Tải bản đầy đủ (.pdf) (287 trang)

(Luận Án Tiến Sĩ) Phát Triển Năng Lực Giáo Dục Địa Lí Cho Sinh Viên Ngành Sư Phạm Địa Lí.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 287 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HÀ VĂN THẮNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC ĐỊA LÍ CHO
SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HÀ VĂN THẮNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC ĐỊA LÍ CHO
SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ

Chun ngành: Lí luận & PPDH bộ mơn Địa lí
Mã số: 9140111

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh
2. PGS.TS. Kiều Văn Hoan

Hà Nội – năm 2022




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là khách quan, trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Hà Văn Thắng


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh và
PGS.TS. Kiều Văn Hoan đã tận tâm hướng dẫn em hoàn thành luận án của mình. Các
thầy đã giúp em nhận ra những giá trị của nghề nghiệp, những bài học quý báu về
nghiên cứu khoa học; ln khích lệ, động viên và định hướng để em có động lực học
tập và kì vọng đóng góp một phần nhỏ bé cho nền giáo dục địa lí nước nhà. Luận án
này thay cho lời tri ân tới các thầy về tấm lòng mà các thầy đã dành cho em.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Văn Đức, GS.TS. Đỗ Thị Minh
Đức, PGS.TS. Ngô Thị Hải Yến đã luôn hỗ trợ, tư vấn, định hướng, khích lệ em trong
suốt q trình từ lúc em mới bắt đầu cho đến khi em có được thành quả này. Em xin
được cảm ơn PGS.TS. Lâm Quang Dốc, PGS.TS Nguyễn Tuyết Nga, PGS.TS. Đỗ
Vũ Sơn, TS. Phạm Minh Tâm, TS. Đỗ Văn Thanh, TS. Đỗ Văn Hảo, TS. Nguyễn
Phương Thảo đã đóng góp cho em những ý kiến hết sức quý báu qua báo cáo chuyên
đề, seminar, bảo vệ cấp bộ mơn để em có thể hồn thiện hơn luận án của mình.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Bộ mơn Địa lí, Khoa

Sư phạm, trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi thực nghiệm phát triển
năng lực giáo dục địa lí cho SV trong luận án này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa Địa lí, Bộ mơn Lí luận và
phương pháp giảng dạy, Phịng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cũng
như cá nhân TS. Lê Như Thục đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trên cả phương
diện quản lí và chuyên mơn trong suốt q trình học tập và nghiên cứu của tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan nơi tôi đang công tác là trường Đại học Sư
phạm TP HCM, BCN Khoa Địa lí, phịng Tổ chức hành chính, phịng Sau Đại học,
phịng KHTC, phịng KHCN & tạp chí KH, Quỹ Học Bổng AMA đã tạo cơ hội cho
tơi được học tập nâng cao trình độ, hỗ trợ tơi về quy chế cũng như kinh phí.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân tình đến các bạn SV khóa 43, 44 ngành sư phạm
Địa lí trường Đại học Sư phạm TP HCM, SV khóa 18, 19, 20 ngành sư phạm Địa lí,
Đại học An Giang đã tham gia thực nghiệm cho đề tài nghiên cứu này. Tôi cũng xin
được cảm ơn các giáo viên địa lí đang cơng tác ở các sở giáo dục An Giang, Đồng
Tháp, TP HCM, Cần Thơ, Bình Dương, Long An; giảng viên tại các khoa, bộ mơn
Địa lí thuộc Trường Đại học Sài Gịn, Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại học
An Giang, Trường Đại học Cần Thơ đã giúp tơi hồn thành các khảo sát đánh giá cơ
sở thực tiễn của đề tài.
Sau cùng, tơi xin cảm gia đình, bạn bè, đờng nghiệp, học trị đã ln động viên,
khích lệ, hỗ trợ tơi trong suốt những năm tôi học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận án
Hà Văn Thắng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ X
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... XI

DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................XIII
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 2
2.1. Mục đích .............................................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ ............................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................. 3
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 3
5.1. Quan điểm nghiên cứu......................................................................................... 3
5.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc ......................................................................... 3
5.1.2. Quan điểm lịch sử ............................................................................................. 4
5.1.3. Quan điểm thực tiễn giáo dục ........................................................................... 4
5.1.4. Quan điểm lấy người học làm trung tâm .......................................................... 4
5.1.5. Quan điểm dạy học phát triển năng lực ............................................................ 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5
5.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ..................................................... 5
5.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra ........................................................................ 5
5.2.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia................................................................... 5
5.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................. 6
5.2.5. Phương pháp thống kê toán học ....................................................................... 6
6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án................................... 6
6.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 6
6.2. Việt Nam............................................................................................................ 11
7. Những đóng góp của luận án ............................................................................. 17
8. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 18



iv
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIÁO DỤC ĐỊA LÍ CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA
LÍ .............................................................................................................................. 19
1.1. Đổi mới đào tạo giáo viên theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ... 19
1.1.1. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên ......................................................... 19
1.1.2. Đổi mới đào tạo giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp .......... 20
1.1.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn đầu ra ngành cử nhân sư phạm ........ 24
1.1.3.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ............................ 24
1.1.3.2. Chuẩn đầu ra khối ngành cử nhân sư phạm ............................................... 25
1.2. Giáo dục địa lí và năng lực giáo dục địa lí .................................................... 27
1.2.1. Giáo dục địa lí ................................................................................................ 27
1.2.1.1. Quan niệm về giáo dục địa lí ....................................................................... 27
1.2.1.2. Mục tiêu của giáo dục địa lí ........................................................................ 30
1.2.1.3. Vai trò và vị trí của giáo dục địa lí ............................................................. 30
1.2.1.4. Nội dung giáo dục địa lí .............................................................................. 32
1.2.2. Năng lực giáo dục địa lí.................................................................................. 33
1.2.2.1. Quan niệm về năng lực giáo dục địa lí........................................................ 33
1.2.2.2. Phát triển năng lực giáo dục địa lí cho sinh viên ....................................... 38
1.3. Cơ sở khoa học của việc phát triển năng lực giáo dục địa lí cho sinh viên 41
1.3.1. Cơ sở tâm lí học dạy học ................................................................................ 41
1.3.1.1. Vận dụng thuyết hành vi .............................................................................. 41
1.3.1.2. Vận dụng thuyết nhận thức .......................................................................... 42
1.3.1.3. Vận dụng thuyết kiến tạo ............................................................................. 42
1.3.1.4. Vận dụng thuyết hoạt động .......................................................................... 42
1.3.2. Cơ sở về lí luận dạy học ................................................................................. 43
1.3.2.1. Mô hình cấu trúc của phương pháp dạy học ............................................... 43
1.3.2.2. Các quan điểm dạy học ............................................................................... 44
1.4. Đặc điểm tâm sinh lí, khả năng học tập của sinh viên sư phạm ................. 45
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên sư phạm .................................................. 45

1.4.2. Khả năng học tập của sinh viên sư phạm ....................................................... 46
1.5. Thực trạng về năng lực giáo dục địa lí và phát triển năng lực giáo dục địa
lí cho SV ở các các cơ sở đào tạo sư phạm thuộc khu vực Đông Nam Bợ và
Đờng bằng sơng Cửu Long .................................................................................... 48
1.5.1. Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp khảo sát .................................. 48
1.5.2. Thực trạng về năng lực giáo dục địa lí của sinh viên ..................................... 49
1.5.3. Thực trạng phát triển năng lực giáo dục địa lí cho sinh viên ......................... 51


v
1.5.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực giáo dục địa lí ........... 51
1.5.3.2. Các biện pháp pháp triển năng lực giáo dục địa lí ..................................... 54
1.5.3.3. Các phương pháp phát triển năng lực giáo dục địa lí ................................ 56
1.5.4. Chương trình đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí ở các cơ sở thuộc khu vực
Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long ......................................................... 59
1.5.4.1. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo ........................... 59
1.5.4.2. Cấu trúc chương trình và nội dung đào tạo ................................................ 60
1.5.5. Đánh giá thực trạng phát triển năng lực giáo dục địa lí ................................. 62
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC
GIÁO DỤC ĐỊA LÍ CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ ............... 66
2.1. Nguyên tắc và yêu cầu của việc phát triển năng lực giáo dục địa lí ........... 66
2.1.1. Nguyên tắc của việc phát triển năng lực giáo dục địa lí cho sinh viên .......... 66
2.1.1.1. Đảm bảo việc phát triển năng lực địa lí là nền tảng cho việc phát triển năng
lực giáo dục địa lí ..................................................................................................... 66
2.1.1.2. Đảm bảo sự kết nối giữa tri thức địa lí và tri thức về khoa học giáo dục
trong việc phát triển năng lực giáo dục địa lí .......................................................... 66
2.1.1.3. Đảm bảo sự thống nhất hữu cơ giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành nghề
nghiệp trong phát triển năng lực giáo dục địa lí...................................................... 67
2.1.1.4. Đảm bảo phát huy tính chủ đợng, tích cực của sinh viên trong việc phát

triển năng lực giáo dục địa lí ................................................................................... 67
2.1.1.5. Đảm bảo tính vừa sức đối với sinh viên trong phát triển năng lực giáo dục
địa lí .......................................................................................................................... 68
2.1.2. Yêu cầu của việc phát triển các năng lực giáo dục địa lí ............................... 68
2.1.2.1. Yêu cầu đối với giảng viên .......................................................................... 68
2.1.2.2. Đối với sinh viên .......................................................................................... 70
2.1.2.3. Về cơ sở vật chất.......................................................................................... 70
2.1.2.4. Chương trình và tổ chức đào tạo................................................................. 71
2.1.2.5. Yêu cầu đối với các cơ sở thực tập sư phạm ............................................... 72
2.2. Xác định năng lực giáo dục địa lí và phát triển năng lực giáo dục địa lí cho
sinh viên ................................................................................................................... 72
2.2.1. Xác định cấu trúc năng lực giáo dục địa lí cho sinh viên ............................... 72
2.2.2. Cấu trúc năng lực giáo dục địa lí cho sinh viên sư phạm địa lí ...................... 73
2.2.2.1. Chỉ báo năng lực vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học địa lí .......... 75
2.2.2.2. Chỉ báo năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
học địa lí ở trường phổ thông ................................................................................... 76


vi
2.2.2.3. Chỉ báo năng lực đánh giá trong giáo dục địa lí ........................................ 77
2.2.2.4. Chỉ báo năng lực thiết kế kế hoạch bài dạy trong giáo dục địa lí .............. 78
2.2.3. Thiết lập và sử dụng đường phát triển năng lực giáo dục địa lí ..................... 79
2.3. Quy trình phát triển năng lực giáo dục địa lí cho sinh viên ........................ 81
2.3.1. Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực giáo dục địa lí .................................. 82
2.3.1.1. Xác định mục tiêu phát triển năng lực giáo dục địa lí ................................ 82
2.3.1.2. Lựa chọn phương thức phát triển năng lực giáo dục địa lí ........................ 84
2.3.1.3. Thiết kế chuỗi hoạt động và dự kiến phương án đánh giá .......................... 85
2.3.2. Tổ chức phát triển năng lực giáo dục địa lí cho sinh viên .............................. 87
2.3.2.1. Cung cấp định hướng và chuyển giao nhiệm vụ ......................................... 87
2.3.2.2. Tổ chức hoạt động học tập để phát triển năng lực giáo dục địa lí ............. 88

2.3.2.3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập ............................................... 89
2.3.3. Đánh giá và cải tiến quy trình phát triển năng lực giáo dục địa lí.................. 89
2.3.3.1. Đánh giá quá trình phát triển năng lực giáo dục địa lí .............................. 89
2.3.3.2. Cải tiến quy trình, biện pháp phát triển năng lực giáo dục địa lí ............... 91
2.4. Biện pháp hình thành và phát triển năng lực giáo dục địa lí cho sinh viên92
2.4.1. Phát triển năng lực giáo dục địa lí theo phương thức tích hợp....................... 92
2.4.1.1. Tích hợp kiến thức chuyên môn và phương pháp dạy học địa lí ................. 92
2.4.1.2. Xây dựng giáo trình tích hợp theo tiếp cận mô-đun .................................... 94
2.4.2. Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển năng lực giáo dục địa
lí trong các học phần phương pháp dạy học địa lí. ................................................... 96
2.4.2.1. Sử dụng phương pháp huấn luyện ............................................................... 96
2.4.2.2. Sử dụng phương pháp dạy học vi mô .......................................................... 97
2.4.2.3. Sử dụng phương pháp nghiên cứu bài học (lesson study)........................... 99
2.4.2.4. Sử dụng phương pháp tình huống/mô phỏng ............................................ 101
2.4.2.5. Tăng cường tổ chức xê – mi – na .............................................................. 103
2.4.2.6. Sử dụng phương pháp dạy học dự án ........................................................ 105
2.4.3. Đổi mới phương pháp sử dụng phương tiện dạy học địa lí trong phát triển
năng lực giáo dục địa lí........................................................................................... 108
2.4.4. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông để phát triển năng lực giáo
dục địa lí ................................................................................................................. 110
2.4.4.1. Thiết lập cách thức giao tiếp, khai thác và trao đổi thông tin phục vụ hoạt
động phát triển năng lực giáo dục địa lí thông qua Internet ................................. 110
2.4.4.2. Vận dụng mơ hình dạy học kết hợp trong phát triển các năng lực giáo dục
địa lí ........................................................................................................................ 111


vii
2.4.4.3. Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong phát triển năng lực giáo dục
địa lí ........................................................................................................................ 112
2.4.5. Tổ chức học tập trải nghiệm để phát triển năng lực giáo dục địa lí ............. 114

2.4.5.1. Thiết kế và tở chức các bài học bộ môn phương pháp theo mô hình học tập
trải nghiệm .............................................................................................................. 114
2.4.5.2. Tổ chức các hình thức trải nghiệm dạy học địa lí ở trường phở thông..... 115
2.4.6. Đổi mới đánh giá trong phát triển năng lực giáo dục địa lí .......................... 117
2.4.6.1. Tăng cường hình thức đánh giá thường xuyên trong quá trình phát triển
năng lực giáo dục địa lí .......................................................................................... 117
2.4.6.2. Tăng cường đánh giá dựa theo tiêu chí trong quá trình phát triển năng lực
giáo dục địa lí ......................................................................................................... 118
2.5. Thiết kế kế hoạch bài dạy phát triển năng lực giáo dục địa lí trong các học
phần phương pháp giảng dạy địa lí .................................................................... 120
2.5.1. Định hướng chung của việc thiết kế kế hoạch bài dạy phát triển năng lực giáo
dục địa lí ................................................................................................................. 120
2.5.2. Mơ hình và cấu trúc của kế hoạch bài dạy phát triển năng lực giáo dục địa lí
................................................................................................................................ 121
2.5.3. Các loại kế hoạch bài dạy trong phát triển năng lực giáo dục địa lí ............ 122
2.5.4. Một số kế hoạch bài dạy phát triển năng lực giáo dục địa lí ........................ 123
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 124
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 125
3.1. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc của thực nghiệm sư phạm ................. 125
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................. 125
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................. 125
3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm ............................................................................... 125
3.2. Phương pháp thực nghiệm............................................................................ 126
3.2.1. Thiết kế thực nghiệm .................................................................................... 126
3.2.2. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm ................................................................. 126
3.2.3. Đo lường và thu thập dữ liệu thực nghiệm ................................................... 126
3.2.4. Phân tích dữ liệu ........................................................................................... 127
3.2.4.1. Thống kê kết quả điểm số và khảo sát ....................................................... 127
3.2.4.2. Mô tả dữ liệu thống kê ............................................................................... 128
3.2.4.3. So sánh dữ liệu thống kê ............................................................................ 128

3.3. Tiến trình tổ chức thực nghiệm .................................................................... 129
3.3.1. Đánh giá trước thực nghiệm ......................................................................... 129
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................... 129


viii
3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................... 131
3.4. Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm ................................................. 131
3.4.1. Kết quả thực nghiệm chỉ báo năng lực vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy
học địa lí ................................................................................................................. 131
3.4.1.1. Thực nghiệm tại khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm TP. HCM ............ 131
3.4.1.2. Thực nghiệm tại bộ môn Địa lí thuộc khoa Sư phạm, Đại học An Giang . 134
3.4.1.3. Đánh giá sự tiến bộ của sinh viên dựa trên đường phát triển năng lực vận
dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học địa lí ......................................................... 136
3.4.2. Kết quả thực nghiệm chỉ báo năng lực đánh giá trong giáo dục địa lí ......... 137
3.4.3. Kết quả thực nghiệm chỉ báo năng lực thiết kế kế hoạch bài dạy trong giáo
dục địa lí ................................................................................................................. 140
3.4.3.1. Thực nghiệm tại khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm TP.HCM ............. 140
3.4.3.2. Thực nghiệm tại bợ mơn Địa lí tḥc khoa Sư phạm, Đại học An Giang . 141
3.4.3.3. Đánh giá sự tiến bộ của sinh viên dựa trên đường phát triển năng lực thiết
kế kế hoạch bài dạy trong giáo dục địa lí .............................................................. 143
3.4.4. Kết quả thực nghiệm chỉ báo năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy học địa lí ............................................................................ 144
3.4.5. Kết quả khảo sát sinh viên sau thực nghiệm (đánh giá định tính)................ 148
3.4.5.1. Đánh giá về dự án học tập các môn phương pháp dạy học đối với việc phát
triển các năng lực giáo dục địa lí ........................................................................... 148
3.4.5.2. Đánh giá về việc áp dụng dạy học vi mô đối với việc phát triển năng lực
giáo dục địa lí ......................................................................................................... 149
3.4.5.3. Đánh giá về việc áp dụng nghiên cứu thức tế tại trường phổ thông đối với
việc phát triển các năng lực giáo dục địa lí ........................................................... 150

3.4.5.4. Đánh giá về việc áp dụng trải nghiệm tiết học địa lí ở trường phổ thông đối
với việc phát triển các năng lực giáo dục địa lí ..................................................... 152
3.4.5.5. Đánh giá về việc áp dụng các biện pháp đối với việc phát triển chỉ báo
năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học địa lí ...... 153
3.5. Kết luận về kết quả thực nghiệm sư phạm.................................................. 156
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 159
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 160
1. Kết luận ............................................................................................................. 160
2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 161
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................................................. 163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 164


ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Từ viết tắt tiếng Việt
CNTT&TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

ĐH


Đại học

ĐNB&ĐBSCL

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

ĐPTNL

Đường phát triển năng lực

GDĐL

Giáo dục địa lí

GDPT

Giáo dục phổ thơng

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

GiV

Giảng viên


HS

Học sinh

KHBD

Kế hoạch bài dạy

KHGD

Khoa học giáo dục

KHĐG

Kế hoạch đánh giá

KHXH

Khoa học xã hội

KTDH

Kĩ thuật dạy học

KT – XH

Kinh tế – xã hội

NCS


Nghiên cứu sinh

NVSP

Nghiệp vụ sư phạm

PPDH

Phương pháp dạy học

PP&KT

Phương pháp và kĩ thuật

SV

Sinh viên

THPT

Trung học phổ thông

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

Từ viết tắt tiếng Anh

Chữ viết đầy đủ


PCK

Pedagogical Content Knowledge

PCK-G

Pedagogical Content Knowledge - Geography

PCK-ST

Pedagogical Content Knowledge for Students

ZPD

Zone of Proximal Development


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Sự tương thích giữa chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông với chuẩn đầu ra cử
nhân ngành sư phạm (nguồn: [37]) .......................................................................... 26
Bảng 1.2. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến việc hình thành và phát triển
năng lực GDĐL cho SV ........................................................................................... 52
Bảng 1.3. Đánh giá mức độ thường xuyên của việc thực hiện các biện pháp phát triển
năng lực GDĐL cho SV ........................................................................................... 54
Bảng 1.4. Mức độ áp dụng các phương pháp phát triển năng lực GDĐL của GiV phân
theo chuyên ngành giảng dạy ................................................................................... 58
Bảng 2.1. Hợp phần (thành tố) và các chỉ báo trong cấu trúc năng lực GDĐL ....... 75
Bảng 2.2. Mô tả chi tiết các chỉ số chất lượng hành vi của chỉ báo năng lực vận dụng

PP&KT dạy học địa lí............................................................................................... 76
Bảng 2.3. Mơ tả chi tiết các chỉ số chất lượng hành vi của chỉ báo năng lực ứng dụng
CNTT&TT trong dạy học địa lí ở trường phổ thông ............................................... 77
Bảng 2.4. Mô tả chi tiết các chỉ số chất lượng hành vi của chỉ báo năng lực đánh giá
trong GDĐL .............................................................................................................. 78
Bảng 2.5. Mô tả chi tiết các chỉ số chất lượng hành vi của chỉ báo năng lực thiết kế
KHBD trong GDĐL ................................................................................................. 78
Bảng 2.6. Hướng dẫn xây dựng ma trận hoạt động học tập và rèn luyện trong phát
triển năng lực GDĐL cho SV ................................................................................... 86
Bảng 2.7. Danh mục thu thập đánh giá trong phát triển năng lực GDĐL ............... 91
Bảng 2.8. Các hoạt động học tập phát triển kĩ năng hướng dẫn HS đọc, hiểu bản đờ
trong dạy học địa lí ................................................................................................. 109
Bảng 2.9. Áp dụng mơ hình “Lớp học đảo ngược” trong tổ chức hoạt động học tập
phát triển năng lực GDĐL ...................................................................................... 113
Bảng 3.1. Thông tin chi tiết về đối tượng và các năng lực GDĐL thực nghiệm ... 126
Bảng 3.2. Giả thuyết và mức độ ý nghĩa trong kiếm định Paired-sample T-Test . 128
Bảng 3.3. Thống kê kết quả chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí trước
và sau thực nghiệm (ĐH Sư phạm TP HCM) ........................................................ 132
Bảng 3.4. So sánh tỉ lệ SV phân theo hạng năng lực trước và sau thực nghiệm ... 132
Bảng 3.5. Tự đánh giá của SV về sự tiến bộ của chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT
dạy học địa lí sau thực nghiệm ............................................................................... 133
Bảng 3.6. Thống kê kết quả chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí trước
và sau thực nghiệm (ĐH An Giang) ....................................................................... 134
Bảng 3.7. So sánh tỉ lệ SV phân theo hạng năng lực trước và sau thực nghiệm ... 135
Bảng 3.8. Tự đánh giá của SV về sự tiến bộ của chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT
dạy học địa lí sau thực nghiệm (ĐH An Giang) ..................................................... 135
Bảng 3.9. Thống kê kết quả chỉ báo năng lực đánh giá trong GDĐL trước và sau thực
nghiệm (ĐH An Giang) .......................................................................................... 138
Bảng 3.10. Thống kê kết quả chỉ báo năng lực thiết kế KHBD trong GDĐL trước và
sau thực nghiệm (ĐH Sư phạm TP.HCM) ............................................................. 140

Bảng 3.11. Thống kê kết quả chỉ báo năng lực thiết kế KHBD trong GDĐL trước và
sau thực nghiệm (ĐH An Giang) ............................................................................ 142


xii
Bảng 3.12. Thống kê kết quả chỉ báo năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học
địa lí trước và sau thực nghiệm .............................................................................. 145
Bảng 3.13. Thống kê kết quả tự đánh giá chỉ báo năng lực ứng dụng CNTT&TT trong
dạy học địa lí của SV sau khi kết thúc khóa học .................................................... 145
Bảng 3.14. Đánh giá của SV về sự cần thiết của các hợp phần áp dụng trong dự án
học tập các mơn PPDH địa lí .................................................................................. 148
Bảng 3.15. Đánh giá của SV về sự cần thiết của các thành phần thực hiện trong
phương pháp DHVM đối với việc phát triển năng lực GDĐL............................... 149
Bảng 3.16. Đánh giá của SV về giá trị của việc nghiên cứu thực tế tại trường phổ
thông đối với việc phát triển năng lực GDĐL ........................................................ 151
Bảng 3.17. Đánh giá của SV về vai trị của việc trải nghiệm các tiết học địa lí ở trường
phổ thơng đối với việc góp phần hình thành và phát triển năng lực GDĐL .......... 152
Bảng 3.18. Mức độ cần thiết và tính hiệu quả của các biện pháp được áp dụng đối với
việc phát triển năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí....................... 153


xiii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức nội dung sư phạm của SV SP... 23
Hình 1.2. GDĐL được định nghĩa như là sự kết hợp giữa địa lí và giáo dục .......... 28
Hình 1.3. Mơ hình thể hiện mối quan hệ và sự phát triển của GDĐL ..................... 29
Hình 1.4. Cấu trúc năng lực nghề ............................................................................ 34
Hình 1.5. Kiến thức nội dung sư phạm cho việc giảng dạy địa lí ........................... 36
Hình 1.6. Kiến thức sư phạm địa lí của sinh viên .................................................... 37

Hình 1.7. Năng lực GDĐL là sự kết hợp giữa năng lực giáo dục và NLĐL ........... 38
Hình 1.8. Vùng phát triển gần theo quan niệm của L.S Vygotsky .......................... 39
Hình 1.9. Đánh giá của GiV, SV và GV về mức độ đạt được các chỉ số chất lượng
hành vi trong mỗi chỉ báo thuộc ba thành tố năng lực GDĐL ................................. 49
Hình 1.10. Đánh giá của GiV, SV về mức độ đạt được các chỉ báo của thành tố năng
lực vận dụng tri thức KHGD vào GDĐL ................................................................. 50
Hình 1.11. Đánh giá mức độ thường xuyên và cần thiết của việc áp dụng các phương
pháp phát triển năng lực GDĐL cho SV .................................................................. 57
Hình 1.12. Mức độ áp dụng PPDH vi mô và huấn luyện của GiV trong đào tạo ... 58
Hình 1.13. Cơ cấu các khối kiến thức trong chương trình đào tạo SV sư phạm Địa lí
của 5 cơ sở ở ĐNB&ĐBSCL (%) ............................................................................ 61
Hình 1.14. Tỉ lệ trung bình cộng giữa các khối kiến thức trong chương trình đào tạo
SV sư phạm địa lí của 5 cơ sở ở ĐNB&ĐBSCL (%) .............................................. 62
Hình 2.1. Các hợp phần (thành tố) trong cấu trúc năng lực GDĐL ........................ 75
Hình 2.2. Mơ hình đường phát triển kĩ năng của Dreyfus ....................................... 80
Hình 2.3. Đường phát triển năng lực GDĐL dành cho SV ..................................... 81
Hình 2.4. Quy trình chi tiết phát triển năng lực giáo dục địa lí ............................... 82
Hình 2.5. Lựa chọn phương thức phát triển năng lực GDĐL dựa trên dạy học hợp tác
và hoạt động.............................................................................................................. 85
Hình 2.6. Tích hợp kiến thức chuyên môn và PPDH trong phát triển năng lực GDĐL ... 93
Hình 2.7. Cấu trúc thiết kế các mô-đun trong phát triển năng lực GDĐL .............. 95
Hình 2.8. Quy trình thực hành luyện tập kĩ năng dạy học trong PPDH vi mô ........ 98
Hình 2.9. Tổ chức không gian lớp học và phân vai SV theo NCBH trong phát triển
năng lực GDĐL ...................................................................................................... 100
Hình 2.10. Quy trình sử dụng phương pháp tình huống trong phát triển năng lực
GDĐL cho SV ........................................................................................................ 102
Hình 2.11. Các bước thực hiện lớp học đảo ngược trong đào tạo SV ................... 112
Hình 2.12. Chu trình tổ chức các bài học bộ mơn PPDH địa lí theo mơ hình học tập
trải nghiệm .............................................................................................................. 114
Hình 2.13. Chu trình phát triển năng lực GDĐL qua trải nghiệm thực tế dạy học địa

lí ở trường phổ thông .............................................................................................. 116
Hình 2.14. Lập kế hoạch bài dạy – mơ hình P-I-E ................................................ 121
Hình 3.1. Đường phát triển chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí .... 137
Hình 3.2. Đường phát triển chỉ báo năng lực đánh giá trong GDĐL .................... 139
Hình 3.3. Đường phát triển chỉ báo năng lực thiết kế KHBD trong GDĐL.......... 144
Hình 3.4. Đường phát triển chỉ báo năng lực ứng dụng CNTT&TT ..................... 147


xiv
Hình 3.5. Đánh giá của SV về mơ hình dự án học tập các học phần PPDH địa lí 148
Hình 3.6. Đánh giá của SV về sự tác động của các thành phần đến hiệu quả của việc
áp dụng phương pháp DHVM đối với việc phát triển năng lực GDĐL ................. 150
Hình 3.7. Cơ hội và khó khăn của việc học tập học phần ứng dụng CNTT&TT trong
dạy học địa lí dưới tác động của đại dịch Covid 19 ............................................... 155
Hình 3.8. Mức độ cải thiện về điểm số các chỉ báo năng lực thực nghiệm ........... 157
Hình 3.9. Sự tăng tiến của SV trên đường phát triển năng lực GDĐL .................. 157


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp là tiếp cận bản chất của
việc đào tạo, bồi dưỡng GV trong bối cảnh hiện nay. Nhận định này được lí giải xuất
phát từ tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến mọi mặt của đời sống
xã hội và yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục nói chung
và nhà giáo nói riêng đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra những công dân có đầy đủ
những năng lực để đáp ứng u cầu của thời đại. Chính vì thế, Nghị quyết số 29 –
NQ/TW đã đề cập đến tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ nhà giáo, trong đó
nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và

đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao trách nhiệm,
đạo đức và năng lực nghề” [6]. Bên cạnh đó, việc đổi mới chương trình GDPT tổng thể
và chương trình GDPT mơn Địa lí đã đặt ra nhiều thách thức đối với khả năng đáp ứng
của đội ngũ GV địa lí với chương trình định hướng năng lực. Đồng thời, nó cũng tác
động không nhỏ đến công tác đào tạo GV. Thực tế nêu trên đặt ra cho các trường sư
phạm những yêu cầu quan trọng và cấp bách đối với việc phát triển năng lực giáo dục
cho SV trong đó có SV ngành sư phạm Địa lí.
Về mặt lí luận, giáo dục địa lí, năng lực GDĐL và phát triển năng lực GDĐL là
những lĩnh vực chưa thực sự có nhiều nghiên cứu. Chính vì thế, cần thiết lập những
quan niệm ban đầu về GDĐL làm căn cứ lí thuyết cho việc định nghĩa năng lực GDĐL,
từ đó thiết lập quan niệm phù hợp về phát triển năng lực GDĐL cho SV ngành sư phạm.
Trong khi đó, GDĐL đóng góp vai trò quan trọng trong nền giáo dục phổ thông quốc
gia. Điều này được khẳng định trong chương trình GDPT mơn Địa lí 2018: “GDĐL
được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông” cùng với các mơn học và hoạt động
giáo dục khác góp phần phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và
năng lực đặc thù, “đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn
với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân
cách cơng dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tở q́c” [17]. Vì
vậy, việc đào tạo, bời dưỡng đội ngũ GV đáp ứng được năng lực GDĐL có ý nghĩa hết
sức quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu và kì vọng của chương trình GDĐL phổ thơng.
Giáo sinh sư phạm Địa lí vừa phải đảm bảo năng lực chun mơn (năng lực khoa học
địa lí), vừa thành thành thạo năng lực GDĐL (Vận dụng PP&KT dạy học địa lí; Đánh
giá trong GDĐL; Ứng dụng CNTT&TT trong GDĐL; Thiết kế KHBD trong GDĐL) và
các năng lực chung bổ trợ để có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của
thực tiễn dạy học và giáo dục.


2
Chương trình và phương pháp đào tạo GV nói chung và GV địa lí nói riêng ở các
trường sư phạm trong những năm qua đã có nhiều đổi mới, song vẫn chưa theo kịp với

xu thế phát triển trong khu vực và thế giới. Một trong số đó là chưa chú trọng phát triển
năng lực cho SV, nhất là năng lực tự học, tự nghiên cứu. Chương trình cơ bản vẫn chưa
làm rõ được mối quan hệ giữa chương trình đại học với kiến thức, năng lực cần đáp ứng
yêu cầu GDPT. Các học phần về PPDH bộ môn tuy đã cố gắng trang bị cho SV nắm
vững hệ thống các PPDH và cập nhật những vấn đề đổi mới, song vẫn cịn khoảng cách
khá xa giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa đào tạo ở trường sư phạm với thực tế giảng dạy
ở nhà trường phổ thông [4]. Như vậy, để đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn các trường
sư phạm cần thiết phải cải tiến chương trình và đổi mới phương pháp đào tạo một cách
toàn diện và đờng bộ.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, NCS lựa chọn đề tài: Phát triển năng lực giáo
dục địa lí cho sinh viên ngành sư phạm Địa lí để nghiên cứu, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo SV sư phạm đáp ứng việc đổi mới chương trình GDPT.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu xây dựng quy trình và các biện pháp để tổ chức dạy học phát triển
năng lực GDĐL cho SV ngành sư phạm Địa lí, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo GV,
góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực GDĐL cho SV
ngành sư phạm Địa lí.
- Xây dựng nguyên tắc và yêu cầu của việc phát triển năng lực GDĐL cho SV
ngành sư phạm Địa lí.
- Xác định các năng lực GDĐL cần hình thành và phát triển cho SV ngành sư phạm
Địa lí.
- Xây dựng quy trình phát triển năng lực GDĐL cho SV ngành sư phạm Địa lí.
- Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực GDĐL cho SV ngành sư phạm Địa lí.
- Thiết kế và tổ chức giảng dạy một số KHBD để phát triển năng lực GDĐL cho
SV ngành sư phạm Địa lí.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của quy trình và các
biện pháp đã đề xuất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quy trình và các biện pháp phát triển năng lực GDĐL cho
SV năm thứ 3 và năm thứ 4 ngành sư phạm Địa lí.


3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình và biện pháp phát triển năng lực
GDĐL cho SV ngành sư phạm Địa lí năm thứ 3 và năm thứ 4 (tập trung vào các năng
lực dạy học địa lí).
- Địa bàn nghiên cứu ở các tỉnh phía Nam (ĐNB & ĐBSCL). Khảo sát thực tiễn ở
các cơ sở đào tạo SV sư phạm Địa lí bậc đại học bao gờm: Khoa Địa lí – Trường Đại
học Sư phạm TP. HCM, Bộ mơn Địa lí thuộc Khoa KHXH – Đại học Sài Gịn, Bộ mơn
Địa lí thuộc Khoa Sư phạm – Đại học Cần Thơ, Bộ môn Địa lí thuộc Khoa Sư phạm –
Đại học An Giang, Bộ môn Sử – Địa – GDCD thuộc Khoa Sư phạm – Đại học Đồng
Tháp. Trước đó, luận án đã tham khảo chương trình đào tạo SV sư phạm Địa lí của các
trường sư phạm trọng điểm như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Huế, Đại
học Sư phạm Đà Nẵng.
Đề tài thực nghiệm sư phạm ở Khoa Địa lí – Trường Đại học Sư phạm TP. HCM,
Bộ mơn Địa lí thuộc Khoa Sư phạm – Đại học An Giang.
Nội dung TNSP là các chỉ báo của thành tố (hợp phần) năng lực Vận dụng tri thức
KHGD và GDĐL: Vận dụng các PP&KT dạy học địa lí, đánh giá trong GDĐL, thiết kế
KHBD trong GDĐL, ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí ở trường phổ thơng.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 12 năm 2018 đến hết tháng 12 năm 2021
4. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng quy trình và biện pháp phát triển năng lực GDĐL cho SV sư phạm
một cách khoa học; trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu thì SV sẽ phát triển
được năng lực GDĐL. Kết quả này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV sư phạm
Địa lí, đóng góp vào q trình đổi mới GDPT trong giai đoạn hiện nay.

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Quá trình giáo dục là một hệ thống có cấu trúc gồm nhiều thành tố (cấu trúc nội
dung) và các giai đoạn (cấu trúc quá trình). Quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên
cứu KHGD yêu cầu người nghiên cứu phải xem xét các yếu tố của quá trình giáo dục,
dạy học trong một chỉnh thể thống nhất và liên quan chặt chẽ với nhau [106]. Vận dụng
quan điểm này để xem xét quá trình phát triển năng lực GDĐL cho SV là một bộ phận
hữu cơ của quá trình đào tạo GV nói chung và GV địa lí nói riêng ở các trường sư phạm.
Ở phương diện vĩ mơ, đào tạo GV khơng nằm ngồi chính sách GD&ĐT quốc gia và xu
hướng phát triển KT – XH. Ở phương diện vi mô, phát triển năng lực GDĐL cũng là
một hệ thống cấu trúc hồn chỉnh. Vì vậy, nghiên cứu cần xem xét tổng thể các nhân tố:
GiV, SV, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất – kĩ thuật, chính sách; các q trình: giảng


4
dạy, học tập, thực hành, thực tập…để hệ thống có thể vận hành một cách logic và đạt
hiệu quả giáo dục tối ưu nhất.
5.1.2. Quan điểm lịch sử
Giáo dục và đào tạo là một hệ thống động, luôn vận động và phát triển không
ngừng. Đặc điểm đó yêu cầu nghiên cứu về KHGD phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ
thể. Đó chính là việc xem xét hồn cảnh cụ thể (không gian và thời gian) của đối tượng
nghiên cứu, cũng như mối quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng, quá trình xung quanh
[106]. Xuất phát trên quan điểm này, luận án xem xét việc phát triển năng lực GDĐL ở
những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, từ đó, kế thừa những kết quả của những cơng trình
nghiên cứu trước đó, cả trong và ngoài nước để thiết lập quy trình và biện pháp phát
triển năng lực GDĐL cho SV sư phạm. Quá trình này được vận dụng phù hợp với điều
kiện giảng dạy cụ thể trong đào tạo GV ở các trường sư phạm khu vực phía Nam nói
chung và trường Đại học Sư phạm TP Hờ Chí Minh nói riêng.
5.1.3. Quan điểm thực tiễn giáo dục

Quá trình nghiên cứu KHGD cần phải xuất phát từ thực tiễn và sản phẩm phục vụ
cho việc giải quyết các vấn đề cấp thiết do thực tiễn đặt ra [106]. Từ thực tế đào tạo SV
sư phạm Địa lí, tác giả nhận thấy việc đổi mới phương thức phát triển năng lực GDĐL
cho SV là vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục nhằm
đáp ứng những cải cách lớn của GD&ĐT Quốc gia. Thiết lập một cơ sở thực tiễn vững
chắc về thực trạng phát triển năng lực GDĐL ở các cơ sở đào tạo khu vực phía Nam là
hết sức cần thiết cho việc đề xuất giải pháp trong nghiên cứu này. Thêm vào đó, quy
trình và biện pháp áp dụng được cải tiến liên tục sao phù hợp với yêu cầu của từng giai
đoạn trong quá trình nghiên cứu. Kết quả sẽ đóng góp trở lại cho việc tiếp tục cải thiện
quá trình phát triển năng lực GDĐL cho SV sư phạm.

5.1.4. Quan điểm lấy người học làm trung tâm
Dạy học lấy người học làm trung tâm, về bản chất người dạy cần tính đến nhu cầu,
nguyện vọng, đặc điểm tâm lí và nhận thức của người học. Ở phương diện vĩ mô, dạy
học lấy người học làm trung tâm chú ý đến yêu cầu của xã hội phản ánh vào mong muốn
của người học và phải đáp ứng yêu cầu đó. Trong nghiên cứu này, SV sư phạm Địa lí là
chủ thể của quá trình phát triển năng lực GDĐL. Những tác động sư phạm của GiV
thơng qua q trình và biện pháp đều hướng đến mục đích là thúc đẩy sự tiến bộ của SV
so với chính bản thân họ. Chính vì thế, SV được đánh giá đầu vào và được hướng dẫn
để xây dựng kế hoạch rèn luyện riêng dựa trên đường phát triển năng lực của họ. Trong
quá trình này, SV được khuyến khích tham gia tích cực, chủ động vào chuỗi các hoạt
động học tập đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp. Họ cũng được hướng dẫn để tự đánh


5
giá, điều chỉnh quá trình và kết quả học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng được những
yêu cầu công việc sau này và học tập suốt đời.
5.1.5. Quan điểm dạy học phát triển năng lực
Dạy học theo hướng phát triển năng lực hay còn gọi là định hướng kết quả đầu ra
của quá trình dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách,

chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn
bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp [7,
tr.64]. Đây là quan điểm chủ đạo chi phối việc thiết kế mục tiêu, lựa chọn nội dung,
phương pháp và đánh giá trong phát triển năng lực GDĐL cho SV. Theo đó, năng lực
GDĐL được mô tả một cách chi tiết, lượng hóa và có thể đánh giá được thơng qua hệ
thống tiêu chí, chỉ báo, chỉ số chất lượng hành vi. Nội dung cốt lõi được lựa chọn nhằm
đạt kết quả đầu ra, gắn với thực tiễn dạy học địa lí ở phổ thơng. GiV đóng vai trò là
người tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ quá tình tự học, tự rèn luyện năng lực chung, năng lực
địa lí và năng lực nghề nghiệp của SV.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để thu thập, phân loại, phân tích và tổng hợp các
tài liệu lí thuyết về các nội dung của nghiên cứu theo các tiêu chí phù hợp để tổng quan
về vấn đề nghiên cứu. Tài liệu được tiếp cận từ đa dạng các ng̀n trong và ngồi nước
trên các lĩnh vực: Đào tào GV, phương pháp giảng dạy đại học, phát triển năng lực nghề
nghiệp cho SV sư phạm, GDĐL, năng lực và phát triển năng lực GDĐL, đặc điểm tâm
sinh lí và nhận thức của SV sư phạm, các chương trình đào tạo GV địa lí, chương trình
GDĐL phổ thơng…Trên cơ sở tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích để
làm cơ sở lí luận cho các vấn đề nghiên cứu.

5.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra
Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này để
nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài cũng như đánh giá trong TNSP. Cụ thể, tìm hiểu
thực trạng phát triển năng lực GDĐL cho SV sư phạm Địa lí trong các cơ sở đào tạo GV
ở ĐNB và ĐBSCL; đánh giá năng lực SV trước và sau khi tiến hành phát triển từng
thành phần năng lực GDĐL. Điều tra được thực hiện thông qua bảng khảo sát đối với
GiV, GV địa lí phổ thơng, SV sư phạm Địa lí. Bảng hỏi được thiết kế để thu thấp thơng
tin, phân tích thực trạng và TNSP. Phỏng vấn sâu để làm rõ những vấn đề của thực tiễn
mà luận án cần giải quyết.

5.2.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực học thuật có liên quan để
có cơ sở cho những khẳng định, lập luận lí thuyết và thực tiễn của đề tài. NCS đã xin ý


6
kiến của các nhà GDĐL đầu ngành, các chuyên gia thiết kế chương trình GDĐL từ ĐH
đến phổ thơng và GV địa lí về khung năng lực GDĐL. Thiết kế, điều chỉnh nội dung
khảo sát cơ sở thực tiễn dựa trên những tư vấn của các chuyên gia về giáo dục học, thống
kê xã hội học. Bên cạnh đó, ý kiến góp ý của các chuyên gia đánh giá trong giáo dục
được tiếp thu để thiết kế và điều chỉnh các đánh giá trong luận án.
5.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng tác động của
quy trình và biện pháp phát triển năng lực GDĐL cho SV. Thiết kế kiểm tra trước và
sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên là loại hình thực nghiệm được lựa chọn. Trước
khi tiến hành áp dụng các biện pháp tác động, tiến hành kiểm tra nhóm đối tượng về
từng thành phần năng lực GDĐL, sau đó tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch đã thiết
kế. Kết thúc thực nghiệm, người nghiên cứu kiểm tra lần thứ 2 để đánh giá kết quả đạt
được. Kết quả này được tính thơng qua việc so sánh các bài kiểm tra sau so với trước
thực nghiệm để kết luận về mức độ phát triển năng lực GDĐL của nhóm đối tượng thực
nghiệm dưới tác động của các biện pháp được áp dụng.

5.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lí, phân tích kết quả điều tra, khảo sát
thực trạng phát triển năng lực GDĐL và đánh giá kết quả TNSP. Số liệu được thu thập
từ các công cụ khảo sát trực tuyến và được thống kê bằng phần mềm IBM SPSS
(Statistical Package for the Social Sciences ), version 26. Thực hiện các thống kê mô tả
với các thông số cơ bản gờm: giá trị trung bình (mean), trung vị (median), độ lệch chuẩn
(SD); thực hiện các kiểm định: Paired Sample T test, ANOVA để tìm kiếm mối liên hệ
giữa các biến độc lập, phụ thuộc trong khảo sát và thực nghiệm.

6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
6.1. Trên thế giới
Về GDĐL, có nhiều quan niệm khác nhau, xuất phát từ vai trò của GDĐL, Gerber.
R [130] trình bày quan niệm mơn Địa lí trong trường học “trở thành phương tiện cho
giáo dục” và đóng góp cho giáo dục thông qua những nội dung của GDĐL. Tiếp cận ở
phương diện cấu trúc của khái niệm, Fachgebiet Didaktik der Geographie xem GDĐL
là khoa học về giảng dạy và học tập địa lí, là một “siêu khoa học” (a meta-science) vì
phản ánh nhiều lĩnh vực học thuật gờm: Địa lí, khoa học giáo dục và tâm lí học sư phạm
[155]. Cùng khuynh hướng này, S. Bednarz định nghĩa GDĐL khơng đơn thuần là mơn
Địa lí mà là giảng dạy địa lí, học tập, suy nghĩ, các quá trình giáo dục, nhận thức có liên
quan. Bên cạnh đó, nghiên cứu về GDĐL là một lĩnh vực độc lập, để định nghĩa người
ta phải xem xét cả hai lĩnh vực học thuật liên quan đó là địa lí và giáo dục [121].


7
Tầm quan trọng và mục tiêu của GDĐL được đề cập trong Hiến chương của Hội
Địa lí quốc tế trên các phương diện kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị mà mọi người
sẽ được phát triển thông qua học tập và thực hành [130]. Hơn thế nữa, GDĐL không chỉ
giới thiệu các kĩ năng cần thiết của thế kỉ XXI mà cịn cung cấp cơng cụ để trang bị
những kĩ năng đó. Nhận định trên được đề cập trong Tầm quan trọng của Địa lí trong
trường học của Hội đờng quốc gia về GDĐL của Hoa Kì [143]. GDĐL thực hiện vai trị
thơng qua mơn Địa lí trong nhà trường, chính vì thế Hội đờng quốc gia về GDĐL của
Hoa Kì đã khẳng định trong Tiêu chuẩn giáo dục địa lí q́c gia [144]. “Địa lí là một
mơn học và nguồn tài nguyên rất quan trọng cho các công dân thế kỉ XXI, những người
sống trong một thế giới kết nối chặt chẽ” [152].
Các thành phần của GDĐL theo Chuẩn quốc gia về địa lí của Hoa Kì [144] bao
gờm: Quan điểm địa lí, tri thức và kĩ năng địa lí hợp lại thể hiện quan niệm mới nhất
hiện nay rằng: có văn hóa địa lí nghĩa là gì? Ở một nghiên cứu khác, Tim Tobias Favier
(2011) quan niệm tri thức địa lí cấu thành từ kiến thức địa lí (kiến thức mơn học, kĩ năng
khám phá địa lí) và động cơ địa lí. Động cơ địa lí thúc đẩy SV sư phạm có động lực và

thái độ để giúp HS trở thành những cơng dân tồn cầu có trách nhiệm và tích cực [127].
Về năng lực GDĐL, để làm rõ lĩnh vực này luận án tiếp cận các nghiên cứu về
năng lực GV địa lí và SV ngành sư phạm Địa lí liên quan đến kiến thức nội dung sư
phạm, kiến thức nội dung sư phạm Địa lí, tiêu chuẩn chun mơn của GV địa lí. Shulman
(1986) là người khởi xướng mơ hình kiến thức nội dung sư phạm (PCK). Đó là khối
kiến thức dành riêng cho việc dạy học, thể hiện sự kết hợp giữa kiến thức nội dung của
các khoa học cơ bản với phương pháp sư phạm. PCK được Shulman trình bày trong
nghiên cứu về Phát triển kiến thức trong giảng dạy [150] và Kiến thức và giảng dạy:
Nền tảng của cải cách mới [151]. Về mặt cấu trúc, PCK là một lĩnh vực kiến thức phức
hợp. Chính vì thế, Gess-Newsome, J. và Lederman N.G. trong nghiên cứu: Đánh giá
kiến thức nội dung sư phạm: Cấu trúc và ý nghĩa của nó đối với KHGD đã chỉ ra: nhiệm
vụ của GV là chọn lọc trên nền tảng kiến thức môn học, kiến thức sư phạm và bối cảnh,
rời tích hợp chúng để tạo ra các khả năng học tập hiệu quả [131]. Ở một nghiên cứu cụ
thể hơn, Magnusson. S và cộng sự (1999), đề xuất kiến thức nội dung sư phạm cho việc
giảng dạy các bộ môn khoa học bao gồm 5 thành phần (Bản chất, nguồn và sự phát triển
của kiến thức nợi dung sư phạm cho dạy học khoa học)[136].
Mơ hình kiến thức nội dung sư phạm sau đó được vận dụng rộng rãi cho các lĩnh
vực đào tạo GV trong đó có GV địa lí. Theo Fran Martin (2008) trong nghiên cứu về Cơ
sở kiến thức để dạy học hiệu quả dành cho GV địa lí tiểu học tập sự: Kiến thức nội dung
sư phạm Địa lí (PCK-G) là sự kết hợp giữa kiến thức bộ mơn Địa lí và kiến thức sư
phạm [138]. Để hiểu về cấu trúc PCK-G cần làm rõ ba vấn đề là: (1) Dạy cái gì (kiến


8
thức môn học), (2) Dạy như thế nào (kiến thức phương pháp) và (3) Tại sao lại dạy nó
theo cách đó (niềm tin về môn học). Các vấn đề nêu trên được Blankman. M và đờng
nghiệp (2015) lí giải trong Nhận thức của các nhà giáo dục tiểu học về kì vọng và kết
quả liên quan đến kiến thức nội dung sư phạm về GDĐL trong đào tạo GV tiểu học”
[122]. Trong một nghiên cứu khác, một mơ hình sơ bộ về cơ sở kiến thức cho việc giảng
dạy địa lí được Jung Eun Hong và cộng sự (2018) xây dựng trên cơ sở vận dụng lí thuyết

về PCK và PCK-G gồm 6 yếu tố tạo nên nền tảng kiến thức mà GV địa lí cần có [133].
Ở một phương diện khác, nghiên cứu được chủ trì bởi Arenas-Martija (2017) với tựa đề:
Sự mỏng manh của kiến thức nội dung sư phạm trong địa lí là một nghiên cứu điển hình
về các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của PCK của GV địa lí [118].
Các yếu tố tác động đến việc hình thành kiến thức nội dung sư phạm của GV và
SV sư phạm Địa lí theo Fran Martin (2008) gờm: kiến thức tích lũy được khi học tập
mơn Địa lí ở trường phổ thơng, những trải nghiệm nghề nghiệp và kinh nghiệm sống
liên quan đến địa lí [138]. Marianne Blankman và cộng sự đã đi tìm câu trả lời cho 3
câu hỏi quan trọng trong phân tích quan điểm của các GiV về kiến thức nội dung sư
phạm Địa lí kì vọng trong việc đào tạo GV: (1) Mức độ Kiến thức nội dung sư phạm
Địa lí kì vọng đối với GV là gì? (2) Mức độ đạt được của Kiến thức nội dung sư phạm
Địa lí đối với GV là như thế nào? (3) Các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở đạt được mức
kiến thức nội dung sư phạm Địa lí là gì? [122]. Bên cạnh đó, nghiên cứu: Tri thức Địa
lí và giảng dạy Địa lí của Clare Brooks phác thảo cách thức các GV địa lí giải quyết mối
quan hệ giữa địa lí ở cấp độ học thuật và giảng dạy địa lí để chỉ ra GV có mối quan hệ
tích cực với mơn học, cho phép họ phát triển chương trình giảng dạy phù hợp với các
giá trị của bản thân [124]. Trong công bố cụ thể hơn về năng lực của GV địa lí, Mulcahy.
D, & Kriewaldt. J (2017), giới thiệu Bộ tiêu chuẩn chuyên môn cho việc giảng dạy tốt
bộ môn Địa lí ở trường học gồm 9 tiêu chuẩn và 39 tiêu chí. Các tiêu chuẩn này thiết
lập một bộ khung cho các GV địa lí để xem xét chính cơng việc giảng dạy và mục tiêu
phấn đấu nhằm hướng đến việc giảng dạy tốt [142].
Các nghiên cứu về đào tạo GV theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp rất phong phú.
Trước hết, về mơ hình đào tạo, trên thế giới, nhất là các nước phương Tây, GV được
đào tạo trong các trường ĐH tổng hợp đa ngành [dẫn theo 83]. Ở Pháp, Viện đào tạo
GV thuộc các ĐH đa lĩnh vực. Ở Đức, các trường ĐH sư phạm sau 1980 được chuyển
vào các trường đa ngành [dẫn theo 8]. Trong mơ hình này có hai loại hình đào tạo: i)
Đào tạo truyền thống: HS phổ thông được tuyển vào các trường sư phạm và đào tạo theo
chương trình chuyên sâu kéo dài 3 – 4 năm. ii) Loại hình kế tiếp: Đào tạo NVSP kế tiếp
việc đào tạo môn học mà sau này người GV sẽ đảm nhận giảng dạy. Đặc trưng của mơ
hình này là chú trọng kiến thức khoa học – kĩ thuật chuyên ngành sâu. Đào tạo và bồi



9
dưỡng GV ở Đức chia làm 3 giai đoạn gồm: Đào tạo trong trường ĐH (cử nhân và thạc
sĩ); Đào tạo GV tập sự (12- 18 tháng tại các cơ sở đào tạo GV tập sự); Bời dưỡng GV.
Mơ hình đào tạo GV trong các trường sư phạm phổ biến ở các nước thuộc Liên Xô cũ,
Trung Quốc và một số nước châu Á. SV theo học ở các trường ĐH sư phạm sẽ học đồng
thời các môn học chuyên ngành và các mơn học về NVSP. Mơ hình này có đặc trưng là
định hướng nghề sư phạm ngay khi SV mới bước chân vào trường [83].
Trong những nghiên cứu cụ thể, Nghiên cứu về đào tạo GV ở Hoa Kì và các nước
Châu Âu [128], nhóm tác giả và Francis đã chỉ ra mơ hình phổ biển ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng đào tạo GV được gọi là “mô hình ba nhân tố”, bao gồm: thời lượng, nội
dung, chương trình đào tạo, quá trình kiểm định chất lượng và giới thiệu GV vào các
trường trung học. Mặc dù việc đào tạo GV đã có nhiều cải tiến trong thời gian gần đây
nhưng vẫn tồn tại nhiều thách thức và cần một cuộc cải cách lâu dài. Selda Aras đã
khẳng định việc nâng cao hiệu quả đào tạo GV là yếu tố quan trọng trong việc chuẩn
hóa chất lượng GV trong nghiên cứu: Hệ thống đào tạo GV của Úc, Singapore và Hàn
Quốc: Nghiên cứu so sánh định hướng điển hình [149]. Tận dụng những thay đổi trong
đào tạo GV: kết nối lý thuyết và thực hành, gia tăng mối quan hệ giữa trường đại học và
các trường học phổ thơng; bình đẳng trong việc tiếp cận các mơi trường thực tập chuyên
nghiệp. Ở Anh, trong lịch sử và kéo dài đến hiện tại luôn có những mối quan hệ chặt
chẽ giữa nghiên cứu giáo dục và bản chất của việc đào tạo GV. Gary Beauchamp và
cộng sự của mình đã trình bày trong nghiên cứu: Đào tạo GV ở Vương quốc Anh vào
hậu chuyển giao: hội tụ và phân kì [129] về tính tất yếu của việc mở rộng vai trò nghiên
cứu của GV trong nhà trường và cộng đồng, dĩ nhiên điều này cần được định hướng
ngay từ giai đoạn đầu của quá trình đào tạo SV sư phạm. Ở phương diện khác, các tiêu
chuẩn công nhận và sử dụng GV cần được xem xét trong mối liên quan đến việc đào tạo
họ. Đó là quan điểm của David E. Lynch và Tony Yeigh trong công bố: Đào tạo GV ở
Ơ-xtrây-li-a: nghiên cứu về chương trình, thực tiễn và quan hệ đối tác [125].
Đối với lĩnh vực đào tạo GV địa lí, mơ hình ở một số nước trên thế giới có những

đặc trưng riêng. Ở Anh, xứ Wales và Bắc Ireland, SV tốt nghiệp ngành Địa lí cần có
thêm chứng chỉ sau đại học về giáo dục (PGCE-Postgraduate Certificate in Education)
trước khi trở thành GV địa lí. Họ cần hồn thành khóa học từ một đến hai năm do các
trường đại học hoặc do các trường trung học cung cấp. Chương trình tập trung vào các
kĩ năng cần có của một GV hơn là tập trung trực tiếp đến các môn học cụ thể. [137]. Tại
Úc, việc đào tạo SV sư phạm Địa lí tại các cơ sở giáo dục đại học trang bị cho SV sư
phạm những giá trị, kiến thức, kĩ năng cần thiết để dạy học về tính bền vững và lờng
ghép tính bền vững vào mơn học Địa lí trong chương trình học. Cụ thể theo chương trình
này, SV sẽ phải bổ sung thêm 2 mơn học (12 tín chỉ) về tính bền vững [140]. Khung


×