Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

10 bụi trong sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.28 KB, 8 trang )

BỤI TRONG SẢN XUẤT
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nắm được phân loại bụi, các đặc tính hóa lý và các thương tổn bệnh lý.
2. Nắm được bệnh sinh, lâm sàng – cận lâm sàng, điều trị, dự phòng bệnh bụi phổi.
3. Bệnh bụi phổi silicose: nắm được bệnh sinh, lâm sàng – cận lâm sàng, điều trị, dự phòng.
4. Bệnh bụi phổi Amiant: nắm được bệnh sinh, lâm sàng – cận lâm sàng, điều trị, dự phòng.

I.

PHÂN LOẠI BỤI VÀ SỰ XÂM NHẬP CỦA BỤI VÀO CƠ THỂ.

1.1 Định nghĩa:
Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO 4225 - ISO, 1994), "Bụi: là các hạt rắn nhỏ,
thơng thường có đường kính dưới 75 µm, chúng có thể lắng xuống dưới do sức nặng,
nhưng cũng có thể vẫn lơ lững trong khơng khí một thời gian”.
Theo "Từ điển thuật ngữ Hóa khí quyển " (IUPAC, 1990), "Bụi là các hạt nhỏ khơ, rắn
được đưa vào khơng khí bởi các hiện tượng tự nhiên nhiên như gió, núi lửa phun trào, và
bởi quá trình cơ học nhân tạo như nghiền, xay, phay, khoan, phá hủy, xúc, vận chuyển,
sàng lọc, đóng bao, và qt dọn. Bụi thường có kích thước từ khoảng 1 µm đến 100 µm
đường kính, và chúng sẽ từ từ lắng dưới ảnh hưởng của trọng lực.
Như vậy, bụi là những hạt chất rắn có kích thước rất nhỏ, lơ lửng ở trong khơng khí. Bụi là
một hệ thống phân tán mà mơi trường phân tán là khơng khí, chất phân tán là những hạt
rắn. Nói cách khác, bụi là một dạng khí dung có các hạt phân tán rắn.
1.2. Sự hình thành bụi.
Bụi được tạo ra do ba cơ chế khác nhau:
- Sự nghiền nát cơ học các vật rắn: như nứt vỡ, xay nghiền, dập nát, khoan, nổ v.v… là
những cơ chế sinh bụi rất phổ biến và trong các trường hợp này bụi được gọi là khí dung
phân tỏa.
- Sự ngưng tụ các hạt rắn trong không khí: nhự khi hàn điện, đúc đồng … các hơi kim loại
bốc lên gặp oxy của khơng khí, tạo thành những hạt oxyt kim loại rất nhỏ, lơ lửng lâu trong
khơng khí, trong các trường hợp này bụi được gọi là khí dung ngưng kết.


- Sự thiêu cháy nhiên liệu khơng hồn tồn. Ví dụ: khói, bồ hóng.


1.3. Phân loại bụi:
a/ Dựa theo nguồn gốc và tính chất của bụi, có thể chia ra thành 3 loại
- Bụi hữu cơ: do sự nứt, vụn … của các chất hữu cơ thực vật hoặc động vật, tỷ trọng của
bụi từ 1,6-1,6 µm thường có hình sợi mảnh, các bụi hữu cơ thường gặp là bụi thóc gạo, bụi
bột, bụi đường, bụi gỗ, bụi bông, bụi lông v.v …
- Bụi vơ cơ: có hai loại:
+ Bụi khống chất, ví dụ: bụi than, bụi đất đá, bụi thạch anh.vv… tỷ trọng loại này thường
từ 2,6-3 µm.
+ Bụi kim loại như bụi sắt, đồng, chì, kẽm v.v… tỷ trọng của các bụi kim loại thường từ 57,5 µm.
- Bụi có cấu tạo phức tạp, ví dụ: Nhựa nhân tạo, cao su, chất dẻo v.vv… loại bụi này có tỷ
trọng rất khác nhau.
b/ Dựa theo kích thước của hạt bụi, người ta chia bụi ra làm 3 loại:
- Bụi mắt thường trông thấy được: đường kính hạt bụi trên 10 µm, dễ lắng xuống trong
khơng khí n tĩnh, khi hít thở phải, bụi này không vào được tới phế nang.
- Bụi hiển vi: đường kính hạt bụi từ 0,25-10 µm, chỉ nhìn thấy được nhờ ở kính hiển vi, bụi
này có khả năng vào sâu tận phế nang và là loại bụi chủ yếu được giữ lại ở trong phổi.
- Bụi siêu hiển vi: Đường kính hạt bụi nhỏ dưới 0,25 µm chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển
vi điện tử.
Bụi có đường kính 10-100 µm: khơng thể lơ lửng lâu được ở trong khơng khí tĩnh, chúng
được lắng xuống theo định luật của vật lý, chiếm khoảng 4,7% tổng lượng các hạt bụi.
Bụi có đường kính 1 -10 µm: ở trong khơng khí lắng xuống chậm hơn bị giữ lại ở trong
phổi khi hít thở khơng khí có lẫn bụi.
Bụi có đường kính dưới 0,1 µm trong thực tế khơng bao giờ lắng xuống, chúng ln ln
chuyển động trong khơng khí theo kiểu chuyển động Brao. Chúng chỉ có thể lắng xuống
trong trường hợp chúng kết hợp với nhau thành những hạt có kích thước lớn hơn. 4
Thơng thường bụi sinh ra trong sản suất đều có đường kính khoảng dưới 10 µm, nhiều nhất
là loại bụi dưới 5 µm. Nếu khơng khí có chuyển động (có gió), loại bụi này thường tồn tại

lâu trong khơng khí nơi làm việc và là loại bụi chủ yếu gây tác hại đối với sức khỏe của con
người nói chung, đối với cơ quan hơ hấp nói riêng.
Dựa vào mức độ xâm nhập của các hạt bụi vào đường hô hấp phân


chia bụi ra thành 5 loại:
1. Bụi lớn hơn 50 µm: giữ lại ở mũi, khí quản và phế quản lớn.
2. Bụi có đường kính 20-50 µm: giữ lại ở phế quản thùy và phân thùy của phổi.
3. Bụi có đường kính 10-20 µm: giữ lại ở các phế quản nhỏ.
4. Bụi có đường kính 1-10 µm: sẽ bám dính vào phế nang phổi.
5. Bụi có đường kính nhỏ hơn 1μm .
Những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0,1 μm không lưu lại trong hệ thống
hô hấp của con người.

1.4. Các yếu tố quyết định tác hại với cơ thể người và đặc tính lý hóa của bụi.
Độ phân tán:
Độ phân tán của các hạt bụi trước hết phụ thuộc vào kích thước hạt bụi, tức là, bụi càng nhỏ càng
khó lắng và càng có độ phân tán lớn. Bụi có tỷ trọng cao lắng nhanh hơn bụi có tỷ trọng thấp, bụi
hữu cơ dài, nhẹ lắng chậm.
Diện tích đặc hiệu:
Diện tích đặc hiệu là diện tích bề mặt của 1 cm3. Một hạt rắn thể tích 1 cm3 có diện tích bề mặt 6
cm2, nếu nghiền nhỏ thành các hạt bụi có kích thước 100 micron, diện tích đặc hiệu sẽ tăng 100
lần, tức là 600 cm2. Nếu lại nghiền nhỏ thành các hạt kích thước 0,1 micron diện tích bề mặt của
tất cả các hạt bụi sẽ là 60 m2, tăng gấp 10 vạn lần. Diện tích đặc hiệu lớn hơn thì khả năng thâm


nhập của bụi vào cơ thể càng lớn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các hạt bụi có độc tính.
Độ hịa tan:
Nếu bụi khơng độc thì tính hòa tan của bụi là yếu tố thuận lợi khiến bụi được thải nhanh ra bên
ngoài. Nếu bụi là chất độc, tính hịa tan của bụi là một yếu tố xấu vì nó làm chất độc ngấm nhanh

vào trong máu.
Điện tích các hạt bụi:
Các hạt bụi phát sinh ra trong khi sản xuất, phần lớn đều có mang điện tích âm hoặc dương. Điện
tích của hạt bụi ảnh hưởng đến sự trao đổi ion ở màng tế bào, hoạt động của đại thực bào, nó là
một nhân tố xúc tiến hiện tượng xơ hóa phổi. Sự có mặt ở trong khơng khí các hạt bụi có điện tích
cùng dấu sẽ khiến cho chúng đẩy nhau, khó kết lại với nhau thành những hạt bụi lớn để lắng
xuống. Ngược lại, các hạt bụi ở trong khơng khí có điện tích trái dấu có thể trung hịa điện tích của
nhau và lắng xuống nhanh hơn.
Tính phóng xạ:
Một số loại bụi có thể có hoạt tính phóng xạ, như các loại bụi do quặng phóng xạ uran, thơri và
rađi chúng làm tăng khả năng xơ hóa và gây tác hại phóng xạ.
Hình dáng của hạt bụi:
Bụi dạng sợi của nhiều loại thực vật, trong đó có bụi lơng, bụi đay, các hạt bụi nhọn, dài của sợi
thủy tinh, bụi asbest v.v … có khả năng lơ lửng lâu ở trong khơng khí. Chúng có tác dụng kích
thích các tế bào biểu mơ của niêm mạc đường hơ hấp, gây viêm phì đại và viêm thối hóa niêm
mạc, làm giảm chức năng lọc bụi của đường hơ hấp trên. Bụi sợi dài khó bị thực bào. Bụi nhọn của
sợi thủy tinh và sợi khoáng (abest) kích thích da gây ngứa ngáy khó chịu.
Bản chất hóa học của bụi:
Silic (Si) và các hợp chất của silic chiếm 28% khối lượng vỏ quả đất. Gần 60% các loại đá được
cấu tạo bởi SiO2 tư do. Tỷ lệ SiO2 tự do trong đá thạch anh chiếm tới trên 95%, cát thạch anh 8090%, đá hoa cương 65-75%, quặng sắt 10-20%, quặng thiếc (trong mạch thạnh anh) 80-90%,
quặng uran, mangan, sắt 50-70%, than và bụi thực vật, từ dưới 1 tới vài phần trăm, gạch chịu lửa
98% v.v … bụi có tỷ lệ SiO2 tự do càng cao càng nguy hiểm, càng dễ gây bệnh phổi nhiễm bụi
silic (silicose).
Ngồi trạng thái SiO2 tự do, trong thiên nhiên cịn có SiO2 trong trạng thái kết hợp ở các dạng
muối silicat. Ví dụ: asbest, đất sét, bột talk v.v …. silicat cũng có khả năng gây xơ hóa phổi. Bệnh
xơ hóa phổi do bụi silicat được gọi chung là silicatose. Bệnh này nhẹ hơn và ít nguy hiểm hơn
silicose.
Đặc tính sinh vật học của hạt bụi:
Nhiều loại bụi thực vật và động vật là những hạt mang các loại nấm mốc, vi khuẩn, đôi khi là trứng
giun, sán. Bụi ngũ cốc đơi khi mang cả nấm tía, gây bệnh nấm tía actinomycose. Nhiều vi khuẩn

được giữ trong các hạt bụi bột, trong đó có staphylococus, streptococus, trực khuẩn đường ruột v.v
… Đất là nguồn bụi có mang nhiều vi khuẩn. Trong 1 g đất có thể chứa tới hàng triệu vi khuẩn,
trong đó có nhiều vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn hoại thư sinh hơi, vi khuẩn,
đường ruột, trực khuẩn lao, trứng giun sán … Bụi còn là yếu tố gây dị ứng ở cơ thể như bụi phấn
hoa, bụi lông, bụi lông vũ.
Điều kiện lao động tiếp xúc với bụi:


Điều kiện lao động là nhân tố quan trọng nhất quyết định mức độ ảnh hưởng của bụi đối với sức
khỏe và bệnh tật của những người làm việc, cụ thể là: Nồng độ bụi trong khơng khí càng cao, càng
có hại. Đã có những nghiên cứu cho thấy rằng, bụi đã gây ra những thương tổn ở phổi, đặc biệt là
những thương tổn xơ hóa phụ thuộc vào nhiều số lượng bụi bị giữ ở lại trong phổi (các phế nang).
Giảm nồng độ bụi trong khơng khí là phương hướng cơ bản để phòng chống các tác hại của bụi.
Thời gian tiếp xúc với bụi trong ngày làm việc càng lâu càng có hại, người có tuổi nghề cao dễ bị
bệnh hơn người có tuổi nghề ít. Cường độ lao động càng nặng, lượng thơng khí phổi càng lớn, bụi
vào phổi sẽ càng nhiều.
II. Các thương tổn bệnh lý do bụi.
2.1 Các thương tổn sớm dễ thấy:
Tác hại của bụi đối với cơ thể rất đa dạng, tùy đặc tính hạt bụi và điều kiện tiếp xúc.
Thơng thường, khi hít thở phải khơng khí có nhiều bụi, lâu ngày, mũi bị viêm. Giai đoạn đầu niêm
mạc mũi viêm xuất tiết, cương tụ. Ở giai đoạn sau, do hiện tượng loạn dưỡng của niêm mạc, niêm
mạc bị thối hóa và teo lại, khả năng lọc bụi của mũi bị giảm nhiều vì vậy viêm khí quản, phế quản
cấp tính và mãn tính cũng là bệnh thường gặp ở người tiếp xúc với khơng khí có nhiều bụi.
Đối với phổi, một số loại bụi có thể gây viêm phổi cấp tính (bụi xỉ lị có chứa ngun tố vanađi,
bụi phốtphát, bụi kali bicromat).
Đối với mắt, các loại bụi đều có thể gây ra viêm kết mạc, bụi sắc cạnh như bụi kim loại có thể gây
xước giác mạc đưa đến tình trạng sẹo, mờ giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực. Bụi thuốc lá, bụi kim
loại còn làm cảm giác của giác mạc, bản năng phòng ngừa dị vật của mắt bị cản trở, dễ bị sang
chấn mắt. Bụi nhựa đường, hắc ín kết hợp với tác dụng của ánh sáng mặt trời có thể gây viêm giác
mạc cấp tính với các triệu chứng sưng, đau dữ dội.

Đối với da bụi làm vít các lỗ tuyến nhờn trên da mặt, làm cho da bị khơ, mất bóng bẩy mềm mại,
có thể da bị viêm, lt.
Đối với tồn thân, bụi có thể gây bệnh sốt dị ứng. Ví dụ bệnh sốt của thợ đốt lị do hít phải bụi kim
loại, bệnh sốt của thợ dệt do hít phải bụi bơng.
2.2. Tác hại lâu dài
Tác hại lâu dài và nguy hiểm nhất của bụi là các bệnh bụi phổi. Do mắc bệnh bụi phổi, sức khỏe và
khả năng làm việc của con người bị giảm sút nghiêm trọng. Bệnh bụi phổi đã được đưa vào danh
sách các bệnh nghề nghiệp ở nước ta.
III. Các bệnh bụi phổi.
3.1. Định nghĩa.
Bệnh bụi phổi là một bệnh nghề nghiệp, biểu hiện bằng một tình trạng xơ hóa tràn lan nhu mơ phổi
do tác dụng của bụi trong sản xuất. Xơ hóa trong bệnh bụi phổi phải là xơ hóa tiên phát, do chính
bụi gây ra. Cần phân biệt xơ hóa do bệnh bụi phổi với xơ hóa do các bệnh khác ở phổi.
Hiện nay, Bộ y tế đã quy định có năm bệnh bụi phổi được xếp vào bệnh nghề nghiệp là: (1) Bệnh bụi phổi –
silic. (2) Bệnh bụi phổi asbet hay bụi phổi amiăng. (3) Bệnh bụi phổi – bông. (4) Bệnh bụi phổi – talc, (5)
Bệnh bụi phổi than.
3.2 Phân loại các bệnh bụi phổi.
Theo căn nguyên gây bệnh, người ta chia các bệnh bụi phổi ra làm 3 loại:
- Các bệnh phổi nhiễm bụi silic (silicose) do bụi chứa SiO2 tự do gây nên. Thường gặp ở công nhân khai


thác mỏ, cơ khí, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Các bệnh phổi nhiễm bụi silicat (silicatose) do bụi chứa SiO2 ở dạng kết hợp gây nên. Thuộc loại này do
có bệnh phổi do bụi asbest (asbestose), bụi talk, bụi đất sét, bụi bông, sợi thủy tinh, bụi xi măng…
- Các bệnh bụi phổi do bụi khơng có chứa SiO2. Ví dụ bụi apatit, bụi sắt, bụi than, bụi nhôm, bụi bông, bụi
đường, bụi bột.
(1) Bệnh bụi phổi Talc
Talc có cơng thức hóa học là Hydrated Magnesium Silicate: Mg3SI4O10(OH)2 và cũng có sự hiện diện của
nhơm, sắt và canxi trong hợp chất. Bột talc được tạo ra từ các mỏ đá sau đó được nghiền nát thành một chất
bột mềm và trơn nên được xem là chất bôi trơn khô tốt, một chất hấp thu và là một chất lọc. Bột talc được

thêm vào sơn, chất dẻo, đồ gốm sứ, trong cơng nghiệp cao su, nó cũng được dùng trong mỹ phẩm và dược
phẩm.
Các cơng nhân hít phải bột talc nhiều, lâu ngày sẽ mắc bệnh bụi phổi – talc, thường thời gian tiếp xúc là từ
10-15 năm, nhưng có thể đến sớm hơn từ 3-5 năm.
(2) Bệnh bụi phổi - silicat (silicatose).
Silicatose là loại bệnh bụi phổi do bụi silicat vào phổi gây nên. Silicat là những chất có chứa nguyên tố silic
ở trạng thái kết hợp với các nguyên tố khác (Mg, Ca, Fe, Al, v.v …) không phải ở trạng thái bioxyt silic
(SiO2) tự do. Các ailicat phổ biến gây ra bệnh bụi phổi; silicat là asbest (H4Mg3 Si2O9) bột talk (3MgO.
4SiO2. H2O), olivin (FeMg2SiO4) nefelin (Na. Al. SiO4 hay Kal. SiO4) .v.v…Bệnh bụi phổi silicat thường
phát sinh sau nhiều năm làm việc tiếp xúc với bụi, đa số là trên 10 năm. Các trường hợp bênh xuất hiện sớm
(sau 3-5 năm làm việc) chủ yếu là do tiếp xúc
với bụi amiăng. Tiên lượng bệnh nói chung khả quan hơn bệnh bụi phổi silíc.
Ngồi ra cịn có loại bệnh phổi nhiễm bụi hỗn hợp, vừa do SiO2 tự do, vừa do các bụi khác. Ví dụ: bệnh bụi
than silic (anthrasilicose), bệnh bụi silic lao (silicotuberculose).
(3) Bệnh phổi bụi do bụi than (anthracose).
Bản thân bụi than cũng có khả năng gây hiện tượng xơ hóa phổi, nhưng chậm. Trong thực tế khi làm việc
khơng chỉ hít thở bụi than thuần túy, mà là bụi than có lẫn cả SiO2, do đó anthrasilicose là dạng phổ biến

hơn. Yếu tố kích thích cơ học có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển xơ hóa của phổi ở bệnh
bụi phổi than.
Bệnh phát triển thường gặp ở những người có tuổi nghề tiếp xúc với bụi than từ 15-20 năm hoặc
lâu hơn.
(4) Bệnh bụi phổi bông (Byssinosis).
Bệnh bụi phổi bông là một bệnh tương đối phổ biến do bụi thực vật – còn được gọi là bệnh hen của
thợ dệt. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do dị ứng, vì những yếu tố mang tính kháng ngun có
trong bụi bơng giải phóng histamin làm hẹp các phế quản bằng cơ chế co cơ hay phù nề các phế
quản.
Ở giai đoạn đầu các biểu hiện đặc trưng là tức ngực khó thở vào ngày lao động đầu tiên sau ngày
nghỉ cuối tuần và nhẹ dần vào những ngày sau. Vì vậy cịn được gọi là bệnh sốt hay khó thở của
ngày thứ hai.

Ở giai đoạn cuối, các biểu hiện lâm sàng giống như các bệnh viêm phế quản mãn, giãn phế quản
khác. Chẩn đoán dựa vào yếu tố tiếp xúc và biến đổi chức năng hơ hấp vì hình ảnh chụp rơnghen
khơng điển hình. Viêm phế quản mãn nặng hơn ở người cao tuổi và nghiện thuốc lào, thuốc lá. Có
thể dùng thuốc kháng sinh histamin làm giảm các biểu hiện tức ngực khó.


Bảng phân loại các bệnh bụi phổi
Bệnh bụi phổi
theo nguyên
nhân bệnh

X quang
phổi

Giai
đoạn
bệnh
I
II
III

Đặc điểm quá trình bệnh
Diễn biến

Bệnh phổi
nhiễm bụi silic
(silicose)

Thể xen
kẽ

Thể nốt
Thể u

Phát triển nhanh
Phát triển chậm
Xuất hiện muộn

Bệnh phổi
nhiễm bụi
silicat
(silicatose)
bệnh bụi
asbest, bệnh
bụi xi măng,
bệnh bụi phấn
Bệnh bụi than
(Anthracose)

Thể xen
kẽ
Thể nốt

I
II

Phát triển chậm
Xuất hiện muộn
hoặc khơng có

Thể xen

kẽ
Thể nốt

I
II
III

Phát triển nhanh
Phát triển chậm
Xuất hiện muộn
(hiếm)

Bệnh bụi phổi
do bụi hỗn hợp
Bệnh bụi than
silic
Bệnh bụi sắt
silic
Các bệnh bụi
phổi khác
Bệnh bụi nhôm
Bệnh bụi apatit

Thể xen
kẽ
Thể nốt

I
II
III


Phát triển nhanh
Phát triển chậm
Xuất hiện muộn
(có khi khơng có)

Thể xen
kẽ
Thể nốt

I
II

Phát triển chậm

a) Đặc điểm lâm sàng
b) Biến chứng kèm theo
a) Suy phổi, suy tim phổi, khí phế
thũng, viêm phế quản, các hội
chứng màng phổi và trung thất
b) Silicato - lao, tràn khí phế mạc,
viêm phổi, bệnh giãn phế quản
a) Suy phổi, suy tim phổi, viêm phế
quản, giãn phế quản, khí phế thũng,
trệu chứng màng phổi, b)Viêm
phổi, bệnh giãn phế quản, Silicato lao,

a) Suy phổi, suy tim phổi, viêm phế
quản, giãn phế quản, khí phế thũng,
trệu chứng màng phổi, b)Viêm

phổi, bệnh giãn phế quản, Silicato lao,
a) Suy phổi, suy tim phổi, viêm phế
quản, giãn phế quản, khí phế thũng,
hội chứng màng phổi
b)Bụi, lao phổi (conio-tuberoulose)
Viêm phổi, bệnh giãn phế quản,
tràn khí màng phổi.
Suy phổi,
Viêm phế quản,
Khí phế thũng,

3.2. Dự phòng
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bụi phổi silic là để xác định các hoạt động nơi làm việc sản xuất có thể
hít bụi tinh thể silica và sau đó để loại bỏ hoặc kiểm sốt bụi ("phịng ngừa ban đầu"). phun nước
thường được dùng ở nơi bụi tỏa ra. Bụi cũng có thể được điều khiển thơng qua bộ lọc khơng khí
khơ.
Giám sát vệ sinh mơi trường 1 cách chặt chẽ và thường xuyên, đặc biệt với những nghành nghề có
nguy cơ cao như sản xuất hay bảo trì các vật liệu có chứa asbestos. Tổ chức tốt công tác giám sát
bảo hộ lao động trong quá trình làm việc. Khám sức khoẻ định kỳ hằng năm để phát hiện người có sức
khoẻ kém, để chuyển đổi công việc, những người nghi nghờ bị bệnh để cách ly xác định, điều trị hoặc
chuyển việc. Trong quá trình khám sức khoẻ tổ chức chụp X quang phổi.


3.3. Giám định y khoa các bệnh bụi phổi Những người có tổn thương cơ thể rõ do ảnh hưởng
của của các loại bụi theo danh mục các bệnh bụi phổi nghề nghiệp Việt Nam được giám định và
đền bù
Các bệnh bụi phổi nghề nghiệp Việt nam:
1)
2)
3)

4)
5)
6)
7)

Bệnh bụi phổi-silic nghề nghiệp, (nhóm I, 08-TTLB năm 1976)
Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng), (nhóm I, 08-TTLB năm 1976)
Bệnh bụi phổi bơng, (nhóm I, 29/TT-LB năm 1991)
Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, (nhóm I, 167/BYT-QĐ năm 1997)
Bệnh hen phế quản nghề nghiệp, (nhóm I, 27/2006/QĐ-BYT năm 2006)
Bệnh bụi phổi-talc nghề nghiệp, (nhóm I, 44/2013/TT-BYT năm 2013)
Bệnh bụi phổi-than nghề nghiệp, (nhóm I, 36/2014/TT-BYT năm 2014)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mạnh Liên, Trần Văn Tuấn, (2010). Ảnh hưởng của bụi đối với cơ thể và các biện pháp dự
phòng, Y học Môi trường và Laođđộng, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, trang 225-231.
2. Patrick N. Breysse, Peter S.J. Lees, (2006). Particulate Matter, The Johns Hopkins University. Animated
version at />3. WHO (1999). Hazard prevention and control in the work environment: Airborne dust.
WHO/SDE/OEH/99.14, World Health Organization, Geneva, Switzerland.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×