Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TÀI LIỆU THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.92 KB, 24 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường là những nội dung quan trọng trong quy
hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Tại các khu vực đang đối mặt với tình trạng hạ tầng thấp
kém, môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật lây lan, úng ngập hay lụt lội, người ta lại càng thấy tầm
quan trọng của lĩnh vực này.
Đối với các khu đô thị, điểm dân cư mới, chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có
thoát nước mưa, nước thải, góp phần quyết định tính hấp dẫn đối với khách hàng, cũng như
sự phát triển bền vững của khu đô thị đó về lâu dài.
Ở Việt Nam, cho đến nay, đã có khoảng 760 đô thị. Tỷ lệ các hộ đấu nối vào mạng
lưới thoát nước đô thị nhiều nơi còn rất thấp. Các tuyến cống được xây dựng và bổ
sung chắp vá, có tổng chiều dài ngắn hơn nhiều so với chiều dài đường phố, ngõ xóm.
Nhiều tuyến cống có độ dốc kém, bùn cặn lắng nhiều, không ngăn được mùi hôi thối.
Nhiều tuyến cống lại không đủ tiết diện thoát nước hay bị phá hỏng, xây dựng lấn
chiếm, gây úng ngập cục bộ. Úng ngập thường xuyên xảy ra nhiều nơi về mùa mưa.
Nước thải nhà vệ sinh phần lớn chảy qua bể tự hoại rồi xả ra hệ thống thoát nước
chung tới kênh, mương, ao hồ tự nhiên hay thấm vào đất. Nước xám và nước mưa
chảy trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Mới chỉ có gần 10% nước thải đô thị được xử lý. Ở
nhiều khu đô thị mới, mặc dù nước thải sinh hoạt đã được tách ra khỏi nước mưa từ
ngay trong công trình, nhưng do sự phát triển không đồng bộ và sự gắn kết kém với
hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh, nên khi ra đến bên ngoài, các loại nước thải này
chưa được xử lý, lại đấu vào một tuyến cống chung, gây ô nhiễm và lãng phí. Ngoài
ra, cốt san nền của nhiều khu đô thị, đường giao thông và các khu vực lân cận không
được quản lý thống nhất, nên gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng lẫn nhau. Phí thoát
nước hay phí bảo vệ môi trường do nước thải quá thấp, không đủ trang trải chi phí
quản lý.
Biến đối khí hậu cũng đang ngày càng trở thành những thách thức rất lớn đối với công
tác quy hoạch đô thị và xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là ở các đô thị
ven biển. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008, đến năm 2050, mực
nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao thêm 30 cm. Biến đổi khí hậu còn dẫn đến những
hệ quả như lượng mưa tăng, chế độ thủy văn đô thị trái với quy luật ảnh hưởng lớn
đến việc thu gom và tiêu thoát nước thải, nước bề mặt.


2. CÁC PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC THOÁT
NƯỚC CHO CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Thoát nước và xử lý nước thải bền vững cho các đô thị
Nước thải có thể được thu gom và xử lý trong các loại hệ thống thoát nước chung,
riêng, nửa riêng hay hỗn hợp, theo các mô hình tổ chức thoát nước tập trung hay phân
tán. Hệ thống thoát nước tập trung thường được xây dựng cho các khu trung tâm đô
thị, có mật độ dân số cao, có điều kiện xây dựng đồng bộ. Tuy nhiên, phương thức
thoát nước truyền thống này có nhiều hạn chế, vì thế, ngày nay trên thế giới khuyến
khích áp dụng mô hình phân tán, đặc biệt là cho các khu đô thị mới, các vùng ven đô,
nông thôn với các công trình thu gom, xử lý, xả hay tái sử dụng nước thải cho các hộ
riêng lẻ (giải pháp tại chỗ) hoặc khu dân cư (giải pháp phân tán theo cụm). Mô hình
này có những ưu điểm:
- Giảm chi phí đầu tư xây dựng, vận hành và bảo dưỡng do tránh được các tuyến cống
thoát nước dài, đường kính và độ sâu lớn, các trạm bơm nước thải;
- Cho phép sử dụng các giải pháp công nghệ đơn giản, chi phí thấp, tận dụng triệt để
các điều kiện tự nhiên để xử lý nước thải, do phân tán được quỹ đất yêu cầu. Các mô
hình quản lý, cơ chế tài chính áp dụng cũng rất linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể.
- Dễ quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Cho phép phân đợt xây dựng, đầu tư các hợp
phần kỹ thuật từng bước theo khả năng tài chính. Quy mô đầu tư cũng sát với yêu cầu
hơn, tránh lãng phí.
- Cho phép tái sử dụng tại chỗ nước thải sau xử lý (rửa, tưới, bổ cập nước ngầm) và
chất dinh dưỡng tách được (bón cây trồng) Trong một số trường hợp, có thể xử lý
nước thải phân tán đạt mức độ xả ra môi trường, mạng lưới thoát nước mưa, nhờ vậy
tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng và quản lý đường cống thoát nước.
Thoát nước bề mặt bền vững cho các đô thị (SUDS)
Quá trình đô thị hóa đã gây những tác động xấu đến quá trình thoát nước tự nhiên:
dòng chảy tự nhiên bị thay đổi, quá trình lưu giữ tự nhiên dòng chảy bằng các thảm
thực vật và đất bị mất đi, và thay vào đó là những bề mặt phủ không thấm nước như
mái nhà, bê tông, đường nhựa, làm tăng lưu lượng dòng chảy bề mặt (Hình 1.a).
Những dòng chảy này thường bị ô nhiễm do rác, bùn đất và các chất bẩn khác rửa trôi

từ mặt đường. Lượng nước và cường độ dòng chảy tăng tạo nên sự xói mòn và lắng
bùn cặn. Tất cả những yếu tố này gây những tác động xấu đến môi trường, úng ngập,
ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
Các hệ thống thoát nước truyền thống thường được thiết kế để vận chuyển nước mưa
ra khỏi nơi phát sinh càng nhanh càng tốt. Chi phí cho xây dựng và vận hành, bảo
dưỡng các đường cống thoát nước thường rất lớn, trong khi công suất của chúng lại
chỉ có giới hạn và không dễ nâng cấp. Cách làm này dẫn đến nguy cơ ngập lụt, xói
mòn đất và ô nhiễm ở vùng hạ lưu tăng. Việc dẫn dòng chảy bề mặt đi xa và thải còn
làm mất khả năng bổ cập tại chỗ cho các tầng nước ngầm quý giá.
Phát hiện và khắc phục những tồn tại trên, gần đây, người ta đã nghiên cứu và áp
dụng các giải pháp kỹ thuật thay thế, theo phương thức tiếp cận mới: hướng tới việc
duy trì những đặc thù tự nhiên của dòng chảy về dung lượng, cường độ và chất lượng;
kiểm soát tối đa dòng chảy từ nguồn, giảm thiểu tối đa những khu vực tiêu thoát nước
trực tiếp, lưu giữ nước tại chỗ và cho thấm xuống đất, đồng thời kiểm soát ô nhiễm.
Đó chính là những nguyên lý của SUDS.
Cách tiếp cận của thoát nước mưa bền vững SUDS là thoát chậm, không phải thoát
nhanh, để tránh lượng mưa tập trung lớn trong thời gian ngắn. Tiết diện cống sẽ khó
có thể đáp ứng nếu lượng mưa lớn, tốn kém mà nước vẫn tràn cống, gây ngập đường,
lụt nhà. Vì vậy, phải tổ chức thoát nước mưa, kết hợp các biện pháp khác nhau một
cách đồng bộ, sao cho dòng chảy được tập trung chậm. Sử dụng các hồ điều hòa trên
diện tích thu gom và truyền dẫn nước mưa để lưu giữ nước là một cách làm phổ biến
(Hình 1.b). Bên cạnh đó, sử dụng bản thân diện tích bề mặt của thành phố, tăng cường
việc cho nước mưa thấm tự nhiên xuống đất qua các thảm cỏ xanh, đồng thời cải tạo
cảnh quan và điều hòa tiểu khí hậu (Hình 1.c).
Trong trường hợp khả năng kiểm soát dòng chảy tại chỗ bị hạn chế, thì có thể phân
tán dòng chảy theo các lưu vực nhỏ, dẫn nước đi bằng những giải pháp như sử dụng
kênh mương hở và nông, lưu giữ nước mưa trong những hồ chứa và cho thấm xuống
đất ở những khu vực thích hợp. Để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, có thể áp dụng
những giải pháp xử lý tại chỗ trong bãi đất thấm, hồ lắng, bãi lọc trồng cây
Đề xuất tổ chức thoát nước cho các đô thị Việt Nam.

Tổ chức thoát nước cho các đô thị cần dựa trên từng điều kiện cụ thể. Nguyên tắc tổ
chức thoát nước cho các đô thị một cách tổng quát được đề xuất như sau:
- Đối với các khu vực trong đô thị hiện có: vẫn sử dụng hệ thống cống thoát nước
chung, với các tuyến cống bao thu gom các loại nước thải và nước mưa đợt đầu,
không cho chảy trực tiếp vào sông, hồ, kênh mương mà dẫn bằng các tuyến cống
chính về các trạm xử lý nước thải. Trên các tuyến cống chính này, gần nguồn tiếp
nhận, để giảm chi phí vận chuyển và xử lý nước thải, bố trí các giếng tràn tách hỗn
hợp nước mưa đợt sau và một phần nước thải đã được pha loãng, tràn qua đập tràn
chảy ra nguồn tiếp nhận. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, mật độ dân cư, quỹ đất, nhu cầu
tái sử dụng nước thải mà có thể áp dụng mô hình thoát nước tập trung hay phân tán,
với công nghệ hiện đại hay chi phí thấp.
- Đối với các khu đô thị xây dựng mới, xây dựng hệ thống thoát nước riêng, xử lý
nước thải đạt yêu cầu trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Trong giai đoạn chưa có điều kiện xây dựng đầy đủ các tuyến cống thoát nước riêng
và trạm xử lý nước thải, vẫn phải coi trọng và phát huy vai trò của bể tự hoại để xử lý
nước đen, hay nước đen và nước xám từ các hộ gia đình, nhà chung cư, cơ quan, cơ
sở dịch vụ Bể tự hoại phải được thiết kế, xây dựng và quản lý đúng quy cách.
- Đối với các đô thị miền núi, có độ dốc dọc đường lớn, thuận lợi cho việc thoát nước,
nên sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Các thị trấn, các khu vực ven đô, có thể áp
dụng loại hệ thống thoát nước riêng giản lược, với đường kính nhỏ, chôn nông dọc vỉa
hè, sơ đồ đấu nối xuyên tiểu khu, cùng với các kênh, mương, cống sẵn có để thoát
nước bề mặt, sẽ giảm thiểu tối đa chi phí xây dựng và quản lý hệ thống thoát nước.
- Đối với các đô thị vùng đồng bằng, độ dốc cống nhỏ, cần triệt để tận dụng các mặt
nước đô thị làm hồ điều hoà, kênh mương dẫn nước và giảm độ sâu chôn cống.
- Đối với các đô thị ven biển, địa hình bằng phẳng, khó tạo được độ dốc cống thuận
lợi, lại ít có các sông mương và hồ điều tiết, do điều kiện địa chất phần lớn là cát và
cát pha. Ở các đô thị này, có thể lợi dụng nước triều lên xuống hàng ngày, xây dựng
các cống tự động đóng/mở theo mực nước triều để thoát nước và thau rửa hàng ngày
hệ thống cống.
- Cố gắng áp dụng các giải pháp thoát nước bền vững càng sớm càng có lợi. Lồng

ghép phương thức này với quy hoạch phát triển không gian đô thị; quản lý chặt chẽ
cao độ san nền, tiêu thoát nước của các khu vực đô thị mới phát triển; đảm bảo sự
thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa thoát nước với hệ thống thủy văn đô thị và toàn
lưu vực, kể cả hệ thống thủy nông, tiêu thoát lũ, điều tiết hồ chứa thủy điện ở thượng
lưu và hạ lưu
Trong đô thị, áp dụng các giải pháp như tạo các hồ điều tiết, các kênh mương hở, tăng
mật độ cây xanh, vườn hoa, công viên, tạo vùng trũng xanh thấm nước dọc đường
giao thông

Sơ đồ 1. Nguyên tắc thoát nước bề mặt bền vững
(a) Dòng chảy tập trung do bề mặt phủ đô thị bị thay đổi;
(b) Trở về dòng chảy tự nhiên ban đầu nhờ các giải pháp làm chậm dòng chảy bề
mặt;
(c) Giảm lưu lượng nước cần thoát nhờ các giải pháp làm chậm dòng chảy và thấm
Thu gom và tái sử dụng nước mưa
Công thức cơ bản xác định lưu lượng nước mưa cần tiêu thoát là: Q = ø.q.F (l/s),
trong đó: ø là hệ số dòng chảy, tùy thuộc từng loại bề mặt phủ; q là cường độ mưa
(l/s/ha) và F là diện tích lưu vực thoát nước mưa (ha). Yếu tố có thể kiểm soát nhằm
giảm thiểu đáng kể lưu lượng nước mưa tập trung tức thời chảy vào mạng lưới thoát
nước chính là hệ số dòng chảy ø. Mái nhà, đường nhựa, bề mặt bê tông có hệ số ø =
0,9 - 0,95; đường đất: 0,4 - 0,5; công viên, vườn hoa, thảm cỏ: 0,1 - 0,3. Chỉ cần thay
đổi hệ số dòng chảy từ 0,4 đến 0,8, lưu lượng sẽ thay đổi theo gấp 2 lần. Giả sử với
lưu vực thoát nước của đô thị diện tích 100 ha, trận mưa 1 ngày có lượng mưa 120
mm ứng với chu kì lặp lại P = 1 năm, hệ số dòng chảy trung bình 0,6. Ta có: Dung
lượng nước mưa cần thoát là W1 = 72.000 m
3
. Nếu trong lưu vực có 7,0 ha hồ, với
chiều cao điều tiết nước trước và sau khi mưa là 0,5 m, ta có: dung lượng điều hòa
W2 = 35.000 m
3

. Dung lượng nước mưa thực tế cần thoát khi đó chỉ còn là W3 =
37.000 m
3
. Như vậy nếu diện tích nước mặt đô thị đạt tỉ lệ 7,0 % diện tích lưu vực thì
lượng nước cần tiêu thoát ngay tính ra đã giảm được một nửa. Đó là chưa kể các tác
dụng quan trọng của hồ điều hòa như cải thiện điều kiện vi khí hậu, tăng giá trị du
lịch, cảnh quan, sinh thái

Thu gom và tái sử dụng nước mưa trong đô thị

Các diện tích công cộng lớn như quảng trường, bãi đỗ xe, vỉa hè, thậm chí đường giao
thông - như một số nước đã làm, phải sử dụng các vật liệu cho nước bề mặt thấm
xuống, qua lớp sỏi đệm ở dưới rồi mới tới được các đường ống ngầm thu nước. Hai
bên và giữa đường cao tốc phải thiết kế lõm xuống, trồng cỏ và tạo các bãi thấm lọc
tự nhiên, vừa làm chậm dòng chảy, vừa cho phép làm sạch nước bề mặt khỏi cặn, kim
loại nặng, dầu mỡ , chứ không làm gồ lên và dồn nước mưa ngay xuống cống. Thực
tế cho thấy, diện tích xây dựng để khai thác kinh tế đang chiếm phần lớn chứa đất
dành cho những bãi thấm, thảm thực vật và công trình công cộng ở các đô thị Việt
Nam còn chưa được quan tâm. Nhìn một cách tổng thể, cách làm vậy thực ra lại gây
thiệt hại về kinh tế, khi thành phố bị úng ngập, lụt lội do mưa. Người ta đã tính sơ bộ,
cho thấy đợt mưa cuối tháng 10/2008, Hà Nội đã thiệt hại trên 8000 tỷ đồng, nghĩa là
xấp xỉ bằng kinh phí đầu tư cho dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 và 2 cộng lại
(1996 - 2015).
Hiện có nhiều giải pháp thích hợp có thể giảm thiểu sự úng ngập mà mỗi hộ dân có
thể đóng góp sức vào đó như làm các bể chứa thu nước mưa tại mỗi gia đình, mỗi tòa
nhà. Cách làm này vừa cho phép sử dụng nguồn nước quý trời cho trong sinh hoạt,
tưới vườn, rửa xe mà còn giảm thiểu đáng kể lưu lượng nước mưa tập trung vào hệ
thống thoát nước đô thị. Đó cũng là giải pháp quan trọng khi mà nhiều đô thị còn
đang thiếu nước sạch. Theo tính toán, với lượng mưa 1600 mm/năm ở Hà Nội, mỗi hộ
chỉ cần một bể nước mưa 6 m

3
thì cũng đủ dùng để dội toilet cho cả năm, đồng thời
làm chậm dòng chảy nước mưa đi rất nhiều. Có thể xây dựng các bể chứa nước ngầm
dưới mỗi tòa nhà và cho cả khu nhà hay các khu vực công cộng, làm thành các hồ
điều hòa thu nước mưa. Nước trữ có thể dùng để tưới đường, rửa cây, cứu hỏa hay
cho thấm xuống bổ cập cho nước ngầm. Trên Thế giới đã có nhiều nước phát triển các
mô hình khu đô thị sinh thái rất thành công và ngày càng phổ biến, trong đó phương
thức tiếp cận thoát nước đô thị bền vững, thu gom và tái sử dụng nước mưa được áp
dụng, lồng ghép hài hòa với các giải pháp quy hoạch đô thị, kiến trúc và kỹ thuật hạ
tầng khác (Hình 6).
3. MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ NƯỚC ĐÔ THỊ
Xử lý nước thải phân tán với bãi lọc trồng cây (Constructed Wetland)
Trên hòn đảo du lịch Phi Phi (Thái Lan), nơi từng bị ảnh hưởng nặng nề của thảm họa
sóng thần năm 2005, người ta vừa xây dựng một hệ thống XLNT phân tán đẹp và hiệu
quả cho các khách sạn, nhà hàng, công suất 400 m
3
/ngày, bao gồm các bể tự hoại và
chuỗi các bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng và dòng chảy nằm ngang, kết
hợp với bãi lọc trồng cây ngập nước và hồ sinh học, bố trí ngay trong khuôn viên khu
nghỉ dưỡng. Nước thải sau xử lý được tái sử dụng cho tưới vườn.
Khu đô thị Eco-Park có tổng diện tích 500 ha, là một trong những khu đô thị sinh thái
lớn nhất Việt Nam đang được khẩn trương xây dựng. Eco-Park dành tới gần 30% diện
tích cho cây xanh, mặt nước. Hệ thống thoát nước được thiết kế riêng hoàn toàn.
Nước thải được thu gom và xử lý riêng. Nước mưa, trước khi được tập trung và chảy
ra nguồn tiếp nhận, được thu gom qua hệ thống kênh dẫn có dung lượng chứa lớn ở
trong khu đô thị. Dòng chảy len lỏi giữa các khu phố hình các ngón tay, được thiết kế
như các con kênh tự nhiên, luôn ở trạng thái dòng chảy động, để cải tạo cảnh quan và
tăng cường khả năng tự làm sạch. Nước bổ cập cho hệ thống nước mặt này được xử lý
bằng các bãi lọc ngập nước trồng thực vật. Các bãi thấm, thảm cỏ được bố trí hợp lý
trong khu đô thị.



Khu đô thị sinh thái Eco-Park, Văn Giang, Hưng Yên Bề mặt phủ cho phép thấm
nước mưa
Đây là một trong những dự án đầu tiên trên Thế giới áp dụng một cách đồng bộ
phương thức quản lý tổng hợp nguồn nước, thoát nước bền vững vào thực tế ở quy
mô lớn. Nước cấp sinh hoạt trong tổ hợp được xử lý bằng công nghệ lọc màng, sản
xuất ra nước uống trực tiếp. Nước thải được tách riêng thành các đường ống vận
chuyển nước đen (từ toilet) và nước xám. Nước đen được đưa về Trạm xử lý nước
thải, xử lý tới bậc 3, và được tái sử dụng làm nước dội toilet, cứu hỏa, làm mát, tưới
cây, rửa đường. Nước xám được xử lý sơ bộ rồi được tái sử dụng làm nước tưới.
Nước mưa, một phần được thoát ra sông Bai Shi, một phần được thu gom và chảy qua
bãi lọc ngập nước trồng thực vật để kiểm soát chất lượng trước khi chảy ra hồ sinh
thái trong Công viên. Đây cũng là nguồn cấp nước cho Trạm xử lý nước cấp của khu
vực này. Rác thải hữu cơ từ sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt được thu gom và chế biến
thành phân vi sinh compost, dùng để cung cấp cho các hộ nông dân trong tổ hợp, hoặc
bón cho chính cây trồng trong Công viên.
Tổ hợp có tổng diện tích 300 ha, được khởi công xây dựng 12/2009, dự kiến hoàn
thành và đưa vào sử dụng trong năm 2011.
4. KẾT LUẬN
Tùy điều kiện cụ thể, thoát nước và xử lý nước thải phân tán, hay thoát nước bề mặt
bền vững cho phép áp dụng linh hoạt các giải pháp công nghệ khác nhau. Các giải
pháp được đề xuất là: quản lý nước thải phân tán, với các công nghệ thoát nước và xử
lý nước thải chi phí thấp, quản lý nước bề mặt bền vững theo phương thức tự nhiên -
thoát chậm, lồng ghép thoát nước bề mặt với quản lý nước thải, rác thải, bùn cặn và
cấp nước. Vấn đề sản xuất biogas thu được từ xử lý bùn, rác hữu cơ, nước thải đô thị
làm nguồn nhiên liệu thay thế, tái sử dụng lại nước thải và bùn cặn trong nông nghiệp
một cách kinh tế và an toàn cũng cần phải được coi trọng. Chất thải không phải là
chất thải, mà là nguồn tài nguyên.
Các giải pháp này mang lại những lợi ích như kiểm soát ô nhiễm nước, đất, không

khí, ngăn ngừa bệnh tật, giảm thiểu úng ngập, xói mòn, làm đa dạng và tăng giá trị
của hệ sinh thái nước, bổ cập nguồn nước ngầm, ổn định dòng chảy các dòng sông,
tiết kiệm nước cấp nhờ thu gom và tái sử dụng nước mưa, cải thiện cảnh quan sinh
thái đô thị, tăng giá trị thương mại của khu đất và nâng cao thiết thực chất lượng cuộc
sống.
Để có thể thực hiện được quản lý nước thải bền vững cho các khu đô thị, chủ đầu tư
phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nước thải đối với sức khỏe
cộng đồng, môi trường sinh thái, lợi ích lâu dài trong kinh doanh. Bên cạnh đó, cần
thiết xem xét, điều chỉnh, cập nhật, bổ sung các tiêu chuẩn thiết kế thoát nước cho phù
hợp với điều kiện Việt Nam, đặc biệt là để ứng phó với biến đổi khí hậu. Áp dụng
triệt để phương thức tiếp cận tổng hợp, quản lý theo lưu vực. Thoát nước, xử lý nước
thải, cũng như các vấn đề hạ tầng kỹ thuật đô thị khác, cần được giải quyết một cách
đồng bộ, và càng lồng ghép sớm từ khâu quy hoạch, chi phí càng giảm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất lựa chọn các giải pháp thoát
nước và xử lý nước thải chi phí thấp trong điều kiện Việt Nam (Mã số B-2003-34-45).
Chủ nhiệm: PGS. TS. Nguyễn Việt Anh. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, Trường
Đại học Xây dựng thực hiện (2003 - 2004).
2. Bích Thủy. Eco-Park, đô thị của tương lai. Tạp chí Xây dựng, số tháng 9-2009.
3. Nguyễn Văn Cầm. Đề xuất phương án, sơ đồ tổ chức thoát nước cho các đô thị.
Tham luận tại Hội thảo Thoát nước đô thị bền vững. Trung tâm KTMT ĐT&KCN
(CEETIA), Trường Đại học Xây dựng - Trung tâm Kỹ thuật Nước và Phát triển
(WEDC), Đại học tổng hợp Loughborough, Anh quốc. 20/3/2003.
4. Nguyễn Việt Anh. Thoát nước đô thị bền vững và khả năng áp dụng tại Việt Nam.
Tham luận tại Hội thảo Thoát nước đô thị bền vững. Trung tâm KTMT ĐT&KCN
(CEETIA), Trường Đại học Xây dựng - Trung tâm Kỹ thuật Nước và Phát triển
(WEDC), Đại học tổng hợp Loughborough, Anh quốc. 20/3/2003.
Thách thức và khuyến nghị
Các khuyến nghị chính của ngành :
(1) Bổ sung và cập nhật quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn và đô thị đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của các tỉnh, thành. Lồng ghép tốt quy hoạch kỹ thuật hạ tầng với
quy hoạch chung phát triển đô thị. Lưu ý vấn đề tái sử dụng nước, thu hồi tài nguyên từ quản lý chất
thải, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đối với cấp nước và VSMT nông thôn, cụ thể hoá quy hoạch đến
cấp huyện, xã gắn với quy hoạch thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới.
(2) Nhà nước cần thiết lập một đơn vị, cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm quản lý việc đánh
giá, thu thập số liệu và duy trì cơ sở dữ liệu về nước sạch vệ sinh môi trường toàn quốc trong đó cơ
chế phối hợp giữa các bộ ngành liên quan tới cấp nước và vệ sinh môi trường cần phải được cải thiện
để khắc phục sự chồng chéo và lấp các chỗ trống trong quản lý Nhà nước các cấp trong lĩnh vực, đặc
biệt là vấn đề quy hoạch, khung pháp lý và các công cụ kiểm soát, hệ thống văn bản pháp quy và quy
chuẩn, tiêu chuẩn trong lĩnh vực,việc phân bổ nguồn lực đầu tư cho kỹ thuật hạ tầng và bảo vệ môi
trường.
(3) Xây dựng, nâng cấp, nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành các công trình cấp nước sạch
hiệu quả, bền vững, đảm bảo cả số lượng và chất lượng nước cấp. Đẩy mạnh hoạt động cung cấp
nước sạch từ phục vụ sang dịch vụ hàng hoá. Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các công trình cấp nước
nông thôn và đô thị ở cả khía cạnh kỹ thuật và xã hội để tăng tỷ lệ bao phủ về cấp nước. Trọng tâm
nhằm phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước phù hợp môi trường, thích ứng với biến
đổi khí hậu. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng nước các công trình cấp nước nông thôn và đô
thị, đặc biệt là công trình cấp nước tập trung.
(4) Tiếp tục triển khai nhân rộng việc áp dụng Kế hoạch cấp nước an toàn trong cả khu vực
cấp nước đô thị và nông thôn, coi đó là biện pháp hữu hiệu đảm bảo cấp nước an toàn, giảm thiểu rủi
ro phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường nước, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Tiếp
tục nghiên cứu ứng dụng xây dựng thí điểm các mô hình quản lý, công nghệ phù hợp các vùng đặc thù;
tổ chức đánh giá và nhân rộng những mô hình thành công ở những vùng có điều kiện tương tự trên
toàn quốc. Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng, sử dụng và sản xuất nguyên vật liệu và thiết bị trong nước
phù hợp với các vùng đặc thù, hạ giá thành trong xây dựng và xử lý nước, hình thành mạng lưới dịch
vụ cung cấp.
(5) Thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân.
(6) Trang bị thông tin mới về các giải pháp kỹ thuật nhà tiêu chi phí thấp và thông tin về các
phương án tài chính, hỗ trợ vốn hoặc vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp. Phối hợp với Ngân hàng
Chính sách Xã hội Việt Nam, Unicef và các tổ chức NGOs tuyên truyền tốt hơn về các chương trình vay

vốn ưu đãi cho mục tiêu vệ sinh hộ gia đình, và định hướng hơn vào đối tượng người nghèo xây dựng
và sử dụng hiệu quả các công trình nhà tiêu hộ gia đình, trường học, trạm y tế. Tạo điều kiện cho mỗi
gia đình nông thôn lựa chọn, đầu tư và xây dựng một nhà tiêu HVS phù hợp với nhu cầu, sở thích,
năng lực tài chính và sử dụng hiệu quả nhà tiêu HVS hộ gia đình.
(7) Thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong
sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng và sử dụng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh,
thực hành các hành vi vệ sinh và bảo vệ môi trường nông thôn và đô thị. Thông tin, giáo dục, truyền
thông nâng cao nhận thức và thực hành hành vi vệ sinh trong trường học, mẫu giáo, nhà trẻ, trạm xá và
khu vực công cộng.
(8) Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực các ngành, các cấp thực hiện chương trình.
(9) Tăng cường hợp tác quốc tế. Tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế cả về kinh nghiệm,
khoa học công nghệ, vốn. Tăng cường phối hợp với các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong áp dụng
thực tế, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ, kế thừa kinh nghiệm quản lý vận hành, xây dựng
cơ chế mới và phương pháp tiếp cận hiệu quả.
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC BẰNG CÁCH “TÁI CHẾ”
Tại hội nghị hội thảo “Công nghiệp nước và Môi trường của Israel và cơ
hội hợp tác với Việt Nam”, ông Hezi Bilik, Kỹ sư trưởng, cơ quan quản
lý nước Israel cho biết, từ một đất nước sa mạc khô cằn, Israel ngày nay
đã trở thành quốc gia tiên phong trên thế giới về công nghệ nông nghiệp
với các giải pháp thủy lợi, phát triển công nghệ nhà kính và quản lý nước.
Israel xử lý gần 75% lượng nước thải tái sử dụng trong nông nghiệp.
Dự kiến tới năm 2013 các nhà máy khử mặn ở Israel sẽ cung cấp hơn 500
triệu m3 nước mỗi năm, đáp ứng 35% nhu cầu nước ngọt trong nước.
Israel làm được điều này, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết, từ công nghệ
thông minh và kinh nghiệm mà họ đã tích lũy được trong thời gian dài.
Ở Israel, nước thải công nghiệp và sinh hoạt đều được thu gom vào các
hệ thống xử lý tập trung. Ở các hệ thống, tùy theo mỗi loại nước thải khác
nhau mà công nghệ ứng dụng cũng rất khác nhau. Đơn cử như xử lý dựa
vào từ tính (sử dụng thanh nam châm để tách các chất hữu cơ độc hại như
dầu, chất tẩy rửa, hóa chất nhuộm và kim loại nặng trong nước thải); xử

lý bằng phương pháp kết đông điện từ (xử lý loại bỏ kim loại nặng trong
nước bằng việc đưa hyđrôxyt kim loại trùng hợp, là phương pháp dùng để
xử lý nước thải công nghiệp và đô thị); xử lý bằng cách làm lắng đọng
(nước được làm sạch bằng việc lắng chất bẩn có thể được sử dụng trong
nông nghiệp). Hoặc việc xử lý dựa trên sự kết hợp khoa học giữa công
nghệ và tự nhiên.
Ví dụ như, nước cấp cho nuôi cá giống, thải ra tiếp tục cho nuôi cá thịt,
rồi đến nuôi gia súc, cuối cùng tưới cho cây trồng. Công nghệ tưới cũng
hiện đại theo hướng tiết kiệm tối đa nguồn nước ngọt sạch. Thiết bị cảm
biến độ ẩm được chôn dưới đất cung cấp thông tin về độ ẩm trước khi
định hình chế độ tưới. Điều này giúp họ hạn chế tối đa lượng nước thừa.
Ông Bùi Văn Quyền, Vụ trưởng Cơ quan đại diện Bộ KH-CN cũng đã
nhận định, Israel là nước có nền KH-CN phát triển, nhất là trong lĩnh vực
công nghệ cao, công nghệ xử lý nước. Các nhà khoa học Israel đã phát
triển nhiều công nghệ mới để giải quyết vấn đề khan hiếm nước, ô nhiễm,
nâng cao chất lượng nguồn nước và các công nghệ tưới tiêu, cung cấp
nước.
Không chỉ thế, ý thức tiết kiệm nước đã trở thành tôn chỉ hàng đầu ở đất
nước này. Những kinh nghiệm quý giá về xử lý nước thải của Israel đáng
để các cơ quan chức năng nước ta học tập và áp dụng. Vì trên thực tế,
hiện nay, ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối lo của toàn
xã hội. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải chưa qua
xử lý của các nhà máy trong khu công nghiệp, khu chế xuất và nước thải
từ sinh hoạt, chăn nuôi gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của
con người.
SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở ÚC
Không ai có thể tồn tại nếu không có nước nhưng con người
vẫn có thể sống tốt nếu không có kim cương. Vậy tại sao
nước lại rẻ hơn kim cương? Adam Smith, một người Úc thắc
mắc.

Nhu cầu nước ở Úc sẽ tăng 76%
Dĩ nhiên, việc so sánh giá trị giữa nước với kim cương là khập
khiễng. Vấn đề mà Adam Smith, một người khá hiểu biết về cuộc
sống và kinh tế học, cốt ý nói ở đây chỉ là sự ‘khó hiểu’ về việc con
người chưa định giá, cung cấp và sử dụng nguồn tài nguyên cực
kỳ quan trọng như nước một cách hiệu quả.
Đối với nước Úc, nơi dân số đang gia tăng mạnh và khan hiếm
nước trong nhịp sống thường ngày, thì nguồn tài nguyên nước rất
được quan tâm.
Rebecca Gill, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu độc lập,
đã công bố báo cáo nghiên cứu về ‘Việc cung cấp nước sạch cho
dân số Úc đang gia tăng’.
Báo cáo Các thế hệ dân số năm 2010 của Bộ Ngân khố Úc dự
báo dân số Úc sẽ tăng 63%, lên tới 35.9 triệu người vào năm
2050. Do 85% dân số Úc sống ở vùng đô thị, số dân tăng thêm sẽ
tập trung chủ yếu ở các thành phố. Tổ chức Dịch vụ cung cấp
nước sinh hoạt Úc (WSAA) dự đoán đến năm 2056, nhu cầu nước
sẽ tăng 76%.
Nước dùng trong các hộ gia đình chỉ chiếm khoảng 13% lượng
nước tiêu thụ, trong khi nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm
50%.
Do vậy, các nhà hoạch định chính sách lập kế hoạch cung cấp, sử
dụng và chi phí nước sạch cho tương lai cần tập trung vào các
thành phố ở Úc hơn các khu vực nông thôn và nông nghiệp.
Thách thức về nguồn nước
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu nhân khẩu học nổi tiếng Bob Birrel tin
rằng các thành phố của Úc sẽ phải định hướng lại chiến lược phát
triển dân sinh và cơ sở hạ tầng ‘một cách hoàn toàn’ để đáp ứng
nhu cầu về nước ngày càng gia tăng. Thực tế tăng trưởng dân số
không đảm bảo được việc đại tu đồng bộ cơ sở hạ tầng nước và

đô thị.
Với lượng mưa hàng năm thấp nhất trong các châu lục (trừ Nam
cực), người dân Úc luôn phải có kế hoạch tìm kiếm nguồn cung
cấp nước đáng tin cậy. Tuy nhiên, nước Úc hiện khai thác dưới
10% nguồn nước ngọt, nghĩa là mỗi người có khoảng 19.700 mét
khối nước mỗi năm, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 4.300
mét khối/người.
Thách thức về nguồn nước ở Úc không phải là lượng mưa mà do
sự phân bố lượng mưa rất đa dạng.
Sự phân bố đa dạng lượng mưa không chỉ thể hiện theo mùa mà
còn theo từng năm. Thời kỳ khô hạn El Niño mới chấm dứt gần
đây và nước Úc đang trải qua thời kỳ La Niña với lượng mưa lớn.
Kế hoạch dài hạn về nước có thể đảm bảo nguồn cung cấp nước
ổn định trong các giai đoạn khô hạn hoặc mưa nhiều này. Tuy
nhiên, sau một thập kỷ khô hạn, các nhà hoạch định chính sách ở
Úc cảm thấy lưỡng lự chưa muốn từ bỏ tâm lý sử dụng đập ngăn
nước.
Trước đây, đập ngăn nước được xây dựng để ổn định nguồn cung
cấp nước đáng tin cậy và là nơi dự trữ nước khổng lồ. Thời kỳ xây
đập nước cuối cùng chấm dứt vào năm 1990. Tuy nhiên, quan
điểm xây dựng thêm những đập nước mới được đề cập đến rất
nhiều trong các cuộc tranh luận về dân số.
Hầu hết ở các dòng sông ở Úc đã được xây dựng ít nhất một đập
ngăn nước. Có thể nếu việc xây đập nước mới không được coi là
một lựa chọn thì Chính phủ Úc cần xem xét các lựa chọn khác
như nguồn cung cấp nước mới, công nghệ và việc định giá nước
sạch.
Tái chế nước
Phương pháp tái chế nước và khử muối từ nước biển có chi phí
cao và tiêu tốn năng lượng. Tuy nhiên, hai phương pháp này

không phụ thuộc vào lượng mưa và có thể hỗ trợ các đập chứa
nước cung cấp nước cho lượng dân số đang tăng trưởng ở Úc.
Tái chế nước có thể bổ sung hàng triệu lít nước cho nguồn cung
cấp nước đô thị. Với công nghệ tiên tiến hơn, tỉ lệ tái sử dụng
nước trên đầu người trên khắp nước Úc đã tăng từ 7 mét khối
nước vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước lên tới 21 mét khối nước
vào năm 2004/05.
Tuy vậy, trong 5 năm vừa qua, tỉ lệ nước tái chế trong nguồn cung
cấp nước tổng thể vẫn duy trì ở mức 4%.
Hầu hết các thành phố chính của Úc đều nằm ở ven biển. Việc áp
dụng phương pháp khử muối nước biển có khả năng cung cấp
lượng lớn nước sinh hoạt đáp ứng nhu cầu nước đô thị trong một
tương lai không xa.
Hiện tại, các nhà máy khử muối nước biển cung cấp khoảng 0,3%
tổng lượng nước ăn. Tổ chức Dịch vụ Nước sinh hoạt Úc (WSAA)
dự đoán tổng công suất của 6 nhà máy khử muối nước biển tại
các thành phố lớn (Sydney, Melbourne, Đông Nam Queensland,
Perth và Adelaide) sẽ có thể đáp ứng nhu cầu nước bổ sung theo
dự đoán đến năm 2026.
Sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước
Các thiết bị sử dụng nước hiệu quả cũng đóng vai trò ngày càng
quan trọng trong việc tiết kiệm nước.
Sử dụng vòi hoa sen và bồn cầu có hai nút giật nước hay thiết bị
phát hiện nước rò rỉ hoặc các loại máy giặt hầu như không dùng
nước, các hộ gia đình có thể tiết kiệm lượng nước tiêu thụ, giảm
áp lực đối với cơ sở hạ tầng nước sinh hoạt hiện nay trong tình
trạng dân số đang gia tăng.
Thông qua các chương trình quản lý nhu cầu, giảm tỉ lệ nước rò rỉ
và tăng cường lượng nước tái chế, Sydney đã duy trì lượng nước
sử dụng theo mức của những năm 1970 trong khi dân số của

thành phố này đã tăng thêm 1,3 triệu người.
Cơ chế định giá nước
Cơ chế định giá đa dạng tùy thuộc vào mức độ khan hiếm nước
cũng có thể giúp điều chỉnh nguồn cung nước sạch trong khi mức
nước dự trữ ở các đập ngăn nước giảm xuống.
Bằng việc định giá nước cao khi mực nước dự trữ trong đập thấp
và ngược lại, người dân có thể có nguồn cung cấp nước liên tục.
Thay cho việc hạn chế lượng nước còn lại trong đập thông qua
các quy định nghiêm ngặt hoặc định giá nước cao vĩnh viễn, việc
định giá nước cao tạm thời có thể đảm bảo cho các nhà máy khử
muối nước biển cung cấp lượng nước bổ sung theo nhu cầu.
Để có thể thực hiện cơ chế định giá nước như trên, Chính phủ Úc
cần có hệ thống đo lượng nước tiêu thụ chính xác trong các đô thị.
Theo Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế, Úc đã đo lượng nước
tiêu thụ của 84% hộ gia đình vào năm 2008. Thụy Điển, Pháp, và
Cộng hòa Czech đã đo được lượng nước tiêu thụ ở 100% hộ gia
đình.
Mặc dù đo lượng nước tiêu thụ ở các căn hộ riêng lẻ khó khăn
hơn so với ở các ngôi nhà biệt lập, việc tăng cường đo lượng
nước tiêu thụ cũng có nghĩa là giá nước nằm trong toàn bộ chi phí
dịch vụ.
Vấn đề cung cấp nước và định giá nước hợp lý vẫn đang là điều
được quan tâm ở Úc. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Rebecca
Gill, đây là những vấn đề có thể giải quyết bằng sự khéo léo, các ý
tưởng mới mẻ cũng như dựa vào các tiến bộ công nghệ.
Xử lý chất thải và thu hồi tài nguyên - giải pháp bền vững cho
các đô thị Việt Nam
Ngày 2/12, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường tổ chức hội thảo "Xử lý
chất thải và thu hồi tài nguyên - giải pháp bền vững cho các đô thị Việt Nam", với sự
tham gia của nhiều nhà khoa học Việt Nam, Cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, Pháp,

Anh Các nhóm nghiên cứu đã giới thiệu nhiều giải pháp xử lý chất thải, nước đen,
nước xám để tái sử dụng cho một số nhu cầu cấp nước đô thị và bổ cập an toàn cho
nguồn tiếp nhận.
Trong tương lai gần, hệ thống thoát nước ở các đô thị hiện có ở Việt Nam vẫn là hệ
thống thoát nước chung, riêng hỗ hợp, bể tự hoại vẫn tồn tại và phát huy vai trò xử lý
cục bộ, chất thải rắn chưa được thu gom 100% và chưa thể tổ chức phân loại tại
nguồn một cách rộng rãi. Bên cạnh đó, những vấn đề về quy hoạch phát triển đô thị
vẫn sẽ còn phải điều chỉnh, thay đổi. Vì vậy, có rất nhiều cơ hội để áp dụng các giải
pháp kỹ thuật mới, tránh lặp lại các phương thức quản lý chất thải cồng kềnh, tốn
kém, lãng phí tài nguyên.
Đang chồng chéo các dự án nghiên cứu xử lý rác thải
Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường phối hợp một số tổ
chức bước đầu nghiên cứu xử lý sinh học kỵ khí kết hợp bùn bể tự hoại và rác nhà
hàng ở chế độ lên men nóng 55độ C. Tỷ lệ phân hủy chất hữu cơ đạt 80%, với 70%
thành phần khí sinh học thu được là biogas. Mầm bệnh bị tiêu diệt hết khi lưu trong
bể xử lý sau vài giờ PGS.TS Nguyễn Việt Anh, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi
trường cho rằng: Giải pháp này hứa hẹn giải quyết vấn đề rác thải và bùn hiện nay ở
các đô thị Việt Nam nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường đô thị và tận thu tài nguyên
hiệu quả.
Theo GS.TS Martin Wagner, Trường Đại học Kỹ thuật Damstad, CHLB Đức: Nhóm
nghiên cứu của trường đã nghiên cứu mô hình Hà Nội và thấy rằng phương thức
tiếp cận tổng hợp, bán tập trung cho phép tiết kiệm trên 50% năng lượng, trên 30%
nước lấy từ nguồn với các công nghệ đã được khẳng định, mở ra cơ hội thu được
nhiều điện, thu hồi nhiệt năng từ chất thải. Khả thi về mặt kỹ thuật và hướng tới áp
dụng vào thực tế, mô hình này lý tưởng cho các khu đô thị mới, đồng thời có thể kết
hợp với hệ thống hạ tầng hiện có.
Ảnh minh hoạ
Ngoài ra, mô hình bán tập trung (phường, nhóm phường, quận) có thể áp dụng từng
bước, nâng cao tính linh hoạt và thích nghi. Những lợi thế của mô hình là nhờ kết
hợp các khu đô thị mới với khu đô thị cũ nên giữ gìn được cấu trúc lịch sử, nâng cao

chất lượng sông, hồ nội thành nhờ bùn bể tự hoại được hút thường xuyên và xử lý,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhờ ứng dụng các công nghệ mới trong xử lý chất thải
và thu hồi chất có ích. Chi phí vận hành và bảo dưỡng ít hơn nhờ bơm ít hơn, giảm
chi phí sản xuất nước, thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải lại tạo ra một
lượng phân hữu cơ vi sinh, vận hành bản thân trạm xử lý nhờ khí sinh ra phát điện
và cấp điện dư vào mạng thành phố.
Để quản lý các dòng chất thải phát sinh, các kịch bản thu gom, vận chuyển, vị trí bố
trí và quy mô của trung tâm xử lý chất thải quy mô bán tập trung được phân tích, lựa
chọn và đề xuất trên cơ sở áp dụng công cụ GIS hiện đại trong quy hoạch và quản lý
kỹ thuật hạ tầng đô thị. Các giải pháp phù hợp, thích ứng linh hoạt với điều kiện đặc
thù của đô thị Việt Namcần càng sớm lồng ghép vào quy hoạch đô thị và môi trường
càng đạt hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật và môi trường.
Tái sử dụng nước thải sinh hoạt
Thứ sáu, 01/05/2009, 03:17 (GMT+7)
Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa nghiệm thu đề án về tái sử dụng nước thải sinh hoạt thành
nước cấp do PGS-TS Nguyễn Phước Dân, Trưởng khoa Môi trường Đại học Bách khoa TPHCM chủ
nhiệm. Đề án đã mở ra hướng đi mới trong việc tận dụng, tái sử dụng nước thải sinh hoạt thành nước
cấp, góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng thiếu hụt nước sinh hoạt hiện nay trên địa bàn TPHCM.
Theo PGS-TS Nguyễn Phước Dân, việc sử dụng nguồn nước cấp hiện nay chưa hợp lý, gây lãng phí.
Cụ thể nhiều doanh nghiệp sử dụng nước cấp để làm mát, tưới cây hoặc vệ sinh nhà xưởng, còn người
dân sử dụng trong công việc sinh hoạt như giặt, vệ sinh… trong khi có thể sử dụng nguồn nước chất
lượng thấp hơn.
Trước thực tế đó, ông Dân cũng đưa ra 2 giải pháp đã được thực nghiệm thành công: Một là với công
nghệ than hoạt tính sinh học BAC kết hợp với lọc cát sinh học BAC-BSF ở tốc độ lọc 2-3m³/giờ cùng với
khử trùng. Nguồn nước xử lý có thể đạt được chất lượng nước tái sinh cho đối tượng sử dụng nước có
chất lượng thấp như dội rửa toilet, tưới cây xanh. Vì công nghệ này có hiệu suất khử COD trung bình
khoảng 60%, cao nhất có thể đạt 88%.
Hai là công nghệ BAC-BSF kết hợp màng RO. Nước sau xử lý hoàn toàn đạt chất lượng nước tái sinh
cao có thể phục vụ cho các hoạt động dịch vụ, công nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như nồi hơi, làm mát,
vệ sinh trang thiết bị, tái nạp tầng nước ngầm phục vụ cho cấp nước sinh hoạt. Hiệu suất xử lý TDS và

TOC trung bình lần lượt đạt 96% và 95%.
Điều đáng nói là trong những kết quả quan trọng từ công trình nghiên cứu này là đề xuất các tiêu chuẩn
chất lượng nước tái sinh cho các đối tượng tái sử dụng ở đô thị có chất lượng nước tái sinh thấp và
trong công nghiệp. Các tiêu chuẩn đề nghị trên dựa trên các hướng dẫn và quy định của WHO, các quốc
gia tiên tiến khác nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.
Có thể nói, với sự gia tăng nhanh lượng nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ ở TPHCM
cùng với sự suy giảm chất lượng nước ngầm và nước mặt, sự tìm kiếm nguồn nước bổ sung thay thế
cho thành phố rất cần thiết. Những hoạt động tái sử dụng này sẽ giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn
nước ngọt, suy giảm chất lượng nước nguồn nước do việc khai thác quá mức và ô nhiễm nguồn nước
ngày càng tăng.
Vì vậy, vai trò tái sinh nước thải giảm thiểu việc khai thác nguồn nước ngày càng trở nên quan trọng
hơn. Nguồn nước tái sinh có thể được xem như một nguồn nước thay thế và tận dụng lại các thành
phần hữu ích.
Với các biện pháp xử lý thích hợp, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn có thể đáp ứng được các nhu cầu
sử dụng, giảm nhu cầu sử dụng nước dẫn đến chi phí sử dụng nước sẽ giảm. Tuy nhiên, để các dự án
về tái sinh, tái sử dụng có hiệu quả và nhanh chóng đi vào cuộc sống, chính quyền thành phố nên từng
bước xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng các chương trình, dự án,
các hoạt động tái sinh, tái sử dụng nước thải mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng cho các mục đích
phi sinh hoạt cụ thể và sớm ban hành các chính sách khuyến khích sử dụng nước tái sinh ở những vùng
khan hiếm nước và thành lập quỹ tái sử dụng nước để hỗ trợ tài chính cho hoạt động trên.
Tái sử dụng nước ở Mỹ
Đăng lúc: Thứ hai - 18/06/2012 11:13 - Người đăng bài viết: le nhi

Tái sử dụng nước ở Mỹ
Tất cả chúng ta đều có thể tiết kiệm nước trong cuộc sống hàng ngày của mình
như tắt vòi nước trong khi đánh răng, thay thế các van nước rò rỉ nước, mở vòi
sen khi thực sự cần thiết và hạn chế rửa xe vào mùa hè khô. Đây được xem là
những chỉ dẫn rất nhỏ – ý tưởng cho những quốc gia đang bị thiếu nước trầm
trọng
Chung tay bảo vệ môi trường - Tất cả chúng ta đều có thể tiết kiệm nước trong cuộc sống hàng ngày

của mình như tắt vòi nước trong khi đánh răng, thay thế các van nước rò rỉ nước, mở vòi sen khi thực
sự cần thiết và hạn chế rửa xe vào mùa hè khô. Đây được xem là những chỉ dẫn rất nhỏ – ý tưởng cho
những quốc gia đang bị thiếu nước trầm trọng.
Cho đến bây giờ, việc dùng vòi hoa sen và hạn chế nước dùng trong rửa xe có thể cải thiện sự phung
phí nước. Tuy nhiên nó không đủ để khắc phục hoàn toàn tình trạng thiếu nước, như chính nước Mỹ
đang trong thời gian đối diện với những thực tế này.
- Ước tính vào năm 2013, 36 bang của Mỹ sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, trong khi
nhu cầu dùng nước được dự kiến sẽ lớn hơn rất nhiều lần lượng nước có thể cung cấp kể cả những
thành phố lớn như Los Angeles.
– Tình trạng thiếu nước ngày càng lan rộng ở các công đồng trên toàn quốc gia, khi các nguồn cung
cấp nước đang bị đe dọa bởi hạn hán, cần đẩy nhanh thực hiện việc thay đổi phân phối và mô hình
tiêu thụ trong dân cư.
– Nguồn nước cấp của quốc gia và hệ thống nước thải đang cần được sửa chữa. Đường ống hỏng và
tình trạng rò rỉ nước làm lãng phí hơn 7 tỷ gallon (gần bằng 26,5 tỷ lít) nước sử dụng mỗi ngày (đủ để
đổ đầy 10,000 bể bơi có kích thước theo chuẩn của Olympic) – gần hai nghìn tỷ gallon mỗi năm và cứ
mỗi 2 phút, sẽ bị thất thoát một lượng nước rất đáng kể.
– Ở Mỹ, chỉ có khoảng 1% lượng nước trên lượng tổng thể dùng cho nhu cầu ăn uống.Vì vậy, việc tái
sử dụng nước vào các mục đích khác mang đến một tiềm năng lớn.
Trong tình trạng căng thẳng như hiện nay, có những tín hiệu lạc quan là công nghệ cấp nước tiên
tiến đang giúp làm giảm bớt áp lực lên hệ thống hiện tại,cùng với sự hỗ trợ của việc tăng trưởng và
phát triển kinh tế.


Hệ thống tái chế nước thải của Solaire xử lý 25,000 gallons (bằng 94625 lít) mỗi ngày , được tái sử
dụng lại để dội tollet, đổ vào các tháp làm mát và tưới cho công trình 10000 feet vuông cho các khu
vườn trên tầng thượng.
Tái sử dụng nước bằng những cách chính : cho mục đích ngoài ăn uống, trong đó nước thải đã qua
xử lý được sử dụng cho việc tưới tiêu trong nông nghiệp, cảnh quan, trong công nghiệp (chẳng hạn
như quá trình làm mát), hoặc để dội tollet và trong phòng cháy chữa cháy, sử dụng lại nước thải để
giảm bớt áp lực trong việc sử dụng nguồn nước ngầm. Nhìn chung, việc tái sử dụng nước ở Hoa Kỳ

đang được triển khai nhanh chóng, với hơn 2 tỷ gallon nước được tái sử dụng mỗi ngày, ước tính tăng
được 15% lượng nước cấp.
Việc tiết kiệm nước sẽ được khuyến khích trong khi cộng đồng tìm được nguồn nước lớn thay thế, có
những cách hiệu quả hơn việc sử dụng nước trong tương lai. Giảm lượng nước xả thải vào sông hồ ,
đây là một hệ thống nước, từ lâu được coi là một nguồn gây ô nhiễm nước. Có thể sử dụng nước thải
có chứa chất dinh dưỡng trong mục đích tưới tiêu. Giảm khối lượng sử dụng nước có thể làm căng
thẳng lên hệ thống cấp nước của đất nước. Hệ thống tái sử dụng có thể thực hiện trong khi các đường
ống và cơ sở hạ tầng đang được tiến hành sửa chữa. Thực hiện các ưu đãi như về tài chính hay tăng tỷ
lệ nước cấp cho các cộng đồng, doanh nghiệp tuân thủ thực hiện việc tiết kiệm nước.Sử dụng lại nước
trong các dự án có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cộng đồng.

Làm việc với các đối tác cộng đồng và cá nhân,một số nhà phát triển đã tạo ra hệ thống tái sử dụng
lại nước hiệu quả cao sẽ giúp cộng đồng ngăn chặn sự thiếu hụt lớn.Đỉnh điểm:có gần 2 tỉ gallon nước
có sự tuần hoàn thường niên, nước Mỹ đã thiết kế, xây dựng và thực hiện những hệ thống sử dụng lại
nước ở những dự án hạn chế từ 5 dinh thự cao ngất ở Manhattan’s Battery Park đã tiết kiệm được xấp
xỉ 56 triệu gallon trên năm, dự án sân vận động Gillette của những người yêu nước nước Anh đã giữ lại
được 250, 000 gallon nước trong mỗi sự kiện chính, cho đến dự án thuộc thành phố Fillmore của
California đã tạo nên 1 triệu gallon mỗi ngày cho việc tới tiêu và tiết kiệm nước ngầm. Ngoài giải pháp
tái sử dụng nước, cần có những biện pháp khác sao cho phù hợp với mục tiêu tiết kiệm nước của toàn
nhân loại.
Mặc dù tiến bộ như vậy, chỉ có một bộ phận rất nhỏ các nhân viên được đào tạo bài bản trong lĩnh
vực này. Vì vậy cộng đồng, các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp trên toàn nước Mỹ phải ưu tiên
thực hiện các hệ thống và công nghệ tái sử dụng, phải có sự tài trợ dài hạn cho các dự án xây dựng hệ
thống xử ly nước thải và bảo vệ nguồn nước ngầm.
Những cơ quan xử ly nước và cấp nước phải cộng tác với nhau để đưa ra những chính sách tối ưu
cho việc xử lý nước. Những người lãnh đạo phải hướng dẫn cho người sử dụng cách tái sử dụng tiết
kiệm nước một cách hợp lý.
Xử lý phân tán và tái sử dụng nước thải đô thị
Giải quyết tốt vấn đề thoát nước và xử lý nước thải (XLNT)
trước khi xả ra nguồn là một yêu cầu cấp bách, nhằm bảo vệ

môi trường, đảm bảo sức khoẻ nhân dân và tạo điều kiện cho đô thị phát triển ổn định, lâu
bền.
Trong đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị, chi phí xây dựng các tuyến cống thoát nước và
công trình trên đó thường chiếm tỷ lệ lớn từ 60-70%. Những điều kiện tự nhiên như sông hồ nhiều,
nhiệt độ cao, cường độ bức xạ mặt trời lớn và là nước nông nghiệp, lại là những yếu tố thuận lợi
nhất định cho việc xử lý và sử dụng nước thải đô thị ở nước ta. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu, lựa
chọn công nghệ thoát nước và XLNT phù hợp khi thiết lập các dự án đầu tư cho hệ thống thoát nước
đô thị.
Dạng thoát nước đô thị có thể là tập trung hoặc phân tán. Khi thoát nước tập trung, nước thải từ các
tuyến cống cấp 2 (tuyến cống lưu vực) đưa về tuyến cống chính (tuyến cống cấp 1), sau đó bơm về
trạm XLNT tập trung. Như vậy nước thải sẽ có khả năng tự làm sạch lớn, độ an toàn cao, ít bị ô
nhiễm, dễ kiểm soát và quản lý. Tuy nhiên, việc đầu tư thoát nước thải tập trung rất tốn kém.
Trong các đô thị lớn do khó khăn và không kinh tế trong việc xây dựng các tuyến cống thoát nước
quá dài, khi địa hình bằng phẳng và mực nước ngầm cao, người ta thường quy hoạch thoát nước thải
thành hệ thống phân tán theo các lưu vực sông, hồ. Thoát nước phân tán là hình thức phù hợp hơn
đối với đa số đô thị nước ta. Các trạm XLNT phân tán thường có quy mô nhỏ, công suất từ 2.000 đến
10.000 m3/ngày. Xây dựng các trạm XLNT cho các đô thị nhỏ và cho các lưu vực độc lập của các đô
thị lớn, hoặc các trạm XLNT bệnh viện, các công trình công cộng, dịch vụ quy mô công suất từ 50
đến 500m3/ngày sẽ tận dụng được các điều kiện tự nhiên cũng như khả năng tự làm sạch của sông,
kênh, hồ để chuyển hoá chất bẩn. Mặt khác việc xây dựng này cũng phù hợp với khả năng đầu tư và
sự phát triển của đô thị. Tổng giá thành đầu tư cho hệ thống thoát nước thải phân tán giảm xuống, do
không phải xây dựng các tuyến cống thoát nước thải tập trung. Các công trình của trạm XLNT phân
tán thường được bố trí hợp khối, dễ vận hành và quản lý.
Nhược điểm chính của hệ thống nước thải phân tán là dễ làm mất cảnh quan do việc xây dựng trạm
XLNT bên trong đô thị. Nếu không đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật, nước thải có thể gây mùi hôi
thối. Mặt khác nếu hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng như N và P trong nước thải sau khi xử lý
còn cao, trong điều kiện quang hợp tốt, các sông hồ đo thị tiếp nhận nước thải có thể bị phú dưỡng và
dẫn đến nhiễm bẩn thứ cấp. Trong các sông hồ tiếp nhận nước thải đô thị hàm lượng chất hữu cơ
(tính theo BOD5) bổ sung do nhiễm bẩn thứ cấp thường dao động từ 1,4 đến 4,5 mg/l. Các trạm
XLNT phân tán có quy mô, mức độ và công nghệ xử lý khác nhau. Việc kiểm soát, quản lý vận hành

chúng rất phức tạp, tìm kiếm đất đai cho việc xây dựng trạm XLNT trong nội thành thường rất khó
khăn. Tổ chức thoát nước phân tán thường thích hợp cho các đô thị có hệ thống thoát nước chung
hoặc hệ thống thoát nước nửa riêng, nằm trong các vùng địa hình bằng phẳng nhiều kênh, hồ. Hệ
thống thoát nước thải Hà Nội được chia thành 7 vùng theo phương án quy hoạch của Tổ chức hợp tác
Quốc tế Nhật Bản (JICA) năm 1994, là hình thức tổ chức thoát nước phân tán.
Trong trường hợp các đối tượng thoát nước (cụm dân cư, công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở…)
nằm ở vị trí riêng rẽ, độc lập hoặc cách xa hệ thống thoát nước tập trung, một trong những hình thức
thoát nước phân tán tổ chức hệ thống thoát nước thải cục bộ kết hợp xử lý tại chỗ. Hệ thống thoát
nước thải cục bộ có thể có đường cống hoặc không có đường cống. Nước thải sau khi xử lý đảm bảo
tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, được cho thấm vào đất, thải trực tiếp vào sông hồ lân cận có thể sử
dụng để tưới cây, nuôi cá…Trong một số trường hợp trước khi xả vào các đường cống thoát nước tập
trung, các loại nước thải có chứa vi khuẩn gây bệnh dịch hoặc chất bẩn đặc biệt phải được khử trùng
hoặc khử độc trong các công trình xử lý cục bộ, đảm bảo điều kiện không ảnh hưởng xấu đến hoạt
động của hệ thống thoát nước, sông hồ đô thị và sức khoẻ của con người.
Các công trình XLNT cục bộ thường có công suất từ vài trăm m3 đến dăm nghìn m3 trong một ngày.
Trường hợp thứ nhất thường là các trạm XLNT quy mô vừa (công suất từ 1.000 đến 5.000 m3/ngày);
các trường hợp thứ hai và thứ ba là các trạm quy mô nhỏ (công suất dưới 1.000 m3/ngày). Tổ chức
thoát nước khu vực Linh Đàm - Định Công - Pháp Vân phía Nam Hà Nội là một ví dụ về các hệ
thống thoát nước thải cục bộ cho các trường hợp thứ hai. Một số đô thị (TP. Đà Lạt, Hải Dương,
Vĩnh Yên…) có thể tổ chức thoát nước theo hệ thống hỗn hợp. Nước thải cũng có thể xử lý tại chỗ
không đường cống ngay tại các hộ gia đình, khu biệt thự, trang trại… Sau quá trình xử lý này, nước
thải có thể tái sử dụng để tưới cây, nuôi cá hoặc vệ sinh sân đường, chuồng trại…
Đối với khu vực dân cư, tiêu chuẩn thải nước từ 100 đến 180 l/người. Ngày, xác định theo qui chuẩn
Việt Nam năm 1996.
Các chỉ tiêu cơ bản đặc trưng cho thành phần các chất bẩn trong nước thải sinh hoạt là hàm lượng
cặn lơ lửng (SS), nhu cầu ô xy hoá sinh học (BOD), nồng độ nitơ amôn, số coliorm… Lượng chất
bẩn tính theo chỉ tiêu chất lơ lửng, BOD5 … do một người trong ngày xả vào hệ thống thoát nước
sinh hoạt của một số nước được nêu trong tiêu chuẩn xây dựng (20TCN 51-84).
Một trong những công trình XLNT tại chỗ là bể tự hoại, thể tích từ 2 đến 20 m3 phụ thuộc vào số
người dân mà bể phục vụ. Bể tự hoại có cấu tạo đơn giản dễ vận hành quản lý và thường dùng để

XLNT tại chỗ cho các khu nhà khu tập thể, cụm dân cư dưới 500 người hoặc lưu lượng nước thải
dưới 30 m3/ngày. Trong bể tự hoại sẽ diễn ra quá trình lắng nước thải và lên men bùn cặn lắng. Bùn
cặn sau khi lưu từ 6 đến 12 tháng sẽ được hút ra khỏi bể. Trong bể tự hoại, COD của nước thải giảm
từ 25% đến 50%. Nồng độ các chất bẩn trong dòng nước thải ra khỏi bể tự hoại nằm ở trong giới hạn:
BOD5: 120- 140 mg/l; Tổng các chất rắn: 50-100 mg/l; Nitơ amôn (N-NH3): 20-50 mg/l; Nitơ
nitơrat (N-NO3): <1 mg/l; Tổng Nitơ: 25-80 mg/l; Tổng phôt pho: 10-20 mg/l; Tổng coliorm: 103-
106 MPN/100ml.
Tuy nhiên với nồng độ các chất ô nhiễm còn quá lớn, nước thải sau bể tự hoại không thể đảm bảo
yêu cầu xả ra nguồn nước mặt theo quy định của tiêu chuẩn môi trường TCVN 6772: 2000. Mặt khác
nếu quản lý vận hành bể không đúng yêu cầu, chất lượng nước thải đầu ra cũng sẽ giảm đi rõ rệt.
Để tăng cường hiệu quả xử lý nước thải, người ta thường chia bể tự hoại thành nhiều ngăn và bố trí
thêm ngăn lọc ngược kỵ khí phía sau bể với các loại vật liệu dạng hạt như cuội, sỏi, xỉ… hoặc dạng
khối xốp với chiều dày lớp vật liệu 0,5 đến 0,6m.
Đối với các ngăn lọc kỵ khí của bể tự hoại có ngăn lọc kỵ khí, để chống tắc nước sau thời gian từ 18
đến 24 tháng cần phải dỡ lớp vật liệu ra rửa sạch và sau đó nạp lại. Sau thời gian lên men các chất
không hoà tan nổi lên từ lớp bùn cặn vào nước. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả xử lý nước thải và
cặn lắng trong bể tự có ngăn lọc kỵ khí không ổn định. Lớp màng nổi trên bề mặt bể tự hoại thường
làm giảm dung tích công tác và nhiễm bẩn nước trở lại. Vì vậy cần phải định kỳ phá màng nổi và hút
bùn cặn từ bể tự hoại. Các loại bể tự hoại có ngăn lọc kỵ khí dòng hướng lên được Trung tâm Kỹ
thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp (CEETIA) nghiên cứu, triển khai lắp đặt cho một số hộ
gia đình ở Hà Nội, tại trường tiểu học Thái Thành, Thái Thuỵ, Thái Bình, khu du lịch Cát Bà, Hải
Phòng.
Bể tự hoại thường được xây dựng độc lập hoặc kết hợp với các công trình XLNT khác như ngăn lọc
sinh học kỵ khí, giếng thấm, hào lọc, bãi lọc ngập nước…, phụ thuộc vào đặc điểm, công suất hệ
thống thoát nước, điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết khu vực… Thành phần đất, hệ số thấm và vận
tốc thấm các loại đất, mực nước ngầm, độ dốc địa hình, diện tích đất sử dụng để XLNT… là những
yếu tố cần phải tính đến khi lựa chọn các công trình XLNT tiếp sau bể tự hoại. Điều kiện hoạt động
kết hợp giữa bể tự hoại với các công trình XLNT (hình dưới).
Một trong những công trình XLNT tại chỗ có hiệu quả cao là thùng xử lý Johkaso, nước thải sau quá
trình xử lý trong đó đáp ứng yêu cầu xả ra nguồn nước mặt hoặc sử dụng lại để vệ sinh nhà cửa, sân

vườn, tưới cây, nuôi cá…Thùng cấu tạo bằng vật liệu composite, kết hợp XLNT và phân huỷ bùn cặn
qua 3 quá trình liên tiếp: kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Sau quá trình xử lý, nước thải có thể khử trùng
bằng cloramin, vôi clorua… thùng xử lý này có quy mô công suất khác nhau, có thể sử dụng cho các
gia đình, nhà chung cư với số dân từ 4 đến 50 người.
Loại thùng này đã được thử nghiệm lắp đặt tại Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công
nghiệp. Kết quả nghiên cứu tại CEETIA cho thấy hiệu quả xử lý trong thùng này rất cao, đáp ứng
yêu cầu sử dụng tại chỗ cho các mục đích tưới cây, vệ sinh sân vườn. Tuy nhiên khả năng ứng dụng
của thùng xử lý này tại Việt Nam đang hạn chế do chi phí đầu tư cao và yêu cầu điện năng để vận
hành máy thổi khí.
Bãi lọc ngầm cũng là một trong những công trình xử lý tại chỗ có hiệu quả. Nếu nước ngầm ở gần
mặt đất và không thể xây dựng giếng thấm thì có thể xây dựng hệ thống bãi lọc ngầm. Nước thải
trước khi qua bãi lọc ngầm phải được lắng sơ bộ trong các công trình xử lý cơ học. Khi đi qua lớp đất
bãi lọc ngầm, các chất bẩn trong nước thải sẽ được hấp thụ theo con đường thấm lọc, sau đó được
ôxy hoá sinh hoá. Thông thường trong lớp đất phía trên diễn ra quá trình ôxy hoá hiếu khí và trong
lớp đất phía dưới diễn ra quá trình hô hấp kỵ khí các chất hữu cơ. Do lớp đất không lớn (từ 0,6 đến
0,9 m) nên vào thời kỳ phát triển của cây trồng, một khối lượng lớn nước thải được rẽ cây hấp thụ và
chỉ một phần nước chảy vào nguồn. Sự hoạt động của cây trồng cũng góp phần cung cấp ôxy cho
đất.
Cấu tạo bãi lọc ngầm bao gồm phần: ngăn phân phối nước thải, hệ thống phân phối bãi lọc và hệ
thống thu nước. Trên bãi lọc ngầm có bố trí ống thông hơi.
Nước thải sinh hoạt chứa lượng lớn các chất hữu cơ và cấc chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng,
vật nuôi…
Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng lớn Nitơ, Phốt pho, Kali… để tưới cây và bùn cặn của nó làm
phân bón ngày càng tăng. Hiện nay, người ta thường có các quan điểm phân chia hệ thống thoát nước
phân tán qui mô nhỏ và vừa ra các loại: hệ thống thoát nước không tái sử dụng nước thải, tái sử dụng
một phần nước thải và tái sử dụng hoàn toàn nước thải.
Nước thải sau khi lắng sơ bộ có thể sử dụng tưới cho cây trồng. Cường độ tưới phụ thuộc vào đặc
điểm đất, cây trồng và nồng độ các chất trong nước thải và dao dộng từ 0,1 đến 0,2 m/năm
(1000m3/năm). Phương pháp tưới là tưới ngập hoặc tưới phun khi dùng nước thải dể tưới sản lượng
cây trồng sẽ tăng thêm 20% đến 30%.

Quá trình XLNT sinh hoạt sẽ tạo nên lượng lớn bùn cặn (bằng khoảng 1% thể tích nước thải xử lý).
Bùn cặn, nước thải chứa phần lớn các chất hữu cơ, Nitơ và Phôt pho. Hàm lượng Kali tương đối thấp
nên người ta thường bổ sung thêm kali để trộn cùng bùn cặn làm phân bón. Ngoài ra hàm lượng CaO
trong bùn cặn cao nên nó thích hợp trong việc cải tạo đất chua phèn.
Trong nước thải và bùn cặn của nước chứa các loại vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán. Nước thải
sinh hoạt là môi trường tồn tại của các loại vi sinh vật trong đó có vi khuẩn gây bệnh. Ước tính có
khoảng 7.000 vi khuẩn Salmoella, 6.000 - 7.000 vi khuẩn Shigella và 1.000 vi khuẩn Vibrio cholera
trong 1 lít nước thải. Các loại vi khuẩn Shigella và Vibrio cholera nhanh chóng bị tiêu diệt trong môi
trường nước thải nhưng vi khuẩn Salmoella có khả năng tồn tại lâu dài trong đất. Các loại vi rút cũng
xuất hiện nhiều trong nước thải. Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt còn có nhiều các loại trứng giun
sán như Ancylostoma, Ascaris, Trichuris và Taenia… Trong 1 gam bùn cặn chứa từ 5 đến 67 trứng
giun sán. Trứng giun sán có thể tồn tại trong đất đến 1,5 năm. Vì vậy nên hạn chế tưới nước thải
trong mùa thu hoạch. Đối với các loại rau ăn sống thì không được tưới nước thải.
Nước thải đô thị có thể làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất khi dùng nó để tưới cây. Hàm
lượng kim loại nặng trong nước thải các thị trấn và đô thị có sản xuất công nghiệp lớn hơn trong
phân bò từ 5 đến 15 lần. Hàm lượng Cd, Zn, Cu, Pb… trong đất tưới nước thải đô thị thường cao hơn
trong các mẫu đối chứng tưới nước sông hồ từ 3 đến 20 lần.
Khi tưới nước thải cấu trúc của đất có thể bị thay đổi hoặc bị phá vỡ khi dư thừa Natri. Độ hấp thụ
Natri của đất phụ thuộc vào tỷ lệ RAS. Việc tưới các loại nước thải có tỷ lệ RAS xấp xỉ bằng 10 rất
dễ gây nguy hiểm cho đất trồng trọt. Vì vậy cần thiết phải có sự lựa chọn nước thải phù hợp, đã có
tách kim loại nặng và khử độc khi sử dụng để tưới cho cây trồng.
Một trong những hướng xử lý kết hợp với sử dụng bùn cặn nước thải sinh hoạt là lên men chúng để
tạo khí biogas (chủ yếu là khí metan CH4 chiếm 50 –70%). Bùn cặn và sinh khối thực vật thu hồi từ
quá trình XLNT trên cánh đồng ngập nước, trong hồ sinh vật có khả năng phân huỷ để tạo thành
biogas. Vật liệu để tạo thành khí biogas thường yêu cầu tỷ lệ C: N = 10: 30 cho đến 20: 25. Trong khi
đó bùn cặn nước thải sinh hoạt hoặc phân tiêu có C: N = 6: 10, vì vậy việc bổ sung các loại cỏ ,
bèo… trong thành phần nguyên liệu các hầm biogas là cần thiết. Nồng độ chất rắn trong nguyên liệu
chiếm 10%. Các hầm biogas thường được thiết kế với tải trọng thể tích là 0,5 đến 3 kg nguyên liệu
khô không tro/m3 thể tích công tác/ngày. Khí sinh học thu hồi sau khi khử CO2 bằng nước vôi có thể
sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu.

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ và nguyên tố dinh dưỡng, là môi trường cho tảo và loại
sinh vật khác phát triển. Theo chu trình dinh dưỡng trong vực nước, nó là nguồn thức ăn cho cá và
các loại thuỷ sản khác. Tảo và các thực vật nước phát triển trong các hồ sinh vật ổn định hoặc các ao
hồ tiếp nhận nước thải không những cung cấp ô xy cho các loại vi khuẩn để ô xy hoá tiếp tục các chất
hữu cơ mà còn tổng hợp nên prôtêin trong sinh khối. Trong hồ, tảo và vi khuẩn quan hệ với nhau qua
chu trình O2 và CO2. Tảo sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời, CO2 và nguyên tố khoáng khác
như N,P,K… để tổng hợp sinh khối. Khoảng 50% tổng prôtêin sinh khối của các ao hồ có nguồn gốc
từ tảo. Sản lượng nuôi cấy tảo cao hơn sản lượng trồng hoa màu khác rất nhiều. Các loại tảo lục đơn
bào như Cholorella, Scenedesmus hoặc tảo lam đa bào như Spirulina… giàu prôtêin, mỡ, cacbon
hydrat và vitamin cùng các chất hoạt tính sinh học khác đang được nuôi trồng rộng rãi trong nước
thải sinh hoạt ở Nhật Bản, các nước Trung Á SNG, Áo và một số nước khác.
Đối với từng ngôi nhà hoặc cụm ngôi nhà, ao nuôi tảo là một trong các nút của hệ sinh thái vườn-ao-
chuồng (VAC). Tảo không cần thu hồi mà được sử dụng trực tiếp dể làm thức ăn cho các động vật
nguyên sinh, cá, vịt. Phần lớn các loại vi khuẩn gây bệnh, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh
hoạt đã được làm sạch nên nước thải có thể sử dụng để tưới rau hoặc rửa chuồng trại.
Sử dụng nước thải nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên lượng ô xy đủ, nguồn thức ăn dễ
thu nhận và hấp thụ… là các yếu tố cần thiết để cá phát triển. Vì vậy, cá thường được nuôi ở giai
đoạn cuối của hệ thống hồ sinh vật. Các loại cá có sản lượng cao thường được nuôi trong môi trường
nước thải là trắm, mè, rô phi… Sản lượng cá nuôi ở các vùng nước thải ở nước ta cũng như một số
nước khác như Ấn Độ, Thái Lan, Philipin… dao động từ 1,0 đến 3 tấn/ha năm.
Như vậy, tổ chức thoát nước và xử lý phân tán có thể phù hợp với nhiều đô thị nước ta. Đối với TP
Hà Nội, dựa trên các điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và phát triển đô thị có thể ứng dụng
các mô hình thoát nước thải phân tán với các trạm XLNT quy mô nhỏ và vừa cho các khu đô thị độc
lập hoặc XLNT tại chỗ các công trình dịch vụ công cộng, khu chung cư, khu biệt thự… ở ven đô,
nằm riêng rẽ, xa hệ thống thoát nước tập trung. Việc sử dụng lại nước thải trong các mô hình này sẽ
có ý nghĩa môi trường cao, hiệu quả kinh tế lớn và đảm bảo cho hệ thống thoát nứơc hoạt động bền
vững.
Tái sử dụng nước thải công nghiệp để bảo vệ nguồn
nước
Theo www.sggp.org.vn - 1 năm trước

(SGGP). – Ngày 21-12, Trường Đại học Bách khoa TPHCM phối hợp với Viện Công
nghệ châu Á (Thái Lan) AIT tổ chức hội thảo “Quản lý bền vững nguồn nước cho
đô thị dựa trên tái sử dụng nước thải công nghiệp”.
Hiện TPHCM đóng vai trò quan trọng nhất về tài chính, thương mại cũng như
trung tâm kinh tế, công nghiệp của Việt Nam. TPHCM đóng góp gần 30% sản
lượng công nghiệp cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP của TPHCM là 11,5%/năm,
chiếm 20% GDP cả nước. Mặt trái của sự phát triển này là những hậu quả nghiêm
trọng về vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm các nguồn nước.
Nguyên nhân chính là chỉ khoảng 50% lượng nước thải công nghiệp được xử lý
đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận trên địa bàn TPHCM.
PGS-TS Nguyễn Phước Dân, Trưởng khoa Môi trường Trường Đại học Bách khoa
TPHCM, cho rằng: Để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến sự khan hiếm
và ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp thì việc ứng dụng công nghệ
màng để tái sử dụng nước thải công nghiệp là hết sức cần thiết và thích hợp trong
điều kiện Việt Nam.
M.HẢI
Nguy cơ thiếu nước ngọt mùa khô
(SGGP). – Tổng Công ty Cấp nước TPHCM cho biết, đơn vị lo ngại sẽ thiếu nước
vào tháng 3 và 4 - 2011. Nguyên nhân là do nguồn nước trên sông Sài Gòn –
đoạn lấy nước thô phục vụ cấp nước sinh hoạt của Nhà máy nước Tân Hiệp, vừa
bị ô nhiễm vừa bị xâm nhập mặn. Được biết, trong tháng 4-2010, Nhà máy nước
Tân Hiệp đã phải ngưng lấy nước 3 – 4 giờ/ngày vì nguồn nước bị xâm nhập mặn.
Ông Nguyễn Văn Ngà, Trưởng phòng Tài nguyên nước - Khoáng sản, Sở Tài
nguyên - Môi trường, cho biết lượng mưa của thành phố đã giảm về số lượng, trữ
lượng nước ngầm cũng theo đó giảm mạnh. Hiện trữ lượng nước sông Đồng Nai
giảm khoảng 20cm so với cùng kỳ năm trước. Do vậy, vào mùa khô tình trạng
xâm nhập mặn sẽ có khả năng diễn biến khá phức tạp, lấn sâu vào đất liền. Như
vậy, nếu tình trạng này không sớm có giải pháp ngăn chặn sẽ dẫn đến nguy cơ
thiếu nguồn nước ngọt phục vụ cho hoạt động kinh tế xã hội của TPHCM.
H.A.

TPHCM hết chỗ đổ bùn thải kênh rạch
(SGGP). – Công ty Thoát nước đô thị TPHCM vừa cho biết, hiện công ty đã không
còn chỗ để đổ bùn thải nạo vét từ cống rãnh và kênh rạch. Trung bình mỗi ngày
công ty nạo vét khoảng 1.000 tấn bùn thải. Trước đây, công ty tập trung đổ tại
bãi đổ Cần Giờ nhưng cho đến nay bãi đổ này đã đầy. Hiện thành phố đã quy
hoạch cho công ty bãi đổ tại khu vực Đa Phước, huyện Bình Chánh, nhưng do
vướng đền bù giải toả nên khu đất này vẫn chưa thể sử dụng để làm bãi đổ bùn.
Mặt khác, về lâu dài cần phải xây dựng nhà máy xử lý bùn thải. Công ty đã lập dự
án xin đầu tư nhà máy xử lý bùn thải với công suất trên 3.000 tấn bùn/ngày đêm
nhưng đã hơn 10 năm nay, dự án trên vẫn chưa thể triển khai. Ngoài ra, hiện
khối lượng bùn thải nạo vét kênh rạch của 24 công ty dịch vụ công ích 24 quận -
huyện cũng không biết đổ đâu. Theo đại diện nhiều công ty, họ sẽ đổ bùn vào bất
kỳ nơi nào có thể miễn là thương lượng được với người dân. Điều đáng lo ngại là
phần lớn bùn thải kênh rạch chứa chất thải nguy hại.
M.X.
Đà Nẵng: Hơn 90% doanh nghiệp xử lý chất thải không đúng quy trình
(SGGP) Sở Tài nguyên - Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, hiện TP Đà Nẵng có
khoảng 450 cơ sở công nghiệp thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường, trong đó có 86% cơ sở đã lập báo cáo đánh giá tác động. Qua
kiểm tra ở 90 doanh nghiệp thuộc 7 ngành nghề khác nhau cho thấy 90% cơ sở
đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng vận hành không thường xuyên hoặc
vận hành không đúng quy trình; các cơ sở chưa ý thức trong việc thực hiện quan
trắc và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo đúng quy định; chưa có các
phương án xử lý đúng quy định.
Tái sử dụng nước thải sinh hoạt
Theo PGS-TS Nguyễn Phước Dân, việc sử dụng nguồn nước cấp hiện nay chưa hợp lý, gây
lãng phí. Cụ thể nhiều doanh nghiệp sử dụng nước cấp để làm mát, tưới cây hoặc vệ sinh nhà
xưởng, còn người dân sử dụng trong công việc sinh hoạt như giặt, vệ sinh… trong khi có thể sử
dụng nguồn nước chất lượng thấp hơn.
Trước thực tế đó, ông Dân cũng đưa ra 2 giải pháp đã được thực nghiệm thành công: Một là với công

nghệ than hoạt tính sinh học BAC kết hợp với lọc cát sinh học BAC-BSF ở tốc độ lọc 2-3m³/giờ cùng
với khử trùng. Nguồn nước xử lý có thể đạt được chất lượng nước tái sinh cho đối tượng sử dụng
nước có chất lượng thấp như dội rửa toilet, tưới cây xanh. Vì công nghệ này có hiệu suất khử COD
trung bình khoảng 60%, cao nhất có thể đạt 88%.
Hai là công nghệ BAC-BSF kết hợp màng RO. Nước sau xử lý hoàn toàn đạt chất lượng nước tái sinh
cao có thể phục vụ cho các hoạt động dịch vụ, công nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như nồi hơi, làm
mát, vệ sinh trang thiết bị, tái nạp tầng nước ngầm phục vụ cho cấp nước sinh hoạt. Hiệu suất xử lý
TDS và TOC trung bình lần lượt đạt 96% và 95%.
Điều đáng nói là trong những kết quả quan trọng từ công trình nghiên cứu này là đề xuất các tiêu chuẩn
chất lượng nước tái sinh cho các đối tượng tái sử dụng ở đô thị có chất lượng nước tái sinh thấp và
trong công nghiệp. Các tiêu chuẩn đề nghị trên dựa trên các hướng dẫn và quy định của WHO, các
quốc gia tiên tiến khác nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.
Có thể nói, với sự gia tăng nhanh lượng nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ ở TPHCM
cùng với sự suy giảm chất lượng nước ngầm và nước mặt, sự tìm kiếm nguồn nước bổ sung thay thế
cho thành phố rất cần thiết. Những hoạt động tái sử dụng này sẽ giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn
nước ngọt, suy giảm chất lượng nước nguồn nước do việc khai thác quá mức và ô nhiễm nguồn nước
ngày càng tăng.
Vì vậy, vai trò tái sinh nước thải giảm thiểu việc khai thác nguồn nước ngày càng trở nên quan trọng
hơn. Nguồn nước tái sinh có thể được xem như một nguồn nước thay thế và tận dụng lại các thành
phần hữu ích.
Với các biện pháp xử lý thích hợp, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn có thể đáp ứng được các nhu cầu
sử dụng, giảm nhu cầu sử dụng nước dẫn đến chi phí sử dụng nước sẽ giảm. Tuy nhiên, để các dự án
về tái sinh, tái sử dụng có hiệu quả và nhanh chóng đi vào cuộc sống, chính quyền thành phố nên từng
bước xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng các chương trình, dự án,
các hoạt động tái sinh, tái sử dụng nước thải mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng cho các mục
đích phi sinh hoạt cụ thể và sớm ban hành các chính sách khuyến khích sử dụng nước tái sinh ở
những vùng khan hiếm nước và thành lập quỹ tái sử dụng nước để hỗ trợ tài chính cho hoạt động trên.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường và những vấn đề liên quan tới môi trường là đề tài được bàn luận một
cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới.

Trái đất đang bị đe dọa bởi sự suy thoái và cạn kiệt dần nguồn tài nguyên. Nguồn
gốc của sự biến đổi về môi trường trên thế giới hiện này là do các hoạt động kinh
tế - xã hội của con người. Con người là một phần của hệ sinh thái môi trường,các
hoạt động của con người ngày càng tác động đến môi trường càng rõ rệt. Các
hoạt động này, một mặt cải thiện cuộc sống của con người và môi trường, mặt
khác lại mang hàng loạt các vấn đề như : khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên môi
trường và vấn đề nan giải nhất là ô nhiễm môi trường trên khắp thế giới .
Trong top 10 về vấn đề ô nhiễm hiện nay thì ô nhiễm nguồn nước là vấn đề
mà xã hội hiện nay đang quan tâm nhiều nhất .
Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, đến hết năm 2008 cả nước có
khoảng 200 khu công nghiệp. Ngoài ra còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp
được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương quyết định
thành lập. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học Công nghệ và môi trường
của Quốc hội , tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở
một số địa phương rất thấp. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử ly
nước thải nhưng không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công
nghiệp đã hoạt động đã có trạm xử lý nước thải tập trung ( chiếm 42% số khu
công nghiệp đã vận hành ) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lý
nước thải .
Ở nước ta hiện nay , phần lớn nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị, ven đô thị,
nông thôn đều chưa được xử lý đúng cách. Nước thải từ các khu vệ sinh mới chỉ
được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, chất lượng chưa được yêu cầu, xả ra môi
trường là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Điều kiện nước ta hiện nay,
phần lớn các dự án thoát nước và xử lý nước thải còn chưa đến được mọi nơi, và
nếu có thì cũng chỉ hướng tới giải quyết các vấn đề thoát nước mưa, khắc phục
tình trạng ngập úng . Khó khăn về kinh tế để duy trì vận hành bảo dưỡng hệ
thống đó, do đó việc nghiên cứu làm sạch nước thải tại chỗ cho hộ gia đình hay
cụm dân cư bằng công nghệ phù hợp, đơn giản, chi phí xây dựng và vận hành
thấp ,đảm bảo vệ sinh môi trường là một hướng giải quyết hợp lí và khả thi .
Trên thế giới gần đây, Bãi lọc trồng cây ( Constructed Wetland ) được biết là một

công nghệ xử lý nước thải trong điều khiện tự nhiên. Chi phí thấp, vị trí ổn định,
hiệu xuất cao, nhất là tăng năng xuất cây trồng. Sinh khối thực vật, bùn phân
hủy, nước thải sau xử lý còn có giá trị kinh tếcao. Công nghệ xử lý này ở Việt
Nam còn rất mới mẻ.
Trong phạm vi hạn hẹp về thời gian và kiến thức về khóa luận em chọn đề tài
“Nghiên cứu tái sử dụng nước thải chứa chất hữu cơ vào canh tác nông nghiệp”
Công trình ứng dụng cho đề tài là hệ thống xử lý nước thải bằng Bãi lọc trồng
cây.

×