Câu 1 : Mô tả hệ thống các cơ quan HCNN, chức năng các cơ quan HCNN và phương hướng CC bộ máy HCNN
1 Khái niện
Hành chính NN là hoạt động cuỉa các cơ quan thực thi quyền lực NN để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống Xh
theo PL . Đó là CP và cơ quan chính quyền các cấp, không kể các tổ chức NN nhưng không nằm trong các cơ quan quỳen lực
như DN và đơn vị sự nghiệp .
Bộ máy HCNN được thiết lập để thực thi quyền hành pháp (quyền thi PL) . Để thi hành PL, các cơ quan thuộc bộ máy
HCNN theo sự qui định của PL có quyền lập quy và quyền hành chính .
- Quyền lập quy là quyền ban hành các VB pháp huy (VB dưới luật) để cụ thể hoá luật, thực hiện luật nhằm điều chỉnh
những quan hệ KT-XH thuộc phạm vi quyền HP .
- Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy , tổ chức, điều hành các hoạt dộng KT-XH, đưa pháp luạt vào đời sống
nhằm gìn giữ trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích công dân, bảo đảm dân sinh và giải quyết các vấn đề XH và SD có hiệu quả
nguồn tài chính và công sản để phát triển
Các cơ quan HCNN gôm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngan bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND các cấp và các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND
Xét về cấp quản lý gồm :
-tổ chức bộ máy hành chính ở TW và Bộ máy HC ở địa phương
1.Tổ chức bộ máy HCNN TW
1.1. Chính phủ
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
* CP được lập ra trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá QH . Trong kỳ họp này QH bầu TT CP từ số đ biểu QH theo đè nghị
của CT nước và phê ch theo đề nghị của TT CP danh sách các phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của CP
* Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch
nước . CP, TT CP và các thành viên CP chịu sự giám sát của QH, UB TVQH . TT CP, các thành viên CP trả lời chấp vấn ĐB
QH trong kỳ họp QH .
CP là một thiết chế chính trị - hành chính NN, nắm quyền hành pháp, với chức năng :
-thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, QP, AN và đối ngoại của NN;
-lập qui để thực hiện các luật do quyền lập pháp định ra;
- quản lý các công việc hằng ngày của NN;
-tổ chức bộ máy HCNN và q lý nhân sự của bộ máy đó;
-chức năng tham gia quá trình lập pháp(Cơ quan hành chính, trực tiếp là CP đảm nhận phần lớn việc xây dựng luật trình
QH, dự thảo Pháp lệnh trình UBTV QH thẻo luận, thông qua . Khi luật và PJ được ban hành, CP chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện, trong đó có việc ban hành các văn bản pháp quy để cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành)-
- chỉ đạo điều hành và có tính cưởng chế được thể hiện thông qua các nhiệm vụ và quyền hạn CP
1. Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, xây dựng và
kiện toàn hệ thống bộ máy HCNN; hướng dẫn, kiểm tra HĐND thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; quản lý
công tác CBCC;
2. Bảo đảm việc thi hành HP và PL ,
3. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước QH và UBTVQH;
4. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế , văn xã, q lý tài sản công, dịch vụ công; thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia;
5. Thi hành những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,; bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của
xã hội;
6. Củng cố và tăng cường nền QP toàn dân, AN nhân dân; ; xây dựng các LLVTND và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo
vệ đất nước;
7. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của NN; công tác thanh tra và kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng,
lãng phí ; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ;
8. Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàm phán, ký kết điều ước quốc tế theo thẩm quyền; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
9. Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; thống nhất quản lý công tác thi đua khen thưởng;
10. Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
11. Phối hợp với UB TW Mặt trận TQVN, Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban chấp hành trung ương của đoàn thể
nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả.
1.2 .Bộ và cơ quan ngang Bộ
Bộ và cơ quan ngang Bộ do QH Q định thành lập, bãi bỏ theo đề nghị của TT CP, thực hiện chức năng QLNN đối với
ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước, QLNN các dịch vụ công theo ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở
hửu phần vốn cảu NN tại DN có vốn NN theo qui định .
Thẩm quyền của Bộ, CQ N bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý và và đượcban hành QĐ, chỉ thị, Thông tư để thực
hiện nh vụ chức năng của mình theo thẩm quyền.
2. Bộ máy hành chính ĐP
Theo nghĩa rộng HCĐP nằm trong bộ máy HCNN- là yếu tố cấu thành hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp, tức
là bao gồm cả HĐND và UBND
Theo nghĩa hẹp, HCĐP chỉ nhằm để chỉ hệ thống các cơ quan chấp hành và cơ quan hành chính địa phương- UBND các
cấp .
UBND do HĐND bầu; là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan HCNN ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến
pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp, thực hiện chức năng quản lý mọi mặt
đời sống xã hội trên phạm vi lãnh thổ địa phương.
UBND các cấp chịu sự lãnh đạothống nhất của CP .
Thẩm quyền UBND trong phạm vi địa phương, thể hiện thông qua nhiệm vụ và quyền hạn của UBND trong việc thực hiện
quản lý Nhà nước:
- Quản lý Nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan NN cấp trên và NQ
của HĐND cùng cấp
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; chống
tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác;
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ CB CC , bảo hiểm xã hội;
- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phươngt;
- Tổ chức, thực hiện việc quản lý điều hành NSNN tại địa phương
3.P hướng cải cách
Phương hướng cải cách tổ chức bộ máy HCNN là : Xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức
năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính
quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính; hoạt động có kỉ luật, kỉ cương và nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lí nhà nước. Cụ thể :
-Các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định chức năng, nh vụ, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng;
chuyển được một số cong việc và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan NN thực hiện cho DN, tổ chức XH, phi ch
phủ đảm nhận .
-Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ q lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ
yếu là q lý vĩ mô toàn XH = PL, CS, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện . Bộ máy các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở
phân biệt rõ chức năng, ph thức hoat động của các bộ phận tham mưu, thực thi CS, cung cấp dịch vụ công .
- Năm 2005, Cơ bản xác định xong và thực hiện được các qui đinh mới về phân cấp q lý HCNN giữa TW và địa phương,
giữa các cấp ch quyền địa phương; địnhn rõ chức năng, nh vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông
thôn .
- cải cách phương thức, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp .
- Tiêp tch CC chế độ công vụ và công chức .
CC tài chính công
Thực hiện thí điểm ở cấp huyện, quận, phường không tổ chức HĐND .Xác định rõ t chất, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc
của chính quyền cấp xã .
- từng bước hiện đại háo nền hành chính.
- Thực hiện ng tắc TT dân cghủ và chế độ thủ trưởng trong cơ quan Hc
- Giả quyết tốt mqh giữa cơ quann hành chính với dân, huy động sự tham gia của Nd và XH vào hoạt động q lý các
cơ quan HCNN .