Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

4 đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.74 KB, 15 trang )

Đề bài: Đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn
chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay.
Liên hệ với thực tiễn.

Bài làm
I. Các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội để chống Đảng và nhà nước
như thế nào?
1. Khái quát
Với sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội hiện nay, con người có thêm
những phương tiện để giao tiếp, trao đổi và chia sẻ thơng tin, hình ảnh, video mọi
lúc mọi nơi mà không bị cản trở bởi yếu tố không gian địa lý. Mạng xã hội đã và
đang góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của một xã hội thông
tin. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh sự tác động của mạng xã hội đến đời sống
của con người có tính hai mặt. Bên cạnh những tác động tích cực, mạng xã hội
cũng gây ra khơng ít những tác động tiêu cực, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng - văn
hóa. Một số thành phần chống phá nhà nước đã lợi dụng điều đó để truyền bá rộng
rãi những quan điểm sai trái, thù địch với mục đích chống phá Đảng, nhà nước.
Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Nền tư tưởng này có giá trị rất to lớn đối với cách mạng
Việt Nam và vẫn còn giá trị đến tận ngày nay, là kim chỉ nam trên con đường tiến
lên xã hội chủ nghĩa của dân tộc. Tuy nhiên, trước sự phát triển của mạng xã hội,
sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng
viên và những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho


các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy,
trách nhiệm của chúng ta là tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp công nhân,
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin cũng đã đấu tranh không khoan nhượng chống lại
những tư tưởng sai trái, thù địch. Chính trong q trình đấu tranh đó, những


nguyên lý nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được khẳng định và phát triển,
trở thành nền tảng tư tưởng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, bên
cạnh việc sáng tạo ra tư tưởng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, chống lại các
quan điểm sai trái, thù địch là vấn đề có tính quy luật trong q trình xây dựng và
phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản trong lịch sử cũng như trong giai
đoạn hiện nay.
Thực tiễn cho thấy, tấn công vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thủ đoạn tinh vi, thâm
độc của các thế lực thù địch, phản động, nhằm tạo ra khoảng trống ý thức hệ trong
cán bộ, đảng viên của Đảng, cũng như trong tồn xã hội, để từ đó thúc đẩy q
trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và trong xã hội, tiến tới làm tan
rã Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là thủ đoạn không mới, bởi từ khi chủ nghĩa Mác
xuất hiện đến nay, chưa bao giờ các thế lực chống cộng dừng việc công kích,
chống phá nó.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh chiến lược “diễn
biến hịa bình” để chống phá cách mạng nước ta, với dã tâm thâm độc là nhằm xóa
bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để thực hiện được âm mưu này, trên lĩnh vực tư
tưởng, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn hịng xóa bỏ nền tảng tư tưởng của
Đảng là chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, làm lung lạc niềm tin


của nhân dân vào nền tảng tư tưởng của Đảng, vào chế độ, vào con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự cơng kích, chống phá ngày càng quyết liệt khi họ
có được cái hiện thực vơ cùng mới mẻ là sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa
thế giới vào cuối thế kỷ thứ XX. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển
mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mạng xã hội, việc lợi dụng công
nghệ thông tin, mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam càng trở nên tinh
vi, phức tạp với mức độ nguy hiểm khó lường. Vì vậy, việc bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng
xã hội là nhiệm vụ vô cùng cấp bách hiện nay.

2. Bản chất, thủ đoạn
a. Về bản chất
Đó đều là những ý kiến trái với sự thật về nền tảng tư tưởng, trái với quan
điểm, chủ trương của Đảng, trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam,
trái với tình hình thực tiễn cách mạng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam.
b. Về thủ đoạn 
- Sử dụng mạng xã hội để chống phá trực diện, chúng sử dụng các trang
web, blog, Facebook, YouTube… diễn đàn, báo điện tử, đài phát thanh khuếch
trương thanh thế, cổ súy “giá trị” văn hóa phương Tây, tạo lập các trang blog để
thu hút lượng truy cập như: “Quan làm báo”, “Dân làm báo”, “Biển Đông’’, “Ba
Sàm”, “Chân dung quyền lực”, “Tạp chí sự thật”, “Lỗi hệ thống”...
- Tạo lập và huy động những tài khoản giả mạo trên mạng xã hội để tạo
dựng lòng tin đối với người đọc, qua đó chống phá Đảng, nhà nước. Các thế lực
thù địch lập các website giả mạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh
đạo một số bộ, ngành, địa phương, những người có uy tín, nhân vật nổi tiếng trong xã


hội... để thơng qua đó tung tin bịa đặt, gieo rắc sự hoài nghi trong xã hội, nhất là
trước những vấn đề nhạy cảm. Từ đó kêu gọi, lơi kéo, kích động người dân tụ tập,
biểu tình và có các hành vi vi phạm pháp luật.
- Sử dụng các trang mạng xã hội kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép, phá rối
an ninh trật tự, kích động bạo loạn. Các thế lực thù địch tạo lập và huy động những
tài khoản giả mạo kêu gọi, lơi kéo, kích động người dân tụ tập, biểu tình ngồi thực
địa và có các hành vi vi phạm pháp luật. Chúng sử dụng hàng loạt các mạng lưới
tài khoản đã được xây dựng trước, lấy 2-3 tài khoản làm trung tâm thường xuyên
đăng tải bài viết, thông tin xuyên tạc về một chủ đề, lĩnh vực nhất định và hàng
trăm tài khoản vệ tinh thực hiện nhiệm vụ chia sẻ trên các nhóm, diễn đàn phản
động hoặc các nhóm có lượng thành viên lớn. Một trong những biểu hiện mới của
thủ đoạn này là kêu gọi “Biểu tình ảo trên mạng xã hội” bằng cách huy động, kêu

gọi tất cả các tài khoản trên mạng xã hội gắn các biểu ngữ phản đối Dự thảo Luật
Đặc khu, Luật An ninh mạng tạo ra hiệu ứng đám đơng, trong đó người dùng mạng
xã hội thường xuyên nhìn thấy các biểu ngữ phản đối, hoặc những người khơng có
lập trường tư tưởng vững vàng sẽ bị tác động thay đổi tư tưởng theo chiều hướng
tiêu cực.
- Sử dụng các biện pháp công nghệ để chống lại lực lượng an ninh mạng của
ta. Các thế lực thù địch triệt để tận dụng các ứng dụng WhatApp, FireChat và các
biện pháp công nghệ được hỗ trợ từ nước ngoài để liên lạc vượt qua các biện pháp
phá sóng của lực lượng an ninh. Lợi dụng chức năng quay phim và đăng tải trực
tuyến lên trên mạng xã hội Facebook, Youtube để tường thuật trực tiếp sự việc,
chuẩn bị sẵn lực lượng ngồi ở nhà để tiếp nhận video, biên tập ngay đề phòng bị lực
lượng an ninh thu giữ máy quay trong lúc biểu tình.
- Sử dụng thơ ca làm công cụ tuyên truyền, chống phá trên lĩnh vực tư tưởng
văn hóa trên mạng xã hội. Trong thời gian gần đây, các đối tượng phản động là nhà


văn, nhà báo, ca sĩ tiến hành các thủ đoạn mới, sử dụng ca nhạc làm công cụ tuyên
truyền, chống phá lĩnh vực tư tưởng văn hóa trên mạng xã hội. Cách thức tiến hành
của thủ đoạn này là chuyển hóa các bài viết có sẵn thành thể thơ hoặc bài hát phát
trên các kênh âm nhạc trực tuyến; đặt máy chủ ở nước ngoài để vượt qua các cơ
chế kiểm duyệt bài viết của Bộ Thông tin và Truyền thơng. Ví dụ như các bài hát
xun tạc của đối tượng Bùi Thanh Hiếu và Mai Ngô được đăng tải và tuyên
truyền trên các trang âm nhạc, video như Youtube, Spotify thu hút nhiều lượt quan
tâm. Đặc biệt, các thế lực phản động đã kêu gọi tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm giọng
hát đấu tranh” nhằm phát động phong trào sáng tác âm nhạc chống phá, xuyên tạc
tình hình trong nước. Kết hợp việc tạo lập các trang Facebook, Youtube (thu hút
hơn 200.000 lượt xem và gần 1.000 người đăng ký theo dõi) để tuyên truyền, phát
tán và đăng tải các bài hát chống phá với giai điệu hiện đại, theo phong cách thị
trường, điều này cho thấy các đối tượng phản động đang hướng mạnh mục tiêu vào
giới trẻ Việt Nam trong và ngoài nước.

3. Kết luận
Điểm đặc biệt trong các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản
động, cơ hội hiện nay là họ tìm mọi cách tập hợp những người có trình độ cao
nhưng thiếu bản lĩnh chính trị, suy thối tư tưởng, đạo đức, lối sống để tấn công
trực tiếp vào nền tảng tư tưởng của Đảng, tìm mọi cách để chứng minh chủ nghĩa
Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là sai lầm. Họ hoan hỉ, tung
hô về “sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản” và “sự kết thúc của chủ nghĩa Mác”,
ra sức tuyên truyền và cổ súy cho hệ tư tưởng và nền dân chủ tư sản; xuyên tạc, bôi
nhọ lãnh tụ và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; xuyên tạc quan hệ giữa nước
ta với các nước khác trên thế giới; lợi dụng, lôi kéo những người dân bị thu hồi đất
hoặc đang chịu tác động của ô nhiễm môi trường, những người nhẹ dạ, cả tin để
kích động; tìm mọi cách để lập luận, chứng minh Đảng và Nhà nước ta không thực


sự vì dân, chỉ có họ mới thực sự vì dân, vì nước, đứng ra đấu tranh để bảo vệ nhân
dân; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ... lên án cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước
tham nhũng, thiếu dũng khí, quyết tâm trong bảo vệ chủ quyền biển đảo... Khi
Đảng ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, đưa những vụ án
lớn ra xét xử thì họ lại xun tạc đó là cuộc đấu đá giữa các phe phái trong Đảng,
Nhà nước.
Với những sản phẩm truyền thông được đầu tư kỹ lưỡng và được lan tỏa,
khơng chỉ khiến những người dân trình độ thấp, ít thông tin bị mê hoặc mà ngay cả
một bộ phận người dân có trình độ cao hơn cũng hoang mang, hồi nghi và tin
theo, từ đó hình thành dư luận xã hội tiêu cực một cách sâu rộng. Thủ đoạn tinh vi,
phức tạp này còn được kết hợp với thủ đoạn dựng lên và tung ra những tin đồn thất
thiệt, những thơng tin sai sự thật hồn tồn hoặc một phần, được nhào nặn khéo léo
để xuyên tạc và chia rẽ nội bộ ta.
Có thể khẳng định, các thế lực phản động, thù địch, cơ hội đang ráo riết tìm
mọi cách để người dân giảm sút, tiến đến khơng cịn tin vào Đảng, Nhà nước và
chế độ, từ đó tin vào những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch của chúng. Khi

đã thuyết phục được một bộ phận người dân, họ tiến hành tập hợp lực lượng, liên
kết các bộ phận này để tiến hành các hoạt động biểu tình, chống phá.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch, Bộ Chính trị đã ban hành
Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình
mới”. Nghị quyết đã nêu những quan điểm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm
củng cố trận địa tư tưởng của Đảng trong bối cảnh toàn cầu hóa và tích cực, chủ
động hội nhập quốc tế của đất nước.


II. Một số giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới
1. Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự thống nhất, quyết tâm
cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị trong bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng,
xây dựng chính quyền gắn với việc phịng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện suy thối
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Cùng với đó, đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, đảng viên
tự giác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và trách nhiệm của mỗi
cán bộ, đảng viên là thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 35.
Phải coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, là một nội dung của cơng tác
giáo dục chính trị, tư tưởng. Nhận thức là cơ sở của hành động, định hướng hành
động, có nhận thức đúng mới có trách nhiệm cao và hành đợng hiệu quả. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã dạy, tư tưởng đúng thì hoạt động mới khỏi sai lệch, mới làm tròn
nhiệm vụ cách mạng được. Nhận thức đúng và được cung cấp, định hướng thơng
tin chính xác, kịp thời là điều kiện tiên quyết để tạo khả năng “miễn dịch”, “tự đề
kháng” trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ địch; đồng thời là cơ sở

để chủ động đấu tranh, góp phần đẩy lùi thơng tin sai trái, phản động. Để có nhận
thức đúng, trước hết các cấp lãnh đạo phải tăng cường quán triệt chỉ thị của Đảng,
cơ quan nghiệp vụ cấp trên về phịng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa
bình” của các thế lực thù địch, trong đó cần chú ý quán triệt sâu rộng Chỉ thị số
34/CT-TW ngày 17-4-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về tăng


cường đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hịa bình” của các thế lực
thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
Trong tuyên truyền, cần phát huy hiệu quả các phương tiện truyền thông,
làm rõ các thủ đoạn đã và đang, hoặc sẽ được các thế lực thù địch sử dụng để lơi
kéo, kích động người dân; cần khuyến cáo mọi cá nhân cảnh giác với thông tin
truyền tải trên các trang mạng xã hội, vì phần lớn là những thơng tin chưa được
kiểm định, độ chính xác thấp, thậm chí đã bị các thế lực thù địch hướng lái theo ý
đồ của chúng. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chỉ huy các
cấp trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên không gian mạng.
Trong nội dung, biện pháp lãnh đạo, các tổ chức đảng cần coi trọng phát huy
sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong cơ quan, đơn vị Đảng, Nhà nước. Đồng
thời, gắn công tác lãnh đạo chính trị, tư tưởng với giáo dục, bồi dưỡng đạo đức
cách mạng, lối sống lành mạnh, xây dựng các tổ chức vững mạnh tồn diện, góp
phần hồn thiện nhân cách của cán bộ, đảng viên hiện nay. Cấp uỷ đảng các cấp
phải là hạt nhân lãnh đạo đơn vị, quản lí, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên.
2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng, lý luận theo hướng khoa
học, thiết thực, kịp thời, hiệu quả; nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục trong
tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Coi trọng lấy gương “người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục, tạo hiệu
ứng tích cực, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Xử lý nghiêm các vi phạm chuẩn
mực đạo đức cách mạng của đảng viên, đồng thời cổ vũ, biểu dương các tấm

gương đạo đức để tạo ảnh hưởng lan tỏa trong Đảng và xã hội.


3. Đổi mới phương pháp tiếp cận, nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ,
Đảng viên, bám sát tình hình, xử lý thơng tin nhanh gọn, hiệu quả,
Đổi mới phương pháp tiếp cận, sàng lọc, xử lý, truyền tải thông tin của cán
bộ, đảng viên: Trước các vấn đề nóng nảy sinh trong xã hội, để tránh tình trạng
mạnh ai nấy làm, thông tin theo kiểu trăm hoa đua nở, cán bộ, đảng viên phải hết
sức tỉnh táo, sáng suốt để cân nhắc về liều lượng, mức độ nội dung thơng tin đăng
tải, nhằm phịng ngừa, giảm tối đa những hệ lụy có thể xảy ra. Cần phải quán triệt
và thực hiện nghiêm túc Quyết định số 157/QĐ-TW ngày 29-4-2008 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về Việc ban hành Quy định về chỉ đạo, định hướng chính trị,
tư tưởng, nhất là đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức tớt, bản lĩnh
chính trị vững vàng, giỏi thao tác trên mạng xã hội: Cán bộ, đảng viên, đặc biệt là
những người trẻ chỉ có thể phát huy được vai trị xung kích trên mặt trận tư tưởng,
giúp Đảng, chính quyền lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và
chống lại có hiệu quả âm mưu “diễn biến hịa bình” nếu vững vàng về bản lĩnh
chính trị, có nhận thức tư tưởng đúng đắn và có trình độ chun mơn giỏi. Khơng
thể tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, cũng như chống lại các tư tưởng
thù địch bằng những bài viết, bình luận thiếu sức thuyết phục, kém hấp dẫn. Cái
đúng chỉ được xã hội tiếp thu để biến thành nhận thức tư tưởng một khi nó có khả
năng lơi cuốn được mọi người, tức là nó phải được truyền bá một cách hấp dẫn, dễ
tiếp nhận và có tính thuyết phục.
Trong tuyên truyền đấu tranh, phải thực hiện nhất quán chủ trương “lấy cái
đẹp dẹp cái xấu”, “dùng tích cực để đẩy lùi tiêu cực”, lấy “xây” để “chống”. Thực
hiện nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn, định hướng dư luận, một mặt phải kiên
quyết đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, đấu tranh chống tham



nhũng, lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực, lệch lạc khác, góp phần làm
lành mạnh xã hội, qn đợi, đơn vị, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt
đẹp, bản sắc và tinh hoa văn hóa dân tộc.
Cán bộ, đảng viên phải chủ động bám sát tình hình để bình luận, viết các bài
đấu tranh trực diện với các quan điểm sai trái trên mạng xã hội: Muốn đấu tranh
phản bác hiệu quả với những quan điểm sai trái, thì các bài viết của cán bộ, đảng
viên phải được cập nhật thường xuyên, chính xác về các vấn đề, sự kiện trên không
gian mạng để kịp thời định hướng người theo dõi, truy cập. Đây là cách tốt nhất để
chúng ta chống các luận điệu xuyên tạc từ các trang web, blog... phản động đặt
máy chủ từ bên ngồi. Thơng tin chậm, khơng đầy đủ, thiếu chính xác, thơng tin
một chiều thì sẽ rất dễ bị xun tạc.
Cần đa dạng hóa các hình thức, biện pháp đấu tranh phòng, chống các quan
điểm sai trái trên không gian mạng để xử lý thông tin nhanh, gọn, hiệu quả: Chủ
trương đa dạng hóa các hình thức, biện pháp đấu tranh phòng, chống các quan
điểm sai trái trên mạng xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ tuyên truyền với
nhiệm vụ đấu tranh trên không gian mạng; trong đó, tổ chức đấu tranh trực diện
với các thế lực thù trên mạng internet là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Trước hết cần
phải phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng lực lượng nòng cốt đấu tranh trên mạng xã
hội nói riêng và khơng gian mạng nói chung, cần chỉ đạo một lực lượng trung tâm
để điều hành, chỉ huy, được cung cấp thông tin, trang bị phương tiện và định
hướng đấu tranh...; định kỳ tổ chức sinh hoạt, trao đổi nội dung, hình thức đấu
tranh, phát huy kinh nghiệm hay, khắc phục hạn chế.
4. Tổ chức tốt cuộc đấu tranh vạch trần những quan điểm sai trái, xuyên tạc,
phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh


Cần làm cho mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là cán bộ, đảng viên nhận rõ
mục tiêu sâu xa của các quan điểm sai trái. Tích cực chống lại các khuynh hướng
đem đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hòng phủ nhận vai
trò của cả chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng

Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống, bài bản, đi vào chiều
sâu.
5. Chủ động nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng, dư luận xã hội; xử lý kịp
thời những vấn đề bức xúc nảy sinh; tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng,
tạo sự đồng thuận trong xã hội
Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong đấu tranh vạch trần bản chất,
âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, góp phần định
hướng dư luận xã hội. Mặt khác, mỗi cơ quan, đơn vị cần duy trì tốt chuyên trang
“Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”, “Đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù
địch”, chun mục chống “diễn biến hịa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tích cực thơng tin và tăng cường đối
thoại với nhân dân; chủ động, linh hoạt tham gia giải quyết các vấn đề của xã hội.
6. Tăng cường trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn,
bồi dưỡng lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng cần bảo đảm việc học tập các môn lý luận chính trị được tiến hành một
cách thực chất hơn, để người học nắm được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá thấu
đáo các vấn đề chính trị - xã hội diễn ra trong đời sống hiện thực. Mặt khác, xử lý
nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng,


Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định của Ðảng. Các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên
phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngơn; nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà
nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc có nội dung xấu, xun tạc, vu
khống, kích động... làm nguy hại an ninh quốc gia.
7. Bổ sung, hoàn thiện nội dung, phương thức đấu tranh phòng, chống quan
điểm sai trái trên mạng xã hội trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, mạng xã hội phát triển

như “vũ bão”, thông qua “thế giới ảo”, các thế lực thù địch không đơn thuần sử
dụng các phương pháp truyền thống mà các hình thức chống phá của chúng
ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Do vậy đòi hỏi nội dung, phương thức đấu tranh
của chúng ta cũng phải từng bước hoàn thiện cho phù hợp. Nội dung, phương
pháp giữ vai trò rất quan trọng trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái
trên không gian mạng của sĩ quan trẻ hiện nay; là những yếu tố thường xuyên
vận động biến đổi phù hợp với tính chất và mức độ những tác động tiêu cực của
mạng xã hội. Nội dung đấu tranh phong phú, hình thức đa dạng, biện pháp cụ
thể, sáng tạo, phù hợp thì hoạt động này mới có hiệu quả cao.
8.Thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơng nghệ, tiếp thu kinh nghiệm nước
ngoài, xử lý nghiêm các vi phạm trên mạng xã hội
Với bản chất “không biên giới”, bên cạnh những giá trị đích thực, thì những
mặt trái, tiêu cực của mạng xã hội cũng đặt ra yêu cầu và thách thức không nhỏ
cho công tác quản lý. Một số quốc gia đã dựng lên các “biên giới ảo” trên nền
Internet để kiểm sốt “lãnh thổ” của mình. Với chúng ta, song hành cùng các giải
pháp tăng cường đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, phản động của các
thế lực thù địch trên mạng xã hội, thì cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp công
nghệ, như: bảo vệ tốt thông tin cá nhân; kỹ thuật phát tán thông tin trên mạng xã


hội; kỹ thuật phân tích điều tra, ngăn chặn, bóc gỡ, khóa tài khoản của đối
phương... có vị trí vơ cùng quan trọng, góp phần quyết định đến thắng lợi trong
đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên mạng xã hội của sĩ quan trẻ hiện
nay.
Mạng xã hội sẽ cịn tiếp tục có những ảnh hưởng sâu rộng hơn nữa đối với
đời sống con người. Bên cạnh những tác động tích cực, mạng xã hội sẽ tiếp tục gây
ra nhiều tác động tiêu cực đối với quá trình phấn đấu, rèn luyện của cán bộ, đảng
viên. Vì vậy, thực hiện tốt những giải pháp trên sẽ góp phần thiết thực trong đấu
tranh phịng, chống quan điểm sai trái trên mạng xã hội.
9. Xử lý nghiêm, phạt nặng những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng

xã hội, nâng cao nhận thức và ý nghĩa của luật an ninh mạng
Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 sau khi được
87% đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thông qua ngày 12/6/2018. Một trong những hành
vi bị nghiêm cấm khi Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực là sử dụng không
gian mạng để thực hiện các hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt,
lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Nhiều vụ việc đã được xử lý, tuy nhiên vẫn là xử lý hành chính hoặc xử lý
hình sự nhưng hình phạt chưa đủ nặng, chưa đủ tính răn đe và nhiều người không
hiểu rõ những tin nào được đăng và không được đăng.
III. Liên hệ thực tế
Với vai trò là một trường Đảng trực thuộc ban Bí thư Trung ương, đồng thời
là trường đại học trọng điểm trong hệ thống các trường đại học, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền đã tham gia tích cực vào việc triển khai, đưa Nghị quyết của Đảng
vào cuộc sống. Trong đó, nghiên cứu về định hướng, giải pháp bảo vệ nền tảng tư


tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã
hội sẽ góp phần vào việc thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng trước yêu cầu
mới. Mới đây nhất, vào ngày 6/11/2020, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu định hướng, giải pháp bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên
mạng xã hội”. PGS. TS. Mai Đức Ngọc, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên
truyền và PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học
các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì Hội thảo. Tại Hội thảo, ban Tổ chức Hội
thảo đã nhận được gần 60 bài tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài Học
viện xoay quanh chủ đề hội thảo. Các tham luận đã tập trung làm rõ những vấn đề
lý luận về định hướng giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay;

làm rõ thực trạng, định hướng, giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện
nay; đặc biệt làm rõ những ưu điểm và nhược điểm, những thành tựu và hạn chế
của quá trình áp dụng những định hướng, giải pháp đó.
 
Tại Học viện lục quân, các giải pháp đấu tranh chống những quan điểm sai
trái cũng được đẩy mạnh. Lực lượng sĩ quan trẻ tại học viện chiếm đến 26,8% tổng
số sĩ quan nên đây cũng là một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Các cấp lãnh đạo,
chỉ huy cơ quan, đơn vị toàn quân phải tăng cường quán triệt chỉ thị của Đảng, cơ
quan nghiệp vụ cấp trên về phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình”
của các thế lực thù địch, trong đó cần chú ý quán triệt sâu rộng Chỉ thị số 34/CTTW ngày 17-4-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về tăng cường đấu
tranh chớng âm mưu, hoạt động “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch trên
lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; Kế hoạch sớ 457/KH-CT ngày 19-3-2015 và Hướng
dẫn sớ 902/HD-CT ngày 25-5-2015 của Tổng cục Chính trị về đấu tranh chống


“diễn biến hịa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; phản bác những quan điểm
sai trái, phản động và những thông tin xấu độc trên mạng Internet trong quân đội
giai đoạn 2015-2020; Chỉ thị số 47/CT-CT ngày 8-1-2016 của Chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị và Hướng dẫn sớ 1047/HD-TTCĐ ngày 15-4-2016 của Cục Tuyên
huấn về tổ chức và hoạt động của lực lượng đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù
địch, cơ hội chính trị trên khơng gian mạng trong qn đội.
Hết!



×