Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Mối liên hệ giữa định hướng nghề nghiệp và kết quả học tập của sinh viên năm ba và năm tư khoa Tâm lý học trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.19 KB, 9 trang )

Mối liên hệ giữa định hướng nghề nghiệp và kết quả học tập của
sinh viên năm ba và năm tư khoa Tâm lý học trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh

I.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Qua quá trình quan sát thực tiễn cũng như trải nghiệm của chính bản thân trong
lúc học tập tại trường đại học Sư phạm cũng như quan sát một số trường lân cận.
Nhận thấy rằng, giữa các sinh viên có nhiều sự chênh lệch về kết quả học tập, cũng
như mục đích của sự nỗ lực phấn đấu để đạt được kết quả cao. Điều này có rất nhiều
nguyên do khác nhau như là năng lực của bản thân, điều kiện kinh tế gia đình, sự
hứng thú trong quá trình học tập, phù hợp với đam mê của bản thân… Trong đó,
năng lực của bản thân- khả năng tiếp thu học hỏi khối lượng kiến thức trong chương
trình đào tạo tương ứng với từng ngành nghề. Điều kiện kinh tế của gia đình là học
phí, chi tiêu sinh hoạt của sinh viên trong q trình theo học tại một ngơi trường đại
học. Có rất nhiều sinh viên phải đi làm thêm để phụ giúp gia đình trang trải những
khoảng sinh hoạt phí làm ảnh hưởng đến sự tập trung học tập và kết quả học tập
khơng đạt được như kỳ vọng. Tiếp đó là hứng thú trong quá trình học tập, đây là một
nguồn động lực để kích thích sự ham học hỏi, phần lớn là do sự quan tâm cũng như
kỳ vọng của sinh viên ngay từ khi đăng kí mơn học. Thêm nữa là sự đam mê với
công việc tương lai, khi lựa chọn định hướng nghề nghiệp thì sinh viên sẽ đi theo hết
những năm học trên giảng đường đại học cho đến khi tốt nghiệp và cả về sau. Thế
nên, nhiều sinh viên không phát hiện ra được thế mạnh của bản thân, không nhận biết
được niềm đam mê của mình được đặt vào đâu, hay phải chịu sự chi phối con đường
tương lai từ phía gia đình thì sự nỗ lực học tập sẽ phát triển một cách rất yếu, có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên.
Định hướng nghề nghiệp như là chiếc bánh lái của con tàu, giúp nó đi đúng
hướng, hay như cương ngựa để có thể dừng đúng lúc. Vương Minh Dương- một học
giả người Trung Quốc vào cuối thế kỉ thứ mười lăm có nói rằng “Người khơng có chí



như thuyền không lái, như ngựa không cương trôi dạt lông bông không ra thế nào
cả”. Trong việc xác định tương lai cũng thế, nếu ai xác định được mình sẽ làm gì? Sẽ
như thế nào? Sẽ ra làm sao trong tương lai? Thì mục tiêu phấn đấu hiện rõ rành rành
ngay trước mắt, người đó chỉ cần tiến thẳng về một phía mà khơng phải mờ mịt vơ
định.
Hiện nay, hoạt động hướng nghiệp cho các em học sinh trung học phổ thơng
rất là phổ biến. Có nhiều trường đại học chủ động đăng ký để tư vấn hướng nghiệp
cho các trường, ngược lại cũng có nhiều trường mời các chuyên gia về tâm lý, hay
nhiều trung tâm mở dịch vụ tư vấn hướng nghiệp, và đưa ra những phương pháp
nhằm hỗ trợ học sinh tìm hiểu tâm sinh lý rồi xem xét gợi ý học sinh đó phù hợp với
ngành nghề nào: như là sinh trắc dấu vân tay, các bài trắc nghiệm về nghề nghiệp…
Tuy các phương pháp khơng hồn tồn dựa trên căn cứ khoa học hay có độ tin cậy
cao nhưng được phần lớn phụ huynh, học sinh thử nghiệm, cũng đóng góp một phần
vào quá trình hình thành định hướng nghề nghiệp của các em.
Thế nhưng, sau khi các em bước vào môi trường đại học, có được cơ hội để
trực tiếp tìm hiểu một cách cẩn thận nhất về những định hướng nghề nghiệp mà mình
đã chọn từ trước đó, dần bộc lộ những yếu tố như khả năng của bản thân trong việc
tiếp nhận kiến thức, sự hứng thú tăng cường hay suy giảm hứng thú, kết quả các mơn
học chun ngành có sự thay đổi, dẫn đến suy nghĩ của các em cũng có sự thay đổi.
Ngồi ra, cũng có một số sinh viên lựa chọn ngành không thông qua nhu cầu, sở thích
của bản thân, ví dụ theo sinh viên Nguyễn Quang Hiếu, SV lớp K59 CLC, Khoa Cơ
học Kỹ thuật và Tự động hóa, Trường ĐH Cơng Nghệ, chia sẻ: “Thật sự em khơng
mấy hứng thú với ngành mình đã chọn. Nghĩ lại khoảng thời gian trước khi thi ĐH,
em hồn tồn khơng có định hướng gì cho cơng việc tương lai, chẳng rõ bản thân
thích gì, phù hợp với ngành nào. Tuy nhiên em vẫn quyết tâm theo học và phấn đấu
đạt được kết quả cao trong học tập, bởi lẽ em luôn tôn trọng quyết định ban đầu của
mình.”, khơng chỉ riêng Hiếu mà cịn rất nhiều sinh viên cũng có suy nghĩ như thế, cố
gắng đạt kết quả học tập nhưng chưa rõ ràng về định hướng nghề nghiệp tương lai.
Song song với nhóm sinh viên cố gắng đạt kết quả cao dù chưa có định hướng rõ

ràng thì cịn có nhóm sinh viên sau khi ra trường muốn tìm được một việc làm đúng


chun ngành, ổn định thì rất khó với tấm bằng trung bình và đương nhiên cơ hội sẽ
nhiều hơn nếu có tấm bằng cao hơn. Điều đó đồng nghĩa dù có định hướng rõ ràng
nhưng nếu kết quả học tập không quá khả quan cũng là một trở ngại cho sinh viên
theo đuổi định hướng nghề nghiệp. Từ trên nhóm nghiên cứu đặt giả thuyết rằng giữa
định hướng nghề nghiệp và kết quả học tập có mối liên hệ với nhau.
Tuy nhiên nhóm nghiên cứu trong q trình tìm hiểu, thu thập thơng tin thì
nhận thấy cịn khá ít những nghiên cứu đề cập đến mối liên hệ giữa định hướng nghề
nghiệp tương lai với kết quả học tập của sinh viên, do đó nhóm nghiên cứu quyết
định chọn “Mối liên hệ giữa định hướng nghề nghiệp và kết quả học tập của sinh
viên khoa Tâm lý học trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên:
Theo sự tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, có khá nhiều nghiên cứu về đề tài định
hướng nghề nghiệp của học sinh, tức hoạt động hỗ trợ hướng nghiệp cho học sinh
trung học phổ thông.
Nhiều sinh viên có thái độ chán nản khi theo học ngành nghề khơng phù hợp
với bản thân, thậm chí có sinh viên hiện đang theo học tại các trường đại học danh
tiếng vẫn hoang mang trước tương lai vì nhận ra bản thân không đam mê với nghề đã
chọn. Khi được hỏi vì sao lại có tình trạng trên, phần đơng các sinh viên này cho biết:
họ thiếu sự định hướng, khơng biết bản thân thích và phù hợp với ngành nào nên
chọn trường theo lực học, xu hướng của thị trường lao động hoặc mong muốn của gia
đình.
Trong nghiên cứu của Ts. Trần Anh Tuấn (1) về “Một số yếu tố ảnh hưởng đến
định hướng nghề nghiệp trong quá trình đào tạo sau tốt nghiệp phổ thông” đã khảo
sát và phân tích thực trạng vấn đề thích ứng nghề nghiệp để nêu lên ý kiến về việc
cần nhận thức đầy đủ về giai đoạn đào tạo nghề ban đầu trong các cơ sở đào tạo như

là một giai đoạn tiếp nối, tất yếu của tư vấn – định hướng nghề nghiệp. Trên cơ sở đó,
cần chủ động xác định các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo gắn với quan điểm


định hướng nghề nghiệp. Trong nghiên cứu đã phản ánh một thực trạng rằng “Ở các
nước đang phát triển có hiện tượng học viên bỏ học với tỉ lệ cao. Phải chăng, trong
đó có nguyên nhân của sự lựa chọn nghề ở số sinh viên này chưa phù hợp trước khi
họ thi vào đại học?”.
Luận văn thạc sĩ xã hội học của Nguyễn Thị Minh Phương về “Định hướng
Nghề nghiệp và khu vực làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngồi cơng lập
hiện nay”(2) có nhắc đến việc định hướng nghề nghiệp phù hợp cũng là con đường đi
tới tương lai tươi sáng, giúp sinh viên hăng say trong học tập và có nhiều cơ hội việc
làm sau khi tốt nghiệp đại học. Bởi có một cơng việc phù hợp đúng chuyên môn
không những giúp bạn thành công trong nghề nghiệp mà còn đảm bảo được chất
lượng trong cuộc sống bằng đúng nghề nghiệp mà bản thân theo đuổi.
Trong nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh
viên khoa thư viện-thông tin học Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”(3), định hướng nghề nghiệp của sinh viên
chịu sự chi phối bởi các yếu tố bao gồm: năng lực của sinh viên , nhu cầu xã hội sự
tác động từ gia đình, sở thích, đam mê cá nhân,... Năng lực của sinh viên là yếu ảnh
hưởng nhất đến việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp (chiếm
62,8 %).
Các yếu tố tham gia vào quá trình định hướng nghề nghiệp của sinh viên gồm
có 3 yếu tố chính, trong đó có yếu tố từ bản thân sinh viên theo 3 hướng: định hướng
nhận thức, định hướng thái độ, và định hướng kỹ năng đối với nghề nghiệp đó .(4)
2.2. Nghiên cứu về kết quả học tập của sinh viên:
“Sinh viên năm cuối ai chẳng lo lắng suy nghĩ về công việc mình sẽ làm khi ra
trường. Bản thân tơi cũng vậy, lo lắng lắm nhưng cũng chẳng biết mình sẽ làm việc
gì” – đó là tâm sự của sinh viên năm cuối học lực khá của trường ĐH xã hội nhân
văn. Cũng khơng ít sinh viên khi được hỏi thì cho rằng “lo thì lo đấy nhưng cũng

khơng giải quyết được gì, trước mắt cứ phấn đấu lấy tấm bằng “đẹp”. Suy nghĩ này
gần như ‘được’ các sinh viên chưa có định hướng nghề nghiệp hướng đến, kết quả


học tập của sinh viên cũng là một “mục tiêu tạm thời” chứ không đáp ứng một nhu
cầu nào cao hơn. (5)
Mơi trường học tập trong đại học địi hỏi phải có sự tự giác nỗ lực cá nhân rất
lớn, đặc biệt là hình thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên nhiều sinh viên hiện nay vẫn
không đạt được kết quả mong muốn. Thực tế khác cho thấy sinh viên đại học sau khi
ra trường muốn tìm được một việc làm đúng chun ngành, ổn định thì rất khó với
tấm bằng trung bình và cơ hội cao hơn khi họ có tấm bằng cao hơn. Với những người
đang ngồi trên ghế nhà trường nói chung và sinh viên nói riêng thì kết quả học tập đạt
được sau mỗi kỳ học rất quan trọng. Kết quả mỗi kỳ sẽ quyết định xem sinh viên có
bị buộc thơi học hay khơng, xếp loại học lực gì và tấm bằng mà họ đạt được sau khi
kết thúc chương trình đào tạo học tập của nhà trường. Cũng là cơ sở quyết định liệu
sinh viên có theo đuổi được ước mơ cũng như định hướng mà sinh viên lựa chọn hay
không.(6)
Bản thân người học phải nhận thức được rằng chính mình mới có quyền quyết
định và tự chịu trách nhiệm với nghề nghiệp được họ lựa chọn. Động cơ học tập của
sinh viên rất phong phú và thường bộc lộ rõ tính hệ thống, trong đó việc học tập bị
chi phối bởi một số động cơ: những nội dung có tính nghề nghiệp rõ rệt, thích có
nghề nghiệp nghiêm chỉnh, muốn trở thành chuyên gia của một nghề, muốn cống
hiến tài năng, sức lực cho xã hội, có nghề nghiệp ổn định, tương đối cao trong xã hội
để có thu nhập ni sống mình, gia đình…
Theo PGS. PTS Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạ Văn Trang trong cuốn
sách “Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” (Hà Nội, 1995).
Sinh viên đánh giá giá trị cao nhất của một nghề là “Nghề có thu nhập cao: 77.0 %”
sau đó đến “Nghề phù hợp sức khoẻ, trình độ: 67.2 %”, “ Nghề có điều kiện phát
triển năng lực: 62.8%”. Để đáp ứng được nhu cầu có một nghề đúng với định hướng,
sinh viên buộc phải đạt tiêu chuẩn về kết quả học tập phù hợp với nghề. Ở trường

hợp này, kết quả học tập tốt trở thành mục tiêu buộc phải đạt được và là tiêu chuẩn


đánh giá, cơ sở cho định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Ngược lại, định hướng
nghề nghiệp trở thành động lực thúc đẩy sinh viên cố gắng đạt kết quả học tập tốt.
3. THƠNG TIN NGHIÊN CỨU:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Thực hiện khảo sát tìm hiểu thực trạng kết quả học tập, và định hướng nghề nghiệp
của sinh viên năm 3 và năm 4 khoa Tâm lý học trường ĐH Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh.
- Đo lường độ tương quan giữa định hướng nghề nghiệp tương lai với kết quả học tập
của sinh viên năm 3 và năm 4 khoa Tâm lý học trường ĐH Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh.
- Đánh giá mức độ tương quan giữa định hướng nghề nghiệp với kết quả học tập của
sinh viên năm 3 và năm 4 khoa Tâm lý học trường ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh.
3.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: độ tương quan giữa định hướng nghề nghiệp tương lai với kết
quả học tập của sinh viên năm 3 và năm 4 khoa Tâm lý học trường ĐH Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên năm 3 và năm 4 của khoa Tâm lý học trường ĐH Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: tập trung nghiên cứu mối tương quan giữa định hướng nghề nghiệp với
kết quả học tập của sinh viên năm 3 và năm 4 khoa Tâm lý học trường ĐH Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
- Về khách thể: các sinh viên năm 3 và năm 4 đang học tập tại khoa Tâm lý học trường
ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.



3.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: tìm hiểu, nghiên cứu và hệ thống các các lý luận,
kết quả nghiên cứu đã được thực hiện.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: sử dụng bảng hỏi để khảo sát về kết quả học tập môn
chuyên ngành, và định hướng nghề nghiệp.
- Phương pháp thống kê: xử lý và phân tích dữ liệu thu được bằng phần mềm SPSS, để
phân tích mơ tả đặc điểm và phân tích tương quan pearson xác định mối tương quan
và mức độ tương quan giữa định hướng nghề nghiệp tương lai với kết quả học tập các
môn chuyên ngành.
3.5. Giả thuyết nghiên cứu:
- Có sự tương quan giữa định hướng nghề nghiệp với kết quả học tập của sinh viên
năm 3 và năm 4 khoa Tâm lý học trường ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
- Có sự tương quan giữa định hướng nghề nghiệp với kết quả học tập các môn
chuyên ngành phục vụ cho định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm 3 và năm 4
khoa Tâm lý học trường ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
3.6. Ý nghĩa nghiên cứu:
- Nhóm nghiên cứu cung cấp những bằng chứng, số liệu thực tế về kết quả học tập
tổng thể và kết quả học tập môn chuyên ngành, và định hướng nghề nghiệp của sinh
viên, cũng như đánh giá sơ bộ về mối tương quan giữa chúng.
- Nhóm nghiên cứu mong muốn thông qua nghiên cứu này đánh giá được thực trạng
tình hình kết quả học tập, và định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm 3, năm 4 của
khoa Tâm lý học trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. dựa trên đó, sinh
viên, giảng viên, hoặc các nhân tố liên quan có thể đưa ra các phương pháp phù hợp
để hướng tới mục đích điều chỉnh kết quả học tập, hoặc định hướng nghề nghiệp của
sinh viên.


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:



IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
(1) “Một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp trong quá trình đào tạo
sau tốt nghiệp phổ thông”- T.S Trần Anh Tuấn
(2) Luận văn thạc sĩ xã hội học của Nguyễn Thị Minh Phương về “Định hướng Nghề
nghiệp và khu vực làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngồi cơng lập hiện
nay”(3) “YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA THƯ VIỆN - THÔNG TIN HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH”- TS Bùi Hà Phương và một
số tác giả khác- tạp chí Thơng tin và Tư liệu tháng 6/2020.
(4) “ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN
THƠ”- Trần Thị Phụng Hà- Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học
Cần Thơ- tháng 10/2014
(5) “Sinh viên và định hướng nghề nghiệp: vấn đề nan giải” truy cập ngày 16.10.2021
(6) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa tài
chính ngân hàng”- truy
cập ngày 16.10.2021
(7) PGS. PTS Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạ Văn Trang, Sách “Giá trị Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị”. Hà Nội, 1995.



×