Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

03 những thay đổi của bà mẹ khi mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.44 KB, 9 trang )

NHỮNG THAY ĐỔI CƠ THỂ NGƯỜI MẸ KHI CÓ THAI
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1- Kể được những biến đổi về nội tiết trong cơ thể người có thai.
2- Trình bày được những biến đổi bộ phận sinh dục của người có thai.
3- Nêu được những biến đổi cơ bản khác của các bộ phận ngồi sinh dục
khi người phụ nữ có thai.
4- Áp dụng những kiến thức mới học để có thể giải thích cho thai phụ và
hướng dẫn tự chăm sóc thai nghén.
Khi có thai, cơ thể người phụ nữ nhiều biến đổi về giải phẫu, sinh lý và cả
về chuyển hóa trong tất cả các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt có những biến đổi
quan trọng tại bộ phận sinh dục là cơ quan chịu trách nhiệm về thai nghén và
sinh đẻ.
1. SỰ THAY ĐỔI NỘI TIẾT
1.1. Nội tiết hoc thai kỳ
Các hormon steroid
- Vai trị hồng thể thai nghén:
Khi thụ tinh, hoàng thể của buồng trứng sẽ tồn tại chứ khơng teo đi như
trong các vịng kinh khơng thụ tinh để trở thành hồng thể thai nghén và tồn tại
đến 3 tháng sau mới teo dần. Do đó lượng progesteron và estrogen tiếp tục
được duy trì và tăng lên đảm bảo cho thai nghén thuận lợi
- Vai trị đơn vị nhau thai:
Sau 3 tháng, chức năng hồng thể đã hết, đơn vị nhau thai sẽ thay thế để
tiết ra các hormon steroid. Khác với hoàng thể, nhau thai khơng phải là một
đơn vị nội tiết hồn chỉnh nên khơng thể một mình sản xuất các hormon steroid
từ tiền chất là cholesterol, cũng không thể chuyển đổi progesterone thành
androgen và estrogen. Muốn hồn chỉnh q trình này, nhau cần các tuyến nội
tiết của thai nhi và mẹ.
Progesterone được tổng hợp từ cholesterol có nguồn gốc máu mẹ được
chuyển tới nhau. Ba phần tư lượng Progesterone tổng hợp sẽ được chuyển tới
mẹ, được chuyển hoá và đào thải dưới dạng pregnandiol, lượng còn lại sẽ
chuyển tới thai nhi. Progesterone có vai trị quan trọng trong việc giữ thai. Tuy


nhiên hàm lượng progesterone thay đổi rất nhiều theo thời gian nên việc định
lượng nó khơng có ý nghĩa tiên lượng cũng như chẩn đốn
Estrogen có vai trị quan trọng trong việc giữ thai và phát triển thai.
Estrone và estradiol được tổng hợp bởi nhau từ dehydroepiandrosterone sulfate
có nguồn gốc từ cả mẹ và thai. Estriol có nguồn gốc từ nhau, được tổng hợp từ
16-hydroxyandrostenedione mà phần lớn tổng hợp từ gan và thượng thận thai
nhi. Hàm lượng estriol trong máu và nước tiểu phản ánh hoạt động đơn vị nhau
thai, có ý nghĩa trong khảo sát sức khoẻ thai. Tuy nhiên sự biến động lớn của
estradiol làm cho việc định lượng đơn đơc estriol khơng có ý nghĩa lâm sàng
Các hormon polypeptide:
- Human chorionic gonadotrophin (HCG):
HCG được sản xuất từ tế bào nuôi, cấu tạo là glycoprotein tạo thành từ 2
chuỗi anpha và beta. Chuỗi anpha giống chuỗi anpha của TSH và LH. Chuỗi


beta đặc trưng cho HCG, là cơ sở định lượng HCG. Việc định lượng chính xác
HCG với độ nhạy cao cho phép chẩn đoán sớm thai nghén sớm khi chưa có dấu
trể kinh.
Nồng độ HCG gia tăng nhanh chóng trong nước tiểu và huyết thanh của
thai phụ, tối đa vào khoảng 2,5 tháng, sau đó giảm dần, đạt mức ổn định vào
tháng thứ 4 thai kỳ.
Vai trò sinh lý của HCG chưa hiểu biết rõ ràng:
+ Trong đầu thai kỳ, duy trì hồng thể và biến chúng thành hồng thể
thai kỳ
+ Biệt hố giới tính nam của thai nhi
+ Kích thích hoạt động tuyến giáp
+ Tăng phóng thích relaxin từ hồng thể, vì thế làm giản các mạch máu
ở tử cung và giảm co thắt cơ tử cung
- Human placenta lactogen (HPL)
HPL được tiết bởi tế bào nuôi, hàm lượng tăng lên đều đặn cùng với sự

phát triển của bánh nhau, tối đa tuần 36, sau đó giảm dần. Các tác dụng chuyển
hóa bao gồm tăng ly giải mỡ, làm tăng axit béo tự do trong máu cung cấp năng
lượng cho quá trình trao đổi chất ở mẹ và dinh dưởng của thai. HPL cũng có
tác dụng kháng Insulin làm tăng insulin máu tạo điều kiện tổng hợp protein và
cung cấp axitamin vận chuyển tới thai. HPL tham gia vào quá trình tạo sữa
nhưng kém hơn prolactin.
1.2. Các hocmon của các tuyến nội tiết khác
Trong cơ thể thai phụ (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp , tuyến
thượng thận, tuyến n) cũng có nhiều thay đổi.
Tuyến n: tăng kích thước trong thai kỳ, tăng thêm khoảng 35% so
với khi không có thai. Tuyến n khơng có vai trị trong duy trì thai kỳ.
Hormon tăng trưởng trong 3 tháng đầu của thai kỳ được tiết ra từ
tuyến yên của mẹ, nồng độ trong máu và nước ối vào khoảng 0,5-7,5ng/ml
giống như khi khơng có thai.Vào tuần thứ 8, hormon tăng trưởng được phát
hiện tiết ra từ bánh nhau, khi 17 tuần thì bánh nhau là nguồn gốc chính tiết
ra hormon này. Nồng độ trong huyết thanh tăng chậm khoảng 3,5 ng/ml lúc
10 tuần, đến 14ng/ml lúc thai 28 tuần và sau đó khơng đổi. Hormon tăng
trưởng trong nước ối đạt tối đa vào tuần 14-15, sau đó giảm dần về giá trị
bình thường sau 36 tuần.
Prolactin tăng cao trong thai kỳ, gấp 10 lần, khoảng 150ng/ml khi
thai đủ tháng so với người phụ nữ không mang thai. Ngay sau sanh, nồng
độ prolactin trong huyết thanh giảm và tiết ra theo nhịp độ cho con bú. Vai
trò của prolactin là đảm bảo sự tiết sửa.
Tuyến giáp: to lên khi mang thai do tăng sinh mạch máu và tăng
sản tuyến. Chuyển hóa cơ bản tăng
Tuyến cận giáp: Nồng độ hormon tuyến cận giáp giảm trong 3
tháng đầu, sau đó tăng từ từ lên. Nội tiết tố cận giáp giúp kiểm soát sự phân
bố can xi. Trong thai kỳ thường có tình trạng hạ canxi máu do canxi được
huy động cho thai.
Tuyến thượng thận:



Trong thai kỳ hình dạng tuyến thượng thận ít thay đổi. Tốc độ tiết
cortisol không đổi nhưng do thời gian bán hủy tăng ở thai phụ nên nồng độ
cortisol tăng đáng kể, phần lớn gắn với globulin dưới dạng transcortin do đó ít
có tác dụng tồn thân. Tuyến thượng thận là nguồn duy nhất tiết ra cortisol khi
mới có thai, về sau người ta cho rằng banh nhau có tiết ra khoảng 25mg mỗi
ngày. Tác dụng làm tăng đường huyết, làm thay đổi hoạt động của kháng thể.
Aldosteron cũng do tuyến thượng thận mẹ tiết ra, khi có thai, nội tiết này tăng
nhiều gây tình trạng ứ đọng nước và muối trong cơ thể.
1.3
Bản thân các tuyến nội tiết của thai nhi: cũng đưa vào cơ thể mẹ
một số chất nội tiết của nó như nội tiết tuyến thượng thận.
2. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ Ở BỘ PHẬN
SINH DỤC
2.1. Thay đổi tại tử cung
- Vị trí: Tử cung lớn dần theo tuổi thai, 3 tháng đầu tử cung nằm trong
tiểu khung, sau đó nằm trong vùng bụng
- Dung tích: tử cung lúc bình thường chỉ khoảng 5-10 ml, đến khi thai
đủ tháng, dung tích này trung bình lên tới 5 lít.
- Kích thước: Khi khơng có thai nắn ngồi thành bụng khơng thấy đáy tử
cung. Thai được 2 tháng chiều cao đo được trên xương mu là 4 cm và mỗi
tháng sau tử cung cũng to lên trung bình 4 cm. Khi thai đủ tháng chiều cao của
tử cung từ xương mu đến đáy trung bình 30-32 cm. Người ta có thể từ chiều
cao tử cung đo được để tính ra tuổi thai theo cơng thức sau:
Tuổi thai (tháng) =

Chiều cao tử cung
4


+1

Để tính tuổi thai từ “tháng” ra “tuần” lấy số tháng nhân với 4 rồi cộng
thêm 1 tuần cho mỗi ba tháng.
- Trọng lượng; tử cung khi chưa có thai chỉ khoảng 50-60 gam, sau khi
đẻ thai và nhau, trọng lượng của nó trên dưới 1000 gam (tăng hơn 20 lần). Các
yếu tố dẫn tới tăng trọng lượng tử cung do phì đại sợi cơ tử cung, tăng giữ nước
cơ tử cung, mạch máu nuôi dưỡng tử cung cũng tăng sinh kể cả động mạch,
tĩnh mạch và mao mạch.
- Hình thể: Trong ba tháng đầu tiên, tử cung to nhanh về đường kính
trước sau hơn là đường kính ngang khiến nó có hình cầu, khi khám âm đạo,
ngón tay đặt ở túi cùng bên sẽ dễ dàng chạm đến thân tử cung (dấu hiệu
Noble). Sau 3 tháng tử cung có hình trứng, cực trên (đáy tử cung) to hơn cực
dưới (eo tử cung). Ba tháng cuối hình dáng tử cung phụ thuộc vào tư thế thai
nhi nằm bên trong.
- Về mặt cấu tạo: tử cung có gồm 3 phần: thân- eo- cổ tử cung. Thành tử
cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: phúc mạc- cơ- niêm mạc.
Lớp phúc mạc bao phủ thân tử cung dính chặt vào lớp cơ, khơng thể
bóc được và cũng lớn lên, rộng ra bao bọc tử cung khi nó tăng thể tích. Phúc
mạc phủ từ eo trở xuống là loại bóc được. Khi tử cung lớn lên đoạn eo cũng dài
ra và đến khi gần đẻ thì trở thành đoạn dưới tử cung (mặt trước đoạn dưới có


thể dài tới 10 cm so với eo tử cung trước đây chỉ 0,5cm). Phúc mạc đoạn dưới
cũng bóc được.
Cơ tử cung cấu tạo 3 lớp, trong là cơ vòng, ngoài là cơ doc, ở giữa là
lớp cơ chéo. Đoạn dưới chỉ có hai lớp cơ dọc và cơ vịng, khơng có lớp cơ chéo
ở giữa nên mỏng hơn ở thân tử cung. Cơ ở thân tử cung đặc biệt phát triển
mạnh ở lớp giữa có các sợi đan chéo nhau. Nhờ có lớp cơ này sau khi đẻ, cơ tử
cung co lại, các mạch máu bị các sợi cơ đan chéo như các gọng kim bóp nghẹt

lại, tránh được băng huyết cho sản phụ.
Niêm mạc tử cung khi có thai biến dần thành ngoại sản mạc.
- Tại cổ tử cung: Cổ tử cung khi khơng có thai là một khối hình trụ có
ống cổ tử cung, thơng với buồng tử cung qua lỗ trong và thông với âm đạo qua
lỗ ngồi. Khi có thai, hình dáng cổ tử cung ít thay đổi, chỉ to thêm ra và mềm
hơn. Ở người con rạ, cổ tử cung mềm sớm hơn ở người con so. Do các mạch
máu tăng sinh nên cổ tử cung thường mầu tím. Về hướng, cổ tử cung thường
quay ra sau trong những tháng cuối do mặt trước đoạn dưới tử cung phát triển
nhiều hơn mặt sau. Các tuyến trong ống cổ tử cung đặc lại, bịt kín ống gọi là
nút nhầy cổ tử cung. Nhờ nút này buồng ối có thai nhi trong tử cung được cách
ly với âm đạo người mẹ, hạn chế nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo lên. Khi
chuyển dạ cổ tử cung sẽ mở dần lỗ trong (gọi là xóa) làm ống cổ tử cung rộng
dần ra và ngắn lại. Khi xóa hết, lỗ ngoài cổ tử cung mới bắt đầu dãn ra (gọi là
mở). Khi mở trọn lỗ ngoài này rộng đến 10 cm để cho thai đẻ ra ngoài. Khi cổ
tử cung xóa, mở, nút nhầy cổ tử cung lỏng ra và chảy ra âm đạo kèm chút máu
gọi là “ra nhớt hồng” báo hiệu bắt đầu chuyển dạ.
2.2. Thay đổi tại buồng trứng và ống dẫn trứng
- Khi có thai buồng trứng cũng xung huyết, to ra và nặng hơn trước, có
nhiều mạch máu tân sinh.
- Hồng thể thai nghén to hơn hồng thể trong các vịng kinh bình
thường, chỉ teo đi sau 3 tháng. Các nang nỗn khơng phát triển và chín theo chu
kỳ như trước. Buồng trứng khơng phóng nỗn và thai phụ cũng khơng có kinh
trong suốt thời gian thai nghén.
- Khi tử cung to lên, ống dẫn trứng cùng buồng trứng cũng được đẩy lên cao
theo vị trí của đáy tử cung.
2.3. Thay đổi tại âm hộ, âm đạo
- Khi có thai, do hiện tượng xung huyết, các mạch máu ở âm hộ dãn ra,
có thể nhìn thấy dãn tĩnh mạch ở vùng mơi lớn. Các mô liên kết vùng âm hộ ứ
nước dầy lên mềm ra. Âm vật và vùng tiền đình cũng hơi tím lại.
- Âm đạo khi mới có thai, niêm mạc màu tím do xung huyết và tăng sinh

mạch máu. Thành âm đạo dày lên, các mô liên kết ngấm nước lỏng lẻo, các cơ
trơn âm đạo phì đại giống như cơ tử cung. Những biến đổi này làm cho âm đạo
mềm, dài ra và có khả năng dãn rộng cho thai nhi chui ra khi sanh
Khi có thai dịch âm đạo tăng nhiều hơn, có màu trắng đục và độ PH toan
hơn do các vi khuẩn cộng sinh trong âm đạo (vi khuẩn Doderlin) phát triển hơn
để biến glycogen trong biểu mô âm đạo thành axit lactic


3. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CÁC CƠ QUAN
NGOÀI BỘ PHẬN SINH DỤC
3.1. Thay đổi tại vú
Sau khi thụ tinh, vú luôn luôn căng và mỗi ngày một to ra do các tuyến
sữa và các ống dẫn sữa phát triển. Quầng vú, núm vú thẫm màu. Tại quầng vú
nổi các hạt như hạt kê. Các mạch máu ở vú cũng tăng sinh, dãn rộng nên xuất
hiện lưới tĩnh mạch nổi lên dưới da ngực. Gần đến ngày đẻ trong vú đã có sữa
non. Vú là cơ quan duy nhất còn tiếp tục biến đổi và hoạt động sau khi sinh.
3.2. Thay đổi ở da, cân, cơ và xương khớp
Khi có thai thường thấy xuất hiện các vết xạm trên mặt ở vùng trán, gò
má, cổ. Trên bụng từ nửa sau của thai kỳ xuất hiện các vết rạn mầu tím đen,
hình vịng cung chung quanh rốn, có khi lan xuống đến đùi. Đặc điểm này
nhiều và rõ ở người con so. Sau khi đẻ các vết xạm và rạn da mất mầu đi nhưng
di tích của vết rạn trên thành bụng có màu xà cừ thì tồn tại suốt đời. Đường nối
giữa rốn và mu cũng biến màu, trở nên nâu đen.
Các cơ nhất là cơ thành bụng cũng mềm và dãn ra. Cân giữa hai cơ
thẳng to của thành bụng cũng dãn rộng, có khi gây nên thoát vị thành bụng. Hệ
thống cân và các dây chằng giữa các khớp xương cũng ngấm nước, mềm và có
khả năng dãn ra tốt hơn làm cho các khớp bất động và bán động của khung
xương chậu có khả năng hoạt động hơn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sinh
nở sau này.
Hệ thống xương cũng bị ngấm nước nên hơi mềm ra. Có thể gặp tình

trạng lỗng xương do lượng canxi được huy động ra nhiều để tạo xương cho
thai nhi. Cột xương sống khi có thai cũng có nhiều biến dạng: đoạn cổ và thắt
lưng thì ưỡn ra trước; đoạn ngực và cùng – cụt sẽ cong ra sau nhiều hơn.
Những tháng cuối của thai nghén có thể gặp hiện tượng đau, tê bì, mỏi yếu của
các chi.
3.3. Thay đổi về huyết học
Khi có thai thể tích máu tăng lên đáng kể, có thể tới 50%, thể tích máu
tăng nhằm đáp ứng cho sự lớn lên của tử cung và các mạch máu phì đại, bảo vệ
mẹ và thai với hiện tượng giảm hồi lưu của hệ tĩnh mạch ở tư thế nằm ngữa và
đứng, bảo vệ mẹ khi mất máu do cuộc sanh. Trong số lượng máu tăng lên đó,
mức tăng về huyết cầu thường thấp hơn mức tăng về huyết tương nên máu như
là bị loãng và dễ bị thiếu máu. Lượng huyết cầu tố bình thường khi khơng có
thai ở phụ nữ là 12 g/ 100 ml máu hoặc hơn (12 g%) nhưng ở người có thai
lượng huyết cầu tố trung bình chỉ là 11g%. Dưới mức này thai phụ bị coi là
thiếu máu.
Các thành phần khác trong máu có thứ tăng như bạch cầu (9000 đến
10.000, thậm chí 12.000) nhưng cơng thức bạch cầu thì như cũ, tiểu cầu
(300.000 đến 400.000), các yếu tố đơng máu nói chung cũng tăng, có lẽ nhằm
tránh nguy cơ chảy máu ở giai đoạn sổ nhau, fibrinogen tăng từ 2,6g/l tăng đến
4g/l. Cũng có thành phần trong máu giảm hơn lúc chưa có thai như lượng
proitid huyết thanh, canxi và sắt huyết thanh, dự trữ kiềm.
3.4. Thay đổi ở bộ máy tuần hồn
Tim người có thai phải làm việc nhiều hơn: Cung lượng tim tăng 50%
do nhu cầu oxy tăng, thể tích máu tăng, diện tích tưới máu tăng. Nhịp tim tăng


thêm 10-15 nhịp/phút. Nếu đa thai hoặc đa ối nhịp tim có thể tăng thêm 25-30
nhịp/phút. Những thay đổi đó khiến người bị bệnh tim rất dễ bị suy tim.
Các mạch máu tăng sinh, mềm, dài ra và dãn to, vì thế tuy cung lượng
tim tăng, nhịp tim tăng nhưng huyết áp động mạch khi có thai vẫn giữ mức

bình thường. Tuy nhiên huyết áp tĩnh mạch, nhất là ở các chi dưới tăng hơn do
tử cung to đè vào tĩnh mạch chủ dưới, vì thế dễ có tình trạng dãn tĩnh mạch, trĩ
và sưng phù bàn chân.
Hội chứng tụt huyết áp do nằm ngữa: ở những tháng cuối thai kỳ, tử
cung đè vào tĩnh mạch chậu dẫn đến tuần hoàn tĩnh mạch về tim bi giảm, làm
giảm cung lượng tim thứ phát, gây ra hội chứng tụt huyết áp đáng kể ở khoảng
10% thai phụ
3.5. Thay đổi ở bộ máy hơ hấp
Thể tích khơng khí lưu thơng qua phối tăng từ 7,25 lít/phút lên tới 10,5
lít/phút.
Nhịp thở của thai phụ cũng tăng hơn. Khi hô hấp, mức di động của cơ
hoành tăng lên và rộng hơn. Các khoảng gian sườn dãn rộng hơn để cung cấp
đủ oxy và thải trừ carbonic cho cả mẹ và thai. Cơ hoành đẩy lên cao nên thể
tích khí cặn giảm
3.6. Thay đổi ở bộ máy tiết niệu
Thận hơi to ra. Tốc độ lọc máu qua thận tăng 50%. Lưu lượng máu qua
thận cũng tăng từ 200 ml/phút lên 250 ml/phút. Nước tiểu thai phụ có thể có ít
đường do độ lọc máu qua cầu thận tăng nhưng độ tái hấp thụ ở thận khơng tốt.
Hồng cầu và prơtêin khơng được có trong nước tiểu.
Tại bàng quang, khi mới bắt đầu thai nghén, tử cung còn nằm trong tiểu
khung, to len, đè vào nên dễ gây đái rắt. Đến gần tháng đẻ, ngôi thai xuống
thấp lại đè vào bàng quang cũng gây đái rắt.
Cả bàng quang, bể thận và niệu quản mềm ra, giảm co bóp do chèn ép
của tử cung và tác động của Progesterone nên dễ ứ đọng nước tiểu gây hiện
tượng trào ngược từ bàng quang lên niệu quản dễ dẫn đến nhiễm khuẩn niệu
quản-bàng quang-bể thận.
3.7. Thay đổi ở bộ máy tiêu hóa
Khi mới có thai, do ảnh hưởng của nội tiết thai nghén, thai phụ thường
có tình trạng tiết nước bọt, lợm giọng buồn nôn hoặc nôn mửa gọi là “tình trạng
nghén”. Giai đoạn này thường ăn uống kém nhưng lại hay ăn vặt và “ăn gở”

các thức ăn chua, chát hay những thứ linh tinh khác.
Khi thai đã lớn, tình trạng nghén hết thì thai phụ ăn trở lại bình thường.
Lúc này thai phụ thường ăn khỏe hơn vì nhu cầu dinh dưỡng tăng lên cho cả
mẹ và thai. Dạ dày bị tử cung to đẩy lên, nằm ngang ra nên hay ợ hơi hoặc ợ
chua do trào ngược dịch vị lên thực quản.
Ruột trong ổ bụng có thể thay đổi vị trí. Ruột thừa có thể bị tử cung đẩy
lên cao đến dưới gan. Ruột non ruột già đều giảm nhu động nên dễ táo bón. Dễ
bị trĩ do dãn các búi tĩnh mạch hậu môn và tăng áp lực tĩnh mạch.
Răng dễ bị sâu do tình trạng thiếu canxi từ đó dễ viêm lợi, miệng.
Chức năng gan ít biến đổi trong lúc có thai. Túi mật giảm co thắt, mật ứ
đọng kết hợp tăng cholesterol dễ tạo sỏi


3.8. Thay đổi ở bộ máy thần kinh
Về tâm lý và cảm xúc, khi có thai người phụ nữ có thể có các biến đổi
thể hiện bằng sự thay đổi tính tình, giảm sút trí nhớ, dễ giận hờn, cáu gắt, có
khi khóc lóc. Nhiều người bị rối loạn giấc ngủ: ban ngày thì ngủ gà ngủ gật
nhưng đêm đến có khi lại khơng nhắm mắt được.
Cuộc sống trong gia đình, trạng thái tình cảm, tinh thần của thai phụ
ảnh hưởng đến thai nghén và sự phát triển của thai nhi.
3.9. Những thay đổi khác ở toàn thân
Thay đổi về chuyển hóa: quan trọng nhất của là tình trạng lưu giữ nước
trong cơ thể ngoài tế bào. Lượng nước tăng lên trong máu, trong tử cung và vú
là 3 lít; lượng nước tăng ở thai nhi, nước ối, bánh nhau khoảng 3,5 lít. Như vậy
tổng số nước tăng lên đến khi thai đủ tháng là 6,5 lít.
Về các muối khống: Nhu cầu về chất sắt thường vượt quá nguồn sắt
thai phụ có sẵn. Nồng độ canxi trong máu giảm có thể dẫn đến chứng co giật
do thiếu canxi. Magiê cũng giảm hơn lúc chưa có thai.
Chuyển hóa các chất đường bột (glucid), mỡ (lipid), đạm (protid) đều
tăng hơn lúc chưa có thai. Nhu cầu năng lượng khoảng 2500cal/ ngày. Thai

nghén bình thường có một số đặc điểm chuyển hóa sau, giảm đường huyết
trung bình khi nhịn ăn, tăng đường huyết sau ăn và tăng insulin huyết. Những
đặc điểm này đảm bảo cung cấp glucose liên tục tới thai nhi. Nếu tuyến tụy
khơng cung cấp đủ Insulin có thể dẫn tới tiểu đường thai kỳ
Sự tăng trọng lượng cơ thể. Trong suốt thời kỳ thai nghén thai phụ bình
thường sẽ tăng cân chừng 11 đến 12 kg, trong đó ba tháng đầu tăng ít, chỉ
khoảng 0,5 đến 1 kg, thậm chí có khi khơng tăng cân nếu tình trạng nghén kéo
dài khiến thai phụ ăn uống kém. Ba tháng giữa, cân nặng tăng chừng 5 kg, ba
tháng cuối tăng 5-6 kg. Nếu tăng cân ít, dưới 9 kg thì mẹ và thai có thể bị suy
dinh dưỡng, nếu tăng quá nhiều, trên 14 kg thì có khả năng bị phù hoặc do một
bệnh lý nào khác. Theo khuyến cáo Viên Y hoc Hoa kỳ , tăng cân trong quá
trình mang thai dựa vào chỉ số khối cơ thể(BMI).
BMI trước khi mang thai
Chỉ số tăng cân theo khuyến cáo
<19,8 (nhẹ)
12,5-18 kg
19,8-26( bình thường)
11,5-16 kg
26,1-29( nặng)
7-11,5 kg
>29( béo phì)
6kg
Thân nhiệt: trong vịng kinh có phóng nỗn, thân nhiệt của người phụ nữ
sau khi phóng nỗn sẽ ở mức cao hơn cho đến ngày bắt đầu một vòng kinh
mới. Trường hợp đã thụ thai thì thân nhiệt trong ba tháng đầu vẫn tiếp tục ở
mức cao do tồn tại hoàng thể thai nghén. Từ tháng thứ tư trở đi, thân nhiệt trở
lại mức bình thường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Sản Phụ khoa(2007), Bộ môn Phụ Sản, Trường ĐHY Dược Thành phố
Hồ Chí Minh.
3.Charles R.B. Beckmann and al(2010), Maternal-fetal physiology,
Obstetrics and Gynecology, p.43-55.
2.F. Gary Cunningham and al.(2010), Maternal physiology, Williams
Obstetrics, chap.5.
LƯỢNG GIÁ
1. Vào cuối thai kỳ, trọng lượng trung bình của tử cung là:
A. 400-500g
B. 600-700g
C. 800-900g
D. 1000-1100g
E. 1500g
2. Trong lúc mang thai, cung lượng tim tăng do
A. Nhu cầu oxy tăng
B. Thể tích máu tăng
C. Kích thước mạch máu tăng
D. A, B. C đúng
E. A, B đúng
3. Trong thai kỳ, nồng độ progesterone tăng làm giảm trương lực cơ trơn gây
ra:
A. Dãn niệu quản
B Dễ trào ngược thực quản
C. Dễ gây sỏi mật
D. A,B,C đúng
E. B,C đúng
4. Bất thường nào thường gặp nhất trong thời kỳ mang thai:
A. Đái tháo đường
B.Tiền sản giật
C. Bệnh tim

D. Nhiễm trùng đường tiểu
E. Thiếu máu thiếu sắt
5. Trong những tháng cuối thai kỳ, người mẹ có thể bị tụt huyết áp khi nằm
ngữa, chon câu đúng nhất cho thái độ xử trí trong trường hợp này:
A. Truyền dịch, thở oxy
B. Trợ tim, thở oxy
C. Nằm nghiêng trái
D. Nằm nghiêng phải
E. A,D đúng
ĐÁP ÁN
1D 2D 3D 4E 5C




×