Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận Quản trị Marketing Chiến lược người dẫn đầu thị trường của Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 28 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GNT

Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư TNG

MCM

Cơng ty cổ phần Giống bị sữa Mộc Châu

UEA

The University of East Anglia

DHG Phamar

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

DSM (Thụy Sĩ)

Tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới DSM - Thụy Sĩ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Các chiến lược Marketing cạnh tranh..................................................................8


DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Mơ hình 5 tác lực cạnh tranh Michael Porter (2009)...........................................3
Hình 2 Những bộ phận trong phân tích đối thủ cạnh tranh (Porter, 2009)......................4
Hình 3 Bánh xe chiến lược cạnh tranh.............................................................................5
Hình 4 Các chức năng của một hệ thống thu thập thơng tin về đối thủ...........................7


Hình 5 Mơ hình hoạt động của cơng ty Vinamilkk........................................................10
Hình 6 Thị phần ngành sữa 2020...................................................................................11
Hình 7 Sữa tươi Vinamilk 100% Organic......................................................................15
Hình 8 Sữa tươi thanh trùng Vinamilk 100% A2..........................................................16
Hình 9 Sữa tươi tiệt trùng chứa Tổ yến..........................................................................16
Hình 10 Sữa tươi Vinamilk Green Farm........................................................................17
Hình 11 Một số loại sữa tươi của Vinamilk...................................................................17
Hình 12 Nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk................................................................19
Hình 13 Một chặng đường phát triển hệ thống trang trại bò sữa...................................20


MỤC LỤC
NỘI DUNG TRẢ LỜI.....................................................................................................1
Câu 1................................................................................................................................1
1.1 Cách doanh nghiệp nhận dạng đối thủ cạnh tranh:....................................................1
1.2 Phương pháp phân tích cạnh tranh của doanh nghiệp................................................2
Câu 2 Vinamilk dẫn đầu thị trường phân khúc sữa tươi..................................................8
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp Vinamilk.......................................................................8
2.1.1 Giới thiệu chung......................................................................................................8
2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh..............................................................................................9
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của Vinamilk.........................................................................9
2.1.4 Mơ hình hoạt động của cơng ty.............................................................................10
2.2 Tổng quan về ngành sữa Việt Nam..........................................................................11
2.3 Chiến lược người dẫn đầu thị trường của Vinamilk................................................12
2.3.1 Tăng tổng cầu của thị trường................................................................................12
2.3.2 Bảo vệ thị phần.....................................................................................................15
2.3.3 Mở rộng thị phần...................................................................................................21
2.4 Nhận xét...................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................23



NỘI DUNG TRẢ LỜI
Câu 1
1.1 Cách doanh nghiệp nhận dạng đối thủ cạnh tranh:
 Dựa vào các mức độ cạnh tranh
Cạnh tranh về nhu cầu: Đối thủ cạnh tranh là những cơng ty theo đuổi cùng một
mục đích và cố gắng thỏa mãn nhu cầu của một nhóm khách hàng mục tiêu bằng sản
phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Cạnh tranh về sử dụng: Các công ty cung cấp một sản phẩm, dịch vụ khác nhưng
đem cùng một loại lợi ích cho khách hàng, có thể gọi đây là sự cạnh tranh giữa các
ngành khác nhau.
Cạnh tranh trong ngành: Là sự cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một ngành
hoặc cùng một chủng loại hàng hoá. Sự cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành thường
được gọi là chiến lược cải tiến sản phẩm, giảm giá, quảng cáo, mở rộng kênh bán hàng,
truyền thông…
Cạnh tranh về thương hiệu: Các thương có một nhóm mục tiêu chung, một giải
pháp chung để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một sản phẩm chung và một dịch vụ
chung. Khách hàng sẽ lựa chọn để đáp ứng nhu cầu của họ.
 Phân loại các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ
tương tự cho một đối tượng mục tiêu chung.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những công ty không cung cấp một sản phẩm hoặc
dịch vụ tương tự, nhưng có thể thỏa mãn và giải quyết cùng một vấn đề và nhu cầu cho
khách hàng mục tiêu.
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể là:




Các doanh nghiệp khơng ở trong ngành nhưng có thể vượt qua hàng rào gia

nhập ngành một cách đặc biệt dễ dàng.



Các doanh nghiệp có điều kiện thích hợp với việc hoạt động trong ngành. 



Các doanh nghiệp mà sự cạnh tranh trong ngành là sự mở rộng hiển nhiên của
chiến lược kinh doanh. 



Khách hàng hoặc nhà cung cấp của ngành, có thể mở rộng lùi hoặc tiến. Có một
loại đối thủ tiềm năng khác là doanh nghiệp có khả năng tham gia mua lại, sáp
nhập. Việc mua lại, sáp nhập có thể xảy ra giữa hai doanh nghiệp trong ngành
hoặc giữa doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Một vụ sáp nhập nhiều khả năng
sẽ gia tăng đáng kể sức cạnh tranh của doanh nghiệp hiện tại. Để dự báo loại đối
thủ tiềm năng này, ta cần xem xét tình hình sở hữu của nó, khả năng đối phó với
những phát triển tương lai trong ngành và sức hấp dẫn của nó với tư cách là một
cơ sở sản xuất trong ngành...
1.2 Phương pháp phân tích cạnh tranh của doanh nghiệp

2


Hình 1 Mơ hình 5 tác lực cạnh tranh Michael Porter (2009)

 Xác định được các lực lượng bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp thông qua mơ hình cạnh tranh theo ngành của Michael Porter.

 Doanh nghiệp phải nhận dạng được đối thủ cạnh tranh
 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Trước hết ta cần tìm hiểu:
- Năng lực cạnh tranh của đối thủ
- Khả năng ứng phó của đối thủ
- Những bước đi chiến lược mà họ có thể tiến hành
Có 4 bộ phận trong phân tích đối thủ cạnh tranh là: các mục tiêu tương lai, các chiến
lược hiện tại, các giả thiết và các khả năng

3


Hình 2 Những bộ phận trong phân tích đối thủ cạnh tranh (Porter, 2009)

-

Xác định các mục tiêu tương lai

Xác định mục tiêu có vai trị quan trọng trong phân tích đối thủ cạnh tranh. Hiểu biết
về mục tiêu cho phép dự báo đối thủ có hài lịng với vị trí hiện tại hay khơng. Từ đó, có
thể dự đốn khả năng thay đổi chiến lược của đối thủ, cũng như phản ứng của đối thủ
với các sự kiện bên ngoài (như chu kỳ kinh doanh) hay hành vi của doanh nghiệp khác.
Phân tích mục tiêu của đối thủ giúp doanh nghiệp tránh các bước đi dẫn đến đối đầu
trực tiếp với đối thủ. Cạnh tranh gay gắt, trực tiếp với đối thủ có thể khiến tất cả đều
khơng đạt được mục tiêu của mình.
-

Xác định giả thiết đối thủ

Những giả thiết này gồm có:

+ Giả định của đối thủ về bản thân.
4


+ Giả định của đối thủ về ngành và về các cơng ty khác trong ngành
Tìm hiểu các giả thiết của đối thủ có thể giúp xác định “điểm mù”. Những “điểm
mù” này là khu vực mà đối thủ cạnh tranh sẽ không thấy rõ tầm quan trọng của sự kiện,
hoặc nhận thức chúng khơng chính xác, hoặc nhận thức chúng rất chậm.
-

Chiến lược hiện tại

Chiến lược của đối thủ là những chính sách hoạt động chủ yếu trong mỗi khu vực
chức năng kinh doanh và cách kết nối giữa những chức năng đó.

Hình 3 Bánh xe chiến lược cạnh tranh

5


-

Thẩm định khả năng của đối thủ

Đây là bước chẩn đốn cuối cùng trong phân tích đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu,
giả thiết và chiến lược hiện tại sẽ quyết định thời điểm, cường độ và khả năng xảy ra
phản ứng của đối thủ. Nhưng khả năng (thế mạnh và điểm yếu) sẽ quyết định năng lực
tiến hành các phản ứng đó. Thế mạnh và điểm yếu của đối thủ có thể được đánh giá
bằng cách xem xét vị trí của đối thủ với năm yếu tố cạnh tranh:
+ Những khả năng cốt lõi

+ Khả năng tăng trưởng
+ Khả năng phản ứng nhanh
+ Khả năng thích nghi với thay đổi
+ Sức mạnh bền bỉ
 Thiết kế hệ thống tình báo đối thủ
Các bước đi cần thiết trong xây dựng hệ thống thơng tin tình báo:
- Thành lập phịng thu thập tin tức cạnh tranh chịu trách nhiệm thu thập, phân tích và
phân phối các thơng tin cạnh tranh.
- Phát triển hệ thống thu thập tin tức cạnh tranh qua đó những nhân viên cơng ty tìm
kiếm dữ liệu về một đối thủ cạnh tranh cụ thể sẽ chuyển thông tin đó đến một bộ phận
tập trung để kiểm tra, phân loại, sắp xếp và gửi thông tin tới người cần.
- Thể chế hóa một hệ thống ẩn trong đó các giám đốc hay các đội ngũ nhận trách nhiệm
theo dõi các đối thủ cụ thể, và được giao nhiệm vụ giải đáp các loại câu hỏi được nêu
ra ở trên.
- Rà sốt chính thức về lãi lỗ kinh doanh

6


Hình 4 Các chức năng của một hệ thống thu thập thông tin về đối thủ

 Thiết kế các chiến lược marketing cạnh tranh
Doanh nghiệp cần xác định vai trò và vị trí của mình trên thị trường mục tiêu để đưa ra
các chiến lược Marketing cạnh tranh phù hợp.

7


Thị phần giả


Chiến lược

Chiến lược

Chiến lược

Chiến lược nép

người dẫn đầu

người thách

người theo sau

góc thị trường

thị trường

thức thị trường

thị trường

40%

30%

20%

10%


Rất mạnh

Mạnh

Yếu

Rất yếu

Giữ vị trí hàng

Tăng thị phần

Giữ khách

Thu lợi nhuận

đầu để kiếm lợi

hàng hiện tại,

trên cơ sở khai

nhuận

tạo ra khách

thác đoạn thị

hàng mới,


trường nhỏ

định
Tiềm lực
cạnh tranh
Mục tiêu

tránh đối đầu
Chiến lược

Mở rộng thị

Tấn cơng

Người sao

Chun mơn

trường, giữ

chép, người

hóa

vững và/hoặc

nhái kiểu,

tăng thị phần


người cải biến

Bảng 1 Các chiến lược Marketing cạnh tranh

Câu 2 Vinamilk dẫn đầu thị trường phân khúc sữa tươi
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp Vinamilk
2.1.1 Giới thiệu chung
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company). Đây là một công ty đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất
các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. Vinamilk được thành lập ngày 20/08/1976 dựa trên
cơ sở tiếp quản của 3 nhà máy sữa gồm: Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà
8


máy Foremost Dairies Vietnam S.A.R.L hoạt động từ 1965), Nhà máy Sữa Trường Thọ
(tiền thân là nhà máy Cosuvina do Hoa kiều thành lập 1972) và Nhà máy Sữa bột
Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle').
Theo Wikipedia, Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế
biến sữa tại Việt Nam, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột,
33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc
trên tồn quốc.
Qua q trình hoạt động và phát triển, Vinamilk đã trở thành đại diện duy nhất
của khu vực Đông Nam Á trong Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu năm
2021 với vị thứ 8/10. Giá trị thương hiệu của Vinamilk được định giá gần 2,4 tỷ đô la
Mỹ, tăng 12% so với năm 2020. Ngoài ra, Vinamilk cũng là 1 trong 3 thương hiệu tiềm
năng nhất của ngành sữa thế giới với số điểm đánh giá cao thứ 2.
2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn của Vinamilk: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về
sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.
Sứ mệnh của Vinamilk: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh

dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách
nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của Vinamilk
- Sản xuất sữa hộp, sữa bột, sữa chua, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác
- Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành và nước giải khát
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ , thiết bị phụ tùng, vật tư , hoá chất và nguyên liệu
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của Pháp luật.
- Sản xuất và kinh doanh bao bì và in trên bao bì
- Sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa (trừ tái chế phế thải nhựa)
9


2.1.4 Mơ hình hoạt động của cơng ty

Hình 5 Mơ hình hoạt động của cơng ty Vinamilkk

10


2.2 Tổng quan về ngành sữa Việt Nam
Mặc dù COVID-19 tác động tiêu cực lên kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam
nhưng giá trị tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ,
thậm chí mạnh hơn so với trước dịch trong năm 2020. Cụ thể, trong tiêu thụ sữa ở khu
vực thành thị tăng trưởng 10% trong khi ở khu vực nông thôn tăng trưởng 15%.
Theo Euromonitor, sản lượng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam
đạt 1.76 triệu tấn (+8.6% ) trong năm 2020. Việt Nam thuộc top các quốc gia có mức
tiêu thụ sữa khá thấp, chỉ với 26-27 kg/người/năm (trung bình thế giới đạt khoảng 100
kg/người/năm và trung bình tại châu Á đạt 38 kg/người/năm).
Sau giai đoạn giảm tốc 2016 – 2019, tăng trưởng thị trường sữa và các sản phẩm
từ sữa trong nước đang có dấu hiệu cải thiện. Năm 2020, doanh thu các sản phẩm sữa

tại Việt Nam đạt 64,4 nghìn tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 10,3%. Doanh thu sữa và các
sản phẩm từ sữa của Việt Nam dự kiến sẽ duy trì ở mức 7-8%/năm trong giai đoạn
2021 - 2025, đạt tổng giá trị khoảng 93,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2025.

Hình 6 Thị phần ngành sữa 2020

11


Kết quả kinh doanh năm 2020 cũng đã khẳng định các doanh nghiệp sữa ít bị ảnh
hưởng bởi dịch bệnh. Năm 2020, Vinamilk đạt tổng doanh thu hợp nhất gần 60.000 tỷ
đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ 2019 và đưa các công ty thành viên GTN, MCM
tăng trưởng ấn tượng chỉ sau 1 năm sáp nhập. Với mức tăng trưởng doanh thu 7,4% so
với 2019, hoạt động xuất khẩu của Vinamilk trong năm 2020 đã tạo nhiều dấu ấn trong
bối cảnh khó khăn chung, đóng góp tích cực cho ngành sữa cả nước.
Theo Kantar Worldpanel, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam đang
có những chuyển biến tích cực do cơ cấu dân số trẻ, thu nhập trung bình tăng; xu
hướng sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch; xu hướng
tiêu thụ các sản phẩm tiện lợi, có thương hiệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3 Chiến lược người dẫn đầu thị trường của Vinamilk
Theo kết quả nghiên cứu thị trường mới nhất của Nielsen Việt Nam, sản phẩm
sữa tươi 100% Vinamilk vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong phân khúc này về cả
sản lượng lẫn doanh số bán ra trong 12 tháng liên tiếp (từ tháng 3.2018 đến tháng
2.2019). Đặc biệt, trải qua một giai đoạn đầy biến động vì Covid-19, Vinamilk vẫn là
cơng ty dẫn đầu thị trường ở ngành hàng sữa nước. Đây là một ngành hàng lớn, có tốc
độ tăng trưởng và cạnh tranh cao. Để tạo ra “sức bền” cho việc duy trì vị trí số một của
mình, Vinamilk đã phải hành động dựa trên ba hướng:
2.3.1 Tăng tổng cầu của thị trường
 Tiềm kiếm khách hàng mới:
Dựa vào phân khúc thị trường theo địa lý, Vinamilk đã xác định 2 phân khúc thị

trường chính của mình là thành thị và nơng thơn. Trong đó, Vinamilk tập trung chủ yếu
vào phân khúc khách hàng sinh sống ở các thành phố lớn. Vì vậy, Vinamilk đã mở
rộng địa bàn của mình bằng cách hướng tới khách hàng ở vùng nông thôn Việt Nam.
Vinamilk tiến hành tổ chức các hoạt động cộng đồng giúp đỡ trẻ em nghèo, dinh dưỡng
cho người già,… để thương hiệu đi vào lịng người dân, từ đó có thể dễ dàng chiếm
lĩnh thị thường. Ví dụ, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Quỹ sữa Vươn cao Việt
12


Nam với sứ mệnh “để mọi trẻ em được uống sữa mỗi ngày”, đã chính thức khởi động
hành trình năm 2021 với việc công bố trao 1,7 triệu ly sữa cho 19.000 trẻ em khó khăn,
có hồn cảnh đặc biệt ở 26 tỉnh thành trên cả nước với tổng giá trị là 12,5 tỉ đồng. Theo
Báo cáo uy tín “Dấu chân thương hiệu 2019” (Brand Footprint), Vinamilk là thương
hiệu được chọn mua nhiều nhất trong ngành hàng sữa và sản phẩm từ sữa ở cả thành
thị và nông thôn 7 năm liền.
Hệ thống phân phối của Vinamilk đa dạng, tỏa rộng khắp cả nước với các hình
thức bán bn, bán lẻ, cửa hàng phân phối trực tiếp và có cả kênh thương mại điện tử
giúp người tiêu dùng dễ dàng mua được sản phẩm và đầu tư rất nhiều vào truyền thơng
để thương hiệuu phủ sóng tồn nước.
Bên cạnh việc mở rộng thị trường trong nước, Vinamilk còn mở rộng thị trường
ra các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cụ thể, Vinamilk đã tiếp cận với người tiêu dùng nước ngồi thơng qua việc xuất
khẩu sản phẩm đến hơn 56 quốc gia trên thế giới, bao gồm khu vực Đông Nam Á,
Trung Đông, Châu Phi và các nước khác.
Vinamilk đã đầu tư xây dựng nhà máy sữa Angkor tại Campuchia (Vinamilk sở
hữu 100%), Vinamilk nắm 22,8% cổ phần tại nhà máy sữa Miraka (New Zealand), sở
hữu 100% cổ phần nhà máy Driftwood (Mỹ), đầu tư công ty con tại Ba Lan làm cửa
ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu và mở văn phòng
đại diện tại Thái Lan.
Trong năm 2021, Vinamilk công bố đối tác đối tác liên doanh tại Philippines là

Del Monte Philippines, Inc. (DMPI), công ty con của Del Monte Pacific Limited - một
doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống hàng đầu tại Philippines, với mục đích để mở rộng
khai thác thị trường sữa và sản phẩm từ sữa. Các sản phẩm mang thương hiệu Del
Monte-Vinamilk, sau khi tung ra thị trường tháng 11/2021, được nhiều nhận xét tích
cực từ người tiêu dùng và sản phẩm hiện phân phối ở gần 50.000 điểm bán lẻ ở ba đảo

13


chính của Philippines và có mặt tại các gian hàng chính thức trên kênh thương mại điện
tử như Shopee và Lazada tại Philippines.
Trong 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu chính của Vinamilk là UAE ( chiếm 75%
doanh thu xuất khẩu). Ngoài thị trường Philipines, Campuchia, Vinanmilk đã xuất
khẩu sữa organic đến Singapore – thị trường khó tính nhưng được đón nhận tích cực.
Đến hết năm 2019, tại Trung Quốc, các sản phẩm của Vinamilk đã có tại 8 tỉnh
thành và hiện diện tại các chuỗi siêu thị lớn như Hema và Alibaba.
 Khuyến khích sử dụng nhiều hơn:
Vinamilk khuyến khích mỗi gia đình nên bổ sung sữa tươi một cách hợp lý vào
thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để cả nhà luôn khỏe mạnh.
Nhằm thúc đẩy khách hàng mua nhiều hơn vào các tháng cuối năm, Vinamilk
luôn tổ chức những chương trình "tuần lễ vàng" hay "mua sắm vàng" đã thu hút khá
đông người tiêu dùng. Vinamilk cũng thường xuyên triển khai nhiều chương trình
khuyến mãi với các hình thức khác nhau như: giảm giá sản phẩm, ưu đãi với những
khách hàng là thành viên của Vinamilk, sưu tầm thẻ đổi quà để nhận nhiều quà tặng có
giá trị như máy tính bảng Samsung, thẻ vàng thần tài (Vàng 999.9), ấm điện, … Vào
tháng 8/2021, Vinamilk đã thực hiện chương trình trợ giá (khuyến dùng sản phẩm) để
san sẻ khó khăn mùa dịch với người tiêu dùng. Khi khách hàng mua sản phẩm dinh
dưỡng thiết yếu sẽ được trợ giá thông qua quà tặng bằng sản phẩm cùng loại. Chương
trình này nhằm tri ân sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng trong thời gian qua. Quả
thực, các chương trình khuyến mãi của Vinamilk rất có ý nghĩa và thiết thực nên ln

được người tiêu dùng đón nhận và tích cực tham gia.
Vinamilk cịn có một đội ngũ nhân viên bán hàng đông đảo, được đào tạo chất
lượng, với những hiểu biết chắc chắn về Vinamilk, hiểu tâm lý khách hàng và quan
trọng hơn nữa là một phong cách làm việc chuyên nghiệp, khả năng giao tiếp tốt, luôn
nhiệt tình trong làm việc và sẵn sàng chia sẻ cùng khách hàng những thông tin thắc
mắc.
14


Bên cạnh những cơng dụng có lợi như giúp chắc khỏe xương, hỗ trợ miễn dịch,
tăng sức đề kháng, cung cấp năng lượng, sữa tươi Vinamilk còn dùng để làm đẹp.
Ngồi việc uống sữa mỗi ngày để giữ gìn nhan sắc và vóc dáng, phái đẹp cịn có thể
dùng sữa để rửa mặt và đắp mặt nạ để có một làn da khỏe.
2.3.2 Bảo vệ thị phần
 Marketing chủ động:
Vinamilk là doanh nghiệp luôn đi tiên phong trong nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới, có tính đột phá, đảm bảo chất lượng phục vụ cho mục tiêu thâm nhập thị
trường và gia tăng thị phần.
Năm 2016, Vinamilk đã tiên phong cho ra đời dòng sản phẩm Sữa tươi Vinamilk
100% Organic cao cấp theo tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu được sản xuất từ những cơ bị
organic trong trang trại bị sữa Vinamilk Organic Đà Lạt. Với quy trình sản xuất sữa
nghiêm ngặt “3 Không” của tiêu chuẩn organic Châu Âu: khơng sử dụng hoc-moon
tăng trưởng cho bị, khơng dư lượng thuốc kháng sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu.
theo tiêu chuẩn organic Châu Âu, thì sản phẩm hồn tồn thuần khiết và giàu các
dưỡng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe.

Hình 7 Sữa tươi Vinamilk 100% Organic

15



Năm 2018, Vinamilk là công ty đầu
tiên cho ra mắt Sữa tươi thanh trùng
Vinamilk 100% A2 từ giống bò A2 thuần
chủng nhập khẩu từ New Zealand dành
cho người nhạy cảm với đạm của sữa bị.

Hình 8 Sữa tươi thanh trùng Vinamilk 100% A2

Mới đây, Vinamilk đã chính thức ra mắt sản phẩm mới Sữa tươi tiệt trùng chứa
Tổ Yến đầu tiên tại Việt Nam nhằm mang đến sự lựa chọn về dinh dưỡng cao cấp cho
người tiêu dùng. Sản phẩm nhận được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng ngay khi ra
mắt bởi các giá trị dinh dưỡng mang lại, đặc biệt là trong việc hỗ trợ tăng cường sức
khỏe và đề kháng.

Hình 9 Sữa tươi tiệt trùng chứa Tổ yến

16



×