Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Luận án Tiến sĩ Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ TRANG

CƠ CHẾ KIỂM SOÁT RỦI RO ĐỐI VỚI
HỢP ĐỒNG CĨ GIÁ TRỊ LỚN TRONG CƠNG TY

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ TRANG

CƠ CHẾ KIỂM SOÁT RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP
ĐỒNG CĨ GIÁ TRỊ LỚN TRONG CƠNG TY

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành đào tạo: Luật Kinh tế
Mã số


9 38 01 07

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. TS. Phan Chí Hiếu
2. TS. Vũ Đặng Hải Yến

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án

Phạm Thị Trang


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đối với TS.
Phan Chí Hiếu và TS. Vũ Đặng Hải Yến là hai ngƣời hƣớng dẫn khoa học của tôi.
Thầy cô đã tận tình hƣớng dẫn về khoa học, động viên khích lệ giúp cho tơi có thể
vƣợt qua những khó khăn để hoàn thành bản luận án này.
Tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Ban giám hiệu,
Khoa Pháp luật kinh tế, Phòng đào tạo Sau đại học – Trƣờng Đại học Luật Hà Nội,
Ban giám hiệu, các đồng nghiệp tại Trƣờng Đại học Kiểm sát Hà Nội, ngƣời thân,
bạn bè đã động viên, ủng hộ, chia sẻ để tác giả có những điều kiện tốt nhất trong

suốt thời gian học tập và hoàn thành bản luận án.
Xin trân trọng cảm ơn./.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật dân sự

COSO

The Committee of Sponsoring Organizations of the
Treadway Commission1

CTHD

Công ty hợp danh

CTCP

Công ty cổ phần

DGCL

Delaware General Corporation Law

ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

1


DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

ERM

Enterprise Risk Management

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTV

Hội đồng thành viên

IFC

International Finance Corporation

LDN

Luật doanh nghiệp

MBCA

Model Business Corporation Act

OECD


Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

TCN

Trƣớc Công nguyên

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UPA

Uniform Partnership Act

ULPA

Uniform Liability Partnership Act

Là một ủy ban thuộc Hội đồng Quốc gia Mỹ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính
(The National Commission on Fraudulent Financial Reporting), đƣợc thành lập vào năm
1985 dƣới sự bảo trợ của 5 tổ chức là: Hiệp hội Kế tốn viên Cơng chứng Mỹ (AICPA);
Hội Kế toán Mỹ (American Accounting Association); Hiệp hội Quản trị viên Tài chính
(The Financial Executives Institute - FEI); Hiệp hội Kế toán viên Quản trị (Institute of
Management Accountants - IMA); Hiệp hội Kiểm toán viên Nội bộ (The Institute of
Internal Auditors - IIA).


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................4
5. Những điểm mới của luận án ..................................................................................5
6. Kết cấu của luận án .................................................................................................6
PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................7
A. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .......................7
I. Những nghiên cứu về cách tiếp cận và nhận diện hợp đồng có giá trị lớn ........10
II. Những nghiên cứu về kiểm soát hợp đồng có giá trị lớn..................................13
B. Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ...............................20
I. Những kết quả nghiên cứu về cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị
lớn trong cơng ty trên thế giới và ở Việt Nam sẽ đƣợc kế thừa trong luận án...........20
II. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài luận án.................22
C. Một số câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu luận
án ...............................................................................................................................23
I. Về khía cạnh lý luận :.........................................................................................23
II. VỀ khía cạnh pháp luật thực định ..................................................................24
III. Các đề xuất, kiến nghị....................................................................................24
D. Các học thuyết, lý thuyết, nguyên tắc ảnh hƣởng đến cơ chế kiểm sốt rủi ro đối
với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty..................................................................25


I. Lý thuyết về phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong nội bộ công

ty của Eugene F. Fama và Micheal C. Jensen. ......................................................25
II. Lý thuyết về đại diện ........................................................................................27
III. Nguyên tắc việc trong nhà (“indoor management”) ........................................28
IV. Lý thuyết về hợp đồng ....................................................................................29
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT RỦI RO
ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CĨ GIÁ TRỊ LỚN TRONG CƠNG TY .............................31
1.1. Khái quát chung về hợp đồng có giá trị lớn .......................................................31
1.1.1. Khái niệm hợp đồng ....................................................................................31
1.1.2. Nhận diện hợp đồng có giá trị lớn trong cơng ty ........................................33
1.2. Một số vấn đề lý luận về cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn
trong cơng ty .............................................................................................................43
1.2.1. Khái niệm rủi ro, kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn .............43
1.2.1.1. Khái niệm rủi ro ....................................................................................43
1.2.1.2. Khái niệm kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn .................46
1.2.2. Khái niệm cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn.............51
1.2.3. Sự cần thiết phải kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty
...............................................................................................................................52
1.2.4. Những yếu tố cấu thành cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị
lớn trong cơng ty....................................................................................................54
1.2.4.1. Cơ sở pháp lý để thiết lập cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có
giá trị lớn trong cơng ty .....................................................................................54
1.2.4.2. Các thiết chế thực hiện việc kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị
lớn trong cơng ty ................................................................................................59
1.2.5. Nội dung pháp luật về cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn
trong công ty...........................................................................................................63
1.2.5.1. Về thẩm quyền quyết định việc xác lập hợp đồng có giá trị lớn ..........63
1.2.5.2. Kiểm sốt việc xác định giá trị hợp đồng .............................................64
1.2.5.3. Về việc công khai hố thơng tin liên quan đến hợp đồng có giá trị lớn
trong nội bộ công ty ............................................................................................67



1.2.5.4. Về trình tự, thủ tục xác lập hợp đồng ...................................................72
1.2.5.5. Về vấn đề hiệu lực pháp lý của hợp đồng.............................................76
1.2.5.6. Về quyền khởi kiện của cổ đông/ thành viên ...........................................81
1.2.5.7. Về chế tài xử lý đối với các vi phạm trong việc xác lập, thực hiện hợp
đồng .......................................................................................................................83
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................88
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CƠ CHẾ KIỂM SỐT
RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CĨ GIÁ TRỊ LỚN TRONG CÔNG TY VÀ THỰC
TIỄN THI HÀNH .....................................................................................................90
2.1. Về nhận diện hợp đồng có giá trị lớn trong cơng ty cần kiểm sốt ...................90
2.1.1. Hợp đồng có giá trị lớn do công ty tự quyết định và ghi nhận trong Điều lệ
của công ty .............................................................................................................90
2.1.2. Nhận diện hợp đồng có giá trị lớn theo tỷ lệ giá trị quy định trong Luật
doanh nghiệp .........................................................................................................93
2.2. Về thẩm quyền quyết định việc xác lập hợp đồng có giá trị lớn .....................101
2.3. Về kiểm soát việc xác định giá trị của hợp đồng .............................................107
2.4. Về việc cơng khai hố thơng tin liên quan đến hợp đồng trong nội bộ công ty .110
2.5. Về trình tự, thủ tục xác lập hợp đồng ...............................................................116
2.6. Về vấn đề hiệu lực pháp lý của hợp đồng ........................................................132
2.7. Về quyền khởi kiện của cổ đông/thành viên công ty .......................................140
2.8. Về các chế tài xử lý đối với các vi phạm trong việc xác lập, thực hiện hợp đồng ..144
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................150
CHƢƠNG 3 KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KIỂM SỐT RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CÓ GIÁ TRỊ LỚN TRONG
CƠNG TY ...............................................................................................................152
3.1. u cầu hồn thiện pháp luật nhằm kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá trị
lớn trong cơng ty .....................................................................................................152
3.1.1. Đảm bảo hài hồ giữa việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh của công ty và
chức năng quản lý kinh tế của nhà nƣớc .............................................................152

3.1.2. Đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu cơng ty đồng thời không can thiệp trực tiếp
vào hoạt động điều hành của bộ máy quản lý và các chức danh quản lý công ty .153


3.1.3. Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong cơng ty xuất
phát từ nhu cầu và phục vụ cho hoạt động quản trị nội bộ cơng ty.....................154
3.1.4. Đảm bảo tính tồn diện, đầy đủ và thống nhất trong các quy định về kiểm
soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn. ..........................................................156
3.1.5. Đảm bảo sự tƣơng thích với các thơng lệ quốc tế về quản trị rủi ro .........156
3.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá trị
lớn trong cơng ty .....................................................................................................157
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật để nhận diện một cách đầy đủ, chính xác
và đơn giản hơn về hợp đồng có giá trị lớn .........................................................157
3.2.2. Hồn thiện các quy định về thẩm quyền xác lập hợp đồng có giá trị lớn ...162
3.2.3. Hoàn thiện quy định về việc cơng bố thơng tin liên quan đến hợp đồng có
giá trị lớn .............................................................................................................166
3.2.4. Hồn thiện các quy định về trình tự, thủ tục xác lập hợp đồng có giá trị lớn ...167
3.2.5. Hoàn thiện các quy định về hiệu lực pháp lý của hợp đồng có giá trị lớn ..171
3.2.6. Hoàn thiện các quy định về quyền khởi kiện của cổ đơng/thành viên ......172
3.2.7. Hồn thiện các quy định về chế tài xử lý đối với các vi phạm trong việc xác
lập hợp đồng có giá trị lớn...................................................................................174
3.3. Các giải pháp nhằm thực thi việc kiểm sốt hợp đồng có giá trị lớn trong nội bộ
doanh nghiệp ...........................................................................................................176
3.3.1. Nâng cao trách nhiệm của cơng ty trong việc kiểm sốt rủi ro đối với hợp
đồng có giá trị lớn ................................................................................................176
3.3.1.1. Xây dựng và hồn thiện các quy định nội bộ cơng ty về nhận diện hợp
đồng có giá trị lớn ............................................................................................176
3.3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện các quy định nội bộ trong cơng ty về kiểm sốt
rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn ...............................................................176
3.3.1.3 Tổ chức thực hiện các quy định về kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có

giá trị lớn ..........................................................................................................178
3.3.2. Nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về kiểm soát rủi ro đối với hợp
đồng có giá trị lớn ................................................................................................179
3.3.3. Nâng cao hiệu quả của quản trị công ty ....................................................180
3.3.4. Nâng cao nhận thức, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật cho các chủ thể .......181


3.3.5. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công ty, các chủ thể trong công ty .182
3.3.6. Nâng cao vị trí, vai trị của cơ quan giải quyết tranh chấp ........................182
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................182
KẾT LUẬN .............................................................................................................185
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................187
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................188


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng ty là một thực thể pháp lý đƣợc thành lập trên cơ sở đầu tƣ vốn của một
cá nhân, tổ chức (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc góp vốn của
nhiều cá nhân, tổ chức (cơng ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên, cơng ty cổ phần), với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt đƣợc mục
đích này, trong q trình hoạt động, công ty phải xác lập, thực hiện nhiều loại hợp
đồng khác nhau, trong đó có những hợp đồng có giá trị lớn. Hợp đồng có giá trị lớn
có vai trị rất quan trọng trong q trình hoạt động của công ty bởi khi xác lập, thực
hiện những hợp đồng này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới cơ cấu tài sản; chiến lƣợc đầu
tƣ kinh doanh của công ty. Nếu thành cơng, hợp đồng có giá trị lớn sẽ mang lại lợi
nhuận lớn, tăng giá trị tài sản cho công ty và ngƣợc lại, khi thất bại, những hợp
đồng này cũng có nguy cơ đem tới những rủi ro khổng lồ, gây thiệt hại lớn và đơi
khi có thể ảnh hƣởng tới sự tồn tại của công ty. Trong một số trƣờng hợp, khi ngƣời

xác lập các hợp đồng có giá trị lớn mang yếu tố tƣ lợi sẽ gây ra những thiệt hại rất
lớn cho công ty, thành viên và cổ đông công ty.
Do tầm quan trọng đặc biệt nhƣ vậy, các hợp đồng có giá trị lớn địi hỏi phải
đƣợc kiểm sốt chặt chẽ để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Trong thời gian qua, Luật
doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp nhà nƣớc năm 2003, Luật doanh nghiệp
năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014 đã có những quy định nhằm kiểm sốt rủi ro
đối với hợp đồng có giá trị lớn, cụ thể nhƣ: quy định về thẩm quyền quyết định việc
xác lập hợp đồng, quy định về thủ tục, trình tự phê duyệt, ký kết, thông qua hợp
đồng .... Kế thừa các quy định trên, Luật doanh nghiệp năm 2020 tiếp tục hồn thiện
các quy định liên quan đến việc kiểm sốt các hợp đồng có giá trị lớn trong cơng ty.
Bên cạnh đó, một số đạo luật trong các lĩnh vực tín dụng, chứng khốn cũng có quy
định kiểm sốt hợp đồng trong các lĩnh vực chuyên ngành này.
Mặc dù đã có các quy định nhằm kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá trị
lớn trong các luật, nhƣng việc kiểm soát rủi ro đối với các loại hợp đồng này vẫn
còn gặp rất nhiều vƣớng mắc, bất cập nhƣ: Phạm vi các loại hợp đồng đƣợc coi là
có giá trị lớn và cần kiểm soát quy định thiếu thống nhất, chƣa thật hợp lý; việc
nhận biết các hợp đồng có giá trị lớn cần kiểm sốt khá phức tạp và dễ nhầm lẫn; cơ
1


chế kiểm soát chƣa thật đầy đủ và hiệu quả; vai trò, mối quan hệ của Điều lệ hoạt
động với các quy định pháp luật trong việc kiểm sốt cịn một số nội dung chƣa rõ;
chƣa qui định rõ về hiệu lực pháp lý cũng nhƣ hậu quả pháp lý trong trƣờng hợp
hợp đồng có giá trị lớn đƣợc xác lập khơng đúng thẩm quyền… Bên cạnh đó, thực
tiễn thi hành cũng còn nhiều vƣớng mắc đối với những hợp đồng có giá trị lớn, từ
việc nhận diện hợp đồng có giá trị lớn, xác định giá trị hợp đồng (làm thế nào để
xác định giá thị trƣờng của giao dịch? ai là ngƣời quyết định giá? cơ sở của việc
quyết định giá là gì? nếu có định giá thì sử dụng kết quả định giá nhƣ thế nào?), xác
định thẩm quyền của các cơ quan trong nội bộ doanh nghiệp đối với quá trình xác
lập hợp đồng cũng nhƣ việc xác định hiệu lực pháp lý và xử lý hậu quả của hợp

đồng trong trƣờng hợp hợp đồng đƣợc giao kết không đúng thẩm quyền. Rất nhiều
vụ việc liên quan đến hợp đồng có giá trị lớn đã xảy ra trên thực tế nhƣ: vụ
Mobiphone mua AVG; vụ Bầu Đức cho vay gần 6000 tỷ đồng không thông qua cổ
đơng của Hồng Anh Gia Lai; và nhiều vụ việc khác. Ngồi ra, trong thực tiễn, nếu
các bên có tƣ lợi trong hợp đồng, họ còn thực hiện nhiều phƣơng pháp để vơ hiệu
hóa cơ chế kiểm sốt đối với hợp đồng có giá trị lớn nhƣ: xác định giá trị hợp đồng
thấp hơn giá trị do Luật doanh nghiệp quy định để xác định một hợp đồng có giá trị
lớn hoặc chia nhỏ các giao dịch để thực hiện.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng cịn rất nhiều những vƣớng mắc, bất cập trong các
quy định pháp luật cũng nhƣ thực tiễn thi hành các quy định về kiểm soát rủi ro đối
với hợp đồng có giá trị lớn. Nghiên cứu sinh thấy rằng rất cần thiết phải có một
nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn góp phần tiếp tục hồn thiện pháp
luật, cơ chế thi hành pháp luật để tăng cƣờng hiệu quả của cơ chế kiểm sốt các hợp
đồng có giá trị lớn.
Từ những phân tích nhƣ trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Cơ chế kiểm
soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong cơng ty" làm đề tài nghiên cứu
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án đặt ra mục đích nghiên cứu: làm rõ cơ sở lý luận của cơ chế kiểm sốt
rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn; phân tích, đánh giá thực trạng quy định và
thực tiễn kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn, từ đó đề xuất các giải
2


pháp hồn thiện quy định pháp luật về kiểm sốt hợp đồng có giá trị lớn và vận
hành cơ chế này tại các công ty ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu cơ bản nhƣ trên, nhiệm vụ cụ thể của
luận án gồm:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cơ chế kiểm soát rủi ro đối với
hợp đồng có giá trị lớn nhƣ: phân tích và làm rõ các tiêu chí để nhận diện hợp đồng có
giá trị lớn; các lý thuyết, học thuyết liên quan đến việc kiểm sốt rủi ro đối với hợp
đồng có giá trị lớn; các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm soát rủi ro nói chung; sự cần thiết
phải kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn; các thiết chế thực hiện việc kiểm
soát rủi ro đối với hợp đồng có gía trị lớn và nội dung cơ chế kiểm sốt rủi ro đối với
hợp đồng có giá trị lớn.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế về quản trị rủi ro trong doanh
nghiệp; kinh nghiệm của các hệ thống pháp luật khác (chủ yếu tập trung vào pháp
luật Hoa Kỳ, Anh, Đức trong việc kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn
để từ đó rút ra đƣợc những bài học cho Việt Nam
- Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật về kiểm soát rủi ro đối
với hợp đồng có giá trị lớn trong kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn.
- Từ thực tiễn của Việt Nam và một số hệ thống pháp luật đƣợc lựa chọn để
nghiên cứu đề xuất định hƣớng và các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp
luật Việt Nam về cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn.
- Từ việc phân tích, làm rõ các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm soát rủi ro trong
doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp thực thi tại các công ty nhằm nâng cao hiệu quả
kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế;
- Các quy định pháp luật về kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn của
Việt Nam.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị
lớn, trong đó có một số vụ việc liên quan.
3


- Kinh nghiệm của một số quốc gia về kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá

trị lớn, trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của Hoa kỳ, Đức, Anh.
- Các quan điểm khoa học đã đƣợc các tác giả cá nhân và các tổ chức cơng bố
trong các nghiên cứu về kiểm sốt giao dịch trong cơng ty nói chung và kiểm sốt
hợp đồng có giá trị lớn nói riêng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận,
thực trạng quy định và thực tiễn thực thi pháp luật về kiểm soát rủi ro đối với hợp
đồng có giá trị lớn tại Việt Nam; một số vấn đề lý luận và quy định pháp luật về
kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong cơng ty tại một số quốc gia
cũng đƣợc nghiên cứu để từ đó đề xuất các kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu pháp luật hiện hành về
kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn. Tuy nhiên, do Luật doanh nghiệp
năm 2020 mới đƣợc Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020 và có hiệu lực từ ngày
01/01/2021 nên các nội dung nghiên cứu cũng đƣợc đặt trong mối quan hệ so sánh,
đối chiếu với các quy định liên quan trong Luật doanh nghiệp năm 2014. Thực tiễn
thi hành sẽ đƣợc tác giả luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến
thời điểm hiện tại.
- Phạm vi về văn bản quy phạm pháp luật: Nghiên cứu các quy định về kiểm
sốt hợp đồng có giá trị lớn trong pháp luật doanh nghiệp bao gồm: Luật doanh
nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2020. Luận án cũng nghiên cứu các quy
định của BLDS năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015, pháp luật xử lý vi phạm hành
chính, pháp luật lao động đối với một số vấn đề liên quan.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng kết hợp nhiều phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học pháp lý nhƣ phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng
pháp lịch sử, phƣơng pháp thống kê...trong đó phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử
dụng chủ yếu là phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp so sánh. Cụ thể:
Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng hầu nhƣ
trong toàn bộ luận án từ Chƣơng 1 tới Chƣơng 3. Việc phân tích trƣớc hết đƣợc
4



thực hiện với các quy định luật thực định để phân tích, giải thích các quy định cụ
thể của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia đƣợc lựa chọn để cung
cấp một cái nhìn tồn diện, đầy đủ về các quy định liên quan đến kiểm sốt rủi ro
đối với hợp đồng có giá trị lớn trong các hệ thống pháp luật có liên quan đồng thời
đƣa ra đánh giá việc thực thi các quy định đó. Các nguồn đƣợc sử dụng để phân tích
bao gồm văn bản pháp luật, án lệ, các học thuyết. Phƣơng pháp phân tích cũng đƣợc
sử dụng đối với các vụ việc thực tiễn, án lệ từ quá trình thực thi pháp luật về kiểm
soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn. Qua q trình phân tích các án lệ và vụ
việc thực tiễn sẽ tìm ra những điểm chƣa đầy đủ, những điểm còn bất hợp lý trong
các quy định của pháp luật. Ðồng thời phân tích các vụ việc cụ thể, tìm ra những
khiếm khuyết của quy định pháp luật, đối chiếu với luận điểm trong các học thuyết
sẽ giúp cho việc đƣa ra những luận giải, làm cơ sở để xây dựng các kiến nghị về
kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn.
Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh chủ yếu đƣợc sử dụng để tìm ra
những điểm giống và khác nhau giữa các quy định pháp luật của các quốc gia đƣợc
nghiên cứu liên quan đến việc kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn.
Phƣơng pháp này cũng đƣợc áp dụng khi so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật
với luận điểm trong các học thuyết mà luận án nghiên cứu. Trên cơ sở so sánh, giải
thích và đánh giá, luận án sẽ chỉ ra những giải pháp pháp lý phù hợp cho việc hồn
thiện pháp luật Việt Nam về kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn.
Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống: Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống
đƣợc sử dụng chủ yếu tại Chƣơng 2 nhằm chỉ ra những hạn chế, bất cập của quy
định pháp luật và những vƣớng mắc trong quá trình thực thi các quy định để từ đó
đƣa ra các kiến nghị hồn thiện pháp luật và các giải pháp thực thi.
5. Những điểm mới của luận án
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa kết quả nghiên cứu ở các cơng trình khoa học đã
đƣợc cơng bố, luận án “Cơ chế kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn” dự
kiến có những điểm mới nhƣ sau:

- Luận án góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận về kiểm sốt rủi ro đối với
hợp đồng có giá trị lớn tại Việt Nam nhƣ: phân tích và làm rõ các tiêu chí để
5


nhận diện hợp đồng có giá trị lớn; phân tích, làm rõ khái niệm rủi ro, kiểm soát
rủi ro để từ đó xây dựng khái niệm cơ chế kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng có
giá trị lớn; phân tích và làm rõ sự cần thiết, các yếu tố cấu thành và nội dung của
cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn.
- Luận án phân tích tƣơng đối đầy đủ, chi tiết, có hệ thống và khá toàn diện
thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về kiểm sốt rủi ro
đối với hợp đồng có giá trị lớn. Bằng phƣơng pháp so sánh, luận án đã luận giải
và tìm ra những điểm cịn hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật Việt
Nam về kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn.
- Luận án đã phân tích đƣợc những u cầu hồn thiện pháp luật về kiểm soát
rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn. Trên cơ sở đó, Luận án đã đề xuất những giải
pháp mang tính khoa học nhằm hồn thiện pháp luật về kiểm sốt rủi ro đối với hợp
đồng có giá trị lớn và thực thi các quy định này trong nội bộ công ty.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài Mục lục, Mở đầu, Phần tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận và
Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về cơ chế kiểm sốt rủi ro đối với hợp đồng
có giá trị lớn trong công ty
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về cơ chế kiểm soát rủi ro đối với
hợp đồng có giá trị lớn trong cơng ty và thực tiễn thi hành.
Chƣơng 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cơ chế kiểm soát rủi ro đối với
hợp đồng có giá trị lớn trong cơng ty và các giải pháp tổ chức thực hiện

6



PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
A. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Hợp đồng luôn là một chế định đƣợc nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu.
Có thể kể ra ở đây hàng loạt các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về hợp đồng và luật
hợp đồng nhƣ:
Contract Law của Mindy Chen-Wishart do nhà xuất bản Oxford xuất bản
năm 2007: Cuốn sách gồm 5 phần về việc xác lập hợp đồng, các yếu tố có thể làm
hợp đồng vơ hiệu, nội dung của hợp đồng, vi phạm hợp đồng và các chế tài xử lý vi
phạm hợp đồng; quan hệ hợp đồng. Trong cuốn sách, ngồi việc phân tích các quy
định luật, tác giả của cuốn sách đã đề cập đến một số học thuyết, lý thuyết liên quan
đến hợp đồng.
Cuốn sách Contract Law của Emily Finch và Stefan Fafinski do nhà xuất bản
Pearson xuất bản năm 2012. Với tƣ cách là giảng viên dạy luật tại Trƣờng đại học
Surrey, tác giả của cuốn sách xác định đây là tài liệu giảng dạy môn học Luật hợp
đồng, một môn học quan trọng trong chƣơng trình đào tạo cử nhân luật. Với mục
đích nhƣ vậy, cuốn sách có kết cấu gồm 7 chƣơng là những vấn đề quan trọng nhất
về hợp đồng: thoả thuận và ý định giao kết hợp đồng; hợp đồng và bên thứ ba; các
điều khoản hợp đồng; vấn đề loại trừ trách nhiệm; sự lừa dối, nhầm lẫn và thoả
thuận trái luật; sự cƣỡng ép và đe doạ; huỷ bỏ hợp đồng và các biện pháp chế tài
phạt vi phạm hợp đồng.
E. McKendrick với tác phẩm Contract Law tái bản lần thứ 11 do nhà xuất
bản London phát hành năm 2015. Tác giả là giáo sƣ chuyên ngành luật tƣ tại
Trƣờng Đại học Oxford. Trong tác phẩm của mình, E. Mc Kendrick trình bày 22
vấn đề liên quan đến hợp đồng, chia thành bốn phần chính bao gồm: giao kết và
phạm vi của hợp đồng; nội dung của hợp đồng; hoàn thiện hợp đồng; thực hiện hợp
đồng, huỷ bỏ hợp đồng và các chế tài đặt ra khi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên đây
cũng là một cơng trình nghiên cứu về hợp đồng nói chung, khơng phải là tác phẩm
chuyên khảo về hợp đồng có giá trị lớn. Ngồi cơng trình nghiên cứu đã kể trên,
Ewan Mc Kendrick cịn có một cơng trình nghiên cứu nữa là cuốn sách “Contract

Law: Text, Cases and Materials”. Trong cuốn sách của mình, tác giả đã phân tích
7


hơn 900 vụ việc điển hình để làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết liên quan đến hợp
đồng. Đây cũng là một cơng trình rất có giá trị của tác giả.
Brian A. Blum với tác phẩm Examples and Explanations: Contract, một
cuốn sách thuộc danh mục sách bán chạy (best seller) do nhà xuất bản Wolters
Kluwer Law & Business xuất bản năm 2013. Trong 804 trang của cuốn sách, Brian
A B.lum đề cập 19 vấn đề liên quan đến hợp đồng, bao gồm những vấn đề cơ bản
nhất liên quan đến hợp đồng nhƣ: Nghĩa của thuật ngữ “hợp đồng” và những đặc
điểm của quan hệ hợp đồng; Các khía cạnh liên quan đến pháp luật về hợp đồng:
nguồn luật, các nguyên tắc, quy trình và truyền thống pháp luật; học thuyết án lệ và
phân tích các án lệ về hợp đồng; cách tiếp cận của các nƣớc Common Law về đề
nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; Đề nghị giao kết và chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật thƣơng mại thống nhất
Hoa kỳ (UCC); giải thích hợp đồng; Cam kết trong hợp đồng; vi phạm hợp đồng và
các chế tài áp dụng. Có thể nói rằng cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề cơ bản
nhất về hợp đồng nói chung.
Một trong những cuốn sách về luật hợp đồng đƣợc coi là cần thiết đối với
những ngƣời có mối quan tâm đến lĩnh vực này là cuốn Contract Law của tác giả
Tikus Little do nhà xuất bản trƣờng đại học Dundee phát hành năm 2006. Cuốn
sách đề cập tới các định nghĩa cơ bản, việc giao kết hợp đồng, những vấn đề thƣơng
nảy sinh đối với hợp đồng, các điều khoản trong hợp đồng, quyền của bên thứ ba, vi
phạm hợp đồng, chấm dứt hợp đồng và các hợp đồng xuyên quốc gia đều là những
vấn đề cơ bản và thực sự cần thiết, giúp cho ngƣời đọc có đƣợc những kiến thức
nền tảng về hợp đồng.
Bên cạnh đó, cịn rất nhiều các tác phẩm về hợp đồng nhƣ: cuốn The Oxford
Introductions to US law: Contracts của tác giả Randy E. Barnett do nhà xuất bản
Oxford xuất bản năm 2010; tác phẩm The Law of Contract của M. Furmston tái bản

lần thứ 3 do nhà xuất bản London ấn hành năm 2007; tác phẩm Contract Law của
tác giả R. Halson xuất bản năm 2001 bởi nhà xuất bản London; Laurence Koffman
và Elizabeth Macdonald với tác phẩm The Law of Contract tái bản lần thứ 7 do nhà
xuất bản Oxford ấn hành năm 2010; The Textbook on Contract Law của tác giả
8


J.Poole tái bản lần thứ 9 do nhà xuất bản Oxford ấn hành năm 2008; The Law of
Contract của J. O'Sullivan và J. Hilliard tái bản lần thứ 4 năm 2010 do nhà xuất bản
Oxford phát hành; The Law of Contract của J. C. Smith tái bản lần thứ 4 do nhà
xuất bản London xuất bản năm 2002; The Law of Contract của G. H. Treitel sửa đổi
bởi E. Peel tái bản lần thứ 12 do nhà xuất bản London xuất bản năm 2007; tác phẩm
Contract Law: Themes for the Twenty-first Century của R. Brownsword do nhà xuất
bản Oxford tái bản lần thứ 2 năm 2006; cuốn sách Exploring Contract Law do nhà
xuất bản Oxford phát hành năm 2009; The Law of Contract của tác giả Paul
Richard, Hiệu trƣởng trƣờng Luật, Đại học Huddersfield, do nhà xuất bản Pearson
xuất bản năm 2007; Basic Contract Law tái bản lần thứ 8 của tác giả L. Fuller and
Melvin Aron Eisenberg là giáo sƣ của Trƣờng Đại học Harvard và Đại học
California do Thomson West xuất bản năm 2006.
Ngồi ra, cịn có một số tác phẩm phân tích vụ việc liên quan đến hợp đồng
nhƣ: Concepts and Cases Analysis in the Law of Contracts của tác giả Marvin
Chirelstein do Foundation Press xuất bản năm 2013; tác phẩm Problems in Contract
Law: Cases and Materials của tác giả Charles L. Knapp và Nathan M. Crystal do
nhà xuất bản Wolters Kluwer Law & Business xuất bản năm 2012; A Casebook on
Contract của tác giả A. Burrows, tái bản lần thứ 2 do nhà xuất bản Oxford xuất bản
năm 2009; Casebook on Contract của tác giả J. Poole tái bản lần thứ 9 năm 2008 do
nhà xuất bản Oxford phát hành.
Ở Việt Nam, hợp đồng cũng là một chế định quan trọng đƣợc các học giả
quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu sau: PGS. Trần Đình
Hảo với bài viết "Về trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế và xử lý hợp

đồng kinh tế vô hiệu" đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 3/1990; cuốn
sách "Những quy định chung của luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ" do nhà xuất
bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1993; cuốn sách "Pháp luật về Hợp đồng" của
TS. Nguyễn Mạnh Bách do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1995; TS.
Dƣơng Đăng Huệ với bài viết "Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam" đăng
trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 6/2002; cuốn sách "Hợp đồng kinh tế vô
hiệu" của TS. Lê Thị Bích Thọ do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm
2004; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Hoàn thiện chế định hợp đồng trong Bộ
9


luật dân sự" do TS. Nguyễn Ngọc Khánh làm chủ nhiệm, Viện khoa học kiểm sát,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2005; sách "Thống nhất Luật hợp đồng ở Việt
Nam" của Đinh Thị Mai Phƣơng do nhà xuất bản Tƣ pháp xuất bản năm 2005;
"Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ
bản" do TS. Nguyễn Thị Dung chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản
năm 2008; "Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án" của TS. Đỗ
Văn Đại do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2008; "Các biện pháp xử
lý việc không thực hiện đúng hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam" của
TS. Đỗ Văn Đại do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2013; hai tác
phẩm "Hình thức của Hợp đồng" và "Hiệu lực của Hợp đồng" của tác giả Lê Minh
Hùng do nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản năm 2015.
Có thể thấy rằng có rất nhiều các cơng trình về hợp đồng nhƣng qua tìm hiểu,
nghiên cứu sinh nhận thấy các cơng trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu các khía
cạnh của hợp đồng dân sự, thƣơng mại thơng thƣờng. Vì thế với một loại hợp đồng
đặc thù là hợp đồng có giá trị lớn trong cơng ty và đặc biệt là việc kiểm sốt rủi ro
đối với loại hợp đồng này không đƣợc các tác giả đề cập sâu.
Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu sinh nhận thấy liên quan đến đề
tài luận án, có thể tóm tắt một số các kết quả nghiên cứu nhƣ sau:
I. Những nghiên cứu về cách tiếp cận và nhận diện hợp đồng có giá trị lớn

Trong các cơng trình nghiên cứu về nhận diện hợp đồng có giá trị lớn các
học giả đã tiếp cận hợp đồng có giá trị lớn dƣới ba góc độ, cụ thể:
Thứ nhất, hợp đồng có giá trị lớn là giao dịch trọng yếu, tức là giao dịch có
vị trí quan trọng, ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty.
Tác giả Anthony trong tác phẩm "Governance, Risk and Compliance
Handbook" do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc, Hoboken, New Jeysey xuất
bản năm 2008 đã tiếp cận hợp đồng có giá trị lớn là giao dịch trọng yếu của công ty.
Chia sẻ quan điểm này, trong bài viết "Directing the Diretors: The Duties of
Directors under the Company Act 1993" tác giả Hon Justice Tomkin, chủ tịch danh
dự Trƣờng Đại học Waikato cũng coi hợp đồng có giá trị lớn là giao dịch trọng yếu
trong công ty. Các giao dịch trọng yếu này đƣợc xác định theo quy định tại Điều
129 Luật công ty năm 1993 của New Zealand, cụ thể là các giao dịch sau:
10


- Việc bán hoặc hợp đồng bán tài sản có giá trị lớn hơn 50% giá trị tài sản
của công ty trƣớc thời điểm bán;
- Việc mua hoặc hợp đồng mua tài sản có giá trị lớn hơn 50% giá trị tài sản
của công ty trƣớc thời điểm mua;
- Giao dịch ảnh hƣởng hoặc có thể có ảnh hƣởng tới quyền, lợi ích hoặc phát
sinh nghĩa vụ, trách nhiệm với cơng ty, có giá trị lớn hơn 50% giá trị tài sản của
công ty trƣớc thời điểm giao dịch.
Thứ hai, hợp đồng có giá trị lớn là giao dịch bất thƣờng của cơng ty.
Quan điểm tiếp cận hợp đồng có giá trị lớn là giao dịch bất thƣờng của công
ty có thể tìm thấy trong cách tiếp cận của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OECD. Trong cuốn "Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD", do Tổ chức tài
chính quốc tế IFC xuất bản năm 2004, OECD đã coi hợp đồng có giá trị lớn, cụ thể
là các giao dịch liên quan đến việc chuyển nhƣợng tất cả hay một phần lớn tài sản
của công ty đƣợc coi là giao dịch bất thƣờng của công ty. Trong cuốn "Cẩm nang
quản trị công ty tại Việt Nam", là một ấn phẩm đƣợc phối hợp xuất bản bởi tổ chức

tài chính quốc tế IFC và Ủy ban chứng khốn nhà nƣớc năm 2010 trong khn khổ
Dự án Quản trị công ty tại Việt Nam do IFC triển khai tại Việt Nam kể từ năm
2008, IFC cũng giới thiệu cách thức tiếp cận của Nga đối với hợp đồng có giá trị
lớn. Theo đó, tại Nga, hợp đồng có giá trị lớn cũng đƣợc coi là giao dịch bất thƣờng
trong công ty. Việc xác định một giao dịch bất thƣờng (giao dịch có giá trị lớn) dựa
trên nhiều tiêu chí: bản chất của giao dịch, giá trị của giao dịch, mối quan hệ của
giao dịch với hoạt động kinh doanh thơng thƣờng của cơng ty, các giao dịch có liên
quan đến nhau và các yếu tố khác quy định tại Điều lệ doanh nghiệp. Theo đó, ở
Nga, một giao dịch có bản chất là mua, bán tài sản, cầm cố, bảo lãnh đƣợc coi là
giao dịch bất thƣờng hoặc nếu tiếp cận ở góc độ giá trị thì giao dịch liên quan đến
tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 25% giá trị sổ sách của tổng tài sản cơng ty theo
báo cáo tài chính của kỳ báo cáo gần nhất, cũng sẽ đƣợc coi là giao dịch bất thƣờng.
Thứ ba, hợp đồng có giá trị lớn là giao dịch có khả năng phát sinh tƣ lợi
Nếu nhƣ ở nƣớc ngoài, các học giả chủ yếu tiếp cận hợp đồng có giá trị lớn
dƣới góc độ là một giao dịch trọng yếu hoặc giao dịch bất thƣờng của cơng ty thì ở
11


Việt Nam, hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều tiếp cận hợp đồng có giá trị lớn
dƣới góc độ là một giao dịch có khả năng phát sinh tƣ lợi và xếp chung với giao
dịch với ngƣời có liên quan để nghiên cứu. Có thể kể ra một số tác giả tiêu biểu nhƣ
TS. Lê Đình Vinh với bài viết "Kiểm sốt các giao dịch tư lợi trong cơng ty theo
quy định của Luật doanh nghiệp" đăng trên Tạp chí Luật học số 1/2004 từ trang 54
đến trang 58. Tác giả sử dụng khái niệm "hợp đồng liên quan đến tài sản có giá trị
lớn của cơng ty" thay vì khái niệm hợp đồng có giá trị lớn trong cơng ty và xếp
những hợp đồng này thuộc nhóm giao dịch tƣ lợi cần phải đƣợc kiểm soát nhằm
đảm bảo lợi ích của chủ nợ cũng nhƣ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu
công ty. Hoặc nhƣ tác giả Trần Thị Bảo Ánh trong bài viết Kiểm sốt các giao dịch
có nguy cơ phát sinh tư lợi theo Luật doanh nghiệp năm 2005 đăng trên tạp chí Luật
học số 9/2010, trang 19- 27 cũng cho rằng giao dịch có giá trị lớn thuộc nhóm giao

dịch có nguy cơ phát sinh tƣ lợi và phải đặt giao dịch này dƣới sự kiểm sốt bởi
ngồi nguy cơ phát sinh tƣ lợi thì giao dịch có giá trị lớn cịn ảnh hƣởng đến sự tồn
tại của doanh nghiệp. Tác giả cũng cho rằng giao dịch có giá trị lớn là giao dịch có
giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đƣợc ghi trong báo cáo tài chính
tại thời điểm cơng bố gần nhất của cơng ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại
điều lệ công ty2. Tác giả Nguyễn Thanh Lý với bài viết Pháp luật về kiểm sốt giao
dịch tư lợi trong cơng ty cổ phần3, đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số
3/2015, trang 33-38 cũng đồng quan điểm khi cho rằng hợp đồng có giá trị lớn là
giao dịch có khả năng tƣ lợi.
Cùng chung quan điểm với các tác giả nêu trên, tác giả Võ Thị Thanh Tâm
trong luận án "Giao kết trục lợi trong nền kinh tế thị trường ở nước ta và những giải
pháp pháp lý nhằm hạn chế, khắc phục" bảo vệ ngày 30/11/2007 tại Đại học Luật
Hà Nội đã đề cập đến hợp đồng có giá trị lớn khi phân tích về các dạng thức giao
kết trục lợi. Theo tác giả, trong giao kết trục lợi bằng việc làm sai lệch giá cả,
thƣờng thấy hiện tƣợng gửi giá trong các hợp đồng mua máy móc với cơng ty nƣớc
ngồi mà đối tƣợng là những máy móc, tài sản có giá trị lớn. Vì vậy, các hợp đồng
có giá trị lớn phải đƣợc xếp vào nhóm các giao kết trục lợi.
2

Trần Thị Bảo Ánh, (2010), Kiểm sốt các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo Luật
doanh nghiệp năm 2005, Tạp chí Luật học, số 9, tr. 21.
3
Nguyễn Thanh Lý, (2015), Pháp luật về kiểm sốt giao dịch tư lợi trong cơng ty cổ phần,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3, tr. 33-38.

12


Có thể thấy rằng, đã có các cách tiếp cận khác nhau của các học giả đối với
hợp đồng có giá trị lớn, tập trung vào việc xem xét dƣới ba góc độ: giao dịch trọng

yếu, giao dịch bất thƣờng và giao dịch có khả năng phát sinh tƣ lợi. Các cách tiếp
cận này là cơ sở để các tác giả đƣa ra cơ chế kiểm soát đối với hợp đồng.
II. Những nghiên cứu về kiểm sốt hợp đồng có giá trị lớn
Cho dù tiếp cận hợp đồng có giá trị lớn dƣới góc độ giao dịch trọng yếu, giao
dịch bất thƣờng hay giao dịch có khả năng phát sinh tƣ lợi, các cơng trình nghiên
cứu của các tác giả đều thống nhất ở chỗ hợp đồng có giá trị lớn (giao dịch có giá trị
lớn) cần phải đƣợc đặt dƣới sự kiểm soát nhằm tránh yếu tố tƣ lợi hoặc những rủi ro
có thể xảy ra.
Sự cần thiết phải kiểm sốt hợp đồng có giá trị lớn
Tiếp cận hợp đồng có giá trị lớn là giao dịch có khả năng phát sinh tƣ lợi,
theo tác giả Trần Thị Bảo Ánh, rất cần thiết phải kiểm soát các giao dịch có nguy cơ
phát sinh tƣ lợi vì bốn lý do: (1) Giao dịch tƣ lợi sẽ gây thiệt hại về tài sản cho cơng
ty do có sự chuyển dịch tài sản từ tài sản chung của công ty thành tài sản riêng của
cá nhân tƣ lợi; (2) Giao dịch tƣ lợi sẽ gây thiệt hại cho các chủ nợ của cơng ty do
cơng ty khơng cịn đủ tài sản để thanh toán nợ cho họ; (3) Khi giao dịch tƣ lợi xảy
ra thì uy tín của cơng ty sẽ giảm, các nhà đầu tƣ sẽ không muốn đầu tƣ vào công ty,
đặc biệt đối với công ty cổ phần khi các nhà đầu tƣ không muốn đầu tƣ vào công ty
thì giá cổ phiếu trên thị trƣờng sẽ sụt giảm và điều này gây thiệt hại lớn cho công ty;
(4) Giao dịch tƣ lợi cịn ảnh hƣởng đến mơi trƣờng kinh doanh và nền kinh tế quốc
gia khi các giao dịch tƣ lợi xuất hiện trong khu vực nhà nƣớc.
Tác giả Nguyễn Thanh Lý cũng cho rằng kiểm soát hợp đồng có giá trị lớn là
cần thiết vì "kiểm sốt các giao dịch có khả năng tư lợi trong cơng ty cổ phần luôn
trở thành một ưu tiên trong mục tiêu, chuẩn mực quản trị công ty cổ phần ở các
quốc gia có nền kinh tế thị trường".4 Nhƣ vậy, có thể thấy, ngồi những tác động
đối với tài sản cơng ty, đối với chủ nợ, với uy tín của cơng ty, với nền kinh tế, việc
kiểm sốt đối với hợp đồng có giá trị lớn cịn cần thiết bởi đó là ƣu tiên trong mục
tiêu và chuẩn mực quản trị của chính bản thân cơng ty.
4

Nguyễn Thanh Lý, tlđd, tr. 33.


13


Phƣơng pháp kiểm sốt hợp đồng có giá trị lớn
Nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh bằng pháp luật của các nƣớc, tác giả
Trần Thị Bảo Ánh đề cập đến hai giải pháp kiểm soát giao dịch tƣ lợi bao gồm: (i)
cấm hồn tồn các giao dịch với ngƣời có liên quan hoặc (ii) cơng khai, minh bạch
hóa đồng thời đặt giao dịch dƣới sự kiểm soát chặt chẽ. Tác giả Lê Đình Vinh cũng
đồng quan điểm với tác giả Trần Thị Bảo Ánh khi cho rằng, hiện nay, có 2 phƣơng
pháp khác nhau đƣợc áp dụng để kiểm soát giao dịch tƣ lợi là: cấm hoàn toàn việc
thực hiện giao dịch hoặc cho phép thực hiện giao dịch nhƣng đặt dƣới sự kiểm sốt
nhất định. Việc cấm hồn tồn thực hiện giao dịch là triệt tiêu giao dịch, gây ảnh
hƣởng đến quyền tự do kinh doanh của công ty và trong nhiều trƣờng hợp còn gây
ra những thiệt hại cho các bên khi không xác lập, thực hiện đƣợc hợp đồng. Vì thế
các tác giả đều ƣu tiên lựa chọn phƣơng pháp cho phép thực hiện giao dịch nhƣng
phải đặt giao dịch dƣới sự kiểm soát.
Đối với việc kiểm soát giao dịch, tác giả Lê Đình Vinh đã giới thiệu 2 cơ chế
kiểm soát đối với giao dịch tƣ lợi là cơ chế giám sát nội bộ và cơ chế giám sát của
nhà nƣớc. Theo đó, dƣới góc độ quản lý nội bộ, hợp đồng có giá trị lớn phải đƣợc
cổ đông hoặc thành viên trực tiếp quyết định để tránh những thiệt hại lớn có thể xảy
ra với cổ đơng hoặc thành viên cơng ty. Trong khi đó ở góc độ giám sát nhà nƣớc,
hàng loạt cơ chế giám sát đƣợc đặt ra đối với loại hợp đồng này bao gồm: quy định
chặt chẽ chế độ cơng khai hóa thông tin trong công ty; quy định trách nhiệm pháp lý
của ngƣời quản lí cơng ty phải thực hiện nghĩa vụ đƣợc giao một cách trung thực,
mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của công ty, của chủ sở hữu cơng ty; quy định thành
viên cơng ty có quyền khởi kiện giám đốc/ Tổng giám đốc ra cơ quan tòa án khi gây
thiệt hại đến lợi ích của thành viên đó; quy định về hiệu lực của hợp đồng trong
trƣờng hợp không thông qua bởi Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông hoặc
Hội đồng quản trị và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của ngƣời thực hiện các giao

dịch tƣ lợi đối với công ty.
Tác giả Nguyễn Thanh Lý cũng nhận định rằng đối với giao dịch có khả
năng tƣ lợi "sự kiểm soát của Nhà nước là khơng thể thiếu vì Nhà nước nắm trong
tay cơng cụ hữu hiệu nhất là pháp luật và quyền lực cưỡng chế".5 Cơ chế kiểm soát
5

Nguyễn Thanh Lý, tlđd, tr. 35.

14


giao dịch có khả năng tƣ lợi bằng pháp luật đƣợc Nhà nƣớc xây dựng thể hiện ở
nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của ngƣời tham
gia quản lý doanh nghiệp; quy định về quyền và nghĩa vụ của cổ đông; quy định về
nghĩa vụ của ngƣời quản lý; quy định về ranh giới đƣợc phép và không đƣợc phép
tiến hành trong giao dịch kinh doanh và cơ chế thông qua quyết định của cơng ty để
tránh giao dịch có khả năng tƣ lợi; quy định về chế độ cơng khai hóa thơng tin; xây
dựng cơ chế kiểm soát của Ban kiểm soát hay hoạt động giám sát trong công ty cổ
phần; quy định về cơ chế xử lý vi phạm trong giao kết và thực hiện giao dịch tƣ lợi.
Với quy định về ranh giới đƣợc phép và không đƣợc phép tiến hành trong
giao dịch kinh doanh và cơ chế thông qua quyết định của cơng ty để tránh giao dịch
có khả năng tƣ lợi, tác giả Nguyễn Thanh Lý cho rằng đối với những giao dịch có
giá trị lớn có khả năng gây ra tƣ lợi lớn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cơng ty và cổ
đơng cơng ty thì quyền quyết định lớn nhất phải thuộc về Đại hội đồng cổ đông.
Đồng thời với cơ chế bằng pháp luật, tác giả Nguyễn Thanh Lý cũng cho rằng việc
thiết lập một cơ chế kiểm sốt nội bộ trong cơng ty thơng qua Điều lệ công ty, quy
chế nội bộ, nội quy làm việc, cơ chế kiểm soát của doanh nghiệp cũng sẽ rất hữu
hiệu để kiểm sốt giao dịch có khả năng phát sinh tƣ lợi trong công ty, bao gồm cả
giao dịch có giá trị lớn.
Qua nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực thi các

quy định của LDN năm 2014, tác giả Nguyễn Thanh Lý đã đề xuất đƣợc nhiều giải
pháp hoàn thiện các quy định của LDN năm 2014 nhằm kiểm sốt giao dịch có khả
năng tƣ lợi nói chung, giao dịch có giá trị lớn nói riêng trong cơng ty đại chúng. Các
giải pháp tập trung vào hoàn thiện các quy định về nhận diện giao dịch có khả năng
tƣ lợi trong cơng ty đại chúng, về cơ chế xác lập và thực hiện giao dịch có khả năng
tƣ lợi, về xử lý vi phạm trong giao kết và thực hiện giao dịch có khả năng tƣ lợi.
Sự tham gia của chủ sở hữu cơng ty trong kiểm sốt hợp đồng có giá trị lớn
Chủ sở hữu công ty là những ngƣời đã bỏ tài sản để đầu tƣ vào công ty.
Trong cấu trúc quản trị công ty, chủ sở hữu công ty là những ngƣời quyết định
những vấn đề quan trọng nhất của cơng ty. Hợp đồng có giá trị lớn là những hợp
đồng có vị trí quan trọng đối với cơng ty, trong nhiều trƣờng hợp các hợp đồng này
có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cơng ty. Chính vì thế, hầu hết
15


×