Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích 5 áp lực cạnh tranh của công ty vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.62 KB, 6 trang )

PHÂN TÍCH MƠ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA CƠNG TY
VINAMILK
Danh sách thành viên nhóm 6:
Trần Đức Thiện - 2114300067
Nguyễn Đức Phát – 2114203671
Đỗ Thị Ngọc Châu – 2117060018
Trần Việt Anh -2111110381
Nguyễn Thị Mỹ Tiên - 2114203943
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK

Vinamilk là thương hiệu sữa hàng đầu trên thị trường Việt Nam và là doanh
nghiệp đứng thứ 2 trên sàn chứng khốn Việt. Vinamilk có hệ thống phân phối
rộng khắp trên toàn bộ 63 tỉnh thành, bao gồm các đại lý bán buôn, bán lẻ, siêu
thị, cửa hàng tạp hóa,…
Mỗi khi nhắc đến thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam hiện nay, chúng ta
không thể không nhắc đến cái tên Vinamilk. Hiện nay Vinamilk là thương hiệu
đại diện duy nhất của khu vực Đông Nam Á lọt Top 10 thương hiệu sữa giá trị
nhất toàn cầu năm 2021 với vị thứ 8/10. Giá trị thương hiệu của Vinamilk cũng
được định giá gần 2,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 12% so với năm 2020.


Tuy nhiên, là một doanh nghiệp trên thị trường, Vinamilk cũng khơng thể nằm
ngồi những áp lực cạnh tranh của ngành.
PHÂN TÍCH MƠ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA VINAMILK
1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Như chúng ta đã biết thì ngành sữa Việt Nam hiện nay là một ngành vơ cùng
cạnh tranh vì các thương hiệu sữa luôn muốn khẳng định chất lượng và vị thế
của mình với người tiêu dùng. Từ đó mà Vinamilk phải chịu rất nhiều áp lực từ
đối thủ cạnh tranh cùng ngành trong nước và ngoài nước, một vài cái tên trong
số đó có thể kể đến như: TH True Milk, Nutifood, Abbott, Nestle, Dutch
Lady,...


Ở riêng mặt hàng sữa nước, mặt hàng chiếm đa số doanh thu của các doanh
nghiệp ngành sữa thì Vinamilk phải đối mặt với các thương hiệu có máu mặt
như: Th True Milk, Cơ gái Hà Lan, Mộc Châu,… Trong những cái tên này thì
TH True Milk là cái tên mà Vinamilk phải dè chừng vì TH có những bước đi
nhanh và có được sự tin dùng của người tiêu dùng.

Ngoài các sản phẩm sữa ra thì Vinamilk cũng có một số sản phẩm khác như
đường, phomai, cà phê. Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa tạo nên những tiếng
vang lớn vì Vinamilk đi sau các ông lớn khác trong ngành.


2. Áp lực từ những sản phẩm thay thế:
Có thể nói, các sản phẩm từ sữa phải chịu ít sự đe dọa từ sản phẩm thay thế do
tính thiết yếu và yếu tố dinh dưỡng, phổ biến mang lại. Các sản phẩm có thể
thay thế cho sữa nước có thể là sữa từ các hạt ngũ cốc, sữa đậu nành hay là các
loại nước giải khát có pha sữa,..


3. Áp lực từ nhà cung cấp:
Các doanh nghiệp đầu ngành trong thị trường sữa đều có mục tiêu là xây dựng
sự phát triển lâu dài với các nhà cung cấp lớn nhỏ trong và ngoài nước. Điều
này giúp Vinamilk đảm bảo nguồn nguyên liệu thô ổn định với giá cả vả chất
lượng tốt nhất. Nguồn sữa mà Vinamilk có thì đa phần đến từ trang trại mà
hãng cùng những hộ nơng dân xây dựng. 95% số bị sữa được ni ở các hộ gia
đình và 5% cịn lại đến từ các trang trại chuyên biệt của Vinamilk, mỗi trang
trại có khoảng 1 – 200 chú bị.

Ngồi ra, sữa được Vinamilk thu mua từ các nông trại cũng phải đáp ứng và đạt
tiêu chuẩn đã ký kết giữa Vinamilk và các nơng trại sữa khác. Với 95% số bị
được ni ở trang trại của người dân thì áp lực Vinamilk nhận được chính là

chất lượng chưa ổn định vì có những hạn chế trong kỹ thuật chăm sóc. Điều
này khiến khả năng thương lượng của Vinamilk với các công ty sản xuất bị
giảm đi đáng kể. Hơn nữa, quy mô trang trại nhỏ dẫn đến việc bò sữa thường
xuyên bị mắc bệnh.
4. Áp lực từ khách hàng:


Các khách hàng, bao gồm cả các đại lý bán buôn, bán lẻ, siêu thị và khách hàng
cuối cùng đều có thể gây áp lực cho doanh nghiệp, đặc biệt là khách hàng cuối
cùng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các thương hiệu sữa khác nhau với mẫu
mã, hương vị đa dạng. Yếu tố giá cả khơng cịn q quan trọng với người tiêu
dùng.
Khách hàng cuối cùng sẽ quan tâm đến thương hiệu sản phẩm, sự khác biệt, tác
dụng nổi bật hơn là giá cả. Các doanh nghiệp lúc này có xu hướng xây dựng
hình ảnh cho sản phẩm thông qua chất lượng, thương hiệu, quan hệ công
chúng,.. tiếp theo mới tới giá cả.
Do đây là một mặt hàng thiết yếu, được sử dụng lớn bởi trẻ em, mẹ bầu và
người cao tuổi nên khi các nguyên vật liệu đầu vào tăng, các doanh nghiệp có
thể tăng giá mà không bị ảnh hưởng đến doanh số.
Tuy nhiên, các đại lý bán lẻ, bệnh viện, nhà thuốc lại có khả năng tác động lớn
đến doanh nghiệp bởi họ có thể dễ dàng điều hướng khách hàng. Nếu chính
sách hoa hồng, chiết khấu khơng thỏa đáng, họ có thể điều hướng khách hàng
sang các phẩm khác để tăng thu nhập cho mình.
5. Áp lực từ những rào cản khi gia nhập ngành:


Nhìn chung, rào cản gia nhập của ngành sữa khá cao với chi phí gia nhập
ngành, đặc trưng hóa sản phẩm và thiết lập hệ thống kênh phân phối phù hợp:
– Chi phí gia nhập ngành, nhìn chung khơng cao nhưng phải đủ lớn để cho nhu

cầu quảng cáo, nghiên cứu/ phát triển. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sữa nước
và sữa chua lại khá cao.
 – Đặc trưng hóa sản phẩm: Thị trường sữa Việt Nam tới nay đã có mặt hầu hết
các hãng sữa lớn trên thế giới, trong đó các hãng sữa lớn đã sở hữu thị phần
nhất định và ít biến đổi trong thời gian qua. Do đó, các đối thủ mới muốn gia
nhập phải có sự đầu tư mạnh mẽ để lôi kéo và làm thay đổi sự trung thành của
thị trường với các hãng sữa hiện có.
-Kênh phân phối: các kênh phân phối sản phẩm hiện tại của ngành sữa đã được
các doanh nghiệp hiện có sử dụng triệt để. Do đó, đối thủ mới gia nhập phải
thuyết phục được các kênh phân phối này bằng cách chấp nhận chia sẻ hoa
hồng cao. Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là không
đáng kể, mà cạnh tranh chủ yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại.



×