Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tác động của trách nhiệm xã hội đến ý định từ bỏ việc sử dụng nhựa dùng một lần của khách hàng tại thành phố hồ chí minh thông qua danh tiếng doanh nghiệp dc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.32 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
TÊN ĐỀ TÀI: Tác động của trách nhiệm xã hội đến ý định từ bỏ việc sử dụng
nhựa dùng một lần của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh thơng qua
danh tiếng doanh nghiệp

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Kể từ thập niên 50 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (TNXHDN) đã ngày càng thu hút được sự quan tâm của không chỉ
các tổ chức xã hội, các chính phủ, các nhà nghiên cứu mà cả các doanh nghiệp và
người tiêu dùng trong xã hội. Ngày càng có nhiều người trên tồn thế giới cho rằng
các công ty phải chịu trách nhiệm về đạo đức đối với nhân viên của họ nói riêng và
tồn xã hội nói chung. Bên cạnh các tiêu chí quan trọng về chất lượng, vệ sinh, độ
an toàn và mơi trường, các vấn đề xã hội ngày càng có tầm quan trọng cao hơn.
Người tiêu dùng dần dần coi “đạo đức kinh doanh” nói riêng hay TNXHDN nói
chung như một tiêu chí để lựa chọn sản phẩm. Thực tế này nảy sinh một phần do
các phương tiện thông tin đại chúng và các nhóm hoạt động vì quyền lợi người tiêu
dùng đang địi hỏi các cơng ty đa quốc gia phải có trách nhiệm đối với xã hội, tơn
trọng nhân quyền và môi trường.
Sau hơn 20 năm của chiến dịch “Người tiêu dùng xanh”1 trên thế giới, các
bằng chứng chỉ ra rằng người tiêu dùng đã xem xét đến các vấn đề về sức khoẻ, xã
hội và đạo đức của sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Năm 1999, cuộc khảo
sát toàn cầu đầu tiên về những mong đợi của công chúng đối với doanh nghiệp được
tiến hành với chủ đề “Một thiên niên kỷ thăm dò ý kiến về TNXHDN” với sự tham
gia của 1,000 công dân từ hơn 23 quốc gia trên toàn thế giới. Kết quả của nghiên
cứu này cho thấy hơn 2/3 trong số người tham gia khảo sát cho biết họ mong đợi
doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của xã hội, thiết lập và thực thi
các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh. Cũng trong nghiên cứu này, 80% số người


được hỏi cho biết họ không muốn sử dụng hàng hoá của doanh nghiệp vi phạm


TNXHDN và sẽ mua hàng của doanh nghiệp không vi phạm TNXHDN
(Boulstridge và cộng sự, 2000).
Các sản phẩm nhựa đặc biệt đa dạng và có nhiều ứng dụng cho cuộc sống
của con người, nhưng đồng thời cũng gây ra hệ quả lớn tới môi trường. Theo báo
cáo “Thực trạng nhựa” và “Hành tinh của chúng ta đang chìm trong ơ nhiễm nhựa”
của Chương trình Mơi trường Liên Hợp quốc năm 2018, trên thế giới cứ mỗi phút
có 1 triệu chai nhựa được bán ra, 5 nghìn tỷ túi nilon được tiêu thụ mỗi năm. Với
mức độ tiêu thụ như hiện nay, dự báo thế giới sẽ có khoảng 12 tỷ tấn chất thải nhựa
được chơn lấp và thải ra môi trường vào năm 2050 [18].
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) nhấn mạnh rác thải nhựa là
một trong những mối đe dọa và thách thức toàn cầu đối với hệ sinh thái và sức
chống chịu của vùng bờ biển. Mỗi năm, khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra đại
dương và đang gây ra những tác động tiêu cực đến chuỗi thức ăn, sức khỏe hệ sinh
thái và sinh kế của cộng đồng ven biển. Theo báo cáo của Jambeck (2015), Việt
Nam đứng thứ 4 thế giới lượng rác thải nhựa ra biển, sau Trung Quốc, Indonesia và
Philippines [11].
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy để thay đổi nhận thức và thái độ của
người dân trong thói quen tiêu dùng hằng ngày để hạn chế sử dụng và lựa chọn các
giải pháp thay thế túi nilon và các loại đồ nhựa sử dụng một lần, từ chối ống hút
nhựa khi mua các loại đồ uống, đồng thời tăng cường phân loại, thu gom, tái chế rác
thải nhựa là các giải pháp hiệu quả và bền vững nhất để làm giảm thiểu chất thải
nhựa ở biển thì cần có sự tác động của trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đến
việc sử dụng nhựa một lần.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu về TNXH của DN (Corporate Social Responsibility –
TNXH) đến nay vẫn đang là mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu. TNXH và
các khái niệm liên quan như: tư cách công dân của DN (DN được coi như một cơng
dân, có tư cách như một cơng dân), hiệu quả xã hội của DN…là lĩnh vực nghiên cứu
nhận được sự quan tâm cả lý thuyết và thực tiễn (Carroll, 1979). Đặc biệt là những



năm gần đây, khi thế giới liên tục nảy sinh các vấn đề như: sự sụp đổ của ngành
viễn thông năm 2000, khủng hoảng tài chính những năm 2008, sự cố tràn dầu ở
vịnh Mexico, sự sụt giảm của giá dầu, các cuộc chiến tranh, xung đột trên khắp thế
giới càng làm cho TNXH được chú ý hơn (McManus, 2008). Các lý thuyết về
TNXH có tính kế thừa cao, các nhà nghiên cứu đã thường xuyên cập nhật, kiểm tra
các đề xuất đồng thời đưa các cấu trúc mới, các mối liên hệ mới của TNXH (Bakker
et al., 2005). Trong các nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các
quan điểm của mình về TNXH của DN. Theo đó thì TNXH của DN là một khái
niệm rộng (White et al., 2017), bao hàm từ tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường,
quyền và phúc lợi của người lao động, tham nhũng, quản trị DN (White et al.,
2017), tăng trưởng kinh tế, đạo đức, tuân thủ luật pháp và tình nguyện thực hiện các
thơng lệ, các vấn đề đạo đức dù không bị ép buộc, không phải nhiệm vụ (Galbreath,
2010).
Trong các quan điểm mà các nhà nghiên cứu đưa ra về thành phần của
TNXH, quan điểm của Carroll (1979) dường như nhận được nhiều sự đồng thuận từ
các nhà nghiên cứu nhất (Galbreath, 2010). Theo Carroll, TNXH bao gồm bốn lĩnh
vực chính gồm: trách nhiệm với tăng trưởng kinh tế, trách nhiệm tuân thủ luật pháp,
trách nhiệm với các vấn đề đạo đức và cuối cùng là trách nhiệm tình nguyện. Trong
đó, trách nhiệm với tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất, thứ đến là trách
nhiệm tuân thủ luật pháp, tiếp theo là trách nhiệm đạo đức, cuối cùng là trách nhiệm
tình nguyện (Carroll, 1979). Cũng theo Carroll, trách nhiệm kinh tế là trách nhiệm
đầu tiên và trước hết của DN, đó là vấn đề tự nhiên mang tính bản chất, DN được
giả định là có trách nhiệm sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội mong muốn
(Galbreath, 2010), sau đó bán chúng để thu về lợi nhuận (Carroll, 1979) và qua đó
làm tăng trưởng kinh tế nói chung (Galbreath, 2010).
Trách nhiệm pháp lý, song song việc xã hội tán thành với vai trị của DN là
sản xuất, kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, xã hội cũng đặt ra những quy tắc cơ bản
(luật pháp) dựa vào đó mà DN vận hành. Xã hội mong muốn các DN hoàn thành
nhiệm vụ kinh tế trong các khn khổ pháp lý, nói cách khác là đáp ứng các trách

nhiệm về kinh tế và pháp lý một cách đồng thời (Carroll, 1979, Galbreath, 2010)


Đứng thứ ba về mức độ quan trọng trong các TNXH mà DN cần phải đáp
ứng theo Carroll là trách nhiệm đạo đức. Mặc dù cả trách nhiệm về kinh tế cũng
như trách nhiệm về luật pháp đều thể hiện một góc độ nào đó của trách nhiệm đạo
đức (Carroll, 1979). Tuy nhiên, trách nhiệm đạo đức vẫn có những điểm khác biệt
đó là những mong đợi của xã hội mà khơng được quy định thành luật, địi hỏi DN
phải đáp ứng những yêu cầu, chuẩn mực cao hơn là luật pháp (Carroll, 1979) đó
chính là các quy tắc đạo đức và chính các quy tắc này xác định các hành vi được coi
là chuẩn mực ứng xử của xã hội (Galbreath, 2010)
Khía cạnh cuối cùng về TNXH trong mơ hình của Carroll là trách nhiệm tình
nguyện, đây là các trách nhiệm đòi hỏi sự tuân thủ của các DN là ít nhất, cịn ít hơn
các trách nhiệm đạo đức. Đây là những lựa chọn mang tính cá nhân (khơng hay ít
chịu áp lực từ xã hội, luật pháp…), các DN có thể lựa chọn tn theo hoặc khơng
mà khơng phải chịu sức ép nào, tất nhiên nếu họ thực hiện trách nhiệm này phần
thưởng sẽ là sự hoan nghênh của xã hội, vì vậy việc thực hiện các trách nhiệm này
cịn mang tính tình nguyện. Trách nhiệm tình nguyện là các trách nhiệm mà xã hội
không bắt buộc, pháp luật khơng u cầu, thậm chí hồn tồn khơng tổn hại đến đạo
đức nếu không thực hiện (Galbreath, 2010, Carroll, 1979). Đó có thể là đóng góp từ
thiện, đào tạo cho những người khó có khả năng lao động, trợ giúp những người
nghiện ma túy (Carroll, 1979), đầu tư vào các cơng trình phúc lợi ở địa phương
(Galbreath, 2010).
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm chỉ ra các tác động của trách nhiệm xã hội đến ý định từ bỏ việc sử
dụng nhựa dùng một lần của khách hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Từ đó đề
nghị những giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả trách nhiệm xã hội
đến ý định từ bỏ việc sử dụng nhựa dùng một lần của khách hàng.
Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến ý định từ bỏ việc sử dụng nhựa dùng một lần

của khách hàng?
- Giải pháp cải thiện tác động của trách nhiệm xã hội đến ý định từ bỏ việc sử dụng
nhựa dùng một lần của khách hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh?


1.4. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: tác động của trách nhiệm xã hội đến ý định từ bỏ việc

sử dụng nhựa dùng một lần của khách hàng.
-

Đối tượng khảo sát: Khách hàng sử dụng sản phẩm nhựa một lần của doanh

nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Tác giả nghiên cứu thực trạng tác động của trách
nhiệm xã hội đến ý định từ bỏ việc sử dụng nhựa dùng một lần của khách hàng trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2019-2021.
Thời gian thực hiện cuộc khảo sát là từ tháng 3/2022 đến hết tháng 5/2022.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu việc thực hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng thời sử dụng hai phương pháp nghiên cứu: Nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính:
-Tham khảo một số tài liệu, kế thừa và nghiên cứu khảo sát. Từ đó đề xuất
mô hình các yếu tố của trách nhiệm xã hội đến ý định từ bỏ việc sử dụng nhựa dùng
một lần của khách hàng phù hợp với điều kiện của khách hàng sử dụng sản phẩm

nhựa một lần của doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
- Xây dựng bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát và lựa chọn mẫu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Sau khi nghiên cứu định tính sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng nhằm lượng
hóa các yếu tố của trách nhiệm xã hội đến ý định từ bỏ việc sử dụng nhựa dùng một
lần của khách hàng của khách hàng sử dụng sản phẩm nhựa một lần của doanh
nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Thiết kế bảng câu hỏi dựa trên thang do likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức
độ quan trọng của các yếu tố của trách nhiệm xã hội đến ý định từ bỏ việc sử dụng
nhựa dùng một lần của khách hàng của khách hàng sử dụng sản phẩm nhựa một lần
của doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Dùng kỹ thuật thu thập thông tin


trực tiếp phỏng vấn khách hàng sử dụng sản phẩm nhựa một lần của doanh nghiệp
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Từ đó chọn lọc các biến quan sát, xác định các thành
phần cũng như giá trị độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích tươngquan, phân tích hồi qui.
Sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0
1.7. Bố cục nghiên cứu
CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát các sản phẩm nhựa dùng một lần
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Đặc điểm
2.1.3. Vai trò của sản phẩm nhựa
2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.2.1. Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng
2.2.2. Trách nhiệm về bảo vệ môi trường
2.2.3. Trách nhiệm với người lao động
2.2.4. Trách nhiệm chung với cộng đồng
2.3. Xây dựng mơ hình nghiên cứu

2.3.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
2.3.2. Giải thuyết mơ hình nghiên cứu
2.4. Dữ liệu nghiên cứu
2.4.1. Tổng thể mẫu nghiên cứu
2.4.2. Kỹ thuật lấy mẫu
2.4.3. Cỡ mẫu
2.5. Xây dựng nghiên cứu
2.5.1. Xây dựng bảng hỏi
2.5.2. Xây dựng thang đo nghiên cứu khảo sát

Tóm tắt chương 2


CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Nghiên cứu định tính
3.1.2 Nghiên cứu định lượng
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.1. Dữ liệu thứ cấp
3.2.2. Dữ liệu sơ cấp
3.3. Xử lý số liệu
3.3.1. Đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
3.3.3. Kiểm định sự phù hợp mơ hình

Tóm tắt chương 3
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thống kê mô tả
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.3. Phân tích và đánh giá thang đo

4.3.1. Nghiên cứu sơ bộ
4.3.1.1. Mục đích và phương pháp thực hiện
4.3.2. Kết quả phân tích đánh giá biến bằng hệ số Cronbach alpha
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá
4.3.2. Kết quả phân tích
4.5. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính
4.4.1. Phân tích tương quan
4.4.2. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình
4.4.3. Phân tích hồi quy
4.6. Kiểm định mơ hình

Tóm tắt chương 4


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1 Kết luận
5.2. Hàm ý quản trị
5.1. Hạn chế nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



×