Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Skkn một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.56 KB, 18 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG
TRƯỜNG MẦM NON TUỔI HOA

MÃ N

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

“Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi
cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ”

Lĩnh vực: Giáo dục nhà trẻ
Cấp học: Mầm Non
Họ và tên: Đồn Thị Lý
Đơn vị cơng tác: Trường Mầm Non Tuổi Hoa
Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC 2021-2022


1

MỤC LỤC
TT

Nội dung

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang
2



1.Lý do chọn đề tài

2

2.Nhiệm vụ đề tài

3

3.Phạm vi nghiên cứu

3

4. Thời gian nghiên cứu và áp dụng

3

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3

1. Cơ sở lý luận

3

2. Thực trạng

4

2.1.Thuận lợi


4

2.2.Khó khăn

5

2.3. Đánh giá thực trạng đồ dùng, đồ chơi ở trường mầm non.

5

2.4. Tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi đối với sự phát
triển của trẻ mầm non.

5

3. Biện pháp

7

3.1.Tuyên truyền

7

3.2.Nghiên cứu tài liệu

8

3.3. Chọn nguyên vật liệu


8

3.4 Chọn mẫu đồ chơi

8

3.5. Tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải

8

3.6. Hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi

9

4. Hiệu quả và lợi ích của ứng dụng

18

5. Kết quả đạt được

19

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

20

IV. KẾT LUẬN

20



2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò
chơi của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ, là những phương tiện trẻ dùng để vui
chơi, là những đồ vật cụ thể giúp trẻ cầm, nắm dễ dàng…giúp trẻ tìm hiểu khám
phá thế giới xung quanh, làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ
vật khác nhau , biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động
của con người, còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa
người với người trong xã hội và dần dần biết gia nhập vào những mối quan hệ
đó. Đồ chơi cịn có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển các chức năng
tâm lý, góp phần hình thành nhân cách ở trẻ trong đó việc phát triển tình cảm
thẩm mỹ rất quan trọng.   Có những đồ chơi thơi thúc trẻ tập nói, phát triển ngơn
ngữ và làm phong phú thêm vốn từ. Những đồ chơi lắp ráp hay phương tiện giao
thông giúp trẻ rèn luyện các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh,
phân loại,…làm phát triển tư duy ở trẻ thơ một cách hoàn thiện.
Trong thực tế qua nhiều năm giảng dạy, hàng ngày được tiếp xúc với trẻ
được xem trẻ chơi, tơi nhận thấy rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ
chơi mới lạ, đặc biệt là những đồ chơi trẻ cùng cơ làm ra. Trong khi đó nhiều đồ
chơi hiện có trong lớp lại khơng mạng tính phổ biến hạn chế về số lượng và ít
thay đổi, vì vậy trẻ thường khơng phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các
hoạt động phát triển nhận thức.
Trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid, các nguyên vật liệu phế thải sẵn có trong
hầu hết mọi gia đình có thể được tái chế thành những sản phẩm trị chơi trí tuệ
cho trẻ, giúp trẻ tư duy sáng tạo và bớt lệ thuộc vào các thiết bị điện tử.Từ
những lí do trên bản thân tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm làm đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ”.



3

2. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
- Tìm ra một số cách làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ các ngun vật
liệu dễ tìm dễ làm.
- Khuyến khích giáo viên thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ các
hoạt động học có chủ đích, tổ chức hoạt động góc và trang trí lớp theo chủ đề.
- Hướng dẫn học sinh và phụ huynh cùng trẻ làm đồ chơi tự tạo tại nhà.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài nghiên cứu một số kinh nghiệm làm đồ chơi tự tạo đồng thời đưa ra một
số cách làm đồ dùng,đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có và các nguyên liệu:
vỏ chai, can nhựa, vỏ sữa, xốp mút, dạ màu…..
4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG
- Từ những năm 2011, tôi về trường Mầm non Tuổi Hoa cơng tác đến nay, tơi
ln tích cực làm đồ dùng, được tự tạo, tìm tịi nghiên cứu cách làm mới, tham
gia các chương trình làm đồ dùng đồ chơi hằng năm và qua thời gian đó tơi đã
rút ra một số biện pháp sau:
+ Có kế hoạch sưu tầm, nghiên cứu nguyên vật liệu, cách làm mới.
+ Phối hợp với Phụ huynh trong công việc thu gom phế liệu.
+ Tuyên truyền nhận thức cho Phụ huynh cũng như học sinh về việc làm đồ
dùng, đồ chơi.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Với đối tượng trẻ mầm non tư duy của trẻ là tư duy trực quan bằng hình
tượng, nên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan
trọng. Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi này rất thích tự tìm tịi, khám phá những điều mới
lạ trong cuộc sống, qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và
hiểu biết nhiều hơn. Nếu trong một tiết học, cơ khơng sử dụng đồ dùng trực
quan thì sẽ khơng thu hút được sự chú ý của trẻ và trẻ chóng chán, khiến chất



4

lượng dạy và học không cao. Đồ dùng trực quan là một minh họa sinh động để
giúp trẻ chú ý và tiếp thu một cách nhanh chóng nội dung vấn đề cô cần truyền
đạt. Đồ chơi tự tạo là dụng cụ học tập đơn giản dễ dàng phục vụ hoạt động chơi
mà học của trẻ, cách thức chơi với đồ chơi và những đồ chơi mà trẻ thích phải
thay đổi theo sự phát triển của trẻ. Càng có nhiều cách để trẻ chơi với một đồ
chơi thì trẻ càng học được nhiều.
Đồ chơi tự làm là tích hợp một vài ý tưởng , những kiến thức về làm đồ chơi
và đặc điểm tâm lý của trẻ , sự khéo léo của chủ thể trong sáng tạo, dùng chính
những nguyên vật liệu mở (vật liệu cũ, đồ phế thải ) để tái tạo ra các sản phẩm
đồ chơi cho trẻ và qua đó giúp trẻ khám phá ra nhiều loại đồ chơi, tham gia
trong quá trình vui chơi , đáp ứng nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ mầm non,
đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ thuở ban đầu, góp
phần hình thành cho trẻ mầm non kỹ năng, thói quen tốt về bảo vệ môi trường,
xây dựng mội trường ngày càng trong sạch, thân thiện hơn.
Bằng những đôi bàn tay khéo léo và nhiều ý tưởng sáng tạo đồ dùng đồ chơi
đã được giáo viên sử dụng đưa vào giảng dạy tạo môi trường giáo dục trẻ ở mọi
lúc mọi nơi và trong các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
“ Ứng dụng làm đồ chơi tự tạo cho trẻ nhà trẻ bằng nguyên vật liệu mở ”
với mục đích góp phần giải “ Bài tốn con nhà nghèo” nhằm đáp ứng nhu cầu đồ
chơi cho trẻ ở những vùng khó khăn với mong muốn được chia sẻ những sáng
kiến kinh nghiệm của tôi với các cô giáo đồng nghiệp trong “ Sự nghiệp trồng
Người”.
2. THỰC TRẠNG
2.1. Thuận lợi
- Bản thân tôi được công tác tại trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo
PGDĐT-Quận Hai Bà Trưng của Ban Giám Hiệu trường đầu tư về CSVC tạo

điều kiện cho giáo viên học hỏi chuyên môn của trường bạn.


5

- Mặt khác đa số phụ huynh quan tâm đến việc học hành của con em, phối hợp
thường xuyên với giáo viên đóng góp nguồn nguyên vật liệu để giáo viên làm đồ
dùng đồ chơi cho trẻ.
- Bản thân tôi có năng khiếu trong việc sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi.
- Đội ngũ giáo viên trong trường tham gia nhiệt tình trong việc làm đồ dùng đồ
chơi.
2.2. Khó khăn
- Cơng việc của một số cha mẹ học sinh cịn bận rộn nên chưa giành nhiều thời
gian cho việc làm đồ dùng đồ chơi cùng với trẻ.
- Một số giáo viên trong trường khơng có năng khiếu làm đồ dùng đồ chơi còn
hạn chế.
2.3. Đánh giá thực trạng đồ dùng,đồ chơi ở trường mầm non.
- Trường tơi có 14 lớp cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, 100% các lớp có góc đồ
chơi, đầy đủ đồ chơi.
- Tuy nhiên phần lớn đồ chơi là đồ chơi công nghiệp như búp bê, ghép hình ơ tơ.
Ít có các đồ chơi tự tạo được làm từ nhiều lại nguyên vật liệu sẵn có , kích thích
sự sáng tạo của trẻ.
- Đồ chơi nhiều nhưng ít thay đổi mẫu mã nên dễ gây nhàm chán cho trẻ . Một
số đồ dùng đồ chơi chưa đảm bảo tính an tồn, màu sắc chưa hấp dẫn trẻ.
2.4. Tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ
mầm non
Vai trò và ý nghĩa của đồ chơi thật to lớn và sâu sắc, là nhu cầu tự nhiên
không thể thiếu đối với cuộc sống tinh thần đối với mỗi đứa trẻ. Đồ chơi được
lựa chọn đúng đắn sẽ thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ em. Có những đồ chơi
giúp phát triển các cơ quan thụ cảm, những đồ chơi mơ phỏng các đồ vật giúp

trẻ nắm được hình dáng, cấu tạo, cơng dụng và phương thức sử dụng. Có những
đồ chơi thơi thúc trẻ tập nói, phát triển ngơn ngữ và làm phong phú thêm vốn từ.


6

Những đồ chơi lắp ráp hay phương tiện giao thông giúp trẻ rèn luyện các thao
tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại
Ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới như : Hoa Kỳ, Nhật Bản…nghành công
nghiệp sản xuất đồ chơi là một nghành mang lại lợi nhuận cao. Hiện nay, đồ
chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, nhất là đồ chơi ngoại, thơi thì đủ
thứ, nào là các loại xe cơ giới, nào là siêu nhân, đồ chơi điện tử,…Tuy nhiên, xét
về phương diện giáo dục thì nhiều đồ chơi khơng phù hợp với trẻ, không thể đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm
non. Nhu cầu về đồ chơi rất lớn và vai trò của đồ chơi là đặc biệt hết sức quan
trọng đối với trẻ mầm non, thế nhưng ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa
thì đồ chơi lại là một thứ xa xỉ đối với mỗi đứa trẻ và điều đó cũng ảnh hưởng
đến sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở đó như thế nào.
Điều quan trọng nhất là đồ chơi phải an toàn đối với bé, kế đến là giúp kích
thích óc sáng tạo và trí thơng minh của bé. Thơng qua phương tiện đồ chơi, dạy
cho con trẻ rất nhiều điều về cuộc sống kỳ diệu xung quanh, về sự sẻ chia, tình
yêu gia đình, tình bạn, tình yêu thiên nhiên…
Muốn làm được điều này, giáo viên cần nắm được những tiêu chí cơ bản khi
làm đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu mở : Đảm bảo tính sư phạm (có
tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm, khám phá khoa học, hấp dẫn, kích
thích trí tị mị của trẻ; trẻ có thể thao tác với đồ chơi trong nhiều trị chơi); Đảm
bảo tính phù hợp, an tồn ( Màu sắc, kích thước phù hợp, an tồn, khơng độc
hại, không nguy hiểm.Cần vệ sinh các sản phẩm trước khi tái chế thành đồ
chơi); Đảm bảo tính phổ biến ( Ngun liệu sẵn có, dễ tìm ở địa phương, có thể
sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau) ; Đảm bảo tính sáng tạo (Từ

một loại vật liệu có thể tạo hình thành nhiều đồ chơi khác nhau; có ý tưởng mới
trong khai thác, sử dụng)…Cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu
cần thiết, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những


7

nguyên vật liệu nào mà trẻ có thể sưu tầm được.
Như vậy, đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo có ý nghĩa và tác dụng rất tốt
góp phần to lớn trong giáo dục, phát triển trẻ toàn diện, qua quá trình thực
nghiệm trên lớp trong nhiều năm giảng dạy, khi trẻ chơi với đồ chơi sáng tạo và
độc đáo này giúp cho trẻ phát triển rất nhiều mặt:
• Phát triển các giác quan, phát triển vận động: Luyện vận động các cơ tay, sự
khéo léo của bàn tay, ngón tay và luyện các vận động đi chạy, nhảy, bật. Trẻ biết
cầm, nắm, lăn xoay; biết phối hợp tay và mắt: xâu, xếp, lắp ghép…
• Phát triển trí tuệ, phát triển nhận thức: Luyện các giác quan ( thị giác, thính
giác, xúc giác…), nhận biết mơi trường xung quanh, so sánh đặc điểm, định
hướng không gian, giải quyết vấn đề…Trẻ phân biệt được kích thước to – nhỏ,
cao-thấp, tính chất cứng – mềm, màu sắc của đối tượng…
• Phát triển ngơn ngữ: Trẻ nói được rất nhiều và phát triển hơn so với yêu cầu
thực tế, thông qua quá trình chơi trẻ thể hiện thái độ tình cảm của mình với mơi
trường xung quanh, phát triển hành vi, ngơn ngữ giao tiếp trong nhóm trẻ ….
Cung cấp vốn từ, kích thích trẻ nói, giúp trẻ làm quen với thơ, truyện….
• Phát triển cảm xúc, tình cảm: Trẻ vui, tị mị, thích thú, thoải mái cười nói.gợi
cho trẻ cảm xúc, tình cảm khác nhau ( Vui nhộn, thoải mái, âu yếm, nhẹ
nhàng…)
• Phát triển xã hội: Biết hợp tác, chia sẻ, quan tâm đến mọi người, thỏa thuận…
3. BIỆN PHÁP
3.1.Tuyên truyền
- Phối hợp với giáo viên trong lớp để lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi.

- Tuyên truyền với PH về tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi với trẻ mầm non,
đặc biệt là đồ dùng đồ chơi tự tạo. Khuyến khích phụ huynh tham gia vào việc
cùng trẻ làm đồ chơi tự tạo ở nhà để trẻ có thể tránh xa các thiết bị điện tử.Từ đó
sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu giúp giáo viên trong việc làm đồ dùng đồ chơi.


8

3.2.Nghiên cứu tài liệu
- Tham khảo, nghiên cứu tài liệu, cách hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi từ sách
báo.
- Học tập kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo từ các trường bạn và đồng
nghiệp.
- Học tập kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải ở các
nước trên thế giới qua mạng internet, trên các kênh youtobe.
3.3. Chọn nguyên vật liệu:
Vật liệu cô và trẻ thu nhặt để làm đồ chơi phải đảm bảo các yếu cầu sau:
+ Không gây ngộ độc cho trẻ
+ Không có gai, góc nhọn
+ Không quá cứng hoặc quá mềm
+ Sạch sẽ , vệ sinh
+ Phải dễ tìm kiếm
+ Gần gũi với sinh hoạt hàng ngày
3.4 Chọn mẫu đồ chơi
Có thể chọn mẫu đồ chơi để trẻ tự làm hoặc chọn mẫu đồ chơi cô(bố mẹ) làm
cho trẻ chơi, tùy theo vật liệu cô trẻ thu nhặt có ở địa phương. Cô có thể sáng tạo
ra những mẫu mới. Những mẫu đồ chơi để trẻ tự làm cần đảm bảo các yêu cầu
sau:
+ Nhằm mục đích giáo dục
+ Trẻ làm được và dùng được

+ Đảm bảo thẩm mỹ, an toàn
+ Đa năng, sử dụng được nhiều trong hoạt động của trẻ
3.5. Tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải
Tận dụng những đồ vật phế thải ở xung quanh và luôn tạo điều kiện cho trẻ
được học, được chơi, được tham gia vào quá trình làm đồ chơi cùng với cô giáo


9

một cách hứng thú; thỏa mãn ở trẻ nhu cầu được hoạt động tìm tịi, khám
phá….Có như vậy thì kỹ năng, tư duy của trẻ mới được phát triển tốt hơn.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay mà nhất là tại thành phố các phế phẩm từ gia
đình vơ cùng phong phú : các vỏ hộp bánh kẹo, lõi giấy vệ sinh, các túi, nắp
chai, chai nhựa, tạp chí…là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để cho cô,
các bậc phụ huynh và trẻ có thể làm được đồ chơi cho mình. Tuy nhiên, để
chương trình giáo dục này càng thêm phong phú, chúng ta có thể tư vấn cho phụ
huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như : các loại hạt ngũ
cốc, rau củ quả tươi và khô, nhánh cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại nui, vỏ
trứng, len, mo cau, vỏ sị… Giáo viên khơng nên đặt ra trước loại sản phẩm, bắt
trẻ làm theo một cách thụ động mà chỉ nên gợi ý cho trẻ tự chọn màu sắc, hướng
dẫn thao tác, cách làm đồ chơi… Sau đó, giáo viên mới hướng dẫn cụ thể
phương pháp thực hiện với từng loại đồ chơi sao cho phù hợp với từng trẻ.
3.6. Hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi
a. Mơ hình nhà từ các vỏ can nhựa
Nguyên liệu:
Các loại can nhựa đựng nước giặt,nước rửa bát.dạ xốp các màu, keo nến, xốp
bitis, thú nhồi bông các nhân vật: mèo, gấu, thỏ…
Cách làm:
Vệ sinh sạch sẽ các can nhựa, bóc lớp ni long bên ngồi, tem, nhãn mác của các
can nhựa đó.

Vẽ định hình ngơi nhà: Cửa ra vào, cửa phụ, cửa sổ, rèm cửa xung quanh nhà.
Dùng dạ xốp trang trí đường viền xung quanh cửa và rèm, cắt hình hoa lá, cỏ,
mây… trang trí cho ngơi nhà.
Ảnh 1:Mơ hình nhà đa năng được làm từ vỏ can nhựa


10

Làm quen tác phẩm văn học: Sử dụng làm sa bàn trong các hoạt động kể
truyện, thơ: Truyện “ Quả trứng”, “Vịt con lơng vàng” “… qua đó giúp trẻ hứng
thú, phát triển khả năng quan sát, chú ý có chủ định cho trẻ.
Ảnh 2: Sa bàn dạy truyện cho trẻ
Tạo hình: Sử dụng mơ hình ngơi nhà như một đồ trang trí, gợi ý trẻ trong các
hoạt động nặn, tô màu, dán…
Phát triển thể chất: Sử dụng vỏ hộp sữa chua lắp ghép lại thành đường ngoằn
ngoèo, giúp trẻ phối hợp giữa chân và tay, phát triển sự khéo léo .
Ảnh 3: Tiết học sử dụng đồ dùng tự tạo

Ảnh 4: Tiết học sử dụng đồ dùng tự tạo
b. Búp bê ngộ nghĩnh
Chuẩn bị
- Vỏ chai sữa tươi Fristi
- Quả bóng bàn (màu vàng)
- Nắp chai nhựa (hoặc nắp chai bia)
- Mút xốp
- Một túm len (màu vàng hoặc da cam...)
- Hồ dán, băng dính hai mặt, Bút dạ màu đen.
Cách làm.
- Dùng vỏ chai sữa tươi Fristi làm thân búp bê (có thể bóc nhãn mác của chai rồi
trang trí lại hoặc giữ nguyên tuỳ thích).

- Dùng hồ dán để gắn quả bóng bàn lên trên miệng của vỏ chai sữa để làm đầu.


11

Buộc túm len lại ở giữa (để dấu nốt buộc) và dùng hồ (hoặc băng dính hai mặt)
dán “tóc” lên đầu cho Búp bê.
- Dùng bút dạ vẽ các bộ phận trên mặt “Búp bê”.

Ảnh 5: Rối búp bê
c. Con sâu
Chuẩn bị
- 4 chiếc cốc đựng thạch.
- 1 đoạn dây điện nhỏ dài khoảng 5cm
- Giấy màu, bút dạ, băng dính.
Cách làm
- Úp những chiếc cốc xuống và dùng băng dính để dính chúng xát lại với nhau.
- Uốn cong đoạn dây điện rồi dùng băng dính để dính đoạn dây lên phần đầu của
chiếc cốc đầu tiên, thế là chú sâu đã có đơi râu thật ngộ nghĩnh.
- Dùng giấy màu hoặc bút dạ để dán/ vẽ trang trí thân mình, mắt, mũi, miệng
cho chú sâu.
d. Chú ếch tinh nghịch
Chuẩn bị
- Một tờ giấy màu xanh lá cây (khổ A4)
- Một dải giấy đỏ, keo, hồ dán
Cách làm
- Gấp theo chiều dài mảnh giấy màu xanh thành 3 phần, tạo thành một hình chữ
nhật dài.
- Gấp hình chữ nhật dài thành phần tư, tạo ra hình dạng chữ "W". Dán mắt ếch.
- Cắt ra từ giấy đỏ hình chiếc lưỡi dài và dán một đầu vào vào trong miệng của

ếch, một đầu thị ra ngồi.


12

- Đặt ngón cái ở hàm dưới của ếch, và đặt 3 ngón tay ở hàm trên, cử động các
ngón tay để làm cho miệng của chú ếch mở ra ngậm vào.
e. Làm thú nhồi từ găng tay
Chuẩn bị
- Một đôi găng tay len cũ, bông để nhồi, kim, chỉ, kéo.
- Một chiếc khuy áo hoặc một cục len / bơng trịn màu đen để tạo mũi chú chó.
Cách làm
- Bước 1:
+ Chiếc găng tay số 1 được dùng làm thân chú chó.
+ Trước tiên lộn ngược chiếc găng lại, sau đó dùng kéo cắt đi phần ngón cái và
hai ngón giữa.
- Bước 2 : Dùng kim khâu những phần bị cắt lại.
- Bước 3 :
+ Lộn phải ra, dùng bông nhồi vào găng tay bạn vừa khâu lại và ba ngón vừa cắt
đi, hãy nhồi thật khéo để các bộ phận của chú chó trịn đề. Ngón cái ngắn nhất sẽ
dùng làm đi chú chó, hai ngón cịn lại bằng nhau dùng làm hai tay, hãy gập
các mép và khâu chúng lại.
+ Sau đó đính hai tay, đi vào phần thân vừa nhồi bông.Tiếp theo là khâu tạo
đầu của chú chó với chiếc găng tay cịn lại.
Bước 4 : Chiếc găng tay số 2 để làm đầu chú chó, giáo viên cũng làm giống
bước 1,2. Lộn phải chiếc găng tay ra, hai ngón tay của găng tay này sẽ làm tai
của chú chó, bạn khâu một đường ngang chỗ tiếp giáp giữa tai và đầu để sau đó
ta sẽ khơng nhồi bơng vào đoạn tai chú chó nữa. Sau đó, nhồi bơng vào để tạo
đầu chú chó cịn phần tai bạn gấp ngược lại ra đằng sau đính vào phần đầu để
giữ cố định tai của chú chó lại.

Bước 5 : Lắp ráp đầu và thân lại. Dùng kim khâu tạo mắt và đính mũi lại. Đính
phần đầu vào phần thân cho chú chó nhé!


13

Cách sử dụng: Với những con thú nhồi bông từ găng tay này, ta có thể cho trẻ
tìm hiểu trong bộ môn LQVH : sử dụng rối trong tiết truyện, trong giờ cho trẻ kể
chuyện sáng tạo , trẻ rất hứng thú và say mê tìm hiểu các nhân vật .

Ảnh 6: Những con rối tay
g. Cách làm Chú Hề

Ảnh 7: Những chú hề
Chuẩn bị
- Giấy trắng, máy in
- Bút tơ màu , bút chì
- Keo dán, kéo.
Cách làm
- Vẽ một mặt chú hề theo ý thích
- In mẫu theo cỡ to hay nhỏ tùy ý bạn.
- Trẻ tự tô màu theo ý thích
- Trong hình mẫu có các đường vịng trịn lồng nhau, vịng trịn có nhiều chấm
bi sẽ để làm chân chú hề, vịng trịn có nhiều sọc kẻ sặc sỡ sẽ làm tay chú hề, vì
vậy bạn cần cắt rời các bộ phận chân, tay này ra khỏi phần đầu chú hề, tất nhiên
giữ nguyên phần thân để kết nối với chân tay nhé!
- Cuộn từ đầu tới cuối các dải giấy làm chân tay chú hề mà bạn vừa cắt, cuộn ra
phía sau chú hề..
- Lật chú hề ra phía trước và giữ phần tay chân cân đối với phần thân, dán chút
keo vào dưới nách chú hề để tay được giữ ổn định với thân, nếu giấy khơng giữ

dáng tốt thì bạn phải dán cho phần giấy cuộn chân tay không bị xổ tung ra.


14

-Tính năng sử dụng: các loại đồ dùng đồ chơi đều có khả năng sử dụng rộng rãi
trong các trường, lớp mầm non, tại nhà. Rất dễ làm, dễ sử dụng, dễ tìm kiếm
ngun vật liệu, có thể hướng dẫn cho trẻ cùng làm với các cô trong các hoạt
động, phổ biến để phụ huynh cùng làm cho trẻ chơi ở nhà và hỗ trợ cho lớp tăng
thêm phần phong phú về đồ chơi.

Ảnh 8: Cây xanh
Một số đồ dùng, đồ chơi góc âm nhạc: Sử dụng các nguyên vật liệu như: Vỏ
hộp bánh, lon cô ca, lon bia, vỏ hộp sữa….

Ảnh 9: Góc âm nhạc
- Nguyên vật liệu, phế liệu sử dụng:
+ Nguyên phế liệu sưu tầm, tìm kiếm: vỏ chai nước, vỏ hộp bánh, lon cô ca, ….
+ Nguyên liệu khác: keo nến, xốp..
- Hiệu quả sử dụng:
+ Sử dụng vào các hoạt động âm nhạc, chơi hoạt động góc.
4. HIỆU QUẢ VÀ LỢI ÍCH CỦA ỨNG DỤNG
Trong cuộc sống, từ những nguyên vật liệu hàng ngày tưởng như bỏ đi, nhưng
bằng sự sáng tạo thẩm mỹ của mỗi người, những nguyên vật liệu này được tái sử
dụng và tạo ra những món đồ chơi vơ cùng thú vị, độc đáo tạo ra sự bất ngờ
thích thú cho các bé trong các giờ chơi. Vừa mang giá trị kinh tế cao cho những
trường cịn khó khăn về phương tiện phục vụ dạy học, đồ chơi cho trẻ. Đó chính
là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà khơng cần phải tốn kém quá nhiều
tiền để mua sắm.Với sáng kiến làm đồ chơi từ những vật liệu phế thải để tạo
thêm nhiều đồ chơi cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu



15

chơi của trẻ mầm non, đặc biệt là ở những trường mầm non khó khăn như miền
núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương nghèo trong cả nước .Tôi nhận thấy
đồ chơi này rất dễ làm, dễ chơi và rất dễ hoạt động. Cách thức chơi cũng sẽ
được thay đổi theo sự phát triển của trẻ, theo nhiều chủ đề và càng có nhiều cách
chơi với một đồ chơi thì trẻ sẽ học hỏi được càng nhiều.Với những vật liệu đơn
giản, những đồ dùng tưởng chừng rất đỗi bình thường xung quanh nhưng bằng
sự sáng tạo chúng ta có thể tạo ra những nhân vật , phương tiện giao thông rất dễ
thương, và sinh động giúp cho hoạt động học và chơi của trẻ thêm phần hấp dẫn.
Nhất là trong tình hình dịch bệnh kéo dài, thời gian trẻ ở nhà quá nhiều ít
được tham gia các hoạt động vui chơi. Trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị
điện tủ để giải trí gây ra nhiều hệ lụy khơng tốt ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi
món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các con sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú
hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ
biết u q sức lao động ngay khi cịn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên,
tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ
ích cho trẻ mầm non.
Đó chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không cần phải tốn kém
nhiều tiền, đồng thời cũng là một giải pháp tích cực xử lí đồ phế liệu, mang lại
lợi ích cho con người và mơi trường sống.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
- Những mẫu trên đã được phổ biến cho giáo viên thực hiện, ứng dụng cho các
tiết dạy, hoạt động vui chơi, các góc chơi và dùng trang trí lớp, hướng dẫn phụ
huynh làm cho trẻ chơi tại nhà. Tận dụng được nguyên vật liệu thừa, dễ tìm có
sẵn, khơng tốn nhiều tiền của, hiệu quả đạt được khá cao.
- Trẻ tham gia thực hiện cùng một cách dễ dàng ở mọi nơi, mọi lúc.



16

- Các đồ dùng đồ chơi tự tạo do cô và trẻ làm ra tạo được lòng tin và niềm tự
hào của các bậc phụ huynh, từ đó việc tuyên truyền giữa gia đình và nhà trường
có hiệu quả thực sự
- Từ những phế liệu như: vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, chai nước rửa tay,
ống nhựa, quả bóng bàn… Tơi đã biến chúng thành những đồ dùng đồ chơi đẹp
để phục vụ công tác giảng dạy và hoạt động vui chơi của trẻ. Đó là những sản
phẩm mang tính sáng tạo mà khơng tốn kém nhiều. Đây cũng là một giải pháp
tích cực xử lý đồ phế thải mang lại lợi ích cho con người và mơi trường sống.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
- Với những đồ dùng, đồ chơi tự làm như trên và thấy rất có hiệu quả bản thân
tơi xin trình bày một số kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào giờ dạy
vào các hoạt động một cách hợp lý.
- Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngồi chương trình, học hỏi đồng nghiệp
để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra
sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
- Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để
phụ huynh cùng cô hướng dẫn trẻ làm tại nhà cũng như đóng góp các nguyên vật
liệu.
IV. KẾT LUẬN
Qua một thời gian tự nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nêu trên từ các
năm học trước đến nay, tôi cũng đã gặt hái được những thành công bước đầu.
Căn cứ trên kết quả đạt được, tôi rút ra những kết luận như sau:
- Việc hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ chơi, đồ dùng là rất bổ ích và được trẻ hưởng
ứng rất tốt. Trẻ đã thể hiện đựơc tính độc lập, sáng tạo rất cao.



17

- Giáo dục cho trẻ tính tiết kiệm, yêu quí sức lao động, ý thức bảo vệ môi trường
và bước đầu làm quen với phương pháp làm công việc.
- Được phụ huynh rất hoan nghênh.
- Qua các biện pháp trên trẻ trở nên sinh động ,thoải mái, trẻ học hứng thú và
tích cực hơn.Cơ và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn
hơn.
- Qua nhiều năm thử nghiệm làm đồ chơi tơi đã rút cho mình được kinh nghiệm:
Tận dụng những đồ vật phế thải ở xung quanh và luôn tạo điều kiện cho trẻ được
học, được chơi một cách hứng thú; thỏa mãn ở trẻ nhu cầu được hoạt động tìm
tịi, khám phá….Có như vậy thì kỹ năng, tư duy của trẻ mới được phát triển tốt.
Ngoài ra giáo viên cần tham khảo các tài liệu hướng dẫn để có nguồn tư liệu mới
lạ, hấp dẫn để dạy cho trẻ.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Người viết
Đoàn Thị Lý



×