Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

31 xdđ đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.8 KB, 14 trang )

Đề bài: Anh/ chị hãy đề xuất và phân tích những giải pháp
nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch
trên mạng xã hội hiện nay. Liên hệ với thực tiễn.
BÀI LÀM
Vấn nạn tin giả, tin sai sự thật hay thông tin thù địch trên mạng xã hội là
vấn đề nhức nhối không chỉ của riêng Việt Nam hay riêng một quốc gia nào,
mà là một vấn đề mang tính thế giới. Trước khi internet ra đời, lan truyền tin
giả nhằm mục đích phá hoại nhắm đến một đối tượng khác là một chiêu bài
phổ biến trong lĩnh vực chính trị. Hitler, một nhà độc tài khơng chỉ được biết
đến với những tội ác man rợ, nhìn vào một khía cạnh khác đã để lại khơng ít
những bài học, những “phát ngôn” giá trị mà đến tận ngày nay, dưới nhiều
lĩnh vực khác nhau trong đời sống, chúng vẫn được nhắc đến như những triết
lý xuất sắc. “Make the lie big, make it simple, keep saying it, and eventually,
they will believe it”, kiến tạo một điều giả dối, khiến chúng trơng thật đơn
giản, hãy nhắc đến nó thật nhiều thật lâu và rồi họ sẽ tin vào nó. Sức mạnh
của truyền bá đã được thể hiện qua thành cơng của Hitler trong việc trở thành
trùm phát xít, thời đại mà đại chúng tiếp cận tin tức qua những kênh truyền
thông truyền thống như báo in, phát thanh là các phương tiện đã bộc lộ khơng
ít điểm yếu và dần đi đến thời lụi tàn. Internet xuất hiện như một lẽ tất yếu
thay thế cho các kênh truyền thông lỗi thời, một bước tiến lịch sử. Với độ phủ
sóng tức thời vượt danh giới địa lý, Internet dần thống trị và trở thành kênh
truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Mạng xã hội xuất hiện, nở rộ trong 10
năm trở lại đây và được dự đoán sẽ vẫn sẽ là mảnh đất hứa cho các nhà phát
triển dịch vụ mạng viễn thông. Ngày càng nhiều người sử dụng mạng xã hội
đặt ra những thách thức lớn cho không chỉ các nhà quản lý mạng mà cịn là
chính phủ trong việc sàng lọc tin tức, nhận biết và loại bỏ tin tức giả tạo,
thông tin thù địch từ các cá nhân tổ chức chống phá.
1


Mạng xã hội đã đem đến khơng ít lợi ích cho cá nhân người dùng, trong


nhiều khía cạnh khác trong đời sống đặc biệt phải kể đến tuyên truyền, kinh
doanh và chính trị bởi lượng người truy cập khổng lồ. Tuy nhiên với những lỗ
hổng trong hệ thống quản trị, không thể không nhắc đến những bất cập mà
người dùng gặp phải trong quá trình sử dụng mạng xã hội. Vậy mạng xã hội
là gì? Điều gì khiến tin tức giả mạo, thông tin thù địch trở thành một trong
những vấn đề được quan tâm hàng đầu đặc biệt trong những tháng trở lại đây?
Mạng xã hội có rất nhiều cách định nghĩa, được hiểu đơn giản là một trang
web cho phép người dùng tạo lập một trang cá nhân riêng, một cộng đồng ảo
được tạo nên từ những cá nhân có cùng sở thích, khơng kể khoảng cách địa
lý. Trên trang cá nhân, người dùng có thể tự do sáng tạo nội dung của riêng
mình, chia sẻ chúng đến với bạn bè và tương tác với người khác. Mạng xã hội
cho phép người dùng được bày tỏ quan điểm, lại tạo một lớp màn bảo vệ tách
biệt với cuộc sống thực. Với những tính năng hiện đại nổi trội như tìm kiếm
bạn bè, trị chuyện, lập nhóm, tự sáng tạo nội dung, mạng xã hội đóng vai trị
như một công cụ thiết yếu trong thế hệ số ngày nay. Theo báo cáo tháng 7
năm 2019 của We are social, có tới hơn 3,5 tỷ người đang sử dụng mạng xã
hội, tương đương với 46% dân số thế giới1. Ngày càng nhiều người tiếp cận
với Internet và smartphone, kéo theo sự nở rộ của mạng xã hội khi ngày càng
có nhiều người mong muốn được kết nối chia sẻ, thể hiện bản thân. Người trẻ
là nhóm đối tượng sử dụng nhiều mạng xã hội nhất, hợp lý giải thích lý do
người trẻ nắm bắt thông tin không chỉ trong nước mà trên thế giới nhanh
nhạy. Lượng người dùng ngày càng tăng, mạng xã hội trở thành miếng bánh
béo bở cho các kênh thông tin liên tục cập nhật các tin tức nóng hổi. Ngay khi
một sự kiện diễn ra, thơng tin được đưa lên mạng xã hội có thể thu hút hàng
ngàn người trên khắp thế giới tiếp cận, thay vì phải đợi tới số báo hằng ngày,
chờ đến bản tin thời sự, hay tìm kiếm trên kênh cơng cụ. Với tính năng chia
sẻ, chỉ với vài thao tác đơn giản người dùng có thể truyền tay nhau thơng tin
1

Kemp, S. (2019). Global Social Media users pass 3.5 billion, [online] wearesocial. Available at:

[Accessed 17 Jul. 2019]

2


nóng. Sự hồi nghi của nhiều người, thích “hóng hớt” câu chuyện tại nhiều
góc độ cũng được mạng xã hội đáp ứng với kho lưu trữ vô tận, cho phép
người dùng được tiếp cận với nhiều luồng ý kiến khác nhau. Mỗi “cư dân” có
thể đưa ra quan điểm cá nhân về một sự kiện, từ đó vẽ nên bức tranh mn
hình vạn trạng. Sự ra đời của Internet đã làm thay đổi xu hướng tiếp nhận
thông tin của thế giới, con người thích hơn thứ thơng tin nhanh, thơng tin
nóng hổi, đa diện. Nhiều người dần có xu hướng xa rời các phương tiện
truyền thơng truyền thống, tạp chí, phát thanh, báo in vẫn cịn hiện hữu tuy
nhiên khơng phải kênh truyền thông được chọn lựa là kênh chủ đạo giúp mọi
người tiếp cận thơng tin, thay vào đó là hình thức truyền hình, báo điện tử,
hơn cả là mạng xã hội. Chính vì vậy, các nhà phát triển chạy đua nhau ra mắt
các mạng xã hội mới, các tính năng mới nhằm thu hút người dùng tiềm năng,
giữ chân người dùng thân thiết. Việt Nam với tỷ lệ người sử dụng mạng xã
hội cao là thị trường tiềm năng cho các nhà phát triển, cũng chính đó, cuộc
cạnh tranh kẻ chết người cịn, gần đây là sự chìm vào quên lãng của hai mạng
xã hội Việt Nam Gapo và Lotus cho thấy sự khốc liệt của cuộc chơi.
Các mạng xã hội lớn ngày càng phát triển, đổi mới sao cho phù hợp đáp
ứng nhu cầu của tệp khách hàng. Số lượng người dùng có xu hướng “nghiện”
ngày càng tăng cao, mà những năm gần đây, cụm từ “nghiện mạng xã hội”
khơng cịn là một cụm xa lạ, khơng chỉ được nhắc đến thường xuyên mà còn
bị lên án gay gắt. Vơ hình chung thực trạng nghiện đẩy người dùng phụ thuộc
quá nhiều vào mạng xã hội. Với mỗi tin tức được phát tán, những nút “like,
share, comment” có những tác động nhất định đến người dùng. Không thể
phủ nhận độ phủ sóng của mạng xã hội đã đem lại vơ vàn lợi ích cộng đồng.
Gần đây trong ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và hạn mặn, có rất nhiều bài

đăng trên mạng xã hội đã tạo nên tiếng vang lớn, kêu gọi được sự chung tay
góp sức tồn dân, có thể kể đến như ca sĩ Thủy Tiên huy động được hơn 11 tỷ
đồng mua máy lọc nước biển giúp đồng bào miền Tây thông qua mạng xã hội
3


Facebook, hay thử thách cover vũ đạo “Ghen Cô Vy” trên mạng xã hội
Tiktok. Đặt câu hỏi, với độ lan tỏa thông tin mạng xã hội như vậy với những
tin giả, tin thù địch thì hậu quả sẽ ra sao? Vài ngày trở lại đây, thơng tin bốn
trạm phát sóng mạng 5G tại Anh đã bị đốt phá được các trang tin tức chính
thống tại Việt Nam hàng loạt đưa tin. Điều đáng nhắc đến ở đây là chính
người dân Anh là người thực hiện các hành động phá hoại này, do nghi ngờ
mạng 5G chính là nguyên nhân gây lan phát tán virus Corona. Một “thuyết
âm mưu” được đăng tải và chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội, với những dẫn
chứng, luận điểm thiếu logic, suy diễn đã gây hoang mang cho khơng ít người
dân. Họ cịn lập các hội nhóm trên mạng xã hội lan truyền “chứng cứ”, thậm
chí một ca sĩ nổi tiếng với 4,2 triệu người theo dõi đã liên tục đăng tải những
nội dung sai lệch. Hậu quả bốn trạm phát bị đốt phá, các nhà mạng tại Anh
phải liên tục đính chính, đưa ra các thông báo tuyên truyền đến người dân
nhằm trấn an cũng như ngăn chặn thêm tổn thất. Không chỉ gây ra những thiệt
hại vật chất, cái giá đắt mà việc tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội gây ra
là chính tính mạng con người. Năm 2018 tại Ấn Độ ghi nhận khơng ít các vụ
hành hung người vô tội do người dân tin vào các tin giả được lan truyền trên
hai mạng xã hội lớn tại nước này, Facebook và WhatsApp. Trong ba vụ việc
được tờ báo CNN đưa tin, đã có ba người thiệt mạng. Sự việc hành hung bắt
nguồn từ tin đồn về việc các kẻ bắt cóc trẻ nhỏ hoạt động chủ yếu tại các vùng
nông thôn, theo một báo động trên các hội nhóm mạng xã hội, hai người đàn
ơng vơ tội đã bị một nhóm người chặn xe và hành hung cho tới chết. Thậm
chí một đoạn video ghi lại hình ảnh nạn nhân bị đánh đập dã man đã được
phát tán rộng rãi trên mạng xã hội. 25 người có liên quan đã bị cảnh sát bắt

giữ, nhưng khơng gì có thể đền bù thiệt mạng cho gia đình các nạn nhân. Hai
vụ việc tương tự còn lại cũng đã gây ra cái chết của một phụ nữ và gây
thương tích nặng cho các nạn nhân cịn sống sót. Một làn sóng đả kích mạnh
mẽ đã dấy lên, với sự tham gia của rất nhiều người dân Ấn Độ yêu cầu chính
phủ vào cuộc địi lại cơng bằng cho các nạn nhân, một chiến dịch truyền
4


thơng đã được khởi động bởi chính các nhà chức trách địa phương với
hashtag #HyderabadKillsRumors (tạm dịch là Thành phố Hyderabad tiêu diệt
các tin đồn nhảm) cùng với một chuỗi hội thảo nhằm giáo dục, tuyên truyền
người dân. Có thể nói, các tin giả, tin thù địch hiện nay xuất hiện tràn lan trên
các trang mạng xã hội, có những bài đăng tưởng chừng vơ thưởng vơ phạt, có
những bài đăng đã gây nên những hậu quả khủng khiếp, thiệt hại nặng nề cho
nhà nước, cho các tổ chức doanh nghiệp, uy tín cá nhân, uy tín của nhà nước,
mà cái giá phải trả đôi khi là cả sinh mạng con người. Mạng xã hội đem lại vơ
vàn lợi ích, tuy nhiên lại là con dao hai lưỡi. Tình trạng đáng báo động hiện
nay về tin tức giả mạo, tin tức thù địch chắc hẳn đã cảnh tỉnh được nhiều
người, trước các mối đe dọa bị tấn công bởi thông tin khơng xác thực.
Khơng chỉ tại Việt Nam, mà chính phủ các quốc gia trên thế giới đã và
đang đấu tranh từng ngày chống lại tin tức giả mạo, chống phá hoành hành
trên các trang mạng xã hội. Đặc biệt trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh
Covid-19 ba tháng trở lại đây, hàng loạt chính phủ các nước đã phải lên tiếng
bác bỏ các tin đồn vô căn cứ trên các trang mạng xã hội, như chính phủ Anh
thơng báo liên kết với các trang mạng xã hội lớn trong việc loại bỏ các thơng
tin sai lệch, hay chính phủ Singapore mạnh tay tuyên bố sẽ kết tội và phạt
trang mạng xã hội Facebook 14,4 nghìn đơ la nếu không ngăn chặn người
dùng truy cập vào một trang thông tin được cho biết thường xuyên đưa ra các
thông báo sai lệch về tình hình dịch bệnh. Chính phủ Việt Nam cũng đã thể
hiện được những nỗ lực trong việc ngăn chặn “đại dịch” tin giả. Bằng việc

liên kết với một số trang mạng xã hội lớn tại Việt Nam như Youtube, Twitter
hay cơng cụ tìm kiếm Google, người dùng nhận được cảnh báo, cũng như
đường link truy cập đến trang web chính thức của Bộ Y Tế mỗi khi nhập các
từ khóa liên quan đến vi rút Corona. Mạng xã hội Facebook đưa bảng hiệu hỗ
trợ tìm kiếm về vi rút Corona lên đầu mỗi bảng tin mới của các cá nhân, với
thông điệp “hãy hành động để làm chậm tốc độ lây lan của virus corona”.
5


Hơn nữa, chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định 15/2020, “Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vơ
tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”, thay thế cho Nghị định
174/2013/NĐ-CP, chi tiết hơn với 124 điều, tăng 10 điều so với nghị định cũ.
Điều 101 chỉ rõ các vi phạm cùng với mức sử phạt từ 10 triệu cho đến 20 triệu
đồng cho các hành vi cung cấp, chia sẻ tin sai sự thật, bịa đặt, vu khống, tin
mê tín dị đoan,… Các biện pháp mạnh tay từ chính phủ giúp người dân bớt
hoang mang, cảnh tỉnh và cẩn trọng hơn trong tiếp cận cũng như chia sẻ thông
tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên cuộc chiến chống tin giả không bao giờ dừng
lại, đặc biệt trong diễn biến phức tạp, khi càng nhiều các cá nhân, tổ chức rình
rập, lợi dụng thời cơ phát tán thông tin gây hoang mang dân chúng. Các đề
xuất, biện pháp cần được đưa ra cấp thiết, kịp lời sao cho phù hợp ứng biến
với hoàn cảnh. Đặc biệt cần hiểu rõ hai thuật ngữ khác nhau liên quan đến
việc phát tán thông tin trên mạng xã hội là “misinformation” và
“disinformation” để phân loại, vận hành các biện pháp cũng như đưa ra các
chế tài phù hợp. Hai thuật ngữ đều ám chỉ thơng tin có nội dung sai lệch, tuy
nhiên lại có sự khác biệt trong tính chất phát tán. “Misinformation” là một
danh từ thông dụng trong tiếng anh, ám chỉ thông tin sai lệch được đưa ra,
làm nhiễu loạn, điều sai hướng người tiếp cận tuy nhiên không được người
truyền phát tạo nên với ý định gây tổn thất hay hậu quả. “Disinformation” là
thông tin sai sự thật được phát tán một cách có chủ đích nhằm gây phá hoại,

tấn công một cá nhân, tổ chức hay một cộng đồng nào đó. Trong nhiều trường
hợp, “disinformation” được tạo lập ra làm rối loạn người tiếp cận, trong tâm
thế hoang mang, họ vơ tình chia sẻ, truyền phát thơng điệp sai
(misinformation) mà với tốc độ phát tán tin tức khủng khiếp trên mạng xã hội,
đơi khi rất khó để tìm kiếm “f0”- người đã phát tán “mầm bệnh”. Vì vậy, các
biện pháp, đề xuất được đề ra cần phải cụ thể, triệt để mới có thể ngăn chặn
được tin giả, tin chống phá; các chế tài phải rõ ràng, công khai mới thực sự
thuyết phục.
6


Với sự bành trướng của đế chế Facebook trên thế giới, cũng như các
trang như WhatsApp, Twitter, Snapchat có được số lượng người dùng toàn
cầu ngày một tăng, tương lai xa của mạng xã hội có lẽ vẫn sẽ tiếp tục phát
triển, đặc biệt thu hút mở rộng thêm các thị trường mới. Khi càng nhiều cộng
đồng ảo được thành lập một cách vững chãi, người dùng càng khó có thể rời
bỏ một mạng xã hội. Có lẽ chính vì thế, các nhà phát triển mạng xã hội cần là
người đi đầu trong phòng chống nạn tin giả, tin tức chống phá, thù địch. Cho
đến nay, có rất nhiều trang mạng xã hội đã cơng bố phát triển các tính năng
mới hỗ trợ cho việc phát hiện và loại bỏ các tin giả, tin thù địch. Mạng xã hội
Facebook gần đây đã có một số động thái cho thấy các nỗ lực ngăn chặn tin
giả xoay quanh tình hình dịch bệnh. Họ chạy quảng cáo miễn phí cho WHO,
đồng thời phần trung tâm hỗ trợ đưa ra 10 mẹo cho người dùng để có thể xác
định đâu là tin tức xác thực, đâu là tin tức giả mạo như “xem xét kỹ URL”,
“điều tra nguồn”, “kiểm tra bằng chứng”. Twitter là một trang thiên đường
của tự do ngôn luận, mạng xã hội được sử dụng chủ yếu ở các nước phía Tây,
trong đó Mỹ đứng đầu thế giới với hơn 48 triệu tài khoản hoạt động mỗi
tháng, theo sau là Anh, Nhật Bản và Nga. Tại các nước có chế độ chính trị
phức tạp như Mỹ, mỗi một mùa bầu cử diễn ra- ngay trong những tháng gần
đây luôn đi kèm những “cơn bão tin giả”, các tài khoản của các cá nhân ủng

hộ đảng phái liên tục công phá lẫn nhau, đưa các chính trị gia nằm chễm chệ
trên tab thịnh hành thế giới. Các tài khoản ảo do các đảng phái lập ra liên tục
tung các tin tức sai lệch, giật gân với tần suất hàng trăm nghìn bài đăng. Sự
nhiễu loạn thơng tin gây khơng ít hoang mang cho người dân Mỹ, đặc biệt đại
đa số người dân tìm kiếm và tiếp cận thơng tin qua trang mạng xã hội này.
Trước làn sóng thơng tin giả mạo, chống phá mùa bầu cử tổng thống Mỹ
2016, Twitter tuyên bố đã đình chỉ các tài khoản ảo với cáo buộc phát tán các
thông tin giả và hành vi spam. Tuy nhiên theo thống kê mới đây từ Knight
Foundation, 83% lượng tài khoản đăng các thông tin giả, thông tin nhiễu

7


trong kỳ tuyển cử 2016 kể trên vẫn còn hoạt động 2. Mạng xã hội WhatsApp
gần đây cũng đã có những động thái trong việc ngăn ngừa phát tán thông tin
sai sự thật bằng việc hạn chế tính năng chuyển tiếp tin nhắn. Một đoạn tin
nhắn sẽ bị giới hạn lượt chuyển tiếp qua các tài khoản, đồng thời ứng dụng sẽ
đánh dấu các đoạn tin nhắn cho người dùng biết nếu tin nhắn không được bắt
nguồn từ các liên lạc gần gũi. Tuy nhiên phương án mới này của WhatsApp
còn gặp phải những luồng ý kiến trái chiều, do tính năng chuyển tiếp tin nhắn
là một tính năng được đánh giá rất hữu ích cho người dùng trong việc chia sẻ
thơng tin. Có thể nói các trang mạng xã hội đã có những nỗ lực nhất định
trong ngăn chặn các tin sai sự thật, thông tin thù địch, tuy nhiên vẫn chưa thực
sự đáp ứng được kỳ vọng của người dùng. Một số tính năng tưởng chừng rất
hữu dụng như tính năng báo cáo vi phạm lại khơng thực sự hoạt động hiệu
quả khi phải thông qua quá nhiều bước kiểm duyệt trước khi đình chỉ, dẫn đến
mất rất nhiều thời gian để gỡ bỏ các tài khoản độc hại. Các thuật tốn phân
tích sai phạm phức tạp của mạng xã hội đơi khi gặp lỗi đình chỉ “nhầm” vô số
tài khoản, gây ức chế cho người dùng. Vậy thực sự giải pháp cần có cho các
trang mạng xã hội là gì? Họ cần xác định rõ ràng đâu là ưu tiên hàng đầu.

Twitter mới đây thông báo gỡ bỏ tab thịnh hành với mong muốn giảm thiểu
phát tán tin độc qua hành vi tìm kiếm hashtag của người dùng, tuy nhiên lại
chưa cân nhắc lợi ích của tính năng này. Thay vì chi tiền vào các tính năng
giải trí, hay tính năng hỗ trợ thực sự khơng đem lại hiệu quả rõ ràng, việc
nâng cấp hệ thống sàng lọc thơng tin, từ khóa cùng với thuật tốn xử lý sai
phạm cần được ưu tiên trên hết. Hệ thống tiếp nhận các thơng tin đáng ngờ
nếu có khả năng phát hiện sớm có thể được truyền đến bộ phận xử lý sớm
hơn, từ đó làm tăng khả năng tiêu diệt tin độc trước khi quá muộn.
Qua trải nghiệm sử dụng, đồng thời nhìn thẳng vào thực trạng trên các
trang mạng xã hội, có thể thấy các phương án hiện hành chưa được thực thi
2

Knightfoundation.org, (2020). Knight Foundation. [online] Available at:
[Accessed 09 Apr. 2020]

8


một cách hiệu quả trong công cuộc chống tin giả, tin thù địch. Khơng nói đến
câu chuyện liệu các nhà phát triển mạng xã hội có thực sự nỗ lực hay chưa,
hay đó chỉ là các động thái nhằm xoa dịu dư luận, chống đối lại luật pháp, thì
cuộc chiến này rất cần có sự vào cuộc hỗ trợ của chính phủ cũng như các tổ
chức có liên quan. Tại sao nắm trong tay lượng dữ liệu người dùng khổng lồ
lại không ngăn chặn được sự phát tán thông tin sai? Tại sao với hệ thống sàng
lọc xử lý dữ liệu mà vẫn để chúng bị lọt qua? Tại sao đưa ra những quy định
xử phạt hành chính cụ thể như vậy nhưng vẫn không đạt hiệu quả? Kênh
mạng xã hội nắm trong tay kho dữ liệu cá nhân khổng lồ của người dùng,
trong khi các bên cộng tác (thường được gọi là bên thứ ba) nắm trong tay hệ
thống theo dõi hành vi người dùng. Trong khi các đề nghị từ phía chính phủ
về các chính sách bảo mật, chia sẻ dữ liệu rất khó được các doanh nghiệp

nước ngồi chấp thuận (Facebook, Google) thì việc thương thảo của các bên
cần phải được chuyển mình qua một giai đoạn mới. Người dùng mạng xã hội
tại Việt Nam ngày càng tăng cao, đứng thứ 7 thế giới về lượng người sử dụng
Facebook, trong khi Youtube trở thành mạng xã hội đứng thứ 2 tại Việt Nam,
với nguồn lợi nhuận cho các nhà mạng xã hội ngày một lớn. Vì vậy, chính
phủ nên mạnh tay hơn trong đàm phán, đề nghị phía doanh nghiệp hợp tác
nghiêm túc, thậm chí đưa ra cảnh báo, kết tội và yêu cầu xử phạt nếu họ
không đáp ứng các nguyên tắc, luật pháp nhà nước đề ra.
Những rắc rối trong ràng buộc điều khoản người dùng tại các doanh
nghiệp liên quốc gia với nghị quyết nhà nước trong phòng chống tin sai sự
thật, tin tức thù địch trên mạng xã hội chắc chắn là bài tốn khó, khơng thể
giải quyết trong một sớm một chiều. Nhìn vào các quốc gia trên thế giới, có lẽ
nhiều người sẽ có mơ tưởng đến Mỹ- thiên đường cho cái tự do ngôn luận
được tung hô. Phần lớn các trang mạng xã hội lớn có trụ sở chính đặt tại Mỹ,
do người Mỹ gây dựng, đáp ứng nhu cầu thông tin cho rất nhiều người dân
Mỹ. Tin sai, tin chống phá thù địch và sự phát tán của chúng trên mạng xã hội
9


luôn được nhắc đến, được nhà nước và người dân quan tâm. Chính phủ Mỹ
bao nhiêu năm qua đã thực hiện vô số các biện pháp hướng tới các quảng cáo
mục đích chính trị, phát tán thơng tin giả mạo, video giả tạo như đề xuất luật
liên bang, sử dụng các hệ thống xác thực, đánh giá mối đe dọa, đưa ra các bộ
luật pháp từng bang,… Tuy nhiên vấn nạn tin sai sự thật, tin thù địch chống
phá tại Mỹ chưa bao giờ hạ nhiệt đặc biệt là tin tức liên quan đến chính trị,
người dân hoang mang, phía các nhà chính trị gia liên tục phải đưa ra thơng
tin phản bác, đính chính. Liệu đây có phải cái “dân chủ” nhiều người mong
ước? Nhìn sang đất nước láng giềng Trung Quốc, được biết đến với hệ thống
“gate keeper” nghiêm ngặt hàng đầu thế giới. Chính phủ Trung Quốc sử dụng
hệ thống tường lửa ngăn chặn cơng dân có thể truy cập được các trang mạng

xã hội nước ngoài, không giống như người trẻ Việt Nam sử dụng Facebook,
Youtube, hay Twitter để giao lưu với bạn bè thế giới, người Trung Quốc sử
dụng mạng xã hội Weibo, QQ, Zhihu, nhắn tin qua WeChat. Trung Quốc với
chính sách “chủ quyền số hóa”, nắm trong tay quyền theo dõi, kiểm sốt truy
cập của người dân trong nỗ lực kiểm soát các tin tức mà họ tiếp cận. Các
trang mạng xã hội nội địa đặt dưới tay chính phủ được quản lý một cách chặt
chẽ, dễ dàng, thực hiện mục tiêu tối cao là bảo an trật tự chính trị. Tung tin
tức sai sự thật, đặc biệt là các thông tin chống phá chính quyền có thể bị phạt
rất nặng. Hai quốc gia với hai chế độ chính trị khác biệt có ảnh hưởng trực
tiếp đến phương thức và hiệu quả quản lý tin sai, tin chống phá trên mạng xã
hội. Có thể thấy những nỗ lực của Trung Quốc trong kiểm sốt người dùng
Internet và các thơng tin đăng tải trên mạng xã hội đã đem lại hiệu quả đáng
kể. Tuy nhiên việc nhà nước tự cô lập, “giam cầm” người dân cũng bộc lộ
nhiều điểm hạn chế, ở một số mặt đáng lên án mà theo lập luận của một số đất
nước dân chủ tư bản, điều này chưa thể hiện cái nhân quyền cho dân chúng.
Đồng thời việc áp dụng hình thức kiểm sốt này lên Việt Nam là điều hồn
tồn khơng thể, do điều kiện và định hướng khơng phù hợp, bên cạnh đó
chúng ta chưa thể xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu chặt chẽ như
10


Trung Quốc. Như đã nói ở trên, chúng ta khơng phải khơng có khả năng xây
dựng nền tảng mạng xã hội, tuy nhiên lại chưa đủ sức cạnh tranh. Lotus và
Gapo khi đưa ra thị trường đã nhanh chóng bộc lộ những điểm yếu trong hệ
điều hành, các tính năng tương tác, trị chuyện khơng mới mẻ. Khơng chỉ
mạng xã hội, mà các sản phẩm mang thương hiệu “made in vietnam” thường
bị đánh giá thấp do giá trị thực mà chúng đem lại là q ít so với những gì nhà
phát ngôn đã “nổ” trong buổi ra mắt sản phẩm. Xây dựng mạng xã hội của
riêng mình là một giải pháp hay trong thời kỳ người dân dần phụ thuộc vào
Internet, chính phủ dễ dàng hơn trong kiểm sốt và quản lý các doanh nghiệp

trong nước, từ đó thơng tin được sàng lọc nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Lơi
kéo cơng chúng để mà nói, từ bỏ việc sử dụng Facebook, Zalo qua một mạng
xã hội mới là chặng đường dài, kéo theo tốn kém lớn về chi phí đầu tư, cần sự
hỗ trợ của các tổ chức lớn, của nhà nước. Nhưng trước hết phải có được sản
phẩm, và sản phẩm đó phải được thật trau chuốt về tính năng, về giao diện,
phù hợp với thị yếu và quan trọng nhất phải tìm ra được một lối đi riêng, một
điểm nhấn riêng để thu hút công chúng.
Với sự phát triển của Internet, con người có xu hướng xa rời các kênh
phương tiện truyền thông truyền thống, tuy nhiên trước sự nhiễu loạn thông
tin, không thể phủ nhận rằng các loại hình truyền thơng như truyền hình, báo
in hay phát thanh vẫn là sự lựa chọn đáng tin cậy. Mặc dù ta có thể dễ dàng
thấy sự suy tàn của báo giấy, truyền hình vẫn thu hút lượt cơng chúng lớn.
Các kênh phát sóng chính thống nay có ứng dụng hỗ trợ ngay cả trên các thiết
bị di động, giúp người dân dễ dàng nắm bắt thông tin xác thực, với các tính
năng hiện đại như truyền hình trực tiếp hay truyền hình xem lại. Thế hệ Z
được đánh giá cao trong khả năng sàng lọc thông tin, nhanh nhạy và am hiểu
các thiết bị số tuy nhiên khó tính, không dễ dàng tin tưởng ngay lập tức các
thông tin được tiếp cận, nhiều người có thói quen kiểm tra nguồn, tìm kiếm từ
khóa trên các trang báo chính thống. Đổi mới, cải tiến hơn các phương tiện
11


truyền thông truyền thống là một giải pháp tốt để thu hút hơn công chúng,
giảm tải áp lực cho bộ máy kiểm soát mạng. Các tờ báo dần chuyển hướng
sang phát hành thông tin trên trang báo mạng, tuy nhiên giao diện, hình thức
cịn chưa được bắt mắt, thuận tiện. Các nền tảng ứng dụng đọc báo trực tuyến
trên các thiết bị di động như Báo Mới- là ứng dụng tin tức số 1 tại Việt Nam,
được đánh giá cao (4,1/5) bởi hơn 22 nghìn người dùng đánh giá, rất đáng
được nhân rộng. Ở các đất nước phát triển, người dân thậm chí sẵn sàng trả
phí cho các nền tảng ứng dụng cập nhật tin tức chính thống cho thấy nhu cầu

lớn của công chúng trong việc tiếp cận với các nguồn tin chính thống.
Dù vậy, giải pháp lâu bền và hiệu quả nhất chính là tác động vào ý thức
người dân. Mỗi cơng dân sở hữu một tiếng nói trên mạng xã hội, với mỗi một
nút chia sẻ, thông tin không chỉ được phát tán đến một hay hai người bạn, mà
đến một cộng đồng người xung quanh. Với sức mạnh phát tán của mạng xã
hội, dễ để nhiều người muốn được thể hiện tiếng nói, mong muốn gây được
sự chú ý của cộng đồng. Dạo gần đây xoay quanh câu chuyện dịch bệnh,
khơng ít những phát ngơn thiếu xác thực, bịa đặt đã được đăng tải thu hút sự
chú ý của nhiều người với những nội dung gây sốc như phong tỏa thành phố,
có người bệnh bị tử vong, chính quyền xác nhận có người bệnh tại khu vực
với những hình ảnh được cắt ghép, làm giả hịng qua mắt dư luận. Với các
nguồn phát tán thông tin sai, thù địch cần phải có biện pháp xử phạt thật nặng,
áp dụng hình thức phạt hành chính thậm chí phạt hình sự cơng khai để nêu
gương cho tồn dân. Xác định đúng “disinformation” và “misinformation” để
đưa ra hình thức phạt sao cho thật phù hợp, trước hết mạnh tay là giải pháp
phù hợp để thức tỉnh người dân không chạy theo vịng xốy tin tức giả mạo.
Gần đây nhất Việt Nam áp dụng xử phạt nặng các hành vi có nồng độ cồn
vượt mức quy định khi điều khiển giao thông đã nhận được kết quả khả quan.
Việc áp dụng hình phạt nặng có thể gây phản ứng trái chiều trong thời gian
đầu, tuy nhiên về lâu dài sẽ có hiệu quả tốt, khi người dân đã dần hình thành
12


thói quen. Xử phạt song song với ra sức tuyên truyền, vận động nâng cao ý
thức người dân. Trong tình hình bệnh dịch đang diễn biến phức tạp, số ca
nhiễm tăng cao, người dân có xu hướng nhạy cảm về các thơng tin liên quan
mà khi có bất kỳ tin tức nào được đưa ra, họ hay “bỏ quên” bước xác thực,
vội vàng “share” về trang cá nhân cho bạn bè, người thân cùng đọc. Hoảng
loạn, hấp tấp vơ hình chung đã biến ta trở thành nguồn phát tán tin đồn sai sự
thực và khi lực lượng điều tra vào cuộc, các trang cá nhân này sẽ phải chịu

mức xử phạt theo nghị định đã được đưa ra. Gần đây rất nhiều cá nhân đã
phải nộp phạt hành chính do chia sẻ các thông tin sai sự thật như ca sĩ Đàm
Vĩnh Hưng, diễn viên Ngơ Thanh Vân. Cần có các hình thức tun truyền có
hiệu quả hơn, thay vì phát thanh, biểu ngữ trên truyền hình, chính phủ cần có
những phương thức tiếp cận gần dân hơn. Tài trợ tổ chức các chiến dịch
truyền thông lớn, hợp tác cùng với các người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng có
thể là một giải pháp. Các chiến dịch với chuỗi hoạt động đưa thơng điệp
thống nhất đi đến ngăn chặn, phịng chống tin giả, tin thù địch trên mạng xã
hội, từ những định nghĩa nhỏ nhất, thực trạng, hậu quả của chúng, đến cách
nhận biết và báo cáo, lên án hành vi sai trái. Trên thế giới đã có rất nhiều các
chiến dịch được chi trả bởi chính phủ hướng đến nhiều lĩnh vực trong đời
sống như tranh cử, sức khỏe, pháp luật đạt thành cơng vang dội. Khi người
dân có những hiểu biết đầy đủ về vấn nạn tin giả, tin thù địch trên mạng xã
hội, mỗi cá nhân sẽ là một chiến sĩ trong cuộc chiến này. Với các chức năng
hiện có sản trên mạng xã hội như báo cáo vi phạm, người dân có thể kết hợp
liên hệ trực tiếp với các tổ chức cơ quan chính phủ. Việc phát tán các tin tức
sai trái một phần cũng do trình độ dân trí cịn thấp. Như đã nói, khi người dân
dễ bị dắt mũi bởi các “thuyết âm mưu” trên mạng xã hội, họ đi đến hành vi
đập phá tài sản của công như thiêu đốt trạm phát sóng 5G. Vì vậy nâng cao
trình độ dân trí chính là cách giúp chúng ta trở nên tự tin hơn mỗi khi đối diện
với các tin tức chưa được xác thực. Khuyến khích học hỏi tìm kiếm, giúp đỡ
lẫn nhau là điều chúng ta có thể làm với người thân, bạn bè. Hơn nữa, ngăn
13


chặn chống tin sai trái là một chủ đề nên được đưa vào chương trình giáo dục
thường xuyên. Thế hệ trẻ là đối tượng tiếp xúc nhiều nhất với mạng xã hội,
hằng ngày tiếp cận được khơng ít thơng tin, việc được trang bị các kiến thức
tốt có thể giúp họ bình tĩnh hơn trong phịng tránh. Cần có các buổi ngoại
khóa để tuyên truyền cho học sinh, sinh viên về tác hại của phát tán tin sai sự

thật, tin thù địch.
Kết lại, câu chuyện về tin giả, tin chống phá không phải câu truyện mới
mà không chỉ riêng Việt Nam, rất nhiều quốc gia đang từng giây, từng phút
trong cuộc chiến chống lại chúng. Đặc biệt tình hình thực tiễn cho thấy, nếu
không hành động sớm, dịch bệnh tin giả, tin sai trái diễn ra còn nguy hiểm
hơn dịch bệnh Covid-19 bây giờ. Chống lại chúng là cuộc chiến dài lâu, đòi
hỏi trách nhiệm lớn lao của các tổ chức chính trị, trách nhiệm của mỗi người
dân. Người dân chính là cốt lõi, là các cá nhân dễ bị tổn thương, nhưng cũng
là các chiến sĩ. Các đề xuất, biện pháp đề ra cần được tính tốn rõ ràng về
hiệu quả để tránh lãng phí về tài nguyên, thời gian. Sự lãnh đạo cùa Đảng, với
các quyết sách được đưa ra kịp thời, với định hướng dân làm gốc chắc chắn sẽ
là chỗ dựa vững chắc cho người dân, cho cộng đồng. Nghiêm túc thực hiện
các chủ trương của nhà nước cũng như không ngừng rèn luyện, phát huy bản
thân chính là giúp đỡ cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh tin sai trái.
Chống dịch như chống giặc!

14



×