Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Khu Dân Cư Đồng Hộ Xã Ninh Khang, Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG DỰ ÁN
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU DÂN CƢ ĐỒNG HỘ,
XÃ NINH KHANG, HUYỆN HOA LƢ, TỈNH NINH BÌNH

CHUN NGÀNH: KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. VŨ HUY ĐỊNH

HÀ NỘI, 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kì cơng trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu tham khảo của các tác giả khác
được trích dẫn đầy đủ.
Nếu nội dung nghiên cứu của tơi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết quả


đánh giá luận văn của hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
Người cam đoan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khố luận, tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của thầy cơ, đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình.
Đầu tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Lâm Nghiệp, cũng
như khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tơi có cơ hội được thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình trong điều
kiện tốt nhất.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Vũ Huy Định,
người đã trực tiếp định hướng, chỉ dẫn và theo sát tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình cho
tơi trong suốt q trình này.
Cuối cùng tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, những người đã ln ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Ánh



iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 3
1.1. Các khái niệm về Đánh giá tác động môi trường ................................... 3
1.2. Vài nét về Đánh giá tác động môi trường ............................................... 5
1.3. Một số quan điểm về Báo cáo ĐTM ở Việt Nam ................................... 7
1.4. Các phương pháp đánh giá ĐTM .......................................................... 10
1.4.1. Phương pháp chập bản đồ: ........................................................... 10
1.4.2. Phương pháp lập bảng liệt kê (Check list) .................................... 10
1.4.3. Phương pháp ma trận (Matrix) ..................................................... 11
1.4.4. Phương pháp mạng lưới (Networks) ............................................. 12
1.4.5. Phương pháp đánh giá nhanh (rapid Assessment): ...................... 12
1.4.6. Phương pháp mơ hình hóa (Modeling): ........................................ 12
1.4.7. Phương pháp sử dụng chỉ thị và chỉ số môi trường:..................... 13
1.4.8. Phương pháp viễn thám và GIS: ................................................... 14
1.4.9. Phương pháp so sánh: ................................................................... 14
1.4.10. Phương pháp chuyên gia: .............................................................. 14
1.4.11. Phương pháp tham vấn cộng đồng ................................................ 14
1.5. Một vài thông tin chung của dự án ..................................................... 14
1.5.1. Mục tiêu dự án............................................................................................ 15
1.5.2. Các hạng mục dự án .................................................................................. 15


Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 16

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 16
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 16
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 16
2.2. Đối tượng, nội dung, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .. 16
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 16
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 16
2.2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 17
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 21
3.1. Điều kiện mơi trường tự nhiên .............................................................. 21
3.1.1.Vị trí địa lý, địa chất khu vực nghiên cứu ...................................... 21
3.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng ................................................................ 25
3.1.3. Điều kiện thuỷ văn ..................................................................................... 30
3.2.Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án ........................................................ 30
3.2.1. Điều kiện kinh tế......................................................................................... 30
3.2.2. Điều kiện xã hội.......................................................................................... 31
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 33
4.1 . Đánh giá hiện trạng môi trường nền dự án ......................................... 33
4.1.1. Hiện trạng môi trường đất ........................................................................ 33
4.1.2. Hiện trạng môi trường nước ..................................................................... 34
4.1.3. Hiện trạng mơi trường khơng khí. ............................................................ 36
4.2 . Đánh giá, dự báo tác động các hoạt động của dự án .......................... 38
4.2.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án ................. 38
4.2.2. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.. 41


4.2.3. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn vận hành của dự án ......... 59
4.3.


Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án 66

4.3.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
trong giai đoạn chuẩn bị...................................................................................... 66
4.3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn thi công xây dựng
dự án ...................................................................................................................... 66
4.3.3. Biện pháp giảm thiều tác động xấu trong giai đoạn hoạt động của dự
án…………………………………………………………………………………..68
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 71


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTCT

Bê tông cốt thép

BTNMT

Bộ Tài nguyên Mơi trường

BYT

Bộ Y tế

CHXHCN Cộng Hịa Xã hội Chủ Nghĩa
CP


Chính Phủ

CTHĐQT Chủ tịch hội đồng quản trị
ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

GPMB

Giải phóng mặt bằng



Nghị định

TT

Thơng tư

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QH

Quốc Hội


QLMT

Quản lý môi trường

CTR

Chất thải rắn

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

VNĐ

Việt Nam đồng


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:Tọa độ khép góc của dự án .............................................................. 21
Bảng 3.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm, giai đoạn 2011-2017 .... 26
Bảng 3.3: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm, giai đoạn 2011-2017....... 27
Bảng 3.4: Tổng lượng mưa trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2011-2017.. 27
Bảng 3.5: Tổng lượng bốc hơi trung bình các tháng trong năm ..................... 28

Bảng 4.1: Kết quả quan trắc môi trường đất khu vực dự án……………..………...33
Bảng 4.2: Kết quả quan trắc môi trường nước mặt khu vực dự án ........................... 34
Bảng 4.3: Kết quả quan trắc môi trường nước sông Đáy khu vực gần dự án............... 35
Bảng 4.4: Kết quả quan trắc môi trường nước ngầm khu vực dự án ........................ 35
Bảng 4.5: Kết quả quan trắc môi trường khơng khí khu vực dự án .......................... 37
Bảng 4.6: Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí tại khu dân cư trong ................ 37
Bảng 4.7: Mức độ phù hợp của việc lựa chọn vị trí dự án ........................................ 38
Bảng 4.8: Số hộ gia đình bị thu hồi đất nơng nghiệp ................................................ 40
Bảng 4.9: Nguồn phát sinh chất thải và tác động mơi trường trong q trình thi
cơng xây dựng ........................................................................................................... 41
Bảng 4.10: Tải lượng chất ô nhiễm do phương tiện giao thông vận tải tạo ra ......... 43
Bảng 4.11: Dự báo sự gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong hoạt động vận
chuyển nguyên vật liệu.............................................................................................. 43
Bảng 4.12: Tổng khối lượng ngun vật liệu chính tồn bộ q trình ..................... 44
Bảng 4.13: Bảng tính tốn số lượt vận chuyển nguyên liệu thi công dự án ............. 46
Bảng 4.14: Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông thải ra .............. 46
Bảng 4.15: Dự báo sự gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong hoạt động vận
chuyển nguyên vật liệu.............................................................................................. 47
Bảng 4.16: Danh mục các thiết bị thi công sử dụng nhiên liệu dầu Diesel .............. 48
Bảng 4.17: Tải lượng các chất ơ nhiễm khơng khí ................................................... 49
Bảng 4.18: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn ..................... 50
Bảng 4.19: Khối lượng que hàn sử dụng tại dự án .................................................. 50
Bảng 4.20: Tải lượng khí hàn phát sinh trong giai đoạn xây dựng .......................... 51


Bảng 4.21: Chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (định mức cho 1 người) ................ 52
Bảng 4.22: Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .................. 52
Bảng 4.23: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công ............................... 53
Bảng 4.24: Tỷ lệ khối lượng các loại CTNH phát sinh ........................................... 55
Bảng 4.25: Khối lượng các loại CTNH phát sinh ..................................................... 56

Bảng 4.26: Mức độ ồn do các phương tiện thi công gây ra cách nguồn 100m ........ 57
Bảng 4.27: Mức ồn tổng do các phương tiện cùng hoạt động .................................. 59
Bảng 4.28: Nguồn phát sinh chất thải và các tác động môi trường trong quá trình
hoạt động của dự án .................................................................................................. 60
Bảng 4.29: Tải lượng ơ nhiễm khơng khí do hoạt động giao thông đường bộ ......... 61
Bảng 4.30: Nồng độ các chất ơ nhiễm trong khí thải từ phương tiện giao thông ..... 62
Bảng 4.31: Tỉ lệ nước thải sinh hoạt phát sinh tại các hộ gia đình theo ................... 63
Bảng 4.32. Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại dự án theo ........................ 63
Bảng 4.33: Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt ...................... 64
Bảng 4.34: Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .................. 64
Bảng 4.35: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại đô thị và nông thôn .... 65


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Chu trình dự án ............................................................................... 12
Hình 1.2: Các bước thực hiện ĐTM ............................................................... 13
Hình 3.1: Hình ảnh đường bê tơng giáp dự án ................................................ 22
Hình 3. 2: Sơ đồ vị trí và khu đất hiện trạng dự án ......................................... 23
Hình 3.3: Hoa gió tại Đài khí tượng thuỷ văn Ninh Bình giai đoạn 2011.2017
......................................................................................................................... 29
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo trình độ văn hóa ........ 44
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo việc làm ............................. 45
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện bình quân số tiền bồi thường ............................... 46


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Ninh Bình có nhiều chuyển biến tích cực. Ninh Bình đã và đang trở thành
điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước. Tính đến năm 2018,
Ninh Bình có 13 khu công nghiệp và cụm công nghiệp được xây dựng ở các
huyện, điển hình như: Khu cơng nghiệp Khánh Phú, Khu công nghiệp Tam
Điệp, Khu công nghiệp Gián Khẩu, Khu cơng nghiệp Khánh Cư, Khu cơng
nghiệp Xích Thổ, Khu công nghiệp Phúc Sơn, Cụm công nghiệp Khánh
Thượng … Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội là sự gia tăng
dân số cơ học. Tuy nhiên, tỉnh Ninh Bình lại chưa có những khu dân cư hiện
đại với các dịch vụ tiện ích cao cấp đáp ứng nhu cầu ở và cư trú kèm theo q
trình gia tăng dân số cơ học nói trên. [10]
Dự án đầu tư “Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư Đồng Hộ” thuộc xã
Ninh Khang, huyện Hoa Lư, là dự án mang lại hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu
cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của
địa phương. Tuy nhiên các hoạt động phát triển này nếu khơng được tính tốn
một cách thấu đáo và tồn diện cũng sẽ có nhiều tiềm năng gây tác động xấu
đến hầu hết các thành phần môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực.
Vì vậy đề tài nghiên cứu “Đánh giá tác động môi trƣờng Dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng khu dân cƣ Đồng Hộ xã Ninh Khang, huyện Hoa Lƣ, tỉnh
Ninh Bình” được tiến hành thực hiện nhằm đánh giá những tác động tích cực,
tiêu cực đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội do các hoạt động của Dự án,
từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng
phó sự cố mơi trường có thể xảy ra đồng thời bổ sung vào nguồn tài liệu tham
khảo cho công tác thực hiện ĐTM dự án tương tự sau này.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


- Việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của Dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng khu Dân cư Đồng Hộ sẽ cung cấp những luận cứ khoa học cho cơ
quan xét duyệt có cơ sở xem xét, lựa chọn quyết định phương án xây dựng

cơng trình phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững môi trường, gắn cơng
trình Khu dân cư với bảo vệ và phát triển tài nguyên nước, cải tạo và phát
triển tài nguyên đất, mơi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học và cảnh quan
thiên nhiên khu vực dự án.
- Luận văn sẽ xem xét, nghiên cứu những yếu tố môi trường của một dự
án nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Bình đang được
tổ chức triển khai thực hiện và sẽ cung cấp những số liệu thực tiễn để những
người có trách nhiệm cân nhắc khi đề ra các quyết định thực hiện dự án
- Luận văn cung cấp một số thông tin tài liệu cho ban quản lý dự án,
cán bộ quản lý môi trường, căn cứ khoa học để đưa ra những quy định chung
về quản lý môi trường khi dự án đi vào hoạt động.


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

Các khái niệm về Đánh giá tác động môi trƣờng

1.1.1. Các khái niệm về Đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động mơi trường (ĐTM) là q trình phân tích, đánh giá dự
báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, các quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường.
ĐTM không phải là thủ tục để ngăn cản hay hạn chế dự án phát triển mà
là nghiên cứu để làm cho việc chuẩn bị thực hiện dự án được hoàn chỉnh đầy
đủ hơn; nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và
trong tương lai khơng làm tổn hại đến lợi ích lâu dài. Vì vậy ĐTM là một
trong những cơng cụ góp phần cho sự phát triển bền vững.
Các nước phát triển về kinh tế đã vận dụng ĐTM từ những năm 70. Hiện

nay hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ĐTM thành yêu cầu chính thức
trong việc xét duyệt các dự án phát triển. Khái niệm ĐTM đã được đưa vào
nước ta từ những năm 1985 và sau đó Nhà nước ta đã có quyết định ĐTM đối
với các dự án xây dựng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng. [15]
Luật BVMT 2005 ra đời cùng với đó là việc ban hành hàng loạt những
quy định cụ thể và rõ ràng hơn về công tác ĐTM ở Việt Nam. Theo đó, Luật
này đưa ra khái niệm đánh giá tác động môi trường như sau: “Đánh giá tác
động mơi trường là q trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi
trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, cơng trình kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phịng và
các cơng trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.”
Đến luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014 thì khái niệm về ĐTM
khơng có gì thay đổi so với luật cũ. Các nhà làm luật vẫn giữ nguyên quan
điểm theo tinh thần luật BVMT 2005 về ĐTM quy định tại khoản 23 điều 3:


“Đánh giá tác động mơi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ mơi trường khi
triển khai dự án đó.” [15]
Từ đó đến nay, khoa học về ĐTM ngày càng được quan tâm và đã có
những bước tiến đáng kể.
ĐTM của các dự án phát triển ln ln phải là cơng trình nghiên cứu
liên ngành; trong đó các chun viên về mơi trường phải kết hợp chặt chẽ với
chuyên viên lĩnh vực hoạt động cụ thể của dự án để tìm hiểu về dự án, điều tra
khảo sát hiện trạng môi trường, dự báo các diễn biến trong tương lai và đề
xuất các biện pháp xử lý…
1.1.2. Mục tiêu của ĐTM
Với khái niệm nêu trên, mục tiêu chính cần đạt được của quá trình ĐTM
gồm:
- Chỉ danh một cách hệ thống các tác động lên môi trường tự nhiên và

môi trường xã hội của một dự án;
- Đề xuất các biện pháp quản lý và cơng nghệ nhằm phịng ngừa và giảm
thiểu các tác động xấu đối với môi trường;
- Xác định chương trình quản lý và giám sát mơi trường nhằm đánh giá
hiệu quả của các giải pháp hạn chế ô nhiễm và các tác động xảy ra trên thực tế.
Như vậy, một ĐTM có chất lượng sẽ đáp ứng được các mục tiêu cơ bản
sau:
- Cung cấp kịp thời các thông tin đáng tin cậy về những vấn đề môi
trường của dự án cho Chủ Dự án và những người có thẩm quyền ra quyết
định đối với dự án đó;
- Đảm bảo những vấn đề môi trường được cân nhắc đầy đủ và cân bằng
đối với các yếu tố kỹ thuật và kinh tế của dự án làm căn cứ xem xét quyết
định về dự án;
- Đảm bảo cho cộng đồng quan tâm về dự án hoặc chịu tác động của dự
án có cơ hội tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế và phê duyệt dự án.


Chính vì vậy, ĐTM được xem là một cơng cụ quản lý môi trường hữu
hiệu đồng thời cũng là phương tiện thích hợp nhất cho việc lồng ghép các vấn
đề môi trường vào nội dung dự án.
1.2.

Vài nét về Đánh giá tác động môi trƣờng

1.2.1. Vài nét về lịch sử Đánh giá tác động môi trường
Năm 1969, một uỷ ban khoa học về những vấn đề môi trường (The
Scientific Committee on Problem of the Enviroment: SCOPE) của Liên Hiệp
Quốc được thành lập nhằm mục đích:
- Nghiên cứu những kiến thức tiên tiến về ảnh hưởng của con người và
những hoạt động của họ đến môi trường, cũng như những ảnh hưởng của môi

trường đến con người, sức khoẻ và lợi ích của họ. Yêu cầu này được đặt ra
vừa có quy mơ tồn cầu, vừa có tính chất quốc gia và khu vực, vừa có chính
phủ vừa có phi chính phủ. [15]
- Chương trình trung hạn đầu tiên của SCOPE là việc nghiên cứu khoa
học để mơ phỏng hình mẫu ĐTM, với sự tài trợ của UNEP, UNESCO, 45
chuyên gia hàng đầu khắp thế giới đã cùng nhau nghiên cứu để tìm các chủ đề
và những khía cạnh của ĐTM. [15]
ĐTM đã được đưa ra đầu tiên ở Mỹ trong khn khổ Luật Chính sách
Mơi trường Quốc gia (NEPA) năm 1969, sau đó được áp dụng sang các nước
khác. Trong những năm 1990, do nhu cầu ngày càng cấp bách về quản lý môi
trường, ĐTM đã trở nên ngày càng quan trọng hơn.
Ở Việt Nam, ĐTM chỉ mới được áp dụng từ khi Luật Bảo vệ Môi trường
Quốc gia được thiết lập và thông qua vào cuối năm 1993. Giai đoạn đầu Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường Việt Nam chỉ quy định 23 loại dự án cần
phải lập báo cáo ĐTM để trình duyệt nhưng hiện nay con số dự án cần lập báo
cáo ĐTM đã tăng lên rất nhiều và hầu như tất cả các dự án có quy mơ đều
phải thực hiện.


Ngồi ra cơng tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM cũng đã
được hướng dẫn cụ thể hơn. Những báo cáo ĐTM và cam kết bảo vệ môi
trường của chủ dự án là cơ sở pháp lý giúp các cơ quan Nhà nước quản lý về
mặt môi trường dễ dàng hơn. ĐTM cũng là những bài học để dự báo tác động
môi trường cho việc quy hoạch các dự án tương tự sau này.
1.2.2. Quy trình ĐTM và chu trình thực hiện dự án
Chu trình của một dự án đầu tư gồm 6 bước cơ bản : hình thành, đề xuất
dự án; nghiên cứu tiền khả thi; nghiên cứu khả thi; thiết kế chi tiết; thực hiện
dự án và bước cuối cùng là giám sát, đánh giá hiệu quả dự án.
Xuất phát từ cơ sở khoa học với mục tiêu lồng ghép các xem xét về mặt
môi trường vào nội dung dự án nhằm chủ động có biện pháp ngăn ngừa và

giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững, quy trình ĐTM đã được gắn kết rất chặt chẽ với chu trình thực
hiện dự án ngay từ bước đầu tiên là xác định dự án được thực hiện và đi vào
hoạt động như thể hiện trong hình dưới đây.

(Nguyễn Thiện Vinh Hiển, 2014)


Hình 1.1: Chu trình dự án
Sau khi dự án được xác định, bước tiếp theo trong chu trình dự án là xây
dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi với việc xác định địa điểm, quy mô,
công nghệ và hiệu quả kinh tế của dự án. Cùng với bước thực hiện này là
nghiên cứu ĐTM sơ bộ với mục tiêu nhằm xác định những vấn đề môi
trường của dự án, những vấn đề môi trường cốt lõi cần phải đánh giá, mức độ
chi tiết, phạm vi không gian và thời gian của các đánh giá này, các giải pháp
về mặt kỹ thuật nhằm phòng tránh, khắc phục và giảm thiểu một cách hiệu
quả các tác động xấu của dự án lên môi trường khu vực.
Tiến hành song song với quá trình nghiên cứu khả thi của dự án là
bước thực hiện ĐTM chi tiết nhằm chủ động lồng ghép những xem xét,
đánh giá dưới góc độ mơi trường vào q trình lựa chọn địa điểm, lựa
chọn quy mơ cơng suất, lựa chọn công nghệ... nhằm đạt được hiệu quả
thân thiên môi trường cao nhất đồng thời đưa ra các biện pháp giải thiểu
một cách hiệu quả nhất đối với các tác động xấu của dự án lên môi
trường tự nhiên và kinh tế xã hội.
Bước cuối cùng của chu trình dự án đồng thời cũng là của quy trình
ĐTM là đánh giá xem xét hiệu quả của dự án đồng thời là bước đánh giá xem
xét tính đúng đắn, hiệu quả của các giải pháp phòng tránh, các biện pháp giảm
thiểu, xử lý chất thải và xác định những vấn đề môi trường mới nảy sinh chưa
được nhận biết trong quá trình ĐTM làm cơ sở việc định hướng và hồn thiện
hơn cơng tác bảo vệ mơi trường của dự án trong quá trình hoạt động sau này.

1.3.

Một số quan điểm về Báo cáo ĐTM ở Việt Nam

1.3.1. Quy trình thực hiện ĐTM ở Việt Nam
Các bước thực hiện trong quy trình ĐTM được thể hiện trong biểu đồ
dưới đây:


(Nguyễn Thị Vinh Hiền,2014)
Hình 1.2: Các bƣớc thực hiện ĐTM
1.3.2. Một số quan điểm về Báo cáo ĐTM ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết bản chất của công tác ĐTM là tìm hiểu, dự báo các
tác động mơi trường và tác động xã hội tiêu cực, đề xuất giải pháp ngăn ngừa,
hạn chế các tác động này khi dự án được thực hiện, đảm bảo dự án không chỉ
mang lại lợi ích kinh tế mà cịn thúc đẩy phát triển anh sinh xã hội và bảo vệ
môi trường. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ các nhà quản lý và chủ đầu tư chưa
nhận thức được ý nghĩa của công tác này. Họ coi yêu cầu lập ĐTM như là


một thủ tục trong quá trình chuẩn bị để thực hiện dự án (vé qua cửa). Nhiều
người còn “đổ lỗi” cho ĐTM như một lực cản của hoạt động phát triển sản
xuất và đầu tư. Vì vậy, khi được yêu cầu lập báo cáo ĐTM chỉ làm lấy lệ, chú
trọng làm cho đủ thủ tục để dự án được thông qua chứ không quan tâm đến
những tác động và nguy cơ môi trường thực sự.
Phong trào cấp phép ồ ạt cho các dự án sân golf ở Việt Nam trong những
năm qua là một minh chứng điển hình. Bên cạnh đó cịn nhiều ví dụ khác
khơng kém phần nóng như: việc cấp phép xây dựng các toà nhà chung cư hay
các dự án khu nghỉ dưỡng, các dự án công nghiệp, khu chế xuất cũng có nhiều
dự án lâm vào cảnh tương tự. Nếu các dự án này tuân thủ thực hiện ĐTM

nghiêm túc và chất lượng thì sẽ khơng có những xung đột xảy ra giữa các chủ
dự án và cộng đồng địa phương do tranh chấp quyền sở hữu, tiếp cận, sử dụng
tài nguyên đất, rừng và nguồn nước…
Bên cạnh đó, hiện tượng các chuyên gia tư vấn thường được “khoán”
làm một báo cáo ĐTM cho “phù hợp với yêu cầu của pháp luật” là rất phổ
biến ở các địa phương. Vì vậy, việc tuân thủ quy trình và yêu cầu chất lượng
báo cáo ĐTM thường bị làm ngơ và xem nhẹ. Các phương án giảm thiểu tác
động thì hoặc là q sơ sài, hoặc thiếu tính khả thi, hoặc chỉ là lời hứa hẹn
khơng có cơ sở.
Với những quan điểm trên, có thể nhận thấy hiện nay ĐTM ở một số dự
án vẫn mang nặng tính hình thức, chưa những đánh giá sát thực.
Từ những quan điểm trên, việc luận văn đưa ra nghiên cứu “Đánh giá tác
động môi trường của Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư Đồng Hộ” là
một trong những nghiên cứu có tính xác thực và khách quan, khơng chịu sự chi
phối của những quan điểm thông thường khi tiến hành lập ĐTM, có thể phần
nào đó đánh giá được thực tế tác động môi trường khi tiến hành dự án, là tài liệu
tham khảo để cơ quan quản lý đưa ra được những quyết định chính xác cũng như
đơn vị tư vấn lấp ĐTM dự án có thể tham khảo kết quả mà báo cáo đưa ra.


1.4.

Các phƣơng pháp đánh giá ĐTM
ĐTM là môn khoa học đa ngành, do vậy, muốn dự báo và đánh giá

đúng các tác động chính của dự án đến mơi trường tự nhiên và KT-XH cần
phải có các phương pháp khoa học có tính tổng hợp. Dựa vào đặc điểm của
dự án và dựa vào đặc điểm môi trường, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều
phương pháp dự báo với mức độ định tính hoặc định lượng khác nhau.
Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu. Việc lựa chọn

phương pháp cần dựa vào yêu cầu về mức độ chi tiết của ĐTM, kiến thức,
kinh nghiệm của người thực hiện ĐTM. Trong nhiều trường hợp phải kết hợp
tất cả các phương pháp trong nghiên cứu ĐTM cho một dự án, đặc biệt các
dự án có qui mơ lớn và có khả năng tạo nhiều tác động thứ cấp.
1.4.1. Phương pháp chập bản đồ:
Phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động của dự án đến từng
thành phần mơi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu tiếp theo.
Phương pháp chập bản đồ dựa trên nguyên tắc so sánh các bản đồ chuyên
ngành (bản đồ dịa hình, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sử
dụng đất, bản đồ phân bố dòng chảy mặt, bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo,
bản đồ phân bố dân cư…) với các bản đồ môi trường cùng tỷ lệ. Hiện nay
kỹ thuật GIS (Hệ thông tin địa lý) cho phép thực hiện phương pháp này một
cách nhanh chóng và chính xác.
- Phương pháp chồng bản đồ đơn giản, nhưng yêu cầu phải có số liệu
điều tra về vùng dự án đầy đủ, chi tiết và chính xác.
- Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều
kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự án.
1.4.2. Phương pháp lập bảng liệt kê (Check list)
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các
hoạt động của dự án với các thông số mơi trường có khả năng chịu tác động
bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra


được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án,
cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản
nhất cần được đánh giá chi tiết.
Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm
bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động.
- Bảng liệt kê đơn giản: được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc
liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Trên cơ sở các câu

hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình
cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề. Bảng liệt kê này
là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó
định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính.
- Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động: nguyên tắc lập bảng
tương tự như bảng liệt kê đơn giản, song việc đánh giá tác động được xác
định theo các mức độ khác nhau, thường là tác động không rõ rệt, tác động rõ
rệt và tác động mạnh. Việc xác định này tuy vậy vẫn chỉ có tính chất phán
đốn dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia, chưa sử dụng các
phương pháp tính tốn định lượng.
Như vậy, lập bảng liệt kê là một phương pháp đơn giản, nhưng hiệu
quả không chỉ cho việc nhận dạng các tác động mà còn là một bảng tổng hợp
tài liệu đã có, đồng thời giúp cho việc định hướng bổ sung tài liệu cần thiết
cho nghiên cứu ĐTM. Như vậy, phải thấy rằng, hiệu quả của phương pháp
này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn chuyên gia và trình độ, kinh
nghiệm của các chuyên gia đó.
1.4.3. Phương pháp ma trận (Matrix)
Phương pháp ma trận là sự phát triển ứng dụng của bảng liệt kê. Bảng
ma trận cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản tương tự đó là sự đối chiếu từng
hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh
giá mối quan hệ nguyên nhận – hậu quả ở mức độ định lượng cao hơn với
việc cho điểm mức độ tác động theo thang điểm từ 1 đến 5 hoặc từ 1 đến 10.


Tổng số điểm phản ánh thành phần môi trường hoặc thông số môi trường
nào bị tác động mạnh nhất. Mặc dù vậy, phương pháp này cũng vẫn chưa
lượng hóa được quy mô, cường độ tác động.
1.4.4. Phương pháp mạng lưới (Networks)
Phương pháp này dựa trên việc xác định mối quan hệ tương hỗ giữa
nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác động được diễn giải theo

nguyên lý nguyên nhân và hậu quả. Bằng phương pháp này có thể xác định
được các tác động trực tiếp (sơ cấp) và chuỗi các tác động gián tiếp (thứ
cấp). Phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ mạng lưới dưới nhiều dạng
khác nhau.
1.4.5. Phương pháp đánh giá nhanh (rapid Assessment):
Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất
ơ nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ
hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ơ nhiễm được dựa trên các
hệ số ô nhiễm. Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số
ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ
(USEPA) thiết lập.
1.4.6. Phương pháp mơ hình hóa (Modeling):
Phương pháp này là cách tiếp cận tốn học mơ phỏng diễn biến q
trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành
phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian.
Đây là một phương pháp có mức độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc
mơ phỏng các q trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động
môi trường, kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm.
Các mơ hình đang được áp dụng rộng rãi trong định lượng tác động
môi trường gồm:
- Các mơ hình chất lượng khơng khí: dự báo phát tán bụi, SO2, NOx,
CO từ ống khói;


- Các mơ hình chất lượng nước: Dự báo phát tán ơ nhiễm hữu cơ (DO,
BOD) theo dịng sơng và theo thời gian; Dự báo phát tán ô nhiễm dinh dưỡng
(N, P) theo dịng sơng và theo thời gian; Dự báo phát tán các chất độc bền
vững (kim loại nặng, hydrocacbon đa vịng thơm) từ nguồn thải; Dự báo ơ
nhiễm hồ chứa (ơ nhiễm hữu cơ, phú dưỡng hóa…); Dự báo xâm nhập mặt
và phân tán chất ô nhiễm trong nước dưới đất; Dự báo xâm nhập mặn vào

sông, nước dưới đất; Dự báo lan truyền ô nhiễm nhiệt trong sơng, biển;
- Các mơ hình dự báo lan truyền dầu; Các mơ hình dự báo bồi lắng,
xói lở bờ sơng, hồ, biển;
- Các mơ hình dự báo lan truyền độ ồn;
- Các mơ hình dự báo lan truyền chấn động;
- Các mơ hình dự báo địa chấn.
Những lưu ý trong việc sử dụng phương pháp này là: phải lựa chon
đúng mơ hình có thể mơ phỏng gần đúng với điều kiện tự nhiên của vùng
nghiên cứu; số liệu đầu vào phải đầy đủ, chính xác; cần kiểm chứng kết
quả dự báo với thực tế.
1.4.7. Phương pháp sử dụng chỉ thị và chỉ số môi trường:
- Phương pháp chỉ thị môi trường: là một hoặc tập hợp các thông số
môi trường đặc trưng của môi trường khu vực. Việc dự báo, đánh giá tác
động của dự án dựa trên việc phân tích, tính tốn những thay đổi về nồng độ,
hàm lượng, tải lượng (pollution load) của các thông số chỉ thị này.
Ví dụ:
+ Về các chỉ thị mơi trường đánh giá chất lượng nước: DO, BOD, COD
(ô nhiễm hữu cơ; NH4+, NO2-, NO3-, tổng N, tổng P (ô nhiễm chất dinh
dưỡng); EC, Cl- (nhiễm mặn)…
+ Về chỉ thị môi trường đánh giá chất lượng khơng khí: Bụi, SO 2, CO,
VOC (đốt nhiên liệu hóa thạch; CH4, H2S, mùi (bãi rác).
- Phương pháp chỉ số môi trường (environmental index): là sự phân cấp


hóa theo số học hoặc theo khả năng mơ tả lượng lớn các số liệu, thông tin về
môi trường nhằm đơn giản hóa các thơng tin này.
Chỉ số mơi trường thường được sử dụng gồm:
+ Các chỉ số môi trường vật lý: chỉ số chất lượng khơng khí (AQI), chỉ số
chất lượng nước (WQI), chỉ số tiêu chuẩn ô nhiễm (PSI);
+ Các chỉ số sinh học: Chỉ số ô nhiễm nước về sinh học (saprobic

index); chỉ số đa dạng sinh học (diversity index); chỉ số động vật đáy (BSI);
+ Các chỉ số về kinh tế, xã hội: chỉ số phát triển nhân lực (HDI); chỉ số
tăng trưởng kinh tế theo tổng thu nhập quốc nội (GDP); chỉ số thu nhạp quốc
dân theo đầu người (GDP/capita).
1.4.8. Phương pháp viễn thám và GIS:
Phương pháp viễn thám dựa trên cơ sở giải đoán các ảnh vệ tinh tại khu
vực dự án, kết hợp sử dụng các phần mềm GIS (Acview, Mapinfor, ...) có thể
đánh giá được một cách tổng thể hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng
thảm thực vật, cây trồng, đất và sử dụng đất cùng với các yếu tố tự nhiên và
các hoạt động kinh tế khác.
1.4.9. Phương pháp so sánh:
Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường;
1.4.10. Phương pháp chuyên gia:
Là phương pháp sử dụng đội ngũ các chun gia có trình độ chun
mơn phù hợp và kinh nghiệm để ĐTM.
1.4.11. Phương pháp tham vấn cộng đồng
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân
dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết
cho công tác ĐTM.
1.5.

Một vài thông tin chung của dự án


1.5.1. Mục tiêu dự án
Căn cứ thuyết minh dự án đầu tư năm 2016 đã được chủ đầu tư phê
duyệt tháng 12 năm 2016, dự án thực hiện:
Đáp ứng các nhu cầu đất ở mới của dân tại địa phương và các khu vực
lân cận.

Đảm bảo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật phù hợp với Quy hoạch chung
đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Việc xây dựng dự án còn tạo tiền đề cho sự phát triển và kết nối
huyện Hoa Lư với thành phố Ninh Bình, thực hiện mục tiêu cụ thể hố
các chiến lược phát triển kinh tế xã hội và mở rộng thành phố Ninh Bình
của tỉnh Ninh Bình hướng đến việc đưa thành phố Ninh Bình trở thành đơ
thị loại I vào năm 2020.
1.5.2. Các hạng mục dự án
Hướng tuyến thi công dự án
Chủ dự án dự kiến thực hiện theo hướng tuyến thi cơng từng hạng mục
cơng trình lần lượt trong suốt thời gian thực hiện:
1. San nền dự án (Dự kiến Quý III.2019)
2. Xây dựng hệ thống đường giao thông (Dự kiến Quý IV.2019)
3. Xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước thải (Dự kiến Quý I.2020)
4. Xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mặt (Dự kiến Quý II.2020)
5. Xây dựng hệ thống cấp nước (Dự kiến Quý III.2020)
6. Xây dựng hệ thống cấp điện (Dự kiến Quý IV.2020)


×