Đề bài: Anh/ chị hãy đề xuất và phân tích những giải pháp
nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch
trên mạng xã hội hiện nay. Liên hệ với thực tiễn.
BÀI LÀM
Với một bước chuyển mình mới trong thời đại công nghệ 4.0, Internet, mạng
xã hội đang ngày càng được phát triển đem lại cho con người những mặt tiện nghi
vượt trội nhất từ trước tới nay. Tuy vậy không thể không nhắc đến những mặt xấu,
mặt hại mà sự bùng nổ công nghệ này mang lại đặc biệt là về các vấn đề như gây
nhiễu loạn thông tin; đưa những tin tức sai lệch, gây hoang mang trong xã hội; bơi
nhọ danh dự, hình ảnh của Đảng và Nhà nước đang ngày một tràn lan.
Năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành
thị là 36%. Cùng trong năm 2019, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến
28% so với năm 2017.
Theo số liệu thống kê, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di
động tính đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so với cùng
kỳ năm trước. Cùng với sự phát triển của công nghê, các dòng điện thoại phân
khúc tầm trung – thấp liên tục được ra đời giúp cho nhiều người có thể dễ dàng sở
hữu những chiếc điện thoại thông minh và tiếp cận với Internet. Mặc dù dân số chỉ
đạt 96.96 triệu người nhưng số thuê bao điện thoại đã được đăng ký lên tới 143.3
triệu số . Điều này cho thấy phần đông người dân Việt Nam đã tiếp cận với điện
thoại di động thơng minh và cũng khơng ít người sử dụng 2-3 chiếc điện thoại
cùng một lúc để phục vụ cho cuộc sống, cũng như công việc.
Theo số liệu thống kê internet Việt Nam 2019, người dùng Việt Nam dành
trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới
mạng Internet. Báo cáo cũng đề cập thêm, người dùng Việt Nam dùng trung bình 2
giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video
trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc.
94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Và
6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần. Nhìn vào số liệu thống
kê ta có thể thấy, người dùng Internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động
liên quan đến Internet quá một tuần.
Với một môi trường đang trên đà phát triển như vậy thì khơng có gì
ngạc nhiên khi các thế lực thù địch dồn sức tấn công vào các trang mạng xã hội ở
Việt Nam, vừa có sức lan tỏa lớn vừa khó có thể truy ra được nguồn cơn sự việc.
Vì vậy việc nhận diện các quan điểm thù địch rất quan trọng để từ đó có thể tìm ra
các phương pháp để đấu tranh, loại bỏ chúng.
Đầu tiên là về những quan điểm sai trái, thù địch tấn công vào nền tảng
tư tưởng của Đảng ta với biểu hiện rất đa dạng. Quan điểm cho rằng, chủ nghĩa
Mác - Lênin là đúng đắn nhưng chỉ đúng đắn trong điều kiện Cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất (động cơ hơi nước), nền sản xuất dựa trên máy móc cơ khí.
Cịn hiện nay, nhân loại đã chuyển mình sang Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư,
kinh tế tri thức, kinh tế số, tồn cầu hóa, tin học hóa, dữ liệu lớn (Big data). Hay
nói như một số nhà lý luận phương Tây là thời đại “hậu công nghiệp”, kinh tế - xã
hội có rất nhiều đổi thay, vì vậy hiện nay chủ nghĩa Mác - Lênin khơng còn phù
hợp nữa. Trong thời đại ngày nay, trong nền sản xuất hiện đại đã sử dụng nhiều
robot - người máy, tự động hóa, người cơng nhân được tuyển dụng và sử dụng rất
ít, cho nên học thuyết giá trị thặng dư của Mác, học thuyết về vai trị sứ mệnh lịch
sử của giai cấp cơng nhân... khơng cịn phù hợp nữa. Trong điều kiện hiện đại thì
nhà tư bản khơng cịn bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân lao động nữa.
Giai cấp công nhân khơng cịn vai trị trong nền sản xuất hiện đại mà chính tầng
lớp trí thức mới là người quyết định vận mệnh tương lai của nhân loại. Những quan
điểm cho rằng thế giới đã có sự thay đổi “quyền lực”.
Quan điểm khác cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin do C.Mác, Ph.Ăngghen
sáng lập, được V.I.Lênin phát triển là sản phẩm của sự phát triển kinh tế, văn hóa
của châu Âu là chủ yếu. Mà đó lại là châu Âu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Do
vậy, đối với châu Âu hiện nay thì nó khơng cịn phù hợp. Đối với châu Á thì càng
khơng phù hợp. Bởi lẽ, châu Á có sự phát triển kinh tế khác, có trình độ văn hóa,
cùng phong tục, tập qn khác châu Âu. Do vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin không phù
hợp với Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Triều Tiên,... Tư tưởng Hồ Chí Minh lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cơ sở, do vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng không
thể và không nên vận dụng vào Việt Nam. Vì vậy, khơng nên lấy học thuyết Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho dân tộc Việt Nam.
Có quan điểm đồng nhất sự sụp đổ của mơ hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở
Liên Xô và Đông Âu với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung, sự sụp đổ của
chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội nói riêng. Từ đây, họ ca ngợi mơ hình
chủ nghĩa xã hội dân chủ. Cho rằng chính chủ nghĩa xã hội dân chủ là mơ hình
phát triển phù hợp với thế giới đương đại, vừa tích hợp được những mặt mạnh của
chủ nghĩa tư bản với mặt mạnh của chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, có một số ý kiến
cho rằng những nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, mặc dù có những bất
cập nhất định nhưng tốc độ phát triển kinh tế nhanh, những vấn đề xã hội, môi
trường thường được giải quyết tốt hơn các nước đi theo chủ nghĩa xã hội. Mặt khác
các nước đi theo chủ nghĩa xã hội thường xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu,
độc đốn. Chính tình trạng tham nhũng, quan liêu, độc đoán đã cản trở xã hội phát
triển lành mạnh. Họ thường đồng nhất những yếu kém, hạn chế của chủ nghĩa xã
hội hiện thực, hay những sai lầm, hạn chế của một số đảng cộng sản để minh
chứng cho sự không đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.
Quan điểm sai trái, thù địch tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng, xuyên
tạc Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Biểu hiện của loại này cũng đa dạng như cho rằng sự ra đời của Đảng
là sai lầm; địi đa ngun chính trị; cho kinh tế thị trường không thể đi cùng định
hướng xã hội chủ nghĩa; lôi kéo theo Mỹ “bài” Trung Quốc; cho rằng sự lựa chọn
đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản là ngược, là trái với quy luật tự nhiên;
không nên đi lên chủ nghĩa xã hội, v.v.. Những người có quan điểm này thường là
những người có lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình liên quan đến chế độ cũ, bởi lẽ sự
lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội sẽ làm cho bản
thân họ, gia đình họ mất đi những lợi ích to lớn. Đứng trước lợi ích gia đình và lợi
ích Tổ quốc họ đã sẵn sàng hy sinh lợi ích Tổ quốc, dân tộc. Những người có quan
điểm này là những người đã từng phục vụ cho lợi ích của thực dân, đế quốc ngoại
bang. Chính họ đã bán rẻ lợi ích dân tộc từ lâu rồi. Bởi lẽ, một cơng dân bình
thường của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào cũng sẽ luôn muốn bảo vệ độc lập dân tộc,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không muốn làm nô lệ cho ngoại bang, cho dân tộc
khác. Nhưng những người này lại sẵn sàng làm tay sai, nơ lệ cho ngoại bang. Vì
vậy, chính họ đã xúc phạm đến sự hy sinh của hàng nghìn, hàng vạn các anh hùng
liệt sỹ, thương binh - những người đã hy sinh tính mạng, một phần thân thể của
mình cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có những sai lầm nhất định, bởi Đảng ta khơng
phải là thánh, nhưng Đảng ln nhìn thẳng vào sự thật để sửa chữa sai lầm và kiên
quyết sửa chữa. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, vị thế thực sự của Việt Nam
trong con mắt bạn bè quốc tế, sự nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân
dân... đã nói lên tất cả.
Quan điểm sai trái, thù địch tấn công vào lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng,
lịch sử cách mạng. Loại quan điểm này thường xuyên xuyên tạc lịch sử cách
mạng, ví như cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng và Nhân dân ta là
sai lầm, gây đổ máu; đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thì đã không phải thực
hiện hai cuộc chiến tranh; phủ nhận những thành quả cách mạng của Đảng và
Nhân dân ta đã giành được. Hiện nay, những kẻ chống lại lịch sử dân tộc, lịch sử
Đảng, lịch sử cách mạng Việt Nam bất chấp mọi hành động đê tiện, hèn mạt như
xuyên tạc, vu khống, lừa dối, chửi bới, tìm mọi cách và bằng mọi thủ đoạn nhằm
đổi trắng thay đen, “thay đổi lịch sử dân tộc”, bôi nhọ, xuyên tạc, gây nghi ngờ
không rõ về lịch sử của Đảng, của dân tộc, lịch sử cách mạng của chúng ta. Một số
ý kiến chống đối khó nhận ra, họ bằng cách đánh tráo vấn đề, đánh tráo tên gọi để
cố ý đồng nhất chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc với chiến tranh ăn cướp, xâm
lược phi nghĩa của thực dân, đế quốc. Nhân danh nhân đạo, nhân ái để làm lu mờ
ranh giới lịch sử thân nhân của những người đã từng tích cực tham gia phục vụ chế
độ đế quốc, thực dân cũ. Chúng ta nhân đạo, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai
nhưng chúng ta không quên quá khứ hy sinh, mất mát của hàng triệu người vì nền
độc lập của dân tộc. Chúng ta phân biệt rõ ranh giới lịch sử thân nhân các cá nhân
không phải để trả thù mà để rút ra bài học kinh nghiệm, để biết người, biết ta, để
biết rõ bạn - thù.
Quan điểm sai trái, thù địch tấn công vào cá nhân các đồng chí lãnh
đạo, các lãnh tụ của Đảng. Loại quan điểm này đã xuyên tạc, bôi đen lý lịch, đời
tư của một số đồng chí lão thành cách mạng; đổi trắng thay đen, tung hỏa mù gây
nghi ngờ trong dư luận về phẩm chất đạo đức, năng lực và lý lịch gia đình; gây
chia rẽ nội bộ trong Đảng. Đặc biệt, loại quan điểm này hay tung hỏa mù làm cho
thế hệ trẻ ít hiểu biết và đông đảo quần chúng nhân dân khơng có thơng tin, hiền
lành, chất phác dễ tin và dễ bị lừa bởi thông tin mập mờ không rõ. Mục đích của
loại quan điểm này là gây nghi ngờ trong Nhân dân về uy tín của cá nhân các đồng
chí lãnh đạo. Từ hạ thấp uy tín cá nhân một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
để hạ uy tín của Đảng. Loại quan điểm này thường lợi dụng công nghệ thông tin,
các trang mạng xã hội tung tin giả, làm nhiễu thông tin. Do vậy, chúng ta phải rất
thận trọng khi tham gia các trang mạng xã hội. Không vội hùa theo những thông
tin trên mạng xã hội khi chưa được kiểm chứng, xác thực.
Lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng để xuyên tạc bản chất
Đảng. Loại quan điểm này luôn luôn lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của
Đảng ta; lợi dụng những khó khăn, hạn chế của chúng ta, hay lợi dụng tình trạng
có một số đảng viên có chức quyền tham nhũng, quan liêu để qua đó nói xấu,
xuyên tạc bản chất của Đảng, cho Đảng ta là quan liêu, tham nhũng, xa dân, khơng
vì lợi ích của Nhân dân; gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng sự sụp đổ, khó
khăn của chủ nghĩa xã hội để phủ định con đường lên chủ nghĩa xã hội. Những kẻ
xấu thậm chí cịn dùng thuật ngữ Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dùng “lời
lẽ” của Đảng, Nhà nước ta để chống lại chính hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối,
chính sách của chúng ta thơng qua việc chống tiêu cực. Vì khi làm như vậy chúng
mới “lừa” được những quần chúng nhân dân chất phác, ngây thơ, những người ít
am hiểu lý luận và thực tiễn. Cũng có những ý kiến thuộc dạng này khi lợi dụng
việc phát biểu của cá nhân đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý nào đó chưa chặt chẽ
chúng cắt, ghép, trích dẫn không đầy đủ tung lên mạng xã hội với dụng ý hạ bệ uy
tín cá nhân các đồng chí lãnh đạo. Qua đó muốn hạ uy tín của Đảng ta.
Ca ngợi chủ nghĩa tư bản với những giá trị khác nhau của nó. Loại quan
điểm này lấy chủ nghĩa tư bản làm mục đích tối thượng, ca ngợi các nước đi theo
con đường tư bản chủ nghĩa; ca ngợi tự do kiểu phương Tây; ca ngợi dân chủ
phương Tây; ca ngợi mơ hình chủ nghĩa xã hội dân chủ; ca ngợi những giá trị của
phương Tây; ca ngợi văn hóa thực dụng phương Tây; tuyên truyền cho lối sống
hưởng thụ, thực dụng, ngoại lai vào nước ta; phủ nhận những giá trị của chủ nghĩa
xã hội hiện thực; thông tin sai lệch, không đúng về thực tế Cuba, Vênêxuêla, các
nước xã hội chủ nghĩa khác, phủ định những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện
thực, ca ngợi con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc phi xã hội chủ nghĩa...
Qua đó, gián tiếp phủ định chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam.
Từ những nhận diện trên, có thể thấy, các quan điểm sai trái, thù địch
rất tinh vi, đa dạng, phong phú. Các loại ý kiến này có liên hệ với nhau và cùng
mục tiêu chung là chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Muốn đấu tranh
chống lại các quan điểm sai trái, thù địch này một cách hiệu quả cần kiên trì, bình
tĩnh và phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp. Với từng loại quan điểm sai trái,
thù địch chúng ta phải có đối sách riêng, phù hợp. Trong cuộc đấu tranh này, dù
thuộc loại quan điểm sai trái, thù địch nào trong 6 nhóm biểu hiện trên cũng cần
quán triệt tốt một số nguyên tắc cơ bản:
Một là, đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của
Nhà nước Việt Nam để đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch.
Hai là, phân biệt rõ quan điểm thù địch, quan điểm sai trái và xem xét xem
chúng thuộc loại nào, trên cơ sở đó có các phương pháp đấu tranh, phê phán cụ thể,
phù hợp, hiệu quả. Đối với các quan điểm thù địch, phải kiên quyết, kiên trì đấu
tranh chống lại, bác bỏ tồn diện, triệt để trên nhiều phương diện lý luận, pháp lý,
lịch sử, khoa học, thực tiễn. Phân biệt những quan điểm sai trái do nhận thức chưa
đúng, chưa đầy đủ với những quan điểm sai trái do cố ý, cố tình để có phương thức
đấu tranh phù hợp.
Ba là, vận dụng uyển chuyển nguyên tắc khách quan trong đấu tranh, phê
phán quan điểm sai trái, thù địch.
Bốn là, quán triệt nguyên tắc dân chủ trong đấu tranh, phê phán quan điểm
sai trái, thù địch.
Từ đó chúng ta có thể rút ra được các giải pháp quan trọng để tiêu diệt
tận gốc các thế lực thù địch, đưa tin tức sai trái hiện nay:
Tăng cường tuyên truyền, giúp cộng đồng mạng nhận diện rõ bản chất
của các quan điểm sai trái, thù địch. Một trong những phương thức hoạt động
“diễn biến hịa bình” được các thế lực thù địch tiến hành đối với Việt Nam hiện
nay là tận dụng công cụ thông tin hiện đại - mạng internet, tiến hành chống phá
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Trong đó, phương thức truyền bá các quan điểm
sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet nhằm chống phá chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam được các thế lực thù địch triệt để sử dụng.
Mỗi dịp đất nước có những sự kiện chính trị mang tính lịch sử, bước ngoặt
như Đại hội Đảng tồn quốc, bầu cử Quốc hội, hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương…, các thế lực thù địch coi đây là cơ hội vàng đề tung các thông tin xấu độc,
các quan điểm sai trái, thù địch hịng kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ. Những năm gần đây và đặc biệt thời điểm hiện nay, càng gần đến
thời điểm tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, các thế lực
thù địch, cơ hội chính trị lại điên cuồng, ráo riết chống phá, phát tán trên mạng xã
hội với số lượng khổng lồ các thơng tin xấu độc.
Có thể nói rằng chưa bao giờ các thế lực phản động lại ráo riết, điên cuồng
chống phá ta như thời điểm này. Thể hiện rõ nhất là chúng tung lên mạng với số
lượng rất lớn thơng tin sai trái, thù địch. Tính chất phản động, mục tiêu chống phá
thể hiện rõ ở một số nội dung trọng điểm như: xuyên tạc, phủ định nền tảng tư
tưởng của Đảng ta - chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xun tạc, bơi
nhọ nhân sự cấp cao và chia rẽ đoàn kết nội bộ nhằm làm giảm niềm tin của nhân
dân với sự lãnh đạo của Đảng.
Nhiệm vụ của báo chí chính thống là tạo dịng thơng tin chủ đạo, chi phối để
cộng đồng mạng nhận diện rõ bản chất các quan điểm sai trái trên mạng internet.
Làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân - với tư cách công dân mạng có thể
nhận thức, nhận diện thơng tin xấu độc, hiểu rõ thế nào là quan điểm sai trái? Thế
nào là quan điểm thù địch. Khi đã nhận thức đúng - sai của thông tin xấu - độc, sai
trái, thù địch thì mỗi cơng dân mạng sẽ có nhãn quan chính trị, tự giác phòng
chống và chủ động đấu tranh, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch. Báo chí phải
trực diện, phân tích, làm rõ nội hàm, bản chất quan điểm sai trái, quan điểm thù
địch. Đối với quan điểm sai trái, trước hết là bản thân tự nó đã chứa đựng những
quan điểm sai lầm về thực tiễn và khoa học... Để các công dân mạng nhận diện rõ
bản chất sai trái, thù địch của các thông tin xấu độc phát tán trên mạng, báo chí
chính thống cần phân tích, làm rõ ở từng cấp độ thơng tin khác nhau. Báo chí chính
thống cần trang bị tri thức cho cộng đồng mạng nhân diện rõ mục tiêu của các thế
lực phản động là nhằm làm tan rã niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của
Đảng ta, kích động nội bộ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hịng chuyển hóa chế
độ. Làm rõ phương thức, thủ đoạn mới nhất hiện nay của chúng.
Cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng mạng về thủ đoạn tận dụng các tiện
ích, cơng nghệ mới của Internet của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị để tạo các
diễn đàn online, livestream. Lợi dụng các tiện ích này để phát tán các thông tin sai
trái, thù địch, lôi kéo sự tị mị của cơng dân mạng, nhất là lớp trẻ tham gia đối
thoại trực tiếp, bình luận, dẫn dắt thông tin theo ý đồ xấu của chúng. Trong thực tế,
thời gian qua khơng ít thơng tin trên mạng thơng qua các tiện ích, cơng nghệ mới,
hiện đại trên các mạng xã hội đã gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, nhất là
một bộ phận trí thức và thanh niên, sinh viên - đối tượng thường xuyên tiếp cận với
phương tiện này. Cũng từ đó, một trong những hệ quả nguy hiểm của thủ đoạn này
là gây mất phương hướng, sa sút niềm tin đối với vai trò lãnh đạo của Đảng...
Phát huy vai trò dẫn dắt, chi phối thơng tin chính thống để cộng đồng
mạng nâng cao nhận thức, đủ sức “đề kháng” trước các quan điểm sai trái,
thù địch
Hệ thống báo chí cần tăng cường các chuyên trang, chun mục, đa dạng
hố các hình thức nhằm cung cấp thường xun cho cơng chúng một cách có hệ
thống thơng tin chính thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những thành tựu toàn
diện của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Theo đó, báo chí cần tăng cường tuyên truyền, cổ vũ các cấp uỷ đảng, chính
quyền, đồn thể và hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu mà Nghị quyết 35 NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới. Đó là tiếp tục làm cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân nhận
thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh
thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đổi mới nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đẩy mạnh cơng tác tun truyền,
giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nhằm nâng cao sức đề
kháng, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch.
Khơi dậy niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào thắng lợi của
cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch. Hiện nay, hiệu quả cuộc đấu
tranh chống quan điểm sai trái, thù địch cịn khơng ít hạn chế, yếu kém. Chủ yếu
mới là lực lượng chuyên trách tham gia đấu tranh. Tình trạng nói chưa đi đơi với
làm, thờ ơ trước tác động của các quan điểm sai trái, thù địch phát tán trên mạng
cịn diễn ra khá phổ biến. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh này là
“thuốc” đặc hiệu, là cơ sở quan trọng để lấy lại niềm tin của cộng đồng mạng. Từ
niềm tin đó sẽ tạo sức đề kháng cho mỗi công dân mạng trước tác động của các
quan điểm sai trái, thù địch.
Vì vậy, trong tuyên truyền, các cơ quan báo chí cần tăng cường tuyên truyền
thường xuyên cuộc đấu tranh, bác bỏ quan điểm sai trái, luận điệu tuyên truyền
xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch theo tinh thần Nghị quyết số 35NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Đó là: “Bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối
lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; bảo
vệ công cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế;
bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển
đất nước”. Ðó là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống cịn của cơng tác xây dựng, chỉnh
đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, tồn qn, tồn dân,
trong đó các cơ quan báo chí là nịng cốt; là cơng việc tự giác, thường xuyên của
cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đồn thể chính
trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên,
trước hết là người đứng đầu.
Để thực hiện tốt Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị cần tuyên
truyền nêu cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cấp uỷ, chính quyền, đồn thể, cơ
quan, đơn vị, tồn thể cán bộ, đảng viên, cơng dân tham gia đấu tranh chống quan
điểm sai trái trên mạng internet. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, cổ vũ các tầng
lớp nhân dân chủ động tiến công, tự giác đấu tranh, phản bác đối với các thông tin
xấu độc, sai trái, thù địch phát tán trên mạng.
Tăng cường tuyên truyền, cổ vũ, nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống
chính trị tham gia đấu tranh chống quan điểm sai trái trên mạng internet. Cuộc đấu
tranh chống quan điểm sai trái trên mạng internet với đối thủ nhiều khi không lộ
diện, do vậy cuộc đấu tranh này rất khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể; giữa Trung ương và địa phương
nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa
trong cuộc đấu tranh chống các hoạt động “diễn biến hồ bình”, chống quan điểm
sai trái. Bởi vì, nếu chỉ dựa vào lực lượng chun trách (vốn đã mỏng) thì khơng
thể giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này. Do đó phải huy động toàn xã hội,
toàn dân, đặc biệt thế hệ trẻ gồm đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham
gia cuộc đấu tranh này; khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng,
ý thức tự giác, thành hành động tích cực trong phê phán, đấu tranh chống quan
điểm sai trái. Để thắng địch trong cuộc đấu tranh phức tạp này, đòi hỏi chúng ta
phải tổ chức lực lượng một cách khoa học và hợp lý.
Chú trọng việc tổ chức để các đoàn thể quần chúng như đoàn thanh niên, hội
cựu chiến binh, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp... tham gia đấu tranh trên mạng
internet đối với các quan điểm và hành động sai trái của các phần tử cơ hội chính
trị và các thế lực thù địch. Phối hợp có hiệu quả giữa các lực lượng, binh chủng
trong lĩnh vực bảo vệ an ninh tư tưởng chính trị, đặc biệt là về tư tưởng chính trị
trên mạng internet.
Để làm tốt công tác tuyên truyền trong mặt trận đấu tranh này, bản thân các
cơ quan báo chí cũng cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập
viên trong hệ thống các cơ quan thông tin đại chúng, nhất là các tòa soạn báo, trang
tin điện tử. Đảm bảo để đội ngũ những người làm báo có năng lực chun mơn,
tinh thơng nghề nghiệp, vừa có đạo đức trong sáng, lập trường tư tưởng chính trị
vững vàng, ln có ý chí chiến đấu bảo vệ lý tưởng XHCN. Xây dựng hệ thống tổ
chức đấu tranh chống quan điểm sai trái trên mạng internet từ Trung ương đến cấp
tỉnh, thành phố, bao gồm đội ngũ cán bộ làm công tác Tuyên giáo, am hiểu về thực
tiễn. Đặc biệt cần xây dựng tổ chức chuyên trách với lực lượng nòng cốt là các
chuyên gia, các nhà lý luận về tư tưởng chính trị chuyên đấu tranh, phản bác các
quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet, bao gồm những chuyên
gia giỏi về lý luận, những cây bút sắc bén, am hiểu và ứng dụng tốt công nghệ
thông tin. Tổ chức lực lượng trong các cơ quan chính quyền, cơ quan qn đội,
cơng an các cấp và trong các tổ chức chính trị, xã hội… thực hiện thường xuyên
nhiệm vụ đấu tranh chống quan điểm sai trái trên mạng internet. Tổ chức các lực
lượng kịp thời ngăn chặn không để các quan điểm sai trái phát tán trên mạng
internet có điều kiện tác động vào các tầng lớp nhân dân. Tổ chức đấu tranh trực
diện đối với những người cơ hội, lệch lạc về chính trị ngay từ cơ sở.
Thường xuyên đổi mới phương thức, phương tiện đấu tranh hiện đại, nhất là
các tiện ích mới nhằm thu hút công chúng mạng tham gia chia sẻ, đấu tranh, phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch. Để đối phó với các phương tiện hiện đại thông qua mạng internet, cần đổi mới phương thức, xây dựng hệ thống phương
tiện, kỹ thuật đủ sức mạnh, đủ khả năng tham gia vào hoạt động giao lưu thông tin
quốc tế trong xu thế “thế giới phẳng”. Hệ thống đó vừa phải đáp ứng nhu cầu cung
cấp thơng tin chính thống của nhân dân nói chung, của cư dân mạng nói riêng, vừa
phải đủ sức bảo vệ lợi ích kinh tế, định hướng chính trị, những giá trị văn hóa của
dân tộc, đồng thời đủ sức chiến đấu, phê phán phản bác các thông tin sai trái, độc
hại trên mạng internet, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Mặt khác, để đẩy lùi, giảm thiểu tối đa tác động từ các thông tin sai trái, thù
địch, chúng ta cũng rất cần đổi mới, mở rộng các hình thức, phương tiện đấu tranh.
Các cơ quan báo chí có lượng người đọc lớn, có tác động, chi phối thông tin trên
mạng cần mạnh dạn tạo các diễn đàn mở để trao đổi các ý kiến, quan điểm khác
biệt. Cần tạo diễn đàn mở để trao đổi trực tuyến, tranh luận, giải thích với những
người có ý kiến, quan điểm khác biệt, hoặc phản bác những quan điểm thù địch,
chống đối chế độ. Đây cũng là diễn đàn để một mặt chúng ta tuyên truyền đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhưng mặt khác, nhân dân có thể tham gia
trao đổi - tranh luận hoặc phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Tăng cường lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với hệ thống báo điện tử. Sớm
khắc phục tình trạng sai tơn chỉ mục đích, đưa quá nhiều mảng tối của đời sống
chính trị, tạo “mảnh đất” để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị dễ dàng lợi dụng,
khai thác thơng tin, nói xấu chế độ. Các báo điện tử, trang tin điện tử chú trọng đổi
mới, xây dựng giao diện app mobile cho điện thoại di động, tạo điều kiện cho số
đông cư dân mạng, nhất là giới trẻ thường xuyên truy cập internet qua mạng di
động có thể sử dụng dễ dàng trong việc khai thác, tìm kiếm thơng tin chính thống.
Các trường hợp liên hệ với thực tiễn có thể kể đến như các trang mạng
xã hội đưa thông tin sai lệch, các hình ảnh gây ảnh hưởng trầm trọng đến Đảng,
nhà nước hay các cơ quan chính phủ. Có thể kể đến tiêu biểu như là CaFe Ku Búa,
Việt Tân, Thanh niên Công giáo, Tin mừng cho người nghèo,.. đặc biệt đây đều là
các trang mạng được nhiều người biết đến với các hàng ngàn lượt like, share cho
những bài đăng. Để ngăn chặn sự phát triển của những trang mạng này, Trung
đoàn 47 ra đời nhằm đấu tranh, chống các luận điệu xuyên tạc của các đường lối
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và luật pháp Nhà nước Việt
Nam, do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam lãnh đạo, được thành lập
ngày 1-1-2016, với việc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành
Chỉ thị 47 về tổ chức lực lượng đấu tranh trên không gian mạng trong Quân đội.
Tính đến tháng 12 năm 2017, lực lượng này có hơn 10,000 người với quân số có
mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền, mọi lĩnh vực của quân đội. Hay những
ngày qua, trong tình hình diễn biến phức tạp của Covid 19, “fake news” tràn lan
gây ảnh hưởng không nhỏ trong tâm lý xã hội. Các bài đăng về tình hình dịch một
cách khơng có cơ sở và sai thơng tin được lan truyền rộng rãi, giật tít câu view của
những cá nhân trục lợi hoặc các thế lực thù địch rút dây. Có thể kể đến như những
dòng trạng thái trên mạng xã hội đề cập đến việc ăn trứng luộc hay uống thuốc cảm
có thể ngăn ngừa việc mắc Covid 19 hoặc đề cập đến các địa điểm có người nhiễm
mà khơng dựa trên thơng tin chính xác của nhà nước. Gây nên nhiễu loạn cộng
đồng, hoang mang dư luận, khiến Đảng cũng như Nhà nước khó khăn trong việc
đưa các thơng tin chính thống đến người dân và làm mất niềm tin của dân chúng.
Các trường hợp trên đều được Nhà nước ngăn chặn kịp thời bằng cách triệu tập,
phạt tiền,... để răn đe cũng như loại bỏ các thông tin xấu ảnh hưởng đến tâm lý
người dân.