Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM 2016 INVENTORY OF PRACTICES OF THEN BY TÀY, NÙNG AND THÁI ETHNIC GROUPS IN VIỆT NAM IN 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.79 KB, 52 trang )

KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM 2016

INVENTORY OF PRACTICES OF THEN BY TÀY, NÙNG AND THÁI ETHNIC GROUPS IN
VIỆT NAM IN 2016

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM

1


Chỉ đạo thực hiện:
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH - ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Tổ chức thực hiện:
VIỆN ÂM NHẠC - CỤC DI SẢN VĂN HÓA
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 11 TỈNH:
Bắc Giang - Bắc Kạn - Cao Bằng - Điện Biên - Hà Giang - Lai Châu Lạng Sơn - Lào Cai - Quảng Ninh - Thái Nguyên - Tuyên Quang


Implementing direction:
MINISTRY OF CULTURE, SPORTS AND TOURISM - PEOPLE’S COMMITTEE OF TUYÊN QUANG
Implementing organizations:
VIETNAMESE INSTITUTE OF MUSICOLOGY - DEPARTMENT OF CULTURAL HERITAGE
DEPARTMENTS OF CULTURE, SPORTS AND TOURISM OF 11 PROVINCES:
Bắc Giang - Bắc Kạn - Cao Bằng - Điện Biên - Hà Giang - Lai Châu Lạng Sơn - Lào Cai - Quảng Ninh - Thái Nguyên - Tuyên Quang

2

KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM NĂM 2016


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH


HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
*

VIỆN ÂM NHẠC

KIỂM KÊ DI SẢN
THỰC HÀNH THEN CỦA NGƯỜI
TÀY, NÙNG, THÁI Ở VIỆT NAM
2O16
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM

3


NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
HÀ NỘI – 2016

MINISTRY OF CULTURAL, SPORTS AND TOURISM
VIETNAM NATIONAL ACADEMY OF MUSIC
*

VIETNAMESE INSTITUTE OF MUSICOLOGY

INVENTORY OF PRACTICES OF THEN BY
TAY, NUNG AND THAI ETHNIC GROUPS IN
VIET NAM

2016
4


KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM NĂM 2016


THANH NIÊN PUBLISHING HOUSE
HANOI - 2016

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ
DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM

Căn cứ vào kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại buổi làm việc với tỉnh Tuyên Quang vào năm 2012

và thơng báo của Văn phịng Chính phủ ngày 30/5/2012 về việc lập hồ sơ quốc gia “Nghi lễ Then” (sau đổi tên là “Then Tày,
Nùng, Thái Việt Nam”), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao trọng trách cho Viện Âm nhạc là đơn vị chủ trì, phối hợp cùng
các cơ quan chức năng, các địa phương có di sản Then tổ chức xây dựng Hồ sơ quốc gia Then Tày, Nùng, Thái Việt Nam đệ
trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Một trong những mảng nội dung quan trọng, cần thiết cho việc xây dựng hồ sơ chính là kết quả kiểm kê Di sản Then của
người Tày, Nùng, Thái tại 11 tỉnh có di sản, đó là1:
- Bắc Giang
- Bắc Kạn

- Hà Giang
- Lai Châu

- Quảng Ninh
- Thái Nguyên

1

. Danh sách các tỉnh được xếp theo thứ tự ABC.


BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM

5


- Cao Bằng
- Điện Biên

- Lạng Sơn
- Lào Cai

- Tuyên Quang

Để tiến hành cơng tác kiểm kê một cách có hiệu quả, Viện Âm nhạc đã thực hiện các công việc chuẩn bị cần thiết, bao gồm:
- Xây dựng Bộ mẫu biểu kiểm kê di sản Then với sự thẩm định và đồng thuận của các nhà khoa học, các nhà quản lý văn
hóa, các cán bộ nghiệp vụ văn hóa tại các địa phương và cộng đồng.
- Phối hợp với Cục Di sản Văn hóa tổ chức tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ của các tỉnh về nội dung cũng như phương cách
kiểm kê di sản Then tại địa phương.
Toàn bộ số liệu kết quả kiểm kê di sản Then tại các địa phương đều được gửi về Tiểu ban Kiểm kê của Viện Âm nhạc thẩm
định và tổng hợp số liệu cuối cùng để báo cáo.

I. NỘI DUNG KIỂM KÊ DI SẢN THEN:
Bộ mẫu biểu kiểm kê di sản Then Tày, Nùng, Thái gồm 10 mẫu:
1.1. Mẫu 1: “Nghệ nhân làm Then”
Mẫu này áp dụng để kiểm kê về các nghệ nhân làm Then. Đây là những người có căn số Then, được người dân địa phương
tin tưởng trao cho nhiệm vụ thực hành các nghi lễ Then. Trong quá trình thực hiện nghi lễ Then, người làm Then vừa hát, vừa
chơi Tính Then phù hợp theo từng chặng của nghi lễ.
Nội dung của mẫu biểu này gồm các cột kê khai tên; tuổi; dân tộc; giới tính; nơi thường trú; truyền thống làm Then trong
gia đình; thời gian làm nghề Then; số lần được thăng sắc; số lượng lục hương (học trò), lục liểng (những người sau khi được
thầy Then chữa khỏi bệnh, là con cầu tự, được thầy cầu cho bình an đã theo thầy làm con ni) và khả năng làm Tính Then.

1.2. Mẫu 2: "Dành cho thầy Tào"
Thầy Tào không phải là người làm Then nhưng lại là người được phép cấp sắc cho các thầy Then. Do đó, thầy Tào cũng là
một trong những đối tượng nằm trong nội dung kiểm kê di sản Then.
6

KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM NĂM 2016


Thầy Tào không nhất thiết phải ở cùng địa phương với thầy Then. Vì thế, sẽ có những địa phương có di sản Then, có thầy
Then nhưng khơng có thầy Tào. Những địa phương khơng có thầy Tào sẽ khơng phải kê khai mẫu biểu này.
Mẫu “Dành cho thầy Tào” gồm những nội dung kê khai tương tự như mẫu dành cho nghệ nhân Then: họ tên, tuổi, dân tộc,
giới tính, nơi thường trú, truyền thống làm Tào của gia đình, thời gian làm nghề Tào, năm được làm lễ cấp sắc, bậc phẩm được
thăng cấp, số lượng lễ cấp sắc cho Then đã thực hiện hoặc tham gia, có truyền nghề cho học trị khơng và số lượng sách cúng
hiện có.
1.3. Mẫu 3: “Dành cho lục hương”
Lục hương là từ chỉ những người học trò theo học nghề Then. Riêng ở Hà Giang, người dân gọi học trò của thầy Then là
Báo khóa.
Mẫu “Dành cho lục hương” được áp dụng cho việc kiểm kê đối tượng học trò theo nghề Then. Nội dung kiểm kê đối tượng
này quan tâm tới các vấn đề như: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, nơi thường trú, nghề nghiệp, truyền thống gia đình có liên quan
đến nghề Then, thời gian theo học nghề Then và số lượng lễ Then được tham gia với thầy.
1.4. Mẫu 4: “Dành cho lục liểng”
Lục liểng là từ các dân tộc Tày, Nùng dùng để chỉ những người được thầy Then chữa khỏi bệnh, được thầy cầu cho một
cuộc sống bình an và là con cầu tự nên sau đó đã theo Thầy làm con ni. Người Thái không dùng từ “lục liểng” để gọi các con
nuôi mà là Lụ liệng hay Lụk liệng, và những người được thầy Then chữa khỏi bệnh là Lác lính.
Mẫu “Dành cho lục liểng” gồm những nội dung cần kê khai như: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, nơi thường trú, nghề
nghiệp, con nuôi của thầy Then nào, từ bao giờ và vì sao trở thành con ni của thầy Then.

1.5. Mẫu 5: “Dành cho người Hát Then - Đàn Tính khơng chun nghiệp”

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM


7


Ngoài các đối tượng liên quan trực tiếp đến di sản nghi lễ Then kể trên, một đối tượng khác cũng được quan tâm trong
kiểm kê di sản Then là những người yêu thích và thực hành nghệ thuật âm nhạc trong Then. Đây là những người góp phần vào
việc duy trì và phát triển giá trị nghệ thuật của Then trong đời sống cộng đồng thời hiện đại.
Mẫu này dành cho việc kiểm kê đối tượng thực hành nghệ thuật âm nhạc của Then khơng mang tính chun nghiệp, bao
gồm các nội dung kê khai: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, nơi thường trú, nghề nghiệp, thời gian học Then, tên thầy truyền dạy,
số lượng làn điệu Then biết đàn và hát, thành tích đạt được qua các kỳ liên hoan.
1.6. Mẫu 6: “Dành cho người Hát Then - Đàn Tính chuyên nghiệp”
Mẫu này được áp dụng cho đối tượng thực hành nghệ thuật âm nhạc của Then mang tính chuyên nghiệp, với các nội dung
kê khai gồm: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, nơi thường trú, nơi cơng tác, có tham gia thực hành các nghi lễ Then không, thời
gian học Then, tên thầy truyền dạy, số lượng làn điệu Then biết đàn và hát, thành tích đạt được qua các kỳ hội diễn ca múa nhạc
chuyên nghiệp toàn quốc.
1.7. Mẫu 7: “Các tổ chức sinh hoạt Hát Then - Đàn Tính trong cộng đồng”
Mẫu này dành để kiểm kê các tổ chức được thành lập trong cộng đồng với mục đích tạo ra nơi sinh hoạt, thực hành nghệ
thuật âm nhạc Then nhằm bảo tồn giá trị nghệ thuật của di sản này. Các nội dung kê khai trong mẫu này gồm có: tên tổ chức
(nhóm, CLB), địa chỉ, dân tộc, số thành viên, thời gian tổ chức sinh hoạt, kết quả đào tạo, biểu diễn, thành tích đạt được và đánh
giá kết quả bảo tồn.
1.8. Mẫu 8: “Hiện vật liên quan đến di sản Then”
Các hiện vật liên quan trực tiếp đến di sản Then như nhạc cụ, trang phục, đạo cụ… cũng là đối tượng nằm trong hệ thống
kiểm kê. Mẫu biểu dành cho đối tượng này bao gồm các nội dung kê khai: tên tổ chức hoặc cá nhân đang lưu trữ các hiện vật,
dân tộc, địa chỉ, nguồn gốc các hiện vật, tên và số lượng các hiện vật (nhạc cụ, trang phục, đạo cụ...).
1.9. Mẫu 9: “Tư liệu liên quan đến di sản Then”
8

KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM NĂM 2016



Mẫu này áp dụng để kiểm kê các tư liệu liên quan đến di sản Then như sách, báo, tạp chí, các tài liệu chép tay… với các
nội dung kê khai gồm: tên tư liệu, tên tác giả, số trang, năm xuất bản, nhà xuất bản (nếu có), nơi lưu giữ, người lưu giữ, địa chỉ.
Sau khi thu thập đầy đủ thơng tin có trong 09 mẫu biểu vừa nêu, các địa phương sẽ viết "Báo cáo kiểm kê tổng hợp về di
sản Then" của địa phương mình.
1.10. Mẫu 10: “Bảng tổng hợp số liệu kiểm kê các tư liệu có liên quan đến di sản
Then Tày, Nùng, Thái Việt Nam tại kho lưu trữ của Viện Âm nhạc”
Ngoài các phần kiểm kê do các tỉnh thành thực hiện, Viện Âm nhạc cũng tiến hành kiểm kê các tư liệu âm thanh, hình ảnh,
tư liệu viết liên quan đến di sản Then hiện đang lưu trữ tại kho tư liệu của Viện Âm nhạc. Mẫu biểu này được xây dựng dành cho
việc kiểm kê hệ thống tư liệu của Viện.

II. KẾT QUẢ KIỂM KÊ
2.1. Về số liệu kiểm kê tại các địa phương
Việc kiểm kê di sản Then được một số tỉnh bắt đầu thực hiện từ năm 2014, tiếp tục cập nhật số liệu năm 2015 và 3 tháng
đầu năm 2016. Các số liệu kiểm kê di sản Then của các tỉnh được Tiểu ban Kiểm kê của Viện Âm nhạc hệ thống lại trong bảng
"Tổng hợp số liệu kiểm kê di sản Then Tày, Nùng, Thái Việt Nam" sau khi đã rà soát lại và loại trừ những phần kê khai thiếu
nhiều thông tin, sai cột mục và không hợp lý. Đối với những thông tin bị trùng lặp như cùng một người nhưng được kê khai ở
nhiều mẫu khác nhau, thì chúng tơi chỉ giữ lại thơng tin ở mẫu kê khai đầu tiên. Riêng “Mẫu dành cho Lục liểng”, vì lý do khn
khổ sách in có hạn, không thể đăng tải hết các thông tin đã được kê khai, nên ở mỗi nhóm lý do được nhận làm con nuôi, chúng
tôi xin chỉ lấy một số trường hợp đại diện.
Mặc dù Viện Âm nhạc cũng như các địa phương đã có những nỗ lực trong việc thực hiện công tác kiểm kê di sản Then, song vì
những nguyên do khách quan cũng như chủ quan, chất lượng kiểm kê di sản ở các tỉnh không được đồng đều và đạt hiệu quả như
mong đợi. Vì thế, kết quả kiểm kê di sản Then được đưa ra ở đây là những tổng kết bước đầu dựa trên số liệu do các địa phương cung
cấp. Mặc dù vậy, nó vẫn phản ánh được một cách tổng thể diện mạo thực trạng của di sản Then hiện nay tại các địa phương.
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM

9


 Mẫu 1: "Nghệ nhân làm Then"
* Tỉnh BẮC GIANG:

Theo báo cáo của tỉnh Bắc Giang, công tác kiểm kê di sản Then được thực hiện tại 6 huyện: Tân Yên, Lạng Giang, Lục
Ngạn, Lục Nam, Sơn Động và Yên Thế.
Tổng số nghệ nhân làm Then trên tồn tỉnh có 30 người trong đó:
- Nam: 8 người
- Nữ: 22 người
- Độ tuổi:
+ Dưới 50 tuổi: 10 người
+ Từ 50-80 tuổi: 18 người
+ Trên 80 tuổi: 2 người
- Dân tộc:
+ Tày:
5 người
+ Nùng: 23 người
+ Kinh: 2 người
Nhìn chung, đa số các nghệ nhân Then ở Bắc Giang có nhiều đời làm Then và bản thân họ đã có nhiều năm làm nghề
Then. Người làm Then ít nhất cũng được 6 năm.
Trong số 30 nghệ nhân, nổi bật nhất có bà Hoàng Thị Khoằm (sinh năm 1925), dân tộc Nùng, ở thơn Ba Lều, xã Biển
Động, huyện Lục Ngạn có 53 năm làm nghề Then và đã thăng sắc hết cấp. Bà Chu Thị Tỏm (sinh năm 1943) và ông Lương Văn
Nam (sinh năm 1965), dân tộc Nùng, ở thơn Ngốt, xã Chiêu Sơn, huyện Sơn Động có 13, 14 đời làm Then.

10

KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM NĂM 2016


* Tỉnh BẮC KẠN:
Theo báo cáo, tỉnh Bắc Kạn triển khai công tác kiểm kê di sản Then tại 6 huyện: Ba Bể, Bạch Thơng, Chợ Đồn, Chợ Mới,
Na Rì, Pác Nặm và thành phố Bắc Kạn.
Tổng số nghệ nhân làm Then trên tồn tỉnh có 38 người.
- Nam: 35 người

- Nữ: 3 người
- Độ tuổi:
+ Dưới 50 tuổi: 8 người
+ Từ 50-80 tuổi: 26 người
+ Trên 80 tuổi: 3 người
+ 1 người không kê khai năm sinh
- Dân tộc:
+ Tày: 37 người
+ Nùng: 1 người
Trong số 38 nghệ nhân, có:
+ Thầy Then Nguyễn Văn Thi (sinh năm 1939), dân tộc Tày, ở thôn Khau Tổng, xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới có 67 năm
làm Then - số năm thực hành nghề nhiều nhất so với các thầy Then khác.
+ Thầy Then có số lần thăng sắc nhiều nhất là thầy Nguyễn Đăng Lưu, sinh năm 1944, dân tộc Tày ở thơn Nà Cc, xã
Hữu Thác, huyện Na Rì với 7 lần.
+ Thầy Then Ma Văn Khiêm, sinh năm 1967, dân tộc Tày ở thôn Chợ Tinh 1, xã Yên Hân, huyện Chợ Mới có truyền
thống gia đình làm Then lâu nhất - 12 đời.

* Tỉnh CAO BẰNG:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM

11


Tỉnh Cao Bằng tiến hành kiểm kê di sản Then tại thành phố Cao Bằng và các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà
Quảng, Hịa An, Ngun Bình, Phục Hịa, Quảng Un, Thạch An, Thơng Nơng và Trùng Khánh.
Tổng số nghệ nhân làm Then trên tồn tỉnh có 55 người, trong đó:
- Nam: 26 người
- Nữ: 29 người
- Độ tuổi:
+ Dưới 50 tuổi: 12 người

+ Từ 50-80 tuổi: 34 người
+ Trên 80 tuổi:
5 người
+ 4 người không kê khai năm sinh
- Dân tộc:
+ Tày: 52 người
+ Nùng: 3 người
Trong số 55 nghệ nhân có:
+ Thầy Then Tơ Thị Vũ Vương, sinh năm1979, dân tộc Tày, ở Nà Po, xã Lang Mơn, huyện Ngun Bình có số lần thăng
sắc nhiều nhất - 8 lần.
+ Thầy Then Hồng Ích Đơn, sinh năm 1959, dân tộc Tày, ở huyện Quảng Uyên và thầy Then Nguyễn Nông Chàu, sinh
năm 1925, dân tộc Tày, ở Bản Sàng, Triệu Âu, huyện Phục Hịa có truyền thống gia đình làm Then lâu nhất - 6 đời.
* Tỉnh ĐIỆN BIÊN:
Theo báo cáo của tỉnh Điện Biên, công tác kiểm kê Di sản Then được thực hiện tại huyện Điện Biên, huyện Mường Chà và
thị xã Mường Lay.
Tổng số nghệ nhân làm Then trên tồn tỉnh có 05 người, trong đó:
- Nam: 3 người
- Nữ: 2 người
- Độ tuổi:
12

KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM NĂM 2016


- Dân tộc:

+ Dưới 50 tuổi: 1 người
+ Từ 50-80 tuổi: 4 người
+ Thái: 5 người


Cả 5 nghệ nhân đều chưa thăng sắc thêm lần nào.
* Tỉnh HÀ GIANG:
Ở tỉnh Hà Giang, công tác kiểm kê di sản Then được tiến hành tại thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Quang, Quang
Bình, Vị Xuyên.
Tổng số nghệ nhân làm Then trên tồn tỉnh có 14 người, trong đó:
- Nam: 1 người
- Nữ: 13 người
- Độ tuổi:
+ Dưới 50 tuổi: 3 người
+ Từ 50-80 tuổi: 8 người
+ Trên 80 tuổi: 3 người
- Dân tộc:
+ Tày: 13 người
+ Dao: 1 người
Trong số các nghệ nhân Then ở Hà Giang có:
+ Bà Nguyễn Thị Công, sinh năm 1930, dân tộc Tày, ở xã Phương Độ, thành phố Hà Giang có số năm làm nghề Then
nhiều nhất - 57 năm - so với các thầy Then khác ở trong tỉnh.
+ Ông Dương Phúc Vần, sinh năm 1942, dân tộc Tày, ở xã Quang Minh, huyện Bắc Quang; ơng Hồng Minh Hiền, sinh
năm 1946, dân tộc Tày và ơng Hồng Ngọc Thắc, sinh năm 1946, dân tộc Tày, ở thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình là những
người có truyền thống gia đình 09 đời làm Then.

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM

13


* Tỉnh LAI CHÂU:
Tỉnh Lai Châu triển khai công tác kiểm kê di sản Then tại thành phố Lai Châu và các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong
Thổ, Sìn Hồ, Tam Dương, Tân Uyên và Than Uyên.
Tổng số nghệ nhân làm Then trên tồn tỉnh có 15 người, trong đó:

- Nam: 7 người
- Nữ: 8 người
- Độ tuổi:
+ Dưới 50 tuổi: 1 người
+ Từ 50-80 tuổi: 11 người
+ Trên 80 tuổi: 3 người
- Dân tộc:
+ Thái: 15 người
Thầy Then Đèo Thị Tủi, sinh năm 1924, dân tộc Thái, ở bản Huổi Phặc, xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ là thầy Then có
số năm làm nghề lâu nhất trong tỉnh - 45 năm.

* Tỉnh LẠNG SƠN:
Theo báo cáo, tỉnh Lạng Sơn tiến hành kiểm kê di sản Then tại thành phố Lạng Sơn và 10 huyện, gồm:Bắc Sơn, Bình Gia,
Cao Lộc, Chi Lăng, Đình Lộc, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan.
Tổng số nghệ nhân làm Then trên tồn tỉnh có 509 người, trong đó:
- Nam: 61 người
- Nữ: 448 người
- Độ tuổi:
+ Dưới 50 tuổi: 116 người
14

KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM NĂM 2016


+ Từ 50-80 tuổi: 335 người
+ Trên 80 tuổi: 57 người
+ 1 người không kê khai năm sinh
- Dân tộc liên quan đến di sản Then có trong kết quả kiểm kê:
+ Tày:
198 người

+ Nùng: 295 người
+ Cao Lan: 3 người
+ Sán Chỉ: 2 người
+ Hoa:
1 người
+ Kinh:
9 người
+ 1 người không kê khai dân tộc
Trong số 509 nghệ nhân có:
+ Thầy Then Lộc Thị Bằng, sinh năm 1931, dân tộc Nùng, ở huyện Hữu Lũng có 70 năm làm Then - số năm thực hành
nghề nhiều nhất so với các thầy Then khác trong tỉnh.
+ Thầy Then có số lần thăng sắc nhiều nhất (13 lần) là thầy Dương Thị Mày (sinh năm 1937, dân tộc Tày, ở huyện Văn
Lãng) và thầy Nông Thị Sấm (sinh năm 1941, dân tộc Nùng, thành phố Lạng Sơn).
+ Thầy Then Vũ Thị Thanh Sử, sinh năm 1960, dân tộc Tày, ở huyện Chi Lăng có truyền thống gia đình làm Then lâu nhất
(13 đời).
* Tỉnh LÀO CAI:
Công tác kiểm kê di sản Then ở tỉnh Lào Cai được thực hiện tại thành phố Lào Cai và các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo
Yên, Sa Pa và Văn Bàn.
Tổng số nghệ nhân làm Then trên tồn tỉnh có 32 người, trong đó:
- Nam: 15 người
- Nữ: 17 người
- Độ tuổi:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM

15


+ Dưới 50 tuổi: 13 người
+ Từ 50-80 tuổi: 18 người
+ Trên 80 tuổi: 1 người

- Dân tộc liên quan đến di sản Then có trong kết quả kiểm kê:
+ Tày:
30 người
+ 2 người không kê khai dân tộc
Trong số 32 nghệ nhân, thầy Then Hoàng Thị Nan, sinh năm 1933, dân tộc Tày ở Hô Phai, Làng Giàng, huyện Văn Bàn có
số năm làm nghề Then lâu nhất so với các thầy Then khác trong tỉnh (66 năm).

* Tỉnh QUẢNG NINH:
Báo cáo của tỉnh Quảng Ninh cho biết việc kiểm kê di sản Then được triển khai tại Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Đơng
Triều, Hải Hà, Hồnh Bồ và Tiên Yên.
Tổng số nghệ nhân làm Then trên toàn tỉnh có 43 người, trong đó:
- Nam: 5 người
- Nữ: 38 người
- Độ tuổi:
+ Dưới 50 tuổi: 2 người
+ Từ 50-80 tuổi: 35 người
+ Trên 80 tuổi: 6 người
- Dân tộc liên quan đến di sản Then có trong kết quả kiểm kê:
+ Tày:
43 người
Trong số 43 nghệ nhân có:
+ Thầy Then Vi Thị Mè, sinh năm 1911, ở huyện Bình Liêu có 70 năm làm Then - số năm thực hành nghề lâu nhất so với
các thầy Then khác.
16

KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM NĂM 2016


+ Thầy Then Hoàng Thị Liên, sinh năm 1950, dân tộc Tày, ở huyện Bình Liêu có truyền thống gia đình 9 đời làm Then
(lâu nhất).

* Tỉnh THÁI NGUYÊN:
Theo báo cáo của tỉnh Thái Nguyên, công tác kiểm kê Then được tiến hành tại địa bàn huyện Định Hóa.
Tổng số nghệ nhân làm Then trên tồn tỉnh có 9 người, trong đó:
- Nam: 9 người
- Độ tuổi:
+ Từ 50-80 tuổi: 8 người
+ Trên 80 tuổi: 1 người
- Dân tộc liên quan đến di sản Then có trong kết quả kiểm kê:
+ Tày:
9 người
Trong số 9 nghệ nhân, có thầy Then Ma Ngọc Lanh (sinh năm 1942) ở huyện Định Hóa, có 50 năm làm Then - số năm
thực hành nghề nhiều nhất so với các thầy Then khác.
* Tỉnh TUYÊN QUANG:
Tỉnh Tuyên Quang tiến hành công tác kiểm kê di sản Then tại thành phố Tuyên Quang và các huyện Chiêm Hóa, Hàm
n, Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương, n Sơn.
Tổng số nghệ nhân làm Then trên tồn tỉnh có 49 người, trong đó:
- Nam: 36 người
- Nữ: 13 người
- Độ tuổi:
+ Dưới 50 tuổi: 13 người
+ Từ 50-80 tuổi: 25 người
+ Trên 80 tuổi: 11 người
- Dân tộc:
+ Tày:
47 người
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM

17



+ Nùng:
+ Dao:

1 người
1 người

Trong số 54 nghệ nhân có:
+ Thầy Then Quan Thị Lửu, 89 tuổi, ở thôn Nà Nhoi, xã Tân Mỹ, huyện Chiêm Hóa có số năm làm Then nhiều nhất so với
các thầy Then trong tỉnh (48 năm).
+ Thầy Then Hà Phúc Sông, sinh năm 1962, dân tộc Tày, ở thôn Trung Quang, xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa có
truyền thống gia đình làm Then nhiều đời nhất (11 đời).

 Mẫu 2: “Dành cho thầy Tào”
* Tỉnh BẮC GIANG:
Tổng số thầy Tào trên tồn tỉnh có 22 người, trong đó:
- Nam: 22 người
- Độ tuổi:
+ Dưới 50 tuổi: 5 người
+ Từ 50-80 tuổi: 17 người
- Dân tộc:
+ Tày:
1 người
+ Nùng:
21 người
Trong số 22 thầy Tào, có thầy Lâm Văn Út, sinh năm 1962, dân tộc Nùng, ở huyện Sơn Động là người có mức phẩm cao
nhất trong số các nghệ nhân Tào của tỉnh.
* Tỉnh BẮC KẠN:
Tổng số thầy Tào trên tồn tỉnh có 56 người, trong đó:
18


KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM NĂM 2016


- Nam: 55 người
- Nữ: 1 người
- Độ tuổi:
+ Dưới 50 tuổi: 15 người
+ Từ 50-80 tuổi: 31 người
+ Trên 80 tuổi:
6 người
+ 4 người không kê khai năm sinh
- Dân tộc:
+ Tày:
43 người
+ Nùng:
2 người
+ Dao:
1 người
Trong số 56 thầy Tào có:
+ Thầy Tào Trần Trọng Pèng (pháp danh Trần Tảo Chấn), sinh năm 1929, dân tộc Tày, ở xã Bành Trạch, huyện Ba Bể có
số năm làm Tào nhiều nhất trong tỉnh (49 năm).
+ Thầy Tào có mức phẩm cao nhất là thầy Nông Xuân Giáp, sinh năm 1959, dân tộc Tày và thầy Nông Văn Đinh, sinh
năm 1927, dân tộc Nùng ở xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì.
+ Thầy Tào Lường Văn Quân, dân tộc Tày, ở xã Cơng Bằng, huyện Pác Nặm có truyền thống gia đình làm Tào nhiều đời
nhất (14 đời).
* Tỉnh CAO BẰNG:
Theo số liệu tỉnh kê khai, tổng số thầy Tào trên tồn tỉnh có 69 người. Tuy nhiên, sau khi đọc rà sốt, nhận thấy nội dung
kê khai của huyện Hịa An quá sơ sài và thiếu thông tin ở nhiều cột mục quan trọng. Do đó, ban biên tập quyết định không sử
dụng các số liệu kê khai của huyện Hịa An trong mẫu này. Vì thế, tổng số thầy Tào ở các huyện còn lại của Cao Bằng được tính
có 53 người, trong đó:

- Nam: 53 người
- Độ tuổi:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM

19


- Dân tộc:

+ Dưới 50 tuổi: 12 người
+ Từ 50-80 tuổi: 30 người
+ Trên 80 tuổi: 11 người
+ Tày:
+ Nùng:
+ Dao:

20 người
31 người
2 người

Trong số 53 thầy Tào, những người được thăng sắc cao nhất là:
+ Thày Tào Nguyễn Nông Chàu, sinh năm 1925, dân tộc Tày, ở Bản Co, xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa với mức phẩm Đại
nguyên sĩ.
+ Thầy Tào Đinh Văn Bổng, sinh năm 1961, dân tộc Nùng, ở Bó Lng, Hồng Định, huyện Quảng Un với mức phẩm
Thượng tướng.

* Tỉnh ĐIỆN BIÊN:
Tỉnh Điện Biên không có thầy Tào.
* Tỉnh HÀ GIANG:
Tổng số thầy Tào trên toàn tỉnh được kê khai là 4 người. Tuy nhiên, trong đó có 03 thầy vừa làm Then, vừa làm Tào và đã

được kê khai ở mẫu 1. Cho nên, theo như tiêu chí đã được đưa ra ở phần đầu, số liệu kiểm kê được ghi nhận ở mẫu này của tỉnh
Hà Giang sẽ chỉ là 01 người với các thơng tin như sau:
- Giới tính: Nam
- Độ tuổi: Dưới 50 tuổi
- Dân tộc: Tày
* Tỉnh LAI CHÂU:
20

KIỂM KÊ DI SẢN THEN TÀY, NÙNG, THÁI VIỆT NAM NĂM 2016



×