Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

9 xdđ đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.16 KB, 23 trang )

Đề bài: Anh/ chị hãy đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu
tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay.
Liên hệ với thực tiễn.
BÀI LÀM
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet và
lượng người truy cập, sử dụng các trang mạng xã hội cao nhất thế giới. Đây
chính là mảnh đất màu mỡ, là cơ hội để chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch tăng cường chống phá cách mạng nước ta với những thủ đoạn ngày càng
tinh vi, phức tạp, khó lường. Internet, mạng xã hội với đặc điểm nổi bật là tốc độ
kết nối nhanh, đưa thông tin xa nhất, rộng nhất, trong thời gian ngắn nhất (đưa
thông tin gần như cùng lúc với sự kiện, sự việc xảy ra); đồng thời, là trang thơng
tin mở, độ “phủ sóng” gần như hồn hảo, tích hợp nhiều cơng năng của các thể
loại truyền thông khác nhau, phạm vi chia sẻ rộng, nguồn tin phong phú, đa
dạng, hiệu quả tác động lớn, lại tích hợp nhiều cơng cụ vui chơi, giải trí hấp dẫn.
Vì thế, Internet, mạng xã hội đã và đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời
sống con người, tác động trực tiếp và có thể làm thay đổi nhận thức, hành vi của
mỗi cá nhân, tác động đến mọi người dân cũng như sự phát triển của xã hội. Đi
liền với nó là tính chất hai mặt, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực là
sự phong phú, đa dạng, nhiều màu, nhiều vẻ của các thông tin được cập nhật liên
tục với lượng dữ liệu khổng lồ, giúp ích cho cơng chúng khai thác, tìm kiếm
thơng tin. Mặt tiêu cực của nó là các thơng tin xấu độc, trong đó rất đáng quan
ngại là các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng và chế độ. Với tính đặc
thù tự bản thân mạng internet khó có thể kiểm sốt, ngăn chặn các thơng tin xấu
độc.
Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức
tạp và khó lường. Q trình tồn cầu hố và hội nhập quốc tế đang ngày càng sâu


rộng; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự phát
triển bùng nổ của mạng Internet, mạng xã hội cùng những thông tin xấu, độc
nhanh chóng được phát tán, lan truyền. Từ đó, các thế lực thù địch xuất hiện và


tăng cường chống phá sự nghiệp Cách mạng Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, lý
luận, chúng sử dụng không gian mạng mà thường xuyên, trực tiếp nhất là các
trang mạng xã hội. Âm mưu cơ bản, xuyên suốt và lâu dài của các thế lực thù
địch là phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xóa bỏ vai trị
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, lái nước ta
đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, phụ thuộc chúng. Trên không gian mạng,
các thế lực thù địch sử dụng những quan điểm sai trái để chống phá cách mạng
Việt Nam. Để tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch với nước ta, các thế
lực thù địch đã xuất bản, tán phát các loại ấn phẩm, tài liệu như: Các báo cáo,
nghị quyết, dự luật của nghị viện, quốc hội các nước (như Mỹ, Australia,
Anh…); các văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ
(NGO) như: Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế
(HRW)…; các ấn phẩm xuất bản, như: Sách báo, tạp chí, tập san, tờ rơi… của
các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng cơ hội chính trị trong và
ngồi nước; các trang web, các chương trình phát thanh, phát hình bằng tiếng
Việt, như: BBC, VOA, RFA, RFI… Trong đó, các thế lực thù địch đã lập hàng
nghìn trang web, blog, hàng trăm tạp chí, báo, nhà xuất bản, hơn 60 đài phát
thanh có chương trình tiếng Việt, tổ chức hàng chục cuộc hội thảo, tọa đàm hàng
năm hoặc qua tiếp xúc, làm việc trực tiếp với các cá nhân, cơ quan trong nước…
để xuyên tạc nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng, phủ nhận thành tựu đã đạt
được trong công cuộc đổi mới, bóp méo thực tế những hạn chế, yếu kém trong
quản lý xã hội, những sơ hở thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc
những vụ việc phức tạp nảy sinh trong dân tộc, tôn giáo nhằm kích động, lơi kéo
nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất ANCT-TTATXH; qua đó nhằm


hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng triệt để lợi dụng thời điểm
trong nước diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng như Đại hội Đảng toàn quốc,
bầu cử Quốc hội… hoặc xảy ra các vụ việc phức tạp để đẩy mạnh các chiến dịch
phá hoại tư tưởng nhằm tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, thù địch đối với

nước ta. Điển hình như, vào các thời điểm đoàn Việt Nam bảo vệ Báo cáo quốc
gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên
hợp quốc, các đối tượng phản động lưu vong tập trung biểu tình, rải tờ rơi xuyên
tạc chính sách, thành tựu nhân quyền ở trong nước, vu cáo Việt Nam vi phạm
dân chủ, nhân quyền. Hoặc khi chính quyền tổ chức cưỡng chế giải tỏa chùa
Liên Trì (TP Hồ Chí Minh), các đối tượng đã tán phát tài liệu vu cáo Nhà nước
ta đàn áp chức sắc, tín đồ, vi phạm quyền tự do tơn giáo của người dânTừ đó,
mỗi cơng dân mạng chủ động, tự giác, phản ứng, đấu tranh, phản bác kịp thời
với các quan điểm sai trái phát tán trên mạng internet. Cũng như cơ thể con
người, nếu con người ta khỏe mạnh, cường tráng, có thể đủ sức “đề kháng”, “tự
miễn dịch” được các dịch cúm, đẩy lùi được các bệnh tật nguy hiểm. Vì vậy,
cách tốt nhất là tạo sức đề kháng cho công chúng, cộng đồng. Để đấu tranh phản
bác các thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên mạng xã hội, chúng ta cần
phải tăng cường thực hiện tốt một số nội dung sau:
Trên cơ sở thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Quốc hội đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật, như: Luật An ninh mạng 2018, Luật Báo chí 2016,
Luật Xuất bản 2012… làm cơ sở pháp lý quan trọng trong phòng ngừa, đấu
tranh, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch. Chính
vì vậy, những năm qua, chúng ta đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đấu
tranh, ngăn chặn kịp thời các hoạt động tuyên truyền những quan điểm sai trái,
thù địch; xử lý nghiêm trước pháp luật các đối tượng tuyên truyền, xuyên tạc
chống phá nước ta. Các cơ quan chức năng đã tăng cường quản lý báo chí,


internet, hoạt động xuất bản, yêu cầu các tập đoàn truyền thông, như: Google,
Youtube… gỡ bỏ các clip, tài khoản có nội dung xấu, độc hại. Thơng qua các
kênh hợp tác song phương, đa phương… các cơ quan chức năng đã chuyển tải
chính sách, thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quyền con người tới
cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngồi, góp phần giải tỏa các thông tin sai
lệch và đấu tranh, phản bác các luận điệu phản động, thù địch đối với nước ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đấu tranh trên lĩnh vực
này trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập, như: Nhận thức của một bộ
phận cán bộ, đảng viên về âm mưu, hoạt động “diễn biến hịa bình” trên lĩnh vực
tư tưởng, văn hóa cũng như tác hại của quan điểm sai trái, thù địch đối với xã hội
còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành trong tuyên truyền và đấu
tranh, phản bác cịn mang tính hình thức, thụ động, chưa phát huy sức mạnh tổng
hợp trong công tác này. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, phương thức và tác hại của các quan
điểm sai trái, thù địch còn ở mức khiêm tốn. Việc đấu tranh phản bác lại các
quan điểm sai trái, thù địch cịn nặng về hình thức, chưa đa dạng, phong phú về
nội dung, có nơi, có lúc cịn thiếu sắc bén, tính thuyết phục chưa cao. Một bộ
phận cán bộ, đảng viên còn biểu hiện quan liêu, tham nhũng, cửa quyền hách
dịch; việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước tại một số địa phương cịn sơ hở, thiếu sót; việc giải quyết các tranh chấp,
khiếu kiện ở một số nơi còn chậm, kéo dài, vượt cấp, gây bức xúc trong nhân
dân… là những yếu tố để kẻ địch triệt để lợi dụng tuyên truyền các luận điệu sai
trái,

thù

địch

với

nước

ta.

Trong những năm tới, nhằm thực hiện “diễn biến hịa bình” với Việt Nam, các
thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch

với nước ta bằng nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Nhằm phòng


ngừa, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả hoạt động này, cần tập trung thực hiện đồng
bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng một số giải pháp trọng tâm như sau:
Một là, cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống hoạt động tuyên truyền các
luận điệu sai trái, thù địch luôn phải được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực
tiếp, toàn diện của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ
thống chính trị trong triển khai công tác này một cách thực chất, thường
xuyên, liên tục với quyết tâm chính trị lớn, có sức thuyết phục cao, sức lan tỏa
sâu rộng. Cuộc đấu tranh này phải được triển khai sâu rộng trong toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân với nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Đặc
biệt, cần huy động được rộng rãi trí tuệ, tâm huyết của các nhân sĩ, trí thức và
nhân dân tiến bộ trên thế giới tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh phản bác
các luận điệu xuyên tạc, thù địch với nước ta. Trong đó Đảng và Nhà nước cần
tập trung vào định hướng những vấn đề cần đấu tranh, những nội dung cần đi sâu
phân tích, lý giải, những mục tiêu cần phải đạt tới. Sự định hướng cịn bao gồm
cả việc kiểm tra khơng để lọt các bài, các ấn phẩm có nội dung xấu xuất hiện
trên các trang mạng chính thống. Các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở
tăng cường triển khai tuyên truyền, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận
về công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; về chiến lược
bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng.
Khơi dậy niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào thắng lợi
của cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch. Hiện nay, hiệu quả
cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch cịn khơng ít hạn chế, yếu kém.
Chủ yếu mới là lực lượng chuyên trách tham gia đấu tranh. Tình trạng nói chưa
đi đơi với làm, thờ ơ trước tác động của các quan điểm sai trái, thù địch phát tán
trên mạng còn diễn ra khá phổ biến. Nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh này là



“thuốc” đặc hiệu, là cơ sở quan trọng để lấy lại niềm tin của cộng đồng mạng. Từ
niềm tin đó sẽ tạo sức đề kháng cho mỗi công dân mạng trước tác động của các
quan điểm sai trái, thù địch.
Vì vậy, trong tuyên truyền, các cơ quan báo chí cần tăng cường tuyên
truyền thường xuyên cuộc đấu tranh, bác bỏ quan điểm sai trái, luận điệu tuyên
truyền xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch theo tinh thần Nghị quyết số
35-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Đó là:
“Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính
trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn mơi trường hịa bình,
ổn định để phát triển đất nước”. Ðó là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống cịn của
cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn
Ðảng, tồn qn, tồn dân, trong đó các cơ quan báo chí là nịng cốt; là cơng
việc tự giác, thường xun của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và đồn thể chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ
quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.
Để  thực hiện tốt Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị cần tuyên
truyền nêu cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cấp uỷ, chính quyền, đồn thể, cơ
quan, đơn vị, tồn thể cán bộ, đảng viên, cơng dân tham gia đấu tranh chống
quan điểm sai trái trên mạng internet. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, cổ vũ
các tầng lớp nhân dân chủ động tiến công, tự giác đấu tranh, phản bác đối với
các thông tin xấu độc, sai trái, thù địch phát tán trên mạng.
Tăng cường tuyên truyền, cổ vũ, nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống
chính trị tham gia đấu tranh chống quan điểm sai trái trên mạng internet. Cuộc
đấu tranh chống quan điểm sai trái trên mạng internet với đối thủ nhiều khi


không lộ diện, do vậy cuộc đấu tranh này rất khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy

phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể; giữa Trung ương và
địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng trên mặt trận tư
tưởng, văn hóa trong cuộc đấu tranh chống các hoạt động “diễn biến hồ bình”,
chống quan điểm sai trái. Bởi vì, nếu chỉ dựa vào lực lượng chuyên trách (vốn đã
mỏng) thì không thể giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này. Do đó phải huy
động tồn xã hội, tồn dân, đặc biệt thế hệ trẻ gồm đoàn viên, thanh niên, học
sinh, sinh viên tham gia cuộc đấu tranh này; khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức
cảnh giác cách mạng, ý thức tự giác, thành hành động tích cực trong phê phán,
đấu tranh chống quan điểm sai trái. Để thắng địch trong cuộc đấu tranh phức tạp
này, đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lực lượng một cách khoa học và hợp lý.
Chú trọng việc tổ chức để các đoàn thể quần chúng như đoàn thanh niên,
hội cựu chiến binh, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp... tham gia đấu tranh trên
mạng internet đối với các quan điểm và hành động sai trái của các phần tử cơ hội
chính trị và các thế lực thù địch. Phối hợp có hiệu quả giữa các lực lượng, binh
chủng trong lĩnh vực bảo vệ an ninh tư tưởng chính trị, đặc biệt là về tư tưởng
chính trị trên mạng internet. Để làm tốt cơng tác tuyên truyền trong mặt trận đấu
tranh này, bản thân các cơ quan báo chí cũng cần nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, phóng viên, biên tập viên trong hệ thống các cơ quan thông tin đại
chúng, nhất là các tòa soạn báo, trang tin điện tử. Đảm bảo để đội ngũ những
người làm báo có năng lực chuyên mơn, tinh thơng nghề nghiệp, vừa có đạo đức
trong sáng, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, ln có ý chí chiến đấu bảo
vệ lý tưởng XHCN. Xây dựng hệ thống tổ chức đấu tranh chống quan điểm sai
trái trên mạng internet từ Trung ương đến cấp tỉnh, thành phố, bao gồm đội ngũ
cán bộ làm công tác Tuyên giáo, am hiểu về thực tiễn. Đặc biệt cần xây dựng tổ
chức chuyên trách với lực lượng nòng cốt là các chuyên gia, các nhà lý luận về
tư tưởng chính trị chuyên đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái về tư tưởng


chính trị trên mạng internet, bao gồm những chuyên gia giỏi về lý luận, những
cây bút sắc bén, am hiểu và ứng dụng tốt công nghệ thông tin. Tổ chức lực lượng

trong các cơ quan chính quyền, cơ quan quân đội, cơng an các cấp và trong các
tổ chức chính trị, xã hội… thực hiện thường xuyên nhiệm vụ đấu tranh chống
quan điểm sai trái trên mạng internet. Tổ chức các lực lượng kịp thời ngăn chặn
không để các quan điểm sai trái phát tán trên mạng internet có điều kiện tác động
vào các tầng lớp nhân dân. Tổ chức đấu tranh trực diện đối với những người cơ
hội, lệch lạc về chính trị ngay từ cơ sở.

Hai là, tiếp tục tăng cường cơng tác nắm tình hình, nghiên cứu dự báo, phát
hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, đặc biệt là
các phương thức hoạt động mới của các thế lực thù địch để tuyên truyền các
luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch; dự báo thời điểm các thế lực thù địch
đẩy mạnh các chiến dịch phá hoại tư tưởng để kịp thời triển khai biện pháp
đấu tranh, ngăn chặn. Trong đó, đặc biệt chú trọng nắm tình hình từ xa, nắm
tình hình ngay từ trung tâm phá hoại tư tưởng ở bên ngồi để chủ động triển khai
cơng tác phịng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Chủ động thông tin kịp thời, phong
phú và có định hướng cho xã hội về các sự kiện, hiện tượng và vấn đề nảy sinh
trong nước cũng như trên thế giới, đáp ứng một cách tích cực nhất nhu cầu nhận
thức, thị hiếu chính đáng của nhân dân. Thơng qua đó để định hướng tư tưởng,
hướng dẫn nhận thức, tạo dư luận xã hội tích cực nhằm thực hiện các nhiệm vụ
chính trị xã hội, nâng cao khả năng chống “tự diễn biến”, khả năng “tự đề
kháng” với những âm mưu “diễn biến hịa bình”của địch. Cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp Nhân dân phải thường xuyên nâng cao cảnh giác trước những âm
mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch, phần tử phản động chống đối trên
mạng Internet và mạng xã hội; nhất là trước những vấn đề, sự kiện mà chúng lợi


dụng xuyên tạc và nhận thức rõ mức độ nguy hại, sự ảnh hưởng của các thông
tin xấu, độc. Bản thân mỗi người sử dụng phải Internet, mạng xã hội phải tự
nâng cao hiểu biết pháp luật, trang bị kĩ năng, không ngừng xây dựng khả năng
tự vệ về tinh thần, khơng tiếp tay hay vơ tình tiếp tay cho các hoạt động phá hoại

hay các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến đường lối lãnh đạo của Đảng, đời
sống văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân, môi trường thông tin trên địa
bàn tỉnh.
Tăng cường tuyên truyền, giúp cộng đồng mạng nhận diện rõ bản
chất của các quan điểm sai trái, thù địch. Một trong những phương thức hoạt
động “diễn biến hịa bình”  được các thế lực thù địch tiến hành đối với Việt Nam
hiện nay là tận dụng công cụ thông tin hiện đại - mạng internet, tiến hành chống
phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Trong đó, phương thức truyền bá các quan
điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet nhằm chống phá chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam được các thế lực thù địch triệt để sử dụng. Mỗi dịp đất
nước có những sự kiện chính trị mang tính lịch sử, bước ngoặt như Đại hội Đảng
tồn quốc, bầu cử Quốc hội, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương…, các thế lực
thù địch coi đây là cơ hội vàng đề tung các thông tin xấu độc, các quan điểm sai
trái, thù địch hịng kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Những năm gần đây và đặc biệt thời điểm hiện nay, càng gần đến thời điểm tổ
chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch,
cơ hội chính trị lại điên cuồng, ráo riết chống phá, phát tán trên mạng xã hội với
số lượng khổng lồ các thơng tin xấu độc.
Có thể nói rằng chưa bao giờ các thế lực phản động lại ráo riết, điên cuồng
chống phá ta như thời điểm này. Thể hiện rõ nhất là chúng tung lên mạng với số
lượng rất lớn thông tin sai trái, thù địch. Tính chất phản động, mục tiêu chống
phá thể hiện rõ ở một số nội dung trọng điểm như: xuyên tạc, phủ định nền tảng
tư tưởng của Đảng ta - chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc,


bơi nhọ nhân sự cấp cao và chia rẽ đồn kết nội bộ nhằm làm giảm niềm tin của
nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng. Nhiệm vụ của báo chí chính thống là tạo
dịng thơng tin chủ đạo, chi phối để cộng đồng mạng nhận diện rõ bản chất các
quan điểm sai trái trên mạng internet. Làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân 
dân - với tư cách cơng dân mạng có thể nhận thức, nhận diện thơng tin xấu độc,

hiểu rõ thế nào là quan điểm sai trái? Thế nào là quan điểm thù địch. Khi đã
nhận thức đúng - sai của thông tin xấu - độc, sai trái, thù địch thì mỗi cơng dân
mạng sẽ có nhãn quan chính trị, tự giác phịng chống và chủ động đấu tranh, bác
bỏ các quan điểm sai trái, thù địch.
Vì vậy, báo chí phải trực diện, phân tích, làm  rõ nội hàm, bản chất quan
điểm sai trái, quan điểm thù địch. Đối với quan điểm sai trái, trước hết là bản
thân tự nó đã chứa đựng những quan điểm sai lầm về thực tiễn và khoa học...
Tính chất của sai trái có thể do nguyên nhân hạn chế về trình độ nhận thức quy
định, do đó có nơi, có lúc, chủ thể của nó khơng hồn tồn là những kẻ thù địch.
Đối với quan điểm thù địch, tự bản thân nó đã chứa đựng những quan điểm sai
trái, đối lập về lợi ích và lập trường giai cấp và chủ thể của nó thường là những
kẻ đối lập về lập trường tư tưởng và đối lập về lợi ích giai cấp, quốc gia, dân tộc.
Tuy nhiên trong thực tế, việc phân định giữa sai trái và thù địch không hề đơn
giản do tính chất phức tạp,  thủ đoạn tinh vi từ nội dung của các thơng tin xấu
độc. Vì thế, trong thực tiễn hiện nay, chúng ta thường sử dụng định ngữ kép là
“sai trái, thù địch” để chỉ các quan điểm đối lập với tư tưởng chính trị, với nền
tảng tư tưởng của Đảng. Trong trường hợp này, thuật ngữ sai trái được sử dụng
để nhấn mạnh tới phương diện phản khoa học, phi thực tiễn của loại quan điểm
trên. Còn khi dùng thuật ngữ thù địch là để nhấn mạnh tới sự đối lập về lợi ích,
lập trường giai cấp công nhân – dân tộc Việt Nam. Từ cách tiếp cận đó, có thể
giải thích, làm rõ bản chất để mỗi công dân mạng nhận diện cuộc đấu tranh
chống các quan điểm sai trái trên mạng internet là một phương thức đấu tranh tư


tưởng, đấu tranh ý thức hệ trong điều kiện mới - các thế lực thù địch lợi dụng
mạng công nghệ thông tin hiện đại, mạng internet để truyền bá các quan điểm sai
trái, thù địch, chống phá chế độ xã  hội chủ nghĩa ở nước ta.
Để các công dân mạng nhận diện rõ bản chất sai trái, thù địch của các
thơng tin xấu độc phát tán trên mạng, báo chí chính thống cần phân tích, làm rõ ở
từng cấp độ thơng tin khác nhau. Có những hệ thống thơng tin ở mức độ tổng

quan, phân tích bài bản âm mưu, thủ đoạn khái quát từ hệ thông các quan điểm
sai trái, thù địch.
Vì vậy, báo chí chính thống cần trang bị tri thức cho cộng đồng mạng
nhân diện rõ mục tiêu của các thế lực phản động là nhằm làm tan rã niềm tin của
nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng ta, kích động nội bộ “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” hịng chuyển hóa chế độ. Làm rõ phương thức, thủ đoạn mới nhất
hiện nay của chúng. Đó là triệt để lợi dụng những “khuyết tật”, yếu kém, tham
nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ đại án lớn hiện nay để xuyên tạc, nói xấu Đảng,
chế độ ta. Thủ đoạn của chúng là viện cớ những yếu kém, tiêu cực đó để “bình
luận”, tham chiếu, coi đó là nguyên nhân, hệ lụy của việc níu kéo, vận dụng chủ
nghĩa Mác- Lê Nin lỗi thời, lạc hậu vào con đường phát triển của Việt Nam.
Cũng từ đó, các tổ chức phản động ở nước ngoài tung hứng, ra yêu sách đòi
Đảng ta từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đòi đa nguyên, đa đảng.
Cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng mạng về thủ đoạn tận dụng các
tiện ích, cơng nghệ mới của internet của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị để
tạo các diễn đàn online, livestream. Lợi  dụng các tiện ích này để phát tán các
thông tin sai trái, thù địch, lôi kéo sự tị mị của cơng dân mạng, nhất là lớp trẻ
tham gia đối thoại trực tiếp, bình luận, dẫn dắt thông tin theo ý đồ xấu của
chúng. Trong thực tế, thời gian qua khơng ít thơng tin trên mạng thơng qua các
tiện ích, cơng nghệ mới, hiện đại trên các mạng xã hội đã gây hoài nghi, hoang
mang trong xã hội, nhất là một bộ phận trí thức và thanh niên, sinh viên - đối


tượng thường xuyên tiếp cận với phương tiện này. Cũng từ đó, một trong những
hệ quả nguy hiểm của thủ đoạn này là gây mất phương hướng, sa sút niềm tin
đối với vai trò lãnh đạo của Đảng...
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phát triển lý
luận, khẳng định vị thế, vai trò của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong hoạch định đường lối xây dựng và phát triển đất nước; làm cho hệ
tư tưởng này có sức sống mãnh liệt và giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của xã

hội ta. Qua đó nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho cuộc đấu tranh, phê phán
quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch chống phá Việt Nam. Gắn kết chặt chẽ
cuộc đấu tranh bảo vệ hệ tư tưởng của xã hội ta với xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh; nêu cao vai trò tiên phong,
gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Tiếp tục đổi
mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính chủ động, tính
thuyết phục, hiệu quả của cơng tác tuyên truyền và tư tưởng, lý luận; gắn kết
chặt chẽ giữa “xây” và “chống” trong công tác này nhằm tạo ra sức tự đề kháng
trước những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội
ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân về bản chất cách mạng và khoa học của Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng minh chứng cụ thể từ những
thắng lợi trong lịch sử dân tộc và trong công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước hiện nay; về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác bảo vệ nền tảng tư
tưởng lý luận của Đảng; về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm
tuyên truyền, xuyên tạc hệ tư tưởng của xã hội ta... để từ đó thúc đẩy mọi người
tự giác tham gia cơng tác phịng ngừa, đấu tranh. Làm cho cán bộ, đảng viên và
người dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên thấy rõ tác hại của các thông tin phản


động, xuyên tạc; có khả năng nhận diện và “miễn dịch” các nội dung thông tin
xấu

độc,

nguy

hại

đối


với



hội.

Năm là, tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tăng
cường củng cố quốc phịng, an ninh, làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no,
hạnh phúc; không ngừng nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Đó là
minh chứng sinh động nhất nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta, đập tan
luận điệu tuyên truyền sai trái, thù địch chống phá nước ta. Giải quyết kịp thời,
dứt điểm các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện, các vụ đình cơng, lãn cơng… ngay
từ cơ sở, khơng để hình thành “điểm nóng”, khơng để kẻ địch lợi dụng chống
phá. Trong xử lý các vấn đề nhạy cảm phải tính tốn, cân nhắc thời điểm phù
hợp, đảm bảo các yêu cầu đặt ra theo hướng kiên định về nguyên tắc nhưng khôn
khéo, linh hoạt về phương pháp, tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân
trong và ngoài nước, kiên quyết không để sơ hở để kẻ địch lợi dụng vu cáo,
xuyên

tạc.

Sáu là, tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền
thơng, internet và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực này. Qua đó
chủ động phát hiện những hành vi sai phạm, xu hướng lệch lạc của một số phóng
viên, nhà báo thối hóa, biến chất; phát hiện các tài liệu, bài viết tuyên truyền
các luận điệu xuyên tạc, thù địch để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Chủ
động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các trang mạng độc hại, các blog “đen”
thường đăng tải các tin, bài, phim ảnh có nội dung xấu, độc hại, trái ngược với

quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
pháp luật trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, quản lý internet, cần xác định
những quan hệ xã hội nảy sinh trên lĩnh vực này chưa được pháp luật điều chỉnh


để kiến nghị cơ quan chức năng xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật phòng
ngừa,

đấu

tranh,

ngăn

chặn.

* Liện hệ thực tiễn :


Sau khi thơng tin clip Formosa xả thải chính thức được báo

chí đăng tải là quay tại Cầu cảng số 04 cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, nhiều đối
tượng trước đó đăng tải, tán phát thơng tin lập tức tìm cách “phi tang”, âm
thầm xóa các bài viết đã đăng tải.Trên trang của Lê Nguyễn Hương Trà,
trang của tổ chức Việt Tân thì đăng lời xin lỗi. Nhưng qua những lời xin
lỗi đó thêm một lần bộc lộ rõ bản chất hành vi của họ khi thừa nhận
“thông tin thu thập từ facebook”, “chưa được kiểm chứng”. Không thể
chấp nhận chỉ bằng những thông tin “chưa được kiểm chứng” như vậy, họ
đã mở chiến dịch phê phán, chửi bới, xuyên tạc chính quyền.
Dư luận cho rằng, phải xử lý nghiêm những đối tượng phát tán

thơng tin này.Trong đó, Lê Nguyễn Hương Trà là một trong những đối
tượng đầu tiên tung thông tin clip lên mạng xã hội vào hơn 15 giờ ngày
19-2-2017. Sau đó, là nhiều đối tượng khác như Lê Dũng, Nguyễn Văn
Tráng, các đối tượng trong nhóm “Nhật ký yêu nước”, “Hội anh em
dân chủ”, trang phản động và các đối tượng tham gia tổ chức Việt
Tân... Nhìn một chút về tiểu sử của cô này,  năm 2007, ca sĩ Phương
Thanh đã nộp đơn khởi kiện Trà ra tịa, vì đã xúc phạm danh dự của cơ
khi thơng tin sai về chị. Đây cũng là phiên tòa đầu tiên tại Việt Nam
xét xử việc một người dùng blog bị kiện vì đã đưa thơng tin khơng
chính xác gây mất uy tín, danh dự của người khác. Sau đó, qua nhiều
cấp xét xử, Trà đã phải xin lỗi ca sỹ Phương Thanh và được ca sĩ này
chấp nhận nên tòa hòa giải xong. Tiếp đến năm 2010, Lê Nguyễn
Hương Trà trên trang blog "Cô gái Đồ Long" đã đăng nhiều thông tin


sai sự thật về một Thứ trưởng nên bị cơ quan công an bị bắt giữ để điều
tra về hành vi vu khống người khác. Được biết, trước khi xảy ra vụ bắt
giữ trên, bà Hương Trà đã bị cơ quan công an mời lên làm việc và cảnh
cáo về các bài viết sai sự thật vẫn tiếp tục tái phạm nhiều lần. Quá trình
khởi tố, điều tra, Trà được cơ quan công an đánh giá đã khai nhận về
hành vi trên và tỏ ra thành khẩn, ăn năn nên sau đó, đầu năm 2011,
thừa uỷ quyền của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, cơ quan điều tra
Bộ Công an đã đình chỉ điều tra hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân
chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cơng dân” đối với Lê Nguyễn Hương Trà.
Tuy nhiên sau đó, ngựa quen đường cũ, đối tượng này tiếp tục có
nhiều hành vi sai trái. Riêng từ năm 2016 đến nay, Trà đã thực hiện
nhiều vụ việc tung tin sai sự thật như xuyên tạc thông tin về ngôi nhà
của một cán bộ công an Đắk Lắk, thông tin bịa đặt về Đại hội Đảng
XII. Trên trang face book cá nhân của mình, Trà thường xun đăng tải

các nội dung kích động, xuyên tạc. Riêng đối với clip về formosa đăng
vào chiều 19-2-2017, ngay sau khi bị vạch trần, ngày 22-2-2017, Trà
viết trên trang cá nhân nhưng vẫn thái độ ngông cuồng và tiếp tục
“phao” tin sai sự thật.
Trong khi clip được chính cộng đồng mạng và báo chí xác minh,
làm rõ thì Trà lại viết: “Tui đã khóa post lại và tiến hành điều tra, xác
nhận: Vị trí cửa xả trong clip nằm ở Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng”. Rồi Trà
thản nhiên viết: “Xin lỗi có sai xót và bất cẩn. Tui… thề…cẩn thận
hơn”. Song Trà vẫn trắng trợn tiếp tục bịa đặt rằng, clip “có thể được
quay trước tết. Khi đó chắc đang làm phân bón hóa học xuất khẩu,
không phải chất thải hay bùn. Bãi phân đổ ra ở bãi kho 1. Có phủ bạt
nhưng chắc mưa nên bị tan chảy theo vơ cống thốt”. Đến đây, Trà tiếp


tục tung tin cảng Tiên Sa cũng bị ô nhiễm do sản xuất phân bón hóa
học trong khi trên thực tế, cảng này hồn tồn khơng có hoạt động sản
xuất nào.
Nhìn nhận một cách cơng bằng, thì việc phản ánh, thơng tin
những hiện tượng ơ nhiễm để góp phần bảo vệ môi trường là việc làm
đúng, là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Nhưng việc lợi dụng để
đưa thông tin xuyên tạc, bịa đặt với ý đồ chống phá Đảng, Nhà nước lại
là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, phải được xử lý nghiêm
minh. Dư luận cho rằng, mặc dù clip bịa đặt đã được làm rõ, thông tin
kịp thời nhưng hành vi sai trái trên cần tiếp tục được các cơ quan pháp
luật vào cuộc, xử lý đúng người đúng tội và sớm đưa ra ánh sáng.


Trong các ngày 10, 11 và 17-6 vừa qua, tại TP Đà Lạt (Lâm

Đồng), một số phần tử phản động, quá khích đã in tài liệu, rải truyền đơn

kích động người dân tụ tập gây rối, núp bóng dưới chiêu bài phản đối Luật
An ninh mạng và dự thảo Luật Đơn vị hành chính –  kinh tế đặc biệt. 
Hành động của các đối tượng này đã nhanh chóng bị người dân
Đà Lạt bóc trần bản chất, tẩy chay những hành vi sai trái, vi phạm pháp
luật và đi ngược lại với mong muốn chung của nhân dân cả nước.
Bên cạnh việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi kích động,
lơi kéo, xúi giục mọi người tham gia gây rối, Công an tỉnh Lâm Đồng
và Công an TP Đà Lạt còn tập trung kiên quyết đấu tranh, phản bác lại
những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các đối tượng phản động trên
không gian mạng.
Những ngày qua, nhiều diễn đàn mạng xã hội Facebook, như
“Góc nhìn người Đà Lạt”, “Hào khí Nam Tây Nguyên”, “Giải độc
chính trị”… đã phát huy cao hiệu quả tuyên truyền, cung cấp cho người


dùng mạng xã hội một cái nhìn thực tế, khách quan những vụ kích
động gây rối của các đối tượng tùy thời cơ hội.
Những thông tin về các đối tượng tổ chức phát tờ rơi, kêu gọi tụ
tập, biểu tình trái pháp luật tại khu Hịa Bình, trung tâm TP Đà Lạt
như: Vũ Thị Thanh Hương (47 tuổi), Đỗ Văn Quyết (37 tuổi), Vũ Anh
Tuấn (29 tuổi), Huỳnh Khánh Kim Long (30 tuổi), Hoàng Ngọc Phú
(49 tuổi), đều trú tại TP Đà Lạt và Vũ Cơng Bích (28 tuổi), trú tại
huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã được cập nhật thường xuyên, kịp
thời lên các diễn đàn này.
Nhờ những thông tin đó, người dùng mạng xã hội ở Lâm Đồng
và cả nước đã thấy rõ hơn bản chất, bóc trần những chiêu bài chính trị
đen tối đằng sau lời kêu gọi biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và
dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Cũng qua các thông tin được cung cấp từ những diễn đàn trên,
người dân Lâm Đồng đã nhận ra bản chất của các hành vi mà những

đối tượng này thực hiện tại Đà Lạt trong thời gian qua là lôi kéo, xúi
giục tụ tập gây rối, quấy phá, gây bất ổn về chính trị.
Những thơng tin được đưa lên các diễn đàn này đã nhận được
hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận kêu gọi tẩy chay, vạch trần những
luận điệu sai trái của các đối tượng.
Để định hướng và tránh việc đoàn viên, hội viên và sinh viên bị
kẻ xấu lợi dụng, lơi kéo, kích động tham gia vào các cuộc biểu tình trái
pháp luật, Ban Chấp hành Đồn Trường Đại học Đà Lạt cùng nhiều cơ
quan, đơn vị của tỉnh Lâm Đồng và các huyện, thành phố, nhất là TP
Đà Lạt còn hướng dẫn học sinh, sinh viên, người lao động… tìm hiểu
thơng tin từ diễn đàn “Góc nhìn người Đà Lạt”, “Hào khí Nam Tây
Nguyên”, “Giải độc chính trị”…


Từ đó, học sinh, sinh viên, người lao động và nhân dân tỉnh Lâm
Đồng có được thơng tin chính xác, tẩy chay những thông tin xuyên tạc,
bịa đặt của kẻ xấu rêu rao trên nhiều diễn đàn mạng trong cả nước.
Các diễn đàn “tác chiến” trên không gian mạng xã hội tại tỉnh
Lâm Đông thực sự phát huy được hiệu quả, góp phần cùng lực lượng
chức năng đấu tranh, ngăn chặn kịp thời những hành vi sai trái của các
đối tượng phản động, cơ hội chính trị.
Chính vì vậy, mặc dù vừa qua Đà Lạt nổi lên ba nhóm với 9 đối
tượng, trong đó có hai nhóm (6 đối tượng) đã đem tài liệu, băng rơn ra
khu Hịa Bình, TP Đà Lạt để kích động tụ tập, gây rối nhưng chúng đã
không nhận được sự hưởng ứng, tham gia của một người dân nào. Các
đối tượng phản động tại Đà Lạt đã bị cơ lập, hành vi kích động gây rối
bị thất bại hoàn toàn.
Liên quan đến những hành vi xúi giục, kích động biểu tình tại
TP Đà Lạt của một số đối tượng trong thời gian qua, tiếp xúc với Đoàn
đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng ngày 19-6, nhiều cử tri

phường 2, TP Đà Lạt đã đề nghị các cơ quan chức năng sớm xử lý
nghiêm những đối tượng có hành vi chống phá Đảng và Nhà nước, núp
bóng dưới chiêu bài kích động biểu tình, gây rối.
Theo cử tri Nguyễn Thị Phú, đây là những hành vi vi phạm pháp
luật rất rõ ràng, người dân Đà Lạt khơng thể chấp nhận. “Nhà nước cần
có biện pháp xử lý nghiêm, tránh ảnh hưởng đến an ninh quốc gia!…”,
cử tri Phú nhấn mạnh.
Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc Cơng an tỉnh Bình
Dương, cho biết: Cách đây 4 năm, các đối tượng phản động, quá khích
đã lợi dụng lịng u nước để kích động cơng nhân đình cơng, biểu
tình, gây rối ANTT trên địa bàn.


Rút kinh nghiệm từ sự kiện trên, Công an tỉnh Bình Dương đã
chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh các biện pháp để
phịng ngừa, ngăn chặn tình trạng đối tượng rải truyền đơn, kích động,
kêu gọi cơng nhân đình cơng, biểu tình gây rối tại các khu cơng nghiệp
từ tháng 5-2018.
Cơng an tỉnh Bình Dương đảm bảo quân số ứng trực 100%. Các
đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh phối hợp chặt chẽ với Công an địa
phương nhằm kịp thời phát hiện đối tượng nghi vấn, ngăn chặn chúng
dụ dỗ, kích động, lơi kéo cơng nhân tại các doanh nghiệp, dãy phịng
trọ nghỉ việc, biểu tình.
Đồng thời, Công an tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy chính
quyền, ban ngành, đồn thể xã, phường, thị trấn, cơ quan báo chí trung
ương và địa phương, người đứng đầu quản lý các tổ chức tôn giáo trên
địa bàn, phát những tờ rơi tuyên truyền, thông báo rõ chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến dự thảo Luật
Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng đến từng hộ
gia đình, cơng nhân để họ khơng bị kẻ xấu rải truyền đơn xun tạc

thơng tin, lơi kéo, kích động hay tung những luận điệu sai trái, thông
tin sai lệch thêu dệt, cắt ghép trên mạng xã hội để có hành động q
khích vi phạm pháp luật.
Cơng an tỉnh Bình Dương cũng đẩy mạnh công tác vận động
quần chúng tố giác tội phạm; cử cán bộ, chiến sỹ xuống tận cơ sở để
vừa đeo bám địa bàn vừa phát hiện đối tượng phản động, kích động,
ngăn chặn chúng thực hiện hành vi kích động, gây rối.
Qua đó, Cơng an tỉnh Bình Dương đã bước đầu làm rõ hành vi in
ấn, phát tán tài liệu kêu gọi biểu tình trái phép của Trần Minh Huệ (37
tuổi, quê quán Thanh Hóa) và Nguyễn Đình Thành (27 tuổi, ngụ Bình


Dương). Cả hai truy cập một số trang mạng của các tổ chức phản động
từ nước ngoài và bị chúng dụ dỗ, lôi kéo rải truyền đơn kêu gọi người
dân, cơng nhân tham gia biểu tình trái phép.
Ngồi ra, Cơng an tỉnh Bình Dương cịn phát hiện một số đối
tượng q khích tại các khu cơng nghiệp la hét, kêu gọi cơng nhân đình
cơng. Cơ quan Cơng an đã mời gọi các đối tượng này đến trụ sở để
giáo dục, thuyết phục; tùy tính chất mức độ mà xử lý vi phạm hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Liên quan đến sự việc này, Công an tỉnh đang truy tìm chủ nhân
của một số trang mạng, facebook kêu gọi cơng nhân đình cơng, biểu
tình để làm rõ hành vi. Công an TP Thủ Dầu Một, Công an thị xã Dĩ
An cũng đã phát hiện một số đối tượng sử dụng trang phục giống Cảnh
sát cơ động. Qua đấu tranh, cơ quan Cơng an xác định, họ khơng có
mục đích giả danh Cơng an để kêu gọi biểu tình, gây rối.
Đại tá Trần Văn Chính đề nghị, mọi người dân, đặc biệt công
nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn nên truy cập
các trang thông tin truyền thơng chính thống để hiểu rõ về các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Chính các đối tượng rải truyền đơn cũng thừa nhận đã đưa thông
tin “thêu dệt”, lồng ghép thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống xã hội.
Sâu xa hơn là các thành phần phản động muốn phá hoại sự ổn
định an ninh trật tự, đời sống yên bình của người dân. Cơng an tỉnh
Bình Dương mong rằng, mọi người dân bình tĩnh, khơng mất cảnh giác
để kẻ xấu lợi dụng lịng u nước của mình…
Ơng Nguyễn Mạnh Tiến, phường 12, quận Gị Vấp, TP Hồ Chí
Minh cho biết, theo dõi thơng tin lãnh đạo Đảng, Nhà nước giải thích



×