Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

5 đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.21 KB, 12 trang )

Đề bài: Anh/chị hãy đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn
chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay. Liên hệ với
thực tiễn.
Bài làm
Mạng xã hội là một ứng dụng hoặc website giúp kết nối mọi người ở bất
cứ đâu, với bất kỳ ai thông qua dịch vụ internet, giúp người dùng có thể chia sẻ
những sở thích và trao đổi những thông tin cần thiết với nhau. Mạng xã hội dành
cho mọi đối tượng sử dụng, không phân biệt giới tính, độ tuổi, vùng miền, …
Hiện nay có rất nhiều loại hình mạng xã hội khác nhau, điển hình như
Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, ... Đây đều là những nền tảng mạng xã
hội được rất nhiều người sử dụng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng. Theo thống kê của trang web statusbrew.com, trong năm 2019, số lượng
người sử dụng mạng xã hội trên toàn thế giới đã chạm tới con số 3.5 tỷ người,
chiếm khoảng 46% tổng dân số trên thế giới. Một người sử dụng có trung bình 9
tài khoản mạng xã hội khác nhau và dành ra trung bình 2 tiếng 16 phút một ngày
trên mạng xã hội. Điều đó có thể chứng minh được sức ảnh hưởng to lớn của
mạng xã hội tới người dùng. Cụ thể, theo thống kê của Andrews University,
trong năm 2019, ở Việt Nam có tới 62 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm
64% dân số cả nước, tăng đến 7% so với năm 2018); trong đó, sinh viên, trí thức
trẻ, thanh niên là lực lượng đông đảo, thường xuyên nhất, với khoảng trên 80%
vào mạng mỗi ngày. Mạng xã hội là tập hợp các mối quan hệ giữa các cá nhân,
các nhóm, … trên nền tảng internet. Chính vì thế, khơng gian này có thể coi là
một loại hình cộng đồng song mang tính chất ảo nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật
chất và tinh thần của con người.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, dịch vụ internet phát triển dẫn đến sự bùng nổ
của vô số trang mạng xã hội. Điều này khơng chỉ mang tính tích cực như tiện
ích, kết nối cộng đồng, đa dạng, phong phú thông tin, … mà kéo theo đó cịn là
những ảnh hưởng tiêu cực có thể kể đến như sự xuất hiện của những quan điểm
1



sai trái, thù địch trên mạng xã hội và tác động của nó lên người dùng các nền
tảng này. Những quan điểm sai trái, thù địch là những quan điểm phiến diện,
tiêu cực, khơng chính xác, xun tạc sự thật và mang tính khiêu khích, chống
đối. Cụ thể, mục đích của việc đưa ra những quan điểm như vậy là để tuyên
truyền dối trá, lừa bịp, bịa đặt, thổi phồng, bóp méo sự kiện, nhào nặn, trộn lẫn
thơng tin tốt - xấu, thật - giả, đưa ra những bình luận bơi nhọ Đảng, Nhà nước và
các cá nhân, đồng chí lãnh đạo tới cộng đồng, phá hoại niềm tin của quần chúng
nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy, việc nhận diện các loại quan điểm
sai trái, thù địch này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, hiện nay có 6 loại quan điểm sai trái, thù địch cần nhận
diện: loại tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta với biểu hiện rất đa dạng;
loại chống phá sự lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; loại xuyên tạc lịch sử dân
tộc, lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng; loại bôi nhọ cá nhân các lãnh tụ, lãnh đạo
của Đảng; loại lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng để xuyên tạc bản
chất Đảng; loại ca ngợi chủ nghĩa tư bản với những giá trị khác nhau của nó. Tự
do ngơn luận trên mạng xã hội đã tạo điều kiện cho những “anh hùng bàn phím”
với ý đồ xấu có cơ hội phát tán những quan điểm sai trái, thù địch này, tác động
tiêu cực đến những người tiếp nhận thơng tin ấy. Vì vậy, để có thể có những giải
pháp đúng đắn nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch,
trước hết, ta cần làm rõ 6 loại quan điểm đã nêu trên.
Thứ nhất, loại tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta với biểu hiện
rất đa dạng. Quan điểm sai trái cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là đúng đắn
nhưng chỉ đúng đắn trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nền
sản xuất dựa trên máy móc cơ khí cịn hiện nay, nhân loại đã chuyển mình sang
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, kinh tế tri thức, kinh tế số, tồn cầu hóa, tin
học hóa, kinh tế - xã hội có rất nhiều đổi thay, vì vậy hiện nay chủ nghĩa Mác Lênin khơng cịn phù hợp nữa. Hay có quan điểm đồng nhất sự sụp đổ của mơ
hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu với sự sụp đổ của chủ
2



nghĩa xã hội nói chung, sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã
hội nói riêng. Từ đây, họ ca ngợi mơ hình chủ nghĩa xã hội dân chủ, cho rằng
chính chủ nghĩa xã hội dân chủ là mơ hình phát triển phù hợp với thế giới đương
đại, tích hợp được những mặt mạnh của chủ nghĩa tư bản với mặt mạnh của chủ
nghĩa xã hội. Đây đều là những ý kiến sai lầm ở một điểm là đồng nhất một mơ
hình chủ nghĩa xã hội sai lầm với chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội nói
chung. Những quan điểm sai trái này có thể dẫn đến những tư tưởng lệch lạc, đi
ngược lại với chủ trương của Đảng, tác động xấu đến niềm tin của nhân dân vào
Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, loại chống phá sự lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc Cương lĩnh,
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là
loại quan điểm mang tính chất thù địch, gây kích động, chống phá Đảng và Nhà
nước. Có thể kể đến những quan điểm sai trái, thù địch này cho rằng sự ra đời
của Đảng là sai lầm; địi đa ngun chính trị; cho rằng kinh tế thị trường không
thể đi cùng định hướng xã hội chủ nghĩa; lôi kéo theo Mỹ “bài” Trung Quốc;
cho rằng sự lựa chọn đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản là ngược, là
trái với quy luật tự nhiên; không nên đi lên chủ nghĩa xã hội, ... Những người có
quan điểm này thường là những người có lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình liên
quan đến chế độ cũ, bởi lẽ sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội sẽ làm cho bản thân họ, gia đình họ mất đi những lợi ích to
lớn. Họ vì lợi ích cá nhân, gia đình mà bán rẻ lợi ích của dân tộc, mang quan
điểm chống phá, thù địch lan truyền trong xã hội. Loại quan điểm sai trái, thù
địch này vô cùng đáng lên án.
Thứ ba, loại xuyên tạc lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng.
Những người có quan điểm này thường xuyên xuyên tạc lịch sử cách mạng, ví
như cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng và Nhân dân ta là sai lầm,
gây đổ máu; đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thì đã khơng phải thực hiện hai
cuộc chiến tranh; phủ nhận những thành quả cách mạng của Đảng và Nhân dân
ta đã giành được. Chúng bôi nhọ, xuyên tạc, lừa dối, gây nghi ngờ trong nhân

3


dân, nhất là đối với những người không nắm chắc lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng,
lịch sử cách mạng thì rất dễ tin theo những quan điểm sai trái, thù địch này, từ
đó hình thành tư tưởng lệch lạc, trái với sự thật, ảnh hưởng vô cùng tiêu cực
trong quần chúng nhân dân.
Thứ tư, loại bôi nhọ cá nhân các lãnh tụ, lãnh đạo của Đảng. Quan điểm
này đã xuyên tạc, bôi đen lý lịch, đời tư của một số đồng chí lão thành cách
mạng, gây nghi ngờ trong dư luận về phẩm chất đạo đức, năng lực của họ, dẫn
đến chia rẽ nội bộ trong tổ chức Đảng. Đặc biệt, loại quan điểm này rất dễ làm
cho thế hệ trẻ ít hiểu biết và đơng đảo quần chúng nhân dân khơng có thơng tin,
hiền lành, chất phác dễ tin và dễ bị lừa. Mục đích của loại quan điểm này là gây
nghi ngờ trong Nhân dân về uy tín của cá nhân các đồng chí lãnh đạo, hạ thấp uy
tín cá nhân một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để hạ uy tín của Đảng. Vì
vậy, khi tiếp xúc với loại thông tin mập mờ, không rõ nguồn gốc, người dân cần
hết sức thận trọng và tỉnh táo để khơng vơ tình hùa theo những quan điểm sai
trái, thù địch như vậy.
Thứ năm, loại lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng để xuyên
tạc bản chất Đảng. Loại quan điểm này lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của
Đảng ta, hay lợi dụng tình trạng có một số đảng viên có chức quyền tham
nhũng, quan liêu để qua đó nói xấu, xuyên tạc bản chất của Đảng, cho Đảng ta là
quan liêu, tham nhũng, xa dân, khơng vì lợi ích của Nhân dân, từ đó gây chia rẽ,
mất đoàn kết nội bộ. Những quan điểm sai trái, thù địch như vậy chính là hướng
tới những quần chúng nhân dân chất phác, ngây thơ, những người ít am hiểu lý
luận và thực tiễn, gây hiểu lầm, chia rẽ nội bộ. Từ đó, người dân mất lịng tin
vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã
hội.
Thứ sáu, loại ca ngợi chủ nghĩa tư bản với những giá trị khác nhau của nó.
Loại quan điểm này lấy chủ nghĩa tư bản làm mục đích tối thượng, ca ngợi các

nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, tự do kiểu phương Tây, dân chủ
phương Tây, mơ hình chủ nghĩa xã hội dân chủ, những giá trị của phương Tây,
4


…; tuyên truyền lối sống hưởng thụ, thực dụng, ngoại lai vào nước ta; phủ nhận
những giá trị của chủ nghĩa xã hội hiện thực; ca ngợi con đường phát triển tư
bản chủ nghĩa hoặc phi xã hội chủ nghĩa, ... Qua đó, gián tiếp phủ định chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Từ 6 loại quan điểm sai trái, thù địch nêu trên, có thể thấy, các quan điểm
sai trái, thù địch rất tinh vi, đa dạng, phong phú. Các loại ý kiến này có liên hệ
với nhau và cùng mục tiêu chung là chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng
và Nhà nước ta. Và, các thế lực thù địch đã tận dụng không gian mạng, đặc biệt
là các nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền những quan điểm sai trái nhằm
chống phá Đảng, chống phá chế độ, Nhà nước ta bằng rất nhiều hình thức khác
nhau. Mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù
địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng, có thể kể đến những thủ đoạn tiêu
biểu sau đây:
Một là, những thế lực thù địch sử dụng các nền tảng mạng xã hội chống
phá trực diện bằng cách lập các page, blog, group, …, là những cộng đồng thu
hút được nhiều lượt truy cập, đăng tải bài viết, quan điểm sai trái, thù địch, tung
tin giả, nhiễu loạn thông tin, lôi kéo rất nhiều người dùng mạng xã hội tham gia
thảo luận, tuyên truyền mà chưa kiểm chứng, xác thực thông tin ấy như các
trang blog: “Quan làm báo”, “Dân làm báo”, “Biển Đông’’, “Ba Sàm”, “Chân
dung quyền lực”, “Tạp chí sự thật”, “Lỗi hệ thống”, ... Thủ đoạn giật tít là một
chiêu trị rất dễ đánh vào tâm lý người dùng mạng xã hội. Lượt truy cập và phát
tán thơng tin càng lớn thì các thế lực thù địch càng đạt được mục đích của mình.
Thậm chí, chúng cịn lập những group giả mạo các đồng chí lãnh đạo, giả mạo
các tổ chức, ban ngành của Nhà nước nhằm tạo lòng tin trong cộng đồng mà
ngang nhiên đưa tin khơng chính xác, sai sự thật.

Hai là, tạo các tài khoản nặc danh cố gắng tiếp cận người dùng mạng xã
hội. Việc tạo tài khoản “ma” nhằm che giấu thơng tin cá nhân của những người
có ý đồ xấu, tự do tung tin bịa đặt, gieo rắc sự hoài nghi trong xã hội, nhất là
trước những vấn đề nhạy cảm, kích động những phần tử chống đối chính quyền.
5


Thậm chí cịn đưa ra những lợi ích hời đánh vào tâm lý những người thật thà, dễ
tin người mà kêu gọi, lơi kéo, kích động tụ tập, biểu tình và có các hành vi vi
phạm pháp luật.
Ba là, lợi dụng những thiếu sót, sơ hở của một số quyết định, dự luật chưa
chính thức mà kích động dư luận, hình thành tâm lý phản kháng, tư tưởng bất
mãn, chống đối Đảng và Nhà nước. Hay thêm nữa là việc lợi dụng việc phát
biểu của cá nhân đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý nào đó chưa chặt chẽ mà
chúng cắt, ghép, trích dẫn khơng đầy đủ tung lên mạng xã hội với dụng ý hạ bệ
uy tín cá nhân các đồng chí lãnh đạo. Qua đó muốn hạ uy tín của Đảng ta trong
lịng quần chúng nhân dân.
Với cách đưa thông tin bịa đặt, giả mạo, cắt xén; tạo dựng, phát tán các
thơng tin, hình ảnh sai lệch, biến có thành khơng, biến khơng thành có, thật giả
lẫn lộn; sử dụng thông tin cũ với những luận điệu mới, những thành phần mang
tư tưởng chống đối lôi kéo, kích động, hướng dư luận theo quan điểm sai trái,
thù địch mà mình đưa ra. Do vậy, chúng ta phải rất thận trọng khi tham gia các
trang mạng xã hội, không vội hùa theo những thông tin trên mạng xã hội khi
chưa được kiểm chứng, xác thực. Muốn đấu tranh chống lại các quan điểm sai
trái, thù địch này một cách hiệu quả cần kiên trì, bình tĩnh và phải thực hiện
đồng bộ nhiều biện pháp.
Thứ nhất, đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách
của Nhà nước Việt Nam để đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch.
Lập trường có vững vàng thì mới khơng bị những tác động tiêu cực làm ảnh

hưởng, mới có thể tự tin đấu tranh, bác bỏ, lên án những quan điểm sai trái, thù
địch, chống đối. Nhất là những người trẻ hiện nay, những người hoạt động nhiều
nhất trên các nền tảng mạng xã hội cần tìm hiểu và nhận thức rõ tính đúng đắn
của chủ trương, đường lối cùa Đảng và các chính sách của Nhà nước; hiểu biết
thực tiễn đời sống, xã hội để biết phòng và chống lại những quan điểm sai trái,
thù địch trên không gian mạng; giữ vững lập trường.
6


Thứ hai, phân biệt rõ quan điểm thù địch, quan điểm sai trái và xem xét
xem chúng thuộc loại nào, trên cơ sở đó có các phương pháp đấu tranh, phê
phán cụ thể, phù hợp, hiệu quả. Đối với các quan điểm thù địch, phải kiên quyết,
kiên trì đấu tranh chống lại, bác bỏ toàn diện, triệt để trên nhiều phương diện lý
luận, pháp lý, lịch sử, khoa học, thực tiễn. Phân biệt những quan điểm sai trái do
nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ với những quan điểm sai trái do cố ý, cố tình
để có phương thức đấu tranh phù hợp.
Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, giúp cộng đồng mạng nhận diện rõ bản
chất của các quan điểm sai trái, thù địch. Báo chí chính thống chính là dịng
thơng tin chủ đạo, chi phối để cộng đồng mạng nhận diện rõ bản chất các quan
điểm sai trái trên nền tảng mạng xã hội để cộng đồng mạng có thể nhận thức,
nhận diện thông tin xuyên tạc, hiểu rõ thế nào là quan điểm sai trái, thù địch.
Thêm nữa, cần phát huy hiệu quả các phương tiện truyền thông, làm rõ các thủ
đoạn đã, đang hoặc sẽ được các thế lực thù địch sử dụng để lơi kéo, kích động
người dân; cần khuyến cáo mọi cá nhân cảnh giác với thơng tin truyền tải trên
các trang mạng xã hội vì phần lớn là những thông tin chưa được kiểm định, độ
chính xác thấp, thậm chí đã bị các thế lực thù địch lái theo ý đồ của chúng. Khi
đã nhận thức rõ những thông tin bịa đặt, không đúng sự thật nhằm chống phá
Đảng, Nhà nước thì mỗi cơng dân mạng sẽ có nhãn quan chính trị, tự giác phịng
chống và chủ động đấu tranh, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch ấy.
Thứ tư, phát huy vai trò dẫn dắt, chi phối thơng tin chính thống để cộng

đồng mạng nâng cao nhận thức, cảnh giác trước các quan điểm sai trái, thù địch.
Hệ thống báo chí cần tăng cường các chuyên trang, chun mục, đa dạng hố
các hình thức nhằm cung cấp thường xun cho cơng chúng một cách có hệ
thống thơng tin chính thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những thành tựu
toàn diện của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Có như vậy, người dân mới
được trang bị đầy đủ kiến thức, thông tin chính xác, vững chắc để phân biệt,
nhận diện, phát hiện được những quan điểm sai trái, thù địch; từ đó lên án, bài
7


trừ những quan điểm lệch lạc này. Khi nhu cầu thơng tin được đáp ứng đủ thì
nhu cầu tìm đọc các thơng tin khơng chính thống, thơng tin sai trái sẽ hạn chế đi
rất nhiều, ngoại trừ những cá nhân do tị mị hay có lý do khác.
Thứ năm, khơi dậy niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào thắng
lợi của cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch. Niềm tin của người
dân có vững chắc thì cuộc đấu tranh này mới giành được thắng lợi, theo tinh
thần Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong
tình hình mới, đó là: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo
vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia,
dân tộc; giữ gìn mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Nhân dân
đồng lịng và kiên trì, vững tin vào đường lối của Đảng và Nhà nước là góp phần
giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù
địch. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn phải gần dân, không được xa dân,
luôn lắng nghe và thấu hiểu người dân của mình. Với quyết tâm để khơng ai bị
bỏ lại phía sau, có thể nhận thấy những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta đã và
đang được thể hiện rất tốt, chứng minh rõ ràng nhất qua xếp hạng của Dalia, Việt

Nam là quốc gia có độ hài lịng cao nhất thế giới (62%) về phản ứng của chính phủ
đối với dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Thứ sáu, đẩy mạnh việc quản lý thông tin trên các nền tảng mạng xã hội.
Hiện nay, Luật An ninh mạng đã chính thức có hiệu lực được hơn một năm với
mục đích siết chặt hơn nữa các hoạt động trên môi trường mạng, đặc biệt là
mạng xã hội để những hành vi đăng tải, phát tán, tuyên truyền những quan điểm
sai trái, thù địch, gây hoang mang dư luận bị loại bỏ và xử lý kịp thời. Điều này
đòi hỏi mỗi người sử dụng mạng internet cần hiểu về quyền và nghĩa vụ của
mình khi tham gia hoạt động trên môi trường không gian mạng. Hiện nay,
những thông tin đăng tải trên mạng xã hội được kiểm duyệt kĩ càng hơn, tránh
8


lan truyền rộng rãi tư tưởng lệch lạc trong cộng đồng phần nào đã góp phần
ngăn chặn có hiệu quả trong công cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai
trái, thù địch trên mạng xã hội.
Liên hệ thực tiễn hiện nay có thể thấy, những bài đăng nêu quan điểm sai
trái, lệch lạc, thơng tin khơng chính xác, bịa đặt vẫn còn xuất hiện nhiều trên các
trang mạng xã hội. Tuy những bài đăng mang nội dung như vậy vẫn gây hoang
mang và lôi kéo được một số thành phần cả tin nhưng mặt khác, sau một thời
gian xuất hiện, phần lớn các bài đăng ấy đều bị cộng đồng mạng chỉ trích, báo
cáo vi phạm, cũng như một số cơ quan chức năng quyết tâm truy tìm chủ tài
khoản và xử phạt nghiêm khắc. Trên thực tế, người dân ngày càng có ý thức hơn
trong việc xác thực thơng tin, tìm kiếm nguồn tin chính thống, tin cậy để tìm
đọc, khơng cịn bị dắt mũi bởi những thơng tin sai trái, gây hoang mang, kích
động trên mạng xã hội. Có thể kể đến một số ví dụ về việc đăng tải những quan
điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội trong thời gian qua:
Thời điểm tháng 04/2019, nhiều hình ảnh cho thấy các hoạt động của
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đội nắng đi thị sát khắp Kiên
Giang với lịch trình dày đặc. Trong đó, riêng việc vừa đi thị sát ngồi trời khơng

mũ nón dưới cái nhiệt độ 38 độ, rồi lại vào thị sát trong xưởng chế biến tôm và
kho lạnh với nhiệt độ dưới 15-20 độ C đã khiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bị
shock nhiệt và bị ốm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nay tuổi đã cao, việc nước
gánh nặng trên vai nên chuyện bị ảnh hưởng sức khỏe là chuyện khó tránh. Tuy
nhiên, nhiều đối tượng đã lợi dụng sự việc này thi nhau lu loa xuyên tạc về tình
hình sức khỏe của lãnh đạo, tình hình chính trị của đất nước, … Đây là một âm
mưu, thủ đoạn thâm độc của bọn phản động, tìm mọi cách để tạo ra hình ảnh
xấu, hạ uy tín Việt Nam trên chính trường quốc tế, gây hoang mang trong dư
luận, thậm chí là xảy ra tranh cãi, rối loạn trong lịng dân chúng. Nhà nước ta đã
kịp thời tìm ra những thành phần chống đối, bịa đặt thông tin sai trái, thù địch và
xử lý nghiêm những trường hợp này cũng như trấn an lòng dân bằng cách xác
9


thực thơng tin, cung cấp thơng tin chính xác, tin cậy và lên án những thành phần
chống đối, có mục đích hạ bệ uy tín của người lãnh đạo đất nước.
Theo trang báo Tuổi Trẻ online, ngày 26/11/2019, Toà án nhân dân tỉnh
Thanh Hóa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Phạm Văn Điệp (54 tuổi, trú tại phường
Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn) về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" quy định tại điểm
a, b khoản 1, điều 117 Bộ luật hình sự. Điệp thường xuyên sử dụng mạng xã hội
Facebook để tuyên truyền chống phá Nhà nước. Ngày 28/06/2016, Điệp đã có
hành vi viết, rải 120 tờ truyền đơn tại khu vực tượng đài Chiến thắng ở thủ đô
Viên Chăn (Lào), quay phát tán trên mạng xã hội Facebook nhằm tuyên tuyền
chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bị Toà án nhân dân thủ đô
Viên Chăn tuyên phạt 21 tháng tù giam về tội "phạm tội đối với đất nước bạn bè".
Từ tháng 04/2014 đến tháng 06/2019, Điệp thực hiện hành vi sử dụng Facebook
phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm và chia sẻ bài viết có nội dung
xuyên tạc, phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xúc phạm, nói xấu lãnh tụ,

lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước; xuyên tạc, bôi nhọ chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điệp còn bịa đặt,
suy diễn thiếu căn cứ gây hiểu lầm, hoang mang cho cộng đồng người dùng
Facebook và trong nhân dân nhằm làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
với chế độ. Các cơ quan tố tụng tỉnh Thanh Hóa nhận định đây là vụ án có tính
chất nghiêm trọng, gây tổn hại lớn đến an ninh chính trị quốc gia, xâm phạm đến
sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, thể chế chính trị, Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi phạm tội của Phạm Văn Điệp cần phải xử lý
nghiêm minh trước pháp luật. Căn cứ cáo trạng, chứng cứ, lời khai của bị cáo Điệp
tại phiên tòa ngày 26/11/2019, hội đồng xét xử Tồ án nhân dân tỉnh Thanh Hóa
tun phạt Phạm Văn Điệp 9 năm tù giam.
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế
giới. Ở Việt Nam, trong khi cả nước gồng mình chống dịch thì vẫn cịn những
10


thành phần lợi dụng tình hình người dân vơ cùng quan tâm về vấn đề dịch bệnh
này nên đã tung tin sai trái, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, lôi kéo lòng tin của nhân
dân, gây hoang mang dư luận, nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ
lực kiểm soát dịch bệnh ở nước ta. Theo thống kê của lực lượng công an, từ khi
xuất hiện dịch bệnh COVID-19 đến nay, trên khơng gian mạng đã có gần 300.000
tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn. Gần 600.000 tin, bài,
video, clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong đó có rất
nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút
hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ. Cơng an các đơn vị, địa phương trong cả nước
đến nay đã xác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật; xử phạt vi
phạm hành chính hơn 146 người. Các trường hợp sai phạm sau khi được cơ quan
công an làm việc, phân tích đã nhận thức được hành vi vi phạm của bản thân, tự
gỡ bỏ các thông tin sai sự thật và cam kết khơng tái phạm; trong đó có cả những
người có ảnh hưởng trong xã hội. Nhưng nghiêm trọng hơn, có nhiều thành phần

lợi dụng tình hình dịch bệnh để chống phá Nhà nước qua mạng xã hội. Nhiều tổ
chức phản động lưu vong như: Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm
thời, các đài phát thanh VOA, RFA, Chân trời mới media, Hội anh em dân chủ,
… cùng một số phần tử phản động trong nước cấu kết, a dua, lợi dụng tính năng
lan tỏa nhanh của internet, của truyền thông xã hội để đăng tải thông tin sai sự
thật về dịch Covid-19, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận. Họ
sẵn sàng và đã chi ra hàng nghìn USD để thực hiện các quảng cáo chính trị
trên Facebook nhằm tun truyền, xun tạc bơi đen về tình hình dịch Covid-19
tại Việt Nam, hàm chứa nhiều nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Qua theo dõi trên mạng xã hội, căn cứ vào thống kê, đánh
giá của Cục An ninh mạng và phịng, chống tội phạm cơng nghệ cao của Bộ
Cơng an, có thể chỉ ra những thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang lợi dụng
dịch Covid-19 để xuyên tạc, chống phá đất nước ta trên truyền thông xã hội chủ
yếu như: ngụy tạo bức tranh đen tối về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam; xuyên
tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý, điều hành của Nhà
nước ta trong xử lý dịch bệnh; lợi dụng tình hình dịch bệnh xuyên tạc một số
11


quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Họ tung tin giả như số người
mắc bệnh, sự lây lan tốc độ nhanh ở nhiều địa bàn lớn gấp nhiều lần con số
chính thức do Chính phủ Việt Nam công bố; đổ lỗi cho Nhà nước về nguyên
nhân để xảy ra dịch bệnh là đã không ngăn chặn ngay từ đầu mà theo họ là phải
đóng cửa hồn tồn với Trung Quốc; cho rằng chính phủ bưng bít thơng tin, yếu
kém trong xử lý dịch bệnh nên để tình hình dịch trầm trọng như bức tranh mà họ
đã ngụy tạo, … thậm chí khi bị cơ quan chức năng xử lý theo Luật An ninh
mạng thì những thành phần này lớn tiếng chỉ trích rằng Nhà nước vi phạm
quyền tự do ngơn luận, khơng cho dân nói sự thật. Để đối phó với những thành
phần này, Đảng và Nhà nước đã yêu cầu xử lý vi phạm một cách mạnh tay, thậm
chí có thể xử lý hình sự.

Có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta đang nâng cao các biện pháp đấu tranh
với những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến
tư tưởng, lòng tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước. Tuy nhiên, để cuộc đấu tranh này giành thắng lợi, chính bản thân mỗi người
dân cũng cần có trách nhiệm với mỗi hành vi của mình khi tham gia các nền tảng
mạng xã hội. Mỗi chúng ta hãy là người dùng mạng xã hội thông thái. Khi tìm
hiểu thơng tin trên mạng xã hội nên chọn những trang thơng tin chính thống,
những trang tin cậy, những tờ báo chính thống, uy tín; biết đặt ra nghi vấn đối
với các thơng tin nhận được; khơng tị mị bấm xem các tin, bài giật tít câu view;
chủ động kiểm chứng thông tin nhận được từ các nguồn không tin tưởng; không
chia sẻ khi chưa kiểm chứng thông tin; không vội hùa theo những thông tin chưa
được kiểm chứng, xác thực. Đặc biệt, không được hấp tấp, vội vàng trong lựa
chọn thơng tin để rồi dễ bị kích động, lôi kéo, tiếp tay cho những âm mưu, thủ
đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực phản động, cơ hội chính trị
trong và ngồi nước, tin tưởng vào chủ trương và đường lối lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước. Có như vậy, chúng ta mới có thể thành công trong công cuộc đấu
tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội.

12



×