Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tu lieu bai 4 lop 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.92 KB, 2 trang )

Cưới mà không đăng ký kết hôn
Nếu sau này không u nữa thì đường ai nấy đi, vì ngồi chữ tình ra chẳng có gì ràng buộc hai
đứa", Phương, nhà thiết kế thời trang 26 tuổi, nói về cuộc hơn nhân của mình. Họ đã chung sống
với nhau 5 năm nhưng chưa nghĩ đến chuyện đăng ký kết hôn.
Phương và Thành quyết định dọn về ở với nhau khi còn học chung ở một trường mỹ thuật.
"Đừng nghĩ là chúng tôi sống thử nhé. Tôi không bao giờ đem cuộc đời mình ra thử cả. Khơng
đăng ký, nhưng Phương Thành là vợ chồng" - Thành nói dứt khốt
Như mọi cặp vợ chồng khác, hai người cũng ra mắt họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, bằng một
đám cưới, tuy ít khách mời nhưng sang và đầy "chất nghệ". Những người quen khác đều được
gửi thiệp báo hỉ.
Giải thích chuyện khơng đăng ký, Phương cho biết họ khơng muốn trói nhau bằng một tờ giấy có
dấu đỏ, mà cái duy nhất ràng buộc họ là tình nghĩa. Theo chị, như vậy khơng có nghĩa là hai vợ
chồng khơng xác định sống với nhau lâu dài. "Có thể một ngày nào đó chúng tôi sẽ đăng ký kết
hôn, nhân kỷ niệm 10 năm chung sống, hay đám cưới bạc chẳng hạn. Lúc ấy, chuyện đăng ký
với Phương Thành sẽ không mang ý nghĩa thủ tục hành chính nữa, mà nó đánh dấu một mối
tình bền vững" - Thành cười.
Cịn lý do Hoa và Toàn (Từ Liêm, Hà Nội) chưa trở thành vợ chồng về mặt luật pháp là... khơng
có thời gian. Bận chuyện chuẩn bị đám cưới, họ dự định đi tuần trăng mật về sẽ làm, sau đó cứ
bận cơng việc, lại ngại thủ tục rườm rà nên lần lữa mãi. Một lần vì ơng bà nhạc trách q, Tồn
đành kéo vợ ra phường. Nhưng sau mấy lần đi đi lại lại mà cán bộ xã chưa "duyệt" cho vì giấy tờ
vẫn có sai sót, anh bực mình bỏ hẳn, đến nay đã gần 3 năm.
"Nói cho cùng, khi đã khơng u thương nhau nữa thì tờ hơn thú cũng khơng giữ được nhau" Hoa tặc lưỡi. Chị cho biết không lo lắng chuyện tài sản hay con cái nếu sau này có chia tay, vì cả
hai đều kiếm được tiền, độc lập về kinh tế. Theo chị, cả hai đều là người có văn hóa nên có thể
tự giải quyết mọi chuyện một cách êm đẹp.
Nhiều đơi khác cũng vì ngại, vì bận nên trì hỗn việc đăng ký kết hơn rồi dần dần bỏ bẵng. Tuy
nhiên, phần lớn họ đã làm việc này khi em bé sắp ra đời, để tiện việc khai sinh cho con.
Theo điều tra quy mô lớn đầu tiên về gia đình Việt Nam thực hiện tại 64 tỉnh thành, vừa được
công bố ngày 26/6, tỷ lệ các cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn chiếm đến 28%. Ở những cặp
có đăng ký kết hơn, gần 14% đăng ký sau khi cưới. Kết quả này cho thấy, đối với nhiều người,
việc được công nhận quan hệ vợ chồng về mặt luật pháp không quan trọng bằng được công
nhận về mặt xã hội.


Sau khi Luật Hôn nhân gia đình có hiệu lực vào năm 2000, Nhà nước quy định, kể từ 2001, nam
nữ sống chung không đăng ký thì khơng được pháp luật cơng nhận là vợ chồng. Mặc dù vậy,
tình trạng lấy nhau khơng có giấy hôn thú vẫn phổ biến, nhất là ở nông thôn. Tỷ lệ chưa đăng ký
trong số những người đã cưới nhau từ năm 2001 trở lại đây còn cao hơn trước đó.
Trên thực tế, đã có khơng ít người hối tiếc vì đã khơng đi đăng ký kết hơn. Trong điều tra kể trên,
một phụ nữ ở Hải Phòng tâm sự với các chuyên gia về sự thiệt thòi về vật chất sau khi chia tay
chồng: "Tôi thất thế hơn người ta vì khi lấy anh ấy đã khơng đăng ký. Tôi đã đến cơ quan chồng
nhưng họ bảo, bây giờ các anh biết em là vợ nó bao năm nay nhưng ra pháp lý thì khơng có giấy
kết hôn nên không can thiệp được".
Trong các cuộc hôn nhân khơng giá thú, nếu có kết cục khơng hay, phần thiệt thòi hầu như bao
giờ cũng thuộc về phụ nữ, dù không chỉ về vật chất mà cả tinh thần, như trường hợp của Vân, 28
tuổi, sống ở quận Long Biên, Hà Nội. Hai người cũng vì lười nên khơng đi đăng ký. Có lần, Vân
cũng nhắc chồng ra phường làm các thủ tục, nhưng anh kêu bận, bảo thôi để lúc nào có em bé
hẵng hay, vì khi ấy mới cần.


Gần đây, Vân phát hiện ra chồng có bồ, hỏi nhưng anh chối. Rồi cơ cũng tìm ra nhà tình địch và
"bắt quả tang" cặp tình nhân ở đó. Chưa kịp làm lớn chuyện cho bõ tức, cô bồ đã cong cớn: "Bà
thì có quyền gì mà đánh ghen? Có cơ quan nào chứng nhận bà là vợ anh ấy khơng, hay chẳng
qua cũng chỉ là góp gạo thổi cơm chung thơi, chán nhau rồi thì bái bai!". Chồng Vân mặt lạnh
lùng khơng nói câu gì, khiến cơ đau chết lặng cả người.
"Tơi ân hận khơng phải vì chuyện khơng có giấy kết hơn để giữ chồng, mà bởi người ta, và ngay
cả anh ấy, đã xem thường tôi chỉ vì khơng có cái giấy đó" - Vân nói.
Ngồi việc tránh bị gạt ra rìa như hai phụ nữ trên, một lý do quan trọng khác khiến các đôi lứa đi
đăng ký kết hơn là muốn được danh chính ngơn thuận. Đối với họ, thủ tục này cũng mang giá trị
tinh thần.
Cịn chị Thương, một nhân viên kế tốn sống ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, chị đăng ký kết hôn
trước khi cưới không phải để "chắc ăn" như nhiều người vẫn nghĩ, mà vì cảm thấy điều đó có ý
nghĩa rất quan trọng và thiêng liêng: "Khi anh cán bộ phường đưa tờ giấy, bắt tay và chúc trọn
đời hạnh phúc, tơi cảm động st khóc, cảm thấy mình và anh ấy đã được gắn kết bằng một sợi

dây vơ hình nào đó".
Ngồi ra, vợ chồng Thương, cũng như nhiều đôi lứa khác, cho rằng việc đăng ký kết hơn một
phần là vì con cái, khơng chỉ trong chuyện khai sinh. Khi đứa trẻ được sinh ra từ một cuộc hơn
nhân hợp pháp, bố mẹ nó sẽ cảm thấy an lịng; và tờ hơn thú như một cam kết để hai người
cùng nhau nuôi dạy con, làm nên một gia đình trọn vẹn.
Hải Hà ( Sưu tầm từ VnExpress)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×