Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn năm 2022 2023 đề số (76)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.64 KB, 5 trang )

UBND HUYỆN PHONG ĐIỀN
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ

KỲ THI TUYỀN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020 – 2021
Khóa ngày: 15/7/2020
MƠN: NGỮ VĂN

(Đề thi có 02 trang)

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới
Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước
nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ
thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ
thanh tú của chốn q hương…
… Dịng suối đổ vào sơng, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi
ra bể. Lịng u nhà, u làng xóm, u miền q trở nên lịng u Tổ quốc. Có thể nào
quan niệm được sức mãnh liệt của tình u mà khơng đem nó vào lửa đạn gay go thử thách.
Người ta giờ đây đã hiểu lịng u của mình lớn đến dường nào, yêu người thânn, yêu Tổ
quốc, yêu nước Nga, u Liên bang Xơ Viết. Điều đó ta đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố
động đến Tổ quốc chúng ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy, mùa thu qua, điểu giản dị này: "Mất
nước Nga thì ta cịn sống làm gì nữa".
(Trích Lịng u nước – I. Ê-ren-bua,
Ngữ văn 6, Tập hai, NXB Giáo dục, 2016, tr.106, 107)
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm) Tìm câu có lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.
Câu 3 (1,0 điểm) Trong hai câu văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?


(1) Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước
nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ
thảo nguyên có hơi rượu mạnh. (2) Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ
thanh tú của chốn quê hương…
Câu 4 (1,0 điểm) Nội dung đoạn trích nói về vấn đề gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Nghị luận xã hội
Từ nội dung được gợi ra trong đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận
(khoảng 150 chữ) về tình yêu quê hương của con người.
Câu 2 (5,0 điểm) Nghị luận văn học
Kết thúc bài thơ Đồng chí, Chính Hữu viết:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 129).


Và khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính, Phạm Tiến Duật có viết:
Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 131).
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong hai đoạn thơ trên. Từ
đó, em hãy nêu ý kiến ngắn gọn về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với đất nước
trong thời đại hơm nay.
--------HẾT-------Ghi chú: Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Giám thị khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh: .....................................................Số báo danh: ...................................
Chữ kí giám thị 1:……………………………Chữ kí giám thị 2:……………………….........



UBND HUYỆN PHONG ĐIỀN
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ

KỲ THI TUYỀN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020 – 2021
Khóa ngày: 15/7/2020
MƠN: NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN -THANG ĐIỂM
I. Hướng dẫn chung
- Cán bộ chấm thi cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Khi chấm điểm, cần chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá
chính xác giá trị của từng bài viết, cần khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Thí sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, cán bộ chấm thi vẫn
cho đủ điểm.
- Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi.
- Điểm toàn bài đạt được làm tròn điểm số theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
cách tính điểm đối với bài kiểm tra định kì.
Phần
I

câu
1
2
3


4
II

1

II. Đáp án và thang điểm
Nội dung

ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/phương thức nghị luận
Câu có lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích: Ai là kẻ chẳng cảm thấy,
mùa thu qua, điều giản dị này: “Mất nước Nga thì ta cịn sống làm
gì nữa”.
Hai câu văn sử dụng biện pháp tu từ: điệp từ “yêu”, liệt kê: yêu cái
cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm
chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo ngun có hơi rượu
mạnh.
Nội dung đoạn trích lí giải về ngọn nguồn của lòng yêu nước: Lòng
yêu nước bắt đầu từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi; lòng
yêu nước được thể hiện và thử thách trong chiến tranh.
LÀM VĂN
Từ nội dung được gợi ra trong đoạn trích trên, em hãy viết một
đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về tình yêu quê hương
của con người.
a. Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng -phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình yêu quê hương của
con người.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn
đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ nội dung cần nghị

Điểm
3,0
0,5
0,5
1,0

1,0
7,0
2,0

0,25
0,25
1,0


2

luận. Có thể theo hướng sau:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích:
Tình u q hương là một thứ tình cảm cao đẹp của con người.
- Bàn luận:
+ Tự hào với những truyền thống tốt đẹp của quê hương sẽ là động
lực để con người có ý thức học tập, lao động góp sức mình dựng
xây q hương…
+ Tình yêu quê hương cần được thể hiện qua những hành động,

những việc làm cụ thể…
+ Phản đề: Phê phán những người phản bội, xem thường quê
hương, chưa có ý thức lao động và học tập xây dựng quê hương…
- Bài học nhận thức và hành động: Tình yêu quê hương là biểu hiện
của tình yêu Tổ quốc, cần được phát huy ở mọi thời đại. Mỗi người
cần có hành động thiết thực để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất
nước.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận.

0,25
0,25

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong
hai đoạn thơ trích từ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về
tiểu đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,
Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của hình tượng người lính.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải bám sát tác
phẩm, đoạn trích, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, biết

cách khai thác những yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung hai
đoạn thơ.
Giới thiệu:
Vài nét về các tác giả, tác phẩm, vị trí các đoạn thơ và vấn đề nghị
luận (vẻ đẹp của hình tượng người lính trong hai đoạn thơ).
Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong hai đoạn
thơ:
* Hình tượng người lính trong hai đoạn thơ đều được đặt trên nền
hiện thực khốc liệt của chiến tranh: cảnh rừng hoang sương muối
hoang vắng, lạnh lẽo, khắc nghiệt, thiếu thốn; bom đạn kẻ thù khắp
nẻo đường ra trận...
* Vẻ đẹp hình tượng người lính trong mỗi đoạn thơ:
- Trong đoạn thơ của Chính Hữu:
+ Những người lính khơng đơn độc mà các anh luôn sát cánh bên
nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: Đứng cạnh bên nhau chờ

0,25
0,25

0,5
2,25


giặc tới. Tình đồng chí, đồng đội đã làm ấm lịng người lính, giúp
họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ,
thiếu thốn trong chiến đấu.
+ Vẻ đẹp của người lính được tơ đậm, khắc sâu ở chiều sâu lí
tưởng thể hiện qua hình ảnh cuối cùng của đoạn thơ. Đầu súng
trăng treo là hình ảnh đẹp qua sự kết hợp hài hịa giữa hiện thực
với lãng mạn và biện pháp hoán dụ giàu tính biểu tượng. Những

người lính cầm súng chiến đấu bảo vệ nền độc lập, hịa bình cho
dân tộc, cũng là để giữ lại cho cuộc đời này vẻ đẹp thơ mộng, lãng
mạn, bình yên.
- Trong đoạn thơ của Phạm Tiến Duật:
+ Người lính hiện lên trong hồn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh:
Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính/ Bom giật bom rung
kính vỡ đi rồi. Giọng điệu ngang tàng, điệp từ khơng, cách nói phủ
định độc đáo khơng có- khơng phải- khơng có, động từ mạnh giật –
rung làm nổi bật tinh thần lạc quan, hóm hỉnh, hồn nhiên, yêu đời
của các anh lính trẻ.
+ Trên mọi tuyến đường, dù nguy hiểm kề cận nhưng phong thái
các anh lúc nào cũng ung dung, bình tĩnh: Ung dung buồng lái ta
ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Điệp từ nhìn và cách liệt kê
(nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng) nhấn mạnh sự tự tin, hiên ngang,
chủ động của những anh lính trẻ vì q hương, đất nước mà sẵn
sàng vượt lên khó khăn, nguy hiểm.
* Lưu ý: Trong q trình phân tích, thí sinh khơng được tách rời
nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Nếu phân tích nội dung trước,
sau đó giới thiệu vài nét nghệ thuật thì bài viết tối đa chỉ được 1,75
điểm.
* Đánh giá chung:
- Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong mỗi đoạn thơ vừa thể
hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục vừa
khẳng định tài năng nghệ thuật, cá tính sáng tạo của hai nhà thơ. Sự
kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn đã góp phần khắc họa
thành cơng vẻ đẹp của hình tượng người lính trong văn học kháng
chiến (chống Pháp và chống Mĩ)
- Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong hai đoạn thơ đã góp
phần hồn thiện bức tượng đài về những con người hi sinh quên
mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

* Liên hệ: HS nêu ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể ý kiến của bản thân về
trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với đất nước trong thời đại
hơm nay.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận.
TỔNG ĐIỂM: 10,0

0,5

0,5
0,25
0,5



×