Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về thanh tra, giám sát ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.64 KB, 11 trang )

KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ
THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Vấn đề giám sát ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà
nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách, nhất là sau cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu 2008 với sự đổ vỡ của hàng hoạt ngân hàng. Theo World Bank,
hệ thống tài chính ổn định là nền tảng cho sự phát triển kinh tế và cắt giảm nghèo
đói ở các nước đang phát triển. Việc giám sát ngân hàng thương mại có vai trò rất
lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính.
Tuy có sự khác biệt về mức độ phụ thuộc thị trường và sự can thiệp của chính phủ
nhưng vấn đề quy định giám sát các lĩnh vực trong nền kinh tế đều được quan tâm,
nhấn mạnh như sau:
I. Tăng cường các chuẩn mực giám sát
Hiện nay, các chuẩn mực giám sát hệ thống ngân hàng được đặc biệt chú trọng
tăng cường mạnh mẽ hơn khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn câù 2008 đã cho
thâý những tổn thương của hệ thống tài chính xuất phát chủ yêú từ những yếu kém
trong hệ thống ngân hàng cũng như sự buông lỏng trong quản lý giám sát hệ thống
ngân hàng.
Chính vì vâỵ, Ủy ban Basel cùng các nhà lãnh đạo của các nước G20 đã thống nhất
áp dụng Basel III từ tháng 1/2013 vơí những quy định mơí về khái niệm và các tiêu
chuẩn tôí thiêủ cao hơn cùng vơí phương pháp giám sát an toàn vĩ mô hiêụ quả
hơn, theo lộ trình từ 2013 đến 2019.
Nhằm đảm bảo an toàn về vốn (vơí 3 trụ cột chính: dự phòng rủi ro; quản lý và
giám sát rủi ro; kỷ luật thị trường) và an toàn thanh khoản, Basel III tăng cường
các chuẩn mực giám sát theo các hướng sau:
1. Nâng cao chất lượng vốn nhằm giúp các ngân hàng có khả năng bù đắp các
khoản lỗ tốt hơn, từ đó tăng khả năng chống đỡ tốt hơn trước các cú sốc
2. Yêu câù các ngân hàng bổ sung thêm vốn, theo đó, tỷ lệ an toàn vốn tôí
thiêủ vẫn là 8% nhưng tỷ lệ của loại vốn có chất lượng cao được nâng lên (tỷ
lệ vốn cấp 1 tăng từ 4% lên 6%, tỷ lệ vốn của cổ đông thường cũng được
tăng từ 2% lên 4,5%)
3. Quy định về tiêu chuẩn thanh khoản cũng yêu câù các ngân hàng nắm giữ


các tài sản có tính thanh khoản cao và có chất lượng cao để đáp ứng nhu câù
chi trả và thanh toán trong những trường hợp khó khăn.
Bên cạnh việc đưa ra các qui định cụ thể về an toàn vốn của ngân hàng, Basel 3
còn là bộ tiêu chuẩn đảm bảo xử lý rủi ro hệ thống mang tính vĩ mô, tập trung vào
việc xây dựng nguồn dự phòng cao hơn để xử lý rủi ro bắt nguồn từ hoạt động của
các tập đoàn tài chính, tạo lập khuôn khổ để xử lý rủi ro phát sinh từ sự liên thông
giữa các thị trường tài chính, xây dựng nguồn dự phòng rủi ro bắt nguồn từ những
yếu tố vĩ mô trên đây. Đồng thời, Ủy ban Basel đã đưa ra các phương pháp luận
cho việc hình thành mô hình đo lường rủi ro hiệu quả hơn.
II. Điều chỉnh phương thức giám sát
Cùng vơí việc tăng cường giám sát thận trọng vĩ mô, sự phôí kết hợp giưã ngân
hàng trung ương vơí các cơ quan giám sát trong quá trình thực hiện ổn định tài
chính cũng được tăng cường. Một số nền kinh tế như Mỹ, Anh và Khu vực đồng
Euro đang chuyển hướng sang kiêủ sắp xếp mơí nhằm phôí hợp tốt hơn giưã các
cơ quan điêù tiết quản lý tài chính.
Theo đó, các ngân hàng trung ương được giao nhiệm vụ ổn định tài chính trên cơ
sở xem xét những thuận lơị về mặt thông tin của các ngân hàng này về tính năng
động của hệ thống tài chính. Tiêu biêủ:
Một là, Mỹ thông qua Đạo luật Dodd- Frank (tháng 7/2010) và thành lập Hôị đồng
giám sát ổn định tài chính (FSOC) nhằm tăng cường giám sát và giải quyết vấn đề
rủi ro hệ thống đôí vơí khu vực tài chính ngân hàng.
Hai là, Anh thành lập Hôị đồng chính sách tài chính (FPC) năm 2011 trực thuộc
ngân hàng trung ương Anh vơí mục đích nhận diện và đánh giá các rủi ro hệ thống
có thể xảy ra, gây tổn thương cho hệ thống tài chính quốc gia sau khủng hoảng.
Ba là, EU: Ủy ban rủi ro hệ thống khu vực châu Âu (ESRB) đã được thành lập vào
năm 2009 nhằm ngăn ngưà các rủi ro hệ thống và đảm bảo sự ổn định của thị
trường tài chính châu Âu. ESRB phôí hợp cùng 3 cơ quan giám sát chuyên ngành
(ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các quỹ hưu trí) để hoàn thiện hệ thống
giám sát tài chính.
III. Các mô hình giám sát đang được áp dụng trên thế giới

Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 đã cho thấy những bất cập trong
giám sát tài chính, đồng thời chỉ ra những yếu kém trong việc chia sẻ thông tin
và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan giám sát cấp quốc gia. Hệ thống giám
sát tài chính tại nhiều quốc gia không phát hiện kịp thời những rủi ro trong hệ
thống tài chính và tác động của nó, nên không thể xử lý được khủng hoảng, đặt
ra yêu cầu cấp thiết là phải nhanh chóng hoàn thiện mô hình tổ chức và qui
trình thanh tra thống nhất cả ở cấp vi mô và cấp vĩ mô.
Tùy theo sự phát triển của thị trường tài chính, thể chế chính trị và đặc điểm của
nền kinh tế, các quốc gia sẽ lựa chọn mô hình giám sát thích hợp, bao gồm:
1. Mô hình giám sát theo định chế
2. Mô hình giám sát theo chức năng
3. Mô hình giám sát hợp nhất
4. Mô hình giám sát hai đỉnh
Cụ thể:
 Đối với mô hình giám sát theo định chế, tư cách pháp nhân của
định chế tài chính sẽ quyết định cơ quan giám sát, mô hình này
được các quốc gia lựa chọn khi xây dựng cơ chế giám sát tài chính
ở giai đoạn đầu, khi có sự phân định rõ ràng giữa các lĩnh vực ngân
hàng, bảo hiểm, chứng khoán và giao cho các đơn vị chủ quản thực
hiện quản lý và giám sát. Mô hình này được áp dụng tại Trung
Quốc sau năm 1883, Hàn Quốc trước năm 1998, Latvia trước năm
2000.
 Mô hình giám sát của ngân hàng Trung Quốc:
Hệ thống quản lý tài chính của Trung Quốc đảm nhiệm chức năng phát triển thị
trường tài chính và nên kinh tế bao gồm Ngân hàng TW Trung Quốc và 3 cơ quan
song song giám sát định chế bao gồm Ủy ban quản lý chứng khoán Trung
Quốc( CSRC), Ủy ban quản lý ngân hàng Trung Quốc( CBRC), Ủy ban quản lý
bảo hiểm Trung Quốc(CIRC). Một số cơ quan quản lý ngân hàng bao gồm:
- Bộ tài chính
Bộ tài chính như một thành viên của Hội đồng nhà nước chịu trách nhiệm

giám sát tài chính và phối hợp giữa các cơ quan
- Ngân hàng nhân dân Trung Quốc
Thống đốc ngân hàng nhân dân Trung Quốc( PBC) là một thành viên của
hội đồng nhà nước. PBC có chức năng tạo lập và thi hành chính sách tiền tệ ,
giảm nhẹ rủi ro tài chính và bảo vệ sự ổn định tài chính. Nhiệm vụ và chức
năng của PBC bao gồm việc ban hành và thực thi các qui định, xây dựng và
triển khai chính sách tiền tệ, phát hành đồng nhân dân tệ, quản lý việc lưu
hành đống nhân dân tệ, qui định cho vay liên ngân hàng và thị trường trái
phiếu lên ngân hàng. Kể từ khi cải cách hệ thống giám sát và thành lập Ngân
hàng TW Trung Quốc, PBC không còn vai trò trực tiếp giảm sát tài chính
nhưng nó vẫn còn ảnh hưởng đáng kể lên hoạch định chính sách. PBC tiếp
tục là cơ quan giám sát chính chống rửa tiền
- Ủy ban quản lý ngân hàng Trung Quốc( CBRC)
CBRC chịu trách nhiệm giám sát sự hoạt động và các định chế tài chính trên
toàn lãnh thổ. Luật giám sát ngân hàng áp dụng giám sát đối với các công ty
quản lý tài sản tài chính, công ty ủy thác đầu tư, công ty tài chính và công ty
cho thuê tài chính thành lập ở Trung Quốc, một số định chế tài chính khác
thành lập tại Trung Quốc sau khi CBRC phê duyệt. Nhiệm vụ và trách
nhiêm của CBRC bao gồm cấp phép ngân hàng mới, xây dựng qui định và
qui tắc thận trọng, hàng loạt các qui định quyền hạn về giám sát tại chỗ và
giám sát từ xa. Ủy ban này cũng chịu trách nhiệm cho việc phát hiện rủi ro
trong lĩnh vực ngân hàng và thành lập hệ thống cảnh cáo
 Đối với mô hình giám sát theo chức năng, việc quản lý giám sát
được quyết định bởi hoạt động kinh doanh của định chế tài chính.
Tuy nhiên, mô hình này gặp trở ngại do xu hướng hình thành các
sản phẩm liên kết. Mô hình này được áp dụng tại Hungari trước
năm 2000, và hiện nay tại CH Pháp, Italia, Brazil.
 Mô hình giám sát của ngân hàng Brazil
- Hội đồng tiền tệ quốc gia (CMN)
CMN chịu trách nhiệm về quản lý thanh khoản, bảo vệ tiền tệ và phối hợp

chính sách tiền tệ, tài khóa, và tín dụng. Nó cũng có trách nhiệm giám sát
bao gồm việc hướng dẫn phân bổ nguồn quỹ của các định chế tài chính, và
giám sát khả năng thanh toán, thanh khoản của các định chế tài chính. CMN
có thẩm quyền dự thảo qui định thực thi pháp luật được ban hành bởi quốc
hội. Các qui tắc do CMN đề ra thường được gọi là “Nghị quyết” và phải
tuân theo bởi tất cả các cơ quan của hệ thống tài chính bao gồm Ngân hàng
trung ương Brazil(BCB) và Ủy ban chứng khoán và thị trường chứng khoán
(CVM)
- Ngân hàng trung ương Brazil(BCB)
Bộ tài chính(MOF)
Ngân hàng Trung ương
Trung Quốc
Hội đồng nhà nước
Ủy ban chứng
khoán TQ(CSRC)
Ủy ban quản lý ngân
hàngTQ(CBRC)
Ủy ban quản lý
bảo hiểm TQ(CIRC)
Cục quản lý ngoại hối
Trung Quốc
Chứng khoán
Ngân hàng
Bảo hiểm
BCB chịu trách nhiệm duy trì sức mua của đồng tiền quốc gia và giám sát sự
ổn định của hệ thống tài chính. Nó có cơ quan chính thức để giám sát tất cả
các định chế tài chính và có trách nhiệm cấp giấy phép.
Là cơ quan quản lý tiền tệ, BCB có vai trò là người cho vay cuối cùng. Cơ
quan này cũng có thẩm quyền can thiệp khi cần thiết và trừ khử các định chế
tài chính nếu sự tồn tại của nó là mối đe dọa đến sự an toàn và lành mạnh

của hệ thống tài chính. BCB có 7 lĩnh vực hoạt động, mỗi lĩnh vực được vận
hành bởi một Phó Thống đốc:
 Quản lý
 Cổ phần hóa và thanh lý ngân hàng
 Vụ ngoại giao
 Chính sách tiền tệ
 Giám sát
 Quy định hệ thống tài chính
 Tổ chức và chính sách kinh tế
Bộ tài chính
Hội đồng 2ền tệ quốc gia
(CMN)
 Mô hình giám sát hợp nhất, có hai dạng hợp nhất là hợp nhất hoàn
toàn và hợp nhất từng phần. Trong mô hình hợp nhất hoàn toàn,
chỉ có một cơ quan duy nhất thực hiện chức năng quản lý, giám sát
toàn bộ thị trường tài chính. Trong mô hình hợp nhất từng phần,
một cơ quan quản lý giám sát được hình thành thực hiện chức năng
đối với 2 trong 3 lĩnh vực của thị trường tài chính (bảo hiểm và
ngân hàng, hoặc bảo hiểm và chứng khoán, hoặc ngân hàng và
chứng khoán). Mô hình này được áp dụng tại nhiều quốc gia như;
Thụy Điển từ năm 1991, Vương quốc Anh và Ba Lan từ năm 1997,
Hàn Quốc từ năm 1999, Hungari từ năm 2000, CHLB Đức từ năm
2002.
 Mô hình giám sát ngân hàng của Singapore
Singapore có cấu trúc quản lý tài chính hợp nhất, cơ quan quản lý
tiền tệ có quyền điều hành lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, và
bảo hiểm. Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore(MAS) như là
ngân hàng trung ương Singapore được ủy quyền hoạt động như
Ngân hàng Trung
ương Brazil(BCB)

Ủy ban chứng khoán
và thị trường chứng
khoán(CVM)
Hội đồng quốc gia
bảo hiểm tư
nhân(CNSP)
Hội đồng hưu trí bổ
sung(CPGC)
Ngân hàng Chứng khoán
Giám sát bảo hiểm tư
nhân
Văn phòng hưu trí bổ
sung
một ngân hàng và cơ quan đại diện tài chính của chính phủ. Nó có
trách nhiệm thúc đẩy sự ổn định tiền tệ, tín dụng và chính sách tỉ
giá mà có lợi cho sự phát triển kinh tế.
Là cơ quan giám sát thống nhất tất cả lĩnh vực phục vụ tài chính,
MAS chỉ đạo giám sát dựa trên rủi ro của các định chế tài chính.
Điều này bao gồm việc cấp phép cho các định chế tài chính cung
cấp dịch vụ, thiết lập các qui định và chuẩn mực, hành động chống
lại các định chế và các cá nhân vi phạm qui định. MAS cũng giám
sát hệ thống tài chính để phát hiện xu hướng mới nổi và dễ bị
thương tiềm năng để hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động quản lý.
MAS có quyền cho vay đến bất kì định chế tài chính nào theo Luật
quản lý tiền tệ Singapore nếu cơ quan này cho rằng hành động trên
là cần thiết để đảm bảo tính an toàn của hệ thống tài chính hoặc
niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính.
 Mô hình giám sát hai đỉnh tạo sự phân biệt trong cơ quan quản lý.
Cụ thể là, một cơ quan chuyên giám sát mức độ an toàn và năng
lực tài chính, một cơ quan giám sát hành vi kinh doanh và bảo vệ

Công ty bảo hiểm 2ền
gửi Singapore
Cơ quan quản lý 2ền tệ
Singapore
Bộ tài chính (MOF)
Ngân hàng
Bảo hiểm
Chứng khoán
Chính sách 2ền tệ
đầu tư và nghiên
cứu
Phát triển và quan
hệ đối ngoại
Giám sát thận
trọng
Chỉ đạo
marke2ng
Nguồn lực doanh
nghiệp và 2ền tệ
người tiêu dùng. Mô hình này được áp dụng từ năm 1997 tại Úc và
Hà Lan
 Mô hình giám sát ngân hàng của Úc
Cấu trúc quản lý tài chính của Úc được miêu tả như hệ thống 2
đỉnh với cơ quan thanh tra ngân hàng Úc(APRA) chịu trách nhiệm
quản lý thận trọng và Ủy ban đầu tư chứng khoán (ASIC) chịu
trách nhiệm về hành vi thị trường. APRA là cơ quan quản lý bảo
đảm cho các ngân hàng và những định chế nhận tiền gửi khác, các
công ty bảo hiểm và hầu hết các ngành công nghiệp phụ cấp hưu
trí. APRA có vai trò kép khi vừa quản lý các tổ chức tài chính vừa
nâng cao thực thi và thủ tục hành chính được áp dụng trong thi

hành vai trò quản lý, bao gồm tạo ra các chuẩn mực an toàn.
APRA chịu trách nhiệm đối phó với những định chế mà không đáp
ứng được qui định đảm bảo an toàn. Về khía cạnh các định chế
nhận tiền gửi, nó cam kết hành động này trong sự hợp tác chặt chẽ
với Ngân hàng dự trữ Úc nhưng với tất cả các loại định chế dưới
trách nhiệm của nó , nó yêu cầu thông báo trực tiếp tới bộ trưởng
liên quan khi một định chế đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Ngân
hàng trung ương giữ lại vai trò hiện tại của mình trong việc hỗ trợ
tính thanh khoản đến các định chế tài chính nếu sự giúp đỡ được
yêu cầu.
Hội đồng điều lệ liên bang CFR
Ngân hàng dự trữ
Úc
Cơ quan thanh tra
ngân hàng Úc( APRA)
Ủy ban đầu tư và
chứng khoán Úc
Kho bạc Liên bang
Tài liệu: Tạp chí phát triển và hội nhập(Số tháng 5/2013)
Ổn định hệ thống
tài chính
Qui định thận trọng Quản lý kinh doanh
Ngân hàng
Chứng khoán
Quỹ hưu trí
Bảo hiểm
Ngân hàng
Chứng khoán
Quỹ hưu trí
Bảo hiểm

×