Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

(Mn) một số biện pháp tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá khoa học thông qua các trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.02 KB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện ...............
Tơi ghi tên dưới đây:

TT

Họ tên tác giả

 1

...............

Ngày/
tháng/
năm sinh

Nơi cơng tác

Trường
Mầm
non ...............

Chức
danh

Giáo
viên

Trình


độ
chun
mơn

Tỷ lệ
(%)
đóng
góp vào
việc tạo
ra sáng
kiến
(2)
100%

Đại học
Sư phạm
Mầm
non
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức cho
trẻ hoạt động khám phá khoa học thơng qua các trị chơi ở lớp 5 tuổi B trường
Mầm non ..............., xã ..............., huyện ..............., tỉnh ...............”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Họ tên: ...............
Chức vụ: Giáo viên trường Mầm non ...............
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức cho
trẻ hoạt động khám phá khoa học thơng qua các trị chơi ở lớp 5 tuổi B trường
Mầm non ..............., xã ..............., huyện ..............., tỉnh ...............” được áp dụng
vào lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: từ ngày 07
tháng 9 năm 2018 đến ngày 08 tháng 4 năm 2019.

4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Tính mới:
Thực hiện theo chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
thì việc tăng cường sử dụng các trò chơi sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn, tự tin khi nói
lên ý kiến của mình, đặc biệt trong khám phá các sự vật hiện tượng, trẻ có cơ hội
được trải nghiệm, giúp trẻ khắc sâu kiến thức qua các trò chơi. Trước yêu cầu của
giáo dục thì việc đảm bảo tất cả trẻ đều được có cơ hội học tập qua chơi và bằng
1


nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
Là một giáo viên đứng lớp, tôi nhận thấy việc cho trẻ tiếp thu những kiến thức mới
của phương pháp trước đây không còn hiệu quả, trẻ bị thụ động trong việc khám
phá tìm tịi những sự vật hiện tượng, hay những kiến thức xung quanh; bên cạnh
đó, giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi nhưng hiệu quả lại khơng cao.
Từ thực trạng đó tơi đã nghiên cứu một phương pháp giáo dục mang tính mở, kích
thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tích cực
tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi và trải nghiệm. Do đó từ đầu năm học
tơi đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp tổ chức một số trò chơi cho trẻ trong
việc làm quen với môn khám phá khoa học. Các biện pháp của sáng kiến đưa ra dễ
hiểu, dễ làm và phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Các biện pháp của sáng
kiến lần đầu tiên được áp dụng tại lớp 5 tuổi B, chưa được đăng trên các phương tiện
thông tin hay sách báo, tài liệu.
4.2. Tính khoa học:
Sáng kiến có cơ sở lý luận sâu sắc, có luận cứ khoa học xác thực, các biện
pháp đưa ra đều có khả thi dễ áp dụng thực tế cho thấy sau một năm thực hiện đã
đạt được kết quả rất tốt.
Sáng kiến đã khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên luôn gương
mẫu, năng động, sáng tạo, nói đi đơi với làm, tạo được sự thống nhất khoa học
trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Sáng kiến đã thay đổi tư duy thụ động chưa linh hoạt. Bằng sự sáng tạo tích
cực, chủ động trong việc đưa các hình thức tiếp cận với hoạt động khám phá khoa
học ngày càng phong phú và đa dạng. Giao tiếp giữa giáo viên với trẻ ngày càng
cởi mở, gần gũi, thân thiện.
Sáng kiến được trình bày theo đúng bố cục, đúng thể thức văn bản, ngắn gọn
dễ hiểu và dễ áp dụng đối với các trường Mầm non.
4.3. Tính Thực tiễn:
Năm học 2018-2019, tơi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp
5 tuổi B tại điểm trường xóm Lũng 1, trường Mầm non ................ Lớp có tổng số
32 trẻ, trong đó có 14 nam, 18 nữ, dân tộc 22 trẻ, con hộ nghèo 5 trẻ. Lớp có 2 giáo
viên phụ trách có trình độ Đại học sư phạm mầm non.
Việc tổ chức một số trò chơi trong hoạt động khám phá khoa học theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp 5 tuổi B trường Mầm non ...............
xuất phát từ những thực trạng và nhu cầu thực tiễn. Những biện pháp và nhiệm vụ
2


của sáng kiến đều là những việc làm thực tế của bản thân trong cơng tác chăm sóc
giáo dục trẻ ở Trường mầm non.
4.3.1. Thực trạng việc tổ chức cho trẻ hoạt động khám
phá khoa học thơng qua các trị chơi ở lớp 5 tuổi B trường
Mầm non ...............
Khi đưa ra kế hoạch thực hiện sáng kiến, tôi cũng đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn, luôn tạo điều
kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ. Mơi
trường lớp học sạch sẽ, thống mát, trang thiết bị của nhà trường đầy đủ, vì vậy
trẻ một mơi trường học tập tốt. Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi
nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với phụ
huynh để tìm ra biện pháp tổ chức trị chơi cho trẻ làm quen trong mơn khám
phá khoa học. Trong suốt quá trình năm học việc thực hiện và tổ chức hoạt động

này tại lớp tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
- Nhận được sự quan tâm chỉ đạo về chuyên môn của Ban giám hiệu nhà
trường, sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh trong chăm sóc giáo dục trẻ
để tơi hồn thành tốt nhiệm vụ.
- Nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của giáo viên cùng lớp, đồng
nghiệp trong trường giúp tơi hồn thành tốt nhiệm vụ.
- Lớp được đầu tư đầy đủ về trang thiết bị và đồ dùng học tập.
- Đa số trẻ đã được học qua các lớp mẫu giáo 3,4 tuổi nên trẻ rất nhanh
nhẹn, hoạt bát, thích tìm tịi khám phá.
- Bản thân tơi ln tích cực tự học tự bồi dưỡng kiến thức về chun mơn
nghiệp vụ trong đó có các trị chơi giúp trẻ khám phá khoa học để tìm ra cách tổ
chức trị chơi cho trẻ một cách sáng tạo và hiệu quả giúp trẻ được học, được
khám phá, trải nghiệm và khắc sâu kiến thức.
Khó khăn:
- Trường đóng trên địa bàn xã dân cư thưa thớt, diện tích đất canh tác rộng
và hầu hết phụ huynh làm nghề nông nghiệp nên chưa quan tâm sát sao đến việc
học của con cái cũng như chưa chú ý đến sự phát triển nhận thức của trẻ dẫn đến trẻ
đơi khi chưa có thói quen, nề nếp, chưa có thái độ tích cực với mơi trường xung
quanh, các mối quan hệ ở gia đình, làng xóm, hoặc những nơi công cộng.

3


- Việc lựa chọn và tổ chức các trò chơi làm quen với môi trường xung quanh
cho trẻ khi ở trường còn hạn chế, chủ yếu trẻ chỉ được học vào tiết học của mơn
khám phá khoa học và góc thiên nhiên.
- Nhận thức của trẻ không đồng đều: một số trẻ thì hiếu động, một số thì lại
nhút nhát chưa tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp; đa số trẻ trong lớp có
bố mẹ đi làm ăn xa, không dành nhiều thời gian quan tâm đến dạy trẻ học, cũng

như chơi với trẻ.
Từ thực trạng trên, bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức một số trò chơi cho
trẻ vào hoạt động khám phá khoa học đã được thực hiện song còn thiếu sáng tạo,
chưa mang lại hiệu quả cao, cụ thể khảo sát như sau:
Bảng khảo sát mức độ của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến

TT

Tiêu chí khảo sát

Tổng
số trẻ
được
khảo
sát

Mức độ đạt được
Đạt

Tỷ lệ Chưa
%

đạt

Tỷ lệ
%

1

Trẻ chú ý vào nội dung, luật chơi,

cách chơi.

32

16

50

16

50

2

Trẻ thích được nói lên ý kiến của
mình.

32

17

53,1

15

46,9

3

Trẻ nắm được kiến thức, kỹ năng

tham gia trò chơi.

32

16

50

16

50

Qua kết quả cho thấy trẻ đã có sự chú ý vào các trị chơi và nắm được kiến
thức nhưng chưa đồng đều, quá nửa học sinh trong lớp chưa hứng thú chú ý vào nội
dung bài học và chưa nắm được kiến thức sau bài học, với kết quả như vậy tôi đã
mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện tổ chức một số trò chơi cho trẻ mầm non
làm quen với môn khám phá khoa học tại lớp 5 tuổi B, trường Mầm non ................
4.3.2. Biện pháp “Tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá khoa học thơng
qua các trị chơi ở lớp 5 tuổi B trường Mầm non ..............., xã ...............,
huyện ..............., tỉnh ...............”
Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá
khoa học thơng qua trị chơi trong giờ đón trả trẻ.
* Trị chơi: Tháp dinh dưỡng kì diệu
4


Như chúng ta đã biết các chất dinh dưỡng trong thực phẩm: thịt, cá, trứng,
sữa, rau, củ, quả có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của con
người. Để trang bị, cung cấp kiến thức dinh dưỡng cho trẻ, ngay đầu chủ đề: Dinh
dưỡng sức khỏe và bảo vệ bản thân tôi đã tổ chức cho trẻ trị chơi: “Tháp dinh

dưỡng kì diệu” với:
Mục đích: Thơng qua trị chơi giúp trẻ nhận biết các nhóm thực phẩm có lợi
cho sức khỏe con người. Qua đó, trau dồi kĩ năng phân loại các nhóm thực phẩm và
áp dụng được vào thực tiễn
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn
Chuẩn bị: Giấy khổ lớn, giấy A4, hình minh họa cho 5 nhóm thức ăn: Dầu,
mỡ, đường, muối; Sữa và các chế phẩm từ sữa; Thịt gia súc, gia cầm, đậu và trứng;
Rau quả; Gạo và bột mì trên các tờ tạp chí, báo cũ.
Cách tiến hành:
- Cho trẻ kể tên những thực phẩm trẻ được ăn hằng ngày
- Trò chuyện, trao đổi với trẻ về những thực phẩm trẻ ăn hàng ngày và giá trị
dinh dưỡng của chúng. Con người muốn lớn lên thơng minh và khỏe mạnh thì cần
ăn đủ các chất dinh dưỡng.
- Cho trẻ quan sát tháp dinh dưỡng mà cô giáo đã làm sẵn từ giấy khổ lớn.
Yêu cầu trẻ tìm các bức tranh, hình in nằm trong 5 nhóm thức ăn cắt và dán đúng
vị trí trên tháp dinh dưỡng lớn chung của cả lớp bằng giấy khổ lớn.
Giải thích và kết luận
- Thơng qua trò chơi giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, so sánh và sao
chép lại giống với cái cho trước.
- Tạo sự đoàn kết, thống nhất, chia sẻ kiến thức khi hoạt động nhóm cùng nhau.
* Trị chơi: Nhà bé ở đâu?
Sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ đi ra khỏi nhà, bị lạc đường, lạc người thân mà
không biết địa chỉ của nhà mình, tên bố mẹ hay số điện thoại của bố mẹ. Do đó
việc cung cấp các thơng tin của gia đình với cơ giáo là rất quan trọng và cần
thiết, cần độ chính xác, dễ liên lạc nhất. Trong giờ khám phá: Tìm hiểu về ngơi
nhà bé ở. Tơi đã tổ chức trị chơi: Nhà bé ở đâu nhằm:
Mục đích:- Trẻ học cách nói tên, địa chỉ và số điện thoại.
- Trẻ nhớ được địa chỉ, tên bố mẹ cũng như số điện thoại của bố mẹ.
Chuẩn bị: - Một cái mũ chóp.
- Tờ giấy ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của mỗi trẻ (được phụ huynh

cung cấp từ đầu năm).
5


Đối tượng: - Trẻ mẫu giáo lớn.
Cách tiến hành:
- Các bạn đứng thành vòng tròn, 1 bạn đứng trong vòng trịn, đội mũ
chóp. Cơ hỏi: “Bây giờ làm thế nào để con về được vị trí của mình?”
Hãy tưởng tượng đây không phải là lớp học của con, con đang bị lạc
giữa phố chợ đông người! Không thấy bố mẹ của mình đâu.
+ Con sẽ cảm thấy như thế nào khi bị lạc đường?
+ Ai có thể giúp con tìm đường về nhà?
+ Con sẽ nói với họ như thế nào về nơi con sống? Nói với họ bố, mẹ con
đang ở đâu?.
Giải thích và kết luận:
- Trẻ biết nói tên, địa chỉ, số điện thoại. thơng qua trị chơi trẻ được khắc
sâu về nơi sống của gia đình mình, biết số điện thoại của bố mẹ. Phát triển khả
năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá khoa học thơng qua
trị chơi trong hoạt động học:
Trị chơi: Thi xem đội nào nhanh
Môi trường ngày càng bị ôi nhiễm, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn
kiệt. Nên việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hiệu quả là
vô cùng quan trọng, không những thế việc tái chế lại các rác thải đã qua sử dụng
lại cịn quan trọng hơn và vơ cùng cần thiết. Thơng qua các giờ hoạt động phám
phá: Tìm hiểu về một số đồ dùng trong gia đình hay Đồ dùng đồ chơi lớp học của
bé, Đồ dùng, dụng cụ của các nghề, Phương tiện giao thông. Sau đây là một trị
chơi được áp dụng mà tơi lựa chọn trong hoạt động khám phá: Tìm hiểu một số đồ
dụng trong gia đình. Thơng qua trị chơi nhằm:
Mục đích:

- Kể tên được một số đồ dùng trong gia đình, chất liệu của chúng.
- Trẻ nhận biết, phân biệt được các loại rác, đồ dùng bị hỏng có thể tái sử
dụng được là rác, đồ dùng có thể tái chế lại được như: giấy, kim loại, nhựa, vỏ hộp
- Củng cố cho trẻ kỹ năng chú ý quan sát, ghi nhớ có chủ định và so sánh
phân loại.
- Giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi, vứt rác vào đúng nơi quy định, phân
loại rác thải.
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn
6


Chuẩn bị:- Các nguyên vật liệu: Chai, lọ nhựa, vỏ hộp, lon cô ca, hộp sữa,
hộp kẹo bằng kim loại, báo, tạp chí, lõi giấy.
Cách tiến hành: Chơi theo luật tiếp sức.
- Chúng mình vừa được làm quen về một số đồ dùng trong gia đình, có rất nhiều
đồ dùng bị hỏng và rất nhiều rác thải đã qua sử dụng. Nhiệm vụ của mỗi đội là:
+ Lần 1: Chọn đúng những loại rác thải có thể tái sử dụng trong vịng một
bản nhạc, đội nào tìm được đúng và nhiều hơn thì đội đó chiến thắng.
 + Lần 2: Cơ nâng mức độ khó lên. Hai đội sẽ phải tìm những rác thải tái chế
có chất liệu là nhựa, trong vịng một bản nhạc, nếu đội nào tìm được đúng và nhiều
hơn thì đội đó giành chiến thắng.
Hình ảnh: Trẻ phân loại rác thải có thể tái chế được
Trị chơi giúp trẻ phân biệt được những loại rác thải có thể tái sử dụng được
khi chúng ta bỏ chúng đi (chai nhựa, lon bia, vỏ giấy). Thơng qua trị chơi giúp trẻ
hiểu được ý nghĩa của việc tái chế lại các rác thải và biết cách bảo vệ môi trường
xung quanh, biết phân loại chúng. Đồng thời giúp trẻ đoàn kết, hợp tác, chia sẻ
kinh nghiệm với nhau trong khi chơi.
* Trị chơi: Bác lái xe tí hon
Có thể nói tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử
vong nhanh nhất và thương tâm nhất mà bản thân chúng ta không bao giờ mong

muốn và lường trước được. Khơng ai muốn điều đó xảy ra và điều đó sẽ khơng bao
giờ xảy ra nếu chúng ta có những kiến thức căn bản khi tham gia giao thông và ý
thức, trách nhiệm của mỗi người khi tham gia giao thơng. Dưới đây là hoạt động
khám phá: Tìm hiểu một số quy định khi tham gia giao thông. Thông qua việc tiếp
thu nhưng kiến thức mới, trẻ được trải nghiệm, được tham gia các trò chơi, trẻ
được tiếp thu kiến thức mới nhằm:
Mục đích:
- Trẻ biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên phương tiện giao thông
- Biết cách lên - xuống xe, đi đúng làn đường của mình
- Chấp hành nghiêm chỉnh theo luật an tồn giao thơng
- Biết phối hợp, đoàn kết với nhau trong khi chơi
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn
Chuẩn bị: Mũ bảo hiểm: mỗi đội 3 cái mũ, xe đạp 3 bánh 2 cái, mơ hình
đường giao thơng cho trẻ đi
Cách tiến hành:
7


- Cho trẻ đội mũ bảo hiểm, lên xe đạp 3 bánh đi trên làn đường của mình.
- Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào biết cách đội mũ, lên xuống đúng và
nhanh hết hàng hơn sẽ giành chiến thắng.

Hình ảnh: Trẻ thực hành tham gia giao thơng
Giải thích và kết luận
- Thơng qua trị chơi sẽ giúp trẻ biết cách tháo lắp mũ bảo hiểm, biết cách lên
xuống xe, đi đúng làn đường của mình và chấp hành đúng yêu cầu của luật chơi.
* Trò chơi: Ảo thuật - Vì sao ngọn nến tắt.
Vai trị của khơng khí là gì? Chúng mình cùng đi đến trị chơi ảo thuật: Vì
sao ngọn nến tắt để biết được vai trị của khơng khí và từ đó biết bảo vệ mơi
trường, bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá ấy. Qua trị chơi giúp:

Mục đích:
- Trẻ biết khơng khí làm cho nến cháy, khơng có khơng khí thì nến sẽ tắt.
Chuẩn bị: 1 cái cốc, 2 cây nến, 2 cái đĩa
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn
Hình ảnh:Trẻ thực hành thí nghiệm “Vì sao ngọn nến tắt”
Cách tiến hành:
- Đặt 2 cây nến vào trong 2 cái đĩa. Đốt nến cho trẻ thấy hai cây nến
cháy cùng 1 lúc.
+ Quan sát xem điều gì sẽ xảy ra khi dùng cái cốc đó úp lên 1 cây nến đang
cháy, còn 1 cây để nguyên không úp?
- Cho trẻ quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra (Cây nến bị cốc úp thì tắt,
cây nến khơng úp thì vẫn cháy bình thường).
+ Vì sao ngọn nến lại tắt? Trẻ thảo luận
Giải thích và kết luận:
- Cơ giải thích cho trẻ :
+ Cốc (1) cây nến đang cháy là do có khơng khí nên cây nến vẫn cháy bình
thường.
+ Cốc (2) cây nến bị tắt do cốc úp lên bịt kín khơng khí nên khơng khí
khơng lọt được vào bên trong nên cây nến bị tắt.
=> Nến cháy được là nhờ có khơng khí.
8


Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá khoa học thơng qua
trị chơi trong giờ hoạt động ngồi trời
* Trị chơi: Xếp hình người
Qua hoạt động khám phá tìm hiểu về cơ thể của bé tơi đã thiết kế trị chơi:
Xếp hình người từ các hột hạt, sỏi nhằm:
Mục đích:
- Trẻ biết sử dụng hột, hạt, sỏi xếp thành người một cách khéo léo.

- Phát triển tính tò mò khám phá thiên nhiên.
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn
Chuẩn bị: Các nguyên vật liệu khác nhau: Hột, hạt, sỏi.
Cách tiến hành:
- Cho trẻ quan sát các bạn làm một số động tác tập thể dục.
- Trẻ xem mẫu và trẻ biết có thể xếp hình em bé tập thể dục bằng các hột, hạt.
- Trẻ tự chọn nguyên vật liệu và xếp theo ý thích. Cơ giúp đỡ những trẻ còn
lúng túng động viên trẻ xếp đẹp và có sáng tạo.
- Cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của ai đẹp và có sáng tạo. Vì sao?

Hình ảnh: Trẻ tham gia vào trị chơi xếp hình bé tập thể dục
Qua trị chơi xếp hình người trẻ được phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì
trong khi trẻ xếp các hột, hạt thành hình người trẻ cần sự khéo léo của đơi bàn tay
và chính sự khéo léo đó làm phát triển vận động tinh cho trẻ. Để xếp được hình
người đang tập thể dục trẻ tự nhớ và tái tạo lại các động tác thể dục mà mình được
quan sát giúp trẻ phát triển mạnh sự ghi nhớ và tưởng tượng.
Trị chơi: Đầu bếp tí hon
Việc giữ gìn, bảo tồn các phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam là rất
quan trọng, ngoài việc cung cấp các kiến thức cho trẻ thì việc tổ chức các trò chơi
cho trẻ được trải nghiệm để trẻ được ghi nhớ, khắc sâu kiến thức là vô cùng quan
trọng và thiết thực. Bên cạnh đó, cịn rèn thêm các kỹ năng sống cho trẻ nhanh mà
hiệu quả nhất. Thông qua hoạt động khám phá tìm hiểu về ngày Tết Hàn Thực tôi
đã tổ chức cho trẻ được làm ra những chiếc bánh trôi đầy màu sắc và vô cùng hấp
dẫn, được ăn món ăn mà chính tay mình làm ra, trẻ cảm thấy vui và thích thú vơ
cùng. Thơng qua hoạt động đó nhằm:
Mục đích:
9


- Trẻ biết đặc điểm của bánh trơi là dạng hình trịn, được làm từ bột gạo nếp,

bên trong có viên đường đen, bánh trơi có nhiều màu sắc do gạo được ngâm với
nước của các loại lá: lá cẩm, lá dứa.
- Trẻ biết gọi tên các nguyên liệu để làm bánh trôi như: gạo nếp, lá cẩm, lá
dứa, đường viên, hạt vừng, đường.
- Phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ quy trình làm bánh trơi: Chia bột
thành các mẩu nhỏ, sau đó lấy đường viên nhét vào giữa bột, xoay tròn sao cho
phần bột cho che hết phần đường bên trong.
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn
Chuẩn bị: Bột gạo nếp các màu, đường viên, đĩa, thìa.
Cách tiến hành:
- Cơ cho trẻ ngồi thành nhóm, mỗi nhóm 1 đĩa bột, 2-3 khay đựng bột viên, 12 đĩa đựng đường viên. Trẻ rửa và lau khô tay trước khi vào làm. Cô hướng dẫn trẻ
cách làm bánh trơi. Sau đó cơ chia nhỏ bột và cho trẻ tiến hành nặn bánh trôi. Cơ
cho bánh vào nồi nước gừng canh đường làm chín và rắc vừng lên đĩa bánh trôi.
Qua hoạt động này giúp trẻ rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay, kỹ năng quan
sát và ghi nhớ có chủ định. Đồng thời giúp trẻ tái hiện lại những gì mà mình nghe
được, nhìn được và thực hành lên chính sản phẩm đó. Thơng qua hoạt động này trẻ
biết hợp tác với nhau trong khi làm, biết so sánh rút kinh nghiệm để có 1 kết quả
tốt nhất.
Hình ảnh: Trẻ trải nghiệm nặn bánh trôi
Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá khoa học thơng qua
trị chơi trong giờ hoạt động góc:
* Trị chơi: Sự biến đổi của màu sắc
Cuộc sống quanh ta có bao nhiêu điều kì diệu, muôn màu muôn vẻ. Những
người họa sĩ muốn bức tranh đẹp và nên thơ hơn họ phải pha chế những màu sắc
cơ bản thành những màu mới. Để cung cấp những điều mới lạ đó, trong hoạt động
khám phá: Tìm hiểu nghề họa sĩ tơi đã tổ chức trị chơi: Sự biến đổi màu sắc nhằm:
Mục đích:
- Trẻ biết sự kết hợp của hai màu cơ bản để tạo thành một màu mới.
- Phát triển khả năng quan sát, phán đốn và suy luận
Chuẩn bị:

- Màu cơ bản, bút lơng, khăn lau tay, nước, cốc
Cách tiến hành:
10


- Mỗi trẻ một khay màu và bút lông
- Cho trẻ về từng nhóm phán đốn về sự kết hợp của hai màu cơ bản và màu
mới tạo thành.
- Cho trẻ thực hành pha màu tạo màu mới và nêu kết quả.
+ Màu xanh lá cây + Màu đỏ = Màu Nâu.
+ Màu vàng + Màu đỏ = Màu Cam.
+ Màu xanh lá cây + Màu vàng = Màu Xanh Lá Non.
- Trẻ ứng dụng các kiến thức đó vào vẽ tranh, chơi với nước
Hình ảnh:Cơ làm thí nghiệm đổi màu cho trẻ quan sát
Hình ảnh: Trẻ trải nghiệm pha màu
* Trị chơi: Có gì trong chai khơng?
Khơng khí có ở khắp mọi nơi, khơng khí có ở những đâu thì trong hoạt động
khám phá: Tìm hiểu về khơng khí thì trị chơi sau đây sẽ cho ta thấy khơng khí có
ở đâu, liệu có ở trong chai khơng.
Mục đích:
Trẻ biết khơng khí khơng màu, khơng mùi, khơng hình dạng và có ở khắp
mọi nơi.
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn.
Chuẩn bị:
- Một chai thủy tinh khơng đựng gì
- Một thau nước.
Cách tiến hành:
Cho trẻ quan sát chai, nhìn, ngửi xem trong chai có chứa gì khơng. Sau đó
cho chai đó vào trong chậu nước thấy có hiện tượng bong bóng nổi lên trên miệng
chai và cho trẻ nêu nhận xét, giải thích hiện tượng.

Hình ảnh trẻ trải nghiệm: Có gì trong chai khơng?
Có hiện tượng này là do trong chai chứa rất nhiều khơng khí, do khơng khí
khơng màu, khơng mùi nên bằng mắt thường ta khơng nhìn thấy được. Khi cho
chai vào chậu nước khiến nước tràn vào trong chiếm chỗ trong chai nên đẩy khơng
khí ra ngồi thành bọt khí gây ra hiện tượng nổi bong bóng.
Thời điểm tổ chức trò chơi:
11


- Hoạt động góc tại góc bé yêu thiên nhiên: Trị chơi với nước.
* Trị chơi: Đóng vai bác sỹ nha khoa.
“Cái răng cái tóc là vóc con người”. Răng không khỏe sẽ gây ra rất nhiều
hậu quả nghiêm trọng, do đó mà trong hoạt động khám phá khoa học: Tìm hiểu về
nghề Bác sỹ thì tơi đã tổ chức trị chơi: Đóng vai bác sỹ nha khoa nhằm:
Mục đích:
- Trẻ hiểu sâu hơn về cấu tạo và chức năng của răng.
- Giúp trẻ có kỹ năng và thói quen vệ sinh răng miệng thông qua sự giao lưu,
chia sẻ trong q trình tham gia trị chơi.
Chuẩn bị:
- Trang phục, đồ dùng đồ chơi tại góc: Bác sỹ tý hon
- Mơ hình hàm răng, bàn chải đánh răng.
Cách tiến hành:
- Cơ và trẻ cùng thỏa thuận về vai chơi, trị chuyện về cách tham gia vào trò
chơi, dụng cụ sử dụng khi chơi. Trẻ tham gia vào quá trình chơi.
Hình ảnh: Trẻ cùng thảo luận về cách chải răng
Trong quá trình tham gia vào trị chơi trẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình với
bạn một cách tự nhiên qua đó trẻ hiểu sâu hơn về cấu tạo và chức năng của răng,
trẻ nắm được cách vệ sinh răng miệng đúng cách.
Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá khoa học thơng qua
trị chơi trong giờ hoạt động chiều:

Trị chơi: Quả trứng sẽ nổi hay chìm ở dưới nước?
Chúng mình đã được chơi trị chơi thí nghiệm nổi – chìm ở
hoạt động khám phá: Đồ dùng đồ chơi ở lớp. Bây giờ cơ có quả
trứng các bạn đốn xem quả trứng này sẽ nổ hay chìm? Điều gì sẽ
xảy ra khi cơ cho muối vào cốc nước có quả trứng này? Qua trị
chơi này sẽ giúp trẻ:
Mục đích
- Trẻ biết được khi cho muối vào nước thì nồng độ của muối
sẽ đẩy được những vật nhẹ hơn nó
- Phát triển khả năng quan sát, phán đoán và ghi nhớ của trẻ
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn
Chuẩn bị: 2 cái cốc, nước, muối, trứng
12


Cách tiến hành
- Đặt nhẹ nhàng một quả trứng vào cốc nước, điều gì sẽ xảy
ra?
- Cho 1 quả trứng vào cốc nước khác nhưng cho muối vào và
nhẹ nhàng ngoáy lên cho muối tan,quan sát hiện tượng!
+ Liệu quả trứng có nổi khơng nếu chúng ta cho muối vào
cốc nước này?”
Giải thích và kết luận:
- Vì do nồng độ muối đậm đặc trong nước đã đẩy quả trứng
nhẹ hơn so với muối và nổi lên.
* Trò chơi: Sức mạnh của khơng khí.
Khơng khí khơng những làm cho ngọn nến tắt mà khơng khí có sức mạnh vơ
cùng kỳ diệu đấy. Để biết được sức mạnh của khơng khí là gì thì trong hoạt động
giáo dục: Tìm hiểu về khơng khí tơi cịn tổ chức cho trẻ cùng chơi trị chơi: Sức
mạnh của khơng khí nhằm:

Mục đích:
- Trẻ biết khơng khí làm cho nến cháy, khơng có khơng khí thì nến sẽ tắt.
- Khơng khí làm cho nước từ bên ngồi có thể di chuyển vào trong cốc.
Chuẩn bị:
- 2 cái cốc, 2 cây nến, 2 cái đĩa, 2 lọ màu khác nhau, nước
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn
Cách tiến hành:
- Đặt 2 cây nến vào trong 2 cái đĩa. Đốt nến cho trẻ thấy hai cây nến
cháy cùng 1 lúc.
- Pha 2 màu vào 2 cốc nước khác nhau và đổ vào đĩa(khơng đổ nhiều
q) có nến đang cháy.
+ Quan sát xem điều gì sẽ xảy ra khi dùng 2 cái cốc úp lên 2 cây nến đang cháy?
- Cho trẻ quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra (2 Cây nến bị cốc úp lên
không cháy nữa đồng thời thấy nước ở đĩa được hút vào trong cốc).
+ Vì sao ngọn nến lại tắt và nước màu sao lại vào được bên trong cốc ? Trẻ
thảo luận.
- Cơ giải thích cho trẻ :
+ Cây nến cháy được là do có khơng khí nên cây nến vẫn cháy bình thường.

13


+ Khi úp cốc lên cốc bịt kín khơng khí nên khơng khí khơng lọt được vào
bên trong nên cây nến bị tắt.
Hình ảnh: Trẻ thử nghiệm “Sức mạnh của khơng khí”
+ Thêm 1 điều thú vị đó nữa là sức nóng bên trong ngọn nến cộng thêm
chiếc cốc là vật tác động vào nó sẽ hút hết nước bên ngồi vào.
=> Nến cháy được là nhờ có khơng khí.
4.4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua một năm học đưa các trò chơi vào hoạt động khám phá khoa học cho trẻ

tôi cũng đã thu được kết quả tương đối tốt:
Đa số trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động khám phá khoa học, trẻ chú ý vào
luật chơi, cách chơi; thích được nói lên ý kiến của mình cũng như nắm được kiến
thức; kỹ năng tham gia trị chơi tạo khơng khí sơi nổi; hào hứng khi tham gia vào
giờ khám phá. Từ đó, hoạt động giáo dục đạt chất lượng rất cao; trẻ mạnh dạn tự
tin phát biểu ý kiến của mình hơn.
Khi nghiên cứu sáng kiến, bản thân cảm thấy hiểu hơn về nhu cầu của trẻ,
biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục theo chuyên đề “Dạy học lấy trẻ làm
trung tâm” được linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, kỹ năng xử lý các tình huống của tôi
cũng được linh hoạt hơn, chuyên môn cũng như kiến thức dần được chuẩn hóa
hơn, phù hợp dần với nhận thức của trẻ.
Việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh rất tích cực, phụ huynh tham gia
ủng hộ, đóng góp các nguyên vật liệu, các đồ dùng sẵn có rất nhiệt tình. Thơng qua
đó, phụ huynh hiểu được cơng việc của các cô trên lớp, trách nhiệm cũng như vai trị
của mình trong việc giáo dục trẻ để trẻ có cơ hội phát triển một cách tồn diện nhất.
Từ đó, cơ sở vật chất, các đồ dùng đồ chơi tự tạo ở lớp cũng được tăng lên
đáng kể do phụ huynh đóng góp dưới bàn tay khéo léo của các cô đã biến những
cái tưởng chừng như bỏ đi thành những cái có giá trị, phục vụ cho quá trình học và
chơi của trẻ một cách có hiệu quả.
4.5. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sau một năm học thực hiện sáng kiến tại lớp, tôi thấy các biện pháp đã đưa
ra khơng chỉ phù hợp với lớp mình mà cịn có thể áp dụng với tất cả các lớp trong
Trường Mầm non ............... và các trường Mầm non khác trong huyện cũng có thể
áp dụng.
5. Những thơng tin cần được bảo mật: Khơng có
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
14


* Về giáo viên:

- Nắm chắc kiến thức về chương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi.
- Hiểu và nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Có kỹ năng sư phạm tốt và xử lý các tình huống nhanh nhẹn, khéo léo.
- Năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong cơng tác giảng dạy và chăm sóc trẻ.
* Cơ sở vật chất:
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo thông tư 34/2013/TTBGDĐT ngày 17/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số thiết bị quy định tại danh mục một số đồ dùng, đồ chơi – thiết bị dạy học tối
thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 02/2010/TTBGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phòng học rộng rãi, thoáng mát đảm bảo cho trẻ vui chơi, học, ăn, ngủ.
- Khơng gian ngồi trời: rộng rãi, đẹp có khu vui chơi cho trẻ, đảm bảo trẻ
được học và vui chơi thoải mái, được trải nghiệm thường xuyên.
* Phụ huynh học sinh:
- Quan tâm, gần gũi, tích cực trao đổi những kiến thức chăm sóc, ni dạy
trẻ với giáo viên chủ nhiệm.
- Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề do trường phát động để hiểu hơn về
cách chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà.
- Sẵn sàng, tích cực tham gia các phong trào làm đồ dùng đồ chơi, các hội thi
do trường phát động.
* Tài liệu tham khảo:
- Chương trình giáo dục mầm non ban hành theo Thông tư 28/2016/TTBGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư
số 17/2009/ TT- BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi.
- Chuyên đề: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
- Tham khảo trên các trang wed:
+ />+ />+
Chia-se-kinh-nghiem-so-11-Mot-so-tro-choi-thuc-nghiem-cho-tre-mau-giao-khampha-khoa-hoc-677
15



+ />7. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến
Qua một thời gian kiên trì thực hiện biện pháp tổ chức một số trò chơi và
hoạt động khám phá khoa học, đến nay tôi thấy đã đạt được kết quả như sau:
Bảng khảo sát về sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò chơi làm
quen với môn khám phá khoa học, kết quả sau một năm thực hiện:

TT

Tiêu chí khảo sát

Tổng số
trẻ được
khảo sát

Mức độ đạt được
Đạt

Tỷ lệ

Chưa

%

đạt

Tỷ lệ
%

1


Trẻ chú ý vào nội dung, luật
chơi, cách chơi.

32

30

93,8

2

6,2

2

Trẻ thích được nói lên ý
kiến của mình.

32

28

87,5

4

12,5

3


Trẻ nắm được kiến thức, kỹ
năng tham gia trò chơi.

32

29

90,6

3

9,4

Từ những kết quả trên, sau một năm với các trò chơi cho trẻ làm quen với môi
trường xung quanh, tôi thấy rằng các trò chơi đã đem lại một kết quả tốt, phần đại đa
số các trẻ đã bị cuốn hút và thật sự thấy hứng thú, háo hức mỗi khi đến với khám
phá khoa học. Do vậy mà các trẻ rất tự tin khi phát biểu và nói lên ý kiến của mình.
Chứng tỏ các trị chơi đã dần cụ thể hóa, trực quan hóa các kiến thức khoa học trừu
tượng, giúp các trẻ tiếp thu dễ dàng hơn. Qua việc áp dụng các biện pháp: “Tổ chức
cho trẻ hoạt động khám phá khoa học thơng qua các trị chơi ở trẻ 5 tuổi lớp 5 tuổi
B trường Mầm non ...............” đã đạt được các kết quả mong đợi của độ tuổi:
+ Tị mị tìm tịi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh.
+ Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện
tượng và thảo luận về đặc điểm của đối tượng.
+ Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự
đoán, nhận xét và thảo luận.
+ Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách,
tranh ảnh, băng hình, trị chuyện và thảo luận.
+ Phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau.
16



+ Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng.
+ Giải quyết các vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau.
+ Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự giống nhau, khác nhau của các đối
tượng được quan sát.
+ Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động vui chơi, âm nhạc và tạo hình
Thơng qua đó trẻ đã đạt được mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục
mầm non đối với trẻ 5 tuổi.
Như vậy, kết quả áp dụng “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ hoạt động
khám phá khoa học thơng qua các trị chơi ở lớp 5 tuổi B trường Mầm
non ..............., xã ..............., huyện ..............., tỉnh ...............” của tôi đã tương đối
thành công và tạo được thêm cảm hứng cho tơi thiết kế thêm nhiều các trị chơi
mới, theo các chủ đề trong năm học nhằm phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy.
Sau một thời gian thực hiện sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ
hoạt động khám phá khoa học thơng qua các trị chơi ở lớp 5 tuổi B trường Mầm
non ..............., xã ..............., huyện ..............., tỉnh ...............” tôi nhận thấy sự
hứng thú và nhận biết của trẻ của trẻ đối với môn học “khám phá khoa học” đã có
chuyển biến rõ rệt. Vì vậy trong thời gian tiếp theo tơi sẽ thường xuyên áp dụng
biện pháp này tại lớp, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm tổ chức một số trò chơi cho
trẻ làm quen với môn khám phá khoa học với các bạn đồng nghiệp, để cùng nhau
tìm ra phương pháp và cách tổ chức các trò chơi cho trẻ làm quen với môn khám
phá khoa học một cách linh hoạt và sáng tạo nhất. Với sáng kiến này tơi nhận thấy
tính khả thi của nó rất cao. Những kinh nghiệm đúc rút được là rất sát với thực tế.
Các biện pháp này nếu được lặp đi, lặp lại trong năm sẽ thu được kết quả, nhu cầu
mong muốn của sáng kiến.
Tôi hi vọng với những biện pháp này sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú, tự tin nói
lên ý kiến của mình, tự nhiên khi giao lưu chia sẻ với bạn bè và cô giáo, giúp trẻ
nhớ lâu hơn và khắc sâu kiến thức trong khi khám phá môi trường xung quanh.
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng

kiến lần đầu: Khơng có
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
..............., ngày 08 tháng 4 năm 2019
NGƯỜI NỘP ĐƠN
17


...............

18



×