Lớp Ký tên

GVCN ghi

Khoa ghi

GV Ký tên

Điểm cộng

Ghi chú

Khoa Ký tên




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×