Tải bản đầy đủ (.docx) (201 trang)

Tiền tố và hậu tố của sự sáng tạo của nhân viên nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------

VÕ THÀNH ĐỨC

TIỀN TỐ VÀ HẬU TỐ CỦA SỰ SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------

VÕ THÀNH ĐỨC

TIỀN TỐ VÀ HẬU TỐ CỦA SỰ SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN
2. TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án: Tiền tố và hậu tố của sự sáng tạo của nhân viên:
Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng…năm 2023

Nghiên cứu sinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Giáo sư, Phó GS,
Tiến Sĩ và các Thầy/Cô của Khoa Quản trị thuộc Đại Học Kinh Tế TP. Hồ
Chí Minh đã tận tình giảng dạy các kiến thức chun mơn sâu và hướng dẫn
tơi hồn thành các nội trong chương trình đào tạo tiến sĩ của nhà trường.
Qua đó đã giúp tơi có được những kiến thức, những kinh nghiệm cần thiết
để vững vàng trong nghiên cứu khoa học, hoàn tất việc bảo vệ các chuyên
đề và tiếp tục nghiên cứu thực hiện luận án Tiến sĩ này.
Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới hai hướng
dẫn khoa học là PGS-TS Trần Hà Minh Quân và TS Đặng Ngọc Đại, đặc
biệt là

PGS. TS Trần Hà Minh Quân, người Thầy trực tiếp


hướng dẫn khoa học của tôi. Trong suốt hơn bốn năm qua, Thầy đã tận tình
dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Thầy luôn đưa ra những
gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt tiến trình nghiên cứu và đã
truyền đạt kinh nghiệm, cung cấp những nguồn tài liệu vơ cùng q giá cho
tơi hồn thành các chuyên đề nghiên cứu và luận án của tơi.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2023
Nghiên cứu sinh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................
MỤC LỤC.....................................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ.............................................................................viii
TĨM TẮT......................................................................................................................
ABSTRACT....................................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN....................................................................
1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................
1.2. Mục tiêu của luận án................................................................................................
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.........................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................
1.5. Bối cảnh nghiên cứu.................................................................................................
1.6. Đóng góp mới của luận án.......................................................................................
1.6.1. Ý nghĩa về lý thuyết.......................................................................................
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn..........................................................................................
1.6.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................

1.7. Kết cấu của luận án................................................................................................
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU..........................
2.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................
2.1.1. Lý thuyết nghịch lý..............................................................................13
2.1.2. Lý thuyết khai phá...............................................................................14
2.1.3. Lý thuyết trao quyền về mặt tâm lý.....................................................15
2.1.4. Tổng kết các nghiên cứu liên quan đến sự sáng tạo của nhân viên.....17
2.2 Mơ hình nghiên cứu..........................................................................................
2.2.1. Áp lực học tập và sự sáng tạo..............................................................40
2.2.2. Sự sáng tạo và kết quả công việc được giao........................................41


iv

2.2.3. Sự sáng tạo và hành vi đổi mới............................................................41
2.2.4. Kết quả công việc được giao và hành vi đổi mới................................41
2.2.5. Vai trò trung gian của sự sáng tạo trong mối quan hệ giữa áp lực học
tập và kết quả công việc được giao......................................................42
2.2.6. Vai trò trung gian của biến kết quả công việc được giao trong mối
quan hệ giữa sự sáng tạo và hành vi đổi mới.......................................43
2.2.7. Tư duy nghịch lý và kết quả công việc được giao...............................44
2.2.8. Sự tương tác giữa tư duy nghịch lý và áp lực học tập lên sự sáng tạo
của nhân viên........................................................................................44
2.2.9. Vai trò điều tiết của trao quyền về mặt tâm lý.....................................45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................
3.1 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................
3.2. Lý do chọn mẫu nghiên cứu............................................................................
3.2.1. Nghiên cứu số 1...................................................................................50
3.2.2. Nghiên cứu số 2...................................................................................64
3.3. Thảo luận nhóm để xây dựng thang đo...........................................................

3.4. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu................................................................
3.4.1. Áp lực học tập......................................................................................83
3.4.2. Tư duy nghịch lý..................................................................................83
3.4.3. Sự sáng tạo...........................................................................................84
3.4.4. Trao quyền về mặt tâm lý....................................................................85
3.4.5. Kết quả công việc được giao................................................................85
3.4.6. Hành vi đổi mới...................................................................................86
3.5. Kết quả nghiên cứu sơ bộ................................................................................
3.5.1. Mẫu nghiên cứu số 1............................................................................86
3.5.2. Mẫu nghiên cứu số 2............................................................................91
3.6. Kết quả nghiên cứu chính thức........................................................................
3.6.1. Mơ tả mẫu nghiên cứu số 1..................................................................96
3.6.2. Mô tả mẫu nghiên cứu số 2................................................................100


v

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................103
4.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu......................................................................103
4.2. Kết quả nghiên cứu số 1................................................................................104
4.2.1. Mơ hình đo lường tới hạn nghiên cứu số 1........................................104
4.2.2. Kiểm định chệch phương pháp (CMB)..............................................105
4.2.3. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết bằng SEM......................109
4.3. Kết quả nghiên cứu số 2................................................................................112
4.3.1. Mơ hình đo lường tới hạn..................................................................112
4.3.2. Kiểm định chệch phương pháp (CMB)..............................................114
4.3.3. Kiểm định mơ hình lý thuyết và giả thuyết bằng SEM......................119
4.4. Tổng kết kết quả nghiên cứu.........................................................................121
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ..................................................126
5.1. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu..................................................126

5.1.1. Đóng góp về mặt lý thuyết.................................................................126
5.1.2. Hàm ý quản trị...................................................................................129
5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu.......................................................................132
KẾT LUẬN.................................................................................................................134
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.......................136
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................137
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NHÓM............................................146
PHỤ LỤC 2A. BẢNG KHẢO SÁT DÀNH CHO MẪU NGHIÊN CỨU 1..............149
PHỤ LỤC 2B. BẢNG KHẢO SÁT MẪU NGHIÊN CỨU SỐ 2..............................151
PHỤ LỤC 3A. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ MẪU SỐ 1................................153
PHỤ LỤC 3B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ MẪU SỐ 2.................................157
PHỤ LỤC 4A. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC MẪU SỐ 1...................163
PHỤ LỤC 4B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC MẪU SỐ 2....................174
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt


vi

viết tắt
AFAS
API
AVE
CFA
CFI
CMB

CN NHNN
CNTT
CNVC
CR
DNNN
EFA
Fintech
GDP
GFI
KTXH
ML
NGO
NHLD
NHNN
NHTMCP
NHTMNN
NSĐP
NSNN
P2P
POS
QR
RMSEA
SEM
TLI
TMCP
TNHH MTV
UEH
VLVH
WTO


ASEAN Framework Agreement on
Services
Application Programming Interface
Average Variance Extracted
Confirm factor analysis
Comparative fit index
Common Method Bias

Composite reliability
Exploratory factor analysis
Financial Technology
Gross Domestic Product
Goodness of fit index
Maximum Likelihood
Non-Governmental Organization

Peer to peer Loan
Point-of-Sale
Quick Response code
Root mean square error of
approximation
Structural equation modelling
Tucker-Lewis Index

Hiệp định khung về Thương mại
và Dịch vụ.
Giao diện chương trình ứng dụng
Phương sai trích
Phân tích nhân tố khẳng định
Chỉ số thích hợp so sánh

Chi nhánh ngân hàng Nhà nước
Cơng nghệ thông tin
Công nhân viên chức
Độ tin cậy tổng hợp
Doanh nghiệp Nhà nước
Phân tích nhân tố khám phá
Cơng nghệ tài chính
Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số phù hợp của mơ hình
Kinh tế xã hội
Hợp lý cực đại
Tổ chức phi chính phủ
Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân sách địa phương
Ngân sách Nhà nước
Cho vay ngang hàng
Điểm bán hàng
Mã phản hồi nhanh/ Mã QR
Sai số xấp sỉ bình phương trung
bình gốc
Mơ hình cấu trúc tuyến tính
Chỉ số Tucker Lewis
Thương mại cổ phần
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

University of Economics HCM city Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Vừa làm vừa học

The World Trade Organization 
Tổ chức kinh tế thế giới


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại giai đoạn 2009-2015................52
Bảng 3. 2. Số liệu của hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm trong giai đoạn
từ năm 2015 đến năm 2020.......................................................................................54
Bảng 3. 3: Báo cáo thống kê số lượng sinh viên trúng tuyển từ năm 2014-2016.....68
Bảng 3. 4. Báo cáo thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp từ năm 2014-2016.......69
Bảng 3. 5. Báo cáo thống kê số lượng sinh viên trúng tuyển từ năm 2017-2021.....71
Bảng 3. 6. Báo cáo thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp từ năm 2017-2021.......77
Bảng 3. 7. Thang đo áp lực học tập..........................................................................83
Bảng 3. 8. Thang đo tư duy nghịch lý.......................................................................83
Bảng 3. 9. Thang đo sự sáng tạo...............................................................................84
Bảng 3. 10. Thang đo trao quyền về mặt tâm lý.......................................................85
Bảng 3. 11. Thang đo kết quả công việc được giao..................................................85
Bảng 3. 12. Thang đo hành vi đổi mới......................................................................86
Bảng 3. 13: Kết quả Cronbach’s alpha các thang đo................................................87
Bảng 3. 14: Kết quả phân tích EFA..........................................................................89
Bảng 3. 15: Kết quả Cronbach’s alpha các thang đo................................................91
Bảng 3. 16: Kết quả phân tích EFA cho khái niệm trao quyền về mặt tâm lý..........94
Bảng 3. 17: Kết quả phân tích EFA cho khái niệm bậc 1.........................................94
Bảng 4. 1. Trung vị, độ lệch chuẩn và hệ số tải nhân tố của các biến quan sát......107
Bảng 4. 2. Tương quan các khái niệm....................................................................108
Bảng 4. 3. Kết quả SEM.........................................................................................110
Bảng 4. 4. Độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, trung vị, độ lệch chuẩn và hệ số
tải nhân tố của các biến quan sát.............................................................................116

Bảng 4. 5. Độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, và tương quan các khái niệm...118
Bảng 4. 6. Kết quả SEM.........................................................................................120
Bảng 4. 7. Kết quả tổng kết.....................................................................................122


viii

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2. 1. Mơ hình nghiên cứu tổng quát.....................................................................
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu....................................................................................
Hình 3. 2. Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ tài chính Việt Nam năm 2019.............
Hình 4. 1. Kết quả CFA các nhân tố trong nghiên cứu số 1........................................105
Hình 4. 2. Kết quả kiểm định Harman cho nghiên cứu số 1.......................................106
Hình 4. 3. Kết quả SEM nghiên cứu số 1....................................................................112
Hình 4. 4. Kết quả CFA của các thành phần của biến bậc 2 trao quyền về mặt tâm lý
.....................................................................................................................................113
Hình 4. 5. Kết quả CFA của nghiên cứu số 2..............................................................114
Hình 4. 6. Kết quả kiểm định Harman nghiên cứu số 2..............................................115
Hình 4. 7. Kết quả SEM nghiên cứu số 2....................................................................121
Hình 4. 8. Mơ hình nghiên cứu sau kiểm định............................................................125
Biểu đồ 3. 1. Mức tăng tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 2016-2020..................
Biểu đồ 3. 2. Mức tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016-2020......................................
Biểu đồ 3. 3. Phân bổ mẫu theo giới tính......................................................................
Biểu đồ 3. 4. Phân bổ mẫu theo độ tuổi........................................................................
Biểu đồ 3. 5. Phân bổ mẫu theo tình trạng học vấn.......................................................
Biểu đồ 3. 6. Phân bổ theo thời gian làm việc...............................................................
Biểu đồ 3. 7. Phân bổ theo vị trí cơng việc...................................................................
Biểu đồ 3. 8. Phân bổ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ.............................................
Biểu đồ 3. 9. Phân bổ mẫu theo giới tính....................................................................100
Biểu đồ 3. 10. Phân bổ mẫu theo độ tuổi....................................................................101

Biểu đồ 3. 11. Phân bổ mẫu theo tình trạng học vấn...................................................101
Biểu đồ 3. 12. Phân bổ theo thời gian công tác...........................................................102


ix

TÓM TẮT
Sử dụng lý thuyết nghịch lý, luận án thực hiện nghiên cứu số 1 nhằm kiểm
tra tác động của áp lực học tập, tư duy nghịch lý và sự tương tác của chúng lên sự
sáng tạo của nhân viên, cuối cùng là thúc đẩy người nhân viên hoàn thành công việc
được giao. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xây dựng mơ
hình lý thuyết và kiểm định các giả thuyết được đưa ra thông qua việc sử dụng phần
mềm thống kê SPSS và AMOS. Kết quả phân tích của nghiên cứu số 1 dựa trên
khảo sát từ 430 nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy sự sáng tạo
của nhân viên đóng vai trò là biến trung gian giữa áp lực học tập và kết quả công
việc của nhân viên. Đồng thời, sự sáng tạo cũng đóng vai trị trung gian trong mối
quan hệ giữa tư duy nghịch lý và kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, sự
tương tác giữa áp lực học tập và tư duy nghịch lý lên sự sáng tạo của nhân viên
khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này đã đóng góp cho lý thuyết về sự sáng tạo
của nhân viên bằng cách tìm ra hai nhân tố tác động, đó là áp lực học tập và tư duy
nghịch lý. Kết quả này cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về giá trị dự báo của
lý thuyết nghịch lý trong giải thích sự sáng tạo của nhân viên tại các thị trường mới
nổi như Việt Nam.
Tiếp đó, luận án thực hiện nghiên cứu số 2 với đối tượng đa dạng hơn nhằm
kiểm tra mối liên hệ giữa sự sáng tạo tới kết quả công việc được giao và hành vi đổi
mới ở cấp độ cá nhân. Đồng thời, tiến hành kiểm tra thêm vai trò của trao quyền về
mặt tâm lý trong hai mối quan hệ này. Phương pháp nghiên cứu thực hiện tương tự
trong nghiên cứu số 1. Kết quả phân tích của nghiên cứu số 2 dựa trên khảo sát do
400 nhân viên cho thấy kết quả cơng việc được giao đóng vai trò biến trung gian
giữa sự sáng tạo và hành vi đổi mới. Đồng thời, trao quyền về mặt tâm lý là biến

điều tiết trong mối quan hệ giữa sự sáng tạo và kết quả công việc được giao, và là
biến điều tiết trong mối quan hệ giữa sự sáng tạo và hành vi đổi mới. Kết quả này
đã đóng góp cho lý thuyết về sự sáng tạo và hành vi đổi mới bằng cách tìm ra yếu tố
thúc đẩy mối quan hệ này, đó là trao quyền về mặt tâm lý.


x

Từ khóa: Áp lực học tập; Tư duy nghịch lý; Sự sáng tạo; Kết quả công việc
được giao, Trao quyền về mặt tâm lý, Hành vi đổi mới.
ABSTRACT
Applying paradox theory, this thesis conducted Study 1 to investigate the
impact of learning tension, paradox mindset, and the interaction between them on
employee creativity, subsequently leading to enhance in-role performance.
Quantitative research methods was employed to test the hypotheses in the
conceptual model by using SPSS and AMOS. The result of study 1 based on a data
set of 430 service employees in the banking industry confirmed employee creativity
mediated the relationship between learning tension and in-role performance.
Additionally, employee creativity mediated the relationship between paradox
mindset and in-role performance. The interaction between learning tension and
paradox mindset on employee creativity, however, was not significant. These results
contributed to the literature on employee creativity by finding two antecedents,
learning tension and paradox mindset. The findings of Study 1 confirm the
applicability of the paradox theory to explain employee creativity in emerging
markets like Vietnam.
Next, Study 2 with a more diverse candidates was conducted to investigate
the relationship betwween employee creativity and in-role performance and
employee innovation at the individual level. Furthermore, Study 2 investigates the
moderating role of employee psychological empowerment on these above
relationships. The research method is similar to Study 1. Based on a data set of 400

employees, Study 2 found that in-role performance mediated the relationship
between employee creativity and employee innovation. Further, employee
psychological empowerment moderated both the relationship between employee
creativity and in-role performance, and the realationship between employee
creativity and innovation relationship. These results contributed to literature of
employee creativity and innovation by finding the driving factor behind these
relationships, which is employee psychological empowerment.


xi

Keywords: Learning tension; Paradox mindset; Employee creativity; In-role
performance, Psychological empowerment, Employee innovation.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Sự sáng tạo của nhân viên là quá trình tạo ra những ý tưởng độc sáng và thiết
thực của một cá nhân hoặc một nhóm nhân viên (Zhou & Shalley, 2003). Sự sáng
tạo của nhân viên đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp bởi
vì nó tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp tồn tại và đương đầu với môi
trường cạnh tranh cao, thay đổi nhanh và khơng thể đốn định (Anderson, Potočnik,
& Zhou, 2014; Lee & cộng sự., 2020). Nhận ra tầm quan trọng của sự sáng tạo các
nghiên cứu trên thế giới đã tập trung tìm hiểu các nhân tố tác động nhằm thúc đẩy
sự sáng tạo của nhân viên theo một số hướng tiếp cận chính sau: (1) phong cách
lãnh đạo (Hughes & cộng sự., 2018; Lee & cộng sự., 2020); (2) môi trường làm
việc; (3) yếu tố cá nhân; (4) các cơ chế động lực thúc đẩy (Liu & cộng sự., 2016).
Nghiên cứu về sự sáng tạo của nhân viên tại thị trường Việt Nam cũng được chú

trọng trong những năm gần đây và cũng đi theo các xu hướng chính trên (Choi,
Tran, & Park, 2015; Tai & Mai, 2016; Thuan & Thanh, 2020; Tuan, 2020). Bên
cạnh đó, các nghiên cứu cũng tập trung tìm hiểu kết quả của sự sáng tạo của nhân
viên như hoàn thành kết quả được giao và hành vi đổi mới của nhân viên (Sarooghi
& cộng sự., 2015; Harari & cộng sự., 2016). Luận án của tác giả sẽ xem xét cả 2
khía cạnh vừa tìm hiểu nhân tố tác động, đồng thời tìm hiểu các kết quả của sự sáng
tạo của nhân viên.
Về nhóm tiền tố, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra nhiều nhân tố tác
động đến sự sáng tạo của nhân viên như: sự an toàn về mặt tâm lý (Kark & Carmeli,
2009), phong cách lãnh đạo toàn diện (Carmeli, Reiter-Palmon, & Ziv, 2010), trao
quyền về mặt tâm lý (Zhang & Bartol, 2010), phong cách lãnh đạo chân thật (Černe,
Jaklič, & Škerlavaj, 2013), phong cách lãnh đạo phục vụ (Yoshida & cộng sự.,
2014), xu hướng có mục tiêu học tập (Huang & Luthans, 2014), phong cách lãnh
đạo toàn diện (Choi, Tran, & Park, 2015), tính cách chủ động (Tai & Mai, 2016), và
cơ chế phản hồi mang tính xây dựng (Thuan & Thanh, 2020). Các tiền tố này tuy
nhiên lại chưa chỉ ra được những áp lực mà người nhân viên phải chịu đựng và làm


2

sao họ vượt qua được các áp lực để sáng tạo trong công việc được giao. Thật vậy,
trong môi trường làm việc hiện nay, người nhân viên thường xuyên đối mặt với các
áp lực trong công việc như áp lực phải hoàn thành nhiệm vụ, áp lực học tập và áp
lực là thành viên của tổ chức (Smith & Lewis, 2011). Một trong những áp lực hàng
ngày của người nhân viên phải đối diện đến từ việc không ngừng học hỏi những kỹ
năng mới và trau dồi những kỹ năng cũ (Miron-Spektor & cộng sự., 2018). Áp lực
từ việc học tập có thể mang lại các tác động tích cực cũng như tiêu cực lên sự sáng
tạo của nhân viên (Shao, Nijstad, & Täuber, 2019). Bên cạnh đó, Miron-Spektor &
cộng sự. (2018) sử dụng lý thuyết nghịch lý cũng đề nghị vai trò điều tiết của tư duy
nghịch lý tác động vào mối quan hệ giữa áp lực trải nghiệm và kết quả cơng việc

được giao. Tuy nhiên, cịn ít nghiên cứu kiểm tra tác động của tư duy nghịch lý và
áp lực học tập lên sự sáng tạo và kết quả cơng việc được giao của nhân viên.
Về nhóm hậu tố, một số nghiên cứu cho rằng hành vi đổi mới là kết quả của
sự sáng tạo (Sarooghi & cộng sự., 2015). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu xem sáng
tạo và hành vi đổi mới thành một nhóm và xem xét tác động của chúng với kết quả
công việc được giao (Harari & cộng sự., 2016). Hughes & cộng sự. (2018) cho rằng
việc phân loại như Harari & cộng sự. (2016) gây ra những kết luận mâu thuẫn nhau
rằng liệu kết quả công việc được giao sẽ thúc đẩy hành vi sáng tạo của nhân viên
hay ngược lại. Hiện nay, các học giả tương đối thống nhất rằng khái niệm đổi mới
và khái niệm sáng tạo là hai khái niệm khác biệt, nhưng có sự trùng lắp nên có lúc
hai khái niệm này được sử dụng như nhau (Anderson & cộng sự., 2014; Hughes &
cộng sự., 2018). Theo đó, khái niệm sáng tạo đề cập tới quá trình người nhân viên
tạo ra những ý tưởng độc sáng và có khả năng thực thi, hành vi phát triển ý tưởng
này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của hành vi đổi mới (Zhou & Shalley, 2003;
Anderson & cộng sự., 2014; Hughes & cộng sự., 2018; Liu & cộng sự., 2019). Khái
niệm đổi mới đề cập tới một loạt những hành động phức tạp bao gồm 3 hoạt động
chính: (1) phát triển ý tưởng độc sáng, (2) thúc đẩy ý tưởng độc sáng, và (3) thực
hiện ý tưởng đó vào trong quá trình làm việc (Scott & Bruce, 1994; Janssen, 2000;
Anderson & cộng sự., 2014; Hughes & cộng sự., 2018). Mối quan hệ giữa sáng tạo


3

và hành vi đổi mới cũng được nhiều nghiên cứu quan tâm và đề xuất tiếp tục nghiên
cứu các biến điều tiết mới cho mối quan hệ này (Sarooghi & cộng sự., 2015). Như
vậy, điều này đặt ra nhu cầu cần xây dựng mơ hình lý thuyết để xem xét đồng thời
mối quan hệ của ba biến: sự sáng tạo, kết quả công việc được giao, và hành vi đổi
mới của nhân viên, cũng như xem xét nghiên cứu thêm biến điều tiết cho các mối
quan hệ này theo khuyến nghị của Sarooghi & cộng sự. (2015).
Kết quả công việc được giao là các hành động của người nhân viên thực hiện

theo bản mô tả công việc của công ty (Janssen & Van Yperen, 2004, tr. 360). Kết
quả công việc được giao là biến đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên được
nhiều nghiên cứu đề cập (Janssen & Van Yperen, 2004; Hur, Moon, & Rhee, 2016;
Ngo & cộng sự., 2020). Sự sáng tạo tác động tích cực giúp người nhân viên hồn
thành cơng việc được giao được kiểm chứng tại nhiều thị trường (Gong, Huang, &
Farh, 2009; Hur, Moon, & Rhee, 2016; Ngo & cộng sự., 2020). Tuy nhiên, đến nay
không nhiều công bố tiến hành xem xét vai trị trung gian của việc hồn thành cơng
việc được giao trong quá trình từ khi người nhân viên đưa ý tưởng sự sáng tạo tới
khi thực hiện được nó để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp (hành vi đổi mới).
Trong khi điều này rất quan trọng đối với các nhà quản lý khi xem xét thực hiện
một ý tưởng sáng tạo tại nơi làm việc bởi vì trong thực tế nhân viên phải hồn thành
cơng việc được giao thì các nhà quản lý mới khuyến khích họ thực hiện các ý tưởng
sáng tạo mới. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiến hành kiểm tra vai trò của yếu tố trao
quyền về mặt tâm lý, yếu tố này thể hiện qua xu hướng người nhân viên được chủ
động trong việc tự đánh giá ý nghĩa của việc làm, tự ra quyết định, tự đánh giá khả
năng thực hiện và tự đánh giá tầm ảnh hưởng của họ trong công việc (Spreitzer,
1995). Các nghiên cứu đã tìm thấy khi người nhân viên được trao quyền về mặt tâm
lý sẽ thúc đẩy họ hồn thành cơng việc được giao và thực hiện các hành vi đổi mới
tại nơi làm việc (Pieterse & cộng sự., 2010; Seibert, Wang, & Courtright, 2011;
Maynard & cộng sự., 2014; Liu & cộng sự., 2019; Rehman & cộng sự., 2019). Các
công bố gần đây cũng đặc biệt chú ý tới sự tương tác giữa trao quyền về mặt tâm lý
với các yếu tố tại nơi làm việc trong việc đẩy mạnh hành vi đổi mới (Pieterse &


4

cộng sự., 2010; Mackey & cộng sự., 2015; Chung, 2018; Rehman & cộng sự., 2019;
Zhang, Bowers, & Mao, 2020). Tuy nhiên, trong phạm vi hiểu biết của tác giả, cịn
ít nghiên cứu kiểm tra vai trò điều tiết của trao quyền về mặt tâm lý với các biến
sáng tạo, kết quả công việc được giao, và hành vi đổi mới ở cấp độ cá nhân tại Việt

Nam.
1.2. Mục tiêu của luận án
Mục tiêu chung:
Luận án giải quyết hai mục tiêu chính như sau:
1) Kiểm định ảnh hưởng của tiền tố, bao gồm áp lực học tập, tư duy nghịch
lý và sự tương tác của chúng đến sự sáng tạo của nhân viên; 
2) Kiểm định ảnh hưởng của sự sáng tạo của nhân viên đến các hậu tố bao
gồm kết quả công việc được giao và hành vi đổi mới của nhân viên. Đồng thời xem
xét vai trò điều tiết của trao quyền về mặt tâm lý.
Mục tiêu cụ thể:
Tác giả tiến hành 02 nghiên cứu để giải quyết một số mục tiêu cụ thể như
sau:
Nghiên cứu 1:
- Kiểm định tác động của áp lực học tập và tư duy nghịch lý lên sự sáng tạo
của nhân viên và kết quả công việc được giao.
- Kiểm định tác động của sự tương tác giữa áp lực học tập và tư duy nghịch
lý lên sự sáng tạo của nhân viên và kết quả công việc được giao.
Nghiên cứu 2:
- Kiểm định tác động của sự tương tác giữa sự sáng tạo và trao quyền về mặt
tâm lý lên kết quả công việc được giao của nhân viên.
- Kiểm định tác động của sự tương tác giữa sự sáng tạo và trao quyền về mặt
tâm lý lên hành vi đổi mới của nhân viên.


5

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: sự sáng tạo của nhân viên, áp lực học tập, tư duy
nghịch lý, trao quyền về mặt tâm lý, hành vi đổi mới và kết quả công việc được giao
của nhân viên.

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện tại thị trường Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: 2020-2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức để kiểm tra các
giả thuyết xây dựng. Đối tượng phỏng vấn là nhân viên làm việc trong nhiều lĩnh
vực dịch vụ tại Việt Nam (nhân viên ngân hàng, học viên tại chức), trong đó phần
lớn đang cơng tác tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với
các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và các nhân viên đang làm việc tại ngân hàng,
các học viên vừa làm vừa học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của
nghiên cứu sơ bộ là nhằm đánh giá nội dung của các thang đo thông qua việc kiểm
tra cách mà những chuyên gia, nhân viên làm việc trong lĩnh vực này mô tả về các
khái niệm trong nghiên cứu. Cụ thể: áp lực học tập, tư duy nghịch lý, sự sáng tạo,
sự trao quyền về mặt tâm lý, kết quả công việc được giao và hành vi đổi mới của
nhân viên. Mặc dù những thang đo sử dụng trong luận án là có sẵn trong lý thuyết,
luận án này đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng thuật ngữ cho phù hợp với
đối tượng phỏng vấn là nhân viên làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam.
Trong nghiên cứu chính thức, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát từ
nhiều đối tượng để minh chứng cho mơ hình. Cụ thể:
Nghiên cứu 1 lựa chọn thu thập dữ liệu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng vì
đây là lĩnh vực dịch vụ trọng yếu của nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo của
Statista (2020), lĩnh vực ngân hàng đóng góp 5,37% GDP của Việt Nam năm 2020.
Tác giả đã liên hệ với một ngân hàng lớn đại diện cho lĩnh vực dịch vụ ngân hàng
và được chấp thuận để thu thập dữ liệu từ các nhân viên tại các chi nhánh trên toàn
hệ thống của ngân hàng này tại Việt Nam.


6

Nghiên cứu 2 tác giả tiến hành gửi bảng hỏi trực tiếp cho các học viên tại

chức do tác giả giảng dạy. Học viên tại chức được lựa chọn là những người đang đi
làm cho các công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng này phù hợp
với đối tượng của nghiên cứu của tác giả. Một số nghiên cứu tại Việt Nam được
công bố trên thế giới cũng sử dụng đối tượng là học viên tại chức như nghiên cứu
của Tho và Trang (2015) và Tho (2017).
Tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện trong các nghiên cứu của
mình, đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực hành vi tổ
chức cũng như tại Việt Nam (Choi, Tran, & Park, 2015; Thuan & Thanh, 2020). Cỡ
mẫu yêu cầu thường phải có kích thước lớn và tối thiểu phải là 200 để đạt ước
lượng tin cậy cho phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM
(Hoelter, 1983).
Với mức cỡ mẫu này, tác giả có thể kiểm tra đánh giá độ tin cậy của thang đo
và giá trị của thang đo thơng qua hai cơng cụ chính (1) Phân tích Cronbach’s alpha
và (2) phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA trên phần mềm SPSS.
Tiếp đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA để
đánh giá độ phù hợp của mơ hình, tính hội tụ và tính phân biệt trên phần mềm
AMOS, phương pháp này cho phép kiểm định các thang đo lường với các sai số đo
lường không làm chệch mối quan hệ giữa khái niệm nghiên cứu với các khái niệm
khác. Cụ thể, các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu thị
trường: Chisquare/df<3, TLI>=0.9, CFI>=0.9, GFI>=0.9, RMSEA<=0.08, độ tin
cậy tổng hợp CR>=0,7 và Phương sai trích AVE>=0,5; Và sử dụng phương pháp
tính bảng Fornell và Larcker để đánh giá tính phân biệt của thang đo.
Cuối cùng, để phân tích mơ hình cấu trúc, tác giả sử dụng phương pháp phân
tích SEM, phương pháp này cho phép xem xét các đo lường độc lập hay kết hợp
chung với mơ hình lý thuyết và có thể kết hợp được các khái niệm tiềm ẩn với đo
lường của chúng. Với những ưu điểm kể trên, phương pháp phân tích SEM được
gọi là phương pháp phân tích dữ liệu thế hệ thứ hai và phổ biến trong nghiên cứu
của ngành Khoa học Xã hội (Hulland, Chow, & Lam, 1996).



7

Phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) được sử dụng để ước
lượng các tham số trong các mơ hình. Các chỉ tiêu đánh giá (1) tính đơn nguyên
(unidimensionality), (2) giá trị hội tụ (convergent validity), (3) giá trị phân biệt
(discriminant validity), và (4) độ tin cậy tổng hợp.
1.5. Bối cảnh nghiên cứu
Mục tiêu của luận án này là kiểm tra tác động của tư duy nghịch lý và áp lực
học tập lên sự sáng tạo của nhân viên và kết quả cơng việc được giao, trong đó sự
sáng tạo đóng vai trò là biến trung gian. Đồng thời, luận án này kiểm tra sự tương
tác của tư duy nghịch lý và áp lực học tập lên sự sáng tạo của nhân viên. Luận án
cũng kiểm tra liệu kết quả công việc được giao có đóng vai trị trung gian trong mối
quan hệ giữa sáng tạo và hành vi đổi mới, cịn trao quyền về mặt tâm lý đóng vai trị
là biến điều tiết để giải quyết các lỗ hổng nghiên cứu nêu trên. Để thực hiện các
mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả chọn bối cảnh nghiên cứu là các ngành
dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam để minh chứng cho mơ hình đề
xuất. Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, nhiều đợt. Cụ thể:
Đầu tiên, tác giả thực hiện lấy mẫu nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ, cụ thể
là lĩnh vực ngân hàng. Lĩnh vực dịch vụ ngân hàng là một trong những lĩnh vực
dịch vụ trọng yếu của nền kinh tế Việt Nam. Lĩnh vực này cũng ln có áp lực đổi
mới cao và có sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng trong quá trình chuyển
đổi số tại các lĩnh vực mới như cơng nghệ tài chính (Fintech), cho vay ngang hàng
(P2P Lending), và thanh tốn qua tài khoản viễn thơng (Mobile Money) (Cấn Văn
Lực, 2021). Quá trình chuyển đổi số hiện nay tại các ngân hàng tạo áp lực học hỏi
không ngừng đối với nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu của những thay đổi này. Do
đó, lựa chọn lĩnh vực dịch vụ ngân hàng là bối cảnh nghiên cứu phù hợp để thu thập
dữ liệu và kiểm tra các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Tiếp đó, nghiên cứu lựa chọn thu thập dữ liệu mẫu từ các nhân viên đang làm
việc trong các ngành dịch vụ thuộc nhiều lĩnh vực trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, đây là đơ thị đặc biệt với hơn 9 triệu dân, đóng góp hơn 20% GDP cả nước

năm 2020, đồng thời là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam



×