Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài thu hoạch môn nhà nước và pháp luật, thực trạng và đề xuất các giải pháp để phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.98 KB, 22 trang )

I. MỞ ĐẦU
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, tồn tại tất yếu khách quan trong
xã hội có phân chia giai cấp, có nhà nước. Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia,
hiện diện trên mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, không phân biệt chế
độ chính trị, trình độ phát triển. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Đặc điểm chung của
tham nhũng là người thực hiện hành vi có chức quyền, sử dụng chức quyền như
một phương tiện để trục lợi cho mình, gia đình mình hoặc cho người thân về lợi
ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần.
Tham nhũng đang là vấn nạn, có xu hướng gia tăng và gây thiệt hại nặng
nề về nhiều mặt, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước, làm giảm
niềm tin của nhân dân vào các cơ quan công quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên
đảm nhiệm các vị trí “có quyền”. Cơng tác phịng, chống tham nhũng được
Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách vừa khó
khăn, phức tạp và lâu dài. Ngay từ khi Cách mạng Thang Tám thành công, Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi Tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù
của nhân dân, và của Chính phủ, là “giặc ở trong lịng”, là “giặc nội xâm”. Bước
vào thời kỳ đổi mới, tình trạng tham nhũng, tiêu cực bộc lộ ngày càng rõ nét,
diễn biến hết sức phức tạp, “làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh
đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước” và phịng, chống tham
nhũng là cơng việc quan trọng, cấp bách của cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền nhà nước. Trải qua các giai đoạn lịch sử và đặc biệt qua hơn 30 năm
Đổi mới, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối khẳng định quyết tâm đẩy
lùi tệ nạn tham nhũng.
Do đó, em chọn đề tài “Thực trạng và đề xuất các giải pháp để phòng,
chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài bài thu hoạch môn Nhà nước
và pháp luật Việt Nam trong Chương trình hồn chỉnh kiến thức Cao cấp Lý luận
chính trị của mình. Mặc dù đã có sự tìm tịi, học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu xong
cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy, cô
để bài thu hoạch của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!



2
II. NỘI DUNG
2.1. Thành tựu và nguyên nhân trong phòng, chống tham nhũng
2.1.1. Thành tựu đạt được
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước ở Việt
Nam trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện
trên 1 số nội dung chính sau:
Thứ nhất, về thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ
quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy
chế phát ngơn và cung cấp thơng tin cho báo chí, Chính phủ và nhiều bộ, ngành,
địa phương đã tổ chức họp báo định kỳ để cung cấp thông tin cho báo chí. Nhiều
bộ, ngành, địa phương đã cơng khai trên trang thông tin điện tử về các văn bản
quy phạm pháp luật, tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến để giải đáp những thắc
mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, nắm bắt
thông tin, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước góp phần phịng,
chống tham nhũng. Theo thống kê, từ năm 2007 đến năm 2013, các bộ, ngành,
địa phương đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai,
minh bạch tại 38.468 cơ quan, đơn vị; đã phát hiện và xử lý 1.914 cơ quan, dơn
vị có vi phạm quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động. 1 Năm 2018,
cơng tác xây dựng, hồn thiện thể chế về PCTN tiếp tục được đẩy mạnh. Trên
các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, nhiều quy định của pháp luật đã được xây
dựng, ban hành, hoàn thiện kịp thời, nhất là các văn bản quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực. Chính phủ đã trình
Quốc hội thông qua 13 luật và 15 Nghị quyết; ban hành 190 nghị định, 185 nghị
quyết. Thủ tướng Chính phủ ban hành 52 quyết định về quản lý, điều hành. Các
Bộ, ngành, địa phương ban hành 6.277 văn bản; sửa đổi, bổ sung 589 văn bản
nhằm cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực,
qua đó nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
nước, góp phần hạn chế những sơ hở, bất cập trong quản lý dễ làm nảy sinh

Ban Nội chính Trung ương: Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn 30 đổi mới (1986-2016) về Tư pháp Nội chính - Phịng, chống tham nhũng, lãng phí, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2014.
1


3
tham nhũng, tiêu cực.2
Thứ hai, về xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, các bộ, ngành, địa phương đã đẩy
mạnh việc rà soát để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về chế độ,
định mức, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực, nhằm phòng ngừa tham nhũng. Trong
khoảng thời gian từ 2007 - 2013, cả nước đã ban hành 14.541 văn bản; sửa đổi,
bổ sung, hủy bỏ 9.169 văn bản quy phạm về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong
các lĩnh vực.3 Trong năm 2018, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành mới 4.128
văn bản, huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 2.135 văn bản về chế độ, định mức, tiêu
chuẩn; tiến hành 3.441 cuộc kiểm tra việc thực hiện, phát hiện 443 vụ việc vi phạm,
số người vi phạm là 382 người, kiến nghị xử lý kỷ luật 89 người, kiến nghị thu hồi
và bồi thường 92,9 tỷ đồng (đã thu hồi 74,08 tỷ đồng, đạt 79,7%).4
Thứ ba, về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Minh
bạch tài sản và thu nhập là một trong những giải pháp quan trọng trong phòng
chống tham nhũng và đang được triển khai rộng rãi trong các cơ quan Đảng,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang.
Theo Báo cáo của Chính phủ: số người kê khai tài sản, thu nhập năm
2017 là 1.113.422 người (tăng 10,8% so với năm 2016), đạt tỉ lệ 99,8% so với số
người phải kê khai. Trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập của các cán bộ,
công chức, các cơ quan có thẩm quyển đã phát hiện các vi phạm trong kê khai
tài sản và xử lý 5 trường hợp, trong đó có cán bộ cao cấp. 5 Có thể nói, việc kê
khai tài sản đã dần đi vào nền nếp và có tác động tích cực đến nhận thức, ý thức,
trách nhiệm của các cấp, các ngành và cán bộ, công chức về minh bạch tài sản,
thu nhập.
Thứ tư, thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, nghị định của Chính

phủ, thơng tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ về việc xử l ý trách nhiệm của người
Báo cáo số: 481/BC-CP, ngày 12/10/2018, Báo cáo cơng tác Phịng, chống tham nhũng năm 2018.
Ban Nội chính Trung ương: Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn 30 đổi mới (1986-2016) về Tư pháp Nội chính - Phịng, chống tham nhũng, lãng phí, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2014, tr205.
2
3

Báo cáo số: 481/BC-CP, ngày 12/10/2018, Báo cáo cơng tác Phịng, chống tham nhũng năm
2018.
5
Chính phủ: Báo cáo số 460/BC-CP, ngày 18/10/2017 về cơng tác phịng, chống tham nhũng
năm 2017.
4


4
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng. Từ năm 2005 đến
năm 2013, có 739 trường hợp người đứng đầu cấp phó của người đứng đầu bị xử
lý trách nhiệm do để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình
quản lý, phụ trách.6
Thứ năm, về việc đổi mới cơng nghệ quản lý và phương thức thanh tốn
nhằm phịng ngừa tham nhũng. Chương trình phần mềm quản lý, đăng ký tài sản
nhà nước đã được xây dựng và triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước. Hệ
thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước đã thu thập thông tin về tài sản
các bộ, cơ quan Trung ương va 63 tỉnh, thành phố với 97.345 cơ quan, tổ chức,
đơn vị.
Thứ sáu, về công tác xử lý các vụ việc tham nhũng tịch thu sung công tài
sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng. Trong những năm qua,
nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện và
đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật đã được dư luận xã
hội đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Qua phát hiện, xử lý ác vụ án tham nhũng,

cơ quan chức năng đã phát hiện và kiến nghị khắc phục những sơ hở, thiếu sót
trong quản lý kinh tế - xã hội, góp phần phịng chống tham nhũng có hiệu quả,
thu về ngân sách nhà nước.
Thứ bảy, về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đấu tranh phịng,
chống tham nhũng. Nhiều hình thức tun truyền, phổ biến, giáo dục được thực
hiện như tổ chức các cuộc họp, các lớp học để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
để phòng, chống tham nhũng; phát hành các tài liệu hỏi đáp về phịng, chống
tham nhũng. Phát sóng các chương trình về phịng, chống tham nhũng trên đài
phát thanh truyền hình; xây dựng phim tài liệu, phóng sự, các chuyên trang,
chuyên mục về phòng, chống tham nhũng. Năm 2018, hơn 3,7 triệu lượt cán bộ,
công chức, viên chức, người dân được phổ biến, giới thiệu, giáo dục pháp luật về
PCTN với hơn 74 nghìn lớp tuyên truyền, quán triệt pháp luật về PCTN được tổ
chức và trên 277 nghìn cuốn sách, tài liệu về PCTN được phát hành. Nhiều hình
Ban Nội chính Trung ương: Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn 30 đổi mới (19862016) về Tư pháp - Nội chính - Phịng, chống tham nhũng, lãng phí, Nxb.Chính trị quốc gia,
H.2014, tr208.
6


5
thức tuyên truyền phong phú được triển khai, gắn với tuyên truyền thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng
Đảng; Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh.7
Thứ tám, trong thời gian gần đây, Đảng ta và nhất là Tổng Bí thư - Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt việc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Ủy ban Kiểm tra Trung
ương đã vào cuộc, tiến hành kiểm tra các bộ, ngành, như: Bộ Cơng thương, Bộ
Tài chính, Bộ Tài Ngun và Mơi trường, Bộ Công An,… và các tỉnh, thành
như: Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc,.. đã xử lý kỷ luật nhiều cán bộ lãnh đạo,

được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, cơng
tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở các địa phương có nhiều tiến bộ, khắc phục
dần tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong PCTN; tình trạng nhũng nhiễu, gây
phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, “tham nhũng
vặt" được quan tâm chỉ đạo, tạo chuyển biến bước đầu trong nhận thức và hành
động của cán bộ, đảng viên. Trong 6 tháng đầu năm 2019, các địa phương đã
khởi tố 176 vụ án/425 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ (tăng 13,5% về vụ
và 32,8% về số bị can so với cùng kỳ năm 2018). Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành và tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chỉ thị 10/CT-TTg, ngày
22/4/2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu,
gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tiếp tục được chỉ đạo đẩy mạnh,
xử lý nghiêm minh, kịp thời các tổ chức đảng, đảng viên sai phạm, siết chặt kỷ
luật, kỷ cương trong Đảng, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Trong 6 tháng đầu năm 2019, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành
kỷ luật 123 tổ chức đảng và 7.923 đảng viên; trong đó có 256 đảng viên bị kỷ
luật do có hành vi tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 21 trường hợp so với cùng kỳ
năm 2018). Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật
Chính phủ: Báo cáo số 481/BC-CP, ngày 12/10/2017 về cơng tác phịng, chống tham nhũng
năm 2018.
7


6
đối với một tổ chức đảng, 13 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư
quản lý, cả đương chức và đã nghỉ hưu. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hơn 70 cán
bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, bị thi hành kỷ luật
đảng và xử lý hình sự. Cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị thu hồi, xử lý
61.392 tỷ đồng và 142 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 692 tập thể và
nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý 46 vụ, 73 đối tượng.

Thanh tra Chính phủ tập trung thanh tra, ban hành kết luận thanh tra các dự án,
vụ việc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
2.1.2. Nguyên nhân của các thành tựu
Một là, Đảng ta đã đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn về
phòng, chống tham nhũng, được thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng và trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương khóa XII. Đặc biệt, Đảng đã lãnh đạo, chi đạo quyết liệt và
trực tiếp tham gia vào cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng.
Hai là hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các văn bản
liên quan ngày càng được hoàn thiện. Trong những năm qua, Quốc hội đã sửa
đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng, và hiện nay đang tiếp tục sửa đổi.
Các văn bản hướng dân thi hành Luật Phịng, chống tham nhũng ngày càng được
hồn thiện. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới
phịng, chống tham nhũng như Bộ luật Hình sự, Tố tụng hình sự, Luật Đất đai và
một số đạo luật khác đã được sửa đổi, bổ sung tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng.
Ba là, trình độ, năng lực, phẩm chất và bản lĩnh của các cán bộ, công
chức đấu tranh phòng, chống tham nhũng được nâng cao.
Bốn là, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từng bước được cải thiện.
Năm là, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của đảng, các cơ quan
trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong đấu tranh phòng,
chống tham nhũng. Trong những năm qua, các cơ quan Đảng như: Ban Nội
chính, ủy ban Kiểm tra đã phối hợp khá chặt chẽ với các cơ quan Cơng an, Viện
Kiểm sát, Tịa án và cac to chức chính trị - xã hội để thực hiện các nhiệm vụ


7
trong đâu tranh phòng, chống tham nhũng.
Sáu là, huy động được các cơ quan báo chí, truyền thơng và tồn thể
nhân dân tham gia vào đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Báo chí và các cơ

quan truyền thơng có vai trò đặc biệt trong phòng, chống tham nhũng. Trong
những năm gàn đây, Đảng vặ Nhà nước đã huy động các cơ quan này và động
viên, khun khích tồn thể nhân dân tham gia vào việc đấu tranh phịng, chơng
tham nhũng góp phần tạo nên những thành tựu trên.
2.2. Hạn chế và nguyên nhân trong phòng, chống tham nhũng
2.2.1. Hạn chế trong phòng, chống tham nhũng
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế:
Thứ nhất, cho đến nay, quyền tiếp cận thông tin của người dân, doanh
nghiệp chưa được bảo đảm. Một số cán bộ, công chức lợi dụng quy định về bí
mật nhà nước để che giấu thơng tin, nhằm mục đích tham nhũng. Nhiều quy
định của Luật Phịng, chống tham nhũng về cơng khai, minh bạch chưa được
thực hiện đày đủ như: công khai quy hoạch sử dụng đất; cơng khai dự phịng
ngân sách; cơng khai đầu tư, mua sắm công; công khai công tác cán bộ; công
khai tài sản cán bộ; công khai hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và kết luận thanh tra; công khai, minh bạch các quyết định trong điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án,...
Thứ hai, chế độ, định mức, tiêu chuẩn vẫn còn nhiều nội dung chưa phù
hợp với thực tế, nhất là chế độ lương, phụ cấp, cơng tác phí cho cán bộ, cơng
chức, viên chức; định mức chi tiêu hành chính, định mức kinh tế - kỹ thuật.
Thứ ba, việc kê khai tài sản, thu nhập cịn nặng vê hình thức; hầu hết các
bản kê khai chưa được kiểm tra, xác minh, kiêm chứng; chưa giúp cho các cơ
quan chức năng kiểm soát được những biến động về tài sản của người có chức
vụ, quyền hạn; nhiêu cơ quan, đơn vị chưa nắm đầy đủ trình tự, thủ tục kê khai
và cơng khai giải trình.
Thứ tư, số người đứng đầu bị xứ lý trách nhiệm khi để xày ra tham
nhũng ở các cơ quan, đơn vị cịn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện.


8

Nguyên nhân là do sự thiếu kiên quyết, nề nang, né tránh trong xử lý; chủ
trương cán bộ lanh đạo, quàn lý “chù động tù chức vì lý do trách nhiệm” theo
tinh thần Nghi quyết Trung ương 3 khóa X chưa đi vào cuộc sống.
Thứ năm,việc xứ lý tham nhũng trong nhiều trường hơp cồn chua
nghiêm, chưa kịp thời; các biện pháp hỗ trợ hoạt động tư pháp còn hạn chế,
chưa đáp úng được yêu cầu, nhất là công tác giám định tư pháp trên các lĩnh vực
tài chính, ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, khoa học - công nghệ.... Hành vi
tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, vl vậy việc phát hiện và xử lý tham
nhũng gặp nhiều khố khăn. Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong các cơ
quan, tổ chức, đơn vị còn rất yếu, một số trường hợp chưa xử lý triệt để, muốn
xử lý nhẹ, xử lý nội bộ, không muốn chuyến cơ quan chức năng xem xét để xử
lý theo quy định pháp luật. Một so vụ việc đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, miễn
trách nhiệm hình sự chưa đúng quy định của pháp luật.
Thứ sáu, việc thu hồi tài sản do tham nhũng còn gặp rât nhiêu khó khăn
do một số ngun nhân như: chưa kiểm sốt được tài sản, thu nhập của xã hội
nên tài sản có nguồn gốc tham nhũng dễ dàng bị tẩu tán, không thể thu hồi được;
đa số các tội phạm tham nhũng là tội phạm có tổ chức, người phạm tội thường là
người có chức vụ, có trình độ chun mơn cao, vì vậy, việc phạm tội có sự
chuẩn bị kỹ càng, thủ đoạn và che giấu tội phạm tinh vi; q trình xử lý tin báo,
tố giác tội phạm cịn thiếu chặt chẽ, một số trường họp để tin báo quá hạn lâu mà
không được xử lý đã tạo điều kiện cho tội phạm tham nhũng cố tình che giấu
hành vi, tẩu tán tài sản... Do đó, khối lượng tài sản trong các vụ án tham nhũng
rất lớn, lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng tỷ lệ thu hồi rất thấp. Đặc biệt, một số
vụ án tiền, tài sản tham nhũng thu hồi được nhỏ hon rất nhiều so với tổng số
thiệt hại do các đối tượng chiếm đoạt, như: vụ án Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên);
vụ án Huỳnh Thị Huyền Như; vụ án Phạm Thanh Bình và Trần Văn Liêm tại
Tập đoàn Vinashin; hoặc vụ án Nguyễn Xuân Son nguyên Tổng Giám đốc
Oceanbank V.V.. Theo một số báo chí, các vụ án lớn, như vụ án Dương Chi
Dũng, vụ án Phạm Công Danh, vụ án Hà Văn Thắm, vụ án Đinh La Thăng... thì
việc thu hồi tài sản tham nhũng về cho Nhà nước là rất khó khăn và tỷ lệ không



9
cao. về việc nộp lại quà tặng, qua theo dõi cho thấy, quy định về việc nộp lại quà
tặng còn hỉnh thức, không quy định về chế tài, thiếu khả thi. Việc thực hiện quy
định này chưa nghiêm, hiệu quả thâp và trên thực tế cũng rất khó kiểm sốt do
phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, đạo đức của cán bộ, công chức.
Thứ bảy, nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng
thật sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn.
2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế trong phòng, chống tham nhũng
Một là, việc đổi mới hệ thống chính trị nói chung và tổ chức bộ máy nhà
nước nói riêng chưa đồng bộ và chưa theo kịp với đổi mới kinh tế. Chậm đôi
mới, nên hạn chế đối với việc phòng, chống tham nhũng, thể hiện:
- Kinh tế thị trường phải đi cùng một bộ máy nhà nước đủ mạnh, trong
đỏ phải có sự phân cơng quyền lực một cách minh bạch và kiểm sốt quyền lực
có hiệu quả (đây là nhân tố hàng đầu để phòng, chống tham nhũng). Nhưng việc
thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực chưa kịp thời, chưa đảm bảo hiệu lực, hiệu
quả, đặc biệt là kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp. Việc kiểm sốt quyền
lực kém hiệu quả làm cho tình trạng tham nhũng có đất để phát triển mạnh.
- Kinh tế thị trường đi liền với việc đề cao trách nhiệm của những người
có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước và quan hệ giữa những người này với các
doanh nghiệp phải minh bạch, rõ ràng đê hạn chế sự móc ngoặc giữa họ với
doanh nghiệp. Song, các thể ché pháp lý về trách nhiệm của người đứng đầu,
người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước chưa đầy đủ và cụ thể.
- Kinh tế thị trường phải đưa vào lưu thông một lượng tiền lớn, tài sàn cỏ
nhiều nhưng chúng ta lại giao dịch bằng tiền mặt, nên không quản lý được tài
sản tăng lên của cán bộ, công chức.
- Trong kinh tế thị trường, các pháp nhân phát triển rất mạnh, đa dạng và
phức tạp, nhưng đến nay Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa quy định tội đưa hối lộ
đối với pháp nhân, nên pháp nhân đưa hối lộ cho cán bộ, công chức trong bộ

máy nhà nước vẫn chưa bị truy cứu về tội hối lộ.
- Kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân là những trụ cột tác động qua lại lẫn nhau trong xã hội ở nước ta


10
hiện nay. Tuy nhiên, đến nay chúng ta chưa phát huy đây đủ quyên làm chủ của
nhân dân và các tổ chức chính t r ị - x ã hội cũng như người đại diện cho họ trong
phòng, chống tham nhũng.
- Đồi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với phòng, chống tham
nhũng còn chậm. Tư tưởng dựa dẫm vào chủ trương cùa Đảng trong phòng,
chống tham nhũng còn nặng nê. Đảng chưa cho chủ trương, định hướng thì chưa
tiến hành các hoạt động phòng, chống tham nhũng. Một số đàng viên suy thối,
biến chất xử lý cịn chậm.
Hai là, pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn một sô hạn chế, bất cập.
- Cho đến nay, cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực theo Hiến pháp
năm 2013 vẫn chưa được ban hành cụ thể, chi tiết. Một số chủ trương của Đảng
về phân công, phân nhiệm và đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền vẫn
chưa được thể chế hóa kịp thịi thành pháp luật.
- Việc bỏ chức năng kiểm sát chung của Viện Kiểm sát nhân dân năm
2001 và giao lại chức năng này cho Thanh tra các cấp và giám sát của Quốc hội
và Hội đồng nhân dân trong kiểm soát việc tuân theo pháp luật của các bộ và ủy
ban nhân dân các cấp hiệu quả thực hiện chưa cao. Trên thực tế, các cơ quan tư
pháp khơng kiểm sốt được cơ quan hành pháp.
- Pháp luật về giám sát và phản biện xã hội chậm được hoàn thiện, thiêu
một số quy định cụ thể nên khơng phát huy được vai trị của công dân và các tổ
chức xã hội trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng và trong kiểm sốt quyền
lực nhà nước.
- Pháp luật về tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng còn một
số bất cập, hạn chế nên rất khó cho việc đấu tranh phịng chống tham nhũng

ữong lĩnh vực này. Chẳng hạn, chưa có quy định cụ thể, chi tiết những hành vi
tiêu cực của thẩm phán, cán bộ tòa án kiểm sát viên, điều tra viên,... và các biện
pháp cũng như mức độ xử lý. Do đó, những hành vi tham nhũng khó phát hiện.
- Pháp luật Việt Nam chưa có quy định buộc các cán bộ, cong chức cỏ
thẩm quyền trong bộ máy nhà nước phải giải trình khoi tai sàn riêng của mình
tăng lên một cách nhanh chóng và to lớn, chưa co cơ chế xử lý đối với các khối tài


11
sản táng lên không rõ nguôn goc của cán bộ, cơng chức có chức vụ, quyền hạn.
- Pháp luật về kinh tế, tài chính cịn một sơ khe hở hoặc không phù hợp
nên một số cán bộ, công chức lợi dụng để tham nhũng; pháp luật cần phải quy
định chặt chẽ để không thể tham nhũng được. Pháp luật chưa có quy định cụ thể
về xử lý vấn đề lợi ích nhóm, nên rất khó cho việc xử lý hành vi tham nhũng của
một nhóm người.
- Pháp luật Hình sự chưa ban hành đầy đủ các quy định để làm cho
những kẻ tham nhũng sợ mà không dám tham nhũng. Ví dụ: Bắt đi tù suốt đời
khơng giảm án. Việc tổ chức thực hiện pháp luật để xử lý hành vi tham nhũng
trong một số trường hợp còn nương nhẹ, hoặc trước nặng, sau nhẹ.
Ba là, hiện nay chúng ta chưa đề cao vấn đề phòng tham nhũng mà chủ
yếu đề cao chống tham nhũng.
Phòng tham nhũng là rất quan trọng để tham nhũng không thể diễn ra,
hoặc diễn ra thì chưa gây thiệt hại lớn đã bị phát hiện và xử lý. Vừa qua, nhiều
vụ việc tham nhũng gây hậu quả lớn cho xã hội rồi chúng ta mới phát hiện, do
đó thiệt hại rất lớn cho Nhà nước cho nhân dân mà không thể khắc phục được.
Bốn là, một số vụ việc, vụ án chưa có sự phối hợp tốt giữa cơ quan
Thanh tra với cơ quan tiến hành tố tụng (như việc chuyển giao vụ việc có dấu
hiệu tham nhũng sang cơ quan điều tra để xem xét khởi tố hình sự), hoặc giữa các
cơ quan tiến hành tố tụng (như nhận định, đánh giá chứng cứ, tội danh, quan điểm
xử lý vụ án ) dần đến việc xử lý một số vụ việc, vụ án thiếu kiên quyết kéo dài.

Năm là, chế độ tiền lương đối với cán bộ, cơng chức cịn bất hợp lý,
chậm được cải cách.
Sáu là, giữa quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước với hành động
thực tiễn của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tô chức, đơn vị trong phịng,
chống tham nhũng cịn có khoảng cách, một số trường hợp nói khơng đi đơi với
làm. Một sơ câp ủy, tô chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu
chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và
kiểm tra, đơn đốc cơng tác phịng, chống tham nhũng. Cịn có sự bao che, thiếu
kiên quyết, nể nang, né tránh trong xử lý các hiện tượng tham nhũng. Mặt khác,


12
các giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay, trong một sô trường
hợp, lại đặt người đứng đầu vào tình hng xung đột lợi ích. Nếu tích cực kiểm
tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ, thi có thê phải đối mặt với việc bị xử lý
trách nhiệm hoặc ảnh hưởng đến uy tín, thành tích của bản thân và đơn vị.
Bảy là, tình trạng suy thối đạo đức, lối sống của một bộ phận khơng nhị
cán bộ, đàng viên, trong đị có cà cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ
quan, tồ chức, đon vị là nguyên nhântrực tiếp đến hành vi thiếu trách nhiệm
trong lãnh đạo, quản lý hoặc tiêu cực, tham nhũng khi có điều kiện.
Tám là, trình độ, năng lực, chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức
và bản lĩnh của một bộ phận cán bộ, cơng chức làm cơng tác phịng, chống tham
nhũng chưa đáp ứng yêu cầu của công tác.
2.3. giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
2.3.1. Các cơ quan Đảng từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục
chỉ đạo quyết liệt và đề cao quyết tâm chính trị trong phịng, chống tham
nhũng.
Thực tế cơng tác phòng, chống tham nhũng cho thấy khi các cơ quan của
Đảng từ Trung ương đến địa phương chỉ đạo quyết liệt và đề cao quyết tâm
chính trị trong phịng, chống tham nhũng thì cơng tác phịng, chống tham nhũng

thu được những kết quả lớn. Vì vậy, các cơ quan của Đảng cần tiếp tục chỉ đạo
quyết liệt các cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng với những biện
pháp cụ thể:
Đưa những cán bộ có trình độ, có bản lĩnh chính trị trong sạch, liêm
khiết vào các cơ quan phòng, chống tham nhũng của Đảng và giữ vai trò chủ
chốt trong các cơ quan này.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy tổ chức đảng, các đảng
viên là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham
nhũng.
Đưa phòng, chống tham nhũng là nội dung bắt buộc trong các cuộc họp
thường kỳ của cấp ủy, tổ chức đảng. Bí thư cấp ủy, người đứng đầu tổ chức
đảng, chính quyền các cấp phải thật sự gương mẫu và dành thời gian thích đáng


13
để lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng,
tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Mở rộng dân chủ, tạo đồng
thuận cao trong nhận thức và quyết tâm. Tăng cường vai trò của ủy ban Kiểm tra
các cấp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Các cấp ủy đảng cần tập
trung chỉ đạo xử lý nghiêm những vụ án tham nhũng, nhất là những vụ án
nghiêm trọng, phức tạp, được nhân dân quan tâm.
2.3.2. Hồn thiện pháp luật về phịng, chống tham nhũng và các văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
- Hồn thiện Luật Phịng, chống tham nhũng.
Một là, cân phải quy định một cách toàn diện, bao quát các biện pháp để
bảo đảm thực hiện việc công khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời các hoạt động của
cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người biết. Cần quy định rõ các nguyên tắc,
hình thức, nội dung, thời gian, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch trong
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Quy định cụ thể hơn trách nhiệm của

người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc công khai, minh bạch các
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Hai là, cần quy định các biện pháp hữu hiệu để quản lý, xác minh các tài
sản, thu nhập của những người có chức vụ quyền hạn; xây dựng các cơ quan, tổ
chức chuyên trách quản lý, xác minh tính trung thực, chính xác, trung thực bản
kê khai và theo dõi sự diễn biến tài sản và thu nhập của người kê khai.
Ba là, cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền
trong việc xác minh tài sản, thu nhập; những điều kiện, căn cứ để xác minh (bao
gồm cả phản ánh, tin báo, kiến nghị của người dân, báo chí... có cơ sở thực tế, rõ
ràng). Quy định rõ người thực hiện việc xác minh tài sản, thu nhập phải có trình
độ chun mơn, có nghiệp vụ, phải có phẩm chất đạo đức và có bản lĩnh vững
vàng khơng bị mua chuộc; quy định rõ cơ chế phổi họp chặt chẽ giữa cơ quan,
cá nhân có thẩm quyền xác minh với các cơ quan, đơn vị chức năng đang nắm
giữ các thông tin càn xác minh như cơ quan thuế, quản lý nhà đất, ngân hàng,…
Bốn là quy định cụ thể cơ chế xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung


14
thực và khơng được giải trình một cách hợp lý.
Năm là cần đưa ra cơ chế thừa nhận việc tố cáo tham nhũng nặc danh thi
sẽ phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho người dưới quyền người dân dám nói lên
sự thật, dám tố cáo người có hành vi tham nhũng.
Sáu là cần cụ thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham
nhũng:
Chi rõ và cụ thể hóa những người được gọi là “người đứng đầu cơ quan
tổ chức, đơn vị” trong Luật Phòng, chống tham nhũng để thuận lợi cho việc áp
dụng và cá thể hóa trách nhiệm trong phịng, chống tham nhũng. Nghiên cứu bổ
sung các tình tiết tăng nặng trách nhiệm đối với người đứng đầu tham nhũng.
Phân định rõ trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân trong việc thực
hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Cần quy định rõ theo hướng liệt

kê trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, tổ chức đơn vị trong thực hiện các biện
pháp phòng, chống tham nhũng.
Nghiên cứu, bổ sung quy định để làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp trong việc xem xét xử lý kỷ luật đối
với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới khi để xảy ra tham nhũng;
bổ sung quy định chế tài xử lý đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
cấp trên trực tiếp trong trường họp biết, nhưng không xem xét, xử lý kỷ luật
hoặc cố tình kéo dài thời gian so với quy định, khi xử lý trách nhiệm người đứng
đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới.
Bảy là, cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức
trong phòng, chống tham nhũng; quy định cụ thể cơ chế phối hợp hoạt động
giữa các cơ quan kiểm tra của Đảng, cơ quan Thanh tra nhà nước, Kiểm toán
nhà nước, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân.
- Hồn thiện pháp luật hình sự.
Nghiên cứu để hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp, từ đó tăng
hiệu quả chế tài xử lý tham nhũng, cần thừa nhận việc điều tra, chứng minh tài
sản bất minh để qua đó buộc tội người có hành vi tham nhũng và để thu hồi tài
sản tham nhũng.


15
Bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội đưa hối lộ và
xây dựng chế tài hình sự thích hợp đối với pháp nhân đưa hối lộ.
Ban hành những hình phạt nghiêm khắc như “tù chung thân, không giảm án” đối
với hành vi tham nhũng để răn đe người có ý định tham nhũng sợ mà khơng dám
tham nhũng.
- Hồn thiện pháp luật hành chính.
Luật Tiếp cận thơng tin năm 2016 cần nhanh chóng cụ thể hóa và hướng
dẫn tổ chức thực hiện một cách kịp thời, khả thi để thực hiện tốt hom quyền
được thông tin của công dân, phục vụ đắc lực cho công tác phát hiện, phòng

ngừa và đấu tranh với các hành vi tham nhũng.
Tiếp tục hoàn thiện các quy định về kê khai tài sản, thu nhập theo hướng:
người khai phải giải trình do đâu, bằng cách nào có được những tài sản đó; cần
quy định kê khai tài sản phải là yêu cầu bắt buộc trước khi tham gia ứng cừ hoặc
được bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó. cần có quy định bản kê khai tài sản của
cán bộ, công chức, viên chức phải được công khai để xã hội hoặc cộng đồng, tập
thể biết.
Tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện một bước hệ thống pháp luật
hành chính, nhất là thủ tục hành chính. Kiểm sốt các quy định thủ tục hành
chính ngay từ khâu dự thảo; cơng khai, minh bạch thủ tục hành chính; đơn đốc,
kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính; rà sốt, đánh giá, đom giản hóa thủ
tục hành chính, đề xuất sáng kiến cải cách thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý
phản ánh kiến nghị về quy định hành chính.
- Hồn thiện các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan.
Đối với pháp luật về tài chính: cần hồn thiện cơ chế pháp lý về chi tiêu
bằng thẻ túi dụng mà không dùng cơ chế tiền mặt. Như vậy, mới có thể kiểm sốt
chặt chẽ các nguồn tiền, nhất là nguồn tiền do tham nhũng mà có. Đảm bảo mức
độ tương thích của hệ thống pháp luât thuế của Việt Nam với các điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết và tham gia obằm hạn chế sự tham nhũng trong lĩnh vực thuế.
Đối với pháp luật về đất đai: cần nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện Luật
Đăng ký bất động sản để thống nhất quản lý đất đai và tài sản gắn liền với đất


16
cùng với Luật Thuế sử dụng đất, Luật vê nhà ở nhằm bảo đảm sự quản lý chặt
chẽ đất đai và bất động sản; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đều vận hành theo
cơ chế thị trường để hạn chế tham nhũng trong lĩnh vực đất đai.
2.3.3. Xây dựng và hồn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước
nhằm phòng, chống hiệu quả tham nhũng
Tham nhũng bao giờ cũng gắn với những người có chức vụ, quyền hạn,

nhất là những người nắm giữ quyền lực nhà nước. Vì vậy, phải xây dựng, ban
hành cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước. Nếu quyền lực nhà nước được kiểm
sốt tốt thì khơng thể lợi dụng quyền lực nhà nước để tham nhũng. Vì vậy, để
thực hiện giải pháp này, cần:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về
nguy cơ tham nhũng từ sự tha hóa quyền lực nhà nước và vai trị kiểm sốt
quyền lực nhà nước trong phịng, chống tham nhũng.
Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để hồn thiện cơ
chế kiểm sốt quyền lực nhà nước nhằm phát huy cơ chế này trong phòng,
chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, Đảng và Nhà nước cân tập
trung vào hoàn thiện cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp và việc thực hiện các quyền kiểm sốt lẫn nhau giữa ba cơ
quan Cụ thể:
Một là, hồn thiện cơ cấu, tổ chức và hoạt động của cơ quan lập pháp
trong thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó, thực hiện tốt chức năng
giám sát tối cao của Quốc hội đối với cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
Thực hiện tốt chức năng giám sát chính bản thân Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp.
Hai là, Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức và hoạt động của cơ quan phap trong
thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước như: cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp
lý về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính.
Ba là, hồn thiện cơ cấu, tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp trong
thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước, cần xây dựng cơ chế tự kiểm soát trong
nội bộ của cơ quan tư pháp. Xây dựng cơ chế để cơ quan tư pháp kiểm soát


17
được cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp.
Thứ ba, hồn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước giữa các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng phải bảo đảm được quyền lực nhà

nước là thống nhất vì quyền lực là của nhân dân.
Thứ tư, hồn thiện cơ chế pháp lý về sự kiểm sốt của Đảng Cộng sản
đối với cơ quan nhà nước. Với tư cách là một đảng cầm quyền duy nhất, quyền
lực của Đảng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lực nhà nước. Do vậy, để có thể
kiểm sốt quyền lực nhà nước một cách hiệu quả, đã đến lúc chúng ta cần xây
dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực của Đảng đối với Nhà nước. Cơ chế này
không chỉ dừng lại ở việc thực hiện phê bình và tự phê bình, kiểm điểm định kỳ
mà phải được cụ thể hóa bằng các biện pháp mạnh, thể chế pháp lý mạnh, thì
mới phát huy hiệu quả.
Thứ năm, cần tăng cường sự giám sát của nhân dân và các cơ quan
truyền thơng đối với các cơ quan nhà nước, góp phần vào việc kiểm soát quyền
lực nhà nước:
Cần xây dựng cơ chế để đảm bảo cho nhân dân thực sự giám sát được cơ
quan nhà nước, góp phần vào việc kiểm soát quyền lực của nhân dân đối với bộ
máy nhà nước.
- Phát huy vai trị kiểm sốt quyền lực nhà nước của cơ quan truyền thơng.
- Hồn thiện kiểm sốt của các tổ chức chính trị - xã hội đối với cơ quan
nhà nước. Để thực hiện vấn đề này, hàng năm, Nhà nước nên cấp một khoản
kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theo các chương trình mà
Nhà nước định hướng. Khoản kinh phí này là cố định do Quốc hội quyết định,
trao trực tiếp cho các tổ chức chính trị - xã hội nắm giữ và chủ động trong việc
sử dụng. Có như vậy mới phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội
trong việc kiểm sốt quyền lực và đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Vì họ
không bị phụ thuộc vào kinh tế của bất cứ một cơ quan nào.
2.3.4. Xây dựng cơ quan chuyên trách phịng, chống tham nhũng đủ
mạnh, có khả năng độc lập điều tra để xử lý các hành vi tham nhũng
Học tập kinh nghiệm của Xingapo và một số nước trên thế giới, ở Việt


18

Nam, để phịng, chống tham nhũng có hiệu quả, cần xây dựng cơ quan phòng,
chống tham nhũng riêng. Theo chúng tơi, nên thành lập một cơ quan phịng,
chống tham nhũng trực thuộc Tổng Bí thư. Cơ quan này có quyền thanh tra,
kiểm tra, khởi tố các hành vi có dấu hiệu tham nhũng đối với tất cả các cán bộ,
công chức trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa
phương. Những người làm việc trong các cơ quan này phải có trình độ, năng lực
chun mơn nghiệp vụ sâu trong nhiều lĩnh vực, có phẩm chất đạo đức tôt, trung
thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững
vàng, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thách thức và nguy hiểm trong đấu
tranh phòng, chống tham nhũng. Có cơ chế pháp lý đặc biệt riêng cho cơ quan
này để đảm bảo cho cơ quan này hoạt động có hiệu quả.
2.3.5. Phát huy vai trị của người đứng đầu cơ quan Đảng, Nhà nước
và xử lý nghiêm minh, kiên quyết, kịp thời đối với các hành vi tham nhũng
Thực tiễn phòng, chống tham nhũng ở các nước cũng như ờ nước ta cho
thây, hiệu quả của cuộc đấu tranh này cũng phụ thuộc rất lớn vào thái độ của
người đứng đầu cơ quan Đảng và Nhà nước cũng như chế tài xử phạt. Nếu
người đứng đầu có thái độ kiên quyết, không nửa vời, lại là tấm gương mẫu mực
khơng tham nhũng và có sự đồng thuận, hỗ trợ của tồn xã hội, thì đấu tranh
phịng, chống tham nhũng sẽ có chuyển biến tích cực và hiệu quả rõ rệt.
Mặt khác, thái độ kiên quyết của người đứng đầu phải được thể hiện ở
các chế tài xử phạt đối với hành vi tham nhũng. Đối với các vụ án tham nhũng
cần xét xử nghiêm minh, kịp thời và cơng khai với những mức hình phạt thích
đáng đối với các hành vi và hậu quả đã gây ra, áp dụng các biện pháp trừng phạt
một cách triệt để và có hệ thống đối với các hành vi tham nhũng thì sẽ có tác
dụng to lớn đối với việc phịng, chống tham nhũng.
Thêm vào đó, cần đào tạo một đội ngũ thẩm phán chuyên xét xử các tội
phạm tham nhũng. Đội ngũ này gồm những người thực sự trung thực trong sạch,
có bản lĩnh chính trị, có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để xử lý nghiêm
minh đối với các tội phạm tham nhũng.
2.3.6. Xây dựng và ban hành cơ chế pháp lý về kiện dân sự để thu hồi



19
tài sản tham nhũng
Thông thường cách thức tốt nhất để xử lý tham nhũng và thu hồi tài sản
tham nhũng là điều tra và truy tố hình sự. Tuy nhiên, biện pháp hình sự này cũng
có một số hạn chế, bao gồm yêu cầu tiêu chuẩn cao về bằng chứng buộc tội và chi
phí liên quan đến các nguồn lực và thời gian, điều tra mang tính liên quốc gia.
Theo kinh nghiệm quốc tế, việc thu hồi tài sản tham nhũng có thể khởi
kiện vụ án về tài sản theo trình tự tố tụng dân sự. Việc áp dụng các vụ kiện dân
sự để thu hồi tài sản tham nhũng sẽ rất hữu ích trong trường hợp các hành vi
tham nhũng đã được thực hiện trong một thời gian dài, khơng xử lý được bằng
biện pháp hình sự. Trước mắt, có thể áp dụng thu hồi tài sản tham nhũng theo
quy trình khởi kiện dân sự đối với các trường hợp mà nếu áp dụng quy trình tố
tụng hình sự để thu hồi tài sản tham nhũng sẽ không thể thực hiện được hoặc
quá khó khăn và tốn kém, như những trường hợp sau đây:
- Người phạm tội bỏ trốn, khơng thể mở phiên tịa để phán xử hình sự.
- Người phạm tội chết hoặc chết trước khi ra phán quyêt buộc tội. Sự
kiện này dẫn đến việc kết thúc tiến trình tố tụng hình sự.
- Người phạm tội mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Khơng xác định được người phạm tội nhưng phát hiện được tài sản
phạm tội. Nếu tài sản có nguồn gốc tò tội phạm, chủ sở hữu hoặc người phạm tội
có thể khơng sẵn sàng bảo vệ theo thủ tục dân sự đổi lại tài sản, bởi lo sợ việc
này sẽ dẫn đến truy cứu hình sự.
- Khơng đủ chứng cứ đê tiếp tục tiến trình truy cứu hình sự đối với người
tình nghi phạm tội.
2.3.7. Hồn thiện chế độ, chính sách về tiền lương cho cán bộ, cơng
chức, viên chức
Đây được xem là một phương pháp phòng, chống hữu hiệu đối với nạn tham

nhũng. Bởi những nguyên nhân sâu xa của hiện tượng tham nhũng là chế độ tiền
lương đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn bất hợp lý, chưa đáp ứng được
những nhu câu cơ bản thiêt u cùa họ. Vì vậy, cần hồn thiện các chế độ, chính


20
sách đãi ngộ đôi với cán bộ, công chức; nâng mức lương cùa cán bộ, công chức
đủ nuôi sông bản thân, gia đình và có tích luỹ thì mới hạn chế được tham nhũng.
2.3.8. Nâng cao trình độ, năng lực, bản lĩnh và có chế độ khen thưởng,
bảo vệ đổi với nhũng cản bộ, công chức làm công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng
Đảng và Nhà nước cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực
chun mơn, nghiệp vụ cho những cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ phịng,
chống tham nhũng. Rèn luyện bản lĩnh chính trị, khơng khoan nhượng trong
phịng, chống tham nhũng. Có chế độ khen thưởng, đề bạt kịp thời những cán
bộ, công chức có thành tích trong phịng, chống tham nhũng. Đồng thời, có cơ
chế bảo vệ đối với những cán bộ, cơng chức phịng, chống tham nhũng cũng như
gia đình họ.



×