Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

191 tsl TRUYỀN SỐ LIỆU VÀ MẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.68 KB, 2 trang )

Câu 1 (3đ): Mã hóa nguồn và mã hóa kênh
Giả sử nguồn tin có các mẫu dữ liệu nhiệt độ được lấy mẫu với tốc độ 100 mẫu/giây, với số lượng các mẫu
dữ liệu được thống kê trên bảng sau:
Ký hiệu mẫu

S0

S1

S2

S3

S4

S5

Giá trị mẫu (oC)

20

25

30

35

40

45


Số lượng mẫu

160

20

80

10

120

30

a. (L.O.2.3) Sử dụng mã Huffman để mã hóa nguồn dữ liệu trên. Trình bày cách mã hoá và xác định
các từ mã?
b. (L.O.2.3) Dựa vào kết quả câu a, hãy tính hiệu suất của bộ mã Huffman, và so sánh kỹ thuật mã hố
Huffman với kỹ thuật mã hóa đồng đều dựa trên tốc độ bit cần phải truyền một ký hiệu (sau khi mã
hoá)?
c. (L.O.2.3) Ba mẫu dữ liệu liên tiếp [(MSB) 30C, 40C, 35C] sau khi mã hoá nguồn bằng Huffman,
được mã hóa kênh bằng CRC dùng đa thức sinh G(x)=x3+x+1. Hãy xác định chuỗi bit mà máy phát
truyền cho máy thu? Giải thích cơ chế máy thu có thể giải mã chuỗi bit này ra các giá trị mẫu nhiệt
độ ẩm mà máy phát đã truyền đi?
Câu 2 (3đ): Hiệu suất tuyến liên kết
Cho hệ thống truyền số liệu gồm 3 DTE (A, B, C) kết nối với nhau như hình vẽ



Tuyến liên kết A-B:
- Khoảng cách: 4000 km

- Băng thơng: 15 KHz
- Tỉ số tín hiệu trên nhiễu (SNR): 20dB
- Độ trễ truyền sóng: 10 µsec/km
- A và B truyền dữ liệu với tốc độ tối đa có thể có trên tuyến liên kết
- Sử dụng giao thức Selective Repeat (tường minh) để kiểm sốt lỗi với kích thước cửa sổ gởi là 4.
• Tuyến liên kết B-C:
- Khoảng cách: 1000 km
- Độ trễ truyền sóng: 5 µsec/km
- Sử dụng giao thức Stop-and-Wait ARQ (Idle RQ hiểu ngầm) để kiểm soát lỗi
- Tốc độ dữ liệu: 150kbps
Giả sử rằng các tuyến liên kết đều là dạng full-duplex. Kích thước khung dữ liệu là 1000 bit, kích thước
khung điều khiển (ACK/NAK) có thể bỏ qua.
a. (L.O.3.1) Nếu tỉ lệ lỗi bit của tuyến liên kết A-B là 10-4 và B-C là 105, hãy xác định hiệu suất của
các tuyến liên kết này?
b. (L.O.1.3) Xác định thời gian trung bình tối thiểu để truyền thành công 1 khung dữ liệu trên liên kết
B-C?


c. (L.O.1.3) Xác định tốc độ dữ liệu tối đa từ DTE A đến DTE C (đi qua B) thực sự có thể đạt được?
Từ đó suy ra thời gian cần thiết để truyền 1 tập tin có kích thước 1 Mbyte từ DTE A dến DTE C?
Câu 3 (2đ): Giao thức truyền dữ liệu
Một kênh truyền song công (full-duplex) có tốc độ truyền dữ liệu 1024 kbps có thời gian trễ lan truyền
(propagation delay) là 200ms (giữa 2 node A và B). Chiều dài khung dữ liệu truyền giữa A và B là 1024
bits và ACK/NAK có chiều dài là 64 bits. Giữa hai node trao đổi dữ liệu dùng giao thức Go-Back-N, sử
dụng cơ chế điều khiển luồng bằng cửa sổ trượt có kích thước bằng 3 và thời gian time-out là 1000ms. Bỏ
qua thời gian xử lý các khung dữ liệu và khung điều khiển tại các thiết bị.
a) (L.O.3.2) Giả sử truyền dẫn không bị lỗi, khơng bị mất khung. Tính thời gian cần thiết để truyền 180
khung dữ liệu và nhận đủ 180 ACK?

b) (L.O.3.2) Nếu khung dữ liệu đầu tiên bị lỗi mất khung. Vẽ sơ lược quá trình trao đổi dữ liệu

giữa node A và node B cho 6 khung dữ liệu đầu tiên và 3 khung dữ liệu cuối cùng? Tính thời
gian cần thiết để truyền 180 khung dữ liệu và nhận đủ tất cả các ACK?
Câu 4 (2đ): Địa chỉ IP và định tuyến
a. (L.O.4.2) Một cơng ty có 6 phịng chức năng được quản trị theo lớp địa chỉ IP 172.18.16.0/24.
Trong đó phịng kinh doanh có 30 nhân viên, phịng sản xuất có 40 nhân viên, phịng triển khai có
50 nhân viên, các phịng hành chánh, kế tốn và chăm sóc khách hàng mỗi phịng có 20 nhân viên.
Hãy thực hiện chia subnet địa chỉ IP cho công ty này bằng phương pháp chia subnet classful hoặc
classless (VLSM)?
b.

(L.O.4.3) Dùng giải thuật OSPF lập bảng định tuyến và xác định đường đi ngắn nhất từ nút B đến
các nút còn lại cho topo sau:



×