Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

6 bệnh da nghề nghiệp lt y5 2017 2018 nc lẫm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.01 KB, 16 trang )

BỆNH DA NGHỀ NGHIỆP
Mục tiêu:
1.

Định nghĩa bệnh nghề nghiệp, bệnh da nghề nghiệp

2.

Kể các nguyên nhân dẫn đến bệnh da nghề nghiệp

3.

Nêu nguyên tắc chẩn đoán xác định các bệnh da nghề nghiệp

4.

Mô tả những biểu hiện lâm sàng các bệnh da nghề nghiệp

5.

Nêu những nguyên tắc điều trị và dự phòng các bệnh da nghề nghiệp

I.

Định nghĩa

1.

Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động, sản xuất có hại của nghề


nghiệp tác động đối với sức khỏe người lao động.
Bệnh nghề nghiệp có thể cấp hoặc mạn tính. Đối với bệnh nghề nghiệp mạn tính
ngun nhân là do tác hại trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người
lao động mà gây nên bệnh. Đối với bệnh nghề nghiệp cấp tính ngun nhân là do tiếp
xúc với các hóa chất hoặc các yếu tố tác hại nghề nghiệp có độc tính cao với nồng độ
cao trong thời gian ngắn.
2.

Bệnh da nghề nghiệp
Bệnh da nghề nghiệp là bệnh phát sinh do các yếu tố vật lý (ánh sáng, phóng xạ,

bức xạ...), hố học (hố chất...), vi sinh vật hoặc cơn trùng (ruồi vàng) ở môi trường sản
xuất tác động trực tiếp lên da hoặc trên cơ thể người lao động sau một thời gian xuất
hiện thương tổn bệnh lý ở trên da.
II. Nguyên nhân dẫn đến bệnh da nghề nghiệp
1.

Cơ học
Bao gồm sự chà xát, đụng dập, nén ép do tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với vật

dụng thường ngày trong khi lao động làm dày da, chai da, mỏng da, loét da.
2.

Lý học
1


Liên quan đến yếu tố môi trường nơi làm việc như nóng, ẩm ướt, lạnh, khói bụi,
ánh sáng mặt trời, cây cối, gỗ…; đặc biệt tia cực tím trong ánh sáng mặt trời dễ gây ra
các phản ứng quang động và quang dị ứng.

3.

Sinh học
Bao gồm vi khuẩn, nấm mốc, virus, ký sinh trùng gây ra nhiễm trùng nguyên phát

hay thứ phát trên bệnh da có sẵn làm cho bệnh trầm trọng thêm.
4.

Hóa học
Bao gồm tất cả những chất thuộc về hóa học gây ra bệnh da nghề nghiệp và được

xếp thành 2 loại: Kích ứng và cảm ứng.


Kích ứng:
+ Bệnh hay gặp nhất trong các bệnh da nghề nghiệp. Là những chất khi tiếp xúc
gây ra tác hại tại chỗ, tổn thương thường khu trú như vùng da hở như bàn tay,
cánh tay. Bệnh xảy ra ngay khi tiếp xúc với hố chất. Biểu hiện có thể chỉ là đỏ
da, cho đến biểu hiện rất nặng như bọng nước và loét.
+ Điều trị đem lại kết quả tốt và khơng tái phát nếu khơng có tiếp xúc tái diễn.



Cảm ứng:
+ Tùy theo cảm ứng của từng cá nhân, một phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi
tiếp xúc với chất đóng vai trị dị ngun nhanh hay chậm, những triệu chứng lâm
sàng của cảm ứng không xuất hiện ngay sau lần tiếp xúc ban đầu mà thường
xuất hiện sau một thời gian từ vài ngày đến vài tuần.
+ Những tiếp xúc về sau giai đoạn xuất hiện triệu chứng cảm ứng thường là biểu
hiện của viêm da tiếp xúc dị ứng. Bệnh thuộc loại này tổn thương có xu hướng

lan rộng có khi lan tỏa tồn thân, điều trị dai dẳng, dễ tái phát.

III. Nguyên tắc chẩn đốn xác định bệnh da nghề nghiệp
1.

Căn cứ vào hình ảnh lâm sàng: phải loại dần các bệnh không do nghề nghiệp.

2.

Vị trí thương tổn

2


Khu trú chủ yếu vùng hở, giới hạn rõ rệt chỉ ở vùng tiếp xúc khơng có ở vùng da
khác. Có khi in rõ hình ảnh của vật tiếp xúc, ví dụ: quai dép cao su, ống nghe điện
thoại…
Đa số ở phần hở nhưng cũng có trường hợp ở phần kín như thể hơi, bụi gây kích
thích, gây dị ứng qua đường hô hấp sau mới phát ra tổn thương ở da.
3.

Thời gian xuất hiện và tiến triển của bệnh
Thường phải tiếp xúc trực tiếp chất gây bệnh và môi trường lao động một thời gian

tương đối dài.
Khi cho nghỉ việc thì thấy bệnh giảm rõ, khi trở lại làm việc bệnh lại tái phát và tăng lên.
Hỏi kỹ về tiền sử bệnh da đã có từ trước.
4.

Mơi trường làm việc




Điều tra tại cơ sở sản xuất:
+ Điều kiện làm việc,quy trình sản xuất, mức độ tiếp xúc, mơi trường lao động có
tiếp xúc với chất gây bệnh khơng?
+ Cơng nhân có đủ nước để tắm rửa sau lao động khơng?
+ Trong làm việc có mặc quần áo bảo hộ lao động khơng?
+ Trong cơ sở sản xuất có thuốc bảo vệ da khơng?

5.

Thử nghiệm da



Lấy mẫu các chất kích thích đã tiếp xúc để phân tích làm thử nghiệm da hoặc làm
thực nghiệm trên động vật, súc vật.



Loại trừ chất kích thích khơng phải nghề nghiệp, cần xem xét cơng nhân có dùng
mỹ phẩm khơng, có dùng chất diệt cơn trùng khơng, chú ý những trường hợp mẫn
cảm có tính chất nghề nghiệp và sinh hoạt.



Xem có nhiều người cùng điều kiện có bị bệnh giống nhau khơng, để ý các vật tiếp
xúc có làm thay đổi màu sắc, ứ đọng chất tiếp xúc, vết nứt, xước, vết chai (do nghề
nghiệp), xem móng tay có thay đổi khơng, nơi tiếp xúc có giãn mạch, các sẹo trên

da do yếu tố nghề nghiệp gây nên.

6.

Phương pháp xét nghiệm và thăm dò chức năng trong bệnh da nghề nghiệp
3




Cơng nhân tiếp xúc với hố chất: định lượng hố chất trong máu, trong nước tiểu.



Dùng ánh sáng Wood soi trên da: nếu có ứ đọng các chất hắc ín, than đá thì các
chất đó huỳnh quang lên.



Làm phản ứng kết hợp bổ thể huyết thanh bệnh nhân + chất nghi gây bệnh.



Sản sinh số lượng bạch cầu ái kiềm trong bọng nước. Bạch cầu ái kiềm tăng cao
hơn ở chất gây dị ứng hơn do chất kích thích.



Test áp da (Patch test):
+ Lấychất nghi ngờgây bệnh pha với dung môi (dầu,nước cất, aceton, lanolin,

vaseline,nước muối sinh lý), nồng độ tuỳ theo chất. Nếu dị nguyên ở dạng rắn
được tán nhỏ giống như bột mịn rồi cho áp lên da, dùng 1 miếng gạc 1 cm 2 đặt
chất lên gạc, áp lên vùng da khơng có thương tổn.
+ Chọn vị trí: vùng sau lưng dọc 2 bên cột sống giữa 2 xương bả vai hoặc ở phía
trong cẳng tay, cánh tay phía ngồi. Đặt miếng gạc tẩm dung dịch dị nguyên
nghi ngờ,sau đó đặt 1 miếng nilon to hơn miếng gạc phủ lên rồi băng dính cố
định.
+ Đọc kết quả sau 24 giờ, có trường hợp phản ứng muộn đến 48 giờ, 72 giờ sau.


Đỏ đơn thuần: (+);



Đỏ và phù tại chỗ: (+);



Đỏ + sẩn phù: (++);



Đỏ + sẩn phù + mụn nước: (+++).

Chú ý:
+ Tránh nhầm với dị ứng do băng dính cố định, các mẫu gạc tẩm hóa chất thử test
áp da.
+ Khi làm phản ứng với nhiều chất ở trên da có thể da sẽ phản ứng quá mạnh.



Test lẩy da (Prick test):
+ Nhỏ một giọt dung dịch kháng sinh (penicillin hoặc streptomycin) nồng độ
100.000 đơn vị/1ml lên mặt da (1 gam streptomycin tương đương 1 triệu đơn
vị).
4


+ Cách đó 3 – 4 cm nhỏ một giọt dung dịch NaCl 0,9% (làm chứng).
+ Dùng kim tiêm vô khuẩn (số 24) châm vào 2 giọt trên (mỗi giọt dùng kim
riêng), qua lớp thượng bì, tạo với mặt da một góc 45 o rồi lẩy nhẹ, khơng được
làm chảy máu. Sau 15 - 20 phút đọc và đánh giá kết quả.





Đường kính ban sẩn < 3 mm: (+/-);



Đường kính ban sẩn 3 – 5 mm, ngứa, xung huyết: (+);



Đường kính ban sẩn 6 – 8 mm, ngứa, xung huyết: (++);



Đường kính ban sẩn 9 – 12 mm, ngứa, chân giả: (+++);




Đường kính trên 12 mm, ngứa nhiều, nhiều chân giả: (++++).

Đo pH da:
+ Xác định tính chất của hố chất tiếp xúc là kiềm hay toan:
 pH da phụ thuộc vào ion H+ và OH-;
 pH da người lớn trong khoảng 4,9 – 5,9 là bình thường;
+ Nghiên cứu pH da là nghiên cứu khả năng trung hoà của thượng bì đối với axit
và kiềm. Tìm hiểu pH da giúp cho chẩn đoán sớm và đề ra những biện pháp
phòng bệnh đối với các bệnh da nghề nghiệp.
+ Xác định các khả năng đệm của da như khả năng kháng kiềm, kháng toan, trung
hoà, kiềm, toan.

IV. Một số bệnh da nghề nghiệp thường gặp
1.

Bệnh nốt dầu nghề nghiệp

1.1. Định nghĩa bệnh
Bệnh nốt dầu nghề nghiệp là bệnh viêm nang lông do thường xuyên tiếp xúc với
các loại dầu, mỡ bẩn trong quá trình lao động.
1.2. Yếu tố gây bệnh
Dầu, mỡ bẩn trong môi trường lao động.
1.3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc


Sửa chữa máy móc, xe máy, máy công nghiệp, vệ sinh công nghiệp, thau rửa bồn,
bể;
5





Nghề, công việc khác tiếp xúc trực tiếp với dầu, mỡ bẩn.

1.4. Thời gian tiếp xúc tối thiểu: 6 tháng.
1.5. Chẩn đốn
1.5.1. Lâm sàng



Tồn thân có thể có các dấu hiệu: mệt mỏi, nhức đầu, ít ngủ, ăn kém, trí nhớ giảm.



Vùng da tiếp xúc trực tiếp với dầu, mỡ bẩn:
+ Lơng đứt hoặc rụng, có khi lơng khơng mọc lên mặt da mà quăn lại ở nang lông;
+ Chân lơng có những nốt màu đen, kích thước bằng hạt kê, hạt tấm cậy ra thấy có
nhân, mùi hơi dầu mỡ;
+ Có hạt sừng hạt dầu (+) khi nặn chân lơng có hạt nhỏ tương đương hạt kê, hơi
rắn, màu thẫm có mùi hơi dầu mỡ;
+ Da khơ bong vẩy, dầy da hằn cổ trâu (Lichen hóa);
+ Sạm da.

1.5.2. Cận lâm sàng



Thử nghiệm lẩy da (+);




Đo pH da (cẳng tay ≥ 5,5; mu tay ≥ 5,3);



Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt: khả năng trung hòa từ 7
phút trở lên.
Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào kỹ thuật xác định hạt dầu, hạt sừng (+), thử

nghiệm lẩy da (+) và đo pH da.
1.6. Chẩn đoán phân biệt: bệnh trứng cá do clo (Chloracne).
2.

Bệnh sạm da nghề nghiệp

2.1. Định nghĩa bệnh
Bệnh sạm da nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý làm tăng lượng hắc tố ở da do tiếp
xúc với yếu tố gây bệnh trong quá trình lao động.
2.2. Yếu tố gây bệnh
Chất làm tăng nhạy cảm của da với ánh sáng và ánh sáng cực tím trong môi trường
lao động.
6


2.3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc


Tiếp xúc với xăng dầu;




Luyện cốc, than;



Sản xuất hóa chất phụ gia cao su;



Cơ khí;



Nghề, cơng việc khác tiếp xúc với chất làm tăng nhạy cảm của da với ánh sáng và
ánh sáng cực tím.

2.4. Thời gian tiếp xúc tối thiểu: 12 tháng.
2.5. Chẩn đốn
2.5.1. Lâm sàng



Triệu chứng tồn thân có thể có các biểu hiện trước các triệu chứng ngồi da, từ vài
tuần đến vài tháng. Người mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu chóng mặt, trí nhớ giảm, ăn
uống kém ngon, sút cân, tim đập chậm, huyết áp thường hạ. Bệnh nhân thường thấy
cảm giác ngứa, nóng rát tại các vùng tổn thương.




Triệu chứng ngoài da: qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: Đỏ da vùng hở, kèm ngứa. Sau phát triển sạm da hình mạng lưới.
Ở cẳng tay có sạm da kèm dày sừng các lỗ chân lông. Trán và 2 bên thái dương
có thể sạm da hình mạng lưới;
+ Giai đoạn II: Mức độ sạm da tăng rõ, sạm da có thể xuất hiện trên nền da xung
huyết. Da càng ngày càng sạm, màu nâu sậm, từng chỗ có thể thấy giãn mạch.
Trên bề mặt da xuất hiện bong vẩy, có thể có teo da nhẹ kèm dày sừng;
+ Giai đoạn III: Đặc tính sạm da hình mạng lưới, da sạm như chì, teo da rõ, nhất là
ở vùng da mỏng.

2.5.2. Cận lâm sàng



Đo liều sinh học: Dương tính dưới 4 phút;



Xét nghiệm melanogen niệu.

2.6. Chẩn đốn phân biệt


Rám má (melasma);
7





Sạm da của Riehl;



Sạm da quanh miệng của Brocq;



Dải sạm da ở trán;



Các bệnh sạm da khác không do nghề nghiệp gây nên.

3.

Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm

3.1. Định nghĩa bệnh
Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm là bệnh viêm da do tiếp xúc trực tiếp
với crơm trong q trình lao động.
3.2. Yếu tố gây bệnh:
Crôm VI trong môi trường lao động.
3.3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc


Sản xuất và sử dụng xi măng;




Mạ crôm, mạ điện;



Chế tạo ắc quy;



Luyện kim;



Sản xuất nến, sáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo hoa, diêm, keo dán.



Đồ gốm, muối crôm, bột màu, men sứ, thủy tinh, bản kẽm, cao su, gạch chịu lửa, xà
phịng, hợp kim nhơm;



Nghề, cơng việc khác có tiếp xúc với crôm VI.

3.4. Thời gian tiếp xúc tối thiểu


Viêm da tiếp xúc kích ứng: 2 phút;




Viêm da tiếp xúc dị ứng: 2 tuần.

3.5. Chẩn đoán
3.5.1. Lâm sàng



Viêm da tiếp xúc dị ứng:
+ Mảng dát đỏ, phù nề vùng da tiếp xúc, có thể tiến triển thành mụn nước, trợt
thượng bì, rỉ dịch;
+ Triệu chứng cơ năng: ngứa;

8


+ Triệu chứng đầu tiên xuất hiện vài tuần sau khi tiếp xúc lần đầu với dị nguyên;
+ Những lần tiếp xúc với dị nguyên sau đó (dù chỉ với 1 lượng nhỏ) có thể làm
bùng phát phản ứng dị ứng.


Viêm da tiếp xúc kích ứng: Dát đỏ, vảy da, vết nứt và cảm giác nóng rát tại vùng da
tiếp xúc. Vị trí hay gặp nhất là bàn tay, bàn chân.



Lt do crơm: lt sâu, bờ rõ và trịn, thường xuất hiện nền của móng, các khớp
ngón tay, vùng da giữa kẽ ngón tay, lưng bàn tay (hiếm khi ở lịng bàn tay), các tổn
thương này ít đau, lt khơ nhưng rất khó liền để lại sẹo sau đó.




Thủng vách ngăn mũi không đau kèm theo chảy nước mũi hôi. Vị trí loét, thủng
thường bắt đầu từ 1,5 – 2cm kể từ vùng trước dưới của vách ngăn mũi lan rộng ra
vùng sau trên vách ngăn.



Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da tiếp xúc:Đáp ứng 4/7 tiêu chuẩn dưới đây (bộ tiêu
chuẩn Mathias CG):
+ Có triệu chứng lâm sàng phù hợp với viêm da tiếp xúc;
+ Có tiếp xúc với crơm tại nơi làm việc;
+ Vị trí phân bổ tổn thương phù hợp với viêm da tiếp xúc liên quan đến nghề
nghiệp hiện tại;
+ Thời gian tiếp xúc phù hợp với biểu hiện viêm da tiếp xúc liên quan đến nghề
nghiệp hiện tại;
+ Loại trừ được các nguyên nhân khác gây viêm da tiếp xúc không liên quan đến
nghề nghiệp;
+ Tổn thương da có tiến triển (có biểu hiện lui bệnh) khi ngừng tiếp xúc với crôm;
+ Test áp da (patch test) hoặc test kích thích (provocation test) dương tính với
crơm.

3.5.2. Cận lâm sàng



Viêm da tiếp xúc dị ứng: Thử nghiệm áp da (Patch tests): Dương tính với crơm;



Viêm da tiếp xúc kích ứng: Thử nghiệm áp da (Patch tests): Âm tính, hoặc có biểu

hiện kích ứng da.
9


3.6. Chẩn đoán phân biệt


Viêm da tiếp xúc dị ứng không phải do tiếp xúc với crôm;



Viêm da tiếp xúc kích ứng khơng phải do tiếp xúc với crơm;



Lt da, loét và thủng vách ngăn mũi do các nguyên nhân khác.

4.

Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài

4.1. Định nghĩa bệnh
Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài là bệnh lý ở da
do tiếp xúc thường xuyên với yếu tố gây bệnh trong quá trình lao động.
4.2. Yếu tố gây bệnh
Ẩm ướt hoặc lạnh kéo dài có thể kèm theo các tác nhân khác như hóa chất, vi
khuẩn,nấm.
4.3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc



Nuôi trồng thủy sản;



Chế biến thủy sản, thực phẩm;



Sơ chế mủ cao su;



Hầm lị;



Nạo vét mương, cống;



Nghề, cơng việc khác tiếp xúc với ẩm ướt và lạnh kéo dài.

4.4. Thời gian tiếp xúc tối thiểu: 2 tháng.
4.5. Chẩn đoán
4.5.1. Lâm sàng



Viêm da tiếp xúc:
Da có những đám tổn thương khơng đồng nhất, cụ thể: da đầu chi mỏng, bóng


nhẵn, nếp da lòng bàn chân, bàn tay nổi rõ, da dày màu xám bẩn hoặc da sẫm màu, da
khô, đỏ da, bong vẩy da, nứt da, các sẩn phù, mụn nước, mụn mủ, vết trợt loét bờ nham
nhở; kẽ tay, chân viêm đỏ, trợt loét da xung quanh màu vàng và mủn. Vị trí tổn thương ở
vùng tiếp xúc trực tiếp với lạnh ẩm: các đầu chi, da ngón tay, lịng bàn lay, mu bàn tay,
10


cẳng tay, cánh tay, ngón chân, lịng bàn chân, mu bàn chân, cẳng chân, đùi, hiếm gặp
tháp mũi, dái tai.


Viêm quanh móng:
+ Móng tay móng chân: xung quanh móng tay, móng chân sưng nề, đỏ, có vảy da
đơi khi có mủ. Móng tay, móng chân mất bỏng, màu xám bẩn, trên bề mặt móng
có những chấm trắng, lõm, có vằn ngang dọc. Móng dày, sần sùi, mọc chậm gốc
móng tụt, rụng móng;
+ Các triệu chứng khác: đau hoặc ngứa vùng tổn thương, đầu chi có thể có cảm
giác căng.



Bỏng lạnh:
+ Vị trí tổn thương: thường ở vùng tiếp xúc trực tiếp với lạnh và ẩm như bàn tay,
bàn chân; hiếm gặp dái tai và má.
+ Da thay đổi màu sắc, có thể là màu trắng, màu sáp, màu xám, xanh xám hoặc
màu sắc lốm đốm;
+ Bề mặt da xuất hiện các mụn nước sau 12 – 36 giờ;
+ Tổn thương có thể tiến triển đến hoại tử thượng bì, nặng hơn loét đến lớp cân
cơ;

+ Sờ: Tổn thương nhẹ, trung bình (độ 1, độ 2) sờ thấy bề mặt cứng, lớp sâu mềm
mại; Khi bỏng lạnh nặng (độ 3) sờ thấy cả lớp nông và lớp sâu đều cứng.
+ Cơ năng: vùng tổn thương tê cóng, lạnh buốt, mất cảm giác.



Hội chứng Raynaud: trải qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Giai đoạn “trắng, lạnh” do co thắt tiểu động mạch nên mạng lưới
mao quản không nhận được máu đến đầu ngón tay làm đầu ngón tay trở nên
trắng và lạnh;
+ Giai đoạn 2: Giai đoạn “xanh tím” do ứ trệ máu tại các tiểu tĩnh mạch (mô phù
nề do thiếu máu gây chèn ép) nên trên lâm sàng biểu hiện đầu ngón tay xanh tím
và đau buốt;
11


+ Giai đoạn 3: Giai đoạn “đỏ, nóng” do mở các cơ tròn tiền mao mạch, máu đến
nhanh và nhiều làm các đầu ngón tay trở nên nóng đỏ.
4.5.2. Cận lâm sàng



Đo pH da: Cẳng tay pH ≥ 5,5; Mu tay pH ≥ 5,3;



Xét nghiệm nấm, vi khuẩn;




Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt khả năng trung hòa ≥ 7
phút. Các xét nghiệm pH da, nấm, vi khuẩn là chủ yếu.

4.6. Chẩn đoán phân biệt
Viêm da tiếp xúc do các ngun nhân khác, viêm quanh móng khơng do nguyên
nhân nghề nghiệp, bỏng lạnh không do nguyên nhân nghề nghiệp, hội chứng Raynaud
không do nguyên nhân nghề nghiệp, hội chứng Raynaud do rung chuyển nghề nghiệp,
hội chứng Raynaud, viêm mao mạch.
5.

Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su

5.1. Định nghĩa bệnh
Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su là
bệnh da ở người lao động do tiếp xúc với yếu tố gây bệnh trong quá trình lao động.
5.2. Yếu tố gây bệnh
Cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su trong q trình lao động.
5.3. Nghề, cơng việc thường gặp và nguồn tiếp xúc


Trồng và khai thác, sơ chế mủ cao su;



Sản xuất các sản phẩm có sử dụng cao su tự nhiên làm nguyên liệu;



Nhân viên y tế;




Nghề, cơng việc khác có tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su.

5.4. Thời gian tiếp xúc tối thiểu: 1 lần
5.5. Chẩn đoán
5.5.1. Lâm sàng

12




Mề đay tiếp xúc: Tổn thương là các sẩn phù tại vị trí tiếp xúc kèm theo ngứa nhiều
và mạn tính (tổn thương kéo dài trên 6 tuần) với biểu hiện lâm sàng da dầy và tăng
sắc tố da kèm theo ngứa. Có thể kèm theo tổn thương ở hệ hơ hấp hoặc mắt;



Viêm da tiếp xúc kích ứng: Tổn thương là bản đỏ kèm theo cảm giác châm chích và
mạn tính với biểu hiện là dầy sừng, nứt nẻ, tăng hoặc mất sắc tố da, tổn thương chỉ
khu trú ở nơi tiếp xúc và giới hạn rõ với vùng da lành;



Viêm da tiếp xúc dị ứng: Cơ năng bệnh nhân ngứa nhiều; Tổn thương da cấp tính
đỏ da phù nề, xuất tiết, bán cấp tính có mụn nước tập trung thành từng đám trên nền
da đỏ và mạn tính dày da, thâm da, vết xước, có thể có tổn thương ở ngồi vùng
tiếp xúc, giới hạn thường khơng rõ.


5.5.2. Cận lâm sàng



Thử nghiệm lẩy da (Prick test):
Thử nghiệm lẩy da dương tính với cao su tự nhiên. Đây là xét nghiệm đặc hiệu

trong chẩn đoán mề đay tiếp xúc với cao su tự nhiên.


Thử nghiệp áp da (Patch test):
+ Âm tính hoặc phản ứng kích ứng với hóa chất phụ gia cao su trong viêm da tiếp
xúc kích ứng.
+ Dương tính với hóa chất phụ gia cao su. Đây là xét nghiệm đặc hiệu trong chẩn
đoán viêm da tiếp xúc dị ứng với hóa chất phụ gia cao su.



Cận lâm sàng khác (nếu cần):
Định lượng nồng độ IgE toàn phần trong máu.

5.6. Chẩn đoán phân biệt


Viêm da dầu;



Viêm da cơ địa;




Bệnh vẩy nến;



Liken phẳng;



Bệnh ghẻ.

V. Nguyên tắc dự phòng và điều trị bệnh da nghề nghiệp
13


1.

Nguyên tắc điều trị bệnh da nghề nghiệp
Điều trị bệnh da nghề nghiệp giống như điều trị các bệnh da khác, thuốc bôi tuỳ

theo giai đoạn tiến triển của bệnh:


Cấp tính, chảy nước: dùng dung dịch mát da,giảm viêm.



Bán cấp,hết chảy nước: thuốc hồ.




Mãn tính, khơ: dùng thuốc kem, mỡ corticoid.
Một số nguyên tắc cần chú ý:



Tổn thương da do chất kiềm: Khơng nên đắp dung dịch nước vì nước làm tăng tác
dụng của chất kiềm, tốt nhất đắp bằng dung dịch dầu.



Viêm da do chất Dinitrochlorobenzol (hoà tan trong dầu) đắp bằng dungdịch nước.



Viêm da do Crom hóa trị VI đắp bằng dung dịch Natri hyposulfit có tác dụng
chuyển phân tử crơm VI sang crom III để trung hồ chất đó.

2.

Ngun tắc dự phịng bệnh da nghề nghiệp



Khi tuyển công nhân cần chú ý khám sức khoẻ những người có tiền sử dị ứng hen,
mề đay, chàm… khơng tuyển vào nơi có hố chất hoặc làm việc trong mơi trường
lao động nặng. Những người bị “trứng cá ở người trẻ”, da mỡ không làm việc với
dầu, mỡ.




Cần đo pH da, xác định các khả năng đệm cho người dự tuyển cơng nhân.



Có kỹ thuật nhằm làm giảm tiếp xúc với các chất gây tác hại trên da:
+ Nghiên cứu ngay từ khi thiết kế các cơ sở sản xuất, bảo đảm cơ sở thống khí.
+ Cơ giới hóa dây chuyền sản xuất để các bụi hóa chất, bụi kim khí, hơi dầu, hơi
than… khơng tỏa ra ngồi.
+ Định kỳ kiểm tra hơi độc, bụi khói trong mơi trường sản xuất để có kế hoạch
thơng hơi, thơng gió.
+ Khi áp dụng một hóa chất mới vào sản xuất cần nắm được tính chất gây độc hại,
gây kích thích và dị ứng đối với da.



Tăng cường biện pháp vệ sinh lao động:
+ Giáo dục công nhân ý thức vệ sinh tốt, thực hiện đúng nội quy an toàn lao động.
14


+ Trang bị đủ quần áo và phương tiện bảo hộ lao động.
+ Trang bị đủ nước sạch, xà phòng để tắm rửa sau lao động.
+ Có thể sử dụng thuốc bảo vệ da bôi trước khi lao động:


Loại ưa nước: Pommade pâte hydrophile bảo vệ đối với các chất dầu mỡ,
sản phẩm của dầu hoả, dung môi các chất sơn nhựa, Hydrocarbua.




Thành phần các chất dễ ngấm nước và dễ tan trong nước.



Sau khi dùng rửa bằng nước nóng, nước lạnh, xà phòng.



Trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư sơ, cấp cứu tại nơi làm việc.



Khám định kỳ để phát hiện bệnh da và có kế hoạch điều trị dự phòng.
___________________________

15


Tài liệu tham khảo
1.

Bộ Y tế (2016) Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 về việc quy định về
bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

2.

Bộ Y tế (2016) Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 về việc hướng dẫn
quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.


3.

Bộ Y tế (2016) Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 về việc hướng dẫn
quản lý bệnh nghề nghiệp.

4.

Bộ Y tế (2017) Nghiên cứu phòng chống bệnh nghề nghiệp và những bệnh dự kiến
được bổ sung,
/>
16



×