Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.4 KB, 57 trang )

1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
2
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
Từ viết tắt &
thuật ngữ
Ý nghĩa
CEO Tổng giám đốc
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng DN
CN/PGD Chi nhánh/Phòng giao dịch
3
TTTM Tài trợ thương mại
TTQT Thanh toán quốc tế
T/T Chuyển tiền bằng điện
L/C Tín dụng chứng từ
UCP Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ
URR Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng
ISPB
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra
chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ
DN DN
XNK Xuất nhập khẩu
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
AGR Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
EIB Ngân hàng TMCP Eximbank
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
S & P Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's
FTA Hiệp định thương mại tự do
TPP
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương
WTO Tổ chức thương mại thế giới
4
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi
rộng lớn, các quan hệ kinh tế đối ngoại cũng như hoạt động Xuất Nhập khẩu ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước, và Việt Nam
không nằm ngoài dòng chảy đó. Nắm bắt được xu thế ấy, các ngân hàng thương mại
trong nước nói chung và Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương (Techcombank)
nói riêng đang dồn sức phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, vốn được xem là
kênh quan trọng giúp các ngân hàng cán đích chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong bối
cảnh kinh tế khó khăn.
Trong số các phương thức thanh toán quốc tế hiện đang được sử dụng thì phương thức
L/C là phổ biến nhất do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh
toán khác. Tuy nhiên, đây cũng là phương thức thanh toán có quy trình phức tạp và
chặt chẽ, đòi hỏi các ngân hàng phải chạy đua về công nghệ thông tin lẫn chất lượng
nguồn nhân lực nếu muốn mở rộng thị phần. Techcombank cũng vậy, tuy tự hào là
Ngân hàng dẫn đầu về công nghệ thông tin và đã 4 năm liên tiếp đạt nhiều giải thưởng
thanh toán quốc tế [Bích Ngân, 19, tr.1], nhưng tình trạng kinh tế khó khăn kéo theo
ngày càng nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài (Standard Charterd, HSBC…) gia
nhập thị trường Việt với lực lượng hùng hậu chuyên nghiệp về công nghệ lẫn nhân lực
đã khiến thị phần thanh toán quốc tế của Techcombank chỉ mới đạt mức 2.31% trong
kim ngạch Xuất nhập khẩu Việt Nam và giảm dần qua các năm (theo báo cáo thường

niên Techcombank 2010 - 2012)
Do vậy, để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, Techcombank đã, đang và sẽ
luôn đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, nhất là phương thức tin
dụng chứng từ. Vì thế, với việc lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc
tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam -
5
chi nhánh Vũng Tàu”, em mong rằng sẽ đóng góp được một phần nhỏ nhoi vào con
đường thay da đổi thịt, phát triển hùng mạnh của Chi nhánh Techcombank Vũng Tàu
nói riêng và Techcombank nói chung trong thời gian tới.
 Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực tế hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ (L/C) tại Techcombank. Từ đó đưa ra đánh giá, các giải
pháp gợi ý nhằm đẩy mạnh phương thức thanh toán L/C tại Techcombank.
 Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
đối với hàng xuất và hàng nhập khẩu tại Techcombank Vũng Tàu.
 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, so sánh giữa
các số liệu, quy trình hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C.
 Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương
Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh
Vũng Tàu
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại
Techcombank Vũng Tàu giai đoạn 2010-2012
Chương 3: Giải pháp gợi ý đẩy mạnh hoạt động thanh toán L/C tại Techcombank
Vũng Tàu
Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi sai sót và một số hạn chế, tuy
nhiên, nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị Phòng Khách Hàng Doanh
Nghiệp cùng các Phòng ban chức năng khác của Techcombank Vũng Tàu, và sự hướng
dẫn, truyền thụ kiến thức tận tâm của các Thầy cô Khoa Kinh Tế Đối Ngoại, đặc biệt là
TS. Lê Tuấn Lộc, người đã trực tiếp hướng dẫn em. Em xin gửi lời cảm ân sâu sắc đến
quí thầy cô, các anh/chị đang công tác tại Techcombank Chi nhánh Vũng Tàu đã giúp
đỡ em trong thời gian qua.

6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG
VIỆT NAM (TECHCOMBANK) CHI NHÁNH VŨNG TÀU
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank):
Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, là một trong những
ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh
đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với trụ sở chính ban đầu được đặt tại
số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ban đầu, các bên tham gia góp vốn thành
lập ngân hàng bao gồm Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Ngân hàng Công thương
Việt Nam… và một số cá nhân. Hiện nay, góp vốn tại ngân hàng có các cổ đông lớn
trong và ngoài nước như: The Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC),
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Đặc biệt, Techcombank là
ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài
(HSBC) đạt mức tối đa 20%.
Từ năm 1994 – 2004, Techcombank tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng, thiết lập 9 chi
nhánh, 4 phòng giao dịch trong 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng; đồng thời triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống
và khai trương biểu tượng mới cho ngân hàng.
Từ năm 2005 – 2011, Techcombank tiếp tục mở rộng mạng lưới hơn 300 CN/PGD tại
nhiều tỉnh thành khác: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Tp. Nha Trang (tỉnh
Khánh Hoà), Vũng Tàu…; nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới
nhất Tenemos T24 R5. Trải qua 18 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành
một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản
đạt trên 180.874 tỷ đồng (tính đến hết năm 2011). Techcombank còn là ngân hàng đầu
tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải
pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.800 người,
7
Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng.
Techcombank hiện phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá nhân, trên 66 .000 khách hàng

doanh nghiệp.
1.1.2 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Vũng Tàu
Chi nhánh Vũng Tàu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
được thành lập ngày 29/07/2005. Techcombank chi nhánh Vũng Tàu là đơn vị hạch
toán phụ thuộc của Techcombank, thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ
ngân hàng theo các quy định của Pháp luật và của Techcombank. Techcombank Chi
nhánh Vũng Tàu hoạt động có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và các Tổ chức tín dụng theo quy định của Pháp luật, thực hiện chế độ hạch
toán kinh tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Techcombank.
Ngày 06/08/2010, Techcombank Vũng Tàu chuyển trụ sở về số 142-144 Lê Hồng
Phong Tp. Vũng Tàu. Với trụ sở mới tại 142-144 Lê Hồng Phong, chi nhánh Vũng Tàu
được thiết kế theo mô hình ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở vật chất
khang trang, không gian thân thiện, thoải mái và phương thức giao dịch chuyên nghiệp,
hiệu quả.
1.2 Lĩnh vực hoạt động
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) hoạt động trong các lĩnh vực
sau: Hoạt động vay vốn, nhận tiền gửi; Hoạt động cấp tín dụng; Hoạt động cung ứng
phương tiện, dịch vụ thanh toán; Tham gia thị trường tiền tệ; Mở tài khoản; Tham gia
và tổ chức các hệ thống thanh toán; Góp vốn, mua cổ phần; Kinh doanh, cung ứng dịch
vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh; Hoạt động ngân hàng đầu tư; Nghiệp vụ uỷ thác
và đại lí và các hoạt động khác.
1.3 Sản phẩm, dịch vụ cung cấp
8
Khách hàng cá nhân: Tiết kiệm, Tài khoản, Cho vay, Dịch vụ thẻ, Ngân hàng điện tử
F@st-banking, Chuyển tiền quốc tế, Sản phẩm bảo hiểm, Chương trình khuyến mại,
Sản phẩm và dịch vụ khác.
Khách hàng doanh nghiệp: Tiền gửi, Tín dụng, Quản lí tiền tệ, Quản lí thanh khoản,
Tài trợ thương mại, Bảo lãnh, TTQT, Ngoại hối và phòng ngừa rủi ro, Sản phẩm mới
và khuyến mại.
1.4 Cơ cấu tổ chức: Hình 1.1, Phụ lục 1, tr.29

1.5 Tình hình hoạt động của Techcombank Vũng Tàu giai đoạn 2010 – 2012
1.5.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 1.1. Tình hình huy động vốn Techcombank Vũng Tàu, 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Doanh nghiệp 292891 17% 484563 23% 537594 23%
Cá nhân 965719 57% 900563 42% 1204118 51%
TCTD khác 434109 26% 752078 35% 612031 26%
Tổng số 1692719 100% 2137203 100% 2353743 100%
Nguồn: Báo cáo kế hoạch vốn năm 2013 của Techcombank Vũng Tàu
Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng khá tốt, tính đến
31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh đạt 2353 tỷ đồng, tăng
10,13% so với cuối năm 2011 và chiếm 4% thị phần huy động vốn tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. Theo Bảng 1.1 thì nguồn vốn được huy động chủ yếu từ Cá nhân (chiếm tỷ trọng
51% năm 2012), tiền gửi của Doanh nghiệp không nhiều, chỉ chiếm 23% trên tổng vốn

huy động.
1.5.2 Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 1.2 Tình hình dư nợ tín dụng tại Techcombank Vũng Tàu, 2010 – 2012
9
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
KHDN 527354 63,8% 637298 64,3% 633017 59,3%
KHCN 299643 36,2% 354131 35,7% 433569 40,7%
Tổng dư nợ 826998 100,0% 991429 100,0% 1066585 100,0%
Nguồn: Báo cáo xây dựng kế hoạch tín dụng năm 2013 của Techcombank Vũng Tàu
Techcombank là ngân hàng phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ. Kể từ năm
2010, Techcombank đã áp dụng chính sách nâng cao chất lượng tín dụng, chính sách
cho vay thận trọng và tiếp tục chú trọng vào phân khúc bán lẻ nên tăng trưởng dư nợ
năm 2012 chủ yếu tập trung ở KHCN. Cụ thể trong năm 2012, dư nợ của KHDN đạt
633017 triệu đồng(chiếm 59,3%), giảm 0,67%; còn dư nợ của KHCN đạt 433569 triệu
đồng (chiếm 40,7%), tăng 22,4%. Đến thời điểm cuối năm 2012, dư nợ tín dụng tại chi
nhánh là 1066585 triệu đồng, đạt 97% so với kế hoạch, tăng 7,58% so với năm 2011 và
tăng 29% so với năm 2010.

1.5.3 Hoạt động TTQT
Theo Hình 1.2, ta thấy hoạt động TTQT trong giai đoạn 2010 – 2012 đã có những tiến
bộ đáng kể, tổng doanh thu tăng qua các năm, góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt
động kinh doanh của chi nhánh. Hiện nay, hoạt động TTQT tại Techcombank Vũng
Tàu gồm 3 phương thức chủ yếu: Thanh toán chuyển tiền bằng điện (T/T), Thanh toán
tín dụng chứng từ (L/C) và Thanh toán nhờ thu. Trong tổng doanh số TTQT, doanh số
thanh toán L/C luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và luôn chiếm trên 50%, kế đến là phương
thức thanh toán nhờ thu, cuối cùng là Phương thức T/T chiếm tỉ trọng thấp nhất.
Hình 1.2. Doanh thu TTQT của Techcombank Vũng Tàu, 2010 – 2012
10
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu
Kết luận chương 1
Trong chương 1, bài báo cáo đã giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
chi nhánh Vũng Tàu về lịch sử hình thành, lĩnh vực hoạt động, tình hình kinh doanh
giai đoạn 2010 - 2012. Trong chương 2 tiếp theo, người viết sẽ phân tích chi tiết hơn về
thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Techcombank Vũng Tàu giai
đoạn 2010 – 2012.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG
L/C TẠI TECHCOMBANK VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Để đánh giá thực trạng hoạt động TTQT bằng L/C tại Techcombank Vũng Tàu, đầu
tiên người viết sẽ phân tích việc phát triển hoạt động TTQT bằng L/C về quy mô và
chất lượng, sau đó đánh giá thực trạng về những thành quả đạt được và tồn tại trong
hoạt động thanh toán L/C của chi nhánh, và nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến việc
phát triển hoạt động thanh toán L/C tại chi nhánh.
2.1 Phân tích việc phát triển hoạt động thanh toán L/C về quy mô
Phát triển hoạt động thanh toán L/C theo quy mô là phát triển hoạt động thanh toán
L/C dựa trên sự mở rộng của quy mô hoạt động thanh toán L/C (tăng nhờ số lượng). Vì
vậy, ta sẽ phân tích dựa trên các chỉ tiêu về quy mô như sau:
2.1.1 Chỉ tiêu về tỷ trọng doanh thu, khối lượng giao dịch của phương thức thanh

toán L/C trong tổng số TTQT
11
Hình 2.1. Tỷ trọng doanh số của các phương thức TTQT, 2010 – 2012
Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu
Hình 2.2. Tỷ trọng khối lượng giao dịch các phương thức TTQT, 2010-2012
Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu
Doanh thu và khối lượng giao dịch là hai chỉ tiêu quan trọng luôn đi kèm với nhau,
được Techcombank áp dụng để tính toán sự phát triển hoạt động TTQT qua các năm.
Tỷ trọng về doanh thu các phương thức TTQT cho biết nguồn thu TTQT chủ yếu đến
từ phương thức thanh toán nào, và khối lượng giao dịch lớn sẽ cho biết khả năng cạnh
tranh của ngân hàng về chất lượng dịch vụ, mức phí và tính mở trong TTQT (như việc
đa dạng hoá phương thức TTQT, áp dụng công nghệ mới…).
Theo Hình 2.1 và Hình 2.2, Bảng 2.1. Tỷ trọng doanh số các phương thức TTQT, 2010
– 2012 và Bảng 2.2. Tỷ trọng khối lượng giao dịch các phương thức TTQT, 2010 –
2012 (Phụ lục 2, tr.30 ) ta thấy:
Trong 3 phương thức TTQT, phương thức T/T luôn có khối lượng giao dịch cao nhất,
nhưng tỷ trọng doanh thu chỉ cao thứ 2, vì Techcombank ngay từ khi thành lập đã phát
triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ với đối tượng là KHCN, DN vừa và nhỏ, có
vốn thành lập ít, giá trị giao dịch nhỏ nên thường lựa chọn phương thức thanh toán
T/T.
Tuy nhiên, do kinh tế suy thoái, rủi ro XNK tăng cao đã khiến các DN Bà Rịa Vũng
Tàu phải tìm một phương thức TTQT vừa tối thiểu hoá rủi ro, vừa có thời gian thanh
toán nhanh thuận lợi cho quay vòng vốn, vừa có hình thức đa dạng phù hợp với nhiều
loại hình kinh doanh, đó chính là phương thức thanh toán L/C.
12
Ngoài ra, nguồn thu TTQT từ DN nhỏ và vừa bị hạn chế trong năm 2011 - 2012, do chi
phí đầu vào tăng cao làm thiếu vốn lưu động trong khi lãi suất cho vay cao dẫn đến
thua lỗ, hoạt động XNK bị trì trệ. Do vậy, nếu trước đây 90% doanh thu từ các dịch vụ
phi tín dụng (trong đó có dịch vụ TTQT) của Techcombank là từ hơn 10.000 KHDN
vừa và nhỏ, thì kể từ năm 2011, Techcombank tập trung vào các ngành và công ty có

luồng tiền lớn như thuế, hải quan, điện, điện thoại…[VanTB, 22] vốn là những công ty
sẵn sàng chi trả để tối thiểu rủi ro XNK và thường thực hiện những giao dịch có giá trị
lớn.
Vì vậy, trong 3 phương thức TTQT, phương thức thanh toán L/C tuy có khối lượng
giao dịch cao thứ 2 nhưng chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất và tăng dần qua các năm
2010 - 2012, kéo theo đó là sự giảm liên tục về doanh thu, khối lượng giao dịch của
phương thức T/T – vốn là phương thức rủi ro nhất trong các phương thức TTQT.
Còn Phương thức Nhờ thu tuy ít rủi ro hơn Thanh toán T/T, ít tốn phí hơn Thanh toán
L/C nhưng thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian nên chiếm tỉ trọng doanh thu, khối
lượng giao dịch thấp nhất và không biến động nhiều qua các năm 2010 – 2012.
Như vậy, trong giai đoạn 2010 – 2012, nguồn thu TTQT của chi nhánh đến chủ yếu từ
hoạt động thanh toán L/C, khối lượng giao dịch thanh toán L/C tăng dần qua các năm
chứng tỏ dịch vụ thanh toán L/C hoạt động hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều KHDN
tham gia.
2.1.2 Chỉ tiêu về tỷ trọng doanh thu, khối lượng giao dịch TTQT theo phương
thức L/C giữa hàng Xuất khẩu và hàng Nhập khẩu
13
Hình 2.3 Tỷ trọng doanh thu L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu, 2010-2012
Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu
Hình 2.4. Tỷ trọng khối lượng giao dịch L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu giai
đoạn 2010-2012
Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu
Theo Hình 2.3 và Hình 2.4, Bảng 2.3. Tỷ trọng doanh thu L/C Xuất khẩu và L/C Nhập
khẩu, 2010-2012 và Bảng 2.4. Tỷ trọng khối lượng giao dịch L/C Xuất khẩu và L/C
Nhập khẩu, 2010-2012 (Phụ lục 3, tr.31), ta có các kết luận sau:
Kết luận 1: Nguồn thu của dịch vụ thanh toán L/C chủ yếu đến từ thanh toán L/C
Nhập khẩu vì: Thanh toán L/C Xuất khẩu có tỷ trọng doanh thu, khối lượng giao dịch
đều ít hơn L/C Nhập khẩu. Nguyên nhân là vì hoạt động đầu tư sản xuất cho nội địa và
xuất khẩu trên địa bản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung chủ yếu
phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nước ngoài [Đức Minh, 8], nên Kim ngạch Xuất khẩu

của tỉnh luôn thấp hơn Kim ngạch Nhập khẩu (xem Bảng 2.5. Kim ngạch XNK tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu, 2010 – 2012, Phụ lục 4, tr.32).
Kết luận 2: Thanh toán L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu đều có doanh thu, khối
lượng giao dịch tăng qua các năm 2010 – 2012, nhưng L/C Xuất khẩu tăng mạnh hơn
khiến tỷ trọng doanh thu của L/C Xuất khẩu tăng dần, tỷ trọng doanh thu của L/C Nhập
khẩu giảm dần qua các năm 2010 – 2012. Có hai nguyên nhân:
Về khách quan: Theo Bảng 2.5 (Phụ lục 4, tr.32), ta thấy trong giai đoạn 2010 - 2012,
do kinh tế khó khăn, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa ngày càng suy giảm qua các
14
năm; chính sách hạn chế nhập siêu, giảm lạm phát giảm lãi suất cho vay của Chính
Phủ; nỗ lực thu hút đầu tư phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ và phát động phong
trào “Người Việt dùng hàng Việt” trên địa bàn tỉnh, Kim ngạch Nhập khẩu của tỉnh đã
được khống chế, tăng nhẹ hơn Kim ngạch Xuất khẩu (mức tăng trung bình mỗi năm
của kim ngạch Nhập khẩu là 39,4% thấp hơn so với Kim ngạch Xuất khẩu là 50,65%).
Về chủ quan: Techcombank chú trọng vào tài trợ Xuất khẩu hơn Nhập khẩu. Do từ
năm 2011, với mục đích “hỗ trợ DN lớn mạnh không ngừng”, Techcombank đã giảm
lãi suất cho vay, tiên phong phát triển và cung cấp rất nhiều sản phẩm tài chính chuyên
biệt, đặc biệt tập trung cho lĩnh vực xuất khẩu nhằm phát triển các ngành mũi nhọn
như: Nông sản (Gạo, Điều, Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, Bông, sợi), Thuỷ sản, Thép, Điện
tử điện máy, Phân bón, Nhựa…với quá trình tài trợ bắt đầu từ khâu thu mua nguyên
liệu đầu vào, đến sản xuất, thương mại và quản lí dòng tiền hiệu quả, phù hợp với thực
tế kinh doanh của DN.
2.1.3 Chỉ tiêu về số lượng và cơ cấu KHDN
Số lượng khách hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh rõ nhất về
chất lượng, hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng. Trong giai đoạn 2010 – 2012,
quy mô KHDN của Techcombank Vũng Tàu phát triển như bảng sau:
Bảng 2.6. Số lượng KHDN của Techcombank Vũng Tàu, 2010 - 2012
Năm
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng KHDN 325 397 348

Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu
Trong đó, KHDN được phân khúc theo quy mô hoạt động như hình sau:
Hình 2.5 Tỷ trọng số lượng KHDN phân khúc theo quy mô, 2010 – 2012
15
Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu
Từ Bảng 2.6 và Hình 2.5, ta thấy số lượng KHDN của Techcombank Vũng Tàu tăng
22,1% trong năm 2011, rồi giảm 12,3% ở năm 2012. Trong đó, số lượng KHDN vừa
và nhỏ chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng lại giảm dần qua các năm, chủ yếu do kinh tế khó
khăn, DN kinh doanh không hiệu quả nên ngừng sản xuất, hoặc chuyển sang phục vụ
thị trường trong nước, không thực hiện các giao dịch TTQT nữa, hoặc đơn hàng quá
nhỏ, không đủ chi phí để tham gia các giao dịch thanh toán L/C. Ngược lại, tuy số
lượng KHDN lớn chiếm tỷ trọng ít nhưng tăng đều qua các năm, chứng tỏ chất lượng
dịch vụ TTQT theo L/C của Techcombank ngày càng cao, dần thu hút được nhiều
khách hàng lớn.
2.1.4 Chỉ tiêu về mạng lưới hoạt động TTQT
Mạng lưới hoạt động là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng mở rộng thị trường của
hoạt động TTQT theo L/C của NHTM, tiết kiệm thời gian và bớt phiền phức khi khách
hàng muốn giao dịch thanh toán ở những quốc gia mà ngân hàng chưa đặt mối quan hệ.
Trong nhiều năm qua, Techcombank không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới
CN/PGD, ngân hàng đại lí trên toàn thế giới, đảm bảo cho hoạt động TTQT theo L/C
được thông suốt. Cụ thể, năm 2013, Techcombank có có 360 CN/PGD hoạt động
TTQT trên toàn quốc (riêng ở Vũng Tàu, Techcombank mở 6 CN/PGD, bằng với số
lượng CN/PGD của các ngân hàng lớn như VCB, CTG, AGR), và thiết lập quan hệ đại
lí với 12000 ngân hàng ở 200 quốc gia như: Citibank, Wachovia, Commezbank AG…
[Techcombank, 17], vượt qua số lượng ngân hàng đại lí của các ngân hàng lớn như
Vietcombank, Agribank, Vietinbank (Xem Bảng 2.7. So sánh mạng lưới hoạt động
TTQT các ngân hàng năm 2012, Phụ lục 6, tr.34). Ngoài ra, không chỉ mở rộng số
lượng các đại lí, Techcombank còn đưa ra chỉ tiêu về sự gia tăng hạn ngạch do những
ngân hàng đại lí lớn cấp, nhằm tăng tính linh hoạt trong phục vụ các giao dịch có giá trị
16

lớn. (xem Bảng 2.8. Hạn mức tín dụng mà các ngân hàng đại lí cấp cho Techcombank
giai đoạn 2010 - 2012, Phụ lục 4, tr.32).
2.2 Phân tích việc phát triển hoạt động thanh toán L/C về chất lượng
Phát triển hoạt động thanh toán L/C theo chất lượng: là phát triển hoạt động thanh toán
L/C dựa trên sự nâng cao chất lượng của hoạt động thanh toán L/C (tăng nhờ chất
lượng). Vì vậy, ta sẽ phân tích dựa trên các chỉ tiêu về chất lượng như sau:
2.2.1 Chỉ tiêu về độ chuẩn xác của quy trình thanh toán
Quy trình thanh toán chuẩn hay tỷ lệ phần trăm công điện chuẩn (STP) là tỷ lệ phần
trăm giữa số công điện có quy trình chuẩn và toàn bộ số công điện mà Ngân hàng đã
thực hiện được trong một năm. STP là chỉ tiêu đánh giá thể hiện quy trình chuẩn của
một công điện trong giao dịch TTQT tại ngân hàng. Mà để đạt được chỉ tiêu STP cao
thì Ngân hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện như: thời gian xử lí giao dịch nhanh, thực
hiện chính xác khâu luân chuyển và xử lí hợp đồng, nhờ đó tiết kiệm chi phí, tối thiểu
rủi ro và đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Trong giai đoạn 2010 – 2012,
Techcombank liên tục nhận được nhiều giải thưởng STP với tỷ lệ đạt chuẩn cao 95% -
99%, do nhiều ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới trao tặng như Citibank, Bank of New
York Mellon, HSBC… [Techcombank, 18], khẳng định chất lượng hàng đầu của
Techcombank so với các NHTM Việt Nam trong hoạt động TTQT.
2.2.2 Chỉ tiêu về sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ thanh toán L/C
Sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ thanh toán L/C là chỉ tiêu quan trọng cho biết hoạt
động thanh toán L/C tại Techcombank đã được đầu tư phát triển khoa học công nghệ
hỗ trợ, có sự phối hợp giữa các phòng ban để nâng cao quản lí rủi ro, có phối hợp chặt
chẽ với việc phát triển các dịch vụ liên quan (như bảo lãnh, chiết khấu, kinh doanh
17
ngoại tệ, cho vay ký quỹ…) hay chưa, để xây dựng chính sách marketing phù hợp.
Hiện nay, Techcombank đã có bước tiến đáng kể về phát triển các dịch vụ hỗ trợ:
Về dịch vụ tài trợ XNK, Techcombank đã phát triển nhiều hình thức TTTM đa dạng
như: Tài trợ Xuất khẩu nông sản, Tài trợ Nhà phân phối, Tài trợ Nhà cung cấp, Bao
thanh toán…, và nhiều sản phẩm chéo hỗ trợ thanh toán L/C như: Thu hộ thuế Hải
Quan, L/C trả chậm có điều khoản thanh toán ngay… để giúp đỡ các DN trong nhiều

ngành XNK mũi nhọn vượt khó.
Về khoa học công nghệ, để phục vụ quy trình thanh toán L/C được nhanh và chính xác,
Techcombank còn thiết lập hệ thống máy tính tự động xử lí và tập trung dữ liệu khách
hàng.
Về các dịch vụ liên quan, năm 2010 - 2012, Techcombank triển khai thêm nhiều gói tín
dụng ưu đãi (như Vốn siêu linh hoạt 12+…) để giúp đỡ các doanh nghiệp có vốn sản
xuất xuất khẩu; cung cấp dịch vụ chiết khấu tới 95% giá trị bộ chứng từ, giúp các DN
tiết kiệm thời gian và chi phí cho sản xuất, XNK. [Techcombank, 17].
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán L/C tại Techcombank Vũng Tàu
2.3.1 Thành quả đạt được
Nhiều năm liền, Techcombank luôn nhận được các giải thưởng nghiệp vụ TTQT xuất
sắc do các ngân hàng lớn trên thế giới trao tặng: Standard Chartered Bank, HSBC,
CitiBank, Wells Fargo, Bank of New York Mellon [Trí Thức Trẻ, 21]. Theo đánh giá
của Finance Asia, Techcombank đã đáp ứng xuất sắc các tiêu chí về ngân hàng giao
dịch, xét trên mọi phương diện về chất và lượng như: Mạng lưới CN/PGD phát triển
nhanh, rộng khắp; Chất lượng dịch vụ ưu việt; Luôn dẫn đầu về công nghệ, đầu tư và
phát triển đa kênh giao dịch; Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm,
luôn đi đầu trong việc sáng tạo và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới tại thị trường
Việt Nam [Doãn Phong, 16].
18
Điều này đã khẳng định được chất lượng dịch vụ TTQT nói chung và thanh toán L/C
nói riêng của Techcombank trên thị trường Việt Nam và thế giới. Nhờ vậy, dịch vụ
TTQT của Techcombank ngày càng thu hút nhiều KHDN lớn với giá trị giao dịch lớn,
giúp quy mô và chất lượng giao dịch của Phương thức thanh toán L/C tăng dần qua các
năm 2010 – 2012, đặt nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng dịch vụ TTQT và các
dịch vụ phi tín dụng khác.
2.3.2 Những tồn tại
Thứ nhất, Theo Bảng 2.9. Thị phần TTQT của Techcombank, 2010 – 2012 (Phụ lục 5,
tr.33) và Bảng 2.10. So sánh tiềm lực tài chính các ngân hàng năm 2012 (Phụ lục 7,
tr.36), năm 2012, Techcombank mới chỉ chiếm 2,31% kim ngạch XNK Việt Nam (bé

gấp 7 – 8 lần so với thị phần VCB, CTG), và giảm dần qua các năm 2010-2012. Ngoài
ra, năm 2013, Techcombank bị giảm lợi nhuận, nợ xấu 3,56% vượt ngưỡng an toàn
[Nguyễn Hoài, 2], nên bị Hãng xếp hạng tín nhiệm S & P hạ triển vọng tín nhiệm từ
“ổn định” xuống “tiêu cực” [Thuỳ Linh, 7], khiến uy tín về khả năng thanh toán của
Techcombank bị hạ thấp.
Thứ hai, khối lượng giao dịch thanh toán theo Phương thức L/C còn thấp, chỉ bằng một
nửa so với khối lượng giao dịch T/T, giá trị trung bình mỗi giao dịch thanh toán L/C
chưa cao, chỉ từ 20000 – 30000 USD (theo Bảng 2.11. Khối lượng giao dịch và giá trị
bình quân mỗi giao dịch thanh toán L/C Xuất khẩu, L/C Nhập khẩu giai đoạn 2010 –
2012, Phụ lục 5, tr.33) và có xu hướng giảm dần qua các năm 2010 – 2012.
Thứ ba, tuy năm 2011, Techcombank phát triển nhiều gói tài trợ Xuất nhập khẩu cho
DN, nhưng vẫn không thu hút được nhiều KHDN, tổng số lượng KHDN vẫn giảm
12,3% vào năm 2012, chứng tỏ hoạt động Marketing và chiến lược phát triển sản
phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho thanh toán L/C còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng đầy đủ nhu
cầu cho từng nhóm KHDN.
19
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động thanh toán L/C tại
Techcombank Vũng Tàu
2.4.1 Nhân tố chủ quan
 Chiến lược phát triển sản phẩm thanh toán L/C và các dịch vụ hỗ trợ:
Techcombank đa dạng hoá sản phẩm thanh toán L/C với nhiều hình thức như L/C trả
ngay, L/C trả chậm, L/C hỗn hợp,…, áp dụng quy tắc quốc tế UCP, ISBP, URR về xử
lí L/C và theo Bảng 2.12. So sánh biểu phí giao dịch L/C các ngân hàng năm 2012
(Phụ lục 8, tr.37), biểu phí giao dịch L/C của Techcombank khá cạnh tranh với các
ngân hàng lớn chuyên về TTQT như VCB, EIB, ACB, CTG. Quy trình mở, huỷ và
thanh toán L/C và các dịch vụ TTTM được Techcombank xây dựng và ban hành phù
hợp với thực tế của từng thời kì, phù hợp với những quy định trong bản mới nhất của
quy tắc thực hành thanh toán L/C như UCP 600, URR 725…Ngoài ra, dịch vụ thanh
toán bằng L/C một mặt tăng thu nhập cho ngân hàng, mặt khác góp phần mở rộng các
dịch vụ khác, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng. Đối với các khách hàng quen có uy

tín, Techcombank thường cho vay để ký quỹ mở L/C, bảo lãnh lấy hàng trước hoặc
chiết khấu bộ chứng từ, hối phiếu giúp giảm đọng vốn cho khách hàng. Biện pháp này
không những tăng thu nhập từ lãi cho Techcombank, mà còn củng cố mối quan hệ thân
thiết với khách hàng.
Tuy nhiên, về tài trợ XNK, Techcombank khó cạnh tranh được với hai ngân hàng CTG
và EIB bởi ngoài những dịch vụ TTTM mà Techcombank đã cung cấp, CTG còn cung
cấp sản phẩm chéo quan trọng với TTQT là Bảo hiểm cho DN về tài sản, kĩ thuật, trách
nhiệm, tàu… (theo vietinbank.vn), EIB thì cung cấp cả dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ
giao nhận, cho thuê kho bãi (theo eximbank.com.vn). Trong khi đó, tuy Techcombank
liên kết bán chéo sản phẩm với các công ty bảo hiểm như Bảo Việt, Bảo Minh nhưng
20
chưa kí kết làm kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm cho DN XNK mà chỉ dừng lại ở
mức tư vấn (theo techcombank.com.vn). Hơn nữa, về dịch vụ cho vay kí quỹ mở L/C,
tuy Techcombank hạ lãi suất cho vay nhưng khó cạnh tranh với các ngân hàng có mức
lãi suất thấp nhất như VCB, CTG, EIB, BIDV [Thành Hưng, 3]. Và dù hạ lãi suất
nhưng Techcombank cũng không hạ tiêu chuẩn cho vay, nhiều DN XNK vừa và nhỏ
vẫn không tiếp cận được nguồn vốn sản xuất của Techcombank, khiến hoạt động XNK
bị trì trệ và TTQT bị hạn chế [Bích Diệp, 1].
 Hệ thống công nghệ thông tin:
Techcombank là ngân hàng đi đầu trong việc đầu tư và triển khai nền tảng hạ tầng công
nghệ với mức trung bình 15 triệu USD/năm [Doãn Phong, 16] như: hệ thống
corebanking là T24 R7 hiện đại nhất Việt Nam, đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Top
15 hệ thống corebanking của Inntron năm 2014 [Inntron, 5] giúp thực hiện quy trình
thanh toán L/C nhanh gọn chính xác; giải pháp tự động hoá quy trình xử lí và thẩm
định hồ sơ tín dụng cho khách hàng LOS và hệ thống quản trị rủi ro tự động hoá
Bloomberg TOMS giúp hạn chế rủi ro khi khách hàng vay để kí quỹ mở L/C mà không
trả khi đến hạn…
Tuy nhiên, dù đã chú trọng tới việc đầu tư nâng cấp thiết bị và công nghệ thanh toán,
nhưng tình trạng lỗi hoặc chậm hệ thống vẫn thường xuyên diễn ra. Ví dụ như phần
mềm corebanking T24 tuy được cải thiện liên tục, nhưng vẫn không chịu tải được

lượng dữ liệu quá lớn và việc truy cập cùng lúc của các nhân viên dẫn đến chậm hệ
thống, anh hưởng đến việc xử lí thông tin khách hàng. Mặt khác, một số công nghệ
mới đưa vào khai thác vẫn chưa được phát huy hết hiệu quả, gây ra sự lãng phí lớn, đặc
biệt là trong bối cảnh hao mòn vô hình đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng như hiện
nay.
 Chất lượng nguồn nhân lực:
21
Theo techcombank.com.vn, Techcombank hiện có 7168 nhân viên được đào tạo tốt từ
cơ sở và thường xuyên tham gia các khoá học, hội thảo nâng cao nghiệp vụ do các tổ
chức uy tín như GK Corp, BTC… tổ chức. Nhờ vậy, quy trình thanh toán L/C của
Techcombank được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên giỏi, có trình độ đại học, lưu loát
tiếng Anh, thành thạo cách sử dụng mạng Swift với các Ngân hàng trên thế giới, cùng
phong cách giao dịch tận tình, sẵn sàng giải quyết cho khách hàng mọi vướng mắc
trong khâu dự thảo, kí hợp đồng hay tư vấn cho khách hàng về các điều khoản trong
thư tín dụng, dịch vụ bảo hiểm, đóng hộ thuế hải quan… nhằm đem lại lợi ích lớn nhất
cho đôi bên.
Tuy nhiên, trình độ đội ngũ nhân viên của Techcombank vẫn chưa đáp ứng được tiêu
chuẩn quốc tế, đặc biệt ở các lĩnh vực chuyên sâu như quản trị rủi ro. Điều này không
chỉ gây khó khăn khi giao dịch TTQT với các ngân hàng lớn trên thế giới mà còn dẫn
đến sai sót trong quá trình thẩm định bộ chứng từ L/C, thẩm định KHDN, ra quyết định
về định mức kí quỹ, bảo lãnh hoặc chiết khấu cho khách hàng, từ đó tăng rủi ro thanh
toán cho cả ngân hàng và KHDN.
2.4.2 Nhân tố khách quan
 Kinh tế - xã hội: do ảnh hưởng của nền kinh tế, các doanh nghiệp XNK trên địa bàn
tỉnh gặp nhiều khó khăn về vốn, nguyên liệu, nhân công dẫn đến hoạt động sản xuất,
XNK bị trì trệ, phải bỏ nhiều đơn hàng XNK và làm giảm doanh thu TTQT của
Techcombank. Hơn nữa, DN Việt còn yếu về khả năng cạnh tranh, hiểu biết về thị
trường nước ngoài, tập quán quốc tế về XNK cũng như phương thức thanh toán L/C đã
khiến DN và hệ thống ngân hàng chịu nhiều rủi ro hơn trong TTQT.
Riêng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thuỷ sản bị ảnh hưởng bởi:

Nga quyết định tạm dừng nhập khẩu mặt hàng cá tra, Dự luật nông trại mới của Mỹ
ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu cá da trơn… đã hạn chế hoạt động XNK và TTQT trên
địa bàn tỉnh.
22
Ngoài ra, có không ít hàng hóa xuất khẩu sản xuất tại Bà Rịa – Vũng Tàu phải mang
lên TP. Hồ Chí Minh để xuất đi các nước châu Á, mặc dù Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ
thống cảng biển nước sâu hiện đại, có tàu lớn vào làm hàng, điều này dã khiến DN phải
thực hiện TTQT tại các ngân hàng và chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, làm giảm khối
lượng giao dịch thanh toán L/C tại Techcombank Vũng Tàu [Sa Huỳnh, 4].
 Chính trị, pháp luật:
Thứ nhất, Việt Nam chưa có một văn bản pháp quy thống nhất, chặt chẽ, chi tiết để
điều chỉnh hoạt động TTQT bằng phương thức L/C; các quy định còn nằm rải rác ở các
văn bản luật hoặc dưới luật khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng để giảm thiểu
tranh chấp hoặc giải quyết tranh chấp khi nó xảy ra.
Thứ hai, NHNN chưa có biện pháp ổn định tỷ giá theo hướng có lợi cho kinh doanh
XNK, khẳng định không phá giá nội tệ trong khi các nước trong khu vực (nhất là
Trung Quốc) áp dụng chính sách này khiến DN chịu nhiều rủi ro thanh toán, không thể
cạnh tranh và kiệt quệ.
Thứ ba, khi Quy định nợ xấu theo cách mới của Thông tư 02 được áp dụng năm 2015
sẽ khiến nguy cơ nợ xấu các ngân hàng tăng vọt [Thanh Thanh Lan, 6], cùng với Quy
định Cấm ngân hàng có nợ xấu trên 3% mở chi nhánh trong Thông tư 21/2013/TT-
NHNN sẽ khiến Techcombank mất cơ hội mở rộng thị phần TTQT qua việc phát triển
mạng lưới hoạt động.
Kết luận chương 2
Chương 2 của bài báo cáo này, người viết đã nêu thực trạng hoạt động TTQT theo L/C
của Techcombank Vũng Tàu. Từ những nhận xét đánh giá ở chương 2, người viết xin
đề xuất một số giải pháp khắc phục và hoàn thiện hơn nữa hoạt động TTQT theo L/C
của Techcombank Vũng Tàu sẽ được trình bày trong chương 3 tiếp theo.
23
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GỢI Ý VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH

TOÁN QUỐC TẾ THEO L/C TẠI TECHCOMBANK VŨNG TÀU
Phát triển nghiệp vụ TTQT theo L/C được hiểu là tăng cả về quy mô lẫn chất lượng
(tốc độ thanh toán, tính an toàn bảo mật, doanh thu phí dịch vụ). Dưới đây là một số
giải pháp phát triển nghiệp vụ TTQT bằng phương thức L/C tại Techcombank Vũng
Tàu.
3.1 Tăng cường hoạt động marketing và tài trợ xuất nhập khẩu:
Vì KHDN chủ yếu của Techcombank là DN vừa và nhỏ, nên muốn kích thích các hoạt
động TTQT phát triển thì trước hết phải giúp họ phát triển sản xuất XNK, thoát khỏi
tình trạng thiếu vốn, đọng hàng tồn kho như hiện nay. Trước hết, Techcombank cần
giảm lãi suất vay vốn (để kí quỹ mở L/C) hơn nữa, triển khai các gói lãi suất ưu đãi từ
5% – 6% cho các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực được cho là có nhiều cơ hội bứt phá trong
năm 2014 của Việt Nam nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng như công nghiệp,
nông nghiệp, thuỷ sản. Bởi theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội các DN nhỏ và
vừa, lãi suất cho vay cao gần gấp đôi so với khả năng sinh lời của DN [Trần Thuỷ, 19].
Tiếp theo, Techcombank cần tích cực kết hợp với đối tác Bảo Việt, Bảo Minh – 2 công
ty bảo hiểm uy tín ở Việt Nam để cùng phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm
cho DN XNK trong thị trường kinh doanh ngày càng nhiều rủi ro, giúp các DN giảm
thiểu thủ tục, thời gian và chi phí trong thanh toán L/C.
Ngoài ra, Techcombank cần tăng cường nghiên cứu thị trường, từ đó đưa ra các sản
phẩm có tính năng vượt trội so với các ngân hàng khác (như sản phẩm L/C trả chậm có
điều khoản thanh toán ngay ). Bên cạnh đó, Techcombank Vũng Tàu cũng cần thường
xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, xúc tiến thương mại thông qua hội chợ, có kế
hoạch mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn cho khách hàng không chỉ về
điều kiện mở L/C, mức kí quỹ, hình thức thanh toán, cách lập bộ chứng từ, quy trình
thanh toán mà còn cung cấp thêm về các sản phẩm chéo của TTQT như dịch vụ bảo
24
hiểm, dịch vụ cho thuê kho bãi, liên hệ forwarder, hãng tàu giá rẻ nhưng chất lượng,
cho đến các giải pháp toàn diện về tài chính an toàn, thông tin đối tác, nhà cung cấp,
nhà phân phối cùng các chính sách hỗ trợ, phương án mở rộng thị trường
3.2 Nâng cao năng lực trình độ tiêu chuẩn quốc tế cho cán bộ TTQT

Phương thức thanh toán L/C là phương thức có quy trình nghiệp vụ phức tạp, liên quan
đến nhiều công nghệ hiện đại, nhiều quy định nghiêm ngặt và phải giao dịch trên phạm
vi quốc tế. Do đó, chính sách đào tạo nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình
hội nhập khu vực và quốc tế của Techcombank. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, Techcombank cần thường xuyên đào tạo và kiểm tra sau đào tạo về thực hiện quy
trình nghiệp vụ đúng chuẩn, bổ sung kiến thức cho nhân viên về quy tắc thực hành
thanh toán quốc tế (UCP 600, URR 525, ISP 98 ), các luật và nghị định liên quan đến
thanh toán L/C của Việt Nam và của các nước trong thị trường XNK chính của Việt
Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản để tư vấn cho khách hàng về cách lập Bộ chứng từ phù
hợp nhất.
Ngoài ra, Techcombank Vũng Tàu cũng cần tổ chức hướng dẫn nhân viên sử dụng
công nghê hiện đại, tinh giản quy trình thanh toán L/C nhằm hạn chế tối đa việc di
chuyển nội bộ giữa các đơn vị tham gia như Phòng KHDN, Trung tâm thẩm định
KHDN và định chế tài chính, Phòng TTTM nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho
khách hàng. Không chỉ vậy, Techcombank còn cần có chính sách thu hút, giữ chân
nhân tài thông qua lương thưởng đãi ngộ và môi trường làm việc.
3.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro và hoàn thiện quy trình thẩm định
TTQT bằng L/C
Rủi ro trong TTQT luôn tồn tại, không thể triệt tiêu nhưng ngân hàng có thể quản lí rủi
ro thông qua việc đưa ra chính sách thích hợp đối với nghiệp vụ TTQT, ngân hàng nên
liên kết, trao đổi kinh nghiệm quản lí rủi ro với đối tác chiến lược là ngân hàng HSBC.
Từ đó, ban quản trị điều hành có thể nâng cao khả năng quản lí, phân tích và dự báo
25
thông tin đồng thời đưa ra các quy định chi tiết rõ ràng ai là người thực thi, kiểm tra,
chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro và lập mức dự phòng thích hợp nhằm hạn chế tranh
chấp thương mại, thất thoát trong hoạt động thanh toán L/C.
Ngoài ra, ngân hàng cũng cần nỗ lực đẩy mạnh tái cơ cấu, giải quyết nợ xấu xuống
dưới mức 3% để không bị hạn chế việc mở rộng mạng lưới hoạt động TTQT từ Thông
tư 21/2013/TT-NHNN đồng thời nâng cao uy tín trong mắt khách hàng và nhà đầu tư
trong, ngoài nước.

3.4 Một số công việc khác cần quan tâm nhằm hỗ trợ hoạt động thanh toán L/C
Sau khi gia nhập WTO, kim ngạch XNK Việt Nam ngày càng tăng, trị giá thanh toán
các hợp đồng XNK qua NHTM ngày càng lớn. Việc lập chính sách dự trữ và kinh
doanh, thu hút ngoại tệ hợp lí để đáp ứng nhu cầu khách hàng là rất cần thiết, phải
được tính toán kĩ lưỡng. Vì vậy, Techcombank Vũng Tàu cần có những biện pháp
thích hợp nhằm tăng cường hoạt động thu hút dự trữ ngoại tệ, đặc biệt từ nguồn kiều
hối, để tránh tình trạng thiếu ngoại tệ phải đi vay làm tăng chi phí.
Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế khó khăn khiến rủi ro tăng cao, Techcombank cũng
cần thận trọng cho vay, phối hợp tốt với các bộ phận, đặc biệt là bộ phận tín dụng
nhằm nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, tránh rủi ro khách hàng vay kí quỹ
L/C mà không trả.
Kết luận chương 3
Từ việc phân tích ở chương 2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp gợi ý về sản phẩm
dịch vụ, nguồn nhân lực, công tác quản trị rủi ro và thẩm định, giúp Techcombank nói
chung và Techcombank Vũng tàu nói riêng cải tiến hoạt động thanh toán L/C.

×