Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

30 xdđ đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.38 KB, 12 trang )

Đề bài: Anh/chị hãy đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu
tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay.
Liên hệ với thực tiễn.
1.

Mạng xã hội và mặt trái của mạng xã hội

Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội là một cụm từ khơng cịn q xa lạ đối với bất cứ ai. Ngày
nay hầu như khơng có ai khơng sử dụng cho mình một mạng xã hội, nó đã trở
nên thông dụng ở nước ta.
Mạng xã hội được quy định tại Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐCP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, theo
đó:
“Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng
đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm,
chia sẻ và trao đổi thơng tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện
tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh,
hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.”
Mạng xã hội có rất nhiều lợi ích mà ta không thể không công nhận như
giúp làm quen, kết bạn, giao lưu; chia sẻ khoảnh khắc; trao đổi tài liệu, thông
tin,...
Mặt trái của mạng xã hội
Như vậy, mạng xã hội là nơi để kết nối mọi người, là một môi trường
tuyệt vời giúp các cá nhân bày tỏ những quan điểm riêng của mình. Tuy nhiên,
chính vì vậy mà nhiều cá nhân đã khơng cịn biết điểm dừng, ngày càng ngang


nhiên lạm dụng mạng xã hội làm nơi thể hiện những quan điểm sai trái của
mình.
Tại sao lại xuất hiện tình trạng đó? Một phần khơng nhỏ chính là do
những mặt trái mà mạng xã hội đem lại.


Mạng xã hội bên cạnh những lợi ích mà chúng đem lại thì vẫn có rất
nhiều nhược điểm như giảm tương tác giữa mọi người, dễ nghiện, ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe,... Nhưng một nhược điểm rất lớn của mạng xã hội là nguồn
thơng tin tạp nham.
Thực tế ta khơng thể kiểm sốt được tất cả những người dùng trên mạng
xã hội. Mọi người cảm thấy quá thoải mái trên mạng xã hội và bắt đầu nói
những điều họ thường khơng nói trong cuộc sống thực. Có những cá nhân vì
ham muốn lợi ích riêng như câu khách bán hàng online, muốn nổi tiếng, câu
tương tác,... mà sẵn sàng lan truyền những “fake news”, thơng tin sai sự thật,
thậm chí nghiêm trọng hơn là những quan điểm thù địch, chống phá chế độ.
Chính vì vậy mạng xã hội dần trở nên nguy hiểm khi người ta ham “sống ảo”,
biến những người xung quanh trở thành những chú cừu, ngây thơ tin tưởng vào
những thông tin sai trái mà không biết.
2.

Thực trạng về những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã

hội hiện nay
Thực tế cho thấy, khi mạng xã hội được sử dụng vì lợi ích chung của xã
hội sẽ đem lại nhiều hiệu ứng tích cực, giúp kết nối mọi người; cũng là một
kênh ma-két-tinh, kinh doanh hiệu quả, giúp nắm bắt thơng tin, và là một kênh
giải trí hữu ích. Đáng chú ý, với sự ưu việt của các thiết bị thông tin cá nhân
(như điện thoại thông minh - smartphone), mạng xã hội có khả năng tiếp cận
từng cá thể ở mọi lúc, mọi nơi, có thể tạo nên “bản sao” của đời sống thực trên
“không gian ảo”. Trên phương diện nhất định, mạng xã hội đã làm hình thành


một lớp công dân mạng làm truyền thông qua việc tự đăng tải thơng tin, chia sẻ,
bình luận, giúp nâng cao nhận thức, kỹ năng, phát triển trí tuệ…
Song, từ các nguyên nhân khác nhau mà bên cạnh mặt tích cực, mạng xã

hội cũng sớm bộc lộ nhiều bất cập, tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến
mọi mặt của đời sống. Chỉ riêng về chính trị - xã hội, mạng xã hội đã làm phức
tạp, gây tai họa cho nhiều quốc gia.
Chẳng hạn, các biến động chính trị xã hội ở Bắc Phi, Trung Đơng đều có
sự tham gia, hoặc chủ động, hoặc bị động của các tổ chức, cá nhân sử dụng
mạng xã hội làm công cụ để truyền bá thông tin, liên lạc và tổ chức hoạt động.
Những người tham gia cuộc bạo động đường phố vào tháng 8-2011 ở Anh, cuộc
xuống đường “chiếm phố Wall” ở Mỹ, biểu tình ở Hồng Kơng (Trung Quốc)
gần đây, và hoạt động tương tự tại nhiều nước khác đều sử dụng Facebook,
Twitter như “vũ khí” lợi hại để quảng bá cái gọi là “giá trị dân chủ”, thúc đẩy
“cách mạng màu”, tổ chức lật đổ hoặc thay đổi thể chế ở một số nước.
Với Việt Nam, gần đây, mạng xã hội như đã trở thành môi trường để một
số người truyền bá luận điệu sai trái, đưa ra thông tin xấu độc, gây hại, công bố
phát ngôn gây thù hận; đồng thời bị một số người lợi dụng để thể hiện hành vi
phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục, sử dụng ngơn từ tục tĩu để thóa mạ,
chửi bới người khơng có cùng quan điểm. Một số trường hợp, khi đến với cơng
chúng, mạng xã hội cịn làm cho thơng tin chính thống bị nhiễu loạn, ảnh hưởng
xấu đến trật tự, an ninh xã hội.
Có thể nói, mạng xã hội đang giống như “mê hồn trận”, làm cho con
người khó phân biệt đâu là tin thật, đâu là tin giả... Và nổi lên trong đó là việc
một mặt các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội để hô hào tụ tập đông người
phản đối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cố gắng kích động dư
luận, biến bức xúc thành bạo động, khiến sinh hoạt xã hội trở nên phức tạp; mặt
khác, họ triệt để lợi dụng mạng xã hội để hình thành cái gọi là “truyền thông


độc lập”, tách khỏi sự quản lý của Nhà nước; thực hiện các thủ đoạn tuyên
truyền phá hoại tư tưởng, kích động tâm lý hồi nghi với chính quyền, thổi bùng
bức xúc trong nhân dân để tạo điều kiện, môi trường thực hiện “cách mạng
màu”; đồng thời cổ xúy cho các luận điệu dân chủ, nhân quyền, đòi tự do biểu

tình, tự do ngơn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do tơn giáo theo quan điểm
phương Tây để phục vụ cho “diễn biến hịa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”.
Thực tế, lợi dụng ưu điểm của công nghệ và sự lan toả của MXH, các
hình thức, thủ đoạn của các đối tượng xấu càng tinh vi, xảo quyệt. Theo Đại tá
Nguyễn Bá Bính, Phó Giám đốc Cơng an tỉnh, có rất nhiều thủ đoạn tuy không
mới nhưng lại rất hiệu quả được các đối tượng thù địch sử dụng. Chúng soạn
thảo, phát tán trên mạng Internet, MXH khác kêu gọi việc cùng ký tên vào các
văn bản gửi đến cơ quan chức năng để phản đối, địi u sách. Bên cạnh đó,
chúng sử dụng chiêu trị xun tạc, thổi phồng sự việc, bóp méo bản chất vấn
đề, nhất là liên quan các dự án xây dựng Luật, nghị quyết của Quốc hội, Chính
phủ về các chính sách kinh tế - xã hội. Bằng cách này, chúng gây sự tò mò hiếu
kỳ của người dân để lơi kéo tụ tập đơng người, sau đó lợi dụng đám đơng để trà
trộn kích động, gây rối, xúi giục tuần hành, biểu tình, bạo động đập phá trụ sở
cơ quan, doanh nghiệp.
Cùng với đó, chúng lợi dụng Youtube để dựng lên những bộ phim được
cắt ghép, chỉnh sửa, tạo bằng chứng và dữ liệu giả; tự bịa ra các bài phỏng vấn
liên quan đến những nhân vật nổi tiếng, các nhà lãnh đạo. Từ đó, kích thích trí
tị mị của cơng chúng, gây chia rẽ nội bộ, hồi nghi, hoang mang, trong dư luận
xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ.
Khơng những thế, có một bộ phận những người nổi tiếng, có lượng theo
dõi thơng tin cao nhưng lại đưa thông tin sai lệch, thu hút sự quan tâm của cộng


đồng mạng và dễ dàng định hướng dư luận. Nhiều trường hợp, đằng sau đó là
các mưu đồ xấu, gây bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.
Những tình trạng này đặt ra một bài toán cấp thiết đối với Đảng, Nhà
nước và tất cả cơng dân Việt Nam phải tìm ra những giải pháp đấu tranh ngăn
chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội.
3.


Vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc ngăn chặn những

quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội
Nghị quyết số 35-NQ/TW
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch, Bộ Chính trị đã ban hành
Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình
hình mới”. Nghị quyết đã nêu những quan điểm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
nhằm củng cố trận địa tư tưởng của Đảng trong bối cảnh tồn cầu hóa và tích
cực, chủ động hội nhập quốc tế của đất nước.
Nghị quyết 35 nhấn mạnh: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội
dung cơ bản, hệ trọng, sống cịn của cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn qn, tồn dân, trong đó lực
lượng tun giáo các cấp là nịng cốt; là cơng việc tự giác, thường xun của
cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đồn thể
chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của từng cán
bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.
Thời gian qua, hệ thống cấp ủy, lực lượng tuyên giáo các cấp đã tích cực
quán triệt, triển khai đưa Nghị quyết 35 vào cuộc sống; đặc biệt là tích cực lãnh
đạo công tác đấu tranh tư tưởng. Đánh giá bước đầu cho thấy, Nghị quyết 35


đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của thực tiễn, đang từng bước được cấp ủy các
cấp thực hiện, trở thành hiện thực sinh động trong đời sống chính trị - xã hội
của đất nước.
Tuy nhiên, cũng có hiện tượng một số cấp ủy, ban tuyên giáo các cấp
lúng túng trong xác định nội dung và phương thức lãnh đạo thực hiện Nghị

quyết 35, nhất là lúng túng về nội dung và phương thức lãnh đạo công tác đấu
tranh tư tưởng cho sát với tình hình, điều kiện của cơ quan, đơn vị, địa phương
mình.
Luật An ninh mạng
Bên cạnh đó, Luật An ninh mạng đã được đưa vào áp dụng từ ngày
01/01/2019, sau khi được 87% đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thông qua ngày
12/6/2018.
Phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng là các quy định về hoạt động
bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an tồn xã hội trên khơng gian
mạng, cùng với đó là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Với 7 chương, 43 điều, Luật An ninh mạng sẽ quy định cụ thể về việc bảo
vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; các
biện pháp phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; hoạt động bảo vệ
an ninh mạng; các lực lượng trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ an ninh mạng;
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các điều khoản thi hành của
Luật an ninh mạng.
Luật An ninh mạng sẽ siết chặt hơn nữa các hoạt động trên môi trường
mạng. Theo đó, sẽ có thêm nhiều điều luật nghiêm cấm các hành vi gây mất an
ninh mạng. Điều này đòi hỏi mỗi người sử dụng mạng Internet cần hiểu về
quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động trên môi trường không gian
mạng.


Một vài điều trong Luật An ninh mạng trở nên rất có ích trong cơng cuộc
ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch như:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực:
1, Sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào
tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt
chủng tộc.
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho
các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà
nước hoặc người thi hành cơng vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân khác.
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin
dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã
hội, sức khỏe cộng đồng.
e) Xúi giục, lơi kéo, kích động người khác phạm tội.
2, Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm
mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch,
gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia.
3, Sản xuất, đưa vào sử dụng cơng cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có
hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng;


phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng
viễn thơng, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng
viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
4, Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng;
tấn cơng, vơ hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh
mạng.
5, Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm
chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
Ngoài các nội dung kể trên, Luật An ninh mạng cũng nghiêm cấm các
hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn với những

quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay
Để đấu tranh phản bác các thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên
mạng xã hội, chúng ta cần phải tăng cường thực hiện tốt một số nội dung sau:
Tăng cường tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận về công
tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; về chiến lược bảo
vệ Tổ quốc trên không gian mạng
Điều này không chỉ nên thực hiện ở các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh
đến cơ sở mà cịn là trách nhiệm của mỗi cơng dân. Cơng dân nên trau dồi
những kiến thức về thông tin thật, thông tin chính thống trên mạng xã hội và lan
tỏa ra những người xung quanh. Hãy cảnh cáo người thân, bạn bè về tác hại của
những “fake news”, thông tin sai trái, thù địch.
Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân phải thường xuyên nâng cao
cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch, phần tử


phản động chống đối trên mạng Internet và mạng xã hội; nhất là trước những
vấn đề, sự kiện mà chúng lợi dụng xuyên tạc và nhận thức rõ mức độ nguy hại,
sự ảnh hưởng của các thông tin xấu, độc. Bản thân mỗi người sử dụng phải
Internet, mạng xã hội phải tự nâng cao hiểu biết pháp luật, trang bị kỹ năng,
không ngừng xây dựng khả năng tự vệ về tinh thần, khơng tiếp tay hay vơ tình
tiếp tay cho các hoạt động phá hoại hay các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến
đường lối lãnh đạo của Đảng, đời sống văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân
dân, môi trường thông tin trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao vai trị của báo chí chính thống trong việc xác nhận thơng
tin
Báo chí chính thống có vai trị thực hiện định hướng, điều chỉnh thông tin

trên MXH. Thông tin trên MXH mang tính cá nhân, khúc đoạn, chưa được kiểm
chứng và hầu như được lan truyền theo kiểu “một đồn mười, mười đồn trăm”,
qua tay mỗi người dùng lại được thêm mắm thêm muối. Chỉ khi báo chí tiếp
nhận kiểm chứng, xử lý và tổ chức lại thơng tin thì thơng tin từ MXH mới trở
nên đáng tin cậy. Như vậy công chúng 1 mặt được tiếp nhận thông tin từ MXH
một cách nhanh chóng, đa chiều, thoải mái thì mặt khác cũng dựa vào báo chí
để kiểm chứng, xác nhận thông tin. Việc kiểm chứng, xử lý thông tin trên MXH
thường xuyên giúp báo chí tác động vào dư luận xã hội, hình thành dư luận xã
hội đúng đắn, kịp thời.
Ví dụ như về vụ việc dịch tả lợn ở châu Phi: nhiều tài khoản đăng và chia
sẻ các thông tin sai lệch về dịch tả lợn và sán lợn ở châu Phi, gây ra luồng
hoang mang cho dư luận và khiến mọi người bắt đầu tẩy chay thịt lợn. Nhưng
sau khi trang VTV và các trang báo chí chính thống đáng tin cậy đính chính lại
thơng tin này, rằng dịch tả lợn không thể lây sang người và sán lợn có thể hồn
tồn bị loại bỏ khi được nấu chín kỹ, thì dư luận mới có thể xác định được
thơng tin chính xác để tin tưởng.


Thông tin trên MXH vượt qua được rào cản cá nhân để trở nên đa dạng,
nhiều chiều. Điều kiện trao đổi trên MXH cũng thẳng thắn hơn trên báo chí, ở
đó các cá nhân được bình luận một cách tự do nhất, góp ý thẳng thắn nhất và do
vậy thơng tin cũng nhiều chiều hơn bởi nó qua góc nhìn của nhiều người. Trong
sự cạnh tranh này, báo chí vừa phải nâng cao tính cơng khai, nhiều chiều, vừa
phải thực hiện chức năng định hướng, hướng dẫn nhận thức phù hợp với các
cuộc thảo luận trên mạng. Điều này thể hiện sức mạnh của báo chí trong bối
cảnh MXH ngày càng phổ biến.
Tuân thủ các quy định của Luật An ninh mạng cũng như các giải
pháp quản lý chặt chẽ thông tin trên Internet và mạng xã hội
Chủ động phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm khi sử dụng mạng
Internet, mạng xã hội. Khi tiếp cận với các bài viết, các thơng tin thiếu chuẩn

xác với mục đích phá hoại sự ổn định, kích động, xuyên tạc đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương, cơ quan,
đơn vị phải thể hiện rõ chính kiến bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải, khơng a dua, có
hành vi lệch chuẩn về chính trị. Khơng tham gia chia sẻ, bình luận những thơng
tin khơng chính thống, có nội dung gây phương hại đến uy tín của tổ chức, danh
dự, nhân phẩm của cá nhân, nhất là thơng tin được báo chí, mạng xã hội phản
ánh mà chưa được kiểm chứng, chưa có phát ngơn và kết luận chính thức từ cá
nhân liên quan hay tổ chức được giao trách nhiệm.
Nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ,
đảng viên, quần chúng Nhân dân
Khơng để kẻ địch lợi dụng, móc nối, lôi kéo, ủng hộ, cổ súy, tán phát
thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Thực hiện nghiêm túc các quy định về
cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ; cơng tác bảo vệ bí mật nhà nước,... chủ động
định hướng dư luận xã hội trước các vấn đề nổi cộm, bức xúc, phát sinh, không
để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ.


5.

Liên hệ thực tiễn

Trên thực tế, những ngày vừa qua, khi Việt Nam bắt đầu phát hiện bệnh
nhân nhiễm virus Corona, trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện nhiều thông
tin giả mạo, không đúng sự thật về dịch bệnh này. Những thơng tin đó phần nào
đã khiến người dân bị hoang mang, lo lắng. Rất nhiều trường hợp đã bị cơ quan
chức năng xử phạt nặng vì lan truyền tin giả. Nghiêm trọng hơn, nhiều người lợi
dụng những thông tin đó để lan truyền những quan điểm thù địch, chống phá
như cho rằng Nhà nước đang giấu giếm con số mắc bệnh, giấu người chết vì
bệnh Corona hay cơng tác cách ly làm không tốt,... Những thông tin này tuy
khơng có căn cứ nhưng vẫn đạt được lượng tương tác lớn và gây hoang mang

cho nhiều người, làm họ khơng tin vào khả năng của Nhà nước. Họ cịn cho
rằng nếu trong tương lai mắc bệnh sẽ không bao giờ hợp tác với chính quyền.
Như vậy, những thơng tin này không chỉ ảnh hưởng đến một vài cá nhân.
Nếu chúng có sức lan tỏa lớn sẽ tạo thành những làn sóng phản đối, chống phá
Đảng và Nhà nước, khiên cơng tác chống dịch càng thêm khó khăn.
Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho rằng, trong khi
Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực phịng, chống dịch bệnh virus
Corona, thì tin tức giả về virus Corona lúc này có thể là “tác nhân” khiến đại
dịch thêm trầm trọng. Những hành vi như vậy cần bị phạt nặng.
Trước khi ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch
bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Trong đó,
Thủ tướng u cầu Bộ Cơng an có trách nhiệm tổ chức xác minh và xử lý
nghiêm các trường hợp tung tin khơng đúng về tình hình dịch, gây hoang mang
trong cộng đồng.


Hàng loạt trường hợp tung tin giả về dịch bệnh đã được đưa đi phạt hành
chính lên tới hơn 10 triệu đồng. Điều này cho thấy sự chặt chẽ, nghiêm túc
trong công tác xử phạt, đấu tranh ngăn chặn quan điểm sai trái của Đảng và Nhà
nước ta.
Và để ngăn chặn tốt hơn nữa, mỗi công dân đều cần phải đề cao cảnh giác
khi sử dụng mạng xã hội trong thời điểm nhạy cảm này. Một số giải pháp mà
chúng ta có thể áp dụng như:


Kiểm tra nguồn tin: Trước khi chuyển tin, hãy hỏi một số câu hỏi

cơ bản là thông tin này đến từ đâu. Nên đề cao cảnh giác nếu nguồn tin đến từ
"bạn của một người bạn" hoặc "hàng xóm của đồng nghiệp của dì tơi".



Khơng chia sẻ thơng tin nếu chưa xác nhận nó đúng: Đừng chuyển

tiếp, chia sẻ hay kể lể mọi tin chỉ vì "nhỡ may tin này đúng''. Làm thế sẽ có hại
nhiều hơn là lợi.


Báo cáo ngay khi thấy những thông tin sai: Khi bắt gặp những

thông tin sai lệch hoặc vơ căn cứ, có thể báo cáo bài viết hoặc tài khoản đó,
hoặc bình luận để cảnh báo mọi người về thơng tin đó. Sau đó lập tức liên hệ
với cơ quan chính quyền để tiến hành xác minh, điều tra, xử phạt.
Các sinh viên tại trường Đảng Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần tiên
phong chấp hành những điều trên, luôn nâng cao cảnh giác, tuyên truyền cho
người thân và bạn bè về những tác hại của thông tin sai trái, thù địch.



×