Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

25 xdđ đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.83 KB, 12 trang )

Đề bài: Anh/ chị hãy đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn
chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay. Liên hệ với
thực tiễn.
Bài làm
"Nhiều công nghệ đã xuất hiện muộn tại Việt Nam như điện thoại chậm
50 năm, truyền hình chậm 30 năm so với thế giới. Tơi cảm thấy mừng vì Việt
Nam đã khơng chậm chân trước con tàu Internet, bởi nếu lúc đó chúng ta
khơng mạnh dạn mở cửa với lý do an ninh, nhạy cảm... thì giờ sẽ cảm thấy có lỗi
với dân vì đã cản trở sự phát triển của đất nước.".
Đó là những lời chia sẻ từ tận đáy lòng của Tiến sĩ Mai Liêm Trực - một
Tiến sĩ Kỹ thuật thông tin liên lạc, từng giữ chức Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu
chính Viễn thông - được coi là người mở đường cho công cuộc bùng nổ Internet tại
Việt Nam. Internet đã xuất hiện ở thế giới từ những năm 1969, nhưng chỉ đến gần
20 năm sau mới thực sự đến được với Việt Nam. Để đưa Internet về nước ta là cả

một quá trình vận động nhằm thay đổi quan niệm, bất chấp nhiều lo ngại của
Chính phủ như nguy cơ lộ bí mật Nhà nước, liệu có quản được thơng tin độc hại
khơng, và làm thế nào để có thể quản lý Internet.
Ngày 19/11/1997, Ban điều phối Quốc gia mạng Internet chính thức trao
giấy phép cho các nhà cung cấp dịch vụ kết nối, truy nhập Internet. “Internet
Việt Nam” ra đời. Đến ngày 01/12/1997, Internet được cung cấp cho đông đảo
người sử dụng. Cả đất nước và người dân Việt Nam bước vào thời kỳ mới, một
trang sử mới mở ra, hứa hẹn cho sự phát triển nở rộ của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.  
Hơn 20 năm du nhập, giờ đây Internet trở thành một phần không thể thiếu
trong cuộc sống mỗi người. Với sự phát triển vũ bão của Internet và mạng xã hội,
con người có thêm những phương tiện để giao tiếp, trao đổi và chia sẻ với nhau
mọi lúc mọi nơi mà không bị cản trở bởi yếu tố không gian địa lý. Sự thu hút của
các mạng xã hội là rất khó để người dùng cưỡng lại, bởi ở đó, người ta vừa có thể



thỏa mãn nhu cầu giải trí, học hỏi, vừa coi nó như một cơng cụ xây dựng lợi ích
cho mình. Ngày nay, Google, Facebook, Instagram, Gmail,... đã trở thành một thứ
không thể thiếu trong cuộc sống của hầu hết mọi người. 
Năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, trong đó có 64 triệu
người sử dụng Internet, gần 70% dân số cả nước. Số liệu này cho thấy lượng người
dùng Internet ở Việt Nam cao thứ 12 trên thế giới và thứ 6 Châu Á. Cũng theo số
liệu thống kê Internet Việt Nam 2019, mỗi người dành trung bình tới 6 giờ 42 phút
mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet, trong đó người ta
dành ra trung bình 2 giờ 32 phút cho các mạng xã hội. Có 70 triệu người dùng
Zalo, 59 triệu người sử dụng Facebook, đứng thứ 7 trong top 10 quốc gia sử dụng
Facebook nhiều nhất và là một trong 10 nước có số người dùng Youtube cao nhất
thế giới. 
94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày, và
6% còn lại là số người sử dụng Internet ít nhất một tuần một lần. Sinh viên, trí thức
trẻ, thanh niên là lực lượng sử dụng mạng xã hội đông đảo, thường xuyên nhất, với
khoảng trên 80% vào mạng mỗi ngày. Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy,
người dùng Internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến
Internet quá một tuần.
Với những đặc tính cơ bản là sự liên kết, tính kết nối và lan tỏa mạnh mẽ
vượt qua mọi rào cản, mạng xã hội ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi đối
tượng và mọi mặt của đời sống. Nhiều giá trị tích cực mà các trang mạng xã hội
đem đến cho chúng ta như: Tìm kiếm, trao đổi thơng tin, học tập, nghiên cứu, làm
việc, kết nối tình cảm,…Các thơng tin đa dạng, phong phú, nhiều hình thức, nhiều
thể loại và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: giáo dục, kinh tế, thời trang, giải trí,
thậm chí chính trị, an ninh - quốc phịng,...
Như con dao hai lưỡi, mạng xã hội có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Nếu
biết sử dụng và khai thác đúng đắn, chúng sẽ mang lại những lợi ích vô cùng lớn
lao cho cá nhân người sử dụng, các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Ngược lại,



đó sẽ là mối hiểm họa tiềm ẩn và gây nhiều phiền lụy cho các cá nhân, tổ chức và
trên bình diện lớn hơn, là ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của một quốc gia.
Mạng xã hội chính là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch, phản
động thực hiện âm mưu chống phá Nhà nước như: Đăng tải, chia sẻ, lan truyền
những bài viết, bình luận với ngơn ngữ, luận điệu đầy tính kích động, phản động,
xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; thơng tin sai lệch, bóp méo
sự thật về các sự kiện chính trị - xã hội, nhằm đánh lạc hướng, gây hoang mang dư
luận, làm mất ổn định đất nước; bơi nhọ, xun tạc, vu khống các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội; thổi phồng những thông tin về tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, làm cho cán bộ, đảng viên, quần chúng mất niềm tin vào Đảng và
chế độ; xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tơn giáo, dân
tộc; phủ nhận thành tựu của cơng cuộc đổi mới, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”, tiến tới làm tan rã Đảng Cộng sản Việt Nam;… Thực tiễn
cho thấy, tấn cơng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thủ đoạn tinh vi, thâm độc của các thế lực
thù địch, phản động, nhằm tạo ra khoảng trống ý thức hệ trong cán bộ, đảng viên
của Đảng, cũng như trong toàn xã hội, nhằm chống lại Đảng và chế độ ta, chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc.
Phương thức chủ yếu của chúng là lập các hội, nhóm trên mạng xã hội;
thành lập các trang cá nhân có nội dung phản động để dụ dỗ, lôi kéo người dùng
mạng xã hội, từng bước lái họ theo những quan điểm phản động, tin vào những
thơng tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn
lộn đúng sai, thật giả và mang đậm tính định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái,
thù địch... Việc tiếp xúc với những nguồn thông tin xấu và độc hại từ các trang
mạng xã hội có thể gây ra tác động tiêu cực đến tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống... Nếu tiếp nhận thơng tin khơng có chọn lọc, sẽ dễ bị lơi kéo vào những thói
hư, tật xấu; đạo đức xã hội bị băng hoại; văn hóa dân tộc bị tầm thường hóa, đánh


mất bản sắc; an toàn xã hội bị đổ vỡ;... tất cả những điều đó tác động mạnh đến

chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch, Bộ Chính trị đã ban hành
Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình
mới”. Nghị quyết nhấn mạnh cần nhận thức sâu sắc, giữ vững bản lĩnh chính trị,
kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống cịn của cơng tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng. PGS. TS. Mai Đức Ngọc, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và
Tuyên truyền khẳng định: “Việc nghiên cứu bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh
chống lại những tư tưởng sai trái, thù địch trên mạng xã hội là vô cùng cần thiết và
cấp bách.”.
Để thực hiện các biện pháp đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái,
thù địch trên mạng xã hội, nhiệm vụ thiết yếu là cần tạo “sức đề kháng” cho công
chúng, cho cộng đồng mạng trước các thông tin xấu độc, đồng thời giúp mỗi công
dân nâng cao tri thức và năng lực để có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thơng tin hữu ích,
chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu độc làm nhiễu loạn
mơi trường xã hội. Từ đó, mỗi công dân mạng chủ động, tự giác, phản ứng, đấu
tranh, phản bác kịp thời với các quan điểm sai trái phát tán trên mạng Internet. 
Việc chủ động đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên Internet
và mạng xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, các lực lượng
thực sự “vào cuộc”, trước hết là cấp ủy và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, sau
đó cần có sự hợp tác, đồng lịng, ý thức xơng pha đấu tranh của nhân dân, đặc biệt
là lớp người trẻ hiện nay. Em xin được đề xuất một vài giải pháp đấu tranh ngăn
chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay như sau:
Một là: Tăng cường tuyên truyền, giúp cộng đồng mạng nhận diện rõ
bản chất của các quan điểm sai trái, thù địch.


Một trong những phương thức hoạt động “diễn biến hòa bình”  được các thế

lực thù địch tiến hành đối với Việt Nam hiện nay là tận dụng công cụ thông tin hiện
đại - mạng internet, tiến hành chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thể hiện
rõ nhất là chúng tung lên mạng với số lượng rất lớn thông tin sai trái, thù địch. Tính
chất phản động, mục tiêu chống phá thể hiện rõ ở một số nội dung trọng điểm như:
xuyên tạc, phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng ta - chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; xun tạc, bơi nhọ nhân sự cấp cao và chia rẽ đoàn kết nội bộ nhằm
làm giảm niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng.
Nhiệm vụ của báo chí chính thống là tạo dịng thơng tin chủ đạo, phải trực
diện, phân tích, làm rõ nội hàm, bản chất quan điểm sai trái, quan điểm thù địch, để
cộng đồng mạng nhận diện rõ bản chất các quan điểm sai trái trên mạng internet,
làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân - với tư cách cơng dân mạng có thể
nhận thức, nhận diện thơng tin xấu độc, hiểu rõ thế nào là quan điểm sai trái. Để
các công dân mạng nhận diện rõ bản chất sai trái, thù địch của các thông tin xấu
độc phát tán trên mạng, báo chí chính thống cần phân tích, làm rõ ở từng cấp độ
thơng tin khác nhau. Có những hệ thống thông tin ở mức độ tổng quan, phân tích
bài bản âm mưu, thủ đoạn khái quát từ hệ thống các quan điểm sai trái, thù địch. Có
những thơng tin phân tích trực diện, cụ thể, kịp thời đối với từng loại thông tin sai
trái, thù địch. Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao “sức đề kháng” cho
mỗi người trước thông tin xấu độc trên Internet và mạng xã hội, cần tiếp tục gắn
chặt với tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2010
của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Chống sự xâm nhập của các sản
phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”. Khi đã nhận thức đúng - sai
của thông tin xấu - độc, phản động, mỗi cơng dân mạng sẽ có nhãn quan chính trị,
tự giác phịng chống và chủ động đấu tranh, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch.
Hai là: Phát huy vai trị dẫn dắt, chi phối thơng tin chính thống để cộng
đồng mạng nâng cao nhận thức, đủ sức “đề kháng” và bản lĩnh chính trị trước
các quan điểm sai trái, thù địch.


Hệ thống báo chí cần tăng cường các chuyên trang, chun mục, đa dạng

hố các hình thức nhằm cung cấp thường xun cho cơng chúng một cách có hệ
thống thơng tin chính thống về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước. Đồng thời, báo chí cần tăng cường tuyên truyền, cổ vũ các cấp uỷ đảng,
chính quyền, đồn thể và hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện tốt các nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết 35 NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới. 
Báo chí cần đẩy mạnh tun truyền để mỗi công dân mạng tin tưởng về
những tiến bộ, thành tựu toàn diện của đất nước. Đây là phương thức tốt nhất để
hạn chế tối đa sự lợi dụng chống phá của các thế lực phản động, cơ hội chính trị.
Bởi vì, mảnh đất để các thế lực phản động, cơ hội chính trị lợi dụng là những tiêu
cực, yếu kém của xã hội để xuyên tạc, chống phá. Do đó, nếu xã hội ta có cơ thể
lành mạnh thì chúng khó có thể cơng kích, xun tạc. Vì vậy, báo chí cần tăng
cường tuyên truyền những thành tựu của cơng cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu
tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực,...
Đây là cách tốt nhất để thực hiện phương châm “xây” và “chống”, “xây”
cái đẹp, “chống” cái xấu, “dùng tích cực đẩy lùi tiêu cực”. Bởi vì, trong thời đại
“thế giới phẳng”, “thời đại số”, độc giả đọc báo mạng với tư cách là công dân mạng
trong một chính phủ điện tử hồn tồn có thể chia sẻ thông tin ấy. Vấn đề tất yếu là
phải có những giải pháp tối ưu giảm thiểu sự truy nhập, tìm kiếm thơng tin sai trái
và tác động của nó đối với nhận thức của những chủ thể với tư cách đối tượng tiếp
cận thông tin. 
Ba là: Chú trọng cơng tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức và
trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên, nhất là đối với cán
bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược. 
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành
động, sự đoàn kết vững chắc trong Đảng. Đảng coi trọng giáo dục tư tưởng, lý luận


trong Đảng đồng thời cán bộ, đảng viên ra sức học tập lý luận, rèn luyện, nâng cao

lập trường tư tưởng, nắm vững Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng. 
Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa sự giáo dục nghiêm túc của Đảng với
tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên cả về phẩm chất đạo đức, cả về tư
tưởng lý luận và nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng. Khi có một bộ phận
cán bộ, đảng viên suy thối về tư tưởng chính trị thì các thế lực thù địch, phản động
càng đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”. Sự suy thối của một bộ phận cán bộ, đảng viên trước hết là do
những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện, lập trường tư tưởng không
vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngồi. Thực trạng
đó cũng cịn do “cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ
nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu
quả” - NQTW4 khóa XII của Đảng đã nhận định. 
Bốn là: Ln ln tỉnh táo phịng ngừa, chủ động và kiên quyết đấu
tranh phê phán mọi nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái và thù địch.
Điều quan trọng nhất là không bao giờ được nhân nhượng, thỏa hiệp về tư
tưởng, lý luận; càng không được rút lui, hạ “vũ khí” trên mặt trận tư tưởng. Những
thế lực thù địch chống CNXH ln ln tìm mọi cách phủ nhận chủ nghĩa Mác
Lênin, coi học thuyết đó đã lỗi thời, khơng cịn phù hợp với thời đại ngày nay, phủ
nhận con đường XHCN. Với những thế lực này cần đấu tranh, phê phán dựa trên
những luận cứ khoa học đúng đắn, nhất là những giá trị, thành tựu trong q trình
hiện thực hóa học thuyết lý luận.
Điều này địi hỏi cán bộ lý luận cũng như cán bộ lãnh đạo, quản lý phải
nắm vững, thấu hiểu sâu sắc giá trị, bản chất và phương pháp luận khoa học của
chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ thực tiễn, thành tựu của cách
mạng Việt Nam mà làm sáng tỏ, chứng minh tính đúng đắn của hệ tư tưởng, lý luận
và khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, kết hợp lý luận và thực tiễn quyết
định thắng lợi của cách mạng.


Sự chủ động, tỉnh táo ở tầm nhìn, tầm tư duy chiến lược của cơ quan lãnh

đạo, người lãnh đạo cao nhất và của các cơ quan tham mưu, chuyên mơn trên lĩnh
vực tư tưởng lý luận. Vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng, lý
luận nói chung và trong đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, thù địch có ý
nghĩa quyết định thành cơng. Trung ương, Bộ Chính trị ln ln có định hướng
đúng đắn về công tác tư tưởng. Định hướng cho thời kỳ dài và phương hướng cụ
thể của từng giai đoạn. Đó là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan chuyên môn, cán
bộ làm công tác tư tưởng, lý luận kịp thời đề xuất bước đi, giải pháp cần thực hiện.
Năm là: Tăng cường các hoạt động kiểm sốt thơng tin mạng thơng
qua các tổ chức, cơ quan an ninh mạng
Vào năm 2018, khi Dự thảo Luật An ninh mạng được công bố, các thế lực
thù địch như cá gặp nước, lợi dụng thời cơ đó “ra rả” tuyên truyền về dân chủ, về
tự do ngôn luận, tự do tuyên truyền, tự do thông tin. Thế nhưng, kể từ khi Luật An
ninh mạng chính thức có hiệu lực hiệu lực thi hành từ 01/01/2019, lợi ích của cơng
dân ln được đảm bảo an tồn. Các cơ quan chức năng sớm ban hành văn bản
hướng dẫn chi tiết thi hành Luật An ninh mạng làm cơ sở pháp lý vững chắc trong
phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các đối tượng lợi dụng không gian mạng gây rối trật
tự, an toàn xã hội; xâm phạm an ninh quốc gia và quyền, lợi ích hợp pháp của cơng
dân. 
Muốn đấu tranh phản bác hiệu quả với những quan điểm sai trái, các cơ
quan an ninh mạng cần phải cập nhật thường xun, chính xác về các vấn đề, sự
kiện trên khơng gian mạng để kịp thời định hướng người theo dõi, truy cập. Đây là
cách tốt nhất để chúng ta chống các luận điệu xuyên tạc từ các trang Web, Blog,...
phản động đặt máy chủ từ bên ngồi. Thơng tin chậm, khơng đầy đủ, thiếu chính
xác, thơng tin một chiều thì sẽ rất dễ bị xuyên tạc.
Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các hình thức, biện pháp đấu tranh phịng,
chống các quan điểm sai trái trên không gian mạng để xử lý thông tin nhanh, gọn,
hiệu quả. Chủ trương đa dạng hóa các hình thức, biện pháp đấu tranh phịng, chống


các quan điểm sai trái trên không gian mạng; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ tuyên

truyền với nhiệm vụ đấu tranh trên khơng gian mạng; trong đó, tổ chức đấu tranh
trực diện với các thế lực thù trên mạng Internet là yêu cầu cấp thiết hiện nay. 
Sáu là: Bổ sung, hoàn thiện nội dung, phương thức, áp dụng những
biện pháp cơng nghệ mới trong phịng, chống quan, xử lý quan điểm sai trái
trên không gian mạng trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, không gian mạng phát
triển như “vũ bão”, thông qua “thế giới ảo”, các thế lực thù địch không đơn thuần
sử dụng các phương pháp truyền thống mà các hình thức chống phá của chúng
ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Do vậy đòi hỏi nội dung, phương thức đấu tranh của
chúng ta cũng phải từng bước hoàn thiện cho phù hợp. Nội dung, phương pháp giữ
vai trò rất quan trọng trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên không
gian mạng hiện nay; là những yếu tố thường xuyên vận động biến đổi phù hợp với
tính chất và mức độ những tác động tiêu cực của không gian mạng. Nội dung đấu
tranh phong phú, hình thức đa dạng, biện pháp cụ thể, sáng tạo, phù hợp thì hoạt
động này mới có hiệu quả cao.
Với bản chất “khơng biên giới”, bên cạnh những giá trị đích thực, thì những
mặt trái, tiêu cực của khơng gian mạng cũng đặt ra yêu cầu và thách thức không
nhỏ cho công tác quản lý. Một số quốc gia đã dựng lên các “biên giới ảo” trên nền
Internet để kiểm soát “lãnh thổ” của mình. Với chúng ta, song hành cùng các giải
pháp tăng cường đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, phản động của các
thế lực thù địch trên khơng gian mạng, thì cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp
công nghệ, như: bảo vệ tốt thông tin cá nhân; kỹ thuật phát tán thông tin trên không
gian mạng; kỹ thuật phân tích điều tra, ngăn chặn, bóc gỡ, khóa tài khoản của đối
phương,... có vị trí vơ cùng quan trọng, góp phần quyết định đến thắng lợi trong
đấu tranh phịng, chống quan điểm sai trái trên khơng gian mạng hiện nay.
Tóm lại, khơng gian mạng sẽ cịn tiếp tục có những ảnh hưởng sâu rộng
hơn nữa đối với đời sống con người. Bên cạnh những tác động tích cực, khơng gian


mạng sẽ tiếp tục gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với đời sống, xã hội của mỗi cá

nhân. Vì vậy, thực hiện tốt những giải pháp trên sẽ góp phần thiết thực trong đấu
tranh phịng, chống quan điểm sai trái trên không gian mạng hiện nay. 
 

Liên hệ thực tiễn:
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trong khi các cấp, ngành, địa
phương nỗ lực “chống dịch như chống giặc” thì “cuộc chiến tin giả” cũng diễn ra
khốc liệt khơng kém. Ngồi các đơn vị báo chí, kênh thơng tin truyền thơng chính
thống, thì mạng xã hội, vẫn ln là một phương tiện cập nhật và theo dõi tin tức
được người dân sử dụng nhiều nhất. 
Nhận thấy mạng xã hội (cụ thể là Facebook và Zalo) là công cụ hữu hiệu để
lan truyền thông tin với tốc độ nhanh chóng mặt, vơ vàn người đã update những
thơng tin sai lệch để câu likes, câu views, hòng đạt được những mục đích cá nhân
khác. Đã có rất nhiều trường hợp bị nộp phạt với mức lên đến hàng chục triệu đồng
nhưng tin giả, tin gây hoang mang trên mạng xã hội vẫn chưa giảm, thậm chí có
chiều hướng gia tăng. 
Cịn nhớ những ngày đầu xuất hiện Virus Corona, trên các trang mạng xã
hội xuất hiện hàng loạt thông tin cho rằng virus này vốn là “vũ khí hạt nhân” được
“chế tạo” tại một phịng thí nghiệm bí mật ở Vũ Hán; hay Bill Gates, tỷ phú sáng
lập Microsoft là chủ mưu đứng sau dịch bệnh; cũng có “thuyết âm mưu” cho rằng
dịch bệnh này là do Mỹ đưa vào Trung Quốc,... Theo sau đó là các tin tức về những
loại thuốc “thần kỳ”, từ các loại gel, thuốc uống hay bột có thể đánh bay virus
SARS-CoV-2 ngay tức khắc. 
Nhìn lại về những ngày xôn xao một tháng trước, khi Việt Nam có ca
nhiễm bệnh thứ 17, một làn sóng tin giả ập vào khắp các mạng xã hội. 
Cụ thể, ngày 07/03/2020, chị K.P.T. (sinh năm 1984, trú quận Đống Đa, Hà
Nội) đã đăng tải trên trang Facebook cá nhân thông tin nữ bệnh nhân thứ 17 (chị
N.H.N., sinh năm 1993, đi trên chuyến bay VN0054 từ London về Nội Bài ngày



02/03, trú tại phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tham dự sự kiện khai
trương Uniqlo tại Vincom Phạm Ngọc Thạch và đến một quán bar ở Tạ Hiện trước
khi vào cơ sở y tế để cách ly bắt buộc. Thông tin sai lệch này đưa ra, cư dân mạng
ồ ạt chia sẻ, lan truyền nhau, gây hoang mang, lo sợ lớn cho cộng đồng. Ngay sau
đó, ngày 10/03, Công an thành phố Hà Nội đã triệu tập chị T. để làm rõ vụ việc
đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.
Có rất nhiều những thơng tin, hình ảnh khơng đúng sự thật khác được
những chủ tài khoản (thường là những người bán hàng online) đăng tải khác.
Khơng chỉ vậy, thậm chí những người nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng, Cát Phượng,
Ngô Thanh Vân,... cũng cập nhật, tung tin đồn giả, làm hoang mang dư luận, tác
động tiêu cực đối với dư luận xã hội và tâm lý của người dân, đặc biệt là gây ảnh
hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự. Tất cả những trường hợp đó đều sớm bị
Cơng an triệu tập và chịu mức phạt tài chính đáng kể. Khơng dừng lại ở những mức
phạt đánh vào kinh tế, Nhà nước cịn ban hành luật hình sự để xử phạt những cá
nhân, tổ chức tung tin giả. Cụ thể, Công an TP Hà Nội cho biết sẽ khởi tố hình sự
các trường hợp theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao
về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Với trường hợp người có hành vi đưa lên mạng những thơng tin giả mạo,
sai sự thật, xun tạc về tình hình dịch bệnh, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thơng theo quy định tại
Điều 288 BLHS. Mức hình phạt cao nhất của tội danh này là 7 năm tù. 
Ngồi ra, trong cơng cuộc chống “giặc” COVID-19, công tác tuyên truyền
dân vận của Đảng và Nhà nước thực sự đáng khen ngợi. Đài phát thanh, báo mạng,
tivi truyền hình, loa phường ở các khu dân cư, tổ dân phố,... đâu đâu cũng tràn ngập
những thông tin cập nhật nóng hổi về dịch bệnh, giúp tồn dân ai cũng biết cách
phịng chống và có ý thức chung tay đẩy lùi COVID.
Công tác tuyên truyền của Nhà nước còn rất phong phú và đa dạng. Rất
nhiều những sản phẩm giải trí mang ý nghĩa nâng cao nhận thức và ý thức chống



dịch được thực hiện. Điển hình là “Ghen Cơ Vy” - một bài hát tuyên truyền phòng
chống virus Corona được biến thể từ ca khúc “Ghen” (Erik, Min), đã trở thành một
hiện tượng mạng xã hội có sức lan tỏa lớn bất ngờ, được nhiều  kênh truyền hình và
trang tin tức của nước ngoài như BBC News, Fox News, New York Post đồng loạt
đăng tải và hết lời ca ngợi. Khơng chỉ thế, Đài truyền hình Việt Nam cịn nhanh
chóng sản xuất bộ phim “Những ngày không quên”, tập hợp đơng đảo đội ngũ diễn
viên truyền hình được u thích trên VTV, với thông điệp tuyên truyền về COVID,
cũng là một hình thức cực kỳ hay và dễ đi vào ấn tượng của người dân. Với những
lối tuyên truyền hợp lý, đúng thời điểm, kết hợp với chính sách phịng chống dịch
cương quyết từ phía Ban chỉ đạo đã được WHO cũng như các nước trên tồn thế
giới phải cơng nhận.
 

Kết luận
Tóm lại, đứng trước các thế lực thù địch luôn lăm le lợi dụng sự thiếu hiểu
biết, cả tin, lợi dụng thói quen sử dụng và chia sẻ thơng tin trên mạng xã hội của
người dân để thực hiện những hành vi phản động, cơng kích, chống phá Nhà nước
của mình nên việc tăng cường, thay đổi, linh động các giải pháp phòng chống các
quan điểm sai trái, thù địch là không thể thiếu trong xã hội ngày càng phức tạp hiện
nay. 



×