ĐỀ TÀI PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FRREUD
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 3
1. Những nét chung .................................................................................................................... 3
1.1
Cơ sở lý luận ................................................................................................................ 3
1.2
Tiểu sử (tác giả) ........................................................................................................... 4
1.3
Các cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện ............................................................. 5
NỘI DUNG ................................................................................................................................ 6
2.
Đánh giá (đóng góp cho Tâm lý học).................................................................................. 7
3.
Ứng dụng ............................................................................................................................. 8
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 8
2
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Vì sao lại chọn trường phái hoặc tác giả đó?
Vì khi xem xét các hiện tượng tâm lý trong đời sống, từ trường hợp mà ông Sigmund
Freud đã nghiên cứu hay các câu chuyện thực tế tơi đã được nghe, thì tơi nhận thấy
phương pháp phân tâm học hoàn toàn hợp lý khi được áp dụng để giải thích cho một
số hiện tượng tâm lý. Cộng với việc trên giảng đường tôi được nghe các giảng viên đề
cập khá nhiều về các học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud, điều này cũng là
một phần lý do khiến tơi có điều kiện tiếp xúc với những thứ liên quan đến ơng Freud
hơn, cũng như có cảm giác gần gũi với ơng hơn. Chính vì có sự tiếp xúc với học thuyết
của ông nhiều như thế, tôi đã muốn đề cập thêm một lần nữa những kiến thức mình đã
được học cũng như những kiến thức mà chỉ nhờ có học học phần này tơi mới có cơ hội
tìm hiểu sâu hơn về ơng – Sigmund Freud.
Hướng làm việc của bạn sau khi tốt nghiệp
Khi xét tuyển đại học, ngành xét tuyển trong tờ giấy điền nguyện vọng của mình, tơi
chỉ chọn mỗi ngành tâm lý học. Tơi cũng có tìm hiểu thử, ngồi tâm lý học ra mình
cịn có thể làm được những ngành nào khác khơng, nhưng tìm hiểu một lúc thì tơi lại
cảm thấy nản lịng vì bản thân mình khơng hề có phương án B. Lúc này, chính tơi cảm
thấy cực kì sợ hãi vì nếu khơng thể học được ngành tâm lý học thì có thể tương lai tơi
sẽ tối và vất vả lắm. Và cuối cùng, tôi cũng đã vào trường Đại học Sư phạm TP.HCM
với chuyên ngành Tâm lý học.
Đến thời điểm thời tại, tôi cảm thấy may mắn vì mình đang đi đúng hướng, càng học
và càng tìm hiểu về tâm lý học tôi thấy biết bao điều hay ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, tôi
vẫn muốn tiếp tục học một điều gì đó thuộc lĩnh vực tâm lý học, vì tơi cảm thấy thật sự
sảng khối khi được học một điều gì đó mới, mà may thay điều đó lại là thứ tơi thích.
Có thể sau khi tốt nghiệp cử nhân tôi sẽ học lên thạc sĩ, vì các kiến thức trong 4 năm
có thể chưa đủ để làm một công việc liên quan đến tâm lý con người. Thế nên tôi sẽ
chọn tiếp tục con đường học vấn, học xong tôi muốn làm những công việc có liên quan
đến tâm lý học như có thể đi tham vấn, hoặc đi viết bài báo về tâm lý học cho
Vietcetera – một công ty truyền thông được dẫn dắt bởi những người trẻ năng động,
hiện đại và cực kỳ tử tế. Tơi có mong muốn rằng, bản thân có thể góp một phần nhỏ
trong việc lan rộng tâm lý học đến nhiều người hơn, để mọi người có thể xem ngành
nghề tâm lý khơng cịn là một nghề gì đó q xa xỉ; hay khi gặp một vấn đề gì đó, mọi
người cũng khơng dè chừng mà nghĩ ngay đến các các nhà tham vấn để có thể san sẻ
vấn đề mà mình đang gặp phải.
1. Những nét chung
1.1
Cơ sở lý luận
Phân tâm học là gì?
3
Phân tâm học là một tập hợp các lý thuyết và kỹ thuật trị liệu được sử dụng để nghiên
cứu tâm trí vơ thức, cùng tạo thành một phương pháp điều trị rối loạn tâm thần
(wikipedia.com).
Vô thức?
Là phần tâm trí chứa đựng những cảm xúc và suy nghĩ mà chủ thể khơng hề hay biết
nhưng điều đó vẫn ảnh hưởng đến cách chủ thể cư xử (từ điển Cambrige).
Ý thức?
Tâm trí chủ thể biết rằng có điều gì đó tồn tại hoặc hiểu biết về một tình huống hoặc
chủ đề ở thời điểm hiện tại, được dựa trên thông tin hoặc kinh nghiệm của chủ thể (từ
điển Cambrige).
Tính dục?
Là những hành động có liên quan đến hoạt động tình dục (từ điển Cambrige).
1.2
Tiểu sử (tác giả)
Sigmund Freud (1856 – 1939) sinh tại Freiberg, Moravia (nay là Pribor, Tiệp
Khắc). Freud ln coi mình là người Do Thái nhưng ông có thái độ tiêu cực với Do
Thái giáo. Từ nhỏ Freud đã tỏ ra là một đứa trẻ thông minh, lúc 8 tuổi đã đọc được các
tác phẩm của Shakespeare, có thiên khiếu lạ lùng về ngơn ngữ, đó là ơng có thể tự học
tiếng La Tinh, Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Anh, về sau ông cịn được nhìn nhận
là một bậc thầy về văn xi Đức. Ông bắt đầu học trung học lúc 9 tuổi, sớm hơn 1 năm
so với những đứa trẻ cùng trang lứa và luôn là người đứng đầu lớp; năm 17 tuổi ông
tốt nghiệp trung học với hạng ưu.
Sau khi nghe một bài cáo luận của Goethe giảng giải về thiên nhiên và thuyết
tiến hóa của Darwin, ơng mới bắt đầu ham thích khoa học. Từ đây mới quyết định
đăng ký vào trường y tại Đại Học Vienna năm ông 17 tuổi. Ngồi việc này, Freud cịn
tạo được cho mình tên tuổi như một nhà giải phẫu thần kinh và ông đã kết thân được
với Josoph Breuer – người sẽ hướng dẫn Freud vào nhiều hiện tượng có sức mạnh thu
hút sự chú ý của ông trong 50 năm tiếp theo. Bên cạnh đó, ơng cịn có cơ hội học với
Charcot ở Paris. Tuy nhiên, ông lại gặp một rắc rối đó là nghiện cocain.
Mùa xn 1884, Freud thí nghiệm với chất cocain sau khi nghe được tin chất này được
sử dụng thành công trong quân đội với tác dụng là làm tăng sức mạnh. Bản thân ông
đã tự kiểm nghiệm, và ơng đã thấy nó giảm được sự trầm cảm và chứng khó tiêu của
ơng, giúp ơng làm việc hăng hái và không thấy phản ứng của tác dụng phụ. Vì thế, ơng
đã dùng nó thường xun và cịn đưa cho các chị, bạn bè, đồng nghiệp và vị hôn thê
của ơng. Ngồi việc đưa cocain cho mọi người sử dụng, ông bắt đầu quảng cáo tác
dụng của chúng rộng rãi hơn trong hai năm tiếp theo và đã viết bài báo mơ tả những
lợi ích của cocain. Thế nhưng, một người bạn của Freud sau khi biết đến tác dụng của
cocain – là Carl Koller, ông đã viết một bài mô tả cuộc giải phẫu mắt mà trước kia
không thể thực hiện được thì nay nhờ có cocain làm chất gây mê nên việc giải phẫu đã
4
được thực hiện. Bài báo gây tiếng vang lớn và Koller trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Tiếc thay cho Freud vì ơng đã lỡ mất dịp thành cơng ấy.
Ngoại trừ tác dụng gây mê của cocain, tất cả các sự tin tưởng khác của ông về
chất này đều bị chứng minh là sai. Freud bị phê bình dữ dội vì quảng cáo vơ tội vạ cho
chất cocain, lúc này đã bị coi là “tai ương thứ ba của loài người” (hai tai ương kia là
rượu và móocphin). Việc Freud dính líu tới cocain đã làm thiệt hại cho uy tín y học
của ơng rất nhiều. Chính vụ cocain đã phần lớn làm cho giới y khoa hoài nghi về các ý
tưởng thời kỳ sau của ông.
Mặc dù Freud tránh nghiện cocain nhưng ông lại mắc vào chứng nghiện
nicotin, mỗi ngày ơng hút đến 20 điếu xì gà. Năm 38 tuổi, ơng phát hiện mình bị bệnh
loạn nhịp tim. Bản thân ông là một bác sĩ, Freud biết rất rõ hút thuốc có hại cho sức
khỏe và ơng đã nhiều lần thử bỏ hút nhưng không thành công. Năm 1923, lúc ấy Freud
67 tuổi, ông phát hiện bị ung thư họng và hàm. Ông phải chịu một loạt 33 cuộc giải
phẫu và cuối cùng ông đã phải dùng hàm giả rất khó chịu (mà ơng gọi là “con qi
vật”) để thay thế các phần hàm của ông bị cắt bỏ. Trong suốt 16 năm cuối đời, ông hầu
như luôn luôn bị đau đớn nhưng vẫn tiếp tục hút xì ga.
Phân tâm học được khởi xưởng từ chính những điều Freud học được từ Breuer
liên quan đến việc điều trị một người phụ nữ mắc bệnh ưu uất (hysteria), và Breuer bắt
đầu điều trị cho một bệnh nhân tên là Anna O. Năm 1880, khi ấy Freud còn là một
sinh viên y khoa, nên Freud đã dành cho Breuer công lao sáng lập môn tâm phân học.
Năm 1895, Breuer và Freud xuất bản Nghiên Cứu về Bệnh ưu uất, trong đó có kể đến
trường hợp của Anna O. Và đây cũng là năm thường được coi là niên hiệu chính thức
của việc sáng lập trường phái tâm phân học.
Là người khai sinh ra phương pháp liên tưởng tự do.
Một thời gian sau đó, ơng nhận thấy rằng để là nhà phân tâm hiệu quả, ơng phải
tự phân tâm chính mình nhưng khơng thể dùng phương pháp liên tưởng tự do. Chính
vì lý do này ông đã cho ra đời một lối đi khác khi xem xét các triệu chứng rối loạn tâm
thần, đó là khám phá các giấc mơ.
1.3
Các cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện
Là cha đẻ của khái niệm ý thức và vô thức.
Bản năng ham sống và bản năng được chết
Lo lắng: theo Freud thì ơng đưa 3 hình thái lo lắng
+ Lo lắng thực tiễn: nỗi sợ hãi bắt nguồn từ sự vật hiện tượng ở môi trường vật lý.
+ Lo lắng đạo đức: là những cảm nhận trong bên trong, là cảm giác mang tính hấp thu
kinh nghiệm xã hội nằm trong khu vực siêu ngã.
+ Lo lắng thần kinh: là nỗi sợ hãi do bị khuất phục bởi xung lực từ xung động vô thức.
Cơ chế tự vệ.
Các giai đoạn phát triển.
5
Khủng hoảng Oedipus
Nhân cách và cá tính
Áp dụng vào trị liệu: là một trong những thế mạnh trong các học thuyết của
ông, sau đây là một số cách thức trị liệu trong học thuyết này:
+ Môi trường thả lỏng
+ Tự do liên tưởng
+ Phân tích chống đối
+ Phân tích giấc mơ
+ Nói vấp
NỘI DUNG
Trong bài tiểu luận này, tôi chỉ đề cập đến một số lý thuyết phân tâm học hay
một số cách thức trị liệu thuộc học thuyết lớn của Sigmund Freud, gồm các lý thuyết
sau: tâm trí của con người gồm phần vơ thức và ý thức; tính cách của con người được
tạo thành 3 yếu tố chính: cái ấy, cái tơi, cái siêu tơi; cơ chế phòng vệ; giai đoạn phát
triển của tâm lý tính dục; liệu pháp trị chuyện; phân tích giấc mơ …
Dưới đây là tóm tắt các lý thuyết của Sigmund Freud:
- Tâm trí của con người gồm phần vơ thức và ý thức:
Theo Freud, ông cho rằng vô thức là trợ tá đắc lực cho ý thức và là nơi tập trung
động cơ cho mọi hành vi, thái độ của con người. Freud so sánh hai thành phần này như
một tảng băng, phần chóp của tảng băng có thể nhìn thấy trên mặt nước chỉ đại diện
cho một phần nhỏ của ý thức, trong khi phần rộng lớn của tảng băng ẩn bên dưới mặt
nước đại diện cho vô thức – và chúng lớn hơn nhiều.
- Tính cách của con người được tạo thành 3 yếu tố chính: cái ấy, cái tôi, cái siêu
tôi:
+ Cái ấy được gọi là Id: là bản năng như đói, khát, tính dục... Bản năng tính dục là vơ
thức, khi nhu cầu nổi lên thì bản năng tính dục muốn được thỏa mãn ngay lập tức. Lực
tập hợp gắn liền với các bản năng gọi là libido (ham muốn tình dục). Ơng cho rằng,
sức thơi thúc của libido cắt nghĩa cho đa số hành vi con người.
+ Cái tôi được gọi là Ego: Ego làm cho các ước muốn của Id phù hợp với thực tại
trong môi trường vật lý.
+ Cái siêu tôi được gọi là Superego: là một phần của nhân cách chứa đựng các tiêu
chuẩn và đạo đức nội tại mà chúng ta có được từ cha mẹ, gia đình và xã hội.
- Cơ chế phòng vệ:
Cơ chế này xuất hiện khi một người không muốn đối mặt với sự thật tiêu cực hay việc
gây ra sự đau đớn đến cá nhân đó, lúc này họ sẽ tìm kiếm lời giải thích để phủ nhận
hay sử dụng hành vi để phủ nhận sự thật đó.
6
- 5 giai đoạn phát triển của tâm lý tính dục:
+ Giai đoạn môi miệng (từ lúc mới sinh – 1 tuổi): Là giai đoạn trẻ em có khối cảm
lớn nhất qua việc bú và đưa lên miệng cắn những vật thể gần bé.
+ Giai đoạn hậu môn (1– 3 tuổi): tập trung vào khu vực hậu môn, bé cảm thấy khoái
cảm mỗi khi đi vệ sinh.
+ Giai đoạn dương vật (3– 6 tuổi): bé thích thú khám phá bộ phận sinh dục của mình,
nên người lớn sẽ thường bắt gặp trẻ nghịch bộ phận sinh dục của mình.
+ Giai đoạn tiềm ẩn (6– 12 tuổi): ở giai đoạn này, xung lực tính dục tạm thời bị nén lại
để tiếp thu những kỹ năng mới ở trường học.
+ Giai đoạn sinh dục: bắt đầu tuổi dậy thì khi cảm xúc tính dục tập trung vào khối
cảm giao hợp. ( />Việc hồn thành tốt từng giai đoạn dẫn đến một nhân cách lành mạnh khi
trưởng thành. Tuy nhiên, nếu cá nhân nào đó bị xung đột chưa giải quyết ở bất kỳ giai
đoạn cụ thể nào, sẽ dẫn đến việc cá nhân đó bị mắc kẹt tại điểm phát triển đó, hay còn
là hiện tượng cắm chốt.
- Liệu pháp trò chuyện: Quan niệm này chỉ ra rằng chỉ cần nói về các vấn đề mà thân
chủ đang gặp phải thì đã có thể giảm bớt tần suất xuất hiện hay sự khó chịu của chúng.
Lý thuyết này được phát hiện thông qua sự hợp tác của Freud với người bạn thân của
Freud là Josef Breuer khi Breuer đang trị liệu của một người phụ nữ tên Anna O.
- Phân tích giấc mơ:
Tâm trí vơ thức đóng một vai trị quan trọng trong tất cả các lý thuyết của
Freud. Vì thế ơng mới xem giấc mơ là một trong những cách quan trọng để xem xét
những gì nằm ngồi ý thức, và ơng xem giấc mơ là một hình thức để hồn thành ước
muốn mà ở mơi trường vật lý cá nhân đó không thể thực hiện được. Nội dung của giấc
mơ được chia thành hai loại: nội dung biểu hiện và nội dung tiềm ẩn.
+ Nội dung biểu hiện: những hình ảnh hiển thị trong giấc mơ mà khi thức dậy ta vẫn
có thể nhớ và thuật lại được những hình ảnh ấy.
+ Nội dung tiềm ẩn: ý nghĩa ẩn chứa đằng sau những hình ảnh được thể hiện.
2. Đánh giá (đóng góp cho Tâm lý học)
* Điểm yếu:
- Học thuyết của Freud đặt nặng tâm trí vơ thức, bản năng tính dục và trải nghiệm thời
thơ ấu.
- Hầu hết các nhận định của Freud đều dựa vào các nghiên cứu trường hợp và quan sát
tại phịng khám thay vì nghiên cứu khoa học hay thực nghiệm.
* Điểm mạnh
- Học thuyết này ảnh hưởng khá mạnh mẽ lên cách các nhà trị liệu tiếp cận điều trị cho
các vấn đề sức khỏe tâm thần.
7
- Mở ra một góc nhìn mới về bệnh lý tâm thần, đó là khi thân chủ nói vấn đề của mình
cho một người chun gia đã có thể giảm bớt phần nào các triệu chứng tâm lý khó
chịu.
- Đóng góp vào sự phát triển của tâm lý học thực nghiệm.
3. Ứng dụng
Tính đến hiện tại tơi chưa thực hành tham vấn tâm lý thật sự, nhưng khi xem
xét hành vi, thái độ, cử chỉ, lời nói hay nói rộng ra là khi xem xét một vấn đề của
những người xung quanh tơi, thì đa số các trường hợp tơi đều áp dụng học thuyết phân
tâm học để lý giải. Tỉ như để hiểu được vì sao người bạn đại học của mình lại thường
xun quạu quọ; nói chuyện lớn tiếng, không đầu không đuôi với mọi người xung
quanh; thường ngủ vào buổi sáng khi khơng có tiết học; ln có ánh mắt và thái độ dè
chừng, nghi ngờ khi giao tiếp với người lạ. Đó là vì gia đình bạn không được hạnh
phúc và đầy đủ như những người khác. Trong cùng một năm, bạn đã phải chịu sự mất
mác đến hai người thân và phát hiện ra ba của bạn ngoại tình, khi ba về nhà thì đa số
thời gian đều cãi nhau với mẹ bạn và điều này đã làm cho bạn khơng thể có một giấc
ngủ ngon, nếu có ngủ cũng là giấc ngủ khơng sâu, thường xuyên bị giật mình mà tỉnh
giấc.
Sau khi tiếp xúc với bạn một thời gian và mối quan hệ của tơi và bạn đã trở nên
thân thiết hơn, thì tơi mới biết được lý do đằng sau những gì bạn thể hiện ra. Lúc đầu
khi chưa biết chuyện gì đã xảy đến với bạn ngoại trừ những lúc trên lớp, thì tơi có khá
nhiều lần nhịn khơng được mà bày tỏ sự phàn nàn với bạn rằng tại sao luôn bày ra
những chiếc gai nhọn dè chừng những người xung quanh, đặc biệt là với những người
bạn thân thiết, tôi đã khơng ít lần tức giận với bạn mà chẳng hiểu vì sao bạn lại có thái
độ khiến cho những người xung quanh khơng muốn nói chuyện cũng như tiếp xúc với
bạn thêm lần nào nữa. Nhưng khi nghe được những gì bạn phải trải qua thì tơi đã
khơng cịn phàn nàn một lần nào nữa. Thay vào đó, tơi đã biết thông cảm hơn, tôi đã
giảm tần suất để ý vào thái độ không mấy thân thiện của bạn, và tôi cố gắng ghi nhớ
thật kĩ hơn những lần bạn giúp đỡ tôi trong phần làm powerpoint. Tôi đã dành cho bạn
nhiều lời cảm ơn hơn và cố gắng giúp đỡ bạn nhiều hơn trong những việc khác như là
chở bạn cùng đi học chẳng hạn.
Sau những lần đó, mối quan hệ của tôi và bạn đã giảm đi phần nào sự khác biệt
và tôi cảm thấy rằng, càng ngày chúng tơi càng chung tần số nhiều hơn. Đó là những
gì tơi nhìn nhận và vận dụng được từ học thuyết Phân tâm học của nhà tâm lý học
Sigmund Freud.
KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu sâu hơn về Phân tâm học và cuộc đời của ông Sigmund Freud,
tôi đã nhận được rất nhiều kiến thức. Và quan trọng hơn hết, tơi xem đây chính là may
mắn khi được học phần Lịch sử Tâm lý học, là cơ hội để tôi được tìm hiểu sâu hơn về
các học thuyết của tâm lý học, về nguồn gốc xuất xứ của các học thuyết. Vì khi nghiên
cứu về một vấn đề nào đó mà khơng tìm hiểu cội nguồn xuất phát của vấn đề thì thật là
8
một thiếu sót trầm trọng.
Bên cạnh đó, tơi xin trân trọng cảm ơn Thầy. Những giờ học trên lớp của thầy
rất thú vị, cách truyền tải của thầy khiến cho tơi khơng tài nào ngủ được trong lớp, vì
thầy giảng bài rất cuốn hút. Xin chân thành cảm ơn thầy một lần nữa.
Tài liệu tham khảo
B. R. Hergenhahn (2011), Nhập môn lịch sử tâm lý học, NXB Thống Kê.
/>Kendra Cherry (2020), An Overview of Sigmund Freud's Theories, Very Well Mind.
Kendra Cherry (2021), The Work and Theories of Sigmund Freud, Very Well Mind.
9