Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

SHADOW ECONOM TAX MORALE GOVERNANCE AND INSTITUTIONAL QUALITY a PANEL ANALYSIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.73 KB, 29 trang )

Tóm tắt
Bài nghiên cứu này phân tích năng lực quản trị/chất lượng thể chế và đạo đức thuế ảnh
hưởng như thế nào đến nền kinh tế ngầm bằng cách sử dụng bảng dữ liệu gồm nhiều
quốc gia trên thế giới và sử dụng dữ liệu của các bang trong một quốc gia. Các tài liệu
nghiên cứu về vấn đề này thì nhấn mạnh tầm quan trọng của định lượng trong việc hiểu
mức độ cũng như sự thay đổi của nền kinh tế ngầm. Tuy nhiên, hạn chế của một số bài
nghiên cứu trước là sử dụng dữ liệu chéo với số quan sát tương đối nhỏ và chưa có nhiều
bài viết nghiên cứu về đạo đức thuế cũng như đưa ra bằng chứng mà sử dụng dữ liệu của
một quốc gia. Với việc sử dụng hơn 25 biến để đo lường năng lực quản trị và chất lượng
thể chế, tác giả đã tìm ra bằng chứng mạnh mẽ là năng lực quản trị và chất lượng thể chế
là yếu tố tác động lớn nhất trong việc làm giảm quy mô nền kinh tế ngầm.
1. Giới thiệu
Tầm quan trọng trong việc xác định nguyên nhân của kinh tế ngầm và những hoạt
động bất hợp pháp khác đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, điều tra
nguyên nhân vẫn là một lĩnh vực chưa được nhiều người phát triển và nghiên cứu. Sự
chuyển đổi của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là một trong những lý do chính cho sự quan
tâm của năng lực quản trị cũng như điểm yếu của thể chế và tham nhũng xuất hiện cũng
là những cản trở chính đến việc cải cách thị trường (Abed and Gupta, 2002). Tuy nhiên,
những bộ phận phi chính thức cho thấy vai trò quan trọng của nó không chỉ ở các quốc
gia trong thời kỳ quá độ mà còn ở những nước phát triển. Việc làm việc trong những khu
vực phi chính thức dường như có liên quan đến nguồn thu nhập của nhiều người. Sự quan
tâm về vấn đề này ngày càng gia tăng và tập hợp dữ liệu mới đã giúp các nghiên cứu thực
nghiệm về những hoạt động bất hợp pháp, nền kinh tế ngầm, tham nhũng phát triển
nhanh chóng . (see Schneider and Enste, 2000, 2002; Treisman, 2000, and Lambs dorff,
1999 for reviews). Hơn thế nữa, mối quan tâm của tác giả trong bài nghiên cứu không chỉ
về chất lượng thể chế/năng lực quản trị mà còn về chuẩn mực xã hội hoặc đạo đức thuế -
động lực nội tại để nộp thuế - cái mà đang được sự quan tâm lớn, cũng như kết quả thực
nghiệm và kinh nghiệm cho thấy các biện pháp răn đe dẫn đến kết quả là có quá ít sự tuân
thủ và có quá nhiều sự trốn thuế. (for an overview, see Alm, 1999; Torgler, 2002). Các
kết quả tìm kiếm có thể không được giải thích được bởi mức độ tránh né rủi ro cũng như
các bài nghiên cứu cho rằng có khoảng cách lớn giữa mức độ tránh né rủi ro được báo


cáo và báo cáo về số yêu cầu đảm bảo sự tuân thủ (Graetz and Wilde, 1985, Alm,
McClelland, and Schulze, 1992, Frey and Feld, 2002).
Bài nghiên cứu của tác giả đề cập đến năng lực quản trị/ chất lượng thể chế và đạo
đức thuế ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế ngầm. Để kiểm tra độ tin cậy, tác giả đã
sử dụng 3 nguồn dữ liệu khác nhau bao gồm hơn 25 biến đo lường năng lực quản trị/chất
lượng thể chế. Mặc dù có nhiều bài luận nghiên cứu về nguyên nhân của nền kinh tế
ngầm và chúng thường có khuynh hướng quản lý các hoạt động bất hợp pháp thông qua
các biện pháp như trừng phạt, truy tố… (Schneider and Enste, 2002), tuy nhiên vẫn có
nhiều phương pháp đo lường tạo ra nhiều sự chú ý trong các bài nghiên cứu này. Nó
không chỉ đề cập đến tầm quan trọng của các biến khách quan cũng như gánh nặng thuế,
cơ cấu ngành, sự giàu có của quốc gia hoặc các điều kiện thị trường lao động, mà còn
chất lượng thể chế /năng lực quản trị, những kỳ vọng, thái độ, động cơ, cũng như đao đức
thuế cái mà tác giả xác định như tổ chức xã hội. Nguồn dữ liệu được phát triển gần đây
cung cấp cơ sở để điều tra tầm quan trọng của lý thuyết tinh vi hơn ở tầm vi mô và vĩ mô.
Do đó, giả thuyết làm nền tảng căn bản của tác giả cho thấy rằng nếu người dân nhận
thức được các tổ chức chính trị là đại diện cho quyền lợi của họ và chính phủ làm việc
hữu ích hơn lãng phí, họ sẵn sàng lựa chọn ở lại trong khu vực chính thức và họ sẽ tuân
thủ các nghĩa vụ cao hơn. Hơn nữa, trong một tình huống như vậy, vi phạm chuẩn mực xã
hội khi đang hoạt động trong lĩnh vực phi chính thức sự được kết nối với chi phí đạo đức
cao hơn. Để giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia và trong nước thì sự thay đổi theo
thời gian của quy mô nền kinh tế ngầm là rất hữu ích để nghiên cứu xem phạm vi chuẩn
mực xã hội và chất lượng của các vấn đề quản trị.
2. Các giả thuyết tác giả đưa ra trong bài nghiên cứu này.
 Giả thuyết 1: Việc tăng cường năng lực quản trị và chất lượng thể chế sẽ làm
giảm quy mô của nền kinh tế ngầm với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Chế độ chính trị ảnh hưởng một cách trực tiếp lẫn gián tiếp đến các hoạt động kinh
tế. Bird et al. (2006) đã nhấn mạnh rằng “Các quốc gia luôn cố gắng đạt được một trạng
thái cân bằng về quy mô và bản chất của hệ thống tài chính để thể hiện sự cân bằng của
sức mạnh và thể chế chính trị, họ sẽ cố gắng giữ tình trạng đó cho đến khi bị một cú sốc
và chuyển sang một trạng thái cân bằng mới”. Đồng thời, ông cũng khẳng định: “Một hệ

thống thuế bền vững là một hệ thống thuế công bằng và thuận tiện, để đạt được điều đó
cần có sự liên quan chặt chẽ giữa tiền thuế phải đóng và hàng hóa công được hưởng”
Điều này được giải thích bởi các nhà kinh tế chính trị đang cố gắng tìm hiểu về những
yếu tố làm thay đổi quy mô của nền kinh tế ngầm, nếu người dân nhận thấy quyền lợi của
mình luôn được đảm bảo bởi chính quyền cũng như được nhận các hàng hóa công xứng
đáng thì sự gắn bó cũng như tính tự nguyện đóng góp cho nhà nước sẽ gia tăng và ngược
lại.
Friedman et al. ( 2000 ) cho rằng nền kinh tế ngầm của các quốc gia có tham
nhũng sẽ chiếm một tỷ lệ cao hơn so với các quốc gia khác. Dreher và Schneider ( 2006 )
cũng đã điều tra mối tương quan giữa nền kinh tế ngầm và tình trạng tham nhũng bằng
việc quan sát khuynh hướng thay thế của nền kinh tế ngầm và tình trạng tham nhũng tại
các quốc gia có thu nhập cao, nhưng chưa hoàn tất tại các quốc gia có thu nhập thấp. Nếu
như các nhà cầm quyền, các nhà quản lý và các nhà lập pháp có quyền chuyên quyết khi
các cơ quan không những không đáng tin cậy mà còn không làm việc tốt thì sẽ giúp ngăn
chặn sự mất lòng tin của người dân đối với chính quyền.
Sự bất ổn trong tổ chức cũng như sự thếu sót về tính minh bạch và quy tắc pháp lý
đang ngầm phá hoại lòng tin của những người dân hoạt động trong nền kinh tế. Bên cạnh
đó, việc có nhiều quy định ràng buộc và thủ tục hành chính quan liêu không chỉ làm hạn
chế sức cạnh tranh và hoạt động của thị trường mà còn tạo điều kiện cho tham nhũng
phát triển. Nếu người dân cảm thấy tham nhũng tràn lan, chính phủ không có trách nhiệm
và gánh nặng thuế của họ không được sử dụng tốt cũng như không được bảo vệ bởi hệ
thống pháp lý thì quy mô của nền kinh tế ngầm sẽ ngày càng gia tăng.
 Giả thuyết 2: Quyền chính trị của người dân càng cao thì quy mô của nền kinh tế
ngầm càng thấp.
Trong các cuộc điều tra, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào sự ảnh hưởng
của nền dân chủ tuyệt đối đến quy mô của nền kinh tế ngầm, nếu chính phủ không tốt,
các cử tri trực tiếp bỏ phiếu hoàn toàn có thể thay đổi quyền lực của các nhà chính trị và
điều đó giúp hạn chế việc lạm dụng quyền lực của các chính khách chỉ biết nghĩ đến lợi
ích của bản thân. Với nền dân chủ tuyệt đối, người dân đã được trao một công cụ để kiểm
soát quyền lực của chính phủ, chính điều đó đã ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách

của người được đắc cử vì họ luôn phải tính đến khả năng can thiệp của các cử tri. Levi
( 1988 ) đã chỉ ra một khả năng để tạo ra hay duy trì sự hài lòng của người dân đó là tạo
cho họ sự yên tâm, khi chính phủ đặt ra luật dân chủ và bắt buộc chính mình phải tuân
thủ thì sẽ làm cho người dân cảm thấy việc đóng thuế là trách nhiệm của họ.
Chính phủ cần phải đề cao ý kiến của người dân trong tiến trình chính trị, sự biểu
quyết của người dân cũng mang lại lợi ích cho họ ví dụ như có thể tìm ra những thủ tục
thuận tiện, phù hợp với người dân. Nếu người đóng thuế có thể bỏ phiếu cho cách sử
dụng tiền thuế thì họ sẽ cảm thấy có lòng tin và họ sẽ không tham gia vào nền kinh tế
ngầm và ngược lại. Điều luật được thông qua nhờ sự góp ý của tất cả mọi người sẽ có
được tính tuân thủ và tính hợp tác cao của người dân vì họ cảm thấy mình có trách nhiệm
trong việc thực hiện những điều mà mình đã góp phần đề ra. Việc cho người nộp thuế
biểu quyết về luật thuế sẽ làm tăng tính tự nguyện và đạo đức thuế của họ đồng thời sẽ
giúp luật hoàn thiện và thuận tiện hơn cho cả hai bên, chính vì vậy, nó là một tác động
tiêu cực đối với quy mô của nền kinh tế ngầm.
 Giả thuyết 3: Đạo đức thuế càng cao thì dẫn đến tính tự giác tuân thủ tăng và điều
này sẽ làm giảm quy mô của nền kinh tế ngầm.
Các tài liệu về tuân thủ thuế cho thấy cách tiếp cận nhu cầu tự do hoạt động của
các lực lượng trên thị trường là quá xa khi cố hiểu tại sao công dân nộp thuế. Mô hình
mang tính đột phá của Allingham và Sandmo (1972) cho rằng mức độ trốn thuế tỷ lệ
nghịch với khả năng phát hiện và phạm vi hình phạt bị chỉ trích (chẳng hạn như, Graetz
và Wilde, 1985 ; Alm, McClelland, và Schulze, 1992 ; Frey và Feld, 2002).
Như đã đề cập, ở nhiều quốc gia, cấp độ ngăn chặn thấp đến nỗi không thể giải
thích sự tuân thủ thuế (the high degree of tax morale). Để giải quyết câu đố về sự tuân thủ
thuế, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng đạo đức thuế có thể giúp giải thích sự tuân thủ
thuế (the high degree of tax morale ) (xem tổng quan Torgler, 2007). Đạo đức thuế, khác
với trốn thuế, không đo lường hành vi mà là đo thái độ của cá nhân. Đạo đức thuế không
là khái niệm mới nhưng đã nhận được rất ít sự chú ý trong các tài liệu về tuân thủ thuế.
Có thể định nghĩa đạo đức thuế là nghĩa vụ nộp thuế, niềm tin khi đóng góp cho xã hội
bằng cách nộp thuế.
Đạo đức thuế liên quan chặt chẽ với đạo đức người nộp thuế, “Những tiêu chuẩn

về hành vi của việc quản lý công dân hay người nộp thuế trong mối quan hệ của họ với
chính phủ” (Song and Yarbrough, 1978, p. 443). Giá trị và thái độ có thể tác động hành
vi của cá nhân (Ajzen và Fishbein 1980 và Lewis 1982). Spicer và Lundstedt (1974) cho
rằng lựa chọn giữa tuân thủ thuế và trốn thuế không chỉ do biện pháp trừng phạt mà còn
là thái độ và các chuẩn mực. Lewis (1982) chỉ ra “Trốn thuế có lẽ là hành động duy nhất
của người nộp thuế mà qua đó thể hiện sự ác cảm của họ… Qua dự báo, tác giả có thể tự
tin rằng nếu thái độ của thuế ngày càng tệ thì trốn thuế sẽ ngày càng tăng” (p.165, 177).
Đạo đức thuế giảm làm giảm chi phí tuân thủ của các hành vi bất hợp pháp và khuyến
khích tăng hoạt động trong nền kinh tế ngầm. Vấn đề liên quan đến sự khác biệt về đạo
đức thuế trong nghiên cứu ở các quốc gia được phản ánh thực tế hoặc quan sát các hành
vi. Vì vậy, tác giả tin rằng đạo đức thuế thật sự ảnh hưởng đến quy mô nền kinh tế ngầm.
Đồng thời, Alm, Martinez-Vazquez, và Schneider (2004) cho rằng quy mô nền
kinh tế ngầm có thể hữu ích, nhưng không hoàn toàn, dùng để đo lường mức độ trốn
thuế, do đó quy mô của nền kinh tế ngầm tỷ lệ nghịch với đạo đức thuế, hành động của cá
nhân liên quan đến quan điểm của họ về đóng thuế.
Một số nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về mối hệ giữa đạo thức thuế và quy
mô nền kinh tế ngầm. Alm và Torgler (2006) tập trung nghiên cứu ở Châu Âu và Hoa Kỳ,
họ tìm thấy mối quan hệ nghịch với mức ý nghĩa 0.05. Khi phân tích mối quan hệ trong
mô hình hồi quy tuyến tính, các nhà nghiên cứu thấy rằng biến đạo đức thuế có thể giải
thích hơn 20% sự thay đổi quy mô nền kinh tế ngầm. Vì vậy, mức độ đạo đức thuế gây ra
hậu quả về hành vi và tác nhân chính tác động đến quy mô nền kinh tế ngầm: Nếu đạo
đức thuế giảm, thì quy mô nền kinh tế ngầm sẽ gia tăng.
Alm, Martinez-Vazquez và Torgler (2006) cũng đã sử dụng cách tiếp cận tương tự
ở các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ. Với mức ý nghĩa 0.01, từ dữ kiệu của Worlld
Values Survey 1999 – 2000 cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa hai biến (-0.657). Khi
thêm dữ liệu của WVS từ 1995 – 1997 và tăng số quan sát thì mối quan hệ vẫn là tỷ lệ
nghịch (Pearson r = -0.551), với mức ý nghĩa 0.01. Như vậy, đạo đức thuế thấp ở nhiều
nước cho thấy xu hướng quy mô nền kinh tế ngầm sẽ lớn hơn. Mô hình hồi quy tuyến
tính trên cho thấy khi đạo đức thuế giảm 1 đơn vị thì quy mô nền kinh tế ngầm sẽ tăng
20% và biến đạo đức thuế có thể giải thích hơn 30% tổng thay đổi của nền kinh tế ngầm.

Torgler (2005b) nghiên cứu mối tương quan giữa quy mô nền kinh tế ngầm và đạo
đức thuế ở Mỹ Latinh sử dụng Latinobarómetro, cuộc khảo sát hằng năm tại 17 quốc gia
của Mỹ La-tinh (dữ liệu năm 1998), là dữ liệu để đo đạo đức thuế. Cuộc khảo sát đã cho
thấy ý kiến, thái độ và hành vi của khoảng 400 triệu dân trên hầu hết Châu Mỹ Latinh
(trừ Cuba, the Dominican Republic, and Puerto Rico) và đã đưa ra thông tin thực tế và
khách quan là có mối quan hệ nghịch biến giữa hai biến (-0.511) với mức ý nghĩa 0.05.
Các nghiên cứu có thể giải thích được sự ảnh hưởng của đạo đức lên của quy mô
của nền kinh tế ngầm, nhưng điều quan trọng là phải nghiên cứu nguyên nhân phụ thuộc
lẫn nhau của chúng và các nghiên cứu tập trung vào mối tương quan giữa chúng đã phần
nào bị hạn chế. Do đó, hồi quy đa biến như là một công cụ giúp phân biệt những nhân tố
tác động và ảnh hưởng của đạo đức thuế.
 Giả thuyết 4: Thu nhập bình quân đầu người càng cao thì mức độ của nền kinh tế
ngầm càng giảm với các yếu tố khác không đổi.
“GDP bình quân đầu người là một chỉ số thể hiện cho trình độ phát triển của một
quốc gia. Trình độ phát triển cao luôn đi kèm với việc phải vận hành một hệ thống thuế
phức tạp để thu và nộp thuế cũng như có yêu cầu cao hơn về hàng hóa và dịch vụ công
(theo Chelliah, 1971; Bahl, 1971). Nói chung, tác giả mong chờ một mối quan hệ nghịch
biến giữa biến số thu nhập bình quân đầu người và quy mô của nền kinh tế ngầm”
 Giả thuyết 5: Gánh nặng tài khóa càng lớn thì nền kinh tế ngầm càng cao với các
yếu tố khác không đổi.
“Gánh nặng tài khóa cũng được mong đợi là có ảnh hưởng tích cực đến quy mô
của nền kinh tế ngầm. Nó có thể được lập luận rằng gánh nặng càng cao thì nguy cơ dẫn
đến vi phạm pháp luật càng lớn. Như một biến mà tác giả sử dụng các mức thuế suất cao
nhất (cái ngưỡng thu mà nó được áp dụng) được cung cấp bởi cở sở dữ liệu của
Economic Freedom of the word. Tác giả hi vọng rằng có mối tương quan thuận giữa gánh
nặng tài khóa và quy mô của nền kinh tế ngầm. Tuy nhiên việc sử sụng mức thuế suất
biên thì có một số hạn chế. Nó có thể dẫn đến tranh cãi rằng không có nhiều mức thuế
suất theo luật định có liên quan trong việc ra các quyết định hành xử bất hợp pháp, mà
ứng dụng của họ chủ yếu cung cấp các trường hợp ngoại lệ hay là ưu đãi về thuế cái mà
ảnh hưởng đến các quyết định cá nhân ( theo Friedman và các cộng sự, 2000). Tác giả đã

không thể tìm thấy bằng chứng cho thấy mức thuế suất thuế gián thu hay trực thu cao hơn
có liến quan đến quy mô của nền kinh tế ngầm lớn hơn. Ngược lại, họ lại tìm thấy một số
bằng chứng cho thấy mức thuế suất thuế trực thu cao hơn thì lại có liên quan đến nền
kinh tế ngầm nhỏ hơn. Kết quả này cũng được đưa ra bởi Dreher and Schneider năm
2006”
 Giả thuyết 6: Tốc độ đô thị hóa và quy mô dân số càng tăng thì quy mô nền kinh
tế ngầm càng cao với các yếu tố khác không đổi.
“Đặc điểm dân số và lao động là quy mô dân số hoặc lực lượng lao động cũng có
thể ảnh hưởng đến nền kinh tế ngầm. Theo Bahl (2003, trang 13) chỉ ra rằng: ở các nước
có dân số tăng nhanh thì hệ thống thuế có thể bị tụt hậu trong khả năng nắm bắt đối tượng
nộp thuế mới. Điều này có thể khuyến khích mở rộng quy mô của nền kinh tế ngầm, hơn
nữa mật độ dân số cao trong đô thị có thể dẫn đến tình trạng không khai báo nhân khẩu
cho cơ quan quản lý và kết quả là làm giảm trách nhiệm của công dân đối với chính
quyền địa phương và điều này có thể dẫn đến mức độ của nền kinh tế ngầm cao hơn. Như
là các lĩnh vực nền tảng của thành phố, các lĩnh vực được coi như là khuyến khích hành
động trong nền kinh tế ngầm tinh vi hơn, đặc biệt là khi các hoạt động và dịch vụ của
chính phủ không đáp ứng được nguyện vọng của người dân”
 Giả thuyết 7: Với các yếu tố khác không đổi thì lực lượng lao động tăng thì nền
kinh tế ngầm thấp hơn.
Biến số lực lượng lao động dùng để đo lường the potential pool cái được xem như
là điều kiện tiên quyết để làm việc trong khu vực shadow economy, mặt khác những
người có nghề nghiệp ổn định thì họ lại có ít thời gian để nghĩ ngơi. Do đó thời gian hoạt
động như là một hạn chế trong shadow economy. Những người thất nghiệp thì có động
cơ không khai báo giờ làm thêm của họ vì nếu khai báo họ sẽ bị mất khoản trợ cấp từ
chính phủ. Nếu tiền lương không hợp pháp cộng với tiền trợ cấp từ chính phủ mang lại
thu nhập cao hơn công việc thường xuyên và làm thêm giờ đồng thời cũng tính đến các
chi phải gánh chịu khi bị phát hiện và giả định rủi ro có tính trung lập. Giả sử các yếu tố
khác không đổi thì công việc bất hợp pháp toàn thời gian mà vẫn được coi như người thất
nghiệp thì thiết thực hơn. Trong tình huống như vậy thì mối nguy hiểm của một người ở
lại trong The shadow economy và từ bỏ công việc tăng (theo Schneider and Enste, 2002)

(Tác giả chưa thể tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thất nghiệp và quy
mô của shadow economy)
 Giả thuyết 8: Tỉ trọng của ngành nông nghiệp càng cao thì nền kinh tế ngầm càng
cao với các yếu tố khác không đổi.
“Cơ cấu ngành của các sản phẩm nội địa cũng có thể ảnh hưởng đến quy mô của
nền kinh tế ngầm. Tỉ trọng nông nghiệp trên GDP là phương pháp truyền thống để xác
định thuế nội địa đầu ra thì gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó các tài liệu về tuân thủ thuế
cho thấy xu hướng những người lao động tự do như là nông dân thì có xu hướng trốn
thuế nhiều hơn các ngành nghề khác.( xem them ví dụ của Torgler 2007)”
 Giả thuyết 9: Giao dịch thương mại càng cao thì quy mô nền kinh tế ngầm càng
thấp với các yếu tố khác là không đổi.
“Tác giả đánh giá tính minh bạch tập trung vào giao dịch thương mại. Giao dịch
thương mại thì minh bạch và dễ dàng hơn cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế, do đó thì nó
sẽ khó khăn hơn trong việc che giấu kinh tế ngầm. Vì vậy kim ngạch thương mại cao hơn
so với GDP có thể dẫn đến nền kinh tế ngầm thấp hơn với các yếu tố khác không đổi.”
 Giả thuyết 10: Chính phủ can thiệp càng nhiều vào nền kinh tế thì quy mô của
nền kinh tế ngầm càng lớn với các yếu tố khác không đổi.
“Luật cũng có thể ảnh hưởng đến quy mô của nền kinh tế ngầm, đặc biêt là các
quy định về lao động. Các quy định về lao động có tác động mạnh mẽ đến lựa chọn xuất
cảnh, vì nó làm phức tạp hóa vấn đề này ( theo Schneider and Enste, 2002). Tác giả đã đi
nghiên cứu luật lao động ( như là tác động của mức lương tối thiểu, hoạt động thuê và sa
thải, chia sẻ của những người lao động có mức lương theo thương lượng, trợ cấp thất
nghiệp, sử dụng những người lính nhập ngũ để có được nhân viên sĩ quan quân đội).
Thêm vào đó tác giả sử dụng một biến để đo lường phạm vi mà doanh nghiệp được định
giá về lương của riêng họ, ngoài ra luật doanh nghiệp cũng được tác giả nghiên cứu khi
có các nghiệp vụ phát sinh phản ánh năng lực quản trị và chất lượng thể chế, dữ liệu từ
The Economic Freedom of the World (EFW) cho phép tác giả sử dụng các biến này, chất
lượng càng cao thì sai sót càng ít.”
3. Phương pháp kiểm định giả thuyết của tác giả.
3.1. Phương trình kiểm định

Để kiểm tra xem nếu cải thiện năng lực quản trị cũng như chất lượng thể chế và
đạo đức thuế có làm giảm quy mô của nền kinh tế ngầm, tác giả đề xuất phương trình cơ
bản sau:
SHADOW
it
= α + β
1
CTRL
it
+ β
2
GOVINST
it
+ β
3
TAXMORALE
it
+ TD
t
+ REGION +
ε
it
(1).
Với i là nước i trong mẫu, để kiểm soát được thời gian cũng như các yếu tố bất biến địa
phương, tác giả lấy thời gian cố định, TD
t
, và các yếu tố bất biến địa phương cố định,
REGION
i
(có sự phân biệt giữa nước phát triển, Châu Á, đang phát triển và các nước

trong giai đoạn quá độ). Và cuối cùng ε
it
biểu thị sai số.
3.2. Biến phụ thuộc SHADOW
it
, phương pháp xây dựng và lấy số liệu của tác giả
Biến phụ thuộc SHADOW
it
miêu tả quy mô của nền kinh tế ngầm được thể hiện
qua tỉ lệ phần trăm của nền kinh tế ngầm/GDP thực.
Nền kinh tế ngầm bao gồm tất cả các sản xuất hợp pháp dựa trên thị trường hàng
hóa và dịch vụ được cố ý che dấu từ cơ quan chính quyền vì những lý do sau đây (theo
Schneider 2005a):
1) Để tránh chi trả thu nhập, giá trị gia tăng hoặc các loại thuế khác,
2) Để tránh thanh toán các khoản đóng góp an sinh xã hội,
3) Để tránh việc phải đáp ứng một số tiêu chuẩn thị trường lao động hợp pháp,
chẳng hạn như mức lương tối thiểu, giờ làm việc tối đa, tiêu chuẩn an toàn
4) Để tránh việc tuân thủ các thủ tục hành chính nhất định, chẳng hạn như hoàn
thành bảng câu hỏi thống kê hoặc các hình thức hành chính khác.
Do đó, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ không đề cập đến các hoạt động kinh
tế ngầm có liên quan đến tính chất tội phạm hình sự như là trộm, cướp, buôn bán ma túy
và tác giả cũng không đề cập đến các hoạt động sản suất kinh doanh của các hộ gia đình
phi chính thức. Để đo lường nền kinh tế ngầm theo thông số tỷ lệ phần trăm của nền kinh
tế ngầm trên GDP chính thức, tác giả sử dụng phương pháp DYMIMIC- để ước lượng
các thông số để xác định quy mô của nền kinh tế ngầm và sử dụng phương pháp the
Currency Demand để hiệu chỉnh các hệ số của DYMIMIC thành những con số tuyệt đối.
Tác giả xây dựng một bảng dữ liệu với các giá trị cho các năm 1990, 1995, và 2000, cơ
sở dữ liệu căn bản đã được đưa ra trong nghiên cứu trước đây do đó tác giả sẽ không thảo
luận trong bài viết này (xem thêm Schneider, 2005a, 2005b).
3.3. Biến độc lập GOVINST

it
, phương pháp xây dựng và lấy số liệu của tác giả
Biến độc lập GOVINST
it
biểu thị cho năng lực quản trị và chất lượng thể chế và
một số nguồn dữ liệu được sử dụng để điều tra mối quan hệ giữa năng lực quản trị hay
chất lượng thể chế và nền kinh tế ngầm sau:
3.3.1. International Country Risk Guide (ICRG)
Các chỉ số ICRG đặc biệt nhấn mạnh các khía cạnh ảnh hưởng đến quyết định đầu
tư nước ngoài. Đánh giá bao gồm 22 biến trong ba nhóm rủi ro: Chính trị, tài chính và
kinh tế. Tác giả chủ yếu tập trung vào các thành phần rủi ro chính trị. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp tác giả cũng sẽ sử dụng thêm các biến số trong chỉ số COMPOSITE
RISK RATING (Rủi ro tổng hợp bao gồm rủi ro chính trị, rủi ro tài chính và rủi ro kinh
tế)
Chỉ số POLITICAL RISK RATING (Rủi ro chính trị) được đưa ra để đánh giá sự
ổn định của thể chế chính trị trên cơ sở so sánh sử dụng 12 phép đo khác nhau bao gồm
cả các thuộc tính chính trị và xã hội. Tác giả đã nghiên cứu POLITICAL RISK RATING,
nhưng cũng chính 8 tiểu hợp phần đo lường năng lực quản trị và chất lượng thể chế, cụ
thể: BUREAUCRATIC QUALITY, CORRUPTION, GOVERNMENT
ACCOUNTABILITY, GOVERNMENT STABILITY, LAW & ORDER, MILITARY
CONFLICT và MILITARY IN POLITICS. Một số lượng các điểm chỉ ra một nguy cơ
tiềm năng thấp hơn và do đó điểm số cao hơn là phù hợp với năng lực quản trị và chất
lượng thể chế cao hơn.
• BUREAUCRATIC QUALITY: Chất lượng thể chế của bộ máy hành
chính. “Điểm cao được trao cho các quốc gia mà có bộ máy hành chính có năng
lực và chuyên môn để quản lý và không có sự sáo trộn lớn khi chính sách thay
đổi hoặc các dịch vụ công bị gián đoạn. Ở những nước low-risk, bộ máy hành
chính có khuynh hướng độc lập một phần nào đó dưới áp lực chính trị và họ thiết
lập một cơ chế riêng cho việc tuyển dụng và đào tạo. Những nước có bộ máy
hành chính bị ảnh hưởng mạnh bởi tính quan lưu thì nhận được điểm thấp”.

• CORRUPTION: Đánh giá tham nhũng trong hệ thống chính trị. “Điểm thấp cho
thấy các công chức có nhu cầu thanh toán đặc biệt cao và việc thanh toán bất hợp
pháp này thấp hơn ở cấp chính quyền thấp hơn bằng các hình thức như là hối lộ
trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối, ấn định thuế, cảnh sát
bảo vệ hoặc là các khoản vay”
• GOVERNMENT ACCOUNTABILITY: Các giải pháp đáp ứng người dân của
chính phủ như thế nào?
• GOVERNMENT ACCOUNTABILITY: Đánh giá năng lực của chính phủ để
thực hiện các lời hứa của họ trong việc làm của họ (phần phụ: sự thống nhất của
chính phủ, tính nghiêm minh của luật pháp và các hỗ trợ cơ bản)
• LAW & ORDER: Chỉ số LAW đo lường tính nghiêm minh và sự công bằng của
hệ thống luật pháp, chỉ số ORDER đánh giá sự tuân thủ pháp luật.
• MILITARY CONFLICT: Đánh giá bạo động chính trị trong một quốc gia trong
thực tế cũng như tiềm năng (Phân nhóm: chiến tranh/cuộc đảo chính, mối đe dọa
dân sự, chủ nghĩa khủng bố, an ninh mất ổn định)
• MILITARY IN POLITICS: Biến này đo lường sự can thiệp của quân đội trong
chính trị, ICRG nhấn mạnh rằng “sự tham gia của quân đội trong chính trị mặc dù
ở mức độ ngoại vi thì nó cũng làm suy giảm sự dân chủ”
3.3.2. Chỉ số quản trị tổng hợp.
Tác giả sử dụng chỉ số năng lực quản trị như một biến chính để đo lường năng lực
quản trị và chất lượng thể chế ( xem thêm Kaufmann, Kraay, and Mastruzzi, 2003). Một
cái bất lợi là không có dữ liệu cho năm 1990. Vì vậy, có những biến chỉ chỉ có dữ liệu ở
hai năm còn lại. Các biến dựa trên hàng tram các biến đo lường về quan niệm quản trị và
có nguồn gốc từ 25 nguồn dữ liệu khác nhau. Kaumann và cộng sự của ông ta phân loại
các chỉ số quản trị thành 3 nhóm chính sau:
Một là quy trình bầu cử, giám sát và thay thế chính phủ gồm 2 biến sau:
• VOICE AND ACCOUNTABILITY: Đo lường tiến trình chính trị, quyền tự do
dân chủ và quyền chính trị.
• POLITICAL STABILITY AND ABSENCE OF VIOLENCE: Đánh giá khả
năng chính phủ sẽ bị lật đỗ hoặc bất ổn.

Hai là Năng lực của chính phủ để xây dựng hiệu quả và thực hiện các chính sách phù
hợp gồm 2 biến sau:
• GOVERNMENT EFECTIVENESS: yêu cầu đầu vào của chính phủ để có thể
thực hiện các chính sách và cung cấp hàng hóa công tốt.
• REGULATORY QUALITY: tập trung hơn vào chính sách, chẳng hạn như phạm
vi thị trường bị tác động/chính sách không phù hợp, quan điểm về ấn định gánh
nặng bởi các quy định quá mức.
Ba là mối quan hệ giữa công dân và nhà nước trong chi phối nền kinh tế và các tương
tác xã hội gồm 2 biến:
• RULE OF LAW: Một vài chỉ số đo lường mức độ tin tưởng vào agents và phù hợp
với các thước đo của xã hội.
• CONTROL OF CORRUPTION: đo lường nhận thức tham nhũng
(dùng quyền lực công cho lợi ích cá nhân). Theo Kaufman và các cộng sự (2003,p.4)
các chỉ số đo lường sự thành công của một xã hội trong việc phát triển môi trường mà
ở đó có sự công bằng và khuôn khổ luật có thể tiên đoán được thì làm cơ sở cho sự
tương tác giữa kinh tế và xã hội.
Theo ước tính của Kaufmann và các cộng sự điểm sổ của tất cả các chỉ số nằm
trong khoảng -2.5 đến 2.5 với điểm số cao hơn tương ứng với thể chế tốt hơn (kết quả
quản trị công). Tác giả đã sử dụng các chỉ số độc lập để kiểm tra tính thiết thực của các
chỉ số thống kê.
Các biến của bộ dữ liệu ICRG và Aggregate Governance Indicators liên quan chặt
chẽ với nhau. Ví dụ, mối tương quan giữa the POLITICAL RISK RATING và mức trung
bình của sáu chỉ số quản trị tổng hợp là 0.88. Tác giả sẽ sự dụng hai bộ biến này trong
các ước tính khác nhau để kiểm tra sự thiết thực của hai giả thuyết đầu tiên.
3.3.3. Economic Freedom of the World (EFW)
Mục tiêu của chỉ số này là đo lường sự tự do kinh tế một cách chính xác và toàn
diện. Các dữ liệu quốc tế có nguồn gốc từ một bên thứ ba như IMF, Word Bank, Word
Economy Forum…Các chỉ số bao gồm nhiều quốc gia trong một khoảng thời gian nhất
định. Một vài dữ liệu có đủ ba khoảng thời gian và một vài là hai hoặc chỉ duy nhất một
khoảng thời gian. Tác giả điều tra nhiều biến số đo lường kết cấu của luật pháp, sự an

toàn trong quyền sở hữu và các quy định trong kinh doanh.
Các biến số LEGAL SYSTEM,

LAW AND ORDER, JUDICIAL
INDEPENDENCE,

IMPARTIAL COURTS,

PROPERTY RIGHTS,

MILITARY
INTERFERENCE,

ADMINISTRATIVE CONDITIONS đo tính công minh của hệ thống
pháp luật, bảo vệ sở hữu trí tuệ, độc lập tư pháp, sự công bằng của tòa án, và sự can thiệp
quân sự trong luật pháp và tiến trình chính trị. Nhóm BUREAUCRACY (TIME),
STARTING BUSINESS, IRREGULAR PAYMENTS,

BUSINESS REGULATIONS đo
lường tính hạn chế của luật doanh nghiệp khi áp dụng vào thị trường. Quy định chặt chẽ
tăng thì khuyến khích hoạt động trong nền kinh tế nước ngoài. Các biến sử dụng được
thiết kế để xác đinh mức độ hạn chế của các quy định và thủ tục hành chính trong hoạt
động cuar thị trường cạnh tranh.
• LEGAL SYSTEM: Sự liêm chính của hệ thống pháp luật và quyền sở
hữu (bao gồm các chỉ số: JUDICIAL INDEPENDENCE (mức độ đọc lập của hệ thống
tư pháp), IMPARTIAL COURTS (sự công bằng của tòa án) and PROPERTY
RIGHTS ( quyền sở hữu).
• LAW AND ORDER: Chỉ số LAW đo lường tính nghiêm minh và sự
công bằng của hệ thống luật pháp, chỉ số ORDER đánh giá sự tuân thủ pháp luật.
• JUDICIAL INDEPENDENCE: Đo lường tính độc lập của tư pháp và

không chịu sự can thiệp của chính phủ hay các bên tranh chấp.
• IMPARTIAL COURTS: Tồn tại một khuôn khổ pháp lý đáng tin cậy
để doanh nghiệp tư nhân cỏ thể thách thức các hành động hay các quy định của chính
phủ.
• PROPERTY RIGHTS: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
• MILITARY INTERFERENCE: Sự can thiệp của quân đội trong luật
pháp và tiến trình chính trị.
• ADMINISTRATIVE CONDITIONS: Sự cản trở của thủ tục hành
chính trong việc bắt đầu một công việc mới.
• BUREAUCRACY (TIME): Thời gian dành cho các hoạt động quan
liêu của chính phủ - quản lý cao cấp dành nhiều thời gian trong giao dịch với bộ máy
quan liêu của chính phủ.
• STARTING BUSINESS: Bắt đầu một công việc kinh doanh mới - để
bắt đầu một công việc kinh doanh mới thường dễ dàng.
• IRREGULAR PAYMENTS: Không thường xuyên, khoản thanh toán
thêm cho việc xin giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép kinh doanh, kiểm soát ngoại
hối, sự bảo bệ của cảnh sát và các khoản vay khác.
• BUSINESS REGULATIONS: Là chỉ số tổng hợp từ 4 chỉ số khác
liên quan đến kiểm soát giá. (mức độ mà các doanh nghiệp được tự do định giá riêng
của họ).
3.4. Biến độc lập TAXM
it,
phương pháp xây dựng và lấy số liệu của tác giả
Biến TAXM
it
biểu thị cho đạo đức thuế, tác giả xác định đạo đức thuế như là một
động lực để nộp thuế. Mức độ sẵn sàng nộp thuế và và có niềm tin rằng nộp thuế là đóng
góp lợi ích cho xã hội. Số liệu của biến đạo đức thuế được lấy từ the World Values
Survey (WVS) trong các giai đoạn 1990-1993, 1995-1997 và 1999-2001 (xem Inglehart
và các đồng sự năm 2000). Cuộc khảo sát nghiên cứu về sự thay đổi văn hóa xã hội và

chính trị cũng như thu thập các dữ liệu so sánh về hệ thống giá trị niềm tin. Mẫu khảo sát
của tác giả có đại diện ít nhất 1000 người và được khảo sát ở nhiều quốc gia trên toàn thế
giới. Câu hỏi tổng quát để đánh giá cấp độ của đạo đức thuế là:
Khảo sát trên thế giới/ khảo sát ở Châu Âu “ Làm ơn nói cho tôi
biết trong mỗi câu hỏi sau cho dù bạn nghĩ rằng nó luôn luôn
được biện minh, không bao giờ được chứng minh hay là một cái
gì đó ở giữa về gian lận thuế nếu bạn có cơ hội. (Mức đánh giá
thấp nhất là 1 là không bao giờ và mức cao nhất là 10 là luôn
luôn)”
Biến đạo đức thuế được phát triển từ thang đo 10 điểm thành thang đo 4 điểm từ 0
đến 3, giá trị 3 có nghĩa là không bao giờ và giá trị 0 có nghĩa là một tập hợp của 7 mức
cuối cùng và ít khi được chọn.
Tất nhiên, các phép đo đạo đức thuế không phải là không có sai lệch. Nguyên
nhân thứ nhất là các dữ liệu có sẵn dựa trên cơ sở khai báo nên đối tượng có xu hướng
phóng đại mức độ tuân thủ của họ và không thể đo các quan sát về đạo thức thuế một
cách khách quan. Tuy nhiên, bởi vì cách mà tác giả định nghĩa đạo đức thuế là ít nhạy
cảm hơn vậy nên tác giả kỳ vọng mức độ trung thực cao hơn cho dù đối tượng khảo sát là
một người trốn thuế. Hơn nữa dữ liệu dựa trên cuộc điều tra rộng rãi, câu trả lời ít phải
chịu trách nhiệm hoặc bị ảnh hưởng bởi các câu hỏi khác đối với bối cảnh thuế. Dữ liệu
vẫn có thể được lập luận, tuy nhiên đối tượng nộp thuế đã trốn thuế trong quá khứ sẽ có
xu hướng biện hộ và báo cáo mức tuân thủ cao hơn trong cuộc điều tra.
Nói chung, việc sử dụng một câu hỏi duy nhất như vậy có ưu điểm là giảm sự
phức tạp trong việc xây dựng các chỉ số, đặc biệt là khi liên quan đến các thủ tục đo
lường hoặc sự tương quan thấp giữa các mục. Nó cũng có thể được lập luận rằng mặc dù
tinh thần thuế là một khái niệm đa chiều đòi hỏi phải có một công cụ đo lường phải
multi-item và khả năng các chỉ số multi-item bị ảnh hưởng bởi các sai số ngẫu nhiên rất
lớn nhưng nó vẫn là một phép đo tin cậy. Tuy nhiên một số nghiên cứu trước đây đã tìm
ra các kết quả phù hợp với việc sử dụng duy nhất một câu hỏi chung kể cả các nghiên cứu
lý thuyết (ví dụ nghiên cứu của Cummings và các cộng sự, 2005, Alm và Torgler 2006).
Mặc dù có những phản đối về phương pháp tiếp cận của tác giả để đo đạo đức thuế tuy

nhiên phương pháp của tác giả đưa ra là phù hợp với các nghiên cứu trước đây trong lĩnh
vực này. (Xem thêm nghiên cứu của Torgler).
3.5. Biến kiểm soát CTRL
i
.
CTRL
i
bao gồm các nhân tố như là:
• GDP bình quân đầu người.
• Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP.
• Tỉ lệ dân số thành thị.
• Quy mô dân số.
• Lực lượng lao động.
• Thuế suất biên.
• Kiểm soát giá và các quy định về lao động.
4. Kết quả nghiên cứu của tác giả
4.1. Kết quả thực nghiệm
Trong phần đầu tác giả tập trung vào phân tích tác động của năng lực quản trị hay
chất lượng thể chế đến quy mô của nền kinh tế ngầm với các nhân tố đo lường năng lực
quản trị và chất lượng thể chế được lấy từ ICRG. Số quan sát tối đa của các biến kiểm
soát trong bảng 1 được cung cấp bởi WDI. Trong bảng 2, tác giả đưa thêm biến TAX
MORALE để làm rõ hơn tác động của nhân tố này với quy mô nền kinh tế. Bảng 1 và
bảng 2 sử dụng hai phương pháp thực nghiệm khác nhau: Mô hình hồi quy OLS (bình
phương nhỏ nhất) và mô hình fixed effect. Trong ước lượng OLS thì nhấn mạnh tầm
quan trọng của hệ số hồi quy beta hay là hệ số hồi quy tuyến tính trong việc sử dụng biến.
Để có được sai số chuẩn mạnh nhất tác giả đã sử dụng ước lượng sai số chuẩn của
Huber/White/Sandwich.
Bước đầu tiên, tác giả chỉ sử dụng duy nhất chỉ số POLITICAL RISK RATING,
tiếp theo 8 yếu tố phụ được nghiên cứu và cách làm này giúp kiểm tra chi tiết các yếu tố
chính trị. Bảng 1 và bảng 2 cho thấy giả thuyết đầu tiên của tác giả là tin cậy, 17/18 hệ số

hồi quy có ý nghĩa thống kê, các biến BUREAUCRATIC QUALITY, CORRUPTION,
and LAW & ORDER thì có tác động mạnh nhất. Bảng 2 chỉ ra rằng giả thuyết 3 mà tác
giả đưa ra là đáng tin cậy, bởi khi đạo đức thuế cao hơn thì quy mô nền kinh tế ngầm nhỏ
hơn, tác động của hệ số beta cũng được so sánh với các yếu tố quyết định khác. Như vậy,
đạo đức thuế có ý nghĩa thống kê cao trong tất cả 18 phương trình.
Bên cạnh đó, Bảng 1 và Bảng 2 cũng cho kết quả phù hợp với giả thuyết thứ tư
của tác giả: GDP bình quân đầu người cao hơn thì quy mô nền kinh tế ngầm sẽ nhỏ hơn.
Trong hầu hết các phương trình, các hệ số thống kê đều có ý nghĩa. Hệ số
AGRICULTURE/GDP chỉ có ý nghĩa thống kê trong phương trình 11, 16 và 18, mối
quan hệ thuận giữa quy mô nền nông nghiệp và nền kinh tế ngầm đã phần nào đó xác
nhận giả thuyết 8 của tác giả. Quy mô dân số và lực lượng lao động thì có ảnh hưởng đến
quy mô nền kinh tế ngầm khi sử dụng mẫu nghiên cứu lớn, nhưng khi tác giả thêm biến
TAX MORAL vào thì không có ý nghĩa thống kê. Mặc khác, mối quan hệ thuận giữa
URBANIZATIO (tốc độ đô thị hóa) và quy mô nền kinh tế ngầm thông qua kết quả hồi
quy ở bảng 2 thì không chứng minh được cho giả thuyết 6 và 7 của tác giả đưa ra. Tương
tự như vậy, hệ số TRADE mà tác giả cho rằng nó có mối quan hệ nghịch biến với quy mô
nền kinh tế ngầm thì chỉ có ý nghĩa thống kê trong phương trình 13 và 14.
Ở bảng 3 hệ số của COMPOSITE RISK RATING lấy số liệu từ ICRG cũng có ý
nghĩa thống kê, đồng thời để kiểm tra các kết quả trước đó tác giả đã bổ sung thêm các
yếu tố cụ thể như là TOP MARGINAL TAX RATE, PRICE CONTROLS AND LABOR
MARKET REGULATIONS lần lượt vào trong các phương trình từ 19 đến 26. Để đơn
giản hóa thì ở bảng 3 tác giả chỉ đưa ra kết quả liên quan đến chỉ số POLITICAL RISK
RATING chứ không đưa ra tất cả các yếu tố phụ, nhưng cần lưu ý rằng kết quả có ý nghĩa
thống kê khi sử dụng các yếu tố đó và điều này đã làm cho số lượng quan sát giảm giúp
kiểm soát các yếu tố dễ dàng và tuần tự hơn. Cùng với những bằng chứng ở trên tác giả
cho rằng những giả thuyết chính của tác giả là không thể phủ nhận bởi vì các hệ số
POLITICAL RISK RATING và TAX MORALE luôn luôn có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh
đó kết quả hồi quy cho thấy xu hướng là thuế suất biên tăng thì quy mô nền kinh tế ngầm
giảm và các hệ số trong phương trình 20 và 21 có ý nghĩa thống kê, điều này thì phù hợp
với giả thuyết số năm của tác giả đưa ra. Tuy nhiên sau khi đưa thêm biến TAX MORAL

và lao động và mô hình thì giả thuyết của tác giả chỉ đúng một phần. Theo các nghiên
cứu trước đây của Friedman cùng cộng sự (2000) và Dreher cùng Schneider (2006) thì đã
không tìm thấy mối quan hệ giữa gánh nặng tài chính và quy mô nền kinh tế ngầm.
Friedman cùng cộng sự nhấn mạnh vào nhân tố không thể đo lường được là như thế nào
là quản lý hệ thống thuế. Bảng 3 cũng cho thấy rằng việc kiểm soát giá và các quy định
thị trường không phải nguyên nhân dẫn đến các công ty gia gia nhập vào nền kinh tế
ngầm, mặc dù biến LABOR MARKET REGULATIONS còn thiếu nhiều giá trị. Để kiểm
tra độ tin cậy, tác giả đã điều tra các yếu tố phụ (tác động của mức lương tối thiểu, thuê
và sa thải, chia sẻ của những người lao động có mức lương theo thương lượng, trợ cấp
thất nghiệp, người tham gia nghĩa vụ quân sự) tuy nhiên các hệ số này không có ý nghĩa
thống kê.
4.2. Kiểm tra độ tin cậy
Trong bảng 4 tác giả đưa ra thêm nhiều cách kiểm tra độ tin cậy sử dụng nhiều
nguồn có thể thay thế để đo lường năng lực quản trị và chất lượng thể chế, đó là 6 chỉ số
quản trị tổng hợp cùng với trung bình của sáu yếu tố và 11 biến EFW. Các dữ liệu EFW
cũng bao gồm một vài biến đo lường quy tắc kinh doanh. Để đơn giản hơn tác giả chỉ báo
cáo trong bảng 4 những biến chính mà tác giả đưa ra và những biến kiểm soát khác trong
hàm hồi quy. Phía bên tay trái trong bảng 4 trình bày 18 kết quả hồi quy mà không bao
gồm đạo đức thuế. Các biến kiểm soát ở phương trình 20 cũng bao gồm mức thuế suất
biên. Phía bên tay phải đưa ra kết quả khi thêm đạo đức thuế trong các biến quan sát. Và
hầu hết các kết quả trước đưa ra đều được thừa nhận. Trong tất cả 18 phương trình thì
biến TAXMORALE đều có ý nghĩa thống kê, tương tự, chúng ta cũng có thể kết luận
rằng quản trị và thể chế có tầm quan trong rất lớn trong tác động đến quy mô của nền
kinh tế ngầm vì hầu hết các kết quả thực nghiệm đều có ý nghĩa thống kê. Một vài biến
quy tắc kinh doanh thì có kết quả ít chắc chắn hơn. Hai biến có tác động mạnh nhất là:
ADMINISTRATIVE CONDITIONS và IRREGULAR PAYMENTS, hơn nữa, hầu hết
các chỉ số BUSINESS REGULATIONS có một sự tương quan nghịch mạnh với biến
SHADOW ECONOMY, điều này chỉ ra rằng tự do cạnh tranh càng cao thì quy mô nền
kinh tế ngầm càng thấp. Các biến GOVERNMENT EFFECTIVENESS, CONTROL OF
CORRUPTION, and RULE OF LAW là nững biến tác động mạnh nhất trong nhóm các

chỉ số quản trị tổng hợp. Những phát hiện sử dụng các biến được lấy dữ liệu từ EFW cho
thầy rằng tầm quan trọng của hệ hệ thống pháp lý và quyền sở hữu trí tuệ. Tiếp theo tác
giả tiến hành kiểm tra độ tin cậy ở mức sâu hơn. Đầu tiên là các biến cơ bản, sau đó là
các biến bổ sung cho biến chính, và một số lượng các yếu tố phụ để đo lường năng lực
quản trị và chất lượng thể chế. Trong bước phân tích sâu, tác giả đã nghiên cứu tất cả các
trường hợp ngoại tác và điều chỉnh chúng lại cho có độ tin cậy cao hơn ở mức 95%. Kết
quả là các giá trị ngoại tác đã được điều chỉnh rất nhiều trong quá trình hồi quy. Những
kết quả thì không được tác giả báo cáo nhưng ủng hộ mạnh mẽ các giả thuyết tác giả đưa
ra. Biến TAX MORALE thì luôn có ý nghĩa thống kê cho dù giá trị t-values cao (hầu hết
có ý nghĩa thống kê ở mức 1%) và các biến đo lường năng lực quản trị và chất lượng thể
chế cũng tương tự như vậy.
4.3. Quan hệ nhân quả
Mối quan hệ nhân quả của hai giả thuyết chính của tác giả có thể bị phản đối.
Thực hiện một ý thức thuế cao hơn, quản trị công tốt hơn và chất lượng thế chế cao hơn
có góp phần thu hẹp quy mô nền kinh tế ngầm hay nó làm cho các hoạt động trong khu
vực kinh tế ngầm ngày càng tinh vi hơn? Một sự gia tăng đáng kể của nền kinh tế ngầm
có thể dẫn đến thất thu thuế lớn do đó sẽ làm giảm chất lượng hàng hóa và dịch vụ công.
Nhiều người nộp thuế tin rằng những người khác làm việc trong nền kinh tế ngầm thì chi
phí tuân thủ thuế của họ thấp hơn do họ không trung thực và trốn thuế bằng cách chuyển
hoạt động của mình vào nền kinh tế phi chính thức, bằng cách này động lực nội tại để
tuân thủ thuế và đóng góp cho các hoạt động khu vực công bị giảm xuống. Để đánh giá
tác động trực tiếp của đạo đức thuế và năng lực quản trị hay chất lượng thể chế lên quy
mô của nền kinh tế ngầm đòi hỏi phải nghiên cứu bất kỳ vấn đề quan hệ nhân quả có thể
sảy ra vì vậy phải sử dụng kỹ thuật giải thích biến. Để kiếm tra độ tin cậy tác giả sử dụng
ước lượng 2SLS (phương pháp bình quân nhỏ nhất hai giai đoạn) với nhiều loại biến
công cụ khác nhau.
Nói chung, sự lựa chọn các biến công cụ phân tích phù hợp tác giả đã không giải
thích kĩ vậy nên để hiểu thêm các bạn có thể xem thêm tài liệu (for corruption see, e.g.,
Kaufmann, Kraay and Zoido-Lobatόn, 1999; Bai and Wei, 2000; Kaufmann, Mehrez and
Gurgur, 2002). Các nghiên cứu gần đây cũng nhấn mạnh đến việc cân nhắc xem các đặc

trưng lịch sử và địa lý của các nước như là một biến mà họ cho rằng nó chi phối đến kết
quả thông qua việc tác động vào môi trường thể chế chính trị. Chẳng hạn như bài nghiên
cứu của Alesina et al. (2003) or La Porta et al. (1999) đã đưa ra một bộ dữ liệu rộng để
xem xét các yếu tố vùng miền, phân chia (dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ) các cộng đồng
tôn giáo có nguồn gốc hợp pháp như là một biến đo lường. Easterly và Levine (1997) tìm
thấy một mối tương quan nghịch giữa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và sự
phân chia văn hoá, ngôn ngữ . Alesinaetal. (2003) tiến hành hỗ trợ cho các kết quả đề tài
sử dụng một bộ dữ liệu rộng hơn cho sự phân chia này. Do đó để phù hợp với các tài liệu
này, tác giả đã xem sét biến FRACTIONALIZATION (phân chia ngôn ngữ) như là một
biến công cụ để đại diện cho năng lực quản trị và chất lượng thể chế.
La Porta et al. (1999) , Weber (1958 ) , Putnam (1993) và Landes ( 1998) chỉ ra
rằng tôn giáo có thể ảnh hưởng đến quản trị và hiệu suất của chính phủ. La Porta et al.
(1997) thấy rằng “tôn giáo được quản lý” (trang 233) như Công giáo, Hồi giáo và Chính
thống Hy Lạp – hiệu suất hoạt động chính phủ kém hơn so với các quốc gia theo đạo Tin
Lành rộng rãi. Đề cập đến các lý thuyết văn hóa các tác giả cho rằng các nước Hồi giáo
và Công giáo cung cấp hàng hóa công cộng kém và rằng các quốc gia này có thể được
xem như là chủ nghĩa can thiệp nhiều hơn và kém hiệu quả như một hệ quả của quyền lực
quá mức và sự phát triển của bộ máy quan liêu từ hàng ngũ tôn giáo. Như vậy, tham khảo
từ La Porta et al. (1999) tác giả đã sử dụng biến SHARE OF PROTESTANTS (tỷ lệ dân
số theo đạo tin lành) như một biến công cụ để đai diện cho chất lượng thể chế và năng lực
quản trị.
Nhiều nghiên cứu ngày càng nhấn mạnh rằng điều kiện khí hậu có thể ảnh hưởng
đến thể chế của một quốc gia, của một tổ chức và sự phát triển, thái độ cá nhân và hành vi
của họ (xem ví dụ Engerman và So koloff năm 1997; Landes 1998 ; La porta et al, năm
1999; Diamond năm 1999; Sachs năm 2000; Hirshleifer và Shumway, 2003; Coyle,
2004). Hoàn cảnh bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tính cách của người dân do đó ảnh
hưởng đến văn hóa và tổ chức thể chế của họ. Theo Diamond ( 1999) thì vị trí địa lý và
khí hậu giúp giải thích số phận kinh tế các quốc gia khác nhau. Portaet al. (1999) nghiên
cứu về vùng miền phản đối kết quả nghiên cứu của Landes (1998), người cho rằng vùng
ôn đới có nền nông nghiệp năng suất cao hơn và khí hậu thuận lợi đó đã giúp phát triển

nền kinh tế và thể chế của họ. Hall và Jones (1999 cho rằng vị trí địa lý là một nguyên
nhân giải thích vì sao các các tổ chức Châu Âu mở rộng ở các khu vực khác nhau trên thế
giới, do đó tác giả xem biến LATITUDE (vị trí địa lý) như một biến công cụ để đại diện
cho năng lực quản trị và chất lượng thể chế. Tuy nhiên Sachs (2000) chỉ trích rằng " Yếu
tố vị trí địa lí thì giải thích mạnh mẽ cho sự đa dạng khí hậu hoặc đo lường sinh thái, còn
tác giả thì cho rằng vị trí địa lý ít nhiều giải thích về mô hình phát triển của một quốc gia.
Các nghiên cứu của Engerman và Sokoloff (1997), Landes (1998) và Sachs (2000)
điều tra mối liên hệ giữa khí hậu và phát triển kinh tế. Ví dụ, Sachs (2000), trình bày
bằng chứng cho thấy công nghệ sản xuất ở vùng nhiệt đới đã tụt lại đằng sau công nghệ
vùng ôn đới trong các lĩnh vực nông nghiệp và y tế mở ra một khoảng cách thu nhập
đáng kể giữa khí hậu các vùng. Roll (1992) nhấn mạnh rằng có thể thấy rõ ràng thời tiết
là một biến xác định ngoại sinh thật sự. Ví dụ, Schaltegger và Torgler (2007) đã chỉ ra
rằng điều kiện thời tiết là những công cụ có giá trị về trách nhiệm giải trình của chính
phủ. Nhiệt độ có lợi thế là chúng ta có thể quan sát chúng ổn định theo thời gian do đó nó
có thể được xem xét trong phân tích bảng, Coyle (2004) nhấn mạnh rằng nhiệt độ cao có
liên quan đến một hiệu suất và năng suất thấp hơn và vẫn còn nhiều quốc gia, thậm chí ở
Châu Âu chẳng hạn không có các thiết bị điều hòa nhiệt độ. Vì vậy tác giả đã điều tra chi
tiết về sự liên quan của nhiệt độ trung bình năm của một quốc gia bằng cách sử dụng biến
TEMPERATURE (nhiệt độ) như một biến công cụ đại diện cho năng lực quản trị và chất
lượng thể chế.
Thời tiết có thể là một biến đại diện cho biến đạo đức thuế, các tài liệu tâm lý học
chỉ ra rằng ánh nắng mặt trời tốt tạo cảm giác thoải mái hơn cho con người và thiếu ánh
nắng mặt trời có thể dẫn đến trầm cảm và tự tử (see, e.g., Eagles, 1994 and Tietjan and
Kripke, 1994). Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng ánh nắng mặt trời thì ảnh hưởng đến
thị trường, ví dụ như theo Saunders 1993 and Hirshleifer and Shumway 2003 cho rằng
mây nhiều thì ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, vì vậy biến
CLOUDINESS ( tỉ lệ phần trăm mây che phủ) là một biến công cụ tốt để đại diện cho
biến đạo đức thuế. Để kiểm tra chính xác kết quả tác giả sử dụng thêm một biến thứ 2 để
đại diện cho biến đạo đức thuế là biến INDEX MORAL VALUES lấy số liệu từ the
World Values Survey. Ngoài ra tác giả còn sử dụng biến SOCIOECONOMIC

CONDITIONS (điều kiện kinh tế xã hội) như một biến công cụ thứ 2 để đại diện cho
biến năng lực quả trị và chất lượng thể chế.
Các đo lường mức độ hài lòng hoặc không hài lòng của công chúng bao gồm
nhiều yếu tố khác nhau như là tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, cung cấp y tế tại nhà hay là lãi
suất và các dữ liệu này được tác giả lầy từ EFW. Bảng 5 và 6 cho thấy 25 ước lượng
2SLS với một số kiểm định độ tin cậy thì tất cả các biến đo lường năng lượng quản trị/
chất lượng thể chế và ý thức thuế đều có ý nghĩa thống kê và điều này chứng minh các
giả thuyết của tác giả đưa ra là thuyết phục. Để đơn giản hóa, tác giả chỉ tập trung vào
các biến cụ thể như là the POLITICAL RISK RATING, the ICRG CORRUPTION và 2
biến đo lường cho chỉ số quản trị tổng hợp là: INDEX GOVERNANCE (giá trị trung
bình của 6 yếu tố đại diện cho chỉ số quản tri tổng hợp) và CONTROL OF
CORRUPTION (kiểm soát tham nhũng). Tuy nhiên cần lưu ý rằng các yếu tố khác cũng
có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5 tác giả trình bày ước lượng 2SLS mà không đưa vào biến TAX MORALE
(đạo đức thuế). Để kiểm tra độ chính xác tác giả sử dụng đồng thời 2 phương pháp hồi
quy là hồi quy gộp (pooled method) và mô hình hồi quy FE ( fix effects method). Trong
bước đầu tác giả xem xét biến công cụ TEMPERATURE and SOCIOE CONOMIC
CONDITIONS theo các phương trình từ 63 đến 72 bằng 2 phương pháp ước lược trên.
Đến phương trình thứ 73 tác giả đưa vào biến LATITUDE và loại biến TEMPERATURE
ra. Phương trình thứ 74 tác giả giữ nguyên phương trình thứ 73 và đưa thêm 2 biến
LINGUISTIC FRACTIONALIZATION và SHARE OF PROTESTANTS. Do các ước
lượng không có tính vững (thiếu phương sai theo thời gian) nên tác giả chỉ sử dụng
phương pháp hồi quy 2SLS sử dụng dữ liệu bảng và để đơn giản tác giả chỉ sử dụng biến
POLITICAL RISK RATING là một biến đại diện cho biến GOVERNANCE AND
INSTITUTIONAL QUALITY, tuy nhiên các kết quả cũng có ý nghĩa thống kê khi sử
dụng các biến đại diện khác.
Trong bảng 6 tác giả đưa thêm biến TAX MORALE vào phương trình. Trong bước
đầu tiên tác gải sử dụng biến công cụ CLOUDINESS để đại diện cho cho biến TAX
MORALE (xem phương trình 75 đến 79, 85 và 86). Trong bước 2 này tác giả xem
INDEX MORAL VALUES như là một biến công cụ để đo lường cho biến TAX

MORALE (xem phương trình từ 83 và 87), ngoài ra tác giả cũng thay đổi các biến công
cụ đo lường năng lựu quản trị và chất lượng thể chế. Trong bước đầu tiên tác giả sử dụng
biến công cụ TEMPERATURE AND SOCIOECONOMIC CONDITIONS, trong bước
cuối cùng tác giả xem xét các biến công cụ LINGUISTIC FRACTIONALIZATION và
SHARE OF PROTESTANTS. Trong phương trình 63 và 66, tác giả sử dụng nhiệt độ là
biến công cụ để đại diện cho năng lực quản trị và chất lượng thể chế. Trong bước phân
tích sâu hơn tác giả sử dụng thêm biến công cụ SOCIOECONOMIC CONDITIONS. Kết
quả cho thấy tất cả các hệ số của biến TAX MORALE và biến năng lực quản trị và chất
lượng thể chế đều có ý nghĩa thống kê, và điều này chứng minh mạnh mẽ cho giả thuyết
mà tác giả đưa ra trước đó. Các phương trình từ 84 đến 87, tác giả chỉ ước lượng bằng
ước lượng 2SLS với biến POLITICAL RISK RATING đại diện cho biến năng lực quản
trị và chất lượng thể chế, và kết quả cũng có ý nghĩa thống kê khi sử dụng các biến đại
diện khác cho biến năng lực quản trị và chất lượng thể chế. Tương tự như vậy các biến
công cụ CLOUDINESS và INDEX OF MORAL VALUES luôn luôn có ý nghĩa thống kê
khi đại diện cho biến TAX MORALE tròng bước hồi quy đầu tiên. Kiểm định F trong
trong tất cả các trường hợp thống kê trong gia đoạn đầu đều có ý nghĩa thống kê ( chủ
yếu là mức 1%).
Trong bảng 5 và 6 tác giả cũng kiểm tra sự tương quan giữa các biến công cụ bằng
kiểm định tương quan LR cho dù phương trình được xác định hay không. Các kiểm tra
cho thấy không có sự tương quan giũa các biến công cụ (see Hall, Rudebusch and
Wilcox, 1996). Kiểm định Anderson- Rubin cũng cho thấy rằng các biến nội sinh đều có
ý nghĩa thống kê. Các kiểm định trên là cần thiết vì sự hiện diện của các biến công cụ là
yếu, bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng kiểm định của Sargan (1958) để kiểm định có hiện
tự tương quan trong phần dư hay không với việc đưa vào nhiều hơn 2 biến. Và kết quả
kiểm định đều bác bỏ các giả thuyết đưa ra tức mô hình trên là phù hợp và không có hiện
tượng đa cộng tuyến cũng như tương quan chuỗi.
Tóm lại các kết quả thực nghiệm được tác giả đưa ra trong phần này cho thấy các
giả thuyết chính của tác giả đưa ra là thuyết phục, đạo đức thuế và năng lực quả trị/chất
lượng thể chế đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô nền kinh tế ngầm.
Hơn nữa, các yếu tố phụ như tiến trình chính trị, quyền chính trị, quyền dân chủ và tự do

dân chủ mà tác giả đưa ra trong giả thuyết thứ hai cũng rất thuyết phục. Tuy nhiên trong
phần tiếp theo thì giả thuyết thứ hai sẽ được kiểm tra bằng dữ liệu quốc gia.
5. Bằng chứng thực nghiệm sử dụng dữ liệu bảng trong một quốc gia
Nhìn chung để rút ra kết luận từ so sánh dữ liệu chéo là khó khăn bởi vì không
phải tất cả các đặc điểm cụ thể của một đất nước có thể luôn luôn được kiểm soát một
cách thỏa đáng. Do đó tác giả đã mở rộng nghiên cứu bằng cách tâp trung điều tra tác
động của đạo đức thuế và chất lượng thể chế với cơ sở dữ liệu từ các bang của Thụy Sĩ.
Tác giả chọn Thụy Sĩ để phân tích bởi vì thể chế của Thụy Sĩ không đồng nhất, mức độ
quyền tham gia các thể chế chính trị có sự khác biệt lớn giữa 26 bang của Thụy Sĩ (xem
Kobach, 1994). Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả sử dụng một thang đo thứ bậc 6-
điểm được thành lập bởi Frey và Stutzer (2000) phản ánh mức độ tham gia dân chủ trực
tiếp (1 = mức độ thấp nhất và 6 = mức độ cao nhất của sự tham gia).
Để phù hợp với các hồi quy trước, tác giả đã điều tra một mẫu thời kỳ bao gồm
các năm 1990, 1995 và 2000, kiểm soát các yếu tố bất biến của bang và bao gồm các ảnh
hưởng cố định của bang. Biến đạo đức thuế được lấy từ dữ liệu Điều tra Giá trị Thế giới
(WVS) 1995-1997 và Chương trình khảo sát xã hội quốc tế (ISSP) dữ liệu thiết lập
"Religion II" (số liệu năm 1999). Các câu hỏi trong ISSP (năm 1999) là: Bạn có cảm thấy
đó là sai hay không sai nếu người nộp thuế không báo cáo tất cả thu nhập của mình để
nộp thuế thu nhập ít hơn? (1 = không sai, 2 = một chút sai lầm, 3 = sai, 4 = sai trầm
trọng). Có sự tương đồng giữa câu hỏi này với một trong những câu hỏi trong WVS nên
cho phép tác giả có thể sử dụng cả hai bộ dữ liệu trong một phương trình.
Tác giả sử dụng số liệu của Thụy Sĩ thì có phần hạn chế về số liệu, như là để ước
lượng cho biến PROBABILITY OF DETECTION tác giả đã sử dụng số lượng kiểm toán
viên kê khai thuế cho mỗi đối tượng nộp thuế (trong ‰) trong mỗi bang và điều này có

×