Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

kinh nghiệm phỏng vấn và đi làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 66 trang )

“Bí kíp” cho những ứng viên mới ra trường
Có những lợi thế và cả những bất lợi ở những ứng viên mới ra trường. Và đây
là một số “bí kíp” mà các bạn trẻ chưa xin được việc làm cần biết có liên quan
tới chuyện tìm và giữ một chỗ làm thời nay.

Theo điều tra thống kê của Đại học Rutgers, so với năm 2010, năm 2011, các nhà
tuyển dụng đã “thâu nạp” nhiều hơn 19% số nhân viên vừa tốt nghiệp. Dẫu vậy thì
thị trường việc làm vẫn còn khá ảm đạm. Làm thế nào để bạn nâng cao khả năng
tìm và giữ được một công việc như mong muốn? Dưới đây là những bí kíp:

Bạn là người bán, không phải người mua

Nell Minnow, người viết bài cho trang bnet.com cho rằng, “các sinh viên ra trường
luôn hành động như thể họ đang gặp gỡ với các chuyên gia tư vấn ở trường vậy.
Họ nói với nhà tuyển dụng về những điều mà công việc đem lại cho họ chứ không
phải là những gì họ có thể đóng góp cho doanh nghiệp”. Hãy nói với nhà tuyển
dụng về những kỹ năng bạn có và chúng sẽ mang lại lợi ích cho công ty họ như thế
nào.

Bạn là thành viên của một tổ chức

Trường đại học luôn khuyến khích những thành tựu cá nhân, những điều kiểu như
“sinh viên không có lý do gì để chịu trách nhiệm với một tổ chức” và làm việc
cùng nhau là điều bắt buộc để thành công. Hãy nhấn mạnh khả năng hợp tác với
các đồng nghiệp về những điều tích cực chung. Đừng chăm chú với những mục
tiêu cá nhân mà không phải những cái đích lớn của công ty.

Hành động như một người trưởng thành

Điều này nghe có vẻ rất hiển nhiên, nhưng theo một nghiên cứu gần đây của
trường Đại học Ngoại giao Washington, có tới một nửa số sinh viên vừa tốt nghiệp


không thể hiện phong thái chuyên nghiệp trong công việc. Thêm nữa, họ cũng cho
rằng mình không có nghĩa vụ phải làm thêm việc vào buổi đêm. Những tranh cãi
nơi công sở hay việc bàn tán về đồng nghiệp không nên đưa lên các trang mạng xã
hội kiểu như Facebook hay Twitter.

Nhà tuyển dụng chờ đợi những kết quả

Cùng với sự thay đổi của tình hình kinh tế, các kỳ vọng của chủ doanh nghiệp cũng
thay đổi. Đó là quan điểm của Thomas L. Friedman, nhân viên tờ New York
Times. Khi nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên, cũng có nghĩa anh ta đang tự hỏi
mình, “Liệu anh/chị này có thể giúp công ty mình ngoài việc thích nghi với các
công việc hiện tại mà còn có thể tái tạo thêm công việc về sau hay không?” Những
người dường như có khả năng đáp ứng được các nhu cầu thay đổi của công ty sẽ có
nhiều cơ hội giành được chỗ làm hơn.

Một vài câu cách ngôn hữu ích

Cuốn sách Mother Teresa, CEO - Unexpected Principles for Practical
Leadership có lời khuyên cho các ứng viên, ngay cả những tay săn việc “lão làng”
rằng: “Nếu có thể làm ngay, hãy làm luôn bây giờ”, và “Hãy coi trọng công việc
nữa, đừng bao giờ chỉ biết coi trọng bản thân mình”.

“Mẹo” chế ngự sự đố kỵ trong công việc
Ghen tị là một con dao 2 lưỡi, một mặt nó giúp bạn có thêm động lực cố gắng
nhiều hơn để vượt qua đối thủ, một mặt khiến bạn xão nhãng khỏi công việc,
liên tục so sánh và kết quả là làm mất tinh thần cạnh tranh lành mạnh của
bạn.

Nguyên nhân của sự đố kỵ rất “muôn màu muôn vẻ”: đồng nghiệp ghen tị vì bạn
được thăng chức; bạn tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng; bạn thân thiết với

sếp; góc làm việc của bạn rộng, đẹp hơn… Bản thân bạn có thể cũng có những sự
đố kỵ như vậy với đồng nghiệp của mình.

Để sự đố kỵ, từ phía bạn hoặc từ người khác, không ảnh hưởng tiêu cực tới công
việc và mối quan hệ của bản thân, bạn có thể áp dụng những “mẹo” nhỏ sau:

Khi bạn là người đố kỵ:
- Hiểu rõ vị trí của bản thân: Bạn nên cập nhật thông tin cho CV của
mình hàng tháng. Như vậy, bạn sẽ thấy rõ vị trí hiện tại của mình mà tránh
so đo những việc mình chưa xứng đáng. Johanna Rothman, tác giả cuốn
sách Bí mật đằng sau những biện pháp quản lý xuất chúng, chia sẻ kinh
nghiệm: “Khi tôi thực hiện điều này, tôi nhận thấy bức tranh thực tế: Và tôi
nhận thấy mình chưa đủ tự tin để trở thành người quản lý và như vậy thật vô
lý khi đố kỵ với người có khả năng”.
- Nói chuyện với sếp: Hãy chứng tỏ khả năng của bạn và thường xuyên nói
chuyện với sếp về lý do bạn chưa được thăng chức/ tăng lương và làm thế
nào để đạt được điều đó. Đôi khi, vì bạn bàng quan còn đồng nghiệp “chăm
chút” cho mối quan hệ với sếp nên anh/ cô ấy chỉ nắm rõ thành công của
đồng nghiệp mà không nhớ rõ bạn đã làm được gì.
- Phát triển kỹ năng: Bạn có thể hỏi chính người mình ghen tị về cách đạt
được thành công hiện tại và phát triển khả năng của bạn. Dù bạn ghen tị vì
người đó thành công, xuất sắc hơn bạn nhưng hãy gạt lòng tự trọng của mình
sang một bên và cạnh tranh một cách lành mạnh bằng cách học hỏi.
Khi bạn là đối tượng của sự đố kỵ:
- Không khoe khoang, khoác lác: Bạn không nhất thiết phải kể lể hôm qua
mình đã đi ăn trưa với giám đốc, được tham gia một cuộc hội thảo dành cho
các chuyên gia hay hào hứng nói về công việc, mức lương mới cao ra sao
với những đồng nghiệp xung quanh. Nhiều khi, họ ghen tị không phải vì bạn
tài giỏi hay có mối quan hệ rộng mà vì bạn may mắn hơn họ. Và khoe
khoang sự may mắn của mình trước những người kém may mắn hơn sẽ

không mang lại lợi ích gì cho bạn.
- Tránh mặc cảm tự ti: Đôi khi vì nghe những lời đố kỵ của đồng nghiệp
như vì bạn có mối quan hệ trên cả mức thân thiết với sếp nên mới được
thăng chức mà bạn có thể cảm thấy nghi ngờ chính bản thân mình. Hãy loại
bỏ những suy nghĩ như vậy và tự tin rằng bạn thành công trên chính đôi chân
của mình. Bạn cũng không cần phải kể lể kiểu như “Tôi vẫn chưa đủ tài lực
ở vị trí mới nhưng tôi đã rất may mắn”. Như vậy chỉ khiến đồng nghiệp
thêm ganh ghét và cho rằng bạn thật giả tạo.
- Kiềm chế sự tức giận: Dù là mục tiêu của sự đố kỵ và phải nghe những
lời nói ra nói vào không hay lắm nhưng bạn vẫn phải duy trì bình tĩnh và
kiềm chế sự tức giận. Bạn sẽ gạt bỏ được sự ghen tị của người khác nếu
chứng tỏ một cách thuyết phục rằng mình xứng đáng đạt được thành công
hiện tại, thậm chí còn hơn thế nữa.

“Nghệ thuật” báo tin xấu cho sếp
Hãy kể lại chân thực toàn bộ câu chuyện, bằng một thái độ khách quan, và
đừng quên đưa ra giải pháp.
Ảnh minh họa.
Trong cuộc sống cũng như trong công việc, hầu như chẳng ai muốn mình sẽ là
người đem tới tin xấu cho người khác. Bởi vậy, khi xảy ra một vấn đề không may
nào đó trong công việc và bạn là người phải báo tin cho sếp, rất có thể bạn sẽ cảm
thấy lúng túng.
Dưới đây là một số bước mà các chuyên gia gợi ý để bạn báo tin xấu cho sếp theo
cách… ít xấu nhất có thể:
1. Kể lại toàn bộ câu chuyện
Nếu bạn chỉ định kể vắn tắt một vài ý chính của sự việc xấu cho sếp, thì đó không
hề là một ý tưởng tốt. Trước khi tới gặp sếp, bạn hãy cần đánh giá về nguồn tin.
Liệu thông tin này có đến từ một nguồn đáng tin cậy? Nếu bạn báo cho sếp một tin
xấu mà thông tin đó chưa hề được kiểm chứng, thì rắc rối có thể phát sinh. Hãy
làm một cuộc điều tra nhanh chóng trước khi báo tin cho sếp để có thể đưa ra một

bối cảnh cụ thể và thông tin chính xác. Từ đó, sếp mới có thể quyết định chuẩn xác
nên xử lý vấn đề như thế nào.
Việc biết chi tiết của sự việc sẽ giúp sếp hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình
huống, cho phép đưa ra những quyết định hợp lý nhất. Ngoài ra, việc cung cấp
thông tin đầy đủ, chi tiết, chính xác cũng cho thấy bạn là một nhân viên trưởng
thành, chín chắn, thay vì một người cơ hội thích “kiếm câu chuyện làm quà”.
2. Giữ thái độ khách quan khi báo tin
Việc bạn đứng về một bên nào đó hoặc đưa ra những lời phàn nàn, chỉ trích sẽ
không giúp giải quyết vấn đề. Thay vào đó, bạn chỉ chứng tỏ mình là một người
tiêu cực và có ý đồ riêng của bản thân, mà đây chắc chắn là điều mà bạn không hề
muốn.
Việc bạn nhằm vào người gây ra sự cố là không cần thiết để giải quyết vấn đề
trước mắt, và nếu cần, thì việc đó nên để tới sau khi đã tìm ra giải pháp cho sự
việc. Tránh chỉ trích là cách tốt nhất để bạn không bị xem là nhân cơ hội người
khác mắc lỗi để “tôn” bạn lên. Ngoài ra, thái độ đúng mực cũng giúp bảo vệ mối
quan hệ của bạn với các biên liên quan, bao gồm cả người phạm lỗi.
3. Đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề
Sẽ không giải quyết được việc gì nếu bạn chỉ báo tin xấu cho sếp và dừng ở đó.
Các giải pháp để giải quyết vấn đề mới là cần thiết. Để chắc là bạn không trở thành
người “giơ đầu chịu báng” khi sếp nổi giận trước tin xấu, hãy mang tới một vài giải
pháp. Hãy cân nhắc các lựa chọn trên cơ sở thời gian và chi phí rồi trình bày với
sếp sau khi báo tin.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, việc đưa ra những giải pháp hữu hiệu đòi hỏi nhiều hơn
một vài lệnh tìm kiếm trên Google. Không giải pháp nào có thể được thực thi nếu
thiếu sự nỗ lực. bởi vậy, đừng quên đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy
cơ của từng giải pháp. Với cách này, bạn sẽ được sếp nhìn nhận như một nhân viên
chủ động và có đầu óc chiến lược.
Báo tin xấu chưa bao giờ là việc dễ, nhưng thông báo một tình huống tiêu cực theo
một lối tích cực sẽ có lợi cho cả bạn và cả công ty.
Lần tới, khi có tin xấu, chẳng hạn bộ phận kế toán gửi nhầm bảng lương của tất cả

mọi người cho toàn bộ nhân viên, trong khi chính sách của công ty là bí mật tiên
lương, thì bạn cũng không nên hoảng hốt. Hãy nắm bắt toàn bộ câu chuyện, giữ
thái độ khách quan khi kể cho sếp, và đừng quên đưa ra giải pháp.
“Tuyệt chiêu” tránh bị đồng nghiệp lấn át
(Dân trí) - Thông thường, họ là những người nói nhiều và to nhất trong văn
phòng. Trong cuộc họp, họ dường như “độc thoại” và không cho ai có cơ hội
thể hiện ý kiến. Đối phó với những người này một cách hiệu quả và chuyên
nghiệp đòi hỏi sự khéo léo, kỹ năng nhất định.

Cuộc sống công sở không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Để hoàn thành công việc, bạn
phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Và một trong những trở ngại lớn nhất và khó
nhất có thể đến từ chính đồng nghiệp của bạn. Đôi khi, họ lấn át cuộc nói chuyện,
trong cuộc họp, các dự án và làm ảnh hưởng tới năng suất của cả phòng.

Thông thường, họ là những người nói nhiều và to nhất trong văn phòng. Trong
cuộc họp, họ dường như “độc thoại” và không cho ai có cơ hội thể hiện ý kiến. Đối
phó với những người này một cách hiệu quả và chuyên nghiệp đòi hỏi sự khéo léo,
kỹ năng nhất định.

Dưới đây là những điều bạn có thể làm để tránh bị đồng nghiệp lấn át, làm ảnh
hưởng tới công việc của mình:

Tận dụng sự hài hước

Sự hài hước là vũ khí chiến lược giúp bạn chinh phục tìm cảm của mọi người cũng
như hạn chế sự lấn tới của đồng nghiệp. Trong cuộc họp, nếu đồng nghiệp lấn át
“một mình một sân”, nói nhiều và to đến mức bạn cũng không thể bày tỏ quan
điểm của mình, bạn có thể thêm một nhận xét hài hước hay kể chuyện vui vào giữa
câu chuyện của đồng nghiệp kia. Sau đó, lấy lại sự kiểm soát trong cuộc thảo luận
và chuyển sang nói chuyện với những người khác trong nhóm.


Nói chuyện riêng với đồng nghiệp lấn át

Đồng nghiệp lấn át đã hành động thiếu chuyên nghiệp khi không cho mọi người
thể hiện ý kiến của mình. Cần có người “chỉnh đốn” họ để tình huống sớm được
giải quyết. Hãy gọi đồng nghiệp kia ra ngoài và giải thích cách họ thể hiện không
chỉ là hành động bất lịch sự, làm ảnh hưởng tới mọi người mà còn tổn tại tới mục
tiêu chung của cả nhóm/ phòng. Một cuộc trao đổi nhanh gọn, khéo léo nhưng
nghiêm túc sẽ giúp anh/ cô ấy nhận ra và khắc phục sai lầm của mình.

Áp dụng phương pháp nói luân phiên

Thay vì để mọi người nói chuyện một cách tự do, cả phòng nên đặt ra quy định về
thời gian nêu ý kiến trong cuộc họp, 1 – 5 phút chẳng hạn, và ai cũng phải nêu
quan điểm của mình. Như vậy, đồng nghiệp lấn át sẽ không có cơ hội để “làm chủ”
cuộc thảo luận và tỏ ra vượt trội hơn những người khác.

Lên kế hoạch “lấn át” lại

Nếu bạn sắp có một cuộc họp với nhân viên nổi tiếng với phong cách hay “ra oai”,
hãy lên kế hoạch đối phó trước với anh/ cô ấy. Bạn có thể chọn chỗ ngồi ở phía
trước, chuẩn bị một vài lời để ngắt lời những câu chuyện dài dòng của anh/ cô ấy.
Chẳng bạn, nếu người đó “lạc đề”, nói những chuyện không liên quan, hãy nói đơn
giản rằng “Mục đích ngày hôm nay không phải để bàn về những vấn đề đó” và sau
đó tiếp tục chủ đề của cuộc họp.

Kêu gọi sự tham gia của tập thể

Nếu có người chiếm quyền độc thoại trong cuộc họp, bạn nên chủ động kêu gọi
những người khác tham gia tích cực hơn. Việc này không chỉ làm hạn chế sự lấn át

của đồng nghiệp xấu mà còn cho những người trầm lắng hơn thể hiện quan điểm
của mình.
3 điều không nên nói khi đàm phán tiền lương
Sau khi vượt qua các vòng phỏng vấn cam go, bạn bắt đầu bước vào một cuộc
đàm phán không hề dễ dàng nữa với nhà tuyển dụng: đàm phán tiền lương.
Việc bạn thành công hay thất bại trong cuộc đàm phán này sẽ quyết định bạn
kiếm được bao nhiêu tiền.
Ảnh minh họa.
Khi đàm phán tiền lương, bạn thực hiện những bước đi vô hình hướng tới khẳng
định giá trị bản thân ở mức cao hơn, sự độc lập tài chính và làm chủ sự nghiệp của
bản thân. Dưới đây là 3 vấn đề bạn nên tuyệt đối tránh đề cập trong cuộc đàm phán
này:
1. Nói dối về mức lương trước của bạn
Nếu bạn nói với nhà tuyển dụng rằng bạn nhận được mức lương cao hơn so với
thực tế ở công việc trước, “thảm họa” sẽ xảy ra sau đó. Sau đây là những gì sẽ đến:
Bạn được nhận công việc, sếp mới của bạn gọi điện cho công ty cũ của bạn để hỏi
về mức lương mà bạn thực chất nhận được, sếp phát hiện ra bạn nói dối, và đề xuất
dành công việc cho bạn bị hủy bỏ. Một thất bại lớn! Phần đáng buồn của câu
chuyện là, nhiều người nói dối về mức lương của mình mà không hề biết là mình
đã phạm một sai lầm.
Nếu bạn đang làm một công việc kinh doanh mà cơ cấu hoa hồng rất phức tạp,
hoặc bạn đang làm cho một công ty mới thành lập trong đó bạn xem cổ phần mà
bạn được tặng là một phần trong gói lương thưởng, hoặc bạn vừa nhận được tiền
thưởng cuối năm, hãy nêu chi tiết về những khoản đó, thay vì gộp tất cả và nói với
nhà tuyển dụng rằng đó là lương của bạn. Đừng “thổi phồng” và hãy nói rõ ràng,
thẳng thắn về mức lương của bạn thay vì “bổ sung” những khoản phụ mà bạn nhận
được ngoài lương. Đảm bảo sự an toàn sẽ tốt hơn là bạn có thể phải hối hận sau đó.
2. Bảo thủ hoặc tỏ thái độ bực dọc
Thực tế đã chứng minh, những cuộc đàm phán và họp hành sẽ trở nên dễ dàng hơn
rất nhiều khi những người tham gia có thái độ lạc quan và dễ làm việc. Đừng đưa

ra một tính cách khác biệt hay hành động “rắn” trong những cuộc như vậy chỉ vì
bạn nghĩ đó là cách cần thiết để đạt được mục tiêu. Tỏ ra khó khăn hay đe dọa sẽ
không khiến người khác muốn hợp tác với bạn. Trong một cuộc đàm phán tiền
lương thì đây lại càng không phải là một chiến lược để đạt tới sự thành công. Hãy
tỏ ra kiên định nhưng cũng cần thể hiện một thái độ tích cực.
Trong cuốn sách viết về tâm lý “To Sell is Human”, tác giả Daniel H. Pink viết:
“Quan điểm thông thường cho rằng, những người tham gia đàm phán không nhất
thiết phải tỏ ra khó khăn mà cần phải giữ một cái đầu cứng rắn và một khuôn mặt
‘phớt’”. Tuy nhiên, tác giả này nêu rõ, các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những
cảm xúc tích cực “mở rộng các ý tưởng của con người về những hành động khả thi,
mở ra những hướng suy nghĩ đa dạng hơn… giúp chúng ta trở nên dễ lĩnh hội
những cái mới hơn và có năng lực sáng tạo tốt hơn”. Nói cách khác, thể hiện thái
độ đánh giá cao, niềm vui, sự quan tâm và biết ơn sẽ giúp “bôi trơn” cho cuộc đàm
phán và làm cho cuộc trao đổi khó khăn này trở nên dễ dàng hơn.
3. Nói về tình trạng tài chính cá nhân
Tiền lương không dựa trên lối sống hay các nhu cầu của bạn. Những vấn đề đó có
thể là động cơ để bạn xin tăng lương hoặc tìm một công việc mới, nhưng không
nên được xem là lý do mà bạn đưa ra trong cuộc đàm phán tiền lương để đề nghị
một mức lương có lợi hơn. Việc bạn đang thiếu tiền trả nợ ngân hàng, đóng học
phí cho con hay mua xe hơi mới không phải là mối bận tâm của nhà tuyển dụng.
Mức lương mà nhà tuyển dụng trả cho bạn dựa trên giá trị mà bạn đóng góp cho
công ty chứ không phải chuyện bạn giàu-nghèo, sướng-khổ như thế nào. Nếu bạn
muốn kể câu chuyện buồn của mình, thì xin đừng. Hãy đảm bảo rằng, các vấn đề
cá nhân của bạn không được đề cập trong cuộc đàm phán.
Thay vào đó, hãy nói về tiềm năng to lớn mà bạn có để đem đến giá trị cho công
ty. Đừng tỏ những thái độ bi quan như tiếc nuối hay thất vọng, mà hãy cho thấy sự
hứng khởi và tự tin. Những gì mà bạn nói về tiềm năng của bản thân là không được
đảm bảo, nhưng thái độ tích cực của bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng muốn đánh giá
kỹ hơn về bạn, và sự đánh giá kỹ lưỡng hơn đó có thể đưa ra nhiều lý do hợp lý
hơn để họ không muốn để trượt một ứng viên như bạn. Điều quan trọng là bạn cần

làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy thoải mái, thay vì cảm giác “tội lỗi” khi đưa ra
mức lương chưa nhận được sự hưởng ứng của bạn.
Tiền bạc là một chủ đề nhạy cảm và có thể những cách phản ứng chịu sự chi phối
của cảm xúc, nhất là trong những tình huống mà bạn không quen, chẳng hạn như
đề nghị được trả thêm tiền. Tuy nhiên, nếu bạn trung thực về mức lương cũ, đàm
phán bằng thái độ tích cực và rõ ràng về giá trị mà bạn sẽ đem tới cho công ty
trong tương lai, bạn sẽ tránh được nhứng sai lầm phổ biến trên con đường hướng
tới một mức lương khả quan hơn.
3 nguyên tắc cần nhớ để chinh phục mọi nhà tuyển dụng
Được đào tạo bài bản, sở hữu nhiều bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn vậy
nhưng không ít người vẫn gặp khó khăn trong khi tìm việc. Nếu bạn là một
trong số đó thì sau đây là 3 nguyên tắc có thể giúp bạn xoay chuyển tình hình.
Làm thế nào để lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng? Đây có lẽ là câu hỏi mà
tất cả những ai đang tìm việc đều quan tâm. Một số người chọn cách học thêm thật
nhiều lớp học về nghiệp vụ và các kỹ năng mềm để có thể có một bản lý lịch ấn
tượng. Số khác tích cực đi làm ở nhiều công ty khác nhau với mức lương “bèo”
hòng tích góp kinh nghiệm để có cơ hội chứng minh mình không non nớt.
Nhà tuyển dụng ít quan tâm bạn là ai mà chỉ muốn biết bạn làm được gì cho họ
Nhưng liệu đây có phải những biện pháp tốt nhất để tăng cơ hội có việc? Đó có
phải là điều các nhà tuyển dụng mong chờ? Theo chuyên gia George Bradt, người
từng có thời gian làm quản lý tại Unilever, Procter & Gamble, Coca-Cola và hiện
là CEO của công ty tư vấn nhân lực Power Information Network thì đây không
phải giải pháp.
Thay vào đó ông Bradt đề xuất 3 nguyên tắc rất ngắn gọn và thực tế trong bài viết
trên tạp chí uy tín Forbes:
1. Tìm hiểu kỹ đối tượng
Theo George Bradt, trước tiên bạn cần hiểu rõ công ty, tổ chức hay những người
bạn đang muốn đầu quân là ai. Cần phải đào đủ sâu để hiểu rõ họ: cách họ cư xử ra
sao, ra quyết định như thế nào, mối quan hệ giữa những người trong cơ quan, cảm
nhận của họ về công ty của mình, những nguyên tắc ứng xử trong công ty và môi

trường làm việc. Tóm lại là văn hóa của doanh nghiệp. Điều này là rất quan trọng
bởi văn hóa là lợi thế cạnh tranh thực sự và bền vững nhất.
2. Tìm hiểu vấn đề của nhà tuyển dụng
“Bạn là người thế nào không quan trọng. Không ai quan tâm tới chuyện đó. Họ
cũng sẽ không quan tâm đến việc bạn từng làm gì”, ông Bradt viết. “Không ai nửa
đêm bật dậy và quyết định sẽ tuyển dụng bạn vì một sự thôi thúc không rõ ràng.
Vậy họ quan tâm đến gì? Họ chỉ quan tâm đến chính họ, đến những vấn đề chưa có
lời giải”.
Từ quan điểm đó, Bradt khuyên bạn hãy tìm hiểu xem vấn đề của công ty bạn
muốn vào làm việc là gì và cá nhân nào trong công ty đó phải “nhức đầu” vì những
vấn đề này nhất. Nếu làm được vậy bạn đã đi được 2/3 chặng đường để có một
công việc như ý.
3. Hãy chứng tỏ mình là giải pháp tốt nhất
Sau khi đã thấu hiếu về văn hóa của công ty, biết được những khó khăn họ đang
đối mặt, bước cuối cùng bạn cần thực hiện đó là chứng tỏ mình là giải pháp tốt
nhất. Hãy trình bày xem bạn có thể giải quyết vấn đề đó như thế nào để giúp nhà
tuyển dụng hết “đau đầu”.
Hãy sẵn sàng để trả lời 3 câu hỏi then chốt và thực chất nhất trong mỗi cuộc phỏng
vấn đó là: điểm mạnh của bạn là gì, vì sao bạn muốn vào làm tại đây và tại sao bạn
là người phù hợp cho vị trí cần tuyển. Nhưng quan trọng nhất đó là hãy kể câu
chuyện của bản thân theo cách có thể khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn chính là
giải pháp cho vấn đề của họ.
4 điều nên biết về mức lương của bạn
Mỗi công ty đều có một mức quỹ tăng lương cho nhân viên theo từng kỳ nhất định.
Đa số thường có đợt xem xét tăng lương 1 năm/lần và mức quỹ dự phòng đó bao
giờ cũng ở con số khá cao, đủ để có thể giữ chân những nhân viên xuất sắc có nguy
cơ rời bỏ công ty.
Khi đi làm, mọi người rất quan tâm đến vấn đề lương bổng, thu nhập của bản thân
nhưng không phải ai cũng biết cách để thỏa thuận một mức lương tương đối. Nhiều
ứng viên chia sẻ, họ thường "cứng họng" trước lý lẽ của sếp khi không muốn tăng

lương cho bạn, có khi là do tình hình kinh tế khó khăn chung, mức tăng phải tuân
theo quy định của công ty
Ảnh minh họa
Thế nhưng, thực tế, đó cũng là những "chiêu bài" các nhà tuyển dụng thường dùng
để thuyết phục ứng viên với mức lương vừa phải. Nếu bạn hiểu rõ 4 bí mật sau,
bạn sẽ thấy việc tăng lương đôi khi không khó khăn như bạn nghĩ:
- Mức tăng thực tế có thể cao hơn quy định của công ty
Mỗi công ty đều có một mức quỹ tăng lương cho nhân viên theo từng kỳ nhất định.
Đa số thường có đợt xem xét tăng lương 1 năm/lần và mức quỹ dự phòng đó bao
giờ cũng ở con số khá cao, đủ để có thể giữ chân những nhân viên xuất sắc có nguy
cơ rời bỏ công ty.
Tuy nhiên, mức quỹ lớn không có nghĩa là sếp sẽ hào phòng khi tăng lương cho
nhân viên. Ngược lại, sếp sẽ hết sức cẩn trọng về việc tăng bao nhiêu để không
vượt quá tỷ lệ trung bình. Đôi khi, mức trung bình là 10% nhưng sếp lại tăng cho
nhân viên ưu tú 15% và giảm của những nhân viên trung bình khác xuống 5%. Vậy
nếu bạn là nhân viên xuất sắc, chắc chắn bạn sẽ được hưởng mức lương cá biệt kia
bởi các nhà quản lý đều luôn tự hỏi bản thân "Liệu mình có thể để mất nhân viên
này chỉ vì mức tăng quá thấp hay không?". Thực tế, nếu có tăng cho bạn thêm một
chút, khoản này cũng rất nhỏ so với chi phí phải bỏ ra để tìm người thay thế bạn.
- Lương không nhất thiết phải phản ánh năng lực và kinh nghiệm làm việc
Đa số các công ty thường trả mức lương theo nhu cầu thị trường để có được ứng
viên phù hợp. Nhưng trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, mức lương khởi
điểm của những nhân viên mới vào có khi lại bằng hoặc cao hơn mức lương của
bạn, dù bạn hơn họ về thâm niên công tác và trình độ công việc.
Tất nhiên, cũng có những công ty nhìn thấy sự bất cập này và họ có kế hoạch tăng
lương cho người cũ, để có sự công bằng chung. Tuy nhiên, một số khác lại không
chủ động cho đến khi bạn phản ánh.
Bởi vậy, điều quan trọng là bạn phải nắm được mức lương của những người có
cùng kinh nghiệm và trình độ học vấn như bạn. Nhiều công ty vẫn đưa ra quy định
bí mật về mức lương cá nhân nhưng trên thực tế, những thông tin ấy vẫn khó tránh

khỏi bị "rò rỉ" và bạn hoàn toàn có thể nắm được con số chính xác. Nếu thấy có
khoảng cách quá xa, bạn nên trao đổi thẳng thắn với sếp.
- Trả lương cao cho những người được sếp ưu ái
Trong hàng chục nhân viên, chắc chắn sếp sẽ có những ưu ái riêng, quý mến riêng
với một vài người nào đó. Sự quý mến ấy không phải xuất phát từ việc nịnh bợ, lấy
lòng sếp mà bởi vì đó là những người được việc, giúp sếp một cách đáng kể. Sếp sẽ
chú ý đến họ và tạo điều kiện để họ trở thành những nhà quản lý tốt. Đây cũng là
một cách bạn có thể phấn đấu để cải thiện mức thu nhập của bản thân.
- Tài chính không phải là vấn đề khi sếp từ chối tăng lương cho bạn
Thông thường, quản lý sẽ vin vào cớ công ty đang khó khăn để từ chối tăng lương
cho nhân viên. Nên nhớ, đây chỉ là cái cớ trong vô vàn lý do để họ đạt được mục
đích. Nếu họ nói như vậy, bạn hãy hỏi lại xem công ty sẽ mất gì nếu bạn được tăng
lương. Nếu sếp không trả lời thẳng thắn, nghĩa là sếp cho rằng bạn xứng đáng với
khoản lương đó.
Lúc này, bạn nên xem mình có muốn tiếp tục làm việc ở vị trí hiện tịa hay không
rồi hãy ngồi lại nói chuyện rõ ràng với sếp trước khi đưa ra quyết định.
4 sai lầm mà nhân viên mới cần tránh
Bạn đã được một công ty nhận làm nhân viên và đang hết sức vui mừng.
Nhưng mọi việc sẽ chỉ “xuôi chèo mát mái” nếu bạn tránh được 4 sai lầm dưới
đây.
Ảnh minh họa.
Trong những ngày đầu đi làm ở một công ty mới, bạn mong muốn gây được ấn
tượng tốt đẹp với đồng nghiệp. Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng mà đồng
nghiệp và cấp trên cùng dồn sự chú ý vào bạn, đánh giá về khả năng cũng như vai
trò của bạn trong nhóm, chưa kể cách cư xử, mức độ hòa đồng của bạn. Đừng để
những điều này khiến bạn cảm thấy run. Hãy là chính mình, và cố gắng tránh
những lỗi sau đây:
1. Hội chứng so sánh
Ở công sở nào cũng có những người thích so sánh hiện tại với quá khứ. Họ thường
nói những câu đại loại như: “Ở công ty cũ của tôi, chúng tôi là việc này thế này”

hay “Công ty cũ của tôi có một cách làm hoàn toàn khác”.
Tất nhiên mọi thứ diễn ra không giống như ở những nơi khác nhau. Nhưng nếu bạn
nói ra sự so sánh của mình cho tất cả mọi người cùng nghe thấy, những người xung
quanh bạn sẽ nghĩ, bạn đang muốn ám chỉ, mọi thứ trước kia đối với bạn tốt đẹp
hơn bây giờ. Và cuối cùng, đồng nghiệp của bạn sẽ đặt câu hỏi: “Nếu anh/chị thích
công ty cũ của mình đến thế, thì tại sao không quay trở lại đó?”
Bạn có thể nghĩ là mình đang giúp ích bằng cách chia sẻ sự hiểu biết và đem tới
những phương pháp làm việc mà công ty cũ của bạn áp dụng sang cho công ty
mới. Nhưng đồng nghiệp sẽ không nhìn nhận vấn đề theo cách đó, ít nhất là vào
lúc đầu. Điều đáng buồn là nhiều người trong số họ đang tìm kiếm lý do để không
chấp nhận bạn vào nề nếp vốn có của công ty. Nếu bạn liên tục so sánh công ty
mới với công ty cũ, bạn vô tình tạo ra một tinh thần “chúng tôi chống lại họ” mà ở
đó bạn ở phía bên ngoài. Một khi bạn liên tục “nhắc” mọi người rằng bạn là người
mới, thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ trở thành một phần của công ty mới.
2 . Hào hứng với việc khoe mình có những gì
Đúng là công ty mới nhận bạn vào làm vì có lý do của họ. Chắc chắn là bạn có
những kỹ năng và kinh nghiệm và họ cần. Rõ ràng, mọi người đều tin là bạn có thứ
gì đó có ý nghĩa để đóng góp cho công ty. Mặc dù vậy, đừng quá hứng thú với việc
hể hiện bản thân khi bạn mới vào làm. Hãy để mọi việc diễn ra chậm rãi. Dành thời
gian tìm hiểu về các đồng nghiệp. Quan sát cách làm việc của nhóm. Từ đó xác
định được vị trí của bạn trong nhóm.
Khi một nhân viên mới xuất hiện và tìm mọi cách để chứng tỏ bản thân ngay lập
tức, điều đó sẽ tạo ra một thay đổi lớn trong môi trường. Bạn bắt đầu được người
khác cảm thấy như một nhân tố thay đổi, tạo ra cảm giác không thoải mái và lo
ngại cho những người xung quanh. Xét cho cùng, thay đổi dù tốt hay xấu đều là
một điều không dễ dàng gì đối với hầu hết mọi người.
Hãy nhớ rằng, ê-kíp này, công ty này đã có một phong cách làm việc riêng từ trước
khi có bạn. Sự xuất hiện của bạn có thể sẽ giúp mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn,
nhưng đừng quá vội vã. Hãy tìm hiểu về môi trường mới trước khi bổ sung những
bí quyết và kinh nghiệm công việc mà bạn có vào đó. Làm mọi việc một cách

chậm rãi, từ tốn sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp hơn cho bạn.
3. Tỏ ra biết tất cả mọi chuyện
Không có gì tệ hơn một người vừa đặt chân vào một môi trường mới với ý nghĩ
mình đã có tất cả mọi câu trả lời. Đúng là ở phương diện nào đó, bạn biết mình
đang làm gì. Nhưng cho dù bạn đã làm đúng công việc này ở một công ty cùng lĩnh
vực trước kia, thì bây giờ bạn vẫn đang ở trong một công ty mới, làm việc với một
ê-kíp mới. Bạn đang ở trong một môi trường hoàn toàn khác, và chuyên môn của
bạn cũng cần phải có sự điều chỉnh.
Đồng nghiệp mới của bạn rất có thể đều là những người giỏi với những kỹ năng
mà bạn chưa biết hết. Hãy tôn trọng điều đó. Kinh nghiệm, hiểu biết và năng lực
của bạn sẽ có cơ hội tỏa sáng trong tương lai, nhưng đừng ép điều đó đến sớm.
Thay vào đó, hãy để những đồng nghiệp mới chỉ bảo, hướng dẫn ban. Hãy đưa ra
các câu hỏi, thể hiện sự tò mò và tìm hiểu mọi chuyện bằng tâm trí của một người
mới bắt đầu. Điều này không có nghĩa là bạn nên tỏ vẻ ngây thơ, khờ khạo, nhưng
hãy tạo cho mình khả năng sẵn sàng tiếp thu những cái mới. Sẽ có rất nhiều cái
mới trong những ngày đầu… nếu như bạn cởi mở đón nhận.
4. Kỳ vọng sẽ đạt kết quả ngay lập tức
Sẽ phải mất thời gian để được hái trái ngọt từ sức lao động của bạn. Một công việc
mới vốn dĩ đã nhiều áp lực, bởi thế đừng gây thêm áp lực không cần thiết với bản
thân về việc bạn sẽ được hưởng kết quả gì ngay trong 30 ngày đầu tiên đi làm.
Khoảng thời gian này là cơ hội để bạn xây dựng một nền móng cho công việc. Hãy
mở ra con đường đi tới thành công cho bản thân bằng cách học hỏi những điều
mới, phát triển các mối quan hệ và xây dựng sự hiểu biết thực sự về công việc. Một
khi bạn đã tạo được nền móng vững chắc, bạn sẽ ở một vị trí tốt hơn để đạt tới
những kết quả mà bạn mong muốn.
Khi bắt đầu ở một công ty mới, bạn thường có cảm giác muốn thúc đẩy mọi cái
tiến triển nhanh, nhưng tốt hơn hết, hãy chậm lại. Hầu hết những sai lầm kể trên
đều từ cái tôi của bạn mà ra. Tất cả chúng ta ai cũng muốn người khác tôn trọng và
công nhận giá trị của mình ngay lập tức. Nhưng hãy tin điều đó sẽ đến cùng với
thời gian. Hãy giải tỏa cái tốt và tiếp cận công việc mới của mình bằng sự hứng thú

vừa phải. Những đồng nghiệp mới sẽ đánh giá cao điều đó và bạn sẽ xây dựng
được mối quan hệ tốt đẹp hơn với họ.
5 bí quyết phỏng vấn bỏ túi cho người mới tốt nghiệp
Với rất nhiều người mới ra trường, phỏng vấn xin việc luôn là một thử thách
nhiều áp lực bởi sự non nớt về kinh nghiệm hoặc thiếu tự tin về một mặt nào
đó. Tuy nhiên, bạn sẽ tự tin hơn nhiều với 5 bí quyết bỏ túi sau.
Sau những năm tháng miệt mài trên băng ghế nhà trường, cuối cùng bạn cũng cầm
được tấm bằng tốt nghiệp để bắt đầu một cuộc sống mới. Ngoại trừ những ai đã
được “sắp xếp” một công việc mong muốn hoặc tự mở lối kinh doanh riêng, phỏng
vấn xin việc luôn là một thử thách khiến hầu hết sinh viên mới ra trường phải hồi
hộp, lo lắng đôi khi đến mất ăn mất ngủ.
Hãy luôn chuẩn bị kỹ lưỡng và tỏ ra tự tin khi đi phỏng vấn
Làm sao để vượt qua áp lực và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng? Không có bí
quyết nào có thể đảm bảo 100% bạn sẽ trúng tuyển ngay nhưng những gợi ý đơn
giản sau đây luôn có thể giúp bạn ghi thêm điểm.
1. Làm đẹp lý lịch trực tuyến
“Những người đã hoặc sắp tốt nghiệp nên đảm bảo rằng họ đã nỗ lực tối đa trong
việc tìm kiếm trên mạng, nêu bật các kỹ năng, thành tích và lĩnh vực chuyên môn
của mình để mọi nhà tuyển dụng tiềm năng đều có thể thấy rõ”, Mike Zammuto,
chủ tịch kiêm giám đốc hoạt động của công ty dịch vụ quản lý Reputation Changer
nói.
Hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn dành ít nhất 1 giờ đăng tải, chỉnh sửa và cập nhật
hồ sơ của mình trên các trang mạng xã hội như LinkedIn, Twitter, Google+ và
blog. Hãy tạo ra một danh sách các ví dụ về những công việc bạn từng làm từ thời
kỳ thực tập, các khóa học kỹ năng hay những dự án riêng. Một bản lý lịch trực
tuyến sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những giá trị bạn có thể đem lại cho
họ.
2. Một bản lý lịch truyền thống vẫn luôn quan trọng
Bản lý lịch cá nhân không thôi là chưa đủ, tuy nhiên nó vẫn rất quan trọng. “Bạn
cần có một bản lý lịch với các chi tiết cụ thể cho mỗi công việc cụ thể và một trang

thông tin cá nhân trên mạng việc làm LinkedIn cho thấy thông điệp thực sự của
bản lý lịch”, Martin Yate, tác giả cuốn sách bạn chạy nhất nước Mỹ “Hãy hạ gục
họ: Những bí mật và chiến lược cho người lần đầu đi tìm việc” cho biết. “Cả hai
thứ trên đều là những thành phần quan trọng của một đợt tìm việc mới”
3. Đừng ngần ngại bộc lộ cá tính
Điều quan trọng nhất một ứng viên cần nhớ trong quá trình phóng vấn đó là hãy là
chính mình”, Alexa Hamill, trưởng bộ phận tìm kiếm ứng viên tại các đại học Mỹ
của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers khẳng định. Cá tính của bạn có thể
giúp bạn nổi bật trong đám đông ứng viên.
Khi có quá nhiều người cạnh tranh cho cùng một vị trí với trình độ tương đương,
nhà tuyển dụng thường chọn những người họ thấy thú vị khi làm việc cùng hàng
ngày.
4. Hãy đặt một vài câu hỏi độc đáo, thông minh
Bà Hamill cũng cho biết thêm rằng, trong một cuộc phỏng vấn “loại câu hỏi một
ứng viên tiềm năng đưa ra có thể khiến họ trở nên nổi bật”.
Những câu hỏi lặp đi lặp lại như: “Bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng là
gì?” hoặc “Chuyện gì đã xảy ra với người tiền nhiệm của tôi?” cũng chấp nhận
được và có thể nhận được những câu trả lời thiết thực.
Nhưng bạn cũng nên thử tạo ra điểm nhấn cho riêng mình bằng những câu hỏi độc
đáo, cho thấy bạn đã nghiên cứu kỹ về vị trí này và thực sự hào hứng với công
việc. “Những câu hỏi mạnh mẽ cho thấy bạn đã chuẩn bị trước hay chưa, có hiểu
về ngành nghề hoặc công việc hay không, có muốn tìm hiểu sâu hơn về các trách
nhiệm của mình hay không”, Arlene Vernon, chủ tịch của công ty tư vấn nhân sự
và đào tạo HRx, Inc. khẳng định.
5. Hãy tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn và ghi âm lại
“Bất kỳ sự tương tác nào bạn có như là bước khởi đầu sự nghiệp với chủ sử dụng
lao động mới đều là một cơ hội để gây ấn tượng và phô diễn các kỹ năng, giá trị
bạn có”, Hamill nói tiếp. “Cần chắc chắn rằng trông bạn thật tự tin”. Hãy ghi âm
lại những câu trả lời của mình và cố gắng loại bỏ các từ “ừ”, “à” trong đó.
“Hãy luyện tập trả lời một cách to, dõng dạc chứ không phải giữ nó trong đầu để

câu trả lời của bạn có thể được truyền đi một cách tự tin”, Vernon khuyên. Và nên
nhớ đừng có nhìn điện thoại hay nhìn quanh quá nhiều khi phỏng vấn. Hãy nhìn
thẳng, cử chỉ tự tin và trả lời rõ ràng chính là những yếu tố then chốt để đảm bảo
một buổi phỏng vấn thành công.
5 bước viết phần tổng kết sự nghiệp trong CV
Để nổi bật trong số hàng trăm ứng viên, bạn cần mở đầu CV của mình bằng phần
tổng quan sự nghiệp ấn tượng. Đây cũng sẽ là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển
dụng về bạn.
Nhiều ứng viên đã thất bại vì viết phần tổng quát dài dòng, quá chung chung trừu
tượng hay trùng lặp với các phần khác trong CV. Hãy nhớ đây là phần khái quát lại
thành tích, phẩm chất, kỹ năng tốt nhất của bạn và những giá trị cam kết mang đến
nhà tuyển dụng.

Dưới đây là 5 bước giúp bạn tạo ra phần mở đầu tạo ấn tượng tích cực:

Nghiên cứu về công việc

Hồ sơ của bạn đáp ứng được càng nhiều nhu cầu của nhà tuyển dụng, cơ hội thành
công của bạn càng cao. Hãy bắt đầu bằng cách nghiên cứu vị trí mong muốn của
bạn. Học đọc kỹ quảng cáo việc làm trên mạng, báo chí và viết ra danh sách những
yêu cầu chung cũng như kỹ năng cần thiết cho công việc đó.

Đánh giá bản thân

Dựa trên kết quả cuộc nghiên cứu ở trên, bạn đánh giá bản thân mình đáp ứng
được chúng ra sao? Bạn có thể giúp công ty tương lai của mình đạt được mục tiêu
như thế nào? Bên cạnh những phẩm chất chung, bạn cần bổ sung kỹ năng, kiến
thức gì? Hãy trung thực đánh giá bản thân để xác định sự phù hợp của mình với
công việc.


Còn nếu bạn gặp khó khăn trong bước này, bạn có thể đề nghị sự trợ giúp từ đồng
nghiệp, sếp. Bạn cũng có thể xem lại bản đánh giá hiệu quả công việc của mình
những năm/ quý trước. Hãy xem người khác đánh giá về bạn ra sao. Sau đó, rút ra
5 điểm mạnh nhất của bạn.

Xác định giá trị có thể tạo ra

Bước tiếp theo là lồng ghép những phẩm chất tốt nhất của mình vào phần tổng kết.
Hãy nhớ rằng phần tổng quát sự nghiệp ngay đầu CV góp phần không nhỏ giúp
nhà tuyển dụng quyết định có nên chọn bạn vào vòng phỏng vấn hay không. Hãy
bao gồm phần tóm tắt những thành tựu của mình để chứng tỏ rằng bạn có thể mang
đến kết quả tương tự hoặc hơn thế cho công ty tiếp theo. Bạn cũng có thể giải thích
ngắn gọn mình sẽ giải quyết những vấn đề của họ ra sao. Hãy hỏi bản thân " nhà
tuyển dụng sẽ được gì khi thuê mình?".

Tập trung vào mục tiêu

Phần tổng kết hiệu quả nhất nên hướng tới một mục tiêu. Nếu bạn có nhiều hơn
một mục tiêu nghề nghiệp, hãy phác thảo nhiều phiên bản tổng kết khác nhau. Bạn
cũng có thể bao gồm phần " Những kỹ năng cốt lõi " và gạch đầu dòng từng kỹ
năng, như vậy giúp nhà tuyển dụng dễ đọc hơn.

Kiểm tra lỗi

Ấn tượng ban đầu là những ấn tượng lâu dài. Chỉ cần một lỗi sai dù nhỏ, bạn sẽ để
lại ấn tượng không tốt. Do đó, hãy kiểm tra lại phần tổng kết cũng như cả CV để
đảm bảo chúng thuyết phục, không có lỗi, giọng văn phù hợp và không chung
chung trừu tượng.

5 câu nói khiến bạn bị loại khi phỏng vấn

“Tôi không thể chịu đựng nổi vị sếp hiện tại”, “Các ông sẽ trả tôi bao
nhiêu?”, “Tôi không biết nhiều lắm về công ty”…
Ảnh minh họa.
Bạn đã có nộp bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo và đã khoác lên mình bộ trang phục may
mắn để chuẩn bị đi tới cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, chỉ cần bạn “sảy miệng” trong
cuộc phỏng vấn là tất cả công sức chuẩn bị của bạn sẽ “đổ xuống sông xuống
biển”.
Các chuyên gia khuyến cáo, có 5 điều mà bạn tuyệt đối không nên nói trong cuộc
phỏng vấn xin việc:
1. “Tôi không thể chịu đựng nổi vị sếp hiện tại”
Giả sử bạn đang có công ăn việc làm tốt, nhưng vẫn muốn tìm kiếm một cơ hội
nghề nghiệp tốt hơn. Cho dù vị sếp hiện tại của bạn là người thích “soi” từng ly
từng tí, hà khắc và không tôn trọng cấp dưới, tốt nhất bạn đừng đề cập tới những
vấn đề này trong cuộc phỏng vấn. Tương tự, bạn cũng không nên nói ra những
chuyện tiêu cực về đồng nghiệp và công ty mà bạn đang làm việc.
Việc đưa ra một bức tranh màu xám về công việc hiện tại của bạn sẽ khiến nhà
tuyển dụng đánh một “dấu đen” lớn trên hồ sơ của bạn. Công ty mà bạn đang
phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi, liệu bạn có trở thành một nhân viên “có vấn đề” nếu họ
tuyển dụng bạn. Mặt khác, biết đâu vị sếp tiềm năng ở công ty đang phỏng vấn bạn
lại có mối quan hệ quen biết với sếp của bạn, và phần bất lợi trong tình huống này
đương nhiên sẽ nghiêng về phía bạn.
Thay vào đó, hãy tập trung vào những phần tích cực trong công việc của bạn,
nhưng đưa ra những lý do khác để giải thích cho chuyện bạn đi tìm một công việc
khác. Chẳng hạn, bạn có thể nói là mình thích làm việc cho công ty đang phỏng
vấn, hoặc bạn đang muốn tìm cơ hội để thúc đẩy sự nghiệp – điều mà công việc
hiện tại không có.
2. “Các ông sẽ trả tôi bao nhiêu?”
Bạn đã đọc kỹ về mô tả công việc bạn đng được phỏng vấn, nhưng ở đó không đề
cập tới mức lương. Cho dù bạn có tò mò muốn biết mức lương cho vị trí này là bao
nhiêu, thì cũng cố gắng kiềm chế. Mục đích của cuộc phỏng vấn là xác định xem

bạn có phù hợp với vị trí cần tuyển, thay vì bạn sẽ nhận được gì. Một khi bạn đã
chính thức được đề xuất nhận công việc, thì đó mới là thời điểm bạn nên hỏi về
mức lương. Hỏi về lương quá sớm cho thấy bạn quá đề cao việc kiếm tiền trong
khi chưa chú trọng tới chuyện sẽ làm được gì cho công ty.
3. “Tôi không biết nhiều lắm về công ty này”
Trước khi đọc thông tin tuyển dụng, có thể bạn chưa từng nghe nói tới công ty
đang phỏng vấn bạn. Tuy nhiên, đây không phải là lý do để bạn koong chịu khó
tìm hiểu kỹ về công ty trước khi tới phỏng vấn.
Khi bước vào phỏng phòng vấn, bạn đã phải biết ít nhiều về lịch sử của công ty
(bao gồm những cột mộc chính, chẳng hạn năm thành lập, các vụ mua lại hoặc sáp

×