Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Bài giảng Lịch sử lớp 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời - Trường THPT Bình Chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 21 trang )

TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH

TỔ LỊCH SỬ


Bài 16.
PHONG TRÀO GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC
VÀ TỔNG KHỞI
NGHĨA THÁNG
TÁM (1939-1945).
NƯỚC VN DÂN
CHỦ CỘNG HÒA
RA ĐỜI.


I. Tình hình VN trong những năm 1939-1945.
1. Tình hình chính trị.
a/ Thế giới : 9.1939, CTTGII bùng nổ. Pháp đầu hàng
Đức, thực hiện chính sách thù địch với
CM thuộc địa.
b/ Trong nước :
_ Pháp vơ vét sức người, sức của dốc vào chiến tranh.

_ 1940, Nhật vào MB, vơ vét KT, đàn áp cách mạng.
_ Các đảng phái thân Nhật ra sức tuyên truyền lừa bịp.

_ 1945, Đức thất bại nề, Nhật thua to. 9.3.1945, Nhật
đảo chính Pháp. Quần chúng sẵn sàng khởi nghĩa.
PV: Em hãy cho biết những SK nào của LSTG và nước
Pháp có tác động đến VN trong 1939 – 1945?




2. Tình hình KT-XH.

a/ KT:
_ Pháp: Thi hành chính sách KT chỉ huy, tăng thuế, …

_ Nhật:
+ Cướp ruộng đất, bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay.

+ Buộc Pháp cho Nhật sử dụng phương tiên giao thông …
+ Buộc Pháp xuất các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật …
PV: Vì sao Pháp – Nhật câu kết với nhau?
Những chính sách vơ vét bóc lột của Nhật – Pháp đã gây ra hậu quả gì cho nhân dân VN?

b/ XH:
_ Nhân dân ta cùng cực. Cuối 1944 đầu 1945 có gần 2 triệu đồng bào chết đói.

_ Các giai cấp, tầng lớp đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột Nhật-Pháp.


II. Phong trào giải phóng dân tộc từ 9.1939 đến 3.1945.
1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương ĐCSĐD
11.1939.
_ Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay
sai, giải phóng các dân tộc ĐD, làm cho ĐD độc lập.

_ Chủ trương: Tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất, đề ra khẩu
hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội
quyền lợi dân tộc, chống tơ cao, lãi nặng, lập Chính phủ dân

chủ cộng hịa.
_ Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh,
dân chủ sang đấu tranh đánh đổ chính quyền của đế quốc và
tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang bí mật,
bất hợp pháp.
_ Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế ĐD (Mặt
trận Phản đế ĐD).
PV: Qua nội dung HNBCHTU, em hãy rút ra nhận xét.

* Ý nghĩa: Đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng-đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.


2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới. a/ Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940). b/ KN Nam Kì (23/11/1940).

c/ Binh biến Đô Lương ((13/1/1941).
3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo CM. Hội
nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành TU ĐCSĐD (5.1941).
PV: Tại sao NAQ chọn thời điểm này để trở về nước?

a/ Hoàn cảnh: Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập HN Trung
ương Đảng lần thứ tám tại Pác Bó từ 10 –
b/ Nội dung: 19.5.1941.
_ Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc.
_ Tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất thay bằng khẩu hiệu
giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có
ruộng…thành lập Chính phủ nước VNDCCH.
_ Thành lập Mặt trận VN độc lập đồng minh (Việt Minh)
_ Hình thức khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phấn tiến
lên tổng khởi nghĩa và chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ

trung tâm.

_ 19.5.1941, Việt Minh ra đời.


PV: Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa HNTU 6 và 8. Qua đó rút ra ý nghĩa HNTU lần 6?

c/ Ý nghĩa:
Hòan chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề
ra từ Hội nghị Trung ương 11.1939 nhằm giải quyết mục tiêu
số một của cách mạng là độc lập dân tộc.

4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
a/ Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.
_ Xây dựng lực lượng chính trị:

+ Nhiệm vụ cấp bách: vận động quần chúng tham gia Việt
Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc.
UBViệt Minh tỉnh Cao-Bắc-Lạng được thành lập.
+ Ở Bắc Kì và Trung Kì, nhiều Hội Cứu quốc được thành lập.
+ 1943, Đảng ra bản “Đề cương văn hóa VN”, Đảng dân chủ
VN và Hội văn hóa cứu quốc được thành lập.
_ Xây dựng lực lượng vũ trang:
+ Đội du kích Bắc Sơn được thành lập, hoạt động tại căn
cứ Bắc Sơn-Võ Nhai


+ 1941, du kích Bắc Sơn thống nhất thànhTrung đội cứu
quốc quân 1,Trung đội cưu quốc quân 2.
+ Thành lập đội tự vệ vũ trang.

_ Xây dựng căn cứ địa CM:
+ Xây dựng Bắc Sơn-Võ Nhai thành căn cứ địa CM.
+ Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng xây dựng căn cứ địa.
b/ Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

_ 1943, Đảng đẩy mạnh hơn nữa cơng tác chuẩn bị khởi
nghĩa giành chính quyến.
_ Trung đội cứu quốc quân 3 ra đời.

_ Ở Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích được
thành lập.
_ 5.1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi
nghĩa”
_ 22.12.1944, Đội VN tuyên truyền giải phóng quân
thành lập, hai ngày sau đánh thắng 2 trận Phay Khắt,
Nà Ngần.

Lễ thành lập Đội VN Tuyên truyền giải phóng quân


Câu hỏi củng cố
Câu 1. -6. 1940, tại Pháp đã diễn ra sự kiện mà có ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình VN là
A. lực lượng kháng chiến Pháp hình thành.
B. Đức tiến cơng nước Pháp.
C. Chính phủ mới do Pê tanh đứng đầu, làm tay sai cho Đức.
D. quân Đức tiến cơng và chiếm ¾ lãnh thổ nước Pháp, Chính
phủ mới ở Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức.
Câu 2. Từ -9. 1940, tình hình VN có thay đổi gì?
A. VN trở thành thuộc địa của PX Nhật.

B. Pháp từ bỏ quyền cai trị ở VN.
C. VN đặt dưới ách thống trị của Nhật – Pháp.
D. Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm ĐD.
Câu 3. Sau khi về nước 1941, NAQ đã chọn nơi nào để xây
dựng căn cứ địa CM?
A. Bắc Sơn – Võ Nhai.
B. Cao Bằng.
C. Tân Trào (Tuyên Quang).
D. Lạng Sơn.

Câu 4. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSĐD
11/1939 xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của
CMĐD là
A. chống PX, chống chiến tranh.
B. đòi tự do, cơm áo, hòa bình.
C. đánh đổ đến quốc, tay sai, giải phóng các dân tộc ĐD, làm
cho ĐD hoàn toàn độc lập.
D. tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 5. Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng CSĐD 11/1939 đề ra là
A. đấu tranh bí mật, bất hợp tác.
B. đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp.
C. đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
D. đấu tranh nghị trường.
Câu 6. Theo chỉ thị của HCM (12/1944), lực lượng vũ trang
được thành lập có tên là
A. Trung đội Cứu quốc quân III.
B. B. Đội du kích Bắc Sơn – Võ Nhai.
C. Đội VN Tuyên truyền giải phóng quân.
D. Đội VN Giải phóng quân.



III Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
1. Khởi nghĩa từng phần (từ-3 - giữa 8.1945)
a/ Hòan cảnh:
* Thế giới:
_ Đầu 1945, LX tiến đánh Béclin, một loạt nước
châu Âu được giải phóng.

_ Ở châu Á-Thái Bình Dương, Nhật thất bại nặng nề.
_ Ở ĐD, Pháp ráo riết hoạt động. Mâu thuẫn NhậtPháp gay gắt.
* Trong nước:
_ Đêm 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp. Pháp đầu
hàng.
_ Nhật tuyên bố “giúp các dân tộc ĐD xây dựng
nền độc lập”, dựng chính phủ Trần Trọng Kim,
Bảo Đại làm quốc trưởng.
PV: Trước những biến đổi to lớn của tình hình TG và
TN, Đảng ta đã có chủ trương gì?


* Chủ trương của Đảng:

_ Đảng ra chỉ thị “ Nhật-Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”. Nhận định: Cuộc đảo
chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu
sắc, song những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa
chính muồi.
+ Kẻ thù chính của nhân dân ĐD là PX Nhật.
+ Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp- Nhật”thay bằng

khẩu hiệu “ Đánh đuổi PX Nhật”
+ Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi cơng,…đến biểu tình, thị uy, vũ trang…chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có
điều kiện.
+ Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.


b/ Diễn biến khởi nghĩa từng phần:
_ Ở căn cứ Cao-Bắc-Lạng, VN tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp quần chúng giải
phóng nhiều xã, châu, huyện. Chính quyền nhân dân thành lập.

_ Ở Bắc và Trung Kì, Đảng chủ trương “ phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
_ Một số địa phương đã khởi nghĩa giành chính quyền như Tiên Du,…
_ Ở Quảng Ngãi, tù chính trị Ba Tơ nổi dậy, lập chính quyền CM, lập đội du kích Ba Tơ.
_ Ở Nam Kì, Việt Minh hoạt động mạnh ở Mĩ Tho, Hậu Giang.
PV: Em hãy cho biết cao trào kháng Nhật cứu nước có ý nghĩa như thề nào?

2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa:
_ Hội nghị Quân sự CM Bắc Kì quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang. Ủy ban Quân sự CM Bắc Kì được
thành lập
_ Thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng VN và Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp.
_ VN Cứu quốc quân và VN Tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành VN giải phóng quân.


_ Khu giải phóng Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang)
và Uỷ ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập.
Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính
của cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước VN
mới.
3. Tổng khởi nghĩa tháng 8.1945.

a/ Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa
được ban bố.
_ 8.1945, Đồng minh tiến công Nhật ở châu Á-Thái
Bình Dương, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật.
_ 9.8.1945, LX tiêu diệt đội quân Quan Đông của
Nhật.
_ 15.8.1945, Nhật đầu hàng Đồng minh. Quân Nhật
ở ĐD rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang
mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng
khởi nghĩa đã đến. Đảng đã tận dụng cơ hội ngàn
năm có một, tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám
thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.


_ 13/8/1945, khi nhận được những thông tin
về việc NB sắp đầu hàng, Đảng thành lập Ủy
ban khởi nghĩa Toàn quốc, ra “ Quân lệnh số
1”, phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước

_ 14-15.8, Hội nghị Toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào
thông qua kế hoạch Tổng khởi nghĩa.
_ 16-17.8, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ
trương Tổng khởi nghĩa, thơng qua 10 chính sách của Việt
Minh, lập Ủy ban Dân tộc giải phóng VN do Hồ Chí Minh
làm chủ tịch.
PV: Qua những SK trên, em hãy cho biết thời cơ trong CM8 là gì? Đảng ta đã chớp lấy thờ cơ đó để phát động Tổng
KN như thế nào?

b/ Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa:
_ Từ 14.8, Đảng phát động nhân dân khởi nghĩa ở nhiều

xã, huyện.
_ Chiều 16.8, theo lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, một đơn
vị quân Giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân
Trào về giải phóng Thái Nguyên, mở đầu Tổng KN.


_ 18.8, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Hải Dương giành
chính quyền sớm nhất.
* Giành chính quyền ở Hà Nội:
_ Chiều 17.8, quần chúng mít tinh tại nhà hát Lớn thành phố.
_ Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội quyết định khởi nghĩa giành
chính quyền ngày 19.8.1945.
_ 18.8, cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố chính.

_ 19.8, nhân dân xuống đường biểu dương lực lượng,
chiếm Phủ Khâm Sai, Sở Cảnh Sát, Sở Bưu điện…
_ Tối 19.8.1945, khởi nghĩa thắng lợi.
* Giành chính quyền ở Huế:

_ 20.8, Ủy ban khởi nghĩa thành lập, quyết định giành
chính quyền 23.8.
_ 23.8, nhân dân biểu tình chiếm các cơng sở, giành chính
quyền về tay nhân dân.

Quần chúng chiếm Phủ Khâm Sai (Hà Nội)


* Giành chính qưyền ở Sài Gịn:
_ 25.8, nhân dân các tỉnh kéo về thành
phố, chiếm các công sở và giành chính

quyền.

_ Đồng Nai Thượng, Hà Tiên giành
chính quyền muộn nhất.

=> Tổng khởi nghĩa đã giành được
thắng lợi trên cả nước trong vịng nửa
tháng.

_ Chiều 30.8, vua Bảo Đại thối vị.
Chế độ phong kiến sụp đổ.
Nhân dân Sài Gòn trong những ngày tháng 8-1945


IV. Nước VNDCCH thành lập( 2.9.1945).
1. Sự thành lập.
_ 25.8, Hồ Chủ Tịch, Trung ương Đảng về Hà Nội.
_ 28.8, Ủy ban Dân tộc giải phóng VN cải tổ thành
Chính phủ lâm thời nước VNDCCH.
_ 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn
Độc lập. Nước VNDCCH được thành lập.
2. Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Độc lập.
_ Tuyên ngôn nêu rõ: “ Pháp chạy, Nhật hàng,
vua Bảo Đại thối vị. Dân ta đã đánh đổ các
xuyền xích thực dân gần 100 năm nay để gây
dựng nên nước VN độc lập. Dân ta lại đánh đổ
chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên
chế độ dân chủ cộng hòa”.
_ Khẳng định: “ Nước VN ...



V. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của CM tháng Tám 1945.
1. Nguyên nhân thắng lợi.
a/ NN khách quan:

Đồng minh chiến thắng PX, tạo thời cơ khách quan thuận lợi để nhân dân ta Tổng khởi nghĩa
thành công.

b/ NN chủ quan:
_ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi Đảng kêu gọi thì tồn thể nhân dân nhất tề đứng lên cứu nước.
_ Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu.
_ Đảng có q trình chuẩn bị lâu dài (15 năm ), chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh.
_ Tòan Đảng, tồn dân nhất trí, quyết tâm giành độc lập, tự do.

_ Đảng linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ giành chính quyền.
PV: Trong những NN thắng lợi của CM- 8, theo em NN nào NN quyết định thắng lợi của CM- 8/1945?


PV: Thắng lợi của CM- 8 có ý nghĩa đối với VN và TG như thế nào?

2. Ý nghĩa lịch sử.
a/ Đối với dân tộc VN:
_ Mở ra bước ngoặt lớn trong LS dân tộc. Phá tan xuyền xích nơ lệ của Pháp-Nhật, lật nhào ngai vàng PK,
lập nước VNDCCH.
_ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của CMVN, mở đầu kỉ nguyên mới độc lập, tự do, nhân dân nắm chính
quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với GP xã hội.
_ Đảng CSĐD trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
b/ Đối với thế giới:
_ Góp phần vào chiến thắng PX trong CTTGII.
_ Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.

PV: CM-8 đả để lại những bài học kinh nghiệm như thế nào?

3. Bài học kinh nghiệm.
_ Đảng phải có đường lối đúng đắn, nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp phù hợp.
_ Tập hợp, tổ chức lực lượng yêu nước trong MT Việt Minh, trên cơ sở liên minh cơng, nơng; phân hóa và cơ lập kẻ
thù.
_ Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ tiến tới Tổng khởi nghĩa.


Câu hỏi củng cố

Câu 1. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta” đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt của dân tộc ta là
A. Đế quốc Mĩ.
B. thực dân Pháp.
B. C. tay sai của Nhật.
D. phát xít Nhật và bọn tay sai.
Câu 2. Trong bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta” 12/3/1945, Đảng ta đã nhận định như thế nào?
A. Cuộc đảo chính đã tạo thời cơ cho cách mạng tiến hành khởi
nghĩa giành chính quyền.
B. Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc,
song những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
C. Cuộc đảo chính đã loại được một kẻ thù là thực dân Pháp.
D. Sau đảo chính kẻ thù duy nhất của nước ta là phát xít Nhật.
Câu 3. Việc thành lập khu giải phóng Việt Bắc có ý nghĩa như
thế nào?
A. Đánh dấu việc thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở
nước ta.
B. Việt Bắc trở thành một căn cứ địa của cách mạng, chính

quyền lâm thời được thành lập.
C. Việt Bắc trở thành thủ đô của Chính phủ lâm thời.
D. Việt Bắc trở thành một căn cứ địa chính của CM cả nước và
là hình ảnh thu nhỏ của nước VN mới.

Câu 4. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8/1945) đã có quyết định
quan trọng gì?
A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. Quyết định khởi nghĩa tại Hà NỘi.
C. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và
quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội sau
khi giành chính quyền.
D. Thống nhất 2 lực lượng vũ trang thành VN giải phóng quân.
Câu 5. Thời cơ “ngàn năm có một” đã đến với cách mạng
nước ta vào thời điểm nào trong năm 1945?
A. -5. 1945, PX Đức đầu hàng vô điều kiện, CTTG II kết thúc
ở châu Âu.
B. 6. 8. 1945, , Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố
Hirôsima của Nhật.
C. 9. 8. 1945, Hồng quân LX tiêu diệt hơn 1 triệu quân Quan
Đông của Nhật ở Đông Bắc TQ, khiến Nhật bị thiệt hại nặng nề.
D. 15. 8. 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, Chính phủ Trần
Trọng Kim và hàng ngũ tay sai ở VN hoang mang cực độ.
Câu 6. Cách mạng 8.1945 nổ ra dưới hình thức nào?
A. Khởi nghĩa giành chính quyền.
B. Bãi cơng giành chính quyền.
C. Biểu tình giành chính quyền. D. Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền.





×