Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ y tế tại việt nam thực trạng và giải pháp (13)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.88 KB, 5 trang )

64

đưa ra chế độ đãi ngộ tốt hơn khu vực y tế cơng và từ đó vơ tình làm giá dịch vụ y
tế tăng lên.
2.4.2.3. Chi phí khám, chữa bệnh còn cao, tạo gánh nặng cho người bệnh
Mặc dù, việc nguồn vốn ngoài NSNN được huy động để đầu tư cho cơ sở vật
chất, trang thiết bị y tế mang thể hiện được những điểm sáng tích cực chính sách
hợp tác công tư của Đảng và Nhà nước, nhưng đồng thời cũng tạo nên những mặt
tiêu cực cho dịch vụ y tế. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tình trạng một số bệnh viện
lạm dụng, chỉ định xét nghiệm/ chữa bệnh không cần thiết với trang thiết bị cao cho
người bệnh để thu hồi vốn đã xảy ra [8]. Do đó, người bệnh gặp phải khó khăn khi
tiếp cận với dịch vụ khám, chữa bệnh do gánh nặng chi phí cho y tế quá cao.
Bảng 2.7: Cơ cấu chi tiêu cho đời sống bình quân 1 người/tháng

Nguồn: [32].
Qua bảng 2.7 có thể nhận ra, tỷ lệ chi cho chăm sóc sức khỏe/tổng chi tiêu của
mỗi cá nhân có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, từ 5,4% năm 2010 lên
5,7% năm 2016. Bên cạnh đó, chi phí cho dịch vụ y tế có tác động khơng nhỏ đến
tổng chi tiêu của mỗi cá thể và hộ gia đình. Theo nghiên cứu của GS.TS Đặng Đức
Anh và các cộng sự (2018), với một hộ gia đình chi tiêu cho ăn uống trong 1 năm sẽ
giảm 0,82% nếu chi tăng 1% cho chi tiêu y tế. Mặt khác, đối với nhóm hộ gia đình
khó khăn và đặc biệt khó khăn, 1% tăng thêm trong chi tiêu y tế sẽ làm giảm tương
ứng 1,06% và 1,1% của chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. Từ đó, có thể kết luận rằng


65

mức chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình nghèo chịu tác động mạnh
mẽ từ việc gia tăng tỷ trọng cho dịch vụ y tế.
Với chỉ số về tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của các hộ gia đình cho y tế, mặc dù
đã giảm từ 45,58% năm 2011 xuống còn 38,5% năm 2016, nhưng vẫn còn ở mức


tương ddoois cao so với khuyến cáo của WHO (tỷ trọng này chỉ nên ở mức dưới
30% tổng chi y tế thì mới đạt tiêu chí cơng bằng trong chăm sóc y tế). Khi một hộ
gia đình xem xét việc có đi khám bệnh hay khơng, đi khám ở đâu, họ thường phải
cân nhắc rất nhiều đến những khoản chi phí từ tiền túi của mình. Đây là những
khoản “viện phí khơng chính thức”, bao gồm: chi phí đi lại; chi phí ăn uống bồi
dưỡng cho người bệnh; tiền thuốc và các dịch vụ khám, chữa bệnh ngồi bệnh viện;
thậm chí là cả chi phí bồi dưỡng cho nhân viên y tế, người môi giới. Tổng những
khoản chi này đã tạo gánh nặng chi phí khổng lồ lên người bệnh nói chung và các
hộ gia đình nghèo nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế
cho người dân. Con số này cũng là một thách thức lớn cho ngành Y tế Việt Nam
trong quá trình thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe tồn dân thơng qua
BHYT.
Xét riêng về BHYT, năm 2016 ghi nhận tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 77,6% tổng
dân số cả nước, trong đó khu vực nông thôn đạt 77,2% và khu vực thành thị là
78,6%. Dẫn theo hệ quả có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ y
tế giữa các vùng trong cả nước. Cụ thể là tỷ lệ này trong 12 tháng qua cho dân số
thành thị là 41,5%, trong khi ở nông thôn là 38,2%. Đặc biệt sự mất công bằng thể
hiện rõ rệt khi so sánh giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 31,5% với vùng
đồng bằng sông Cửu Long là 51,4% và vùng Đông Nam Bộ là 42,6% [44]. Qua đó
chứng tỏ vùng núi là nơi khó khăn, ít có điều kiện tiếp cận y tế hơn rất nhiều so với
vùng đồng bằng - nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần
chú trọng đầu tư phát triển hệ thống y tế ở những địa bàn khó khăn, đảm bảo tất cả
người dân đều có thể tiếp cận với cơng tác khám, chữa bệnh như nhau.


66

2.4.2.4. Thiếu công bằng trong tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh
Dựa vào những phân tích như trên cùng với tỷ lệ chi đầu tư công cho y tế hiện
này vẫn cịn thấp, dẫn đến cơng tác khám, chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu và

tốc độ phát triển dân số ở nước ta. So với mức chuẩn của thế giới là 70%, tỷ lệ chi
tiêu công cho y tế ở Việt Nam vẫn còn rất thấp ở mức 54,12% vào năm 2016 [8],
mặc dù đã tăng đáng kể so với các năm trước. Do đó, Việt Nam vẫn chưa thể đảm
bảo một số chỉ số công bằng trong cung ứng dịch vụ y tế. Ví dụ, theo khuyến nghị
của các tổ chức y tế quốc tế, tỷ lệ giường bệnh cần đạt là 39 giường bệnh/10.000
người dân, tuy nhiên đến cuối năm 2015, con số này ở nước ta chỉ là 32,73 [9]. Các
bệnh viện luôn phải đối mặt với tình trạng q tải do cơng suất sử dụng giường
bệnh quá cao, song song với nhu cầu khám chữa bệnh và dân số ngày càng tăng.
Không chỉ vậy, tuy rằng các hình thức PPP đa dạng mang lại tiềm năng rất lớn
để phát triển y tế, nhưng trong thời gian qua, chỉ một số hình thức như liên doanh
liên kết trong đặt máy móc trang thiết bị khám, chữa bệnh là phát triển, do đây là
lĩnh vực ít rủi ro nhất và có khả năng thu hồi vốn cao. Trong khi, đây chỉ là hình
thức sơ khai trong các hình thức PPP, do vậy vẫn cịn rất nhiều hạn chế trong thu
hút nguồn lực đầu tư từ tư nhân. Theo Tổng cục Thống Kê, có 134 dự án được cấp
phép còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký vào lĩnh vực y tế và hoạt động trợ
giúp là 1867 triệu USD, tương ứng là 0,5% số dự án và 0,6% số vốn đăng ký so với
tổng số dự án được cấp phép và tổng vốn đầu tư đăng ký trên tồn quốc tính đến
ngày 31/12/2017. Như hình 2.7, tỷ trọng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực y tế và
hoạt động trợ giúp so với tổng nguồn vốn đầu tư tồn xã hội có sự gia tăng hàng
năm, tuy nhiên chủ yếu từ nguồn NSNN, cịn về phía khu vực tư nhân và FDI vẫn
còn rất hạn chế.


67

Hình 2.7: Tỷ trọng vốn đầu tư vào y tế và hoạt động trợ giúp xã hội/tổng vốn
đầu tư toàn xã hội (giá so sánh 2010)
Nguồn: [53]
Bên cạnh đó, chỉ những nơi được dự án PPP đầu tư mới có những cải thiện
riêng biệt, do các loại hình PPP hiện tại chỉ mới tập trung chủ yếu vào hình thức

liên doanh, liên kết nên có tác động khơng rộng rãi và sâu sắc. Cũng từ đó dẫn đến
tình trạng q tải tại các bệnh viện tuyến trên luôn luôn là vấn đề nóng của ngành Y
tế Việt Nam, 3-4 bệnh nhân phải nằm chung trên 1 giường bệnh có lẽ là cảnh tượng
quá quen thuộc với nhiều bệnh viện hiện nay. Nguyên nhân của hiện trạng này là do
vẫn còn rất nhiều hạn chế trong vay vốn của các bệnh viện cơng, do nếu vay vốn thì
bệnh viện phải trả gốc vay, lãi vay. Trong khi đó, chưa có khấu hao trong cơ chế giá
dịch vụ do BHYT chi trả nên gần như khơng có nguồn chi trả lãi và gốc vốn vay, vì
thế người bệnh là bên sẽ chịu phần chênh lệch này. Một khó khăn nữa là do nguồn
vốn ngân hàng đầu tư phát triển không nhiều, chịu ảnh hưởng của chính sách thắt
chặt đầu tư của Nhà nước, thêm nữa là lãi suất luôn khá cao và thời gian phải trả
vốn vay là 12 năm nên bệnh viện sẽ gặp rất nhiều cản trở trong cân đối nguồn thu
để trả nếu vay. Tình trạng này sẽ có thể vẫn còn kéo dài nếu việc liên doanh, liên
kết, đặc biệt là những nơi vùng sâu vùng xa không có sự đột phá trong cơ chế.
Khơng chỉ khó khăn trong việc nhận đầu tư từ các dự án PPP, mà ngay cả Nhà
nước cũng rất khó đáp ứng được hết nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết
bị y tế, vì các trang thiết bị y tế hiện đại địi hỏi một nguồn tài chính rất lớn - điều


68

này là hết sức thách thức với một nước còn nghèo như Việt Nam. Mặc dù, đầu tư
của Nhà nước và khu vực tư nhân vào y tế, trong những năm qua, cũng có sự tăng
nhẹ, nhưng vẫn cịn thấp so với nhu cầu của người dân và thường chỉ tập trung vào
các thành phố lớn. Do đó, tình trạng thiếu hụt về số lượng cũng như chất lượng về
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế ở các cơ sở y tế tuyến dưới vẫn đang là vấn đề nhức
nhối của Y tế. Chính vì vậy, theo báo cáo của Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế (2017),
tình trạng chưa kiểm sốt chặt chẽ chất lượng và an toàn của trang thiết bị y tế cũng
như một số danh mục trang thiết bị cần thiết, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng cho các
cơ sở y tế khác nhau cũng chưa được cập nhật, ... đã dẫn đến một số sự cố y khoa
xảy ra trong những năm gần đây, tiêu biểu như sự việc cắt đôi que thử HIV, trộn lẫn

máu nhiều người để xét nghiệm chung ở bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội xảy ra vào
năm 2019.
2.4.3. Nguyên do của những tồn tại nêu trên
Thứ nhất, cơ chế tài chính cho y tế cịn chậm trễ trong đổi mới, đặc biệt về giá
cả của dịch vụ y tế.
Về nguyên tắc, giá cả phải phù hợp với giá trị. Tình trạng chảy máu chất xám
trong ngành y cũng như không hấp dẫn thu hút được tư nhân đầu tư vào lĩnh vực
này là do các yếu tố đầu vào cấu thành nên giá dịch vụ y tế như tiền lương của cán
bộ y tế, chi phí đầu tư, các chi phí khác cịn thấp. Bên cạnh đó, khi thực hiện cơ chế
thị trường, giá sẽ phải do đơn vị cung ứng quyết định theo thị trường, tuy nhiên hiện
nay, giá dịch vụ y tế chịu tác động của rất nhiều yếu tố, cụ thể như:
+ Giá khám, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế của Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy
định (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT).
+ Giá khám, chữa bệnh khơng thanh tốn từ quỹ BHYT của bệnh viện công
lập do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, trong phạm vi khung giá do liên Bộ
Y tế - tài chính ban hành.
+ Giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu: chưa có quy định cụ thể về thẩm
quyền, chưa thống nhất giữa các quy định. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa
phương thì giá khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Nhà nước do Hội đồng nhân



×