Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người gia rai ở thị xã ayun pa, tỉnh gia lai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THỊ BÍCH HƢƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI
GIA RAI Ở THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC

GIA LAI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THỊ BÍCH HƢƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI
GIA RAI Ở THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI HIỆN NAY



Ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nƣớc
Mã số: 8310202

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan

GIA LAI – 2022


XÁC NHẬN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƢỢC CHỈNH SỬA
Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày…….tháng……năm 2022
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Mai Đức Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan. Các số liệu, kết quả
được nêu ra trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận
trong luận văn chưa từng cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Bích Hƣơng



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

DSVH

: Di sản văn hóa

DTTS

: Dân tộc thiểu số

GTVH

: Giá trị văn hóa

GTVHTT

: Giá trị văn hóa truyền thống

KH&CN

: Khoa học và cơng nghệ


KT-XH

: Kinh tế - xã hội

TTVHTT&TT

: Trung tâm văn hóa thơng tin và thể thao

UBND

: Ủy ban nhân dân

VH-TT

: Văn hóa - thơng tin

VHTT

: Văn hóa truyền thống

VHTT&DL

: Văn hóa thể thao và du lịch


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI GIA RAI .............................................. 10

1.1. Giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai ở Tây Nguyên và bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai ............................ 10
1.2. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của
người Gia Rai ở cấp huyện - khái niệm, nội dung, phương pháp, vai trò ......... 23
Chƣơng 2: QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI GIA RAI Ở THỊ XÃ
AYUN PA, TỈNH GIA LAI –THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
KINH NGHIỆM ............................................................................................ 41
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai trên địa bàn thị xã Ayun Pa,
tỉnh Gia Lai hiện nay ................................................................................... 41
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai ................. 56
2.3. Nguyên nhân và kinh nghiệm ............................................................... 75
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI GIA
RAI Ở THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI THỜI GIAN TỚI ............... 83
3.1. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
trong thời gian tới ........................................................................................ 83
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
trong thời gian tới ........................................................................................ 87
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 105
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 112
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 124


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em cùng chung
sống đoàn kết bên nhau. Mỗi dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng, thêu dệt
thành bức tranh văn hóa đa sắc màu. Đất nước ta đang trong xu thế hội nhập
với nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế phát triển kéo theo sự du nhập của các
luồng văn hóa mới. Hiện nay, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam có xu hướng mai một trong sự thay đổi của đời sống xã hội. Thách
thức lớn đặt ra với nền văn hóa nước ta là tiếp nhận những ảnh hưởng nền văn
hóa thế giới mà khơng qn giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân
tộc với chủ trương “hịa nhập chứ khơng hịa tan”. Bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống các dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thực
hiện các chính sách kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Dân tộc Gia Rai là một dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt
Nam, chủ yếu cư trú ở tỉnh Gia Lai, trong đó người Gia Rai ở thị xã Ayun
Pa, tỉnh Gia Lai chiếm gần 50% dân số của thị xã, có mặt hầu hết ở các
xã, phường trên địa bàn thị xã. Trong suốt tiến trình hình thành và phát
triển, các dân tộc tại chỗ đã tạo dựng nên vốn di sản văn hóa (DSVH) rất
phong phú và đặc sắc, trong đó phải kể đến hệ thống lễ hội, văn học dân
gian truyền khẩu, phong tục tập quán, các nhạc cụ và cách diễn tấu, các
giá trị văn hóa (GTVH) thể hiện trong trang phục, kiến trúc… Hệ thống di
sản q báu đó khơng chỉ góp phần lưu giữ, phát huy các GTVH đặc sắc
của dân tộc Gia Rai trong dịng chảy văn hóa của 54 dân tộc anh em trên
đất nước Việt Nam, mà còn góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị,
xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn thị xã. Trong những
năm qua, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong vấn đề bảo tồn và


2

phát huy giá trị văn hóa truyền thống (GTVHTT) quý báu của các dân tộc
tại chỗ trên địa bàn, trong đó có dân tộc Gia Rai.
Trong thời gian gần đây, sự gia tăng một cách nhanh chóng các dân tộc
khác không phải là cư dân tại chỗ đến thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai đã khiến
mơi trường văn hóa truyền thống (VHTT) bị xáo trộn, đất đai canh tác của
người Gia Rai bị thu hẹp, rừng và tài nguyên rừng bị tàn phá, suy giảm nhanh
chóng. Trong q trình phát triển, hệ thống chính quyền cấp cơ sở chưa giải
quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội với phát triển và bảo tồn
bản sắc VHTT của đồng bào DTTS, đặc biệt là người Gia Rai, công tác quản
lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Gia
Rai vẫn còn nhiều hạn chế. Cuộc sống của người Gia Rai có nâng lên, đói
nghèo có giảm, trẻ em được học hành, người dân được chăm sóc sức khoẻ
nhưng các sinh hoạt văn hóa, bản sắc văn hóa của dân tộc Gia Rai đang mai
một rất nhanh… Yếu tố tác động của tồn cầu hóa, q trình hội nhập quốc tế
về văn hóa với các luồng tư tưởng và các khuynh hướng sáng tác xa lạ với
truyền thống văn hóa dân tộc thâm nhập vào nước ta, mặt trái của nền kinh tế
thị trường, mạng Internet, lai căng văn hóa phương Tây, lối sống thực dụng...
ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến GTVH của người Gia Rai đòi hỏi trong thời
gian đến các cấp, ngành cần có các chính sách, giải pháp cụ thể để bảo tồn các
GTVH tinh thần tốt đẹp.
Quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước là tơn trọng quyền bình đẳng
giữa 54 dân tộc anh em chung sống trên đất nước ta, đặc biệt quan tâm giúp
đỡ các dân tộc thiểu số cùng vươn lên tiến bộ, phát triển bình đẳng như tất cả
các dân tộc khác. Mặt khác, xuất phát từ thực trạng đời sống kinh tế, văn hóa,
xã hội của dân tộc Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, để bảo tồn các GTVHTT, hạn
chế tác hại của các hủ tục lạc hậu đồng thời chống lại những tác động xấu của
văn hóa ngoại lai, độc hại đánh mất dần bản sắc dân tộc. Vì vậy việc nghiên
cứu, đề xuất những giải pháp có tính khả thi để đưa vào áp dụng nhằm bảo
tồn và phát huy các GTVHTT tiêu biểu của người Gia Rai là một vấn đề cấp



3
thiết hiện nay, đồng thời là việc làm cần thiết để góp phần bảo tồn các GTVH
đặc sắc của các DTTS trên địa bàn thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
Xuất phát từ tình hình trên, học viên đã chọn đề tài: “ Quản lý nhà nước về
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun
Pa, tỉnh Gia Lai hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ ngành Xây dựng
Đảng và Chính quyền nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là vấn đề
luôn thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý và các nhà khoa học bởi vai
trị to lớn của nó. Có thể khái quát về phương diện lý luận và thực tiễn liên quan đến
tình hình nghiên cứu của đề tài như:
2.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa, cơng tác
bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Một số cơng trình tiêu biểu như:
Dương Xuân Ngọc: Thực tiễn và sáng tạo lý luận thể chế văn hóa
trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tạp chí Triết học số 10,
2010. Bài viết đã bước đầu làm rõ về phương diện lý luận của công tác xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng,
Nguyễn Danh Tiên: Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa trong
thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012. Cuốn sách đã khái qt
nhiệm vụ cơng tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc, xem đây là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên và liên tục của toàn xã
hội, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và Nhà nước quản lý.
2.2. Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến sự quản lý của nhà
nước đối với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Ngay từ năm 1959, các tác giả Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu (và các

cộng sự) với cơng trình “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” đã dành hẳn một


4
phần viết về các dân tộc ở Tây Nguyên, trong đó có dân tộc Gia Rai. Theo
cuốn sách này, nước ta có 64 thành phần dân tộc, trong đó có 63 dân tộc
thuộc ba ngữ hệ Hán – Tạng, Môn – Khme và Malayo – Polinedieng. Theo
các nhà dân tộc học thì thành phần các tộc người khơng phải là bất biến, có
nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về thành phần dân tộc, nhưng ở đây
cần đặc biệt chú ý đến quá trình các tộc người cố kết, đồng hóa hoặc phân ly.
Cơng trình nghiên cứu nghiêm túc và cơng phu này có thể giúp chúng ta
những cơ sở ban đầu để tìm hiểu về các dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây
Nguyên. Đây cũng là nền tảng đầu tiên cho những nghiên cứu sâu hơn về
từng lĩnh vực trong đời sống của các dân tộc có lịch sử rất lâu đời và có
truyền thống văn hóa đặc sắc này.
Đặng Nghiêm Vạn và các cộng sự (1981) Các dân tộc ở Gia Lai –
Công Tum. Đây là cơng trình nghiên cứu khá quy mơ, tìm hiểu một số dân
tộc tại chỗ tại Gia Lai – Công Tum. Tác phẩm gồm có 3 phần trong đó tập
trung giới thiệu đặc điểm địa lý và đặc điểm các tộc người trong quá khứ và
hiện tại; tiếp đến là những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của các dân tộc
bản địa. Nội dung cuốn sách thể hiện tương đối đậm nét nếp sống cổ truyền
của người Tây Nguyên nói chung và người Gia Rai nói riêng. Do đó cuốn
sách chứa đựng nhiều hiểu biết có giá trị và khá cơ bản về tộc người này.
Nguyễn Hồng Sơn, Trương Minh Dục (1996) Giữ gìn và phát huy các
giá trị văn hóa Tây Ngun. Trong cơng trình này, các tác giả đã khẳng định
Tây Nguyên là vùng đất giàu có về kho tàng văn hóa dân gian truyền thống,
có những đặc trưng riêng thể hiện được bản sắc văn hóa vùng miền. Tuy
nhiên khi đất nước đang trong giai đoạn phát triển về mọi mặt thì những giá
trị văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một. Vấn đề giữ gìn và
phát huy văn hóa truyền thống Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập và phát

triển phải được xem là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là một trong những cơng
trình đặt dấu mốc quan trọng trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các


5
giá trị văn hóa Tây Nguyên, trong đó có văn hóa Gia Rai.
Tơ Ngọc Thanh (2003), Văn hóa tộc người Tây Nguyên thành tựu và
thực trạng, Văn hóa dân gian số 3, đánh giá chung về tình hình văn hố Tây
Nguyên những mặt đạt được và tồn tại hiện nay.
Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Ngun – thực trạng
và những vấn đề đặt ra. Cơng trình đã có sự đánh giá, phân tích tương đối
tồn diện, khách quan thực trạng đời sống văn hóa của một số dân tộc thiểu
số vùng Tây Nguyên trong công cuộc đổi mới, từ đó tác giả đã có sự dự báo
xu hướng cũng như đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển đời sống
văn hóa các dân tộc trên địa bàn dưới tác động của q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Nguyễn Tấn Đắc (2005) Văn hố xã hội và con người Tây Nguyên ,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã đánh giá tổng quát về xã hội truyền thống
Tây Nguyên, và kiến nghị đưa vùng đất rộng lớn này vào con đường hoà
nhập phát triển, rất có giá trị.
2.3. Những cơng trình khoa học về người Gia Rai
Phạm Minh Thảo (2000), Lễ tục vòng đời viết về một số nghi lễ đời người
của các dân tộc ở nước ta, có nhắc đến phong tục của người Gia Rai, Bahnar.
Rơ Chăm Oanh (2002), Nét đặc trưng văn hoá cổ truyền của người Jơ
Rai ở Tây Nguyên đã dành phần lớn nội dung viết về văn hoá vật chất, tổ chức
xã hội và ứng xử cộng đồng, văn hoá tinh thần, lễ hội dân gian, luật tục của
người Gia Rai.
Cơng trình chun khảo tương đối chun sâu về người Gia Rai của
Nguyễn Thị Kim Vân (2003) và các cộng sự: Báo cáo điều tra tổng thể di sản

văn hoá phi vật thể của người Giarai ở tỉnh Gia Lai và Nghiên cứu xác định
địa danh lịch sử - văn hóa ở Gia Lai rất cơng phu và tỉ mỉ.
Đoàn Văn Báu trong Luận án Tiến sĩ, năm 2014, đã công bố đề tài
“Đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên”. Với mục đích
nghiên cứu là “chỉ ra những biểu hiện đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai


6
ở Tây Ngun, từ đó góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận Tâm lý học dân
tộc, phục vụ cho việc nghiên cứu, hoạch định và thực hiện các chính sách phát
triển kinh tế, xã hội trong vùng dân tộc Jrai”, luận án đã đi vào làm rõ lý luận
cơ bản về đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên. Đặc biệt,
luận án đã đưa ra được kết quả nghiên cứu thực tiễn về ý thức dịng họ, ý thức
bn làng và ý thức tộc người của dân tộc này. Có thể nói, đây là một luận án
đã có những phát hiện mới, đề xuất hợp lý trong việc tác động tâm lý đối với
dân tộc Gia Rai, do đó, là một cơng trình tham khảo có giá trị đối với việc
nghiên cứu về nội dung này.
Vũ Ngọc Xuân Ánh “Phẩm chất của người Gia Rai và trường văn hóa
tộc người” (nghiên cứu trường hợp làng Greo Pết, xã Dun, huyện Chư Sê,
tỉnh Gia Lai), Năm 2016, trên tạp chí Xã hội học (số 2, 210). Tác giả cho rằng
người Gia Rai đề cao lòng tự trọng, danh dự và trách nhiệm của bản thân. Đó
chính là tâm thế hành xử được định hình bởi khơng gian văn hóa – xã hội của
cộng đồng làng…
Trung Thị Thu Thủy (2015) Nghiên cứu phục dựng một số lễ hội truyền
thống của dân tộc Jrai tại tỉnh Gia Lai - Mã số đề tài: KHGL - 02 - 2015, đã
đưa ra cơ sở lý luận về phục dựng lễ hội và tổng quan về người Gia Rai ở Gia
Lai, nêu được một phần thực trạng lễ hội và phục dựng được lễ hội Mừng lúa
mới, Lễ cúng nước giọt của người Gia Rai tại hai huyện Đức Cơ, Chư Păh
tỉnh Gia Lai.
Tại thị xã Ayun Pa, năm 2019-2020 đã thực hiện nhiệm vụ KH&CN

cấp cơ sở “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội dân gian trên địa bàn thị xã
Ayun Pa” do Trung tâm VHTT&TT thị xã chủ nhiệm đề tài. Qua phim và tập
sách ảnh, người xem, người nghe trong và ngồi thị xã có điều kiện hiểu hơn
lễ hội và các giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về người Gia Rai ở Tây Nguyên nói
chung, Gia Lai nói riêng với các đặc điểm trong đời sống, sản xuất, văn hóa.
Bên cạnh đó cịn có những cơng trình nghiên cứu sâu vào từng lĩnh vực riêng


7
biệt như tín ngưỡng, âm nhạc, câu đố, dân ca, lễ bỏ mả, nghi lễ đời người,
tượng gỗ dân gian... Song các cơng trình đã thực hiện đều mang tính chất
nghiên cứu chung về người Gia Rai hoặc từng loại hình văn học nghệ thuật cụ
thể chứ chưa phân định thành nhóm Gia Rai hoặc vùng cư trú cụ thể.
Nhìn chung, chưa có cơng trình nghiên cứu nào về văn hóa truyền thống
của người Gia Rai tại thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Hơn thế bản thân học viên
làm việc tại Trung tâm Văn hóa thơng tin và thể thao (TT VHTT&TT) thị xã
Ayun Pa nên tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về Bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
hiện nay”. Những cơng trình vừa nêu trên là tài liệu tham khảo bổ ích để học
viên vận dụng vào nghiên cứu nội dung của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Gia
Rai ở Tây Nguyên, khảo sát đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai tại thị xã
Ayun Pa, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2021, luận văn đề xuất phương hướng
và những giải pháp chủ yếu trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài

- Trình bày cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai ở Tây
Nguyên.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa truyền thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai hiện nay,
chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và rút ra những kinh nghiệm.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp mang tính khả thi nhằm
tăng cường sự quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai hiện nay.


8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa thuộc tỉnh Gia Lai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu tại thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai từ năm 2015 đến năm 2021.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước về bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa,
tỉnh Gia Lai hiện nay.
Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước đối với công tác
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc,
trong đó có người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai từ năm 2015

đến năm 2021.
5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các phương pháp tư duy lơgíc để
nghiên cứu và trình bày đề tài.
Phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng chủ yếu cho
nghiên cứu lý thuyết và đồng thời cũng sử dụng trong phân tích thực tiễn ở
một số nội dung cần thiết về quản lý nhà nước đối với việc bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai.
Phương pháp thống kê - so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê, phân
tích, đánh giá và đưa ra kết luận về thực trạng về quản lý nhà nước đối với
việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai.


9
Phương pháp quan sát: thơng qua q trình điền dã, thu thập thông tin,
quan sát cuộc sống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
6. Đóng góp mới của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trong quản lý nhà nước về
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai.
Đề tài góp phần đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa,
tỉnh Gia Lai thời gian qua và đề xuất những giải pháp chủ yếu để tham khảo
trong thời gian tới.
Đề tài làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban
ngành nhằm tăng cường quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa truyền thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai hiện nay.
7. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách, pháp

luật nhà nước trong quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
Góp phần làm phong phú thêm cứ liệu khoa học và cơ sở thực tiễn để
tiếp tục bổ sung, hồn thiện chủ trương, quan điểm của Đảng, các chính sách,
pháp luật của nhà nước về vấn đề này trong thời kỳ đổi mới.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở khoa học, thực tiễn để
tham khảo, vận dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
hiện nay.
Làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa truyền thống của người Gia Rai.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 03 chương và 7 tiết.


10

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI GIA RAI
1.1. Giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời Gia Rai, bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời Gia Rai
1.1.1. Giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai – quan niệm,
đặc điểm và vai trò
1.1.1.1. Quan niệm về giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai
Giá trị (Value) là một khái niệm của nhiều bộ mơn khoa học khác nhau:
tốn học, xã hội học, triết học, nghệ thuật, văn hóa học..., do vậy trong mỗi bộ

môn khoa học, khái niệm này mang những hàm nghĩa khác nhau. Từ góc độ
văn hóa học, giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con
người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt, là
hay, là đẹp, nói cách khác đó chính là những cái được con người cho là chân,
thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Do vậy, giá trị văn
hóa nói ở đây là giá trị xã hội, nó gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con
người, sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội.
Giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức... đều là sản phẩm của
quá trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất
của văn hóa. Giá trị, giá trị văn hóa là một hình thái của đời sống tinh thần, nó
phản ánh và kết tinh đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con
người. Cho nên, quan điểm cho rằng văn hóa hay giá trị văn hóa chỉ là lĩnh
vực đời sống tinh thần thơi thì chưa thật sự thỏa đáng [57, tr1]
Giá trị văn hóa do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hóa đã hình thành thì nó lại có vai
trị định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người
trong các xã hội ấy. Giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng (tộc người, quốc gia...)


11
bao giờ cũng tạo nên một hệ thống, với ý nghĩa là các giá trị ấy nảy sinh, tồn
tại trong sự liên hệ, tác động hữu cơ với nhau [54, tr2].
Với góc độ văn hóa học, giá trị văn hóa được hiểu là tập quán, chuẩn
mực, tri thức dân gian... được kết tinh và sáng tạo trong quá trình tương tác với
tự nhiên và xã hội của cộng đồng các dân tộc. Giá trị văn hóa là sản phẩm của
quá trình nhận thức, là một hình thái của đời sống vật chất và tinh thần của con
người, bao gồm hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về
tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì đó được xem là cần, tốt, hay,
đẹp. Nói cách khác, giá trị văn hóa chính là những cái gì được con người cho là
“chân, thiện, mỹ” có tác dụng khẳng định và nâng cao bản chất con người. Do

vậy, giá trị văn hóa được đề cập ở đây là giá trị xã hội, gắn bó mật thiết với hoạt
động đời sống, tồn tại và phát triển của mỗi xã hội [57, tr1].
Cịn nói đến giá trị văn hóa truyền thống (GT VHTT) là nói đến những giá trị
tương đối ổn định và bền vững của quá khứ đã được đánh giá, thẩm định qua thời
gian, nó được cộng đồng lựa chọn, thừa nhận và bảo tồn, giữ gìn từ đời này sang
đời khác, là những yếu tố cốt lõi cần phải bảo vệ và phát triển tiếp nối trong xã
hội hiện đại.
Vì vậy, theo cách hiểu chung nhất, giá trị VHTT là toàn bộ các giá trị vật
chất, tinh thần của quá khứ mang giá trị lịch sử - văn hoá, khoa học, thẩm mỹ
do con người sáng tạo ra và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
trong quá trình phát triển của lịch sử. Giá trị VHTT được kết tinh và lưu
truyền thông qua các DSVH vật thể và DSVH phi vật thể:
Di sản văn hóa vật thể truyền thống là sản phẩm vật chất có giá trị lịch
sử - xã hội, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ bao gồm: các di tích lịch sử - xã
hội, danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật… mang trong lịng nó
bản sắc dân tộc của một thời đã qua trong lịch sử.
Di sản văn hóa phi vật thể truyền thống là sản phẩm tinh thần của quá
khứ gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và khơng gian văn hố liên
quan có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng,


12
không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Như vậy, giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai được hiểu bao
gồm các chuẩn mực giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được người Gia Rai sáng
tạo từ lâu đời, mang tính bền vững và được trao quyền từ đời này sang đời khác,
tạo nên sự đa dạng, phong phú và bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Gia Rai.
1.1.1.2. Đặc điểm giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai
Một là, người Gia Rai thuộc dịng Nam đảo với ngơn ngữ hệ Malayo

Polinẽia, sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai (90%), một bộ phận
ở tỉnh Kom Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đăk Lăk (4%). Khoảng vài ngàn người
Gia Rai sinh sống tại khu vực Ratanakiri, Campuchia. Theo tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 2009, người Gia Rai ở Việt Nam có dân số 411.275 người, cư trú tại
47 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Gia Rai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai
(372.302 người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Gia Rai tại
Việt Nam), ngồi ra cịn có ở Kon Tum (29.606 người), Đăk Lăk (19.129 người).
Đây là dân tộc bản địa có số dân đơng nhất Tây Nguyên.
Hai là, người Gia Rai có 5 nhóm gồm: Gia Rai Chor, Mơ thu, A rap, Tơ
Boăn và Hơ Đung. Cũng như các dân tộc khác ở vùng Tây Nguyên, người
Gia Rai tồn tại bản sắc văn hóa của riêng mình và đồng thời có dấu ấn ảnh
hưởng văn hóa của các dân tộc anh em lân cận trong vùng. Trong những năm
qua, Đảng và Nhà nước đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm và phát
huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai, đóng góp và làm
phong phú thêm cho nền văn hóa Việt Nam. Đối với cộng đồng người dân tộc
Gia Rai hiện nay, vẫn còn lưu giữ một kho tàng văn hóa dân gian về các lễ hội
truyền thống; lưu giữ, kể cho nhau nghe rất nhiều truyện cổ tích và rất nhiều
câu chuyện kể, thơ, ca khúc, điệu múa, sử thi dân gian được lưu truyền cho
các thế hệ theo hình thức truyền miệng. Các thể loại văn học như truyện kể,
thơ ca, sử thi…mang tính nhân văn sâu sắc, triết lý xã hội, giáo dục con người
sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương ông cha đi trước và nhất là giáo


13
dục ý thức tự tơn dân tộc, giữ gìn và phát huy các GTVH đặc sắc của dân tộc
mình. Cồng chiêng, Trống…của người Gia Rai truyền tải nhiều cảm xúc tâm
trạng khác nhau đến người nghe và nó được xem là yếu tố không thể thiếu
trong đời sống tinh thần của người Gia Rai, đặc biệt văn hóa cồng chiêng là
tiếng nói của tâm linh, tâm hồn của con người để diễn tả niềm vui, nỗi buồn
trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày với ngôn ngữ và sắc

thái âm nhạc đặc trưng (trong đó chiêng Knă và Arap là hai loại nhạc cụ đặc
trưng của người Gia Rai).
Ba là, những món ăn đậm nét văn hóa ẩm thực truyền thống của những
con người gắn bó với núi rừng như: Thức ăn chính là cơm tẻ, muối giã ớt,
canh rau rừng có thể trộn thêm tép, thịt, cà đắng, cá thịt nướng… Đặc sản của
người Gia Rai là canh lá mì nấu với cá khơ…Thức uống thì có rượu ghè
(rượu cần) được làm từ nguyên liệu là men bắp, có lá chuối, có lúc thì men
làm từ cơm, có thêm vỏ trấu…
Bốn là, về trang phục: Đàn ông xưa ở trần hoặc mặc áo chui đầu, mở
ngực (ngắn tay) và đóng khố, phụ nữ mặc áo chui đầu, không xẻ và váy với
các màu chủ đạo; đen, đỏ, trắng… xen thêm hoa văn Gia Rai. Trang phục này
cũng được dùng trong các lễ hội của bôn, làng và các dịp trọng đại như là lễ
cưới hỏi, ngày nay ngoài trang phục truyền thống được mặc trong các lễ hội
thì ngày thường người Gia Rai mặc quần áo âu phục được bán ở chợ.
Năm là, về quan hệ xã hội: được chia như sau: làng (Plei). Mỗi làng là
một đơn vị xã hội - văn hoá chỉnh thể. Làng gồm các hộ gia đình, có hội đồng
già làng và đứng đầu là chủ làng (Pơ tao, Pơ tâu). Nguyên tắc sống ở làng là
công bằng dân chủ. Cá nhân tôn trọng cộng đồng, luật tục của làng và cộng
đồng làng tôn trọng mỗi cá nhân. Việc chung của làng hay việc riêng của cá
nhân, gia đình được mọi người quan tâm và tự giác đóng góp, tham gia.
Người Gia Rai hiếu khách, chăm lo lao động, ghét thói làm biếng, ăn cắp; tôn
trọng quyền khai phá ban đầu và tài sản cá nhân. Họ sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ
người khác nhưng ăn cắp, dù là vật không giá trị gì là điều cấm kị.


14
Cũng như các dân tộc khác, người Gia Rai là chủ nhân của kho tàng văn
hoá văn nghệ dân gian đặc sắc và độc đáo. Đó là một thực thể sống và là bộ
phận quan trọng làm nên văn hoá tộc người. Văn học dân gian gồm có các thể
thoại: sử thi, truyện cổ ngụ ngôn, truyện cười, câu đố… Nhằm giải thích các

hiện tượng tự nhiên, xã hội; ca ngợi những anh hùng khai sáng; bài học về
kinh nghiệm sống, đấu tranh, lao động sản xuất…
Nói đến lễ hội Gia Rai gồm các hội sau: Lễ hội nông nghiệp gồm có lễ
plách hma (thức ruộng, rẫy) khi lúa thì con gái, địa điểm trên rẫy, lễ nhập lúa
vào kho. Tiếp đến là lễ hội đời người: lễ đặt tên, lễ thổi tai, các lễ cưới hỏi,
tang ma … lễ pthi. Rồi có thêm lễ hội cộng đồng: dựng làng, cúng nhà rông,
mừng chiến thắng. với một số lễ hội lớn, quan trọng như mừng nhà rông,
pthi… dân làng tổ chức ăn trâu (đâm trâu) đêm trước đâm trâu, người ta
“khóc tiễn trâu”, đây là mộ giá trị văn hố tộc người Gia Rai. Ngồi ra cịn có
lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng cũng nổi tiếng và đặc trưng của người Gia
Rai. Trong những buổi lễ hội đó thì đám trai làng, gái làng và cũng có thể là
trai gái làng khác qua chơi, nhảy Soang… là nơi trai gái hẹn hò nhau.
1.1.1.3. Vai trò giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai
Văn hóa truyền thống của người Gia Rai đóng vai trị là nền tảng tinh
thần gắn kết người dân trong làng thành một cộng đồng bền chặt. Nhờ văn
hóa mà người dân Gia Rai nhận thức đúng đắn được thế giới khách quan và
rèn luyện những đức tính tốt đẹp. Những nét đẹp trong văn hóa chuẩn mực xã
hội của người Gia Rai được thể hiện qua cách ứng xử cộng đồng làng, họ tộc
và gia đình như tình yêu quê hương, đất nước, yêu lao động, gắn bó với núi
rừng. Đồng thời, nó được thể hiện qua cách ứng xử cùng với tình cảm quý
mến khác như mến khách cùng với tình cảm chân thành, mộc mạc và tôn
trọng người già của người Gia Rai.
Văn hóa truyền thống cịn là động lực của sự phát triển xã hội. VHTT là
những giá trị tinh hoa mang nét đặc trưng được trải dài trong suốt quá trình
lịch sử của dân tộc. Những bản sắc văn hóa riêng đó trở thành nếp sống, trở


15
thành chuẩn giá trị được người Gia Rai giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Đó là những nét đẹp trong truyền thống sản xuất, trong

trang phục, lễ hội, nghệ thuật và ngay cả trong đời sống tâm linh của người
Gia Rai ở Tây Nguyên. Mọi sự phát triển của đời sống người Gia Rai do họ
quyết định và chính những GTVH dân tộc là sản phẩm của người Gia Rai,
nên những bản sắc văn hóa dân tộc là yếu tố tạo nên sự phát triển của dân tộc.
Văn hóa truyền thống là cái nơi để giao lưu và kết nối các thế hệ trong
cộng đồng. GT VHTT của mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng hình
thành trong quá trình lịch sử phát triển hào hùng của dân tộc. Nhờ có VHTT
mà người Gia Rai vẫn còn những nét giá trị riêng trong văn hóa, họ khơng bị
hịa lẫn vào nền văn hóa của dân tộc khác. VHTT giúp các thế hệ trong làng
có thể kết nối cộng đồng trong những lần sinh hoạt lễ hội. Những lễ hội đặc
sắc không chỉ là dịp để giao lưu sinh hoạt văn hóa tinh thần, nhu cầu tâm linh
mà còn là nơi để người Gia Rai củng cố ý thức, giáo dục truyền đạt những
kinh nghiệm sản xuất. Qua đó, văn hóa mà người dân có thể học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau, là cái nơi trao đổi văn hóa của người tại chỗ nhằm lưu giữ
bản sắc văn hóa của địa phương.
Tóm lại, VHTT chính là nền tảng, động lực của sự phát triển của người
Gia Rai. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc của người Gia Rai là yếu tố kết
nối thế hệ, tạo ra động lực tinh thần cho sự hòa nhập trong xã hội và tham gia
sản xuất trong công cuộc đổi mới đất nước trong xã hội hiện nay.
1.1.2. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Gia
Rai – quan niệm, nội dung, phương pháp và vai trò
1.1.2.1. Quan niệm về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
của người Gia Rai
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, “bảo tồn” có nghĩa là giữ lại
khơng để cho nó mất đi. Cơng ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của
UNESCO giải thích rằng bảo tồn là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng
tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hóa, bảo


16

vệ, phát huy, củng cố, truyền dạy, đặc biệt là thơng qua hình thức giáo dục chính
thức hoặc khơng chính thức cũng như việc làm sống lại các phương diện khác
nhau của loại hình di sản này. Quan điểm về bảo tồn giá trị VHTT của dân tộc
đã được các nhà khoa học nghiên cứu theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Tuy
nhiên, các nhà khoa học đều cho rằng tùy thuộc vào nhóm VHTT mà đưa ra các
quan điểm bảo tồn khác nhau để vừa giữ được những giá trị nguyên gốc nhưng
vẫn phát huy được giá trị của nó trong xã hội đương đại.
Bảo tồn GTVHTT của người Gia Rai được hiểu là các nỗ lực nhằm bảo
vệ và giữ gìn, lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Gia Rai.
Phát huy GTVHTT của người Gia Rai có nghĩa là những hành động
nhằm đưa những GTVHTT tốt đẹp của người Gia Rai vào thực tiễn xã hội,
tạo ra nguồn nội lực, tiềm năng, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang
lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện mục tiêu văn
hóa đối với sự phát triển của xã hội.
Bảo tồn và phát huy GTVHTT, các DSVH của dân tộc là một trong hai
nội dung cơ bản nhất của kế thừa trong phát triển của văn hóa bởi vì khơng
bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc thì văn hóa khơng tồn tại và phát triển
đúng với bản chất của nó. Bảo tồn và phát huy GTVHTT là một quá trình
thống nhất biện chứng giữa lọc bỏ và kế thừa, giữa tiếp thu và phê phán, giữa
bảo tồn và phát huy, giữa cải tạo và xây dựng... các GTVHTT để xây dựng và
phát triển cái mới, cái tiến bộ của nền văn hóa mới.
1.1.2.2. Nội dung về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
của người Gia Rai
Nhận thức được vai trò, vị trí to lớn của văn hóa đối với sự phát triển
của địa phương, các cấp ủy đảng và chính quyền trên địa bàn đã triển khai các
văn bản của Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII)
như: Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 (khóa
IX), Nghị quyết số 23- NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây
dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới, Kết luận số 83-



17
KL/TW của Ban Bí thư về tình hình lễ hội, tâm linh, ngoại cảm, Kết luận số
51- KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư “Về chống
sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã
hội”… Trên tinh thần các quan điểm trên của Đảng thể hiện trong các chỉ thị,
nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, các địa phương đã
lãnh đạo và ban hành, cụ thể hóa thành nhiều chương trình, kế hoạch về xây
dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân
tộc, trong đó có dân tộc Gia Rai phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Thứ nhất, bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể, sưu tầm các hiện vật văn
hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai, tổ chức trưng bày, phục vụ tham quan,
nghiên cứu văn hóa, phát huy nét đặc trưng văn hóa dân tộc trong quy hoạch
và xây dựng đơ thị, xây dựng các cơng trình cơng cộng.
Thứ hai, điều tra, sưu tầm các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc,
chú trọng đến văn hóa phi vật thể của dân tộc bản địa gồm: giá trị văn hóa về
đạo đức, lối sống, văn hóa tín ngưỡng – tơn giáo; văn học dân gian; âm nhạc
dân gian; nghệ thuật kiến trúc và trang trí dân gian; trang phục truyền thống;
nghệ thuật múa dân gian; lễ hội dân gian; luật tục Gia Rai … Xây dựng và
triển khai thực hiện một số đề án ứng dụng, bảo tồn, phát huy vốn VHTT của
các dân tộc trong đời sống xã hội, động viên cổ vũ toàn dân phát triển kinh tế,
xây dựng cuộc sống ấm no, giàu đẹp. Có kế hoạch để khơi phục văn hóa cồng
chiêng, lễ hội trong đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, chữ viết các
dân tộc thiểu số, trước hết là chữ viết của dân tộc Gia Rai. Trên cơ sở đó, đẩy
mạnh việc biên soạn sách giáo khoa, đào tạo giáo viên là người đồng bào dân
tộc thiểu số, nhất là giáo viên mẫu giáo, tiểu học để đảm bảo việc dạy và học
cho con em, nhằm bảo tồn văn hóa chữ viết và ngơn ngữ của dân tộc thiểu số,
đặc biệt là dân tộc thiểu số tại chỗ.



18
1.1.2.3. Phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
của người Gia Rai
Giá trị văn hóa truyền thống của người Gia Rai là hệ thống những giá trị
văn hóa do chính cộng đồng tộc người Gia Rai tạo ra và là sản phẩm của
người Gia Rai bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: văn hóa vật chất, văn hóa
tinh thần, văn hóa thiết chế xã hội…
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết Trung
ương 9 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc “Xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước”; được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ VH, TTDL, Ủy ban Dân tộc
Chính phủ, trong những năm qua, tại các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai nhiều
kế hoạch, chương trình phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương
trong thị xã trên lĩnh vực văn hóa. Trong đó chú trọng nhất đến việc nghiên
cứu, sưu tầm, khôi phục, phục dựng và bảo tồn, phát huy các DSVH vật thể
và phi vật thể của các dân tộc thiểu số. Đây là điều kiện tốt cho các dân tộc tại
chỗ ở Tây Nguyên nói chung và dân tộc Gia Rai ở Tây Nguyên nói riêng bảo
lưu được vốn văn hố truyền thống q giá của mình để lưu truyền cho con
cháu đời sau.
Một là, phục dựng nguyên mẫu truyền thống các cơng trình kiến trúc dân
gian như: nhà ở tiêu biểu của người Gia Rai, các loại hình văn hóa vật chất
gắn với đời sống như: Trang phục, trang sức, đồ dùng sinh hoạt trong gia
đình, dụng cụ lao động sản xuất truyền thống, nhạc cụ. Những loại tài sản
mang tính phi sản xuất như: Chiêng, nồi đồng… đã góp phần làm phong phú
thêm bản sắc văn hóa của địa phương.
Về nhà sàn: Mặc dù trải qua thời gian và sự hội nhập của nền kinh tế thị
trường làm cho cuộc sống của người Gia Rai có nhều thay đổi nhưng họ vẫn
giữ được nhà sàn truyền thống để tạo nên nét riêng của dân tộc mình. Một số

làng được Nhà nước hỗ trợ theo chương trình 134 xây cho ngôi nhà xây kiên
cố nhưng họ vẫn dựng một ngơi nhà sàn phía sau để ở. Vì cuộc sống của họ


19
luôn gắn liền với nhà sàn từ sinh hoạt hàng ngày cho đến lễ Tết hay cúng bái.
Đây chính là phong tục gắn kết cộng đồng dân cư và cũng là niềm tự hào của
dân tộc Gia Rai.
Về trang phục: người Gia Rai có trang phục đơn giản khơng cầu kỳ
nhưng khá độc đáo. Hiện nay, việc mặc trang phục truyền thống của người
Gia Rai chủ yếu trong các ngày hội, dịp lễ truyền thống, tết. Ngoài ra chị em
phụ nữ ở một số làng vẫn sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Về bảo tồn và phát triển ngành, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc
Gia Rai: hiện nay, nghề dệt, đan lát, làm rượu cần, nghề rèn… vẫn được lưu giữ
ở mỗi làng nghề truyền thống mang bản sắc văn hóa đặc trưng của người Gia
Rai; vẫn cịn nhiều nghệ nhân lưu giữ được những bí quyết nghề truyền thống và
duy trì sản xuất. Việc phát triển các nghề truyền thống của người Gia Rai giúp
lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác.
Ngành nghề truyền thống dân tộc Gia Rai có rất lâu đời, với cơ cấu đa dạng và
phong phú như: nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát, nghề làm rượu cần…. Các
ngành nghề truyền thống khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế địa
phương mà cịn là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo trong cộng
đồng dân tộc. Các sản phẩm từ ngành, nghề truyền thống luôn bao gồm cả nội
dung giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao.
Chính vì vậy việc bảo tồn phát triển ngành nghề truyền thống dân tộc Gia Rai
luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm.
Việc phát triển các nghề truyền thống của người Gia Rai giúp lưu giữ
những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác. Qua
đó, thể hiện vun đúc cho những tài năng nghệ thuật với những sản phẩm mang
bản sắc riêng nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của các dân tộc Việt Nam nói

chung và của người Gia Rai nói riêng.
Hai là, giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu: Đã tiến hành nghiên cứu,
sưu tầm, thống kê các phong tục tập quán; các loại hình lễ hội; trị chơi dân
gian; âm nhạc; nghệ thuật... Khơi phục lại được nghề dệt truyền thống của


×