Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lành xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.86 KB, 7 trang )

1

Giải Phẫu và
Sự Lành Xương
Ths Bs Huỳnh Chí Hùng
Mục tiêu học tập:


Những nét chính của giải phẫu xương



Những nét chính của các giai đoạn lành xương



Giải thích lành xương gãy trực tiếp và gián tiếp



Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự lành xương

1. Giải Phẫu Xương:
1.1 Cấu trúc của một xương dài bao gồm:
 Trục xương vỏ cứng hay gọi là thân xương (diaphysis),
gồm trụ xương cứng bên ngồi và xương xốp có chứa tủy
xương bên trong.
 Đầu xương (epihyseal) hình thành khớp xương
 Hành xương (metaphyseal) liên kết đầu xương và thân
xương
Đầu xương và hành xương có lượng xương xốp phong phú


nhất, thân xương duy trì sự cân bằng giữa cấu trúc và chịu
lực. Bề mặt xương (không phải mặt khớp) được bao bọc bởi
1 màng bền chắc còn gọi là màng xương (periosteum).
1.2 Cấu trúc vi phẫu của một xương: màng xương, xương vỏ
(cortical bone), xương xốp (cancellous bone).

a) Màng xương: bao bọc bề mặt thân xương, ngoại trừ vùng thân xương bị bao bọc bởi
sụn khớp và nơi bám của gân cơ. Màng xương có 2 lớp: lớp sợi (fibrous), lớp thượng
tầng (cambium). Màng xương bám chắc vào thân xương nhờ vào các sợi Sharpey.


2
b) Xương vỏ: là tập hợp của nhiều Osteon, là đơn vị cấu trúc cơ bản hay còn gọi là hệ
thống Haversian. Mỗi Osteon có ống trung tâm chứa mao mạch và một ít mơ liên kết
để kết nối những ống đồng tâm hay tấm xương.

Quá trình tự tái tạo xương mới luôn ổn định, cân bằng giữa hủy và tạo
xương. Điều này rất cần thiết cho sự chuyển hóa và trao đổi chất của cơ
thể, vì sự hủy xương giúp phóng thích calci vào trong máu. Tế bào hủy
xương gọi là hủy cốt bào (osteoclast), xương mới được hình thành bởi
tạo cốt bào (osteoblast).
Tạo cốt bào xuất phát từ tế bào trung mơ và có các thụ thể đối với
hormone tuyến cận giáp, prostaglandins, vitamin D và các cytokine nhất định. Chúng
tổng hợp chất nền xương và điều hòa sự khống hóa bằng cách bắt giữ các ion calci
trong máu. Hơn nữa, tạo cốt bào phát triển thành tế bào xương của xương người
trưởng thành.
Hoạt động phối hợp giữa hủy cốt bào và tạo cốt bào diễn ra bởi quá trình hủy xương
củ của chỏm cắt (cutter cone) và tạo nên các ống đồng tâm của xương mới để hình
thành các Osteon. Chỏm cắt tham gia tiến trình tái tạo xương liên tục, hay lành xương,
và những chức năng tương tự. Nhờ đó, tăng tốc độ tái tạo xương của quá trình lành

xương trực tiếp.

c) Xương xốp (cancellous bone): chiếm 20% khối lượng xương, nhẹ, đàn hồi và có dạng
tổ ong. Xương xốp nằm phía trong làm gía đỡ cho đầu xương dài và toàn bộ xương
ngắn, giúp duy trì hình dạng xương khi chịu lực nén ép. Xương xốp lành nhanh hơn
xương vỏ vì có nhiều mạch máu nuôi. Xương xốp được tái tạo bởi các tế bào nội tuỷ.


3
2. Các Thì Lành Xương (Gián tiếp):
Bao gồm: viêm, hình thành cal mềm, cal cứng và tái cấu trúc.
a) Tiến trình viêm (inflammation): từ 1 đến 7 ngày sau khi gãy xương.
 Gãy xương sẽ gây ra: tổn thương mô mềm, đứt mạch máu nơi xương và có
các mảnh gãy nhỏ.

 Rách một phần màng xương và máu tụ hình thành.

 Các tế bào sẽ di chuyển tới máu tụ của ổ gãy

 Q trình đơng máu bắt đầu, các sợi fibrin được hình thành và ổn định máu tụ
(cal máu tụ: hematoma callus)

b) Hình thành cal mềm (soft callus formation): từ 2 đến 3 tuần sau gãy.
Khi chấn thương xảy ra, quá trình lành xương tự nhiên bắt đầu với sự hình thành cal
mềm . Một chuỗi sự biệt hoá các tế bào xảy ra gồm 5 pha:

 Pha 1: các mạch máu mới hình thành xâm nhập vào các tổ chức máu tụ. Giảm
đau và sưng



4





Pha 2: từ màng xương, nguyên bào sợi xâm nhập và ở lại tổ chức máu tụ.
Pha 3: nguyên bào sợi sản xuất các sợi collagen (mô hạt: granualation tissue).
Pha 4: các sợi collagen liên kết lỏng lẽo với các mảnh xương.
Pha 5:các tế bào của mô hạt dần biệt hố để hình thành mơ sợi và sau đó là
sụn sợi thay thế tổ chức máu tụ.

c) Hình thành cal cứng (hard callus formation): từ 3 đến 12 tuần sau gãy.
Sự cốt hoá tế nào nội sụn biến đổi cal mềm thành xương non (woven bone) mà bắt
đầu từ vùng ngoại vi và di chuyển vào trung tâm, để làm cứng mơ lành. Q trình này
xảy ra liên tục cho đến khi khơng cịn chuyển động giữa các mảnh gãy.

d) Tái cấu trúc (remodeling): từ vài tháng đến vài năm.
Sự chuyển đổi xương non thành xương phiến thông qua quá trình ăn mịm và tái cấu
trúc Osteon khi khơng có sư di chuyển giữa các mảnh gãy.

Sự lành xương hoàn tất với việc tái cấu trúc ống tuỷ xương và loại bỏ các phần của
cal ngoài.
3. Lành Ổ Gãy Gián Tiếp:
Xảy ra khi vẫn cịn một ít di động giữa các mảnh gãy, tính vững tương đối. Sự di chuyển giữa
các mảnh gãy kích thích sự hình thành cal xương. Tuy nhiên, sự di chuyển này quá nhiều có
thể dẫn tới không lành xương (nonunion)


5


Tiến trình lành xương:
 Máu tụ được hình thành giữa hai đầu của mảnh gãy.
 Trong vài ngày đầu, máu tụ chuyển đổi dần thành mô cứng hơn.
 Sự biệt hố này ngày càng cứng vì có ít di động giữa các mảnh gãy. Q trình
này kết thúc khi nó được thay thế hoàn toàn bởi cal xương cứng bắt cầu qua ổ
gãy.
Vững tương đối (ralative stability):
 Điều trị không phẫu thuật: nắn chỉnh, bó bột, nẹp và kéo tạ.
 Điều trị phẫu thuật: đinh nội tuỷ, nẹp bắt cầu

4. Lành Ổ Gãy Trực Tiếp:
Lành ổ gãy trực tiếp khi:
 Làm vững ổ gãy tuyệt đối.
 Tái cấu trúc xương trực tiếp.
 Khơng hình thành cal.
Q trình lành xương sơ cấp xảy ra ngay cả khi có khe hở nhỏ, còn gọi là lành khe hở.


6

Vững ổ gãy tuyệt đối: Chỉ có thể làm vững ổ gãy tuyệt đối thông qua phẫu thuật. Tuỳ theo vị
trí gãy mà ta có nhiều kĩ thuật khác nhau để làm vững ổ gãy. Ví dụ: nén ép, nẹp .v.v...

5. Những yếu tố ảnh Hưởng Đến Sự Lành Ổ Gãy:
Lành xương bắt đầu khi có gãy xương. Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương, ta có các yếu tố
ảnh hưởng đến sự lành ổ gãy:







Gãy phức tạp
Tổn thương rộng mơ mềm
Tổn thương kín hay hở
Lột màng xương
Tình trạng bệnh nhân


7

Các yếu tố đẩy nhanh quá trình lành xương: khi chi cử động sẽ làm





Tăng hoạt động cơ
Kích thích tăng sinh mạch
Kích thích hình thành cal cứng
Ngăn ngừa biến chứng thuyên tắc.

Các yếu tố cản trở quá trình lành xương: ổ gãy di chuyển quá nhiều trong pha cal mềm gây
tồn thương mơ và sự hình thành cal. Điều này có thể dẫn tới chậm hay khơng liền xương.

Tài liệu tham khảo:
1. Klaus Dresing and Bianca Lumpp,“Bone anatomy and healing”, AO Trauma ORP,
February 2015.
2. Richar Marsell and Thomas A.Einhorn,“The biology of fracture healing”, Injury, June

2011.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×