Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Vấn đề cạnh tranh thu hút vốn đầu tư fdi giữa các địa phương ở việt nam (đầu tư quốc tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.57 KB, 23 trang )

/>
VẤN ĐỀ CẠNH TRANH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI GIỮA CÁC
ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
TS. Đỗ Ngọc Kiên
Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Kể từ khi Việt Nam mở rộng các khung pháp lý và tham gia vào nhiều hiệp định thương
mại đã tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường nước ta. Tuy
nhiên, sự phân bổ dòng vốn FDI về các tỉnh và địa phương lại khơng có sự đồng đều dẫn
tới sự chênh lệch về kinh tế, sự phát triển giữa các địa phương với nhau. Nghiên cứu sẽ
cung cấp một góc nhìn chung trên phương diện về chính sách của các địa phương trong thu
hút vốn đầu tư nước ngồi FDI từ đó đưa ra ngun nhân dẫn tới sự cạnh tranh giữa các địa
phương. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những tác động của nó đến sự phát triển của
nền kinh tế - xã hội tới các địa phương và các địa phương lân cận. Bài viết sẽ là một cơ sở
giúp cho các địa phương ra những chính sách phù hợp để thu hút dòng vốn FDI hiệu quả
và kết hợp với các khu vực khác xây dựng một vùng kinh tế phát triển bền vững. Kết quả
của bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong thu hút FDI, các địa phương đang có xu hướng
cạnh tranh xuống đáy. Tình trạng này chỉ thu hút được trong ngắn hạn, trong dài hạn sẽ
làm ảnh hưởng đến chính địa phương đó nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Tuy
nhiên việc một địa phương được đầu tư vốn FDI cũng có tác động tích cực đến các khu vực
lân cận và góp phần hình thành một khu vực kinh tế phát triển thơng qua hiệu ứng lan tỏa.
Chính vì vậy, tận dụng được những lợi ích từ nguồn vốn FDI mang lại cho các địa phương
sẽ là một bước tiến mạnh mẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế nước ta.
Từ khóa: FDI, cạnh tranh, chênh lệch, địa phương, tác động, chính sách.
COMPETITIVE ISSUES ATTRACT FDI INVESTMENT BETWEEN PROVINCES
IN VIETNAM
Abstract
Vietnam has made it easier for foreign investors to enter our market by enlarging the legal
system and participating in several trade agreements. However, the distribution of FDI


capital flows to provinces and localities is not consistent, resulting in differences in local
economic development. The study will provide a broad perspective on local government
strategies for luring FDI foreign investment, thereby illuminating the basis of local
government competition. The study also highlighted its effects on the growth of the local
economy and society as well as those of nearby communities. The article will serve as a
foundation for local governments to develop suitable policies to draw in profitable FDI
capital and combine it with other resources to create a sustainable economic system. The
article will serve as a starting point for local governments to develop effective policies to
Nhóm8|Trang|1


/>draw in profitable FDI capital and combine it with resources from other regions to create a
sustainable economic region. The study's findings also revealed that localities frequently
compete on price in order to win FDI. Although only temporarily appealing, this situation
will ultimately have an adverse impact on both the local community and the nation's
economy. However, FDI investment by a locality also benefits its surroundings and,
through spreading effects, aids in the development of a developed economic sector.
Therefore, utilizing the advantages that FDI capital has brought to localities will be a
powerful step to support the growth of our nation's economy.
Keywords: FDI, competition, different, effect, policies.
1. Lời mở đầu
Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi (FDI) vẫn ln giữ một vai trị quan trọng như hỗ
trợ bổ sung vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu tạo việc làm, đặc biệt là thúc đẩy chuyển giao
công nghệ và học hỏi kỹ thuật quản lý. Đối với Việt Nam, việc thu hút FDI được coi là một
phần quan trọng trong chiến lược phát triển. Hiện nay, với cơ chế phân cấp quản lý đầu tư,
các địa phương ngày càng được chủ động trong việc thu hút FDI. Các địa phương chính là
nơi chủ động xúc tiến đầu tư, chủ trì cấp giấy chứng nhận đầu tư và tạo mọi điều kiện đầu
tư cho nhà đầu tư. Tuy nhiên đi cùng với đó là sự chênh lệch về vốn FDI giữa các địa
phương. Cho đến nay, trên 70% vốn FDI tập trung ở 11/63 tỉnh, thành phố Việt Nam, trong
khi chỉ chiếm 33% dân số toàn quốc. Các địa phương thu hút được nhiều FDI thì trình độ

phát triển kinh tế - xã hội cao hơn, đời sống người dân tốt hơn, nảy sinh tình trạng phát
triển không đồng đều giữa các địa phương. Khi sự chênh lệch về dịng vốn FDI ngày càng
lớn thì cạnh tranh ngày càng gay gắt. Những địa phương sở hữu nhiều lợi thế sẽ thu hút
được dịng vốn lớn, có nhiều cơ hội lựa chọn giữa các nhà đầu tư nước ngoài và ra điều
kiện đầu tư trong khi các địa phương ở thế bất lợi hơn thì sẽ gặp khó khăn trong việc được
nhận đầu tư. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, các dịng vốn FDI ln đi kèm với hiệu ứng
“lan tỏa”, nghĩa là khi một địa phương được nhận FDI thì đồng thời các địa phương lân cận
cũng sẽ được hưởng một số lợi ích nhất định. Nhìn chung sự chênh lệch giữa dịng vốn FDI
các địa phương nhận được đã dẫn tới một loạt các hệ quả trong đó có cạnh tranh “xuống
đáy” và cạnh tranh “cùng phát triển” giữa các địa phương ở Việt Nam, điều sẽ được trình
bày trong nghiên cứu này. Từ thực tiễn trên, rõ ràng việc nghiên cứu, có cái nhìn sâu sắc về
vấn đề cạnh tranh giữa các địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư FDI ngày càng cấp thiết.
Như đã trình bày ở trên, vốn FDI vào Việt Nam có sự phân bổ khơng đồng đều, chủ
yếu tập trung ở một số địa phương. Thực tế trên dẫn tới hướng nghiên cứu về tác động của
chất lượng thể chế cấp tỉnh tới thu hút FDI vào các địa phương tại Việt Nam. Có nhiều
cách nhìn nhận về các nhân tố thu hút FDI nhưng nhìn chung, theo mơ hình UNCTAD sẽ
gồm 3 nhóm yếu tố chính: Khung chính sách, các yếu tố kinh tế, các yếu tố tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh doanh. Trong đó bài luận này sẽ đi sâu chủ yếu vào nghiên cứu khung
Nhóm8|Trang|2


/>chính sách các tỉnh đưa ra cũng như một vài đánh giá về các tác động tương quan của yếu
tố này với hai yếu tố còn lại để đưa ra được cái nhìn tồn cảnh về vấn đề cạnh tranh thu hút
vốn FDI, thơng qua đó, đánh giá những tác động đến nền kinh tế-xã hội ở các địa phương.
Kết quả nghiên cứu của đề tài “Vấn đề cạnh tranh giữa các địa phương trong thu hút FDI ở
Việt Nam” sẽ đem đến cái nhìn đa chiều và thuyết phục hơn về những đặc điểm này, qua
đó trở thành cơ sở vững chắc cho các địa phương đưa ra các quyết định sau này nhằm tăng
cường sự bền chặt của các mối liên kết giữa các địa phương với nhau và giữa các địa
phương với nhà đầu tư nước ngoài.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Các yếu tố tác động đến thu hút FDI
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), FDI được hiểu là khi một nhà đầu tư từ
một nước (nước chủ đầu tư) có tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Ở đây, phương diện quản lý là một khía cạnh để phân biệt FDI
với các cơng cụ tài chính khác. Trên thực tế, đa phần các trường hợp nhà đầu tư cùng với
tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Theo (Dunning, 1977) về Yếu tố tác động đến thu hút FDI, một Doanh nghiệp thực
hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khi hội đủ ba điều kiện:
(i)
Doanh nghiệp phải sở hữu lợi thế so với các doanh nghiệp khác (về quy mô,
công nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn với năng suất thấp);
(ii)
Nội bộ hóa (việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ doanh nghiệp có lợi
hơn là bán cho doanh nghiệp khác hay cho doanh nghiệp khác thuê);
(iii)Sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp hơn sản xuất tại nước sở tại.
Lý thuyết về hành vi đầu tư của (Lucas, 1988; Romer, 1986), cho rằng hành vi của
nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi: (i) sự thay đổi trong nhu cầu; (ii) lãi suất; (iii) mức
độ phát triển của hệ thống tài chính; (iv) đầu tư công; (v) nguồn nhân lực; (vi) các dự án
đầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành có mối liên kết; (vii) tình hình phát triển
cơng nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; (viii) mức độ ổn định của môi trường
đầu tư; (ix) các quy định về thủ tục và (x) mức độ đầy đủ về thông tin.
Lý thuyết tiếp thị địa phương đã chỉ ra rằng, sự hài lịng của doanh nghiệp nói lên
mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp đó khi tiến hành đầu tư vào một địa phương và chịu tác
động bởi ba yếu tố: (i) nhóm thuộc tính về cơ sở hạ tầng; (ii) nhóm thuộc tính về chế độ
chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh; (iii) nhóm thuộc tính về mơi trường sống và làm
việc
(Hổ and Trung, 2011; mạng, n.d.)
Nhóm8|Trang|3



/>2.1.2. Lý thuyết về liên kết vùng kinh tế trọng điểm
Liên kết vùng là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự
nhiên, sinh thái, xã hội và khơng gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
vùng, quốc gia, là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Liên kết kinh tế vùng sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng,
dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo ra tính cạnh tranh kinh
tế cao hơn cho một vùng.
Liên kết vùng trọng điểm là liên kết các lĩnh vực mang tính hợp tác bổ sung lẫn nhau
giữa các địa phương có những nét tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phân bố
dân cư, hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền
kinh tế cả nước nhằm tăng cường sức hút, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các địa
phương trong vùng. Phương thức liên kết rất đa dạng, đó có thể là tập trung phát triển một
hạt nhân trung tâm, xung quanh là các vệ tinh, hoặc có thể là một thành phẩm được đưa
qua nhiều giai đoạn mà mỗi địa phương đảm nhận một vai trò trong chuỗi giá trị sản phẩm
đó.(“LIÊN KẾT VÙNG TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN | hgam nguyen Academia.edu,” n.d.)
Như vậy, xuyên suốt q trình hình thành và phát triển, có rất nhiều lý thuyết được
đề ra để giải thích hoạt động của nguồn vốn FDI.Trong đó, phổ biến nhất là lý thuyết chiết
trung (Ownership Location Internalization - OLI) của Dunning và McQueen với ba yếu tố,
bao gồm: lợi thế địa điểm (Location Advantages), lợi thế sở hữu (Owner Advantages) và
lợi thế nội bộ hóa (Internalization Advantages). Trong nghiên cứu này, nhóm chỉ tập trung
vào lợi thế sở hữu (Owner Advantages), cụ thể là chính sách của các địa phương để nói về
vấn đề cạnh tranh trong thu hút FDI ở Việt Nam.
2.1.3. Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết Trò chơi là lĩnh vực nghiên cứu về việc ra quyết định được thực hiện bởi
người chơi trong một hệ thống, nó sử dụng các mơ hình để nghiên cứu các tình huống
chiến thuật, trong đó những người tham gia cố gắng để tối đa kết quả thu được của mình có
tính đến hành động và phản ứng của các đối thủ khác. Kết quả của Lý thuyết Trị chơi giúp
phàn ánh các lợi ích thu được của mỗi bên đồng thời giúp đánh giá chiến lược do người
chơi thực hiện. (“Kinh tế học quản lý - Chương 7: lý thuyết trò chơi và tư duy chiến lược Tài liệu, ebook,” n.d.)

Giả sử hai tỉnh A và B đang phát triển chính sách để thu hút vốn đầu tư FDI, giả sử
mỗi tỉnh có hai lựa chọn: tuân thủ khung ưu đãi hoặc đưa ra các chính sách đặc biệt hơn
ngồi khung ưu đãi chúng (hay còn gọi là xé rào).
Tỉnh A thấy rằng, nếu mình đưa ra những chính sách ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư
thì sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh hơn so với các tỉnh còn lại từ đó thu hút được nhiều
Nhóm8|Trang|4


/>vốn đầu tư hơn. Đồng thời, tỉnh B cũng có suy nghĩ tương tự với tỉnh B. Theo đánh giá của
(Xanh,” n.d.) tình huống này sẽ được mơ tả theo bảng sau:

B
Tuân thủ
A

Xé rào

Tuân thủ

A(3), B93)

B(5), A(-1)

Xé rào

A(5), B(-1)

A(-1),B(-1)

Có thể thấy rằng khi cả hai tỉnh tuân thủ khung ưu đãi chung thì mỗi bên sẽ thu được

lợi ích tương tự. Cịn khi một trong hai tỉnh khơng tn thủ khung ưu đãi chung thì một
tỉnh sẽ thu hút được thêm đầu tư trong khi tỉnh cịn lại sẽ có thể bị giảm sút. Khi cả hai tỉnh
cùng không tuân thủ khung ưu đãi chung thì lợi ích của hai tỉnh sẽ cùng bị giảm sút. Như
vậy dẫn tới việc hai tỉnh nếu cùng hợp tác với nhau sẽ giúp tối đa hóa lợi ích chung đồng
lan tỏa sang các nền kinh tế lân cận.
Đặc biệt, vấn đề các tỉnh không tuân theo khung ưu đãi chung rất dễ xảy ra trong bối
cảnh chênh lệch lớn về dòng vốn thu hút đầu tư giữa các địa phương hiện nay, kết hợp với
với cơ chế “phân cấp, trao quyền” cho các địa phương. Điều này đã dẫn tới tình trạng “lựa
chọn ngược”: không những không thu hút được các nhà đầu từ FDI lớn và chuyên nghiêm
túc mà chỉ gọi được những nhà đầu tư kém hiệu quả” (“ Khung phân tích năng lực cạnh
tranh địa phương,” n.d.)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Số năm hoạt động của doanh nghiệp FDI
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên và Các nghiên cứu liên quan tới đề tài
được thực hiện trước đây, nhóm sẽ sử dụng phương pháp Thống kê mơ tả để phân tích vấn
đề cạnh trong trong thu hút FDI giữa các địa phương ở Việt Nam.
Từ những thực trạng trên, nhóm đã đưa ra một số giả thuyết về tác động của chính
sách đến việc cạnh tranh thu hút FDI giữa các địa phương Việt Nam, bao gồm:


Các địa phương ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thu hút FDI. Đặc biệt

là các địa phương có vị trí địa lý gần nhau.
Chính sách thu hút FDI của các địa phương có thể gây ra tác động tiêu cực
đến nền kinh tế đất nước (Cạnh tranh xuống đáy). Đặc biệt là các địa phương có vị
trí địa lý gần nhau.


Nhóm8|Trang|5



/>3. Kết quả nghiên cứu và bình luận
3.1. Bối cảnh chung về vấn đề thu hút FDI và tổng quan về cạnh tranh giữa các địa
phương ở Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh về vấn đề thu hút FDI ở Việt Nam và chính sách phân cấp, phân quyền và
cải cách hành chính liên quan
Trong xu hướng tồn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, sự dịch chuyển rất lớn các
nguồn lực kinh tế ngày càng sâu rộng và dành được nhiều sự quan tâm hơn, đặc biệt là các
dòng chảy về nguồn lực kinh tế như vốn. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển,
có tốc độ tăng trưởng cao, sở hữu nhiều tiềm lực lớn cũng không nằm ngồi xu thế và một
trong những dịng vốn quan trọng bậc nhất giúp hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế chính là
vốn đầu tư nước ngồi (FDI).
Có thể nói Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc đẩy mạnh xúc tiến và cải thiện môi
trường đầu tư nhằm thu hút dòng vốn FDI. Năm 1988, chỉ 2 năm sau chính sách mở cửa
1986, đánh dấu một cột mốc quan trọng là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào Việt
Nam. Sau hơn 30 năm, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng lên đáng kinh ngạc,
từ 341,7 triệu USD năm 1988 đến tháng 11/2021, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt
22,1 tỷ USD (“Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - TaiLieu.VN,” n.d.; “TTWTO VCCI - (Thông
tin thị trường) FDI Australia tại Việt Nam: Diễn tiến tình hình FDI của Việt Nam qua các
năm,” n.d.)(Cục Đầu tư nước ngoài, 2021). Vào năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), đó là một bước ngoặt, thúc đẩy dòng vốn FDI đổ vào Việt
Nam tăng rất nhanh và mạnh, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia thu hút FDI lớn
nhất khu vực ASEAN. Đến 2020, Việt Nam sau những nỗ lực khắc phục hậu quả của đại
dịch COVID-19 đối với nền kinh tế, Việt Nam đã đứng thứ 19 trong top 20 quốc gia thu
hút FDI nhiều nhất thế giới (UNCTAD, 2021).

Nhóm8|Trang|6



/>
Biểu đồ 1. Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006 -2021
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021)

Đây là một minh chứng cho thấy Việt Nam là một quốc gia rất tích cực trong việc
thay đổi các chính sách mở cửa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong số đó
khơng thể khơng kể đến chính sách phân cấp, phân quyền và cải cách hành chính. Cụ thể
là, vai trò của các địa phương và ban quản lý được mở rộng và đề cao gần như tối đa, ví dụ
như có thể hồn tồn xử lý các vấn đề điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và quản lý các dự
án đầu tư nước ngoài sau cấp giấy phép. Còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ cấp giấy chứng
nhận đầu tư và quản lý đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí
và các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT.

Từ thực tế trên đã chứng minh việc thực hiện phân cấp quản lý FDI là một sự thay
đổi quan trọng và phù hợp trong điều chỉnh hệ thống quản lý tại Việt Nam kể từ khi bắt đầu
thu hút đầu tư nước ngồi. Lý do nói như vậy bởi vì thay vì giống như trước đây, các dự án
sẽ thuộc mỗi thẩm quyền thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp nhà nước thì hiện tại sẽ
được phân quyền cho các địa phương, các ban quản lý khu cơng nghiệp xử lý. Chính sách
này đã mang lại những hiệu quả to lớn.
Thứ nhất, giảm thiểu tính tập trung quá mức quyền lực vào một cơ quan quản lý duy
nhất, dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, độc đốn, ngồi ra cịn giúp minh bạch và đơn giản
hóa thủ tục hành chính, tăng hiệu quả cơng tác quản lý.
Thứ hai, tăng cường mức độ tự chủ của các địa phương. Các cấp quản lý được phân
cấp như ban quản lý, ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thể chủ động đưa ra các chính sách ưu
đãi phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, khơng cịn bị động đi theo một phương
án chung khơng thực sự hiệu quả.
Nhóm8|Trang|7


/>Thứ ba, chính vì địa phương được trao thẩm quyền, khi đó, các bộ, ngành cấp cao sẽ

có điều kiện tập trung cao nhất sự nỗ lực vào việc thực hiện chức năng nghiên cứu chiến
lược, hoạch định chính sách, kiểm tra, giám sát các cấp chính quyền bên dưới. Từ đó tình
trạng chồng chéo về chức năng và thực hiện hoạt động quản lý giữa cấp Trung ương và địa
phương đã được giảm thiểu.
Như vậy, chính sách phân cấp, phân quyền và cải cách hành chính ở Việt Nam đã
thực sự hoạt động hiệu quả và có những đóng góp nhất định trong vấn đề thu hút vốn đầu
tư nước ngoài.
3.1.2. Tổng quan về cạnh tranh giữa các địa phương ở Việt Nam
Ngoài những hiệu quả thực tiễn về bộ máy đã trình bày ở trên, chính sách cịn có
những tác động thúc đẩy sự thay đổi sâu rộng trong kinh tế - xã hội giữa các địa phương.
Lý do là vì các tỉnh được phân cấp phát huy quyền tự chủ, sáng tạo, có các chính sách thu
hút đầu tư riêng nên dẫn tới dòng vốn FDI chảy về các tỉnh có sự chênh lệch. Chính sự
phân bổ khơng đồng đều của nguồn vốn đã có những tác động đến kinh tế - xã hội ở các
tỉnh. Những địa phương thu hút được nhiều vốn FDI, cuộc sống người dân sẽ được cải
thiện, cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn, cơ sở hạ tầng vật chất sẽ được đầu tư, phát triển hơn.
Đặc biệt, những địa phương này đều sẽ có những bước chuyển mình tích cực nhất là
chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Điều này góp phần thúc đẩy các địa phương có những phương
án đưa ra các chính sách đầu tư có tính cạnh tranh so với mặt bằng chung nhằm thu hút
được càng nhiều vốn đầu tư FDI. Thực trạng này có thể nhìn thấy rõ thông qua số dự án và
tổng số vốn đầu tư đăng ký ở các tỉnh những năm gần đây. Tất cả địa phương trong cả
nước đều có vốn FDI, tuy nhiên khoảng cách giữa các tỉnh là rất lớn. Sự chênh lệch giữa
các địa phương thuộc top đầu về thu hút FDI và các địa phương top dưới có thể lên tới
hàng chục nghìn hoặc hàng nghìn lần.

Nhóm8|Trang|8


/>6000
5000
4000

3000
2000
1000
0

TP. Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế Tun Quang
Bình Phước
Quảng
Hóa
Tháp
Giang
Lâm
Đồng
Long
NamKhánh
Định
Giang
Sóc Tiền
Trăng
Nơng Bình
Vũng Tàu
Thái Bình
Cao
Bằng
Đồng
Nai
Tum
Bắc Long
Ninh

Bạc
LiêuKon
PhúThanh
ThọVĩnh
AnBắc

Nam
Phú
nĐăk
Bến
Tren
Hà Hịa
Tĩnh
Bái Đồng


- Rịa

Biểu đồ 2. Tổng số dự án đầu tư vào các tỉnh năm 2016 – 2021
(Nguồn: />35,000.0
30,000.0
25,000.0
20,000.0
15,000.0
10,000.0
5,000.0
-

TP. Hồ Chí Minh
Thái

NgunGiang
Quảng
Quảng
Khánh
Hịa
Hải Đồng
Phịng
Lâm
Đồng
VĩnhNinh
Phúc
Bắc
Giang
NinhNgãi
Vĩnh
Bình
Long
Bình
Định
Nơng
Thái
Bình
Nai
Bình
An
Giang
Kon
Tum
Trà
VinhĐăk

PhúKiên
ThọĐà Nẵng
Long
AnThanh
Hà Hóa
Nam
LăkHịa
n
BáiĐăk
Lào Cai

Biểu đồ 3. Tổng số tiền được đầu tư vào các tỉnh giai đoạn 2016 – 2021
(Nguồn: />Ví dụ như ở các địa phương như Lào Cai, Kon Tum, An Giang, Bạc Liêu, Điện
Biên,... số dự án đầu tư nước ngoài hàng năm trung bình chỉ có một chữ số, thậm chí là
khơng nhận được dự án nào nhưng ở các tỉnh thành phố như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Nhóm8|Trang|9


/>Phịng con số đó có thể lên tới hàng chục nghìn (số liệu chi tiết ở phụ lục số 1). Vậy đâu là
lý do?
Nhìn chung, khi lựa chọn địa điểm để đầu tư ở nước ngoài, các chủ đầu tư trước hết
sẽ phải cân nhắc đến môi trường đầu tư. Do đó, từ lâu các tỉnh đã nhận thức được tầm quan
trọng to lớn của việc tạo ra một môi trường hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là
thu hút dịng vốn FDI. Tuy nhiên, việc mơi trường đầu tư phát triển không đồng đều đã dẫn
tới thực trạng cạnh tranh giữa các địa phương nhằm thu hút dịng vốn FDI về mình. Về cơ
bản đó chính là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch bên trên.
Theo UNCTAD mơi trường đầu tư bao gồm 3 nhóm yếu tố chính: Khung chính sách,
các yếu tố kinh tế và các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh. Dưới đây sẽ chỉ tập
trung phân tích khung chính sách của các tỉnh để làm rõ vấn đề nêu trên. Ngồi ra, sẽ chỉ
phân tích khái qt, sơ lược các ảnh hưởng tác động qua lại của 2 nhóm yếu tố cịn lại đến

khung chính sách cũng như tình hình cạnh tranh thu hút FDI giữa các địa phương.
Nếu nói các yếu tố kinh tế được coi là “thước đo” để đánh giá tầm vóc của nền kinh
tế thì yếu tố giữ vai trò chủ chốt trong việc làm nên những khác biệt trong dòng vốn FDI đổ
vào các tỉnh là khung chính sách. Điều đầu tiên các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định có
đầu tư hay khơng chính là khung chính sách, bởi vì khung chính sách là yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng sinh lợi của nguồn vốn đầu tư. Khung chính sách bao gồm khung
chính sách vịng trong và khung chính sách vịng ngồi. Khung chính sách vịng trong là
những quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi. Khung chính
sách vịng ngồi là những chính sách liên quan gián tiếp đến FDI. Các tỉnh sẽ tùy vào các
điều kiện thuận lợi khác nhau mà sẽ đưa ra các khung chính sách phù hợp.
Thật vậy, mục tiêu của doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào trong các khu vực là để sử
dụng tối đa nguồn lực của địa phương cũng như tối thiểu chi phí sản xuất thơng qua việc
giảm chi phí lao động và tận dụng sự thuận lợi của vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên,
nguồn nguyên liệu chế biến và nhân công giá rẻ,...Vậy nên nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Phịng và các địa phương lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đồng Nai, Bình
Dương,... Lấy ví dụ về tỉnh vệ tinh quanh Hà Nội như Bắc Giang, thứ nhất là vị trí địa lý,
rất gần thủ đơ Hà Nội, gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu chế biến, có nguồn lao
động dồi dào trong tỉnh và từ các khu vực lân cận. Thêm vào đó, các tỉnh này cịn đưa ra
các chính sách phù hợp nhằm củng cố, thúc đẩy các ưu thế của mình. Chẳng hạn, tỉnh Bắc
Giang đưa ra chính sách(“Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 10 - Chi
tiết tin tức - Sở kế hoạch đầu tư,” n.d.) về việc mở rộng Cụm Công nghiệp Hợp Thịnh theo
Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 24/10/2011, được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Hợp Thịnh tỷ lệ 1/500 theo Quyết
định số 2182/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 và Quyết định số 1352/QĐ-UBND ngày
N h ó m 8 | T r a n g | 10


/>15/8/2019 (Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang), Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trao dự án này
cho Cơng ty


N h ó m 8 | T r a n g | 11


/>TNHH Eparks để “thực hiện dự án “Đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp, cho thuê
nhà xưởng” với mục tiêu hoạt động là đầu tư phát triển hạ tầng cụm cơng nghiệp và cho
th nhà xưởng”. Từ đó có thể thấy, trong thời gian tới, Bắc Giang đang đẩy mạnh việc
giải phóng mặt bằng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơng trình hạ tầng kỹ thuật của Cụm
cơng nghiệp, qua đó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư thứ cấp đến đầu tư kinh doanh.
Ở trên là một ví dụ về tỉnh Bắc Giang, nhưng ngồi Bắc Giang cịn có rất nhiều địa
phương khác có lợi thế và chính sách thích hợp. Vậy nên đã dẫn tới một thực tế là các địa
phương sở hữu các điều kiện nền thuận lợi tương đương nhau, nhưng dòng vốn đổ vào Việt
Nam là hữu hạn, do đó các nhà đầu tư nước ngồi sẽ đánh giá các chính sách khuyến khích
đầu tư của các địa phương từ đó rút ra kết luận địa điểm đầu tư để đạt lợi nhuận mong
muốn. Điều này dẫn tới phát triển xu hướng cạnh tranh khơng lành mạnh, thậm chí là
"cạnh tranh cùng chết", "cạnh tranh cùng xuống đáy" giữa các tỉnh. Thật vậy, các tỉnh thi
nhau thành lập khu công nghiệp, thi nhau xây dựng cảng biển; thu hút FDI bằng cách "hạ
giá địa phương mình"; gây khó khăn cho tỉnh bạn ví dụ như gây tranh chấp phát triển cảng
biển hay không phối hợp kết nối giao thông, "ngăn sông, cấm chợ" (cấm chuyển quặng ra
khỏi tỉnh, tiêu thụ "bia tỉnh ta"). Cụ thể ở các tỉnh miền Trung nước ta đã và đang xảy ra
tình trạng nhiều địa phương ven biển có một số lợi thế thì tự thân vận động và có được dự
án chọn thì sẽ triển khai còn những địa phương bất lợi hơn cũng mong muốn thu hút được
nguồn vốn thì đua nhau đưa ra các chính sách ưu đãi và nới lỏng các quy định nhằm kéo
các nhà đầu tư về địa phương mình. Nguyên nhân lý giải cho việc tại sao lại xảy ra tình
trạng này một phần đến từ điều kiện tự nhiên và các tỉnh cũng có nhiều đặc điểm và lợi thế
phát triển, thu hút nhà đầu tư tương tự nhau. Tuy nhiên cũng có một nguyên nhân khác đó
các tỉnh khơng có tính liên kết về mặt chính sách mà là mạnh ai nấy làm. Điều này dẫn đến
hai hệ quả, thứ nhất là các ưu đãi trực tiếp về đất đai hay thuế khóa gần như đã được sử
dụng hết ở các địa phương. Thứ hai là chất lượng các dự án không được kiểm duyệt kỹ
càng và kiểm sốt tiến đỗ dẫn đến nhiều dự án bị đình trệ, ảnh hưởng tới cảnh quan của địa

phương, lãng phí nguồn lực khi nhiều dự án vẫn cứ ở yên một chỗ trong nhiều năm và
không thể chuyển đổi sang hình thức khai thác được kinh tế. Bên cạnh đó, tiền lương/phúc
lợi của người lao động bị cắt giảm và lợi ích xã hội bị giảm sút(“63 nền kinh tế ‘tỉnh ta’
đua tranh, tổn thất to lớn tầm quốc gia | Báo Dân trí,” n.d.)
Nhưng bên cạnh mặt trái, cũng có những góc nhìn tích cực về vấn đề cạnh tranh thu
hút FDI giữa các địa phương. Rõ ràng FDI mang trong mình hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy các
địa phương nhận được đầu tư phát triển nền kinh tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, nâng
cao tay nghề người lao động,.. bên cạnh đó cịn góp phần hỗ trợ các khu vực nâng cận cùng
phát triển bằng cách tạo ra việc làm, cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến,...Một ví dụ tiêu
biểu là Hải Phịng và Hải Dương. Theo báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhờ sự đầu tư
mạnh mẽ của tập đoàn LG tổng thu hút vốn FDI của Hải Phòng vào năm 2021 đạt 5,149 tỷ,
cao nhất cả nước. Ngồi ra, dự tính trong nhiệm kỳ 2021-2026, thành phố Hải Phòng sẽ
cần thu hút khoảng 190.000 đến 200.000 lao động đến từ các địa phương khác. Bí thư Trần
N h ó m 8 | T r a n g | 12


/>Lưu Quang, Bí thư thành ủy Hải Phịng đề nghị thành phố Hải Phòng tiếp tục đưa ra các
giải pháp nhằm thu hút được nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển các khu cơng
nghiệp.(“Hải Phịng là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI,” n.d.) Cụ thể, Ban
Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đưa ra giải pháp là sẽ triển khai các thủ tục để xây dựng dự
án khu nhà công nhân của Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phịng, Cơng ty
TNHH Universal Scientific Industrial (USI), Công ty TNHH Việt Nam Pegatron và Công
ty TNHH Regina
Miracle International Việt Nam để hấp dẫn được người lao động địa phương khác (Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hải Phịng). Chính nhờ những chính sách như thế nên tỉnh giáp ranh với
Hải Phòng là Hải Dương đã diễn ra một sự dịch chuyển nguồn nhân lực lao động sang Hải
Phòng, giúp thúc đẩy thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương tỉnh Hải
Dương, qua đó giúp tỉnh Hải Dương cải thiện các vấn đề về kinh tế - xã hội. Điều này đã
góp phần chứng tỏ hiệu ứng lan tỏa của FDI, mang lại lợi ích to lớn khơng chỉ giới hạn
trong địa phương nhận đầu tư, mà cả các khu vực lân cận cũng phải mang tâm thế hội nhập

- kết nối - cùng phát triển.
3.2. Tác động của sự cạnh tranh đến các địa phương
3.2.1. Tác động tích cực
Trước đây có một số nghiên cứu (“Anwar, S. and Nguyen, L.P. (2010) Foreign
Direct Investment and Economic Growth in Vietnam. Asia Pacific Business Review, 16,
183-202.
- References - Scientific Research Publishing,” n.d.),... đã chỉ ra rằng nguồn vốn FDI đổ
vào các địa phương Việt Nam đều chịu tác động từ các yếu tố: quy mô thị trường, Cơ sở hạ
tầng, chất lượng lao động. Đặc biệt, một điểm chung của các nghiên cứu trên là đều ngầm
giả định rằng các địa phương khơng ảnh hưởng đến nhau trong q trình thu hút FDI. Tuy
nhiên, cũng đã có ý kiến cho rằng, giữa các địa phương đặc biệt là các địa phương có vị trí
địa lý gần nhau vẫn có sự tương tác và chia sẻ trong một số vấn đề, gồm: hệ thống quốc lộ,
lực lượng lao động.
Nghiên cứu (Esiyok and Ugur, 2015) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm quan
trọng liên quan đến sự cần thiết phải có sự phối hợp giữa các tỉnh thành nhằm thu hút FDI.
Qua đó, cho thấy FDI khơng những phụ thuộc vào chính bản thân mỗi địa phương mà cịn
phụ thuộc khơng nhỏ vào các địa phương khác. Và có cơ sở để tin rằng các địa phương có
thể phối hợp với nhau để tận dụng tính hấp dẫn của quy mơ thị trường, chất lượng lao động
nhằm thu hút FDI cho toàn vùng. Các chính sách thu hút lao động có chất lượng và tay
nghề, cung cấp chương trình nâng cao kiến thức, chuyên mơn của người lao động của một
địa phương sẽ có tác động lan tỏa đến nhiều địa phương trong vùng, làm gia tăng tính hấp
dẫn của tồn vùng.

N h ó m 8 | T r a n g | 13


/>Để nâng cao vị thế của mình, các địa phương đưa ra các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu thu hút FDI là yếu tố quan trọng để đi đến những kết quả như ý. Các địa
phương không chỉ dựa vào lợi thế thu hút ngồi mặt vị trí địa lý, sự đồng bộ về kết cấu hạ
tầng mà cịn đưa ra chính sách trải thảm đỏ qua các ưu đãi về thuế, tiền thuê đất cho các
nhà đầu tư nước ngồi. Xong để có được những dự án FDI có quy mơ lớn hơn, đem lại

được nhiều giá trị hơn thì việc liên kết vùng giữa các địa phương cạnh nhau cần có sự
chuyển biến rõ. Cuối năm 2021, các nhà chính sách đưa ra giả dụ như Thành phố Hưng
Yên, Hải Dương,
Hải Phòng và Quảng Ninh có dư địa rất tốt về đất đai để xây dựng hàng loạt khu công
nghiệp quy mô lớn, tạo thành một vùng đủ rộng để thu hút các doanh nghiệp lớn, doanh
nghiệp công nghệ cao vào đầu tư(Hiệp and Toàn, n.d.; “Tăng cường liên kết vùng kinh tế
trọng điểm bắc bộ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,” n.d.). Về hạ tầng những khu vực
này đã hoàn thiện đồng bộ từ đường cao tốc, cảng biển đến sân bay để có thể kết nối theo
vùng nhưng chưa có một sự liên kết giữa bốn địa phương để tận dụng những lợi thế sẵn
có.Họ nhận định rằng : “các tỉnh này có khả năng liên kết để đón nhận những dự án đầu tư
xứng tầm hơn nhưng chưa liên kết với nhau để hợp thành sức mạnh. Liệu tiếp tục để các
địa phương cạnh tranh nhau, vừa phân tán nguồn lực vừa làm giảm đi khả năng thu hút đầu
tư so với tiềm năng của đất nước thì có hợp lý khơng?”. Và đến tháng 9/2022
(NLD.COM.VN, 2022), các địa phương dẫn đầu về thu hút FDI như Vĩnh Phúc, Thái
Ngun, Hải Phịng, Bắc Giang đã có những kết quả ấn tượng. Nhờ những chính sách
cạnh tranh thu hút FDI khác nhau, các địa phương đều có hạ tầng giao thông thuận lợi và
đã liên kết thành hệ thống đường cao tốc kết nối giữa Hà Nội qua các sân bay, khu cảng
biển tại các tỉnh. Hạ tầng ở các địa phương này được chú trọng và kết nối tạo thuận lợi cho
việc triển khai xây dựng các nhà máy của các nhà đầu tư. Thành phố Hải Phịng để duy trì
dẫn đầu cả nước về thu hút FDI thì cũng nghiên cứu kỹ lưỡng, đưa ra các chính sách để
phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng đặc biệt là mang tính liên kết vùng thay vì bằng mọi
giá thu hút được vốn mà đưa ra các chính sách ưu đãi khơng hợp lý. 3.2.2. Tác động tiêu
cực
Bên cạnh tác động tích cực do sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các địa phương trong thu
hút FDI thì tác động tiêu cực gây ra nhiều hệ quả và cần được quan tâm nhiều hơn. Theo
nghiên cứu (Hoang and Goujon, 2014), sử dụng mơ hình SEM với ma trận nhị phân và ma
trận khoảng cách cho FDI thuộc 2 giai đoạn 2001–2006 và 2007–2010. Kết quả cho thấy
các tỉnh thành cạnh tranh nhau trong việc thu hút vốn FDI. Theo đó, nguồn vốn FDI khi đổ
vào một tỉnh thì sẽ làm giảm nguồn vốn FDI vào các tỉnh lân cận cho cả hai giai đoạn.
Đi cùng với sự trỗi dậy của các ngôi sao mới như Bến Tre, Hải Dương, Hà Nam, vốn

FDI đổ vào các vùng đất truyền thống như Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Hà
Nội sụt giảm đáng kể. Nếu như năm 2019, 4 địa phương gồm Tp. HCM, Hà Nội, Bình
Dương, Đồng Nai hút 58,7% vốn FDI đăng ký vào Việt Nam thì 10 tháng đầu năm 2020 tỷ
trọng của nhóm này chỉ còn chiếm 37,5%. Sự chuyển dịch vốn FDI về những vùng lân cận
N h ó m 8 | T r a n g | 14


/>và vùng đất mới là sự diễn tiến tự nhiên khi các địa phương gần nhau được xem là có ảnh
hưởng đến nhau trong thu hút FDI. (“Những ‘ngôi sao’ âm thầm hút mạnh vốn FDI |
MBS,” n.d.)

Biểu đồ 4. Dịch chuyển dòng vốn giữa các địa phương ở Việt Nam giai đoạn 20162020
(Nguồn: Số liệu
MPI) Nguồn vốn FDI vào một địa phương cụ thể sẽ có thể làm giảm FDI vào địa phương
láng giềng. Các địa phương thu hút được nhiều FDI, thì trình độ phát triển kinh tế - xã hội
cao hơn, nảy sinh tình trạng phát triển khơng đồng đều giữa các địa phương. Một số ví dụ
có thể kể đến như là sự chênh lệch trong lượng vốn FDI ở 2 tỉnh Bình Dương và Bình
Phước. Bình Phước và Bình Dương cùng được tách từ tỉnh Sơng Bé hơn 20 năm
trước(“Hóa giải chênh lệch về thu hút vốn FDI,” n.d.). Dù Có điều kiện khá tương đồng,
song sau 30 năm thu hút FDI, trong khi Bình Dương đứng ở vị trí thứ 3 cả nước, với trên
30,8 tỷ USD, thì Bình Phước lại quá khiêm tốn. Tương tự, Vĩnh Phúc và Phú Thọ được
tách từ tỉnh Vĩnh Phú cách đây hơn 20 năm. Phú Thọ thực chất có nhiều lợi thế hơn, do có
TP. Việt Trì, với các khu công nghiệp và cảng sông. Song sau 20 năm, Vĩnh Phúc đã vượt
lên trở thành một trong các địa phương có kinh tế phát triển khá trong cả nước.
Từ đó giải thích được tính cạnh tranh trong thu hút FDI giữa các địa phương. Đặc
biệt, về yếu tố chính sách, vẫn tồn tại tình trạng các địa phương đang cạnh tranh với nhau
bằng cách đưa ra các ưu đãi về thuế, phi thuế vượt khung chính sách, cấp đất quá lớn cho
dự án FDI mà không căn cứ vào quy hoạch. Cụ thể, về chính sách thuế, một số địa phương
với mục đích thu hút FDI đã đưa ra mức ưu đãi thuế, diện ưu đãi rộng và dàn trả đối với
các doanh nghiệp nước ngoài, ngoài ra cịn có ưu đãi về ân hạn thuế. Điều này có thể dẫn

đến các chi phí ưu đãi thuế mang tính dư thừa, có khả năng vượt lợi ích mà FDI mang lại.
Cùng với các ưu đãi về thuế, các ưu đãi phi thuế cũng được áp dụng khá phổ biến, thể hiện
N h ó m 8 | T r a n g | 15


/>rõ nét về các ưu đãi đất đai như các hình thức cho thuê đất dài hạn; áp dụng miễn, giảm
tiền thuế đất cho các dự án ở vùng sâu vùng xa hặc các khu vực có nhu cầu đẩy mạnh sản
xuất. Bên cạnh đó, việc thu hút FDI đang bị gắn với thành tích chính trị của các lãnh đạo
địa phương. Điều này phần nào ảnh hưởng đến các chính sách thu hút FDI, từ đó tính hiệu
ứng dài hạn của FDI đối với địa phương đó có thể dần bị mất đi. Tuy nhiên, ở chiều ngược
lại các chủ đầu tư lại khai thác vấn đề này rất tốt. Với một dự án đầu tư, nhà đầu tư đã khảo
sát nhiều địa phương cùng một lúc, chính vì vậy, khi đến địa phương này, bị từ chối vì một
số lý do như nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Tuy nhiên, sang địa phương lân cận, thậm
chí địa phương này còn đầu nguồn nước của tỉnh vừa từ chối thì lại chấp nhận. Tình trạng
trên phần nào đã dẫn đến xu hướng cạnh tranh xuống đáy giữa các địa phương trong thu
hút FDI ở Việt Nam. (Tráng, 2020)
Với tình trạng cạnh tranh xuống đáy, bên cạnh việc mang đến một số lợi ích ngắn hạn
thì có rất nhiều mặt hạn chế. Khi mà địa phương nào cũng dùng các ưu đãi trên để thu hút
FDI nước ngồi thì kết quả sẽ là không địa phương nào sẽ được lợi trong dài hạn mà ngân
sách nhà nước còn bị thất thu. Bên cạnh đó, cịn có một số hạn chế khác như là mức độ
thấp về công nghệ, chuyển giao công nghệ và mối liên kết với các công ty trong nước,
cũng như đóng góp của FDI cho nguồn thu chính phủ khơng tương xứng với mức độ ưu đãi
dành cho FDI, đồng thời góp phần tạo ra sân chơi khơng bình đẳng cho các doanh nghiệp
tư nhân trong nước. Việc doanh nghiệp nước ngoài quyết định đầu tư vào một địa phương
hay một vùng nào đó khơng phải chỉ vì mỗi ưu đãi về thuế mà cịn là sự ổn định của môi
trường thể chế, môi trường kinh doanh, chất lượng lao động…Cho nên cần có những ưu
đãi, chính sách phù hợp để hạn chế tình trạng cạnh tranh xuống đáy.
(Diendandoanhnghiep.vn, n.d.; Hàng, 2020; Minh, 2020)
3.3. Kết luận
Nghiên cứu này nhằm cung cấp dữ liệu, đặc biệt trên phương diện chính sách, từ đó

đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình cũng như tác động trong việc thu hút FDI của các
địa phương ở Việt Nam. Kết quả cho thấy vai trò quan trọng của địa phương trong thu hút
FDI với sự phân cấp quản lý đầu tư hiện nay. Sự chênh lệch trong dòng vốn FDI giữa các
địa phương dẫn đến tình trạng phát triển khơng đồng đều giữa các địa phương, phần nào
làm tăng xu hướng cạnh tranh. Bên cạnh đó, có bằng chứng cho thấy FDI khơng những phụ
thuộc vào chính bản thân mỗi địa phương mà cịn phụ thuộc khơng nhỏ vào các địa phương
khác. Và rõ ràng, trong vấn đề cạnh tranh thu hút FDI, có thể thấy vừa tồn tại những yếu tố
mang tính cạnh tranh giữa các địa phương, vừa tồn tại yếu tố mang tính hợp tác.Thơng qua
q trình nghiên cứu cho thấy yếu tố cạnh tranh có thể vượt trội hơn và có những tác động
tiêu cực đến nền kinh tế đất nước, chính quyền trung ương và địa phương cần chuyển
khuynh hướng cạnh tranh thành hợp tác để cùng đẩy mạnh thu hút FDI. Và có cơ sở để tin
rằng các địa phương có thể phối hợp với nhau để tận dụng tính hấp dẫn của quy mô thị
trường, chất lượng lao động nhằm thu hút FDI cho tồn vùng. Việt Nam cần nhanh chóng
N h ó m 8 | T r a n g | 16


/>từ bỏ việc thu hút FDI bằng cách cho ưu đãi về thuế và ưu đãi thuế quan khác mà chuyển
sang thu hút FDI bằng những điều kiện căn bản như về điều kiện kỹ năng lao động, cơ sở
hạ tầng, dịch vụ cung ứng,… Đầu tư cho những điều này chính là đầu tư cho những yếu tố
căn bản để phát triển nền kinh tế đất nước. Cần hạn chế việc các địa phương cạnh tranh thu
hút FDI cũng bằng biện pháp ưu đãi thuế.
4. Tài liệu tham khảo
63 nền kinh tế “tỉnh ta” đua tranh, tổn thất to lớn tầm quốc gia | Báo Dân trí [WWW
Document], n.d. URL (accessed 10.2.22).
Anwar, S. and Nguyen, L.P. (2010) Foreign Direct Investment and Economic Growth in
Vietnam. Asia Pacific Business Review, 16, 183-202. - References - Scientific Research
Publishing
[WWW
Document],
n.d.

URL
/>ferenceid=2577174 (accessed 10.2.22).
Chiến N.Đ., Linh H.T., Zhong Z.K., 2012. FDI TẠI BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI
MIỀN TRUNG VIỆT NAM: MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU VỚI GDP, SỰ CẠNH
TRANH
GIỮA CÁC TỈNH THÀNH, VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT PHÁP. Hue University
Journal of Science (HU JOS) 72.
Diendandoanhnghiep.vn, n.d. 30 năm thu hút FDI: “Cẩn trọng cuộc đua cạnh tranh xuống
đáy giữa các địa phương” | Kinh tế [WWW Document]. />URL
(accessed 10.2.22).
Dunning, J.H., 1977. Trade, Location of Economic Activity and the MNE: A Search for an
Eclectic Approach, in: Ohlin, B., Hesselborn, P.-O., Wijkman, P.M. (Eds.), The
International Allocation of Economic Activity: Proceedings of a Nobel Symposium Held at
Stockholm. Palgrave Macmillan UK, London, pp. 395–418. />Esiyok, B., Ugur, M., 2015. A SPATIAL REGRESSION APPROACH TO FDI IN
VIETNAM.
The
Singapore
Economic
Review
62,
1550115.
/>Hải Phòng là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI [WWW Document], n.d.
URL
/>228636.html (accessed 10.2.22).

N h ó m 8 | T r a n g | 17


/>Hàng T.B.N., 2020. Thu hút FDI: Cuộc đua xuống đáy hay lên đỉnh [WWW Document].
Thời Báo Ngân Hàng. URL (accessed 10.2.22).

Hiệp N., Toàn P.V., n.d. LIÊN KẾT GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: TRƯỜNG HỢP LIÊN KẾT VỚI CÁC ĐỊA
PHƯƠNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH 7.
Hổ Đ.P., Trung H.M., 2011. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LỊNG CỦA NHÀ
ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP - MƠ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG
VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH. Tạp chí Phát triển Kinh tế 30–37.
Hóa giải chênh lệch về thu hút vốn FDI [WWW Document], n.d. URL
(accessed
10.1.22).
Hoang, H.H., Goujon, M., 2014. Determinants of foreign direct investment in Vietnamese
provinces: a spatial econometric analysis. Post-Communist Economies 26, 103–121.
/>Kinh tế học quản lý - Chương 7: lý thuyết trò chơi và tư duy chiến lược - Tài liệu, ebook
[WWW Document], n.d. URL (accessed 10.2.22).
LIÊN KẾT VÙNG TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN | hgam nguyen - Academia.edu
[WWW
Document],
n.d.
URL
/>T%E1%BB%AA_L%C3%9D_LU%E1%BA%ACN_%C4%90%E1%BA%BEN_TH%E1
%BB%B0C_TI%E1%BB%84N (accessed 10.2.22).
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam - TaiLieu.VN [WWW Document], n.d. URL
(accessed 10.2.22).
Lucas, R.J., 1988. On the mechanics of economic development. Journal of Monetary
Economics 22, 3–42.
mạng V., n.d. Nghiên Cứu Khoa Học Trong Quản Trị Kinh Doanh - Sách của Nguyễn
Đình Thọ - Sách của Nguyễn Thị Mai Trang - GIẢM 21% [WWW Document].
Vinabook.com - Nhà sách trên mạng. URL (accessed 10.2.22).
Minh P., 2020. Cạnh tranh thu hút FDI bằng ưu đãi thuế, đất đai là “cuộc đua xuống đáy”
[WWW


Document].

Nhịp

sống

kinh

tế

Việt

Nam

&

Thế

giới.

URL

N h ó m 8 | T r a n g | 18


/> (accessed 10.2.22).
Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 10 - Chi tiết tin tức - Sở kế hoạch đầu

[WWW

Document],
n.d.
URL
/>nhung-chinh-sach-quan-trong-co-hieu-luc-trongthang-10 (accessed 10.2.22).
Những “ngôi sao” âm thầm hút mạnh vốn FDI | MBS [WWW Document], n.d. URL
(accessed 10.2.22).
NLD.COM.VN, 2022. Điểm sáng thu hút vốn FDI [WWW Document]. .
URL (accessed 10.2.22).
Romer, P.M., 1986. Increasing Returns and Long-Run Growth. Journal of Political
Economy 94, 1002–1037.
Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2021 – General Statistics Office of Vietnam [WWW
Document],
n.d.
URL
(accessed 9.29.22).
tailieuXANH - Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương [WWW Document], n.d.
URL
(accessed 10.2.22).
Tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
[WWW Document], n.d. . TapChiTaiChinh. URL (accessed 10.1.22).
Top 10 địa phương dẫn dầu về thu hút FDI, thu ngân sách [WWW Document], n.d. URL
(accessed 9.30.22).
Tráng Đ.C., 2020. CHÍNH SÁCH CƠNG NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
CẠNH
TRANH.
Journal
of
Science
/>
and


Technology

-

IUH

43.

TTWTO VCCI - (Thông tin thị trường) FDI Australia tại Việt Nam: Diễn tiến tình hình
FDI của Việt Nam qua các năm [WWW Document], n.d. URL
(accessed 10.2.22).

N h ó m 8 | T r a n g | 19


/>
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Số dự án đầu tư vào các tỉnh giai đoạn 2016-2021
Địa phương
TP. Hồ Chí Minh
Hà Nội
Bắc Ninh
Bình Dương
Long An
Đà Nẵng
Đồng Nai
Hải Phịng
Bắc Giang
Hải Dương

Hà Nam
Vĩnh Phúc
Bà Rịa - Vũng Tàu
Hưng n
Bình Phước
Tây Ninh
Phú Thọ
Quảng Nam
Thanh Hóa
Thái Ngun
Vĩnh Long
Quảng Ninh
Thừa Thiên Huế
Nghệ An
Nam Định
Bình Thuận
Khánh Hịa
Cần Thơ
Hà Tĩnh
Ninh Bình
Thái Bình
Bình Định
Tun Quang
Kiên Giang
Sóc Trăng
Quảng Ngãi

2016
836
453

185
256
122
74
91
52
53
29
31
30
18
42
20
24
13
18
15
23
7
10
9
9
14
10
8
8
9
5
9
10

2
1
9

2017
864
542
184
189
97
66
83
57
69
48
18
44
25
37
24
24
15
18
15
12
3
7
5
4
16

6
4
4
7
8
11
9
1
7
1
7

2018
1029
622
173
215
86
102
125
111
67
44
42
59
45
29
29
30
13

29
16
14
11
7
8
5
15
7
6
8
12
6
9
1
4
3
14

2019
1320
879
247
243
146
131
121
87
76
67

61
60
49
44
41
35
33
26
25
18
18
16
12
11
9
8
8
7
7
7
7
6
6
5
5
4

2020
950
496

153
133
113
83
69
79
35
32
33
28
31
22
48
15
0
8
14
20
6
16
6
10
16
6
5
5
2
7
11
4

1
1
2
3

2021
633
362
126
75
54
40
51
48
21
17
20
27
21
28
49
16
15
7
11
15
6
10
3
9

3
2
1
5
0
7
6
4
1
0
0
2

TỔNG
5632
3354
1068
1111
618
496
540
434
321
237
205
248
189
202
211
144

89
106
96
102
51
66
43
48
73
32
33
35
33
46
50
42
10
19
12
39

N h ó m 8 | T r a n g | 20



×