Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Luận án Tiến sĩ Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 166 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ QUỲNH CHÂU

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 9.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả phân tích trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây. Tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong luận án của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm 2019

Tác giả

Trần Thì Quỳnh Châu




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 8
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ........................ 21
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu .......................................................................... 27
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI ĐẠI
DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ............................... 33
2.1. Khái quát lý luận về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự ..... 33
2.2. Khái quát lý luận pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng
dân sự .................................................................................................................. 45
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................... 67
3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về người đại diện của đương sự trong
tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay.................................................................... 67
3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố
tụng dân sự .......................................................................................................... 99
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ Ở VIỆT NAM .................................................................................. 126
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố
tụng dân sự ở Việt Nam .................................................................................... 126
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố
tụng dân sự ở Việt Nam .................................................................................... 135
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 152



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thực tiễn xét xử các vụ việc dân sự những năm qua, sự tham gia tố
tụng dân sự của người đại diện của đương sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, cũng như việc làm rõ sự thật của vụ
việc dân sự, ngày càng chứng tỏ là một trong những thành phần không thể thiếu
trong tố tụng dân sự.. Chế định đại diện của đương sự dân sự cũng đã và đang
khẳng định ý nghĩa và vai trò của mình trong hệ thống pháp luật tố tụng dân sự,
Việc xác định đúng đắn vai trị cũng như hồn thiện các quy định pháp luật về
người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là một việc làm cần thiết và có
ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, với tư cách là người tham gia tố tụng dân sự, hoạt
động của người đại diện cho đương sự có tác động không chỉ đến hoạt động của
những người tham gia tố tụng khác, mà còn tác động đến cả hoạt động của các
cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, góp phần thúc đẩy sự dân chủ, tiến bộ của xã
hội, hoàn thiện và bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng dân sự, thay mặt
đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của
đương sự. Việc tham gia tố tụng của người đại diện của đương sự trong tố tụng
dân sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết các vụ án dân sự, đặc biệt trong
trường hợp đương sự không tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của
mình. Những quy định về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được
quy định lần đầu trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989
và được tiếp tục quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004.
Gần đây nhất, là chế định về người đại diện của đương sự được quy định tại
BLTTDS năm 2015. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam,
người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và
người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS). Tuy nhiên, khác với quy định về

người đại điện được quy định trong BLDS là người đại diện nhân danh và vì lợi

1


ích của người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, thì người đại
điện của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định là người tham gia tố tụng
dân sự, thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án. Người đại diện của đương
sự tham gia vào q trình giải quyết vụ việc dân sự có vai trị rất quan trọng, đó
là, việc tham gia tố tụng của người đại diện của đương sự có tác dụng bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, nhất là trong trường hợp họ là người bị
hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, việc tham gia
tố tụng của người đại diện của đương sự cịn có tác dụng nhất định trong việc
làm rõ sự thật về vụ việc dân sự.
Thực tiễn hoạt động tố tụng trong những năm gần đây cho thấy, việc quy
định chế định người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là hết sức cần
thiết, nhằm đảm bảo hoạt động tranh tụng được diễn ra theo đúng trình tự, thủ
tục pháp luật quy định, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên
đương sự. Số lượng các vụ việc có người đại diện cho đương sự tham gia vào
quá trình tố tụng dân sư ngày càng tăng và có tính chun nghiệp hơn. Thơng
thường là hình thức đại diện theo ủy quyền với sự tham gia của các luật sư là
những người tranh tụng chuyên nghiệp, nên chất lượng của bản án, quyết định
của Tòa án cũng được nâng cao. Việc thực hiện các quy định về người đại diện
cho đương sự được thực hiện khá nghiêm túc. Đồng thời, Tịa án cũng đã phối
hợp, giúp đỡ góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện, kiểm tra, giám sát
các quy định về người đại diện của đương sự. Tuy nhiên, trải qua thực tiễn áp
dụng, những quy định về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự đã
bộc lộ một số điểm bất cập, chưa cụ thể, thiếu tính thống nhất, có những vấn đề
cần thiết nhưng chưa được luật hóa, bên cạnh đó, những khó khăn từ thực tiễn áp

dụng pháp luật cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng dân sự và lợi ích hợp
pháp của đương sự khơng được đảm bảo như trong việc xác định vai trò của
người đại diện, quyền và nghĩa vụ của người đại diện…

2


Xuất phát từ vai trò của người đại diện của đương sự, thực trạng pháp luật
và thực tiễn áp dụng pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân
sự, việc tìm hiểu, nghiên cứu về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân
sự đã trở thành một nhu cầu cấp bách. Cho nên, việc nghiên cứu, đánh giá một
cách toàn diện các quy định của pháp luật liên quan đến người đại diện của
đương sự trong tố tụng dân sự, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt
động tố tụng dân sự, từ đó, đề xuất các giải pháp hồn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề này, nâng cao hiệu quả của hoạt động
tố tụng dân sự tại Tòa án, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích cho các bên tranh chấp
là rất cần thiết.
Với các lý do được phân tích ở trên, nên nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề
tài: “Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay” để
nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý
luận và thực tiễn pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự
theo quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp cụ
thể nhằm góp phần hồn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận
án được xác định cụ thể như sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án
nhằm làm rõ các vấn đề, nội dung sẽ được kế thừa và các nội dung cần tiếp tục
phải nghiên cứu và giải quyết trong nội dung luận án; làm rõ cơ sở lý thuyết
nghiên cứu đề tài luận án;
- Nghiên cứu, phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật về
người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự;

3


- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực thi
pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự; chỉ ra những hạn
chế, vướng mắc, bất cập trong thực trạng pháp luật và trong thực tiễn giải quyết
các vụ việc dân sự có người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự;
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất định hướng
và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về người đại diện trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn
pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự; hệ thống các quy
định của pháp luật Việt Nam về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân
sự. Bên cạnh đó, để làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu, luận án cũng khảo cứu
kinh nghiệm pháp luật một số nước về chế định người đại diện của đương sự
trong tố tụng dân sự.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và
thực tiễn pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự theo đúng yêu cầu của nội hàm đề tài.
Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt

Nam về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, cũng như thực tiễn
thực thi pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự tại các
Tòa án nhân dân ở Việt Nam. Việc khảo cứu kinh nghiệm pháp luật các nước về
chế định đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự qua tài liệu thứ cấp chỉ là
làm rõ hơn mơ hình lý luận pháp luật về vấn đề này.
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015. Tuy nhiên, phần nghiên cứu về thực tiễn thực thi pháp luật có liên hệ
với các vụ việc đã diễn ra ở các thời điểm trước đó.

4


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu theo phương pháp luận của triết học Mác Lênin, đồng thời, sử dụng các phương pháp truyền thống có độ tin cậy như phân
tích tổng hợp, lịch sử cụ thể và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như:
phương pháp phân tích quy phạm, khảo sát thực tiễn, thống kê, so sánh…
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra trong từng chương của đề tài,
những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sẽ được tác giả áp dụng như sau:
- Trong chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái
quát nhằm tổng quan tình hình nghiên cứu, làm rõ những vấn đề đã được giải
quyết, những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, từ đó đưa ra cơ sở lý thuyết
nghiên cứu, xác định câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu…
- Trong chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái
quát nhằm làm rõ khái niệm, đặc điểm người đại diện của đương sự trong tố tụng
dân sự, từ đó phân tích làm rõ những vấn đề lý luận pháp luật về người đại diện
của đương sự trong tố tụng dân sự. Đồng thời phương pháp so sánh, đối chiếu
được sử dụng nhằm tìm hiểu chế định về người đại diện của đương sự trong
pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới nhằm làm rõ thêm mơ
hình lý luận pháp luật về vấn đề này.

- Trong chương 3, tác giả sử dụng phương pháp phân tích quy phạm, để
phân tích làm rõ các quy định của pháp luật, để thấy được những điểm tiến bộ,
đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành.. Mặt khác,
phương pháp khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật, phương pháp thống kê, phân
tích, tổng hợp, phương pháp nghiên cứu điển hình một số vụ án cụ thể được sử
dụng để đánh giá những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật về
người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
- Trong chương 4, các phương pháp phân tích và dự báo khoa học được sử
dụng chủ yếu trong việc đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật
cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về người đại diện của đương sự
trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay.

5


5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về chế định đại
diện của đương sự trong tố tụng dân sự theo pháp luật Việt Nam, cụ thể:
- Làm rõ các nội dung về phương diện lý luận pháp luật về người đại diện
của đương sự trong tố tụng dân sự như: Khái niệm, đặc điểm của người đại diện
của đương sự trong tố tụng dân sự; căn cứ xác lập đại diện, điều kiện trở thành
người đại diện, quyền và nghĩa vụ của người đại diện, hậu quả pháp lý của việc
xác lập và chấm dứt đại diện, thời hạn đại diện, phạm vi đại diện của đương sự
trong tố tụng dân sự.
- Luận án cũng đã phân tích và đánh giá khách quan thực trạng pháp luật
và thực tiễn áp dụng pháp luật về người đại diện trong tố tụng dân sự tại Việt
Nam; làm rõ những bất cập, chồng chéo và những hạn chế của các quy định pháp
luật về người đại diện trong việc bảo vệ lợi ích của các bên đương sự trong tố
tụng dân sự. Những nội dung chủ yếu của các quy định pháp luật Việt Nam về
quyền và nghĩa vụ của người đại diện, căn cứ cũng như hậu quả pháp lý của việc

xác lập và chấm dứt quan hệ đại diện đã được luận án hệ thống hóa, phân tích và
giải thích, làm rõ.
- Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được làm sáng tỏ, luận án
đã đưa ra những quan điểm và đề xuất các giải pháp đồng bộ, khoa học để khắc
phục những hạn chế và nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về người đại diện trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khái quát và làm
rõ hơn những vấn đề lý luận pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố
tụng dân sự, làm rõ nội hàm pháp luật của người đại diện theo pháp luật và
người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự. Những kết
luận, đề xuất, kiến nghị mà luận án nêu ra đều có cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì

6


vậy, chúng có giá trị tham khảo trong q trình sửa đổi, hoàn thiện pháp luật tố
tụng dân sự.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ có giá trị tham
khảo cho cán bộ, thẩm phán của Tòa án nhân dân khi nghiên cứu, xét xử các vụ
việc dân sự có người đại diện của đương sự tham gia tố tụng; là tài liệu tham
khảo có giá trị cho các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng pháp luật có liên
quan đến chế định người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án được kết cấu gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu.
Chương 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về người đại diện của đương
sự trong tố tụng dân sự.
Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về người

đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về người đại
diện của đương sự trong tố tụng dân sự ở Việt Nam.

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nhóm nghiên cứu những vấn đề chung về lý luận và thực tiễn
pháp luật về chế định đại diện
Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, đại diện là một chế định quan trọng trong
đời sống pháp lý xã hội. Bất kỳ hệ thống pháp luật nào cũng đều xem đây là một
chế định quan trọng, chế định trung tâm của luật dân sự hiện đại. Trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có nhiều tác giả, nhiều cơng trình nghiên
cứu về nguời đại diẹn của đuong sự, điển hình như:
Trong cuốn “Thủ tục tố tụng dân sự” của hai tác giả - Stephen Gerlis,
Paula Loughlin - đã phân tích rõ nghĩa vụ của đại diện theo pháp luật trong việc
cung cấp thông tin cho khách hàng và cung cấp thơng tin trước Tồ án. Một đại
diện pháp lý hành động cho một bên phải nỗ lực để đảm bảo rằng bên kia hiểu
nhiệm vụ của mình tuân thủ việc tiết lộ. Một khi người được đại diện phát hiện
có những tài liệu bất lợi cho vụ việc của mình thì một đại diện hợp pháp phải
giải thích đầy đủ điều này cho khách hàng của mình. Thơng tin phải được cung
cấp cả bằng miệng và bằng văn bản. Người đại diện theo pháp luật được yêu cầu
đưa ra bất kỳ lời giải thích nào bằng tiếng Anh đơn giản, để đảm bảo rằng khách
hàng hoàn toàn hiểu được loại thỏa thuận mà anh ta đang ký kết [137].
Theo tác phẩm “Bàn về thủ tục tố tụng dân sự” của tác giả J.A.Jolowicz
đã phân tích vai trị của người đại diện; nội dung những hoạt động của người đại

diện tập thể trong các vụ việc dân sự, đó là một hệ quả của việc công nhận quyền
trung gian rằng nếu các thủ tục tố tụng được đưa ra để bảo vệ họ, những người tố
tụng phải được đưa ra bởi một người đại diện. Điều này dẫn đến một số câu hỏi
về tính hợp pháp của người đại diện, cho dù cá nhân hay hiệp hội. Vai trò của
người đại diện chỉ là đưa ra câu hỏi để đi tới quyết định của Tịa án. Hình thức tố

8


tụng tập thể hoặc hành động đại diện tập thể được xử lý tốt nhất khi hành động
được đưa ra bởi một đại diện của một nhóm hoặc một nhóm người sẽ xuất hiện
để cung cấp cái nhìn cơ bản về nội dung thủ tục tố tụng rõ ràng nhất để bảo vệ
quyền lợi hoặc lợi ích của nhóm hoặc tập thể [138].
Trong cuốn “Các tài liệu và vụ việc về thủ tục tố tụng dân sự” của các tác
giả - Jack H.Friedenthal, Arthur R.Miller, John E. Sexton & Helen Hershkoff –
đã đề cập tới việc chỉ định người đại diện trong các vụ việc cụ thể; năng lực của
người đại diện; vai trò của người đại diện của bị đơn trong quá trình tố tụng, từ
thời gian được triệu tập để tiến hành thủ tục kiện tụng cho tới các phiên xét xử
tại toà. Một số cá nhân hoặc tổ chức chỉ có thể xuất hiện tại Tịa án thơng qua đại
diện hợp pháp. Ví dụ như tài sản của một người quá cố, trẻ sơ sinh và một người
thiếu năng lực về tinh thần. Trong một nền dân chủ, nơi mà nhiều người khơng
có quyền lực lập pháp, vì họ q ít về số lượng, hoặc q phân tán để bầu đại
diện, hoặc vì họ khơng có nguồn lực tài chính để gây ảnh hưởng đến các nhà lập
pháp, tranh tụng tập thể trong lớp hoặc các hình thức đại chúng khác một chiến
lược thay thế cho hành động nhóm [134].
Trong nội dung cuốn “Thủ tục tố tụng dân sự tại Pháp” của tác giả Peter
E. Herzog đã nhắc tới việc chỉ định đại diện của Toà án tại Paris. Theo truyền
thống lâu đời, đại diện của công chúng là việc có mặt tại hội nghị, nhưng khơng
thực hiện bỏ phiếu. Bên cạnh đó, cuốn sách này cịn đề cập tới việc một người
chồng lập gia đình theo các chế độ khác nhau để anh ta có quyền quản lý tài sản

của vợ mình cũng được coi là người đại diện của vợ, với kết quả là người vợ
không thể sử dụng phe đối lập với một phán quyết được đưa ra trong tranh chấp
được thực hiện bởi chồng cơ mặc dù ảnh hưởng đến lợi ích của cô [136].
Trong cuốn “Mục tiêu pháp lý dân sự và thủ tục tố tụng dân sự trong hệ
thống tư pháp đương đại” của tác giả Alan Uzelac có nêu tới nội dung phân tích
về đại diện do Tồ án chỉ định; các vụ kiện về đại diện; những rủi ro của người
làm đại diện trong vụ việc dân sự; sự ảnh hưởng của người đại diện trong vụ việc
dân sự. Chi tiết hơn thì nội dung của cuốn sách đề cập tới một số loại thủ tục

9


cung cấp quyền tiến hành kiện tụng đại diện cho một số hiệp hội hoặc cơ quan
công cộng độc lập (ví dụ: Verbandsklage) tồn tại ở một số khu vực pháp lý,
nhưng tất cả đều thu được nhiều lợi ích lý thuyết hơn mức độ liên quan thực tế.
Trên thực tế, rất ít hệ thống tư pháp dân sự chín muồi trong việc xử lý đầy đủ các
tuyên bố đa đảng ngay cả bằng phương pháp thông thường của vụ kiện và quản
lý tòa án (sáp nhập các vụ kiện, tranh tụng chiến lược, v.v.). Điều này rõ ràng
vẫn là thách thức để được giải quyết trong tương lai. Trong hai trường hợp: lợi
ích cá nhân và siêu tư nhân thì thường được kết hợp với các loại thủ tục tố tụng
đặc biệt, chẳng hạn như hành động tập thể hoặc đại diện. Luật Áo và Đức cho
phép một số hiệp hội hoặc cơ quan cơng lập độc lập có quyền đưa ra một hành
động đại diện cho việc cứu trợ bắt buộc hoặc tuyên bố trong các lĩnh vực cụ thể
của pháp luật. Ngồi ra cịn có những bài đăng như: “Vai trò khác nhau của đại
diện” (The different roles of agents. De Voil Indirect Tax Intelligence) của tác
giả Newark [129]; “Luật đại diện” (Law Agency) của tác giả Wolfram MüllerFreienfels cũng đề cập nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của chế định đại
diện [149].
Ở Việt Nam, tác giả Ngơ Huy Cương (2009) có bài viết “Chế định đại
diện theo quy định của pháp luật Việt Nam - Nhìn từ góc độ luật so sánh” đăng
trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2009. Theo tác giả, pháp luật dân sự của

các nước trên thế giới có nhiều cách hiểu và định nghĩa về đại diện khác nhau.
Ví dụ, Điều 99 Bộ luật Dân sự của Nhật Bản năm 2005 quy định về đại diện như
sau: Sự biểu lộ ý chí bởi người đại diện thể hiện rằng sự biểu lộ ý chí đó được
lập ra nhân danh người được đại diện trong phạm vi thẩm quyền của người đại
diện ràng buộc người được đại diện; các quy định này được áp dụng với những
sửa đổi thích hợp đối với bất kỳ sự biểu lộ ý chí nào bởi người thứ ba tới người
đại diện. Quy định này cho thấy: (i) Việc trao quyền đại diện khơng nhất thiết là
một hợp đồng, có nghĩa là có thể bởi các nguồn gốc hay căn cứ khác; (ii) Người
đại diện không nhất thiết phải hành động trong lĩnh vực xác lập hay thực hiện

10


giao dịch dân sự; (iii) Yêu cầu người đại diện phải thể hiện sự nhân danh người
được đại diện.
Pháp luật Anh giải thích thuật ngữ đại diện (agency) được sử dụng để chỉ
mối quan hệ tồn tại khi một người có thẩm quyền hoặc năng lực để tạo lập mối
quan hệ pháp lý giữa một người giữ vai trò là người được đại diện và người thứ
ba. Và nó được giải thích thêm là quan hệ đại diện xuất hiện bất kỳ khi nào một
người, được gọi là người đại diện (agent), có thẩm quyền hành động nhân danh
người khác, được gọi là người được đại diện (principal), và bằng lòng hành động
như vậy. Tương tự, Luận thuyết về đại diện (lần thứ hai) của Hoa Kỳ định nghĩa:
Đại diện là quan hệ ủy thác phát sinh từ việc biểu lộ sự ưng thuận bởi một người
với một người khác mà người sau này hành động nhân danh và phụ thuộc vào sự
kiểm soát của người trước, và sự ưng thuận bởi người sau hành động như vậy”.
Theo pháp luật Hoa Kỳ, chế định đại diện có đặc điểm sau: Thứ nhất, là một
quan hệ ưng thuận mà trong đó người đại diện đồng ý hay ít nhất bằng lịng hành
động dưới sự chỉ dẫn hay kiểm soát của người được đại diện; Thứ hai, là một
quan hệ ủy thác mà theo đó người đại diện đồng ý hành động cho và nhân danh
người được đại diện. Từ sự so sánh pháp luật các nước về chế định đại diện, bài

viết nêu lên những vấn đề nổi bật và những khiếm khuyết còn tồn tại của Bộ luật
Dân sự năm 2005 cả từ phương diện lý luận lẫn trong thực tiễn dựa trên sự so
sánh của pháp luật các quốc gia khác [19].
Trong bài viết “Một số vấn đề về người đại diện theo ủy quyền và người
đại diện do Tòa án chỉ định trong tố tụng dân sự” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh
trên Tạp chí Nghề luật số 06/2010 cũng đã trình bày một cách tổng quát về một
số vấn đề về người đại diện theo ủy quyền của đương sự và người đại diện do
Tòa án chỉ định. Bài viết phân tích những tồn tại và hạn chế trong pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam hiện hành, đồng thời có đưa ra một số ví dụ thực tế trong
pháp luật về khía cạnh người đại diện theo ủy quyền và người đại diện do Tòa án
chỉ định trong tố tụng dân sự. Đặc biệt tác giả đã chỉ ra được những khoảng
trống trong Điều 73, 74, 75, 164 BLTTDS năm 2004 [32].

11


Cũng tác giả Nguyễn Thị Hạnh có cơng bố bài viết “Một số vấn đề về
người đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự” trên Tạp chí
Tịa án nhân dân, số 03/2011. Theo quy định của BLTTDS, người đại diện của
đương sự có thể là: Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền
và người đại diện do Tòa án chỉ định. Bên cạnh đó đánh giá thực trạng vấn đề
người đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự nhằm chỉ ra
những thành công và hạn chế trong pháp luật hiện hành [33].
Năm 2012, tác giả Hồ Ngọc Hiển đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ
luật học với đề tài: “Đại diện cho thương nhân trong pháp luật thương mại Việt
Nam” [40]. Trong cơng trình này, tác giả đã làm sáng tỏ các nội dung lý luận về
đại diện cho thương nhân trong lĩnh vực thương mại, nêu bật được bản chất của
quan hệ đại diện thương mại. Đồng thời tác giả đã phân tích thực trạng pháp luật
Việt Nam về đại diện cho thương nhân, chỉ rõ những điểm phù hợp và những
điểm hạn chế như không thừa nhận thông lệ thương mại, tập quán thương mại,

quy định hình thức hợp đồng đại diện cho thương nhân phải bằng văn bản,
không thừa nhận đại diện theo thỏa thuận ngầm định, đại diện hiển nhiên; người
thứ ba chưa được quan tâm bảo vệ; một số quy định về quyền, nghĩa vụ của
người đại diện, về chấm dứt quan hệ đại diện... chưa hợp lý, gây cản trở khó
khăn cho các bên trong quan hệ đại diện, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền
kinh tế thị trường. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại
diện cho thương nhân trong lĩnh vực thương mại.
Cũng vào năm 2012, tác giả Lê Hùng Nhân bảo vệ thành công Luận văn
Thạc sĩ luật học với đề tài “Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt
Nam” [54]. Luận văn đã phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận của người đại
diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự như khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của
đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; phân tích các cơ sở khoa học của
việc xây dựng các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, lịch
sử phát triển các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; phân
tích, đánh giá những quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm

12


2011) về người đại diện theo ủy quyền và thực tiễn thực hiện pháp luật. Trên cơ
sở đó tác giả đã đánh giá những vướng mắc, bất cập và đưa ra kiến nghị hoàn
thiện, bảo đảm thực hiện các quy định pháp luật về đại diện theo ủy quyền trong
tố tụng dân sự.
Năm 2013, tác giả Trần Vũ Toàn bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ luật
học với đề tài “Người đại diện trong pháp luật tố tụng dân sự hiện nay ở Việt
Nam” [105]. Trong nội dung luận văn có phân tích và làm rõ những vấn đề lý
luận của người đại diện trong tố tụng dân sự như khái niệm, đặc điểm, lịch sử
hình thành; đánh giá những quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung
năm 2011); thực tiễn hoạt động của người đại diện trong tố tụng dân sự. Trên cơ
sở đó tác giả đã đánh giá những ưu điểm cũng như chỉ ra những mặt hạn chế của

pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về người đại diện trong tố tụng dân sự.
1.1.2. Nhóm nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của người đại diện trong tố tụng dân sự
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong tố tụng dân sự là những vấn
đề khá quan trọng nhằm quy định và xác lập địa vị pháp lý của người đại diện
trong quá trình tham gia tố tụng dân sự. Trong cuốn “Thủ tục tố tụng dân sự”
của tác giả Kevin M. Clermont đã nhắc tới nội dung hành động tập thể, ở đây
cho phép một hoặc nhiều thành viên của một nhóm người có vị trí tương tự khởi
kiện hoặc bị kiện, vì các bên đại diện tranh tụng thay mặt cho các thành viên
khác trong tập thể ra Tịa án [135]. Trong khi đó, tại tác phẩm “Tranh chấp và
thủ tục tố tụng dân sự” của các tác giả Jack S.Emery, Linda L.Edwards,
J.Stanley Edwards lại đề cập rất chi tiết tới các nội dung về quyền và nghĩa vụ
của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. Để làm rõ hơn nội dung
này, các tác giả cũng đưa vào các vụ việc thực tế để tiến hành phân tích vận dụng
[139]. Tương tự, cuốn“Thủ tục tố tụng dân sự” của Joseph W. Glannon cũng đã
phân tích những vụ việc liên quan tới người đại diện trong vụ việc dân sự thông
thường [140].

13


Trong nội dung cuốn sách “Sự năng động của thủ tục dân sự - xu hướng
và phát triển toàn cầu” các tác giả Colin B. Picker, Guy I. Seidman [141] đã
phân tích về đại diện đương sự trong vụ việc dân sự của hệ thống thông luật
(Common Law), như là trong hệ thống pháp luật của châu Âu. Hành động tập
thể ở châu Âu được hình thành như một hành động đại diện, vì đứng trước việc
khiếu kiện chỉ các nước thành viên xác định trước hoặc cho các cơ quan công
quyền: cả hai sẽ hành động thay mặt cho một nhóm cá nhân (hoặc pháp nhân)
đều bị ảnh hưởng bởi các hành vi bất hợp pháp được thực hiện bởi bị đơn. Bên

cạnh đó, sách cũng lưu ý về hoạt động tập thể ở Úc là cơ chế “chọn không tham
gia”. Quy định này cung cấp một cách để một thành viên trong nhóm “chọn
khơng tham gia” hoạt động tập thể. Một thành viên nhóm có thể chọn khơng
tham gia tố tụng đại diện bằng văn bản thông báo được đưa ra theo Quy tắc của
Tòa án trước ngày cố định.
Nội dung cuốn “Vận dụng các quy định tố tụng dân sự” của Ian Grainger,
Michael Fealy và Martin Spencer đã nêu ra nội dung đại diện của các bên thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình tham gia tố tụng. Đưa ra phân
tích về khái niệm đại diện pháp luật của đương sự theo đạo luật Toà án và Dịch
vụ pháp lý năm 1990. Thời điểm này, tác giả đưa ra cách hiểu về đại diện pháp
luật có thể là luật sư tranh tụng hoặc luật sư tư vấn được chỉ định tham gia tố
tụng để thực hiện yêu cầu bồi thường của người được đại diện. Các tác giả còn
nhắc tới báo cáo vụ án và các tài liệu khác do người đại diện theo pháp luật soạn
thảo phải có chữ ký của người đó và nếu người đại diện theo pháp luật soạn thảo
làm thành viên hoặc nhân viên của cơng ty thì họ phải ký tên công ty [142].
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, có thể kể đến một số bài viết
có liên quan đến vấn đề người đại diện của đương sự được đăng trên các tạp chí
uy tín như: “Pháp luật và thực tiễn pháp luật và thực hành tại các quốc gia
thành viên của Liên minh châu Âu về vấn đề đại diện thương mại và thoả thuận
phân phối” (Commercial agency and distribution agreements: law and practice
in the member states of the European Union) của các tác giả Geert Bogaert,

14


Ulrich Lohmann [125]; “Những án lệ liên quan tới luật đại diện” (Cases on the
law of agency) của hai tác giả Warren A. Seavey và Livingston Hall [128];
“Quan hệ Pháp lý trong Luật Đại diện: Quyền lực của Đại diện và Thương mại”
(Legal Relations in the Law of Agency: Power of Agency and Commercial) của
tác giả W. Muler-Freinfels [150]; “Vấn đề đại diện, chiến lược pháp lý và thực

thi” (Agency problems, legal stragegies and enforcement) của các tác giả John
Armour, Henry Hansmann và Reinier Kraakman [145]; Bài viết “Những vấn đề
về đại diện và Hội đồng quản trị” (Agency Problems and the Board of
Directors) của tác giả Onetto, Tạp chí Ngân hàng và Luật pháp quốc tế (Journal
of International Banking and Financial Law) [121].
Ở Việt Nam cũng có nhiều cơng trình được cơng bố đã luận giải về quyền
và nghĩa vụ của người đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự, cũng như
phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật, giải pháp hoàn thiện pháp luật về
vấn đề này như: Tác giả Nguyễn Văn Dũng có bài viết “Bàn về quyền của người
đại diện của đương sự quy định tại Điều 243 Bộ luật Tố tụng dân sự” đăng trên
Tạp chí Nghề luật số 4 năm 2006. Nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập trong hoạt
động tố tụng dân sự thời điểm đó, đặc biệt là tại Điều 243 BLTTDS năm 2004 và
đưa ra những đề xuất đối với những người đại diện như việc người đại diện theo
ủy quyền liên quan sử dụng quyền kháng cáo, không nên cho rằng quyền kháng
cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ
thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm là
quyền trực tiếp của mình, mà quyền đó là quyền được đương sự ủy quyền… và
cần đặt quy định này trong tổng thể chung và trong mối liên hệ với các điều luật
có liên quan. Tác giả cũng đã kiến nghị thay cụm từ “người đại diện hợp pháp”
bằng “người đại diện theo pháp luật” quy định tại các khoản 4; 5; 6 và 7 Điều
57; Điều 161 BLTTDS năm 2004; cụm từ “người đại diện của đương sự” tại
Điều 243 cần bằng cụm từ “người đại diện hợp pháp của đương sự” [24]. Trong
khi đó, ở chủ đề khác: “Một người có thể ủy quyền cho nhiều người tham gia tố
tụng”, tác giả Nguyễn Hải An có bài viết đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân, số

15


17/2006. Bài viết đã phân tích quy định của pháp luật về việc một người ủy
quyền cho nhiều người tham gia tố tụng; những vướng mắc trong thực tiễn thực

hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đề này [2].
Cũng đề cập về quyền và nghĩa vụ của người đại diện, tác giả Hồ Ngọc
Hiển có bài viết “Nghĩa vụ của người đại diện và người ủy quyền theo pháp luật
kinh doanh của Hoa Kỳ trong sự so sánh với các quy định pháp luật tương ứng
của Việt Nam” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3 năm 2007. Trong
bài viết này, tác giả đã phân tích một số vấn đề nghĩa vụ của người đại diện và
người ủy quyền với nhau, nghĩa vụ các các bên với người thứ ba theo pháp luật
Hoa Kỳ trong sự so sánh với các quy định tương ứng của Việt Nam. Trong quá
trình so sánh phát luật về người đại diện và người ủy quyền giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam, tác giả đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt bao gồm: (i) Về
truyền thống luật pháp; (ii) Điều kiện kinh tế khác biệt dẫn đến sự khác biệt về tư
quy pháp luật. Bài viết đánh giá mối tương quan giữa pháp luật Hoa Kỳ và Việt
Nam nhằm nhận thức được một số tồn tại trong pháp luật trong nước về nghĩa vụ
của người đại diện và người ủy quyền. Thơng qua đó, tác giả đề xuất pháp luật
về đại diện cần bổ sung một số trường hợp về người ủy quyền phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba khi người đại diện có lỗi [39].
1.1.3. Nhóm các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và và thực tiễn
thực hiện pháp luật Việt Nam về người đại diện của đương sự trong tố tụng
dân sự
Trong Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Trần Thị Hường với đề tài
“Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam”
bảo vệ vào năm 2014 [44] đã nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam hiện hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố
tụng dân sự như quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) về
điều kiện trở thành người đại diện theo ủy quyền; các căn cứ làm phát sinh và
phạm vi đại diện theo ủy quyền, những trường hợp không được làm người đại
diện theo ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của người đại diện, hậu quả pháp lý của

16



việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, cơng
trình cũng phân tích những bất cập, hạn chế trong những quy định của pháp luật
về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn
thực hiện, tìm ra ngun nhân của nó để đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao
vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự.
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ luật
học với đề tài “Đại diện khơng có ủy quyền và đại diện vượt q phạm vi ủy
quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” vào năm 2015 [1]. Cơng
trình nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề lý luận về đại diện không có ủy quyền, đại
diện vượt quá phạm vi ủy quyền. Phân tích quy định của BLDS năm 2005 về về
đại diện khơng có ủy quyền, đại diện vượt q phạm vi ủy quyền, chỉ những
điểm phù hợp, những điểm chưa phù hợp, có sự so sánh với pháp luật của một số
quốc gia có nền lập pháp tiên tiến trên thế giới và nhìn nhận lại các quy định
từng có trong lịch sử lập pháp của Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn đã chỉ ra
được những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại mà pháp luật hiện hành chưa
giải quyết được. Từ đó, luận văn ý kiến góp ý hoàn thiện các quy định của pháp
luật dân sự Việt Nam về đại diện khơng có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi
ủy quyền nói riêng, về chế định đại diện nói chung.
Tác giả Ngơ Thị Lộc bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ luật học với đề
tài “Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự” vào năm 2016 [48].
Cơng trình đã nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về đại diện trong tố
tụng dân sự như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại người đại diện của
đương sự trong tố tụng dân sự; cơ sở khoa học của việc xây dựng quy định về
người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự; sơ lược về sự phát triển các
quy định về đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự; quy định về đại diện của
đương sự trong tố tụng dân sự của một số quốc gia trên thế giới. Cơng trình
nghiên cứu các quy định của BLTTDS Việt Nam năm 2015 về người đại diện
của đương sự; So sánh sự thay đổi so với quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa
đổi, bổ sung năm 2011). Bên cạnh đó, cơng trình cũng phân tích thực tiễn thực


17


hiện các quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) về người
đại diện của đương sự. Phân tích những hạn chế của những quy định này, đồng
thời đánh giá sự khắc phục những hạn chế của quy định mới tại BLTTDS năm
2015 và đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về đại diện của đương
sự trong tố tụng dân sự.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu trên, có thể kể đến một số bài viết
nghiên cứu một cách khái quát hoặc tập trung nghiên cứu về một số khía cạnh cụ
thể của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được đăng trên các tạp
chí uy tín như: Tác giả Đỗ Văn Chỉnh có bài viết “Về người đại diện theo pháp
luật trong vụ án ly hôn” đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân, số 05/2008 [12] đã
phản ánh về việc trong thực tế đã có các trường hợp ly hôn đối với người mắc
bệnh tâm thần hoặc đối với người có nhược điểm về thể chất. Vấn đề đặt ra của
đề tài được tác giả đề cập là trong các trường hợp ly hơn này thì đương sự có cần
phải có người đại diện tham gia tố tụng hay khơng? Nếu có thì là người đại diện
nào? Thủ tục tố tụng giải quyết như thế nào là hợp pháp? Hay trong bài viết
“Các quy định về đối tượng nhận ủy quyền tại Điều 143 BLDS và điều kiện xác
lập giao dịch của người đại diện tại Điều 144 BLDS” đăng trên Tạp chí Tịa án
nhân dân số 01/2014, tác giả Võ Quốc Tuấn đề cập đến chế định đại diện theo ủy
quyền của BLDS về: Các quy định về người đại diện theo ủy quyền; điều kiện
xác lập giao dịch đối với người đại diện của đương sự trong Điều 143, 144
BLDS năm 2005 [107]. Tác giả Nguyễn Duy Phương cơng bố bài viết “Hồn
thiện các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự” trên Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 2/2015. Theo quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa
đổi, bổ sung 2011), khi tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự, các đương sự có
thể trực tiếp tham gia hoặc ủy quyền cho người khác. Thực tiễn áp dụng pháp
luật đã nảy sinh một số vướng mắc. Bài viết nêu lên những vướng mắc, bất cập

về vấn đề ủy quyền và đề xuất một số giải pháp khắc phục [55].
Trao đổi về thực trạng các quy định pháp luật liên quan đến người đại
diện của đương sự trong tố tụng dân sự cịn có các bài viết như: Bài viết của Đào

18


Xuân Tiến (1995): “Thực tiễn thực hiện và áp dụng các quy định về người đại
diện của đương sự trong Tố tụng dân sự ” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, 1995, Số 91, tr.47-49 [77]; bài viết của
Nguyễn Cơng Bình (1998): “Người đại diện và người bảo vệ quyền lợi của
đương sự trong vụ án dân sự” đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, 1998, Số 6, tr. 60-61[3]; bài viết của Nguyễn Minh Hằng (2005): “Đại
diện theo ủy quyền - Từ pháp luật nội dung đến tố tụng dân sự” đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 5/2005, tr. 55 – 60 [35]; bài
viết của Đoàn Đức Lương (2007): “Cần hiểu thống nhất quy định về cá nhân, cơ
quan, tổ chức thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện tại Điều 161
BLTTDS” đăng trên Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, 2007, Số
9, tr. 44-45 [49]; bài viết của Nguyễn Thị Hạnh (2013): “Về vấn đề không xác
định được địa chỉ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong thụ lý,
giải quyết vụ án dân sự” đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân số 19/2013, tr.32-35
[34]; bài viết của Vũ Thị Hòa (2007): “Một số vấn đề cần lưu ý khi xem xét việc
ủy quyền tham gia tố tụng” đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 10/2007, tr.35,
36 [36]; bài viết của Tưởng Duy Lượng (2007): “Một vài suy nghĩ về đại diện
trong tố tụng dân sự” đăng trên Tạp chí khoa học pháp lý số 01/2007, tr.38 [51];
bài viết của Lê Văn Thiệp (2012): “Một số vần đề lý luận và thực tiễn về đại diện
theo pháp luật” đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 3/2012 (Số Tân xuân), tr.43-46
[74]; bài viết của Lê Thu Hà (2006): “Ai có thể làm người đại diện cho chị M?”
đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 9/2006, tr. 81 – 83 [29]; bài viết
của Tiến Long (2006): “Vụ án mẹ đại diện xin ly hơn thay con” đăng trên Tạp

chí Tòa án nhân dân, 3/2006, Số 5, tr.18-20 [47]; bài viết của Từ Văn Thiết
(2006): “Người mù khơng có người đại diện có quyền khởi kiện dân sự?” đăng
trên Tạp chí Tịa án nhân dân, số 18/2006, tr.22-23 [75]; bài viết của Trọng Tài
(2007): “Ơng Nguyễn Ánh Hồng khơng phải là đại diện của người bị hại” đăng
trên Tạp chí TAND, số 02/2007, tr.23-25 [72]; bài viết của Đỗ Hồng Thái
(2011): “Bàn về giá trị pháp lý của văn bản do người đại diện theo ủy quyền ký

19


tên và đóng dấu chi nhánh doanh nghiệp” đăng trên Tạp chí Ngân hàng, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, số 6/2011, tr.39-41 [73]…
Gần đây nhất là bài viết “Bàn về chế định đại diện trong Bộ luật Dân sự
năm 2015” của tác giả Vũ Lan Phương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,
số 02/2018. Trong bài viết này, tác giả cho rằng, đại diện là một chế định quan
trọng trong đời sống pháp lý xã hội. Bất kỳ hệ thống pháp luật nào cũng đều xem
đây là một chế định quan trọng, chế định trung tâm của luật dân sự hiện đại. So
với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ
sung nhằm hoàn thiện chế định đại diện. Tuy nhiên, nội dung của chế định đại
diện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn còn một số hạn chế, bất
cập cần sớm được sửa đổi bổ sung. So với chế định đại diện trong BLDS của
một số nước, chế định đại diện trong BLDS năm 2015 có phạm vi hẹp hơn
(BLDS năm 2015 chỉ xác định mục đích đại diện trong xác lập và thực hiện các
giao dịch dân sự). Tuy nhiên, thẩm quyền của người đại diện trong trường hợp
không xác định được cụ thể phạm vi đại diện lại quá rộng. Khoản 2 Điều 141
BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi
đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có
quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Trong đời sống xã hội, mỗi người
đều có quyền tự do ý chí. Họ có thể trực tiếp biểu lộ ý chí tạo lập ra các hệ quả

pháp lý; họ cũng có quyền biểu lộ ý chí thơng qua người khác để tự ràng buộc
mình vào một quan hệ pháp luật nhất định. Nhưng mục đích của đại diện khơng
chỉ liên quan tới các giao dịch. Do đó, những bất cập về phân loại đại diện theo
phạm vi đại diện có xác định hay không xác định và quy định thẩm quyền đại
diện trong trường hợp phạm vi đại diện không xác định liên quan tới cả đại diện
theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền trong BLDS năm 2015 cần phải được
khắc phục theo hướng quy định rõ ràng người đại diện (theo pháp luật và theo ủy
quyền) chỉ có thẩm quyền liên quan tới quản trị tài sản của người được đại diện
trong trường hợp phạm vi đại diện không xác định. Các hành vi liên quan tới

20


quyền sở hữu là những hành vi địi hỏi tính nghiêm túc, thận trọng và rõ ràng. Vì
vậy, thẩm quyền đại diện liên quan tới quyền sở hữu phải được trao bởi chủ sở
hữu. Việc chủ sở hữu không trao thẩm quyền này cho người đại diện mà pháp
luật lại cho phép (như khoản 2, Điều 141 của BLDS năm 2015) thì đó là một sự
xâm phạm thiếu chính đáng vào quyền sở hữu…
1.1.4. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương
sự trong tố tụng dân sự của các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố
Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Trần Thị Hường với đề tài “Người
đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” [44]; Luận
án Tiến sĩ luật học với đề tài: “Đại diện cho thương nhân trong pháp luật
thương mại Việt Nam” của tác giả Hồ Ngọc Hiển [40]; Luận văn Thạc sĩ luật
học với đề tài “Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam” [54] của
tác giả Lê Hùng Nhân; Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài “Người đại diện của
đương sự trong tố tụng dân sự” của tác giả Ngô Thị Lộc [48], cũng như các bài
viết nghiên cứu thực tiễn có liên quan đều đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng hình sự, cụ thể như: Về người
đại diện có thể là pháp nhân; về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện; về phạm

vi đại diện; bổ sung quy định về xác định giá trị pháp lý của văn bản ủy quyền
do phó giám đốc (hoặc phó tổng giám đốc) ký; quy định cụ thể hơn về việc chấm
dứt đại diện ủy quyền trong tố tụng dân sự; bổ sung quy định về trách nhiệm
trong trường hợp vượt quá phạm vi đại diện; quy định rõ điều kiện để trở thành
người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự…
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được giải quyết
Thơng qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu các cơng trình ở trong
nước và ngồi nước về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, tác giả
có một số nhận xét, đánh giá như sau:
Thứ nhất, về nghiên cứu lý luận: Các cơng trình nghiên cứu đã được công
bố liên quan đến chế định người đại diện của đương sự đã chỉ ra khái niệm cơ

21


bản, những đặc điểm và vai trò của người đại diện của đương sự trong tố tụng
dân sự; căn cứ điều kiện xác lập; phạm vi đại diện; quyền và nghĩa vụ của người
đại diện, căn cứ chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đại diện
của đương sự trong tố tụng dân sự; quan tâm sâu sắc mối quan hệ giữa người đại
diện và người được đại diện trong quan hệ đại diện… Xuất phát từ tính đa dạng
của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự nên người đại diện của đương sự trong tố
tụng dân sự được chia thành: Người đại diện theo pháp luật và người đại diện
theo ủy quyền. Việc xây dựng các quy định về người đại diện của đương sự
trong tố tụng dân sự được tiến hành trên cơ sở nguyên tắc về quyền tự định đoạt
của đương sự và trên cơ sở đảm bảo quyền tham gia tranh tụng tại Tòa án để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bên cạnh đó, việc xây dựng các quy
định về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được tiến hành trên cơ
sở đảm bảo mối liên hệ giữa BLDS và BLTTDS trong việc quy định về người
đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, đồng thời phúc đáp đòi hỏi của thực

tiễn tố tụng dân sự tại Tòa án…
Các bài nghiên cứu đã chỉ ra được những điểm khác biệt giữa nội dung
đại diện trong pháp luật tại Việt Nam và pháp luật của các nước khác trên thế
giới. Các cơng trình trên đã phân tích, đánh giá hiện trạng quy định pháp luật về
người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định trong pháp luật
Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để nâng cao vai trò của người đại diện của
đương sự trong tố tụng dân sự. Một số bài viết đăng tải trên các tạp chí cịn đề
cập đến kinh nghiệm của một số nước để tham khảo trong quá trình hồn thiện
pháp luật Việt Nam. Việc này góp phần đưa ra những vấn đề còn tồn tại trong
pháp luật về đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, trong một số cơng trình nghiên cứu trong nước có đề cập phân
loại “người đại diện cho đương sự do Tòa án chỉ định” là một loại bên cạnh
người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền là chưa chính xác.
Xét cho cùng, người đại diện cho đương sự do Tòa án chỉ định cũng chỉ là người
đại diện theo pháp luật mà thôi. Bên cạnh đó, khơng ít cơng trình nghiên cứu cịn
chưa phân biệt rõ ràng về người đại diện trong quan hệ dân sự theo quy định của

22


×