Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

16 xdđ đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.88 KB, 13 trang )

Đề bài: Anh/ chị hãy đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu
tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay.
Liên hệ với thực tiễn.

Bài làm
Đất nước Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung đang đắm mình trong
kỷ ngun số hóa với vơ vàn những tiện ích đến từ Internet. Điển hình trong số đó,
phải kể đến mạng xã hội.
Mạng xã hội là một ứng dụng hoặc website giúp mọi người kết nối với nhau
dù là ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào thông qua dịch vụ Internet. Đặc biệt, hầu hết các
trang mạng xã hội đều cho phép người dùng sử dụng miễn phí nên tất cả mọi
người, không phân biệt tuổi tác, vùng miền đều có thể hưởng tiện ích này. Một số
mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến như: Facebook, Messenger,
Youtube, Instagram, Snapchat, Blog,…
Vậy tại đất nước hơn 90 triệu dân của chúng ta, mạng xã hội phổ biến đến
mức nào? Theo thống kê của vnetwork, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam đã có tới
58 triệu người sử dụng mạng xã hội trên các thiết bị di động, con số này tăng 8
triệu so với cùng kỳ năm trước. Và trung bình, một người Việt bỏ ra 2 giờ 32 phút
để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video trực tuyến.
Kinh khủng hơn, một phần lớn giới trẻ được khảo sát gần đây còn cho biết họ sử
dụng mạng xã hội 7 tiếng trên ngày. Đây quả thực là một con số khơng hề nhỏ, qua
đó có thể thấy, mạng xã hội có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới con người hiện đại
như thế nào.


Vậy, với thời lượng tiếp cận lớn như vậy, mạng xã hội sẽ có những tác động
như thế nào đối với đời sống con người? Trước tiên, chúng ta không thể phủ nhận
những lợi ích mà mạng xã hội mang lại. Yếu tố “ngon, rẻ” có thể được nói tới đầu
tiên. Mạng xã hội rất rẻ, như đã nói ở trên, chúng ta chỉ cần đóng một khoản phí
Internet nhỏ là có thể truy cập vào hầu hết các trang mạng xã hội. Mạng xã hội đã
tạo ra một thế giới phẳng, xóa bỏ mọi rào cản trong việc giao tiếp. Bạn hồn


tồn có thể ngồi tại nhà mà vẫn có thể nhìn thấy tận mắt cuộc sống của người
thân tại nước Mỹ xa xơi. Một tiện ích nữa của mạng xã hội đó là cho phép
người dùng cập nhật tin tức một cách tức thời. Nếu như trước đây, con người chỉ
có thể biết về thế giới bên ngồi thơng qua báo chí (mất rất nhiều thời gian để in
ấn, phát hành) thì nay, vài cú click chuột hay vài cái chạm màn hình, con người
hồn tồn có thể biết về diễn biến cuộc sống xung quanh mình. Ngày nay, mạng xã
hội còn là nơi trao đổi, mua bán, giúp cho hoạt động kinh tế diễn ra một cách trơn
chu và thuận tiện. Chi phí để bạn mở một cơ sở kinh doanh thực rất lớn. Tuy nhiên,
hiện tại bạn có thể bắt đầu cơng việc kinh doanh của mình với chi phí 0 đồng. Chỉ
với vài thao tác đơn giản, bạn đã có ngay một trang bán hàng trực tuyến trên mạng
xã hội. Bạn có thể sử dụng mạng xã hội để tiếp cận với khách hàng một cách nhanh
nhất và cũng có thể phản hồi và tiếp nhận ý kiến khách hàng một cách dễ dàng.
Mạng xã hội cũng là một nơi lý tưởng để bạn quảng bá hình ảnh cá nhân, từ đó thu
được lợi ích về cho chính bản thân mình. Những người nổi tiếng khi đã có lượng
followers đơng đảo, họ có thể thu lợi nhuận từ việc tự quảng cáo các sản phẩm của
họ hoặc nhận được những lời mời quảng cáo thông qua việc đăng stories hoặc đăng
post và tag tên sản phẩm. Đứng ở vị trí hàng đầu trong danh sách những người
kiếm được nhiều tiền từ mạng xã hội là ngơi sao truyền hình thực tế Kylie Jenner người có hơn 116 triệu người theo dõi trên Instagram, 25 triệu trên Twitter và 21
triệu trên Facebook. Cơ có thể kiếm được khoảng 750.000 bảng (tương đương 22,9
tỷ đồng) cho một bài đăng quảng cáo. Một ví dụ khác về thành công khi sử dụng


mạng xã hội vào cơng việc kinh doanh đó là cửa hàng online dành cho trẻ em
Spearmint LOVE. Với mục tiêu tiếp cận nhiều khách hàng hơn dễ dàng hơn, đặc
biệt là những người đã truy cập trang web của mình nhưng chưa mua hàng, thương
hiệu này đã sử dụng Facebook pixel và quảng cáo động trên Instagram để làm điều
đó. Kết quả là, Spearmint LOVE đã đạt được lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo tăng
33,8 lần và chi phí trên mỗi giao dịch mua giảm 47%. Một điều tuyệt vời nữa mà
mạng xã hội mang tới cho con người chính là nguồn kiến thức và kỹ năng sống vơ
hạn. Có rất nhiều trang mạng xã hội mở ra các lớp học trực tuyến chất lượng,

không chỉ về học tập mà cịn liên quan đến các khía cạnh khác trong cuộc sống như
kỹ năng giao tiếp, chia sẻ cảm xúc, sửa chữa, thể thao, tâm lý, nấu ăn,… Gần đây
nhất, vợ chồng tỷ phú Bill Gates đã mở một trang tải sách chuyên ngành miễn phí
cho sinh viên. Nhờ vậy, thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua giáo trình, tài
liệu chuyên ngành, thì nay sinh viên hoàn toàn dễ dàng tải về các bản textbook
dạng pdf, là sách chuyên ngành toán học, khoa học xã hội,…
“Ngon, rẻ” là vậy, nhưng liệu mạng xã hội có thực sự “bổ”? Chỉ riêng vấn
nạn “nghiện” mạng xã hội đã gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của chúng
ta. Việc dành hàng giờ đồng hồ cho mạng xã hội khiến nhiều người quên đi mục
tiêu thực sự của bản thân mình. Thay vì chăm chút cho đời sống thực, họ chỉ chú
tâm làm đẹp cho một trang cá nhân ảo. Nhiều người trong xã hội hiện đại cịn dám
thẳng thừng tun bố sẽ khơng thể sống nếu như khơng có mạng xã hội. Một vấn
đề nan giải khác trên mạng xã hội đó là bạo lực ngơn ngữ. Vì ngồi sau một cái màn
hình, vì giao tiếp một cách gián tiếp mà người ta tha thồ “múa phím”, tha hồ tung
ra những ngơn từ để “sướng cái miệng” mà không để ý tới cảm nhận của người
khác. Và các nạn nhân, những người trực tiếp hứng chịu những trận “ném đá” cộng
đồng sẽ phải sống trong nỗi tủi hổ, dè bỉu của cư dân mạng còn người bịa đặt thì
lại hả hê về những lượt like, lượt bình luận đơng đảo. Đây thực sự là một tội ác,


một hành vi thiếu tình người. Hầu hết các nạn nhân của bạo lực ngôn ngữ trên
mạng xã hội đều khơng thể minh oan cho bản thân, tiếng nói của họ khơng thể
chống lại hàng trăm, hàng ngàn những phím gõ ảo. Cuộc sống của những con
người đó đi vào ngõ cụt vì phải chịu đựng những lời chỉ trích nặng nề, thậm chí
nhiều người phải tìm đến cái chết để giải thoát. Ngày 24/11/2019 vừa qua, nữ ca sĩ
Goo Hara, cựu thành viên nổi tiếng của nhóm nhạc KARA đình đám một thời của
xứ Hàn đã được tìm thấy tử vong tại nhà riêng, nghi do tự tử. Cô là một trong các
nạn nhân của những chỉ trích ác ý trên mạng xã hội nhằm vào đời sống riêng tư của
các nghệ sĩ. Trước đó chưa đầy một tháng, nữ ca sĩ Sulli, cựu thành viên nhóm
nhạc thần tượng nữ f(x), cũng đã lựa chọn tự vẫn để kết thúc cuộc đời như một

cách thoát khỏi nỗi ám ảnh bị cộng đồng mạng soi mói đời sống riêng tư. Mạng xã
hội còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, mất ngủ, ảnh hưởng đến khả năng
sáng tạo,…Ánh sáng tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của
bạn, gây rối loạn nhịp sinh học. Từ đó dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó tập trung,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tình thần. Ngồi ra, người dùng mạng xã
hội sẽ cịn phải đổi mặt với nguy cơ bị đánh cắp thông tin, điều này ảnh hưởng rất
lớn đến cuộc sống cũng như là quyền riêng tư của họ. Vụ án “phòng chat thứ n” tại
Hàn Quốc gần đây là ví dụ tiêu biểu cho việc người dùng mạng bị đánh cắp thông
tin. "Phịng chat thứ N" là vụ bê bối tình dục kinh hồng và quy mơ lớn đang gây
chấn động Hàn Quốc, liên quan đến 260.000 nam giới Hàn Quốc và một số nạn
nhân là nữ sinh cấp 2, cấp 3 bị quay video, hoặc livestream lúc bị hãm hiếp, bạo
lực tình dục để bán trên nền tảng Telegram. Những kẻ đầu sỏ đã lừa người dùng
kich vào link độc, từ đó lấy cắp thơng tin và đe dọa họ phải thực hiện những văn
hóa phẩm đồi trụy. Và một, trong những vấn đề nổi cộm nhất của mạng xã hội, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của mỗi người dùng đó là nạn tin giả.


Tin giả, hay còn được gọi là tin rác, tin tức giả mạo, là một loại hình tuyên
truyền bao gồm những quan điểm sai trái, thù địch lan truyền qua các phương tiện
truyền thông. Như đã được đề cập ở trên thì hiện nay, số lượng người dùng mạng
xã hội là vơ cùng lớn. Và khơng hề ngoa khi nói, mỗi người dùng là một nguồn
phát thông tin, nhưng, những thơng tin này đúng hay sai thì rất khó để kiểm định.
Vậy tại sao lại có sự xuất hiện của những tin giả này? Tin giả xuất hiện khi một cá
nhân hoặc tổ chức có quan điểm sai trái, thiếu hiểu biết về một sự việc nào đó
nhưng khơng đi kiểm chứng mà lại đăng lên mạng xã hội. Bên cạnh đó, tin giả
cũng là một phương thức được cá nhân hoặc tổ chức sử dụng khi muốn truyền bá
những tin tức sai lệch nhằm chuộc lợi cho bản thân hoặc thậm chí là nhằm mục
đích chống phá liên quan đến chính trị.
Một câu hỏi nữa lại được đặt ra: Tin giả có cơ chế lan truyền như thế nào?
Với tính năng chia sẻ của mạng xã hội thì khi một tin giả xuất hiện, mọi người chỉ

cần một thao tác đơn giản là có thể phát tán thơng tin một cách nhanh chóng. Một
người chia sẻ lên tường của mình, người khác lại chia sẻ lại,… tạo ra một sự bùng
nổ thông tin theo cấp số nhân “một đồn mười, mười đồn trăm” rất khó kiểm sốt.
Đặc biệt, mạng xã hội cịn có tính năng “nhóm kín”, tính năng này chỉ cho phép có
một lượng người nhất định trong nhóm và chỉ có thành viên nhóm mới có thể có
được thơng tin trong đây. Điều này như một mưu mẹo để che mắt cơ quan chức
năng khiến cho tin giả mặc sức hoành hành tràn lan. Điều đáng lo là những tin tức
chết chóc gây hoang mang, khiếp hãi, hỗn loạn trong dân chúng thì lại càng được
lan truyền, chia sẻ nhanh. Các tin thất thiệt cịn có khả năng tạo các tâm lý phản
đối, mâu thuẫn trong xã hội, khiến người dân không tin tưởng vào các cơ quan
chức năng, chính quyền. Mạng xã hội như con dao hai lưỡi, các chuyên gia an ninh
mạng luôn cảnh báo, việc xuất hiện tin giả trên mạng xã hội cũng tương tự như sự
lây lan của virus, bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến “sức đề kháng” của người dùng.


Theo thống kê của VTV, có tới 86% người dùng Internet thừa nhận họ bị lừa
do tin giả, chủ yếu xuất phát trên mạng xã hội Facebook. Có con số này là bởi
những kẻ tạo ra tin giả thường nhắm vào những đối tượng có vốn hiểu biết xã hội
thấp. Những người này dễ bị thu hút bởi những tin tức được cho là nóng hổi, giật
gân hoặc những tin liên quan đến tính mạng, sức khỏe con người,… Khi nhìn thấy
tin giả, những đối tượng này khơng đi kiểm chứng mà lập tức chia sẻ phát tán. Thật
đáng sợ là nhiều người lại cịn có suy nghĩ “cái gì đưa lên mạng mà chả đúng”
hoặc “cứ chia sẻ trước, có sai thì gỡ, khơng quan trọng”. Một số khác, dù biết
những tin tức kia chưa chính xác nhưng vấn lan truyền nhằm mục đích câu view,
câu like, tăng tương tác nhằm chuộc lợi cho bản thân. Hitler đã từng phát biểu:
“khi bạn nói dối đủ lâu và đủ nhiều thì đám đơng sẽ tin đó là sự thật”. Đây là cách
mà những đối tượng chống phá dùng để mê hoặc lòng dân. Họ phát tán tin tràn lan,
và một tin tức nếu suất hiện với một tần suất dày đặc sẽ gây ra tâm lý đám đông.
Khi bạn thấy có q nhiều người tin vào một điều gì đó, thì bản thân bạn sẽ khơng
tránh khỏi việc đặt ra câu hỏi liệu điều này có đúng. Và đa số sẽ tin vào tin giả này

vì theo họ, đa số luôn đúng.
Sự mưu mô xảo quyệt của những kẻ tạo tin giả và lòng ngây thơ thiếu hiểu
biết của người dùng mạng xã hội đã gây ra muôn vàn hậu quả cay đắng. Hơn 10
năm đã qua đi, nhưng liệu ký ức về những ngày lao đao, khốn đốn vì tin thất
thiệt ăn bưởi gây ung thư (năm 2007) của người dân trồng bưởi Tiền Giang đã phai
đi? Ngay sau khi nhiều tờ báo, trang mạng đưa tin ăn bưởi làm tăng nguy cơ ung
thư vú; người tiêu dùng đã đồng loạt tẩy chay loại trái cây vốn được ưa chuộng
này. Bưởi chín đầy vườn, chất đầy kho khơng có ai mua, có bán được cũng bị ép
xuống giá sát đáy. Sản xuất đình trệ, cuộc sống của người nông dân khốn
đốn... Theo thống kê của tỉnh Tiền Giang, chỉ trong vòng hơn một tháng sau khi tin
thất thiệt này được tung ra, người nông dân trồng bưởi đã "kịp" thiệt hại hơn 100


tỷ đồng. Riêng vùng chuyên canh hơn 1.000 ha bưởi lông Cổ Cò của huyện Cái Bè
đã mất hơn 50 tỷ đồng, do giá bưởi đặc sản này có lúc xuống cịn 1.000 đồng/kg,
trong khi bình thường từ 8.000-10.000 đồng/kg. Bốn cơ quan báo chí, trang mạng
đưa tin ở thời điểm đó đã bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt tổng
cộng 54 triệu đồng. Thơng tin được đính chính. Nhưng trở lại, thì số tiền phạt này
thấm vào đâu so với thiệt hại mà họ gây ra cho người nông dân trồng bưởi, và
những tháng ngày “ác mộng” của các thủ phủ bưởi miền Nam cũng khơng gì có
thể bù đắp được. Qủa thực, tin thì là giả nhưng lại gây ra hậu quả thật. Không đâu
xa, ngay trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi hô hấp cấp Covid 19 hồnh hành, đất
nước Việt Nam khơng chỉ phải gánh chịu những mất mát do dịch bệnh mà còn phải
đối mặt với thiệt hại do tin gỉa gây ra. Tại thành phố Hà Nội, vào thời điểm  Chính
phủ chính thức cơng bố dịch Corona,  chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân
đổ xô tới các cửa hàng y tế, các nhà thuốc để mua khẩu trang, nước sát khuẩn,
thậm chí đứng xếp hàng từ 2 giờ sáng.  Hệ lụy nhãn tiền là một nhóm đầu cơ đã lợi
dụng tình thế để tăng giá hai mặt hàng này lên gấp nhiều lần ngày thường, gây khó
khăn cho cơng tác phịng, chống dịch. Còn người dân lại thêm phần hoảng loạn vì
cho rằng khơng có 2 mặt hàng kia thì bản thân và gia đình có thể mắc bệnh và tử

vong bất cứ lúc nào. Thời điểm này, trên mạng xã hội liên tục có thơng tin tiêu cực
về dịch bệnh như “Ở Đơng Anh, Đồng Nai... có vài người chết vì dịch bệnh” hay
“Việt Nam sắp tới sẽ bùng nổ dịch bệnh”, “Hà Nội có người dương tính với Virus
Corona, chỗ kia có người tử vong nhưng chính quyền che dấu không thông báo”.
Những tin tức bịa đặt vô căn cứ này đã khiến cho các cơ quan chức năng phải chịu
sức ép rất lớn, chính phủ Việt Nam vừa phải chống dịch bệnh vừa phải chống nạn
tin giả. Hay tại Vũ Hán, Trung Quốc, tâm dịch của thế giới, trong những ngày đầu
dịch bùng phát, trên mạng xã hội các dòng tin tức thật giả lẫn lộn về sự nguy hiểm
của virus Corona hay số lượng người chết về dịch bệnh này khiến cộng đồng thêm 
phần hoang mang, sợ hãi. Người dân tại tỉnh này đã hoảng sợ bỏ trốn về quê khiến


cho dịch bệnh càng bùng phát dữ dội. Đau lòng hơn cả, những tin giả trên mạng ảo
nhưng lại gây ra bao cái chết thương tâm trong đời thật. Uống rượu độc, dùng đèn
UV hay chất khử trùng clo là những cách thức nguy hiểm được đồn đại là có khả
năng chữa Covid 19. Những phương pháp này nghe qua đã thấy hoang đường
nhưng lại được nhiều người tin theo vì q lo sợ dịch bệnh. Hậu quả là khơng ít
người chưa chết vì Covid 19 thì đã thiệt mạng vì nghe theo tin giả. Lấy ví dụ như ở
Iran, những lời đồn về việc uống methanol để chống virus corona đã khiến hơn 300
người ở nước này mất mạng.
Sự hoành hành đáng báo động của tin giả buộc chúng ta phải hành động
ngay lập tức. Sau đây, tôi sẽ đề xuất một vài biện pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn
những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay. Những biện pháp
này sẽ được chia ra cho ba đối tượng: một là công dân, hai là các tổ chức sáng lập
mạng xã hội và ba là các cơ quan chức năng.
Cơng dân chính là nhân tố cốt lõi trong việc chống lại dịch tin giả. Bởi đây
là bộ phận đông đảo nhất, những người trực tiếp sử dụng và bị ảnh hưởng bởi
mạng xã hội. Chỉ khi mọi cơng dân làm đúng, hiểu đúng thì tin giả sẽ khơng thể
lộng hành. Để làm được điều này thì mỗi cơng dân cần tìm cho mình các nguồn
thơng tin chính thức để tránh bán tín bán nghi vào thơng tin giả mà các tổ chức

chống phá đưa ra. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, đi
kèm là sự mưu mô của các tổ chức chống phá, hàng loại các nguồn tin giả đeo mác
chính thống xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Sau khi Chính phủ quyết định thử
nghiệm cổng thơng tin điện tử trên Facebook thì ngay lập tức đã có xuất hiện rất
nhiều trang fanpage giả mạo, và đa phần đều truyền bá các thông tin sai lệch, lừa
đảo hoặc đơn giản là bán quảng cáo kiếm tiền. Tất nhiên, ở thời điểm ban đầu thì
các fanpage giả mạo này sẽ liên tục copy tin bài từ trang chính thức để đánh lừa
người dùng, sau đó thì rất có thể họ sẽ chèn thêm các status, những đường link gây


sốc nhằm lôi kéo sự chú ý. Đặc biệt, nếu người dùng nhấp phải các liên kết có chứa
mã độc thì tài khoản Facebook hay các thơng tin cá nhân bị ăn cắp cũng là điều dễ
hiểu. Điển hình như, ngày 10/03/2019, một trang fanpage facebook mang tên "Ban
Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam" đã đăng tải bài viết "Cảnh
giác với chiêu bài bảo vệ nước mắm truyền thống" với những thơng tin hồn tồn
sai lệch nhằm chuộc lợi cá nhân. Đây quả thực là một hành vi táo tợn và liều lĩnh,
chúng dám lợi dụng lòng tin của dân chúng đối với Đảng để thực hiện những hành
vi tuyên truyền trái pháp luật. Đối với những trường hợp này, người dân phải hết
sức tỉnh táo, sàng lọc thật kỹ càng để tìm đến những nguồn tin chính thức. Theo
đó, nguồn tin chính thức là một trong những khái niệm trọng tâm và được định
nghĩa tại Khoản 7 Điều 3 Quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
trong Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 110/2014/TTBQP. Cụ thể như sau: Nguồn tin chính thức là những thơng tin được đăng, phát
trên báo chí Việt Nam hoặc trên các trang thơng tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà
nước theo quy định pháp luật về báo chí, sở hữu trí tuệ. Ví dụ như: (Website Đảng
Cộng

sản

Việt


Nam: ;

Website

Báo

Nhândân: ; Cổng Thơng tin điện tử Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: ; Cổng thông tin điện tử Bộ
y tế: Người dân khi đứng trước các thông tin lan truyền
trên mạng xã hội thì cần tìm đến các trang thơng tin chính thức trước tiên để đối
chiếu xem liệu thơng tin đó có chính xác hay khơng; nếu trên các trang chính thống
khơng có thì người dùng khơng nên tin tưởng vội vào những bài viết vơ căn cớ đó
mà cần chơ đến khi có thơng tin xác thực từ các tổ chức có thẩm quyền liên quan.
Ngồi ra hiện nay, hầu hết các cổng thơng tin của chính phủ đều có đường dây hỗ
trợ, người dân có bất kỳ thắc mắc gì đều có thể liên lạc và đặt câu hỏi. Mỗi người
dân cần nhớ rằng, bỏ ra một chút thời gian để kiếm chứng trước khi lan truyền
thông tin sẽ góp phần bảo vệ chính bản thân và cả cộng đồng. Bên cạnh đó, người


dân cũng nên thường xuyên theo dõi tin tức thời sự, cập nhật thơng tin qua các
trang chính thức để nâng cao kiến thức cho bản thân, tạo lập trường vững chắc,
không hoang mang khi đứng trước tin giả. Rất nhiều người dân chỉ vì thiếu hiểu
biết mà đã vơ tình tiếp tay cho những thế lực thù địch, những quan điểm sai trái
trên mạng xã hội. Tệ hại hơn, ngay cả chính những nghệ sĩ, những người có ảnh
hưởng lớn đến công chúng, trong khi cần phải thận trọng hơn nữa trong việc chia
sẻ, phát tán thơng tin thì lại quá hời hợt, nóng vội nhấn nút share (chức năng chia
sẻ của mạng xã hội) trước khi tự mình kiểm chứng mức độ đúng sai. Điển hình
như, ngày 26/01/2020, trên trang Fanpage Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ thông tin không
đúng về hai bệnh nhân người Trung Quốc điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Cụ thể,
trên fanpage của nam ca sĩ cho rằng "hai người Trung Quốc bị nhiễm virus corona

đã chết tại Chợ Rẫy". Cùng ngày, trên trang cá nhân, Cát Phượng chia sẻ: "Dịch
bệnh đã đến Q.1, rồi sẽ lan tràn đến Q.3, Q.5, Q.7...". Tiếp đó, cô kêu gọi khán giả
mua và dùng khẩu trang lọc khí thơng minh AirPlus "cho an tồn". Đây quả thực là
hành vi vô trách nhiệm với công chúng, gây ảnh hưởng lớn đến xã hội. Vậy thì
ngồi việc trang bị kiến thức, người dân cũng cần có trách nhiệm giúp đỡ các cơ
quan chức năng phát hiện nhanh chóng những ổ dịch tin giả. Khi phát hiện một
nguồn tin sai sự thật, vơ căn cứ hoặc mang tính chất bơi nhọ, hạ bệ Đảng và nhà
nước, người dân cần nhanh chóng báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời
ngăn chặn và xử lý. Một lần nữa xin được nhấn mạnh lại rằng: mỗi người dân
trước khi nhấn nút yêu thích hay chia sẽ trên mạng xã hội thì cần suy nghĩ thật kỹ
bởi chỉ một hành động nhỏ của bạn cũng có thể gây ra những thiệt hại nặng nề về
sau.
Yếu tố thứ hai chính là các các tổ chức sáng lập mạng xã hội. Mặc dù các
tập đồn cơng nghệ lớn như Facebook, Twitter đã có những chính sách nhất định
để ngăn chặn nạn dịch này nhưng hầu hết đều vô cùng lỏng lẻo và chẳng thấm vào


đâu so với sự mưu mô thủ đoạn của những kẻ chống phá. Những tin giả tràn lan
liên quan đến dịch bệnh toàn cầu Covid 19 đã lấy đi mạng sống của hàng trăm
người dân chính là hồi chng thúc giục các tập đồn cơng nghệ phải mạnh tay
hơn nữa để chấm dứt nạn tin giả. Việc đầu tư xây dựng một đội ngũ kiểm duyệt nội
dung chất lượng là cần thiết hơn bao giờ hết. Thực tế cho thấy việc kiểm soát nội
dung mà người dùng đăng tải của các tập đồn cơng nghệ chưa được sát sao bởi họ
hầu như chỉ quan tâm đến việc thu thập thông tin người nhằm hướng tới mục tiêu
kinh tế. Những tập đoàn này cần phát triển thêm các bộ lọc kiểm duyệt thơng tin
cũng như các tính năng báo cáo để loại bỏ những tin độc hại ảnh hưởng đến lợi ích
người dùng. Ngoài ra, họ cần bổ sung thêm các nhãn dán nhắc nhở người dùng chú
ý về độ đáng tin cậy của thông tin,…Và một khi phát hiện ra các đối tượng lan
truyền tin giả, các trang mạng xã hội cần đóng băng những tài khoản này ngay lập
tức để tránh dịch tin giả lây lan. Một cách thức khác để các trang mạng xã hội có

thể tận dụng người dùng vào công cuộc thanh lọc môi trường mạng đó là cài đặt
thêm nhiều tính năng báo cáo để khi phát hiện thơng tin độc hại, chính người dùng
cũng có thể chủ động ngăn chặn chúng. Qủa thực, những công ty chủ quản của các
trang mạng xã hội cần đặt vấn đề thanh lọc nội dung người dùng nên hàng đầu bởi
họ chính là người tạo ra mơi trường để tin giả phát triển.
Và cuối cùng là những biện pháp dành cho các cơ quan chức năng. Trước
tình hình thực tế, không chỉ Việt Nam, ở nhiều quốc gia trên thế giới tin giả cũng
đang là một vấn đề nan giải. Nó ảnh hưởng đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ
kinh tế đến văn hóa, giáo dục, chính trị, y tế,…Chính bởi vậy, các cơ quan chức
năng-cơ quan đầu não chỉ huy đất nước cần có thái độ nghiêm túc và hành động
quyết liệt hơn nữa. Biện pháp đầu tiên là các cơ quan cần “cài cắm quân trong lòng
địch”. Nếu như mạng xã hội là ổ dịch tin giả thì các cơ quan chức năng phải nằm
vùng trong ổ dịch đó để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các tin giả ngay khi chúng


cịn trong trứng nước. Lấy ví dụ như, các cơ quan chức năng cần lập tài khoản trên
nhiều trang mạng khác nhau để luôn dõi theo các thế lực thù địch. Thậm chí là cần
có mặt trong cả các hội nhóm kín để cập nhật tin tức một cách nhanh nhất. Ngoài
ra, việc cho phép những trang mạng xã hội nào được hoạt động tại Việt Nam cũng
là một vấn đề quan trọng. Bởi hiện nay có quá nhiều các trang mạng xã hội, điều
này khiến cho các cơ quan chức năng khó kiểm sốt. Tiếp theo, các cơ quan chức
năng phải tận dụng mọi phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình,.. đề
tun truyền cho cơng chúng biết về tình hình cũng như tác hại của tin giả. Ngồi
ra việc cơng khai danh tính cũng như tội trạng của những đối tượng phát tán tin giả
cũng sẽ góp phần rất lớn vào việc cảnh tỉnh cũng như răn đe những kẻ đang nhăm
nhe thực hiện chiêu trò để tung tin vô căn cứ. Và một yếu tố vô cùng quan trọng
nữa, đóng vai trị tiên quyết trong việc diệt trừ nạn tin giả đó là các chế tài xử phạt.
Hiện nay, nhà nước ta đã có những chế tài xử phạt nhất định đối với những hành vi
tung tin đồn nhảm, tin sai sự thật mang tính chất chống phá nhá nước, gây hoang
mang dư luận,..Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 của Chính

phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông,
công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện (hiệu lực từ ngày 15-1-2014) quy định
phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với các hành vi: cung cấp, trao đổi, truyền đưa
hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc
phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Nếu hành vi
của những đối tượng này có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự thì bị xử lý hình
sự về tội danh tương ứng của Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017),
như các tội: "Làm nhục người khác", "Vu khống", "Đưa hoặc sử dụng trái phép
thông tin mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng internet", "Lợi dụng các quyền tự
do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cơng dân"... Quy định của pháp luật đã khá đầy đủ, tuy nhiên, việc xử phạt hình sự
lại ít được áp dụng. Phải chăng đây là căn nguyên khiến các đối tượng nhởn nhơ,


ngang nhiên vi phạm. Lấy ví dụ như, vừa qua, một người đưa thông tin sai lệch
trên Facebook về dịch tả heo châu Phi để lợi dụng bán hàng trên mạng bị xử phạt
20 triệu đồng. Đây là một hình phạt quá nhẹ so với tính chất và mức độ vi phạm.
Bởi khi tin tức này được phát tán, cho dù về sau đã được đính chính đi nữa thì cũng
đã gây ra sự xáo trộn trong lòng dân chúng, khiến giá heo sụt giảm nghiêm trọng,
gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Chính bởi thế, tơi kiến nghị nhà nước cần
mạnh tay hơn nữa, áp dụng những hình phạt nặng nề hơn đối với các đối tượng
này. Ngoài ra, các bộ luật liên quan đến tin giả cũng nên được bổ sung vào các
chương trình dạy học nhằm giúp cho học sinh, sinh viên, những người tiếp xúc
thường xun với mạng xã hội có cái nhìn trực quan, đúng đắn với nạn dịch ra.
Song song với đó, các địa phương cần có những án thí điểm, xét xử công khai các
tội trạng liên quan đến phát tán tin giả để nâng cao tính răn đe với tồn xã hội.
Sự kết hợp giữa 3 yếu tố: công dân, nhà chủ quản mạng xã hội và các cơ
quan chức năng sẽ tạo nên thế “kiềng 3 chân” vững chãi, đẩy lùi nạn tin giả.
“Chống dịch như chống giặc”, chúng ta hãy cùng chung tay, giữ vững thái độ kiên
quyết, tạo nên một mơi trường mạng trong sạch, tích cực và nói khơng với tin giả.




×