Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tình Hình Khai Thác, Quản Lý Và Sử Dụng Tài Nguyên Rừng Ngập Mặn Cần Giờ.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.91 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BÀI TIỂU LUẬN

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
Đề tài

TÌNH HÌNH KHAI THÁC, QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG
NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Nhóm thực hiện
STT
1
2

HỌ và TÊN
Lê Vũ Quốc Bảo
Phan Thị Hà

MSSV

SĐT

13149016
13149102

0983358489
0969669479

TP. HCM 11/2015




MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU.........................................................................................................................4
II.

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU.........................................................5
2.1 Đặc điểm tự nhiên....................................................................................................5
Vị trí địa lý................................................................................................................. 5
Diện tích tự nhiên.......................................................................................................7
Địa hình thổ nhưỡng...................................................................................................7
Đặc điểm Khí hậu.......................................................................................................7
Đặc tính thủy văn.......................................................................................................8
2.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội- văn hóa............................................................................8
Dân số........................................................................................................................8
Kinh tế........................................................................................................................ 9
Văn hóa xã hội...........................................................................................................9
2.3 Cấu trúc của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.................................10

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................11
3.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu................................................................11
3.2 Phương pháp đánh giá nhanh.................................................................................11
3.3 Phương pháp so sánh..............................................................................................11
Trang 2


CHƯƠNG IV: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................11
4.1 Đối với hiện trạng khai thác và sử dụng.................................................................11
4.2 Đối với công tác quản lý........................................................................................11
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................12

5.1.Hiện trạng khai thác và sử dụng.............................................................................12
5.2. Công tác quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ............................................................15
5.2.1. Ban quản lý....................................................................................................15
5.2.2. Mục đích.........................................................................................................15
5.2.3. Chức năng, nhiệm vụ......................................................................................15
5.2.4 Cơ cấu tổ chức, nội dung và công tác quản lý.................................................16
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................24

I.MỞ ĐẦU
Rừng cung cấp nguyên vật liệu thô cho con người và là nguồn kinh tế cơ bản cho
nhiều dân tộc, quốc gia, cũng là hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển , có
vai trị cực kỳ quan trọng tạo cảnh quan, khí hậu, đất đai.
Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Việt Nam- được mệnh danh “Rừng vàng, Biển
bạc, Đất phì nhiêu” nhưng hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Ước
tính rằng đã có khoảng 60 triệu km2 và bị thu hẹp xuồng còn 44,05 triệu km2 vào năm
1958(chiếm khoảng 33% diện tích đất liền), và 37,37 triệu km 2 vào năm 1973, Hiện nay
chỉ còn khoảng 29 triệu km2 (27% diện tích đất liền). Nguyên nhân chính dẫn tới thực
trạng hiện này đó chính là do hoạt động khai thác một các bừa bãi, cùng với việc sử rừng
lãng phí, và do cơng tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền địa phương.
Trang 3


Cụ thể là tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự nhiên
che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nơng cơng nghiệp,
các lồi sinh vật q hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao (Theo thống kê thì
ở Việt Nam có khoảng 100 lồi thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy
cơ tuyệt chủng).
Những năm gần đây, tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nhiều với các hành vi,
thủ đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng. Việc bảo vệ rừng khó khăn, cơ chế chính

sách trong quản lý, khai thác còn nhiều bất cập. Nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn nạn
phá rừng là việc làm cấp bách hiện nay. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tăng cường công
tác quản lý tốt hơn để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Phải ngăn chặn các hoạt động phá
rừng và khắc phục các sự cố đã xảy ra. Phải nâng mức xử phạt đối với các hành vi vi
phạm làm ảnh hưởng xấu tới tài nguyên rừng.
Nhận thấy được tầm quan trọng nhóm đã chọn tiến hành đề tài “TÌNH HÌNH KHAI
THÁC, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RƯNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỪNG”.

II.

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ, thành phố HCM. Nằm ở cửa sông lớn,
thuộc hệ thống sơng Đồng Nai, Sài Gịn, Vàm Cỏ.
+Vị trí tương đối
 Phía Đơng tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.
 Phía Tây giáp với tỉnh Tiền Giang  và tỉnh Long An.
 Phía Bắc giáp với huyện Nhà Bè TPHCM.
 Phía Nam giáp với  biển Đơng.
Trang 4


+Tọa độ địa lý: từ 10° 22’14’’ - 10° 37’39’’ vĩ độ Bắc, từ 106° 46’12’’- 107° 00’50’’
kinh độ Đông

Trang 5



Trang 6


Diện tích tự nhiên
Diện tích đất rừng 38.600 ha chiếm 54% diện tích huyện Cần Giờ

Địa hình thổ nhưỡng
Đất phù sa, mặt đất không thật bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Có các lịng
chảo cao từ -0.5 m đến 0.5 m. Các gị đất cao 1 đến 2m
Có 5 dạng đất chính:
STT

Dạng đất

Cao độ

1

Dạng khơng ngập

2,0 – 10m

2

Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm

1,6 – 2m

3


Dạng ngập theo chu kỳ năm

1,1 – 1,5m

4

Dạng ngập theo chu kỳ tháng

0,6 – 1m

5

Dạng ngập theo chu kỳ ngày

0,0 – 0,5m

(Nguồn: BQL Rừng phịng hộ Cần Giờ)
Đặc điểm Khí hậu
+Đặc tính khí hậu nóng ẩm mang tính chất gió mùa cận xích đạo có 2 mùa nắng mưa rõ
rệt.
Trang 7


 Mùa mưa: Tháng 5 đến tháng 10
 Mùa nắng: Tháng 11 đến tháng 4 năm sau
+Lượng mưa trung bình 130mm/ tháng
+Chế độ gió: 2 hướng gió chính trong năm là
 Tây và Tây Nam tháng 5 đến tháng 10 dương lịch
 Bắc Đông Bắc tháng 11 đến tháng 4 âm lịch

+Độ ẩm và bốc hơi: Ẩm độ trung bình 80-85% lượng bốc hơi trung bình 1204mm/tháng
+Chế độ nhiệt và bức xạ: nhiệt độ trung bình năm 27oC lượng bức xạ trung bình ngày
trên 300 Calo/cm2
- Nhiệt độ cao tuyệt đối: 33,3oC
-Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 22,7oC
-Biên độ dao động trong ngày: 3 – 70C
- Biên độ nhiệt trong tháng: 4oC
+Số giờ nắng 7-9 giờ/ngày
Đặc tính thủy văn
Hệ thống sơng ngòi chằng chịt. Nguồn nước từ biển đưa vào qua hai cửa chính hình phễu
là vịnh Động tranh và Gành rai;nguồn nước từ sông đổ ra là nơi hội lưu của sơng Sài Gịn
và sơng Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến chính là sơng Long Tàu và Sồi Rạp; ngồi ra
cịn có sơng Thị Vải, Gị Gia và các sơng phụ lưu.
+Diện tích sơng rạch là 22.161 ha chiếm 21,27% diện tích tồn huyện.
+Chế độ thủy triều : Nằm trong vùng chế độ bán nhật triều, hai lần nước lớn và hai lần
nước rịng khơng đều trong ngày, hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng chân triều lệch
rất xa.

Trang 8


+Độ mặn : Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên hòa
lẫn với nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời gian triều
hết.Càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm.
2.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội- văn hóa
Dân số
Dân số trên tồn huyện Cần Giờ là 68.403 người với 15.922 hộ (thống kê
06/2007,huyện Cần Giờ) được chia làm 6 xã và 01 thị trấn gồm : Bình Khánh, An Thới
Đơng, Tam Thơn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và Thị trấn Cần Thạnh.
40% người dân thuộc diện xóa đói giảm nghèo, sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng

Kinh tế

Bảng các thành phần kinh tế huyện Cần Giờ năm 2006
Trang 9


Tổng giá trị sản xuất toàn Huyện đạt trên 4.150 tỷ đồng tăng 29% so với 2007 trong đó
-Thủy sản tăng 4%,
-Công nghiệp- tiểu thủ công nhiệp tăng 21%
-Nông lâm nghiệp giảm 47%
-Giao thông bưu điện tăng 18%
-Đầu tư xây dựng tăng 87%
-Thương nghiệp dịch vụ giảm 8%
Văn hóa xã hội
UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa
dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được cơng nhận là một khu du lịch
trọng điểm quốc gia Việt Nam
Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm
trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
2.3 Cấu trúc của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Cấu trúc của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ chia làm 3 vùng chính
 Vùng lõi: nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng loài, các cảnh quan, hệ sinh thái.
 Vùng đệm: nằm bao quanh hoặc tiếp giáp vùng lõi. Ở đây, có thể tiến hành các
hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến vùng lõi.
 Vùng chuyển tiếp: nằm ở ngoài cùng. Tại đây, các hoạt động kinh tế vẫn duy trì
bình thường trên cơ sở phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà khu dự
trữ sinh quyển đem lại.

Trang 10



CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
Từ những tài liệu đã có, thơng qua việc phân tích tổng hợp để có cái nhìn tổng
quát về khu vực nghiên cứu,làm cơ sở cho việc đánh giá
3.2 Phương pháp đánh giá nhanh
Thông qua các số liệu thu được và tình hình thực tế nhận diện thực trạng quản lý
tại rừng ngập mặn Cần Giờ
3.3 Phương pháp so sánh
Dựa vào điều kiện và phương thức quản lý của các đối tượng tương tự rừng ngập
mặn Cần Giờ như vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên để từ đó đưa ra nhận xét
về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên tại khu vực nghiên cứu

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1 Đối với hiện trạng khai thác và sử dụng
-Nghiên cứu các số liệu thực tiễn thống kế của cơ quan kiểm kê rừng về diện tích.
-Nghiên cứu sự đa dạng cũng như số lượng của chủng loại hệ động thực vật thuộc rừng
ngập mặn Cần giờ.
4.2 Đối với công tác quản lý
-Nghiên cứu về cơ cấu ban quản lý hiện tại ở rừng ngập mặn Cần Giờ
-Nghiên cứu phương thức hoạt động, cách thức quản lý rừng, các nguyên tắc quản lý
rừng ngập mặn Cần Giờ.

Trang 11


CHƯƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1.Hiện trạng khai thác và sử dụng
Rừng Cần Giờ với lồi cây chính là đước, chiếm đến 75% diện tích, thường ở tuổi
22, nên nguy cơ rừng “già yếu” là chuyện xảy ra trong tương lai gần. Ngồi ra cịn có sâu

bệnh, xói mịn, và việc mở đường, xây dựng các khu du lịch, nuôi tơm, làm diện tích
ngày càng thu hẹp. Theo báo cáo của Tiến sĩ Viên Ngọc Nam thuộc Chi cục phát triển
lâm nghiệp năm 2004 diện tích rừng bị mất 25 ha. Cũng theo Tiến sĩ, mật độ cây ngày
càng dày, trong khi thành phố cấm tỉa thưa từ 1999, khiến chiều cao và đường kính cây
khơng cân xứng, tán cây nhỏ không đủ quang hợp, ánh sáng mặt trời không lọt xuống bên
dưới nên cây tăng trưởng chậm.
Một vấn đề cũng đáng lưu ý là rừng ngập mặn đang đứng trƣớc nguy cơ bị khai
thác quá mức để phát triển kinh tế xã hội, dẫn tới bị tàn phá nặng nề. Hiện nay, tình trạng
khai thác quá mức nguồn nguyên thiên nhiên đang là những nguy cơ đe dọa hệ sinh thái
rừng ngập mặn Cần Giờ
Trước đây rừng ngập mặn Cần Giờ rộng mênh mơng, cịn có tên là rừng Sác (do
người Nam Bộ gọi cây mắm là cây sác). Đây là loài cây ngập mặn sống cùng với các loại
cây khác, như sú, vẹt, đước, ô rô, chà là tạo thành một tập đoàn cây ngập mặn. Tập đoàn
cây tiên phong lấn biển này thích hợp với những vùng bùn lỏng chưa ổn định ở các bãi
bồi cửa sông ven biển. Cây mắm, cây đước đi trước. Khi đất bùn được cố định, nước nhạt
dần, cây dừa nước phát triển sau cùng trong đoàn quân lấn biển.
Vào thế kỷ 17, khi những cư dân Việt đầu tiên vào khai khẩn vùng đất mới Nam
Bộ, Cần Giờ có đến 42 ngàn ha rừng nguyên sinh mọc trên hàng trăm gò đất nửa chìm
nửa nổi, hoặc chỉ cao hơn mức nước biển một vài mét và hơn 1/4 diện tích vùng Rừng
Sác là sông rạch. Thế giới động vật rừng Sác thời đó thật khó kiểm đếm hết. Cho đến
những năm kháng chiến chống Pháp, ngoài hàng trăm loài chim nước và động vật thủy
sinh như tôm, cua, cá, lưỡng cư, nơi đây cịn có các lồi hổ, khỉ độc, rái nước. Những lúc
triều lên, hàng trăm rái nước tập trung trên gò nhỏ. Nhiều người đã chứng kiến những
Trang 12


cuộc giao tranh quyết liệt giữa heo rừng và trăn nước. Lồi cá sấu có nhiều vơ kể và vẫn
được dân địa phương gọi là chúa nước.
Những năm 1962-1971, Mỹ tàn phá rừng Sác bằng cách rải chất diệt cỏ. Cộng với
nạn phá rừng bừa bãi nên các cánh rừng bị hủy diệt hoàn toàn biến nhiều vùng thành các

bãi hoang, trảng trống, cây lùm bụi. Các loại động vật rừng ngập mặn như chim, tôm, cá
cũng biến mất. Năm 1985, nhân dân Cần Giờ và bộ đội quyết tâm trồng lại rừng. Hàng
chục ha rừng Sác hồi sinh. Có đến 60 loài thực vật xuất hiện trở lại, nhiều nhất là cây
đước. Hàng chục loài chim nước bay về trú chân, trong đó có bồ nơng, cị quắm, sếu,
diệc, hồng hộc, le le.
Sau 30 năm khôi phục, rừng Sác giờ đây được gọi là rừng ngập mặn Cần Giờ đã
phục hồi được trên 30.491 ha rừng, biến khu đất hoang hóa trơ trọi năm xưa thành cánh
rừng bạt ngàn xanh tốt, tạo nên cảnh quan tươi đẹp và môi trường sống thuận lợi cho
nhiều loài động vật phát triển. rừng ngập mặn Cần Giờ được các chuyên gia nước ngồi
đánh giá cao về cơng tác trồng , chăm sóc và bảo vệ rừng ở Việt Nam và trên thế giới.
Các nhà khoa học lâm nghiệp khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trở về trạng
thái tự nhiên đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 2005.
Hiện nay, theo kết quả mới nhất.
- Về diện tích: đã trồng thành rừng 19.448,41 ha với các lồi cây chủ yếu như: Đước
(Rhizhophora apiculata), Dà vôi (Ceriops tagal), Dà quánh (Ceriops decandra), Gõ biển
(Intsia bijuga), Tra(Thespesia polunea), Đưng (Rhizophora mucronata), Vẹt đen
(Bruguiera sexangula)…Song song việc trồng và chăm sóc rừng trồng, đã tiến hành
khoanh ni 11.043,11 ha rừng tự nhiên thành rừng, tạo ra sự đa dạng về chủng loài thực
vật theo diễn thế tự nhiên của hệ thực vật Rừng ngập mặn
- Về tài nguyên thiên nhiên: sau khi hệ sinh thái được phục hồi rừng ngập mặn Cần Giờ
rất đa dạng và phong phú về thực vật cũng như động vật, cụ thể:
Hệ thực vật: Đã thống kê được 159 loài thực vật thuộc 76 Họ (theo Viên Ngọc Nam,
Nguyễn Sơn Thụy 1997), trong đó:
Trang 13


+ Loài cây thực sự ngập mặn: 36 loài thuộc 15 Họ.
+ Loài cây chịu mặn: 33 loài thuộc 19 Họ.
+ Loài cây trên đất cao: 90 loài thuộc 42 Họ.
Hệ động vật, thủy sinh vật rừng ngập mặn Cần Giờ:

Q trình phục hồi thành cơng hệ thực vật Rừng ngập mặn đã góp phần tạo ra mơi
trường sống cho các loài động vật trên cạn, dưới nước phát triển về chủng loài lẫn số
lượng. Theo các nhà khoa học Rừng ngập mặn Cần Giờ với hệ thống sông rạch chằng
chịt, các bãi bồi, ao đầm, rừng - đầm nhận nước từ sơng Sài Gịn, Đồng Nai – giàu chất
dinh dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các lồi thủy sinh vật có
nguồn gốc biển, nước lợ theo thủy triều vào rừng sinh sống. Thành phần các loài thủy
sinh vật ở rừng Cần Giờ rất phong phú: có trên 130 lồi Tảo thuộc 3 ngành: Tảo Khuê
(Bacillariophita), tảo Giáp (Pyrrophyta) và tảo Lam (Cyanophyta), trong đó tảo Kh
chiếm ưu thế; trên 100 lồi động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp
(Arthrophoda), Giun đất (Annelides), Giun trịn (Nemathalninthes), Thân mềm
(Molusca); trên 120 lồi cá nước lợ, nước mặn thuộc các bộ cá Nhám (Lamniformes), cá
Đuối (Rajiiformes), cá Trích (Clupeiformes), cá Đối (Mugillifomes), cá Heo
(Siluriiformes), cá Chình (Anguilliformes), cá Vược (Pereiiformes), cá Kìm
(Beloniformes), cá Bơn (Pluroneetiformes), cá Nục (Tetraodontiformes), cá Mang Ếch
(Batrachidiformes)... (theo Hoàng Đức Đạt – 1997).
Mặc dù môi trường rừng ngập mặn không thuận lợi cho các loài động vật sống trên cạn
như các rừng nội địa, nhưng do có nhiều thức ăn nên khu hệ động vật có xương sống ở
cạn trong rừng ngập mặn cũng đa dạng và phong phú. Có thể kể các lồi thú như: Heo
rừng, Khỉ đi dài, Rái cá, các lồi Mèo, Chồn, Nhím, Tê tê.... ở đây cịn có tập đồn
chim nước, Bồ nơng, các lồi Cú, Diệc, Nhan sen, Cốc, ... có số lượng lớn. Bị sát có : Cá
Sấu hoa cà, Kỳ đà nước, Trăn, nhiều lồi Rắn, Rùa biển ...(hiện nay, khơng cịn thấy Cọp,
Nai, cá Sấu hoa cà xuất hiện trong môi trường tự nhiên cũng như thơng tin về 3 lồi này).
Các cơng trình nghiên cứu đã xác định được 09 lồi lưỡng thê, 31 lồi bị sát ; trên 150
lồi chim thuộc 47 Họ, 17 Bộ (trong đó có 51 lồi chim nước và 79 lồi khơng phải là
Trang 14


chim nước) sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau; Thú có 19 lồi thuộc 13 Họ, 07 Bộ.
Trong đó có các loài quý hiếm như: Rái cá thường (Lutra lutra), Rái cá vuốt bé (Aouyx
cinerea), Mèo cá (Felis viverria), Mèo rừng (Felis bengalensi); Bồ nông chân xanh –

Chàng bè (Peiecaunus philippensis), Cò lạo ấn Độ _ Nhan sen (Lepptopilos javanicus),
Cò lạo xám (Myeteria cinerea), Choắt lớn móng vàng (Tringaguttifr), ác là (Pica pica)

5.2. Công tác quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ
5.2.1. Ban quản lý
Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được thành lập  theo Quyết
định số 5902/QĐ-UB-CNN ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Ủy ban nhân  dân thành phố
Hồ Chí Minh.
Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ trực thuộc ủy ban nhân dân huyện Cần  Giờ, có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà  nước, kinh phí
hoạt động do Nhà nước cấp, thực hiện nhiệm vụ do UBND huyện Cần  Giờ giao phó và
chịu sự quản lý chuyên nghành của Sở Nông nghiệp và Phát triển  nơng thơn. 
Ban Quản lý Rừng phịng hộ gồm có 100 người trong đố có trên 70% làm  nhiệm vụ bảo
vệ rừng trực tiếp tại 24 tiểu khu phân bố khắp rừng ngập mặn. Ngoài  lực lượng của Ban
Quản lý cịn có các đơn vị nhận khốn, đơn vị phối hợp trên địa  bàn huyện: Các đồn biên
phòng, UBND các xã, thị trấn, cơ quan, công an, Nông  trường, Các cơng ty du lịch sinh
thái,… Đặc biệt có trên 160 hộ dân nhận khoán bảo  vệ rừng. Trong những năm qua,
những thiệt hại tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ đã  được hạn chế thấp nhất.
5.2.2. Mục đích
Phát huy tốt 3 chức năng của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ:
- Chức năng bảo tồn: đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh  thái và
cảnh quan.
- Chức năng phát triển: thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về sinh thái cũng  như các
giá trị văn hóa truyền thống.
Trang 15


- Chức năng hỗ trợ: tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu, giám sát, giáo  dục và
trao đổi thông tin giữa các địa phương, trong nước và quốc tế về bảo tồn và  phát triển
bền vững.

5.2.3. Chức năng, nhiệm vụ
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ quản lý 37.152,764(ha), trong đó có: 
• Rừng trồng – 19.448,4(ha)
• Rừng tự nhiên – 11.043,06(ha)
• Đất khác – 6.661,304 (ha)
- Tham mưu cho UBND huyện và Sở Nông nghiệp & Phát triển nơng thơn thành phố 
trong việc xây dựng các chính sách, chủ trương, các quy trình kỹ thuật phù hợp với  việc
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ.
- Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống quản lý bảo vệ rừng từ huyện đến cơ sở, thực hiện việc 
giao đất, giao rừng cho các hộ dân nhận khốn chăm sóc, bảo vệ, nhằm tạo ra những 
vùng lâm nghiệp bền vững, ngày càng ổn định đời sống của nhân dân và cán bộ công 
nhân trực tiếp làm nghề rừng.
- Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để quản lý bảo vệ, phát triển 
rừng phịng hộ; trong đó bao gồm việc xây dựng và thực hiện các dự án lâm – ngư –  dịch
vụ du lịch sinh thái kết hợp, các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật  cho rừng
phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng của rừng.
- Tăng cường công tác khuyến lâm và không ngừng tuyên truyền, giáo dục, vận động 
nâng cao ý thức phát triển và bảo vệ rừng trong nhân dân.
- Tổ chức hoạt động sản xuất lâm ngư kết hợp, các dịch vụ khoa học kỹ thuật và dịch  vụ
phục vụ tham quan du lịch, làm tăng giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của rừng phịng  hộ;
góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân giữ rừng và cán bộ công nhân trực tiếp  làm
nghề rừng.
5.2.4 Cơ cấu tổ chức, nội dung và công tác quản lý
a.Cơ cấu tổ chức
Trang 16


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ


TRƯỞNG BAN

PHĨ TRƯỞNG

PHĨ TRƯỞNG

BAN

BAN

(TỔ CHỨC)
PHỊNG

PHỊNG

TRUNG

TỔ

TÀI

TÂM

CHỨC

CHÍNH

TTGDM

HÀNH


KẾ

T VÀ DL

CHÍNH

HOẠCH

ĐỘI LƯU
ĐỘNG

KỸ
THUẬT
PHÁT
TRIỂN

CÁC PHÂN

CÁC ĐƠN VỊ

KHU

NHẬN KHĨA

TIỂU KHU

Quan hệ trực tiếp

PHỊNG


BẢO VỆ

CÁC HỘ

CÁC HỘ

GIỮ

GIỮ

Quan hệ gián tiếp
Trang 17


b. Nội dung và công tác quản lý
Rừng ngập mặn Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
Có 3 nội dung chính trong việc quản lý khu dự trữ sinh quyển:
- Bảo đảm sự cân bằng động của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ.
- Điều hòa các mối quan hệ giữa con người và môi trường trong phạm vi Khu Dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Phát triển kinh tế xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng ngập mặn
Cần Giờ.
c. Công tác quản lý
 Điều tra, đánh giá, lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi Khu Dự trữ sinh quyển phải được điều
tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập kế hoạch sử
dụng và xác định mức độ giới hạn cho phép khai thác ở từng vùng chức năng: vùng lõi,
vùng đệm và vùng chuyển tiếp.

- Kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với sự cân bằng của hệ sinh thái nhân
văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
 Bảo vệ đa dạng sinh học trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
- Việc bảo vệ đa dạng sinh học phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan.
- Thành lập các ngân hàng gen để bảo vệ và phát triển các nguồn gen bản địa q hiếm.
Giới hạn việc du nhập các giống lồi khơng phải là bản địa nếu chưa được nghiên cứu và
đánh giá một cách khoa học.
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ các lồi động, thực vật q hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; Áp
dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác kinh doanh, sử dụng các loài này
đồng thời thực hiện các chương trình chăm sóc, ni dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt
phù hợp với từng loài.
Trang 18




Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

- Khuyến khích việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được khai thác từ gió,
mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn
Cần Giờ.
-Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ:
+ Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi Khu Dự
trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường.
+ Phải xây dựng hoàn chỉnh và vận hành thường xuyên các cơng trình xử lý ơ nhiễm mơi
trường; xây dựng hệ thống thu gom tách riêng và xử lý triệt để tồn bộ lượng nước thải
phát sinh từ q trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; vận hành thường xun

các cơng trình xử lý ơ nhiễm mơi trường; đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định về môi
trường.
+ Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ
khu Dự trữ sinh quyển cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của
mình.
+ Đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ
thu gom tập trung chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và đáp
ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập
trung, hệ thống xử lý khí thải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường và
được vận hành thường xuyên.
 Bảo vệ môi trường đối với các làng nghề Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát
triển làng nghề phải gắn với việc bảo vệ môi trường, có hệ thống thu gom tập trung các
loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Phải có hệ thống
Trang 19


thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy
định về bảo vệ môi trường và được vận hành thường xun. Bảo vệ cảnh quan đối với
các cơng trình xây dựng
Các cơng trình xây dựng trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
phải bảo đảm các điều kiện như sau:
Trong vùng lõi: không cho phép xây dựng các cơng trình, trừ những cơng trình phục vụ
cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và được cấp có thẩm quyền cho phép.
Trong vùng đệm: chỉ chấp nhận các cơng trình xây dựng có kết cấu và vật liệu xây dựng
hài hòa với cảnh quan tự nhiên, không làm vỡ cân bằng sinh thái và được các cấp có thẩm
quyền cho phép.
Trong vùng chuyển tiếp: các cơng trình xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng
và quy hoạch của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
d. Nguyên tắc quản lý

Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ phải bằng các biện pháp tổng
hợp dựa trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng. Cơng tác quản lý khu dư trữ sinh quyển
rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay thỏa mãn 12 nguyên tắc của phương pháp tiếp cận hệ
sinh thái theo công ước đa dạng sinh học:
Nguyên tắc 1: Các mục tiêu quản lý tài nguyên đất đai, nước và sự sống là sự lựa
chọn mang tính xã hội: Khơi phục rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá bởi chất độc hoá
học trong chiến tranh và bảo tồn để hệ sinh thái này phát triển bền vững là mục tiêu quản
lý dựa trên sự lựa chọn của xã hội.
Nguyên tắc 2: Quản lý phải được phân quyền đến cấp thích hợp nhất: Việc quản lý
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được phân quyền đến cấp thích hợp nhất
qua các nghị quyết giao khoán bảo vệ rừng đến các đơn vị quốc doanh, tập thể và hộ gia
đình của Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyên tắc 3: Các nhà quản lý hệ sinh thái phải xem xét các hiệu quả (thực tế
hoặc tiềm ẩn) của các hoạt động của họ đối với các hệ sinh thái khác: Trong công tác
Trang 20



×