Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích Vợ Nhặt Phạm Ngọc Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.17 KB, 7 trang )

VỢ NHẶT
Kim Lân

Ch
ia
sẻ

i li
ệu

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, thường viết về nông thôn và người
nông dân. Tác phẩm của ông chân thực, gần gũi, đậm màu sắc văn hóa vùng Đồng
bằng Bắc Bộ.Qua tác phẩm của ông, ta thấy hiện lên hình ảnh con người của làng
quê Việt Nam nghèo khổ nhưng vẫn lạc quan, thật thà nhưng rất thông minh, dí
dỏm.
2. Tác phẩm
- Truyện ngắn “Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc, in trong tập “Con chó xấu xí”
(1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” – viết ngay sau
Cách mạng tháng Tám nhưng bị dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hịa bình lập
lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần truyện cũ để viết nên truyện ngắn này.
- Nhan đề: Cái tên “Vợ nhặt” thật lạ và giàu ý nghĩa:
+ Xưa nay chuyện dựng vợ gả chồng là chuyện trọng đại. Trong “Truyện Kiều” có
câu:
“Trăm năm tính cuộc vng trịn
Phải dị cho đến ngọn nguồn lạch sơng”.
Nhưng ở đây, “vợ” lại được đặt cạnh từ “nhặt” – động từ chỉ hành động cầm một
thứ gì đó nhỏ bé lên. Cách kết hợp từ ngữ như vậy làm nổi bật thân phận rẻ rúng của
con người trong nạn đói.
+ Nhưng tại sao lại là “Vợ nhặt” chứ không phải “Nhặt vợ”? Đưa từ “vợ” lên trước,


tác giả như muốn nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của người vợ. Thật vậy, trong truyện
ngắn này, ta thấy người vợ của anh Tràng đã đem đến một luồng sinh khí mới cho
gia đình và cho cả xóm ngụ cư.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
- Tình huống truyện: là sự kiện, hồn cảnh đặc biệt, chứa đựng mâu thuẫn, nghịch
lí mà từ đó tính cách nhân vật và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ nét.
- Trong truyện “Vợ nhặt”, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện độc
đáo, éo le và giàu ý nghĩa, đó là: giữa cảnh tối sầm lại vì nạn đói năm 1945, anh cu
Tràng có nguy cơ ế vợ bỗng nhặt được vợ.
a. Tình huống độc đáo, éo le
- Sự kiện anh Tràng có vợ khiến ai cũng ngạc nhiên, bất ngờ, bởi vì:
+ Trong nạn đói, người ta chỉ nghĩ đến chuyện sống chết, còn anh cu Tràng lại lấy
vợ.
+ Hơn nữa, anh cu Tràng vốn nghèo khổ, xấu xí, ngờ nghệch, có nguy cơ ế vợ cao,
nhưng lại lấy được vợ một cách dễ dàng.
- Tình huống truyện trên xen lẫn buồn và vui, lo toan và hạnh phúc. Thêm một
miệng ăn là thêm một nỗi lo nhưng đây cũng là dịp để anh có một mái ấm gia đình.
b. Tình huống giàu ý nghĩa
- Từ tình huống đó, phẩm chất của các nhân vật và tư tưởng của tác phẩm được thể
hiện rõ.


Ch
ia
sẻ

i li
ệu


Trước hết, tình huống ấy nói lên sự thảm khốc của nạn đói:
+ Cái đói tàn phá vẻ ngồi, bóp méo nhân cách bên trong con người. Nhân vật thị là
minh chứng điển hình khi nói đến hậu quả của nạn đói. Từ một cơ gái vui vẻ, “liếc
mắt, cười tít”, thị trở nên rách rưới, “gầy sọp hẳn đi, trên cái khn mặt lưỡi cày
xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt”. Thị “chao chát chỏng lỏn”, xin ăn một cách
sưng sỉa.
+ Cái đói cịn biến chuyện quan trọng thành chuyện tình cờ, tầm phào. Thị theo
khơng Tràng về là liều lĩnh, Tràng đèo bòng thêm thị cũng là liều lĩnh. Hai người lấy
nhau một cách chóng vánh, theo kiểu
“Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Mà xem con tạo xoay vần đến đâu”.
- Từ sự thảm khốc ấy, tình huống truyện đã ngầm tố cáo tội ác của bọn thực dân,
phát xít, phong kiến. Chúng đã gây ra nạn đói, khiến những người nơng dân Việt
Nam phải chịu nỗi đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Nhưng quan trọng hơn, nhờ tình huống này, ta thấy được những phẩm chất tốt
đẹp của con người Việt Nam: giàu lịng u thương và có khát vọng sống, khát vọng
hạnh phúc ngay cả khi đứng trên bờ vực của cái chết:
+ Lòng yêu thương thể hiện rõ ở nhân vật Tràng và bà cụ Tứ. Trong lúc đói kém,
Tràng sẵn sàng bỏ tiền ra đãi thị bốn bát bánh đúc, thậm chí cịn đưa thị về làm vợ.
Đáng q ở chỗ, Tràng “nhặt” vợ dễ dàng nhưng anh không hề khinh rẻ, mà rất yêu
thương, trân trọng thị. Bà cụ Tứ cũng rất nhân hậu. Bà thấu hiểu cho thị, an ủi thị và
khóc nghẹn lời vì thương hai con.
+ Các nhân vật trong truyện cịn có khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. Tràng
đưa thị về khơng chỉ vì lòng thương người, mà sâu xa hơn, anh cũng mong muốn có
một tổ ấm. Từ khi lấy vợ, anh đã trưởng thành, chín chắn hơn. Cịn thị, thị chấp
nhận bỏ qua cái duyên dáng để có được cái ăn, để được sống. Thị táo bạo theo Tràng
về cũng vì khát vọng sống. Và khi có hạnh phúc gia đình, cơ đã trở về với bản tính
tốt đẹp của mình. Đặc biệt, nhân vật bà cụ Tứ tuy già yếu nhất nhưng lại nói về sự
sống, về hạnh phúc nhiều nhất. Trong bữa cơm ngày đói, bà đã gắng thắp lên niềm
tin vào tương lai cho các con. Kết truyện, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng báo hiệu một

ngày mai sáng sủa cho những con người đói khổ mà giàu khát vọng ấy.
=> Tóm lại, tình huống anh cu Tràng bỗng nhặt được vợ giữa nạn đói là một tình
huống độc đáo, éo le và giàu tinh thần nhân văn.
2. Nhân vật Tràng
- Vài nét giới thiệu về nhân vật Tràng:
+ Ngay cái tên của anh đã gợi sự thô kệch: “tràng” là một thứ đồ nghề của thợ mộc.
+ Ngoại hình của anh cũng khơng được đẹp: hai con mắt nhỏ tí, quai hàm bạnh ra,
cái đầu trọc nhẵn, cái lưng to như lưng gấu,...
+ Về tính cách, Tràng có phần dở hơi: vừa đi vừa nói lảm nhảm, có khi ngửa mặt lên
trời cười hềnh hệch.
+ Gia cảnh Tràng cũng nghèo khó, neo người, lại là dân xóm ngụ cư, địa vị thấp
trong làng xã.
=> Như vậy, bình thường Tràng đã có nguy cơ ế vợ, huống hồ bấy giờ lại đang trong
lúc đói kém.


Ch
ia
sẻ

i li
ệu

- Nhưng Tràng lại “nhặt” được vợ trong hoàn cảnh đặc biệt:
+ Khi chở xe thóc lên tỉnh, Tràng thấy mấy chị con gái ngồi ở gần cửa nhà kho.
Tràng hò cho đỡ nhọc:
“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bị với anh, nì!”.
Mấy cơ gái vừa cười vừa đẩy thị ra, và thị ton ton chạy tới đẩy xe giúp Tràng. Lần thứ
hai, Tràng gặp lại thị, thị rách rưới gầy gị vì đói, thị trách Tràng không giữ lời hứa

đãi thị ăn. Tràng bèn đãi thị bốn bát bánh đúc. Trong hoàn cảnh túng đói nhưng
Tràng vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra mời thị ăn, chứng tỏ Tràng có lịng nhân hậu, nghĩa
hiệp.
+ Thế rồi bốn bát bánh đúc và lời bông đùa “có về với tớ thì ra khn hàng lên xe rồi
cùng về” đã khiến hai người thành vợ chồng. Ban đầu Tràng cũng “chợn”, sau đó
thì “Chậc, kệ!”. Điều đó cho thấy Tràng biết lo lắng, nhưng cũng biết vượt lên nỗi lo
để giúp đỡ, cứu nguy cho một cô gái đáng thương, và sâu xa hơn là để có được hạnh
phúc gia đình.
+ Sau đó, Tràng cịn mua cho thị cái thúng con và đưa thị đi ăn một bữa no nê.
Những hành động ga lăng ấy là sự quan tâm, nâng niu anh dành cho thị.
- Trên đường về, Tràng phớn phở, tủm tỉm cười nụ một mình, hai mắt sáng lên lấp
lánh. Tràng rất vui sướng, thích chí, tự đắc vì mình đã có vợ. Có khi anh cịn định
nói mấy câu lãng mạn nhưng khơng nói được. Tràng thật đáng yêu và vui vẻ. Niềm
vui ấy khiến anh như quên đi tất cả những khó khăn bề bộn của hiện tại và tương lai.
- Khi về đến nhà, Tràng vui vẻ xăm xăm bước vào thu dọn nhà cửa. Anh nói một câu
tình tứ: “Khơng có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!”. Anh mời thị ngồi xuống giường.
Thấy thị ngượng ngịu, bần thần, anh cũng hơi ngượng và sợ. Những lời nói, hành
động, cảm xúc của Tràng thể hiện sự trân trọng của anh với thị. Khơng phải vì thị
theo khơng anh về đây mà anh khinh rẻ thị. Bên cạnh sự trân trọng với người vợ
mới cũng là nỗi buồn lo. Có lẽ Tràng lo thị thất vọng, sợ mẹ mình khơng chấp nhận
thị, mà nếu được chấp nhận thì hai vợ chồng sẽ phải xoay xở rất vất vả để vượt qua
nạn đói này.
- Khi bà cụ Tứ về, Tràng “reo lên như một đứa trẻ”, “lật đật chạy ra đón”, tươi cười
chào mẹ. Mối duyên bất ngờ với thị khiến Tràng càng hồn nhiên, trong sáng như trẻ
thơ, đúng như câu thơ của Bùi Hồng Tám:
“Tình u là thứ trời hành
Bắt người bạc tóc hóa thành trẻ con”.
Tuy nhiên, tình u cũng khiến người ta trở nên chín chắn, đĩnh đạc. Thường ngày,
Tràng “phổi bị”, nói năng cộc lốc, nhưng hơm nay, anh lại mời mẹ ngồi ngay ngắn
trên giường rồi mới trình bày câu chuyện: “Nhà tơi nó mới về làm bạn với tôi đấy u

ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả...”. Lời
Tràng nói thật rành mạch, sâu sắc và nghĩa tình.
- Bà cụ Tứ đồng ý cho Tràng lấy thị. Tối hôm ấy, Tràng thắp đèn dầu lên. Giữa lúc
cơm cịn khơng có mà ăn, Tràng đã khá “hoang” khi mua hẳn hai hào dầu. Anh
cũng biết là đắt, nhưng “vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ”.
Việc thắp đèn thể hiện niềm hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
- Sáng hôm sau, Tràng có nhiều suy nghĩ tích cực:


Ch
ia
sẻ

i li
ệu

+ Tỉnh dậy sau đêm tân hôn, Tràng thấy êm ái, ngỡ ngàng chưa thể tin là mình đã
có vợ. Người đàn ông tội nghiệp ấy không nghĩ rằng mình có thể lấy nổi vợ, nên khi
hạnh phúc bất ngờ đến với mình, anh tưởng như đang mơ.
+ Anh nhận ra nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ, gọn gàng: “Mấy chiếc quần áo
rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong.
Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác
mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch”. Anh thấy mẹ và vợ đang nhổ cỏ, quét sân.
Đó là cảnh bình dị, giản đơn nhưng anh rất thấm thía, cảm động. Anh thấy u
thương gắn bó với gia đình này, có ước mơ gia đình hạnh phúc, thấy mình phải có
trách nhiệm với gia đình. Những suy nghĩ ấy khiến anh thấy mình “nên người”.
Quả là hạnh phúc gia đình có sức mạnh thật to lớn, đã giúp một người vô tư, khờ
khạo trở nên trưởng thành, sâu sắc.
- Trong bữa cơm ngày đói:
+ Tràng vâng dạ với mẹ rất ngoan ngỗn, tình cảm mẹ con đầm ấm, hòa hợp. Khi

hết cháo, phải ăn miếng cám đắng chát, nghẹn bứ mà mẹ “quảng cáo” là chè
khoán, Tràng cũng cố ăn cho xong bữa, khơng nói gì khiến mẹ buồn.
+ Nghe vợ kể chuyện người ta phá kho thóc Nhật, Tràng đăm chiêu nghĩ ngợi. Anh
lại nhớ về đồn người nghèo đói kéo nhau đi trên đê với “lá cờ đỏ to lắm”. Dường
như Tràng đã bắt đầu nhận thức được con đường đấu tranh. Dù truyện mới khép lại
ở chi tiết “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...”
nhưng ta tin rằng sau đó Tràng sẽ tích cực tham gia cách mạng. Truyện mở đầu vào
lúc chiều tối chạng vạng và kết thúc vào buổi sáng chan hòa ánh nắng, như muốn
nói tới một tương lai sáng sủa.
2. Nhân vật thị
- Nhân vật thị không được nhà văn giới thiệu tên tuổi, quê quán, gia cảnh, như để
nói lên thân phận bèo bọt, rẻ mạt của thị. Không chỉ riêng thị, có biết bao con người
trong nạn đói cũng có cuộc đời chua xót như thế.
- Lần đầu gặp Tràng, thị ton ton ra đẩy xe giúp Tràng, nói chuyện vui vẻ, liếc mắt
cười tít, cho thấy cơ là người bạo dạn, cởi mở, biết giúp đỡ người khác. Tuy nhiên,
trong những câu đùa vui của thị đã ẩn chứa sự ám ảnh về miếng ăn: “Có khối cơm
trắng mấy giị đấy! Này, nhà tơi ơi, nói thật hay nói khốc đấy?”, “Đã thật thì đẩy
chứ sợ gì”. Thị cũng biết chuyện “cơm trắng mấy giị” ấy là nói vui, nhưng có vẻ thị
đang cố bám víu, hi vọng vào việc được mời ăn.
- Và khi cái đói ngày càng dữ dội, thị đã coi chuyện đùa vui hôm trước là chuyện
thật. Lần thứ hai gặp Tràng, thị sầm sập chạy đến:
+ Bề ngồi thị rách rưới, gầy gị: “áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên
cái khn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt”.
+ Lời nói của thị thì “chao chát chỏng lỏn”. Thị sưng sỉa nói: “Điêu, người thế mà
điêu! Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt”. Thị gặt phăng “miếng
trầu là đầu câu chuyện” mà xin ăn một cách thơ thiển: “Có ăn gì thì ăn, chả ăn
giầu”.
+ Hành động của thị cũng không ý tứ. Thị “đứng cong cớn”, “ngồi sà xuống”, “cắm
đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trị gì”.



Ch
ia
sẻ

i li
ệu

=> Cái đói đã tàn phá dung nhan và nhân cách của thị, nhưng cô chấp nhận vô
duyên để được tồn tại. Đó là biểu hiện của khát vọng sống cháy bỏng, là một điều
đáng q.
- Sau đó, cơ liều lĩnh theo không Tràng về làm vợ, dù chưa biết rõ về anh. Thị hi
vọng Tràng có thể giúp mình qua được nạn đói. Cái đói đã đẩy người ta đến đường
cùng, đành phải
“Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Để xem con tạo xoay vần đến đâu”.
Quyết định táo bạo này của thị tiếp tục thể hiện khát vọng sống mãnh liệt. - Trên
đường về, thị rón rén e thẹn, chân nọ bước díu vào chân kia, cái nón che nghiêng
một nửa mặt, và đơi lúc thị tỏ vẻ khó chịu, càu nhàu. Tất nhiên, thị khơng thể thay
đổi hồn tồn trong chốc lát, nhưng ta có thể nói rằng nhờ tình u thương, hạnh
phúc, cơ đang dần trở về bản tính tốt đẹp. Rồi khi Tràng bỗng nhiên khoe vừa mua
hai hào dầu để tối thắp, thị đã trách Tràng là “hoang”. Lời trách yêu ấy cho ta thấy
hình ảnh một người vợ biết lo toan cho gia đình.
- Khi về đến nhà Tràng, thấy nhà anh không khá giả gì, chỉ có “cái nhà vắng teo
đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, thị đã “nén một
tiếng thở dài”, thị cũng gắng “nhếch mép cười nhạt nhẽo”. Thị đang cố che giấu
nỗi thất vọng, không muốn làm Tràng buồn, bởi anh là người vừa cưu mang mình.
Khi được mời ngồi, thị “ngồi mớm xuống mép giường” và ngượng nghịu. Lúc này,
thị thật tế nhị, lịch sự. Thực ra khi thấy nhà Tràng nghèo, thị hồn tồn có thể bỏ đi
ngay, nhưng cơ vẫn ngồi chờ, và khi mẹ Tràng về, cô đã chào bà bằng “u”, nghĩa là

thị xác định mình sẽ là dâu con nhà này.
- Sáng hôm sau, nàng dâu mới đã quét tước, thu dọn nhà cửa tươm tất. Thị như cô
Tấm chăm chỉ, đảm đang, vun vén cho gia đình. Thị cũng vâng dạ rất lễ phép với mẹ
chồng. Có thể khẳng định, hạnh phúc gia đình và tình thương yêu đã cảm hóa thị,
giúp thị trở nên hiền dịu, nết na.
- Trong bữa cơm ngày đói:
+ Dù “tiệc” đón nàng dâu mới chỉ có niêu cháo lõng bõng và chút rau chuối thái rối,
nhưng cả nhà đều ăn ngon lành. Đến khi nhận bát cháo cám, mắt thị “tối lại”
nhưng thị vẫn “điềm nhiên và vào miệng”. Cách ứng xử ấy cho thấy dù thị thất
vọng nhưng vẫn thản nhiên và ý thức rõ về sự đồng cam cộng khổ với gia đình nhà
chồng.
+ Cũng trong bữa cơm, qua việc kể chuyện về những người phá kho thóc Nhật, thị
đã khơi gợi cho Tràng những suy nghĩ về con đường cách mạng.
3. Nhân vật bà cụ Tứ
- Nhân vật bà cụ Tứ có mặt từ khoảng giữa câu chuyện, là nhân vật không thể thiếu
để làm nổi bật giá trị nhân văn của tác phẩm.
- Bà xuất hiện với dáng vẻ “lọng khọng”, “húng hắng ho”, “vừa đi vừa lẩm bẩm
tính tốn”. Đó là hình ảnh một người mẹ già nua mà vẫn phải lo toan, trăn trở.
- Về đến nhà, thấy Tràng vồ vập, bà đã “phấp phỏng”. Khi thấy thị trong nhà, bà cụ
càng ngạc nhiên, thầm đặt ra bao câu hỏi trước sự hiện diện của người đàn bà lạ.
Cuộc sống khó khăn khiến bà mất đi sự nhạy cảm tối thiểu, rằng con bà đã đến tuổi
lấy vợ. Hoặc có thể bà cũng đốn được điều đó, nhưng bà khơng dám tin.


Ch
ia
sẻ

i li
ệu


- Khi đã hiểu cơ sự, lòng bà chất chứa nhiều xúc cảm:
+ Bà lão “cúi đầu nín lặng”. Trong cái cúi đầu ấy có biết bao đau đớn, tủi cực, buồn
thương. Bà “vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”, cũng có phần
trách mình khơng lo được cho con. Bà cịn lo lắng khơng biết “chúng nó có ni nổi
nhau sống qua được cơn đói khát này khơng”.
+ Rồi bà nhìn thị và có ý nghĩ rất nhân hậu về cô con dâu mới: “Người ta có gặp bước
khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ
được”. Bà cụ khơng khinh rẻ mà lại thương cảm, thấu hiểu cho hoàn cảnh của thị.
Hơn nữa, bà cịn có sự hàm ơn, trân trọng với thị vì cô đã đồng ý lấy con trai bà.
+ Không chỉ dừng lại ở suy nghĩ, bà cụ Tứ cịn nói ra những lời rất tình cảm: “Ừ, thơi
thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lịng...”. Khi nói “các
con”, bà đã coi thị là người trong nhà. Dùng mấy chữ “phải duyên phải kiếp”, bà cụ
như đang thanh minh cho thị, rằng không phải thị theo không Tràng về, mà đây là
trời se duyên cho hai người nên vợ nên chồng. Và bà “mừng lòng”, nghĩa là chấp
nhận một cách vui mừng, chứ không đơn thuần chỉ là bằng lịng với chuyện đã rồi.
Sau đó, bà kể về gia đình mình và động viên con dâu bằng một triết lí dân gian đầy
lạc quan: “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”.
+ Tuy bà muốn gieo cho các con niềm hi vọng nhưng thực tế đang rất phũ phàng:
“mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”. Vì vậy,
trong sâu thẳm, bà vẫn lo phiền. Bà nghĩ đến ông lão, đến đứa con gái út, đến cuộc
đời dài dằng dặc của mình, và lo lắng cho đơi vợ chồng mới cưới.
+ Rồi bà lão lại mời con dâu ngồi một cách trìu mến: “Con ngồi xuống đây. Ngồi
xuống đây cho đỡ mỏi chân”. Bà hạ thấp giọng cho thân mật, bày tỏ nỗi lòng, rằng
bà cũng muốn làm dăm ba mâm cơm để chào đón người con dâu mới, nhưng vì
nghèo đói nên đành lực bất tịng tâm, bà chỉ biết thương hai vợ chồng thôi. Những
lời gan ruột của bà cụ đã cho thấy sự trân trọng, thương yêu vô bờ mà bà dành cho
nàng dâu.
+ Xúc động lên đến cao trào, bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy
rịng rịng. Đọc truyện ngắn này, ta biết bà cụ Tứ có bản lĩnh sống vững vàng, nhưng

lòng mẹ bao giờ cũng rất thương con, nên khi ấy bà khơng kìm được những giọt lệ
xót xa.
+ Đúng lúc ấy, Tràng đã vào nhà thắp đèn lên. Bà cụ lau nước mắt, hướng lên nhìn
ngọn đèn dầu, như đang hướng về những điều tốt đẹp ở phía trước.
- Trong bữa cơm ngày đói:
+ Bà nói toàn điều vui, động viên các con chuyện làm ăn: “Khi nào có tiền ta mua
lấy đơi gà... ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà”.
+ Bà cịn chuẩn bị một món q bí mật, đó là nồi cháo cám. Bà “lăng xê” rất nhiệt
tình: “cái này hay lắm cơ”, “lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói
bốc nghi ngút”, vừa khuấy vừa cười: “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Khi phải nói
đó là cám chứ chẳng có chè khốn nào cả, bà cụ vẫn đon đả, cố dặn ra tiếng cười
“hì” và an ủi các con: “Ngon đáo để, cứ ăn thử mà xem. Xóm ta khối nhà cịn chả có
cám mà ăn đấy”.
+ Dù đó chỉ là nồi cám đắng chát, thứ thức ăn dành cho loài vật, nhưng hành động,
lời nói của bà đều tốt lên niềm vui. Chi tiết nồi cháo cám phản ánh cuộc sống thê


Ch
ia
sẻ

i li
ệu

thảm của dân nghèo trong nạn đói, nhưng cũng cho thấy tấm lòng người mẹ
thương con, muốn thắp lên niềm hi vọng, lạc quan cho các con, chứ thực ra trong
lòng bà cụ cũng rất ngổn ngang: “Bà lão ngoảnh vội ra ngồi”, “khơng dám để con
dâu nhìn thấy bà khóc”. Qua đó, ta mới thấy tình thương và bản lĩnh của các bà, các
mẹ, của người lao động thật khiến ta ngưỡng mộ. Ta chợt nhớ đến bài ca dao miền
Trung “Mười cái trứng” đầy cay cực mà đầy lạc quan:

“Chớ than phận khó ai ơi
Cịn da lơng mọc, còn chồi nảy cây”.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Truyện ngắn “Vợ nhặt” nói lên tình cảnh thê thảm của người nơng dân nước ta
trong nạn đói năm 1945, đồng thời ca ngợi bản chất tốt đẹp, sức sống kì diệu của
họ: ngay trên bờ vực cái chết, họ vẫn có khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc gia
đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Cách kể chuyện hấp dẫn.
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Dựng đối thoại sinh động, tự nhiên.



×