Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Xây dựng phong cách ứng xử cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình hiện nay theo phong cách hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN NGỌC ANH

XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở HUYỆN ĐƠNG HƯNG,
TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ HỒ CHÍ MINH HỌC

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN NGỌC ANH

XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CHO
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở HUYỆN ĐƠNG HƯNG,
TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH


Ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 8310204

LUẬN VĂN THẠC SĨ HỒ CHÍ MINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Đình Năm

HÀ NỘI, 2022


XÁC NHẬN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CHÌNH SỬA

Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày…….tháng…..năm 2022
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Doãn Thị Chín


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới
sự hướng dẫn của TS. Lê Đình Năm. Các nhận định nêu ra trong luận văn là
kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc, độc lập của bản thân tác giả luận
văn trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, kế thừa các cơng trình khoa học. Luận
văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học.
Hà Nội, ngày…….tháng…..năm 2022
Tác giả

Nguyễn Ngọc Anh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH ............................ 14
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................. 14
1.2. Đặc trưng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh ....................................... 22
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 49
Chương 2: VẬN DỤNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH VÀO
XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG
VIÊN Ở HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY ............ 50
2.1. Những nhân tố tác động đến phong cách ứng xử của đội ngũ cán bộ,
đảng viên ở huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay ........................... 50
2.2. Thực trạng phong cách ứng xử của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh ............. 55
2.3. Giải pháp xây dựng phong cách ứng xử cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay theo phong cách Hồ Chí
Minh ............................................................................................................ 74
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 96
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 105
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 124


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ khảo sát sự đánh giá những ứng xử tốt của cán bộ, đảng
viên huyện Đơng Hưng dưới góc nhìn của người dân...................... 57
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ khảo sát sự đánh giá những ứng xử tốt của cán bộ, đảng viên
huyện Đông Hưng dưới góc nhìn của chính mỗi cán bộ, đảng viên ....... 58

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ sự đánh giá của người dân về những mặt chưa tốt trong
phong cách ứng xử của cán bộ, đảng viên ở huyện Đông Hưng, tỉnh
Thái Bình trong q trình cơng tác ................................................... 59
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ sự đánh giá của chính cán bộ, đảng viên ở huyện Đơng
Hưng, tỉnh Thái Bình về những mặt chưa tốt trong phong cách ứng
xử của bản thân trong q trình cơng tác .......................................... 59
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ đánh giá phong cách ứng xử của cán bộ, đảng viên ở
huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay của người dân. ............ 65
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ khảo sát người dân về vấn đề đặt ra trong xây dựng
phong cách ứng xử của cán bộ, đảng viên ở huyện Đơng Hưng, tỉnh
Thái Bình hiện nay ............................................................................ 71
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ khảo sát về phương thức tiếp cận Chị thị 05/CT-TW của
Bộ Chính trị ban hành ngày 15/5/2016 của cán bộ, đảng viên ở huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay ............................................... 71


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, trong tính hiện thực, bản chất
của con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, tức là con người luôn
nằm trong những mối giao tiếp bắt buộc với thế giới xung quanh. Thông qua
thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói trong các tình huống xác định có thể hiểu được
phong cách ứng xử của một người như thế nào và đó là những điều cần được
rèn dũa nhằm xây dựng văn hóa ứng xử phù hợp. Qua cách ứng xử, chúng ta
biết được bản chất của một người. Do đó, điều này quyết định một phần rất
lớn đến sự thành công của mỗi cá nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa kiệt xuất, là một tấm gương
mẫu mực về đạo đức, lối sống, phong cách ứng xử để tất cả chúng ta học tập

và noi theo. Phong cách ứng xử của Người là tổng hòa tất cả sự tinh tế, khôn
khéo, tế nhị, lịch thiệp, đậm nét Á Đông truyền thống nhưng cũng mang
phong cách hiện đại của phương Tây. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ, tiếp
xúc với bao nhiêu con người và luôn để lại ấn tượng tốt đẹp sâu sắc cho họ.
Từ sự gặp gỡ ấy, phong cách ứng xử của Người đã được hình thành và hoàn
thiện lên tầm nghệ thuật, mang đầy đủ tính chân - thiện - mỹ, chứa đựng
những giá trị nhân văn nhất, đẹp đẽ như nhân cách của Người. Chính vì vậy
mà nó có sức mạnh cảm hóa, khiến mọi người ngưỡng mộ, thôi thúc họ làm
những điều tốt, phấn đấu hướng tới những điều tích cực; đẩy lùi cái xấu, cái
giả, cái ác trong mối quan hệ giữa con người với con người.
Nhận thấy giá trị to lớn di sản của Người nói chung, phong cách Hồ
Chí Minh nói riêng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức,
phong cách của con người Việt Nam, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị
ngày 15/5/2016 về việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” để tiếp tục triển khai sâu rộng trong toàn Đảng,
toàn dân ta, nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong xây dựng Đảng;
nhằm xây dựng Đảng chân chính, trong sạch, vững mạnh, khơng ngừng nâng


2

cao năng lực của bản thân và củng cố niềm tin của nhân dân. Vì vậy, nghiên
cứu và vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là một việc làm vơ cùng có
ý nghĩa và thiết thực, nhất là đối với việc xây dựng phong cách ứng xử cho
cán bộ, đảng viên - những người tiên phong, hình tượng mẫu mực trong văn
minh ứng xử. Đó chính là vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Những năm gần đây ở huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình, cơng tác giáo
dục chính trị tư tưởng được tăng cường, tập trung đổi mới nội dung, hình thức
và phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; chú trọng bồi
dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó cịn

đặc biệt chú ý gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “về tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ” và Kết luận số 01-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa
XIII. Thực tế cho thấy, phần lớn các cán bộ, đảng viên huyện Đơng Hưng có
ứng xử đúng mực, trách nhiệm với cơng việc, giao tiếp ứng xử có văn hóa, tạo
mối quan hệ tốt đẹp với người dân, nâng cao uy tín của Đảng trong nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn những hạn chế của một bộ phận khơng nhỏ
như hành vi ứng xử chưa tốt, chưa nề nếp và đơi khi mang tính hình thức.
Một số cán bộ, đảng viên khi làm việc trực tiếp với nhân dân chưa nêu cao
tinh thần vì dân phục vụ, có thái độ hách dịch và thiếu văn hóa với nhân dân
làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cán bộ, đảng viên. Ngoài ra, những mặt trái
của cơ chế thị trường đang tác động hằng ngày hằng giờ tới đạo đức, văn hóa
của mỗi con người thì việc đưa ra giải pháp nâng cao việc học tập, xây dựng
phong cách ứng xử Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên là vấn đề cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Xây dựng phong cách
ứng xử cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình.


3

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về phong cách, phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là di sản vơ cùng q báu
của tồn Ðảng, tồn dân ta. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng, đạo đức,
phong cách của Hồ Chí Minh ln được chú trọng và đẩy mạnh. Một số cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu thể hiện rõ nét về phong cách và phong cách ứng
xử của Hồ Chí Minh dưới nhiều góc nhìn như:

Cuốn sách Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa của tác giả Đào Phan (Nhà
xuất bản Văn hóa thơng tin, 2005). Cuốn sách kết cấu gồm có 5 chương: Hồi
tưởng về một dự báo; Nền văn hoá mới; Triết nhân và nghệ sĩ; Chiến lược con
người - nhà giáo dục; Truyền thống và hiện đại. Qua 5 chương sách, với hàng
trăm dẫn chứng cụ thể và sinh động, tác giả đã chứng minh được rằng Hồ Chí
Minh là một danh nhân văn hoá ở tầm nhân loại với phong cách ứng xử cao đẹp,
là tấm gương mẫu mực luôn tỏa sáng với mọi người xung quanh.
Cuốn sách Hồ Chí Minh sự hình thành một nhân cách lớn của tác giả
Trần Thái Bình (Tái bản lần thứ 4, Nhà xuất bản Trẻ, 2005), tập trung làm rõ
Hồ Chí Minh là một nhân cách lớn, thể hiện trong một hệ thống phong cách:
phong cách ứng xử, phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn
đạt… Tuy không viết theo trình tự thời gian nhưng tác phẩm là câu trả lời cho
các câu hỏi: Nhân cách Hồ Chí Minh đã được hình thành nên như thế nào;
Người đã tự rèn đúc cho mình một nhân cách cao quý và tạo dựng nên một sự
nghiệp anh hùng, một thời đại mới bằng cách nào và nhờ đâu mà hệ thống
phong cách của Người hài hòa, tự nhiên, trở thành một lối sống đẹp.
Trong cuốn Bác Hồ con người và phong cách của tác giả Nguyễn Văn
Khoan (Nhà xuất bản Trẻ, 2008), tuyển tập 112 câu chuyện, hồi ức được ghi
chép lại, kể về những kỉ niệm trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó
làm nổi bật con người và phong cách của Người. Từ đó ta thấy một con người


4

luôn gần gũi, quan tâm tới đồng bào, chiến sĩ, làm nổi bật phong cách ứng xử
Hồ Chí Minh.
Cuốn sách Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh của Đặng Xuân
Kỳ (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010). Tác giả làm rõ phong cách Hồ
Chí Minh được hình thành từ những ngày đầu bơn ba tìm đường cứu nước và
phát triển trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Người

cùng những nội dung, giá trị của hệ thống phong cách Hồ Chí Minh, sức
mạnh tỏa ra từ phong cách Hồ Chí Minh - điều đã chinh phục hàng triệu trái
tim, khối óc con người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trong cuốn sách này, tác
giả trình bày một phần riêng đề cập về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Đây
là một tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo trong quá trình hồn thành
luận văn.
Cuốn sách Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh của tác giả Cao Hải Yến (Nhà
xuất bản Văn hóa thơng tin, 2010), nghiên cứu về con đường hình thành và
phát triển văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh và định hướng phát huy giá trị văn
hóa ứng xử Hồ Chí Minh. Văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh có sự kế thừa từ
những giá trị tích cực của lối sống, cách ứng xử truyền thống Việt Nam, là sự
phản ánh nhân cách siêu việt, trí tuệ lỗi lạc cùng tâm hồn vị tha và đạo đức
trong sáng của một vĩ nhân đã chung đúc trong đó cả tinh thần dân tộc và thời
đại. Do vậy, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đã trở thành chuẩn mực để mỗi
người học tập và noi theo.
Trong cuốn Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh của tác giả Hồng Chí Bảo
(Nhà xuất bản Hà Nội, 2013), đã giới thiệu 5 chuyên đề nghiên cứu tư tưởng,
đạo đức Hồ Chí Minh với những nội dung cơ bản và giá trị to lớn để từ đó
chúng ta học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Nội dung gồm:
Thứ nhất, văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh - Một kiểu mẫu văn hóa đạo đức;
thứ hai, ba vấn đề lớn cần quan tâm trong cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thứ ba, “Sửa đổi lối làm việc” - Tác


5

phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền; thứ tư, về
hoàn cảnh ra đời, giá trị và ý nghĩa của tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách
mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thứ năm,
minh triết Hồ Chí Minh về đạo đức… Qua những nội dung đó, tác giả đã đề

cập đến phong cách ứng xử Hồ Chí Minh qua cách ứng xử đạo đức của Người.
Cuốn sách Phong cách làm việc Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực
tiễn của các tác giả: Phạm Ngọc Anh (chủ biên), Vũ Văn Thuấn, Đặng Văn
Thái, Lê Thị Thu Hồng, Nguyễn Xuân Trung (Nhà xuất bản Công an nhân
dân, 2015), đã trình bày một cách hệ thống phong cách làm việc Hồ Chí Minh
như khái niệm, đặc trưng phong cách làm việc, giá trị lý luận và thực tiễn
phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Trong cuốn sách này, các tác giả đã tiếp
cận, nghiên cứu phong cách ứng xử Hồ Chí Minh dưới góc độ ứng xử đối với
công việc.
Cuốn sách Những mẩu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh (Nhiều tác
giả, Nhà xuất bản Thanh niên, 2016), thể hiện phong cách rất giản dị, gần gũi
nhưng thật tinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những mẩu chuyện rất đời
thường. Nhờ vậy, ta hiểu sâu sắc về phong cách Hồ Chí Minh theo nhiều khía
cạnh: phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong
cách ứng xử, phong cách sinh hoạt,... Lối sống, tác phong quần chúng của
Người luôn là chuẩn mực nhân cách người cách mạng nhưng lại không hề xa
lạ với mỗi con người bình thường để chúng ta học tập và noi theo.
Tác phẩm Bác Hồ viết Di chúc và di chúc của Bác Hồ - Hồi ký của Thư
ký Vũ Kỳ (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2019), trong phần Bác Hồ viết Di chúc đã
thuật lại cuộc sống hằng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh những tháng ngày
Người bắt đầu viết di chúc từ năm 1965. Phần này đã bộc lộ rõ nét phong cách
ứng xử Hồ Chí Minh với chính bản thân, với người khác từ đồng chí, anh em
đến đồng bào, với từng việc thấm đậm sự chân thành, bình dị và hịa nhã. Tác
phẩm này cũng là góc nhìn của Thư ký Vũ Kỳ, sự nhận định và đánh giá của


6

ông về cách đối nhân xử thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuốn Phong cách Hồ Chí Minh - ứng xử do Lâm Mộc biên soạn (Nhà

xuất bản Thanh niên, 2020), gồm nhiều câu chuyện nhỏ về Chủ tịch Hồ Chí
Minh để thấy được sự chân thành, bình dị, khiêm tốn, yêu thương, tôn trọng,
khoan dung, độ lượng của Người trong cách ứng xử.
Liên quan đến vấn đề này đã có một số luận văn, luận án được thực
hiện ở các cơ sở đào tạo, như:
Phong cách ứng xử chính trị Hồ Chí Minh - giá trị lí luận và thực tiễn
của tác giả Đoàn Thị Nguyệt (Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học, Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019). Tác giả đưa
ra khái niệm, cơ sở hình thành và những đặc trưng phong cách ứng xử Hồ Chí
Minh, từ đó rút ra những giá trị về lí luận và thực tiễn trong phong cách ứng
xử của Người.
Phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh của tác giả Nguyễn Văn Tuyên (Luận án tiến sĩ Hồ Chí Minh học,
Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 2019). Tác giả góp phần tổng hợp và khái quát được cơ sở hình
thành, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam.
Phân tích được hệ giá trị tiêu biểu, cốt lõi của con người Việt Nam và phương
pháp phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí
Minh. Trong hệ giá trị tiêu biểu của con người Việt Nam, tác giả đã thể hiện
khá rõ phương pháp, cách ứng xử của người Việt Nam trong lịch sử từ đó đề
ra giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Xây dựng phong cách ứng xử của cơng an nhân dân hiện nay theo
phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Đinh Bá Âu (Luận án tiến sĩ Hồ Chí
Minh học, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2019). Tác giả đã khái quát được những nội dung về
phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, thực trạng phong cách ứng xử của lực


7


lượng công an nhân dân và những vấn đề đặt ra. Đề xuất một số giải pháp xây
dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân hiện nay theo phong cách Hồ
Chí Minh.
Ngồi ra, một số bài báo tiêu biểu về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
trên các Tạp chí như: Phong cách ứng xử ngoại giao Hồ Chí Minh của tác giả
Lường Thị Lan (Tạp chí Lịch sử Đảng số tháng 5/2014), Học và làm theo
phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh của tác giả Cao Hải Yến (Tạp
chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 10/2016), Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
của tác giả Mạch Quang Thắng (Tạp chí Quốc phịng tồn dân, số tháng
2/2017), Học tập và làm theo phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
của tác giả Phạm Thị Nhung (Tạp chí Xây dựng Đảng, số tháng 2/2017)…
Các tác giả trên đều đã nghiên cứu về tổng thể đạo đức hoặc phong
cách Hồ Chí Minh, trong đó phong cách ứng xử chỉ là một trong những nội
dung được nhắc tới với những đặc trưng cụ thể qua từng câu chuyện minh
chứng và có thêm sự phân tích của các tác giả. Dù vậy, các tác giả vẫn luôn
nhấn mạnh rằng việc học tập, rèn luyện theo phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
là điều đặc biệt cần thiết, nhất là đối với các cán bộ, đảng viên. Các cơng trình
nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả nghiên cứu, kế thừa
trong q trình hồn thành luận văn của mình.
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về việc vận dụng phong cách và
phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Tác phẩm Nhân cách Hồ Chí Minh của Mạch Quang Thắng (chủ biên)
(Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010), gồm hai phần: Phần 1, tác giả trình
bày con đường hình thành, phát triển, hồn thiện nhân cách Hồ Chí Minh như
các nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển, hồn thiện nhân cách Hồ
Chí Minh cùng những đặc trưng cơ bản của nhân cách Hồ Chí Minh. Phần 2,
tác giả bàn về giá trị nhân cách Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay và
phương hướng phát huy các giá trị nhân cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc



8

vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh thơng qua cách nói, sự lễ độ, sự
nêu gương của Người.
Cuốn sách Truyện kể về Hồ Chí Minh: Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức của Người, tác giả Hoàng Chí Bảo và Trần Thị Minh Tuyết (Nhà
xuất bản Thơng tin và truyền thông, 2014), tập hợp các câu chuyện về đạo
đức Hồ Chí Minh, trong đó có những câu chuyện thể hiện phong cách ứng xử
tinh tế của Người. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra phần học tập, vận dụng
phong cách, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với tình hình hiện nay.
Trong cuốn Cơng an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ (Nhà
xuất bản Cơng an nhân dân, 2014), đã trình bày về những tấm gương điển
hình tiên tiến ở các địa phương, đơn vị công an trong cả nước trong việc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng
phong cách người chiến sĩ Cơng an nhân dân đẹp trong lòng nhân dân với
mong muốn tiếp tục tuyên truyền, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Ban Tuyên
giáo Trung Ương (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2015), Đây là tập hợp
những mẩu chuyện nhằm hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo Chỉ thị Chỉ thị số 06/CT-TW, để góp phần
nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân
về giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thúc đẩy tạo ra những
chuyển biến trong ý thức tu dưỡng, rèn luyện và hành động theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; góp phần đẩy lùi sự suy thối về chính trị, đạo đức, lối
sống và các tệ nạn xã hội; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố
niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; giáo dục và hướng con
người tới cái chân, thiện, mỹ.
Tác phẩm Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh - đặc trưng và giá trị của
tác giả Đào Đình Tuấn (2016) đã đưa ra quan niệm, những đặc trưng cơ bản và



9

giá trị của phong cách ứng xử chính trị Hồ Chí Minh, từ đó bàn đến phương
hướng vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nhằm giải quyết những vấn đề
đang đặt ra trong nền chính trị Việt Nam và trên thế giới hiện nay.
Trong cuốn Văn hóa, đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh của tác giả
Bùi Đình Phong (Nhà xuất bản Cơng an nhân dân, 2017) đề cập đến văn hóa,
đạo đức Hồ Chí Minh. Dưới góc độ coi đạo đức là một phần của văn hóa, tác
giả bàn đến một số nội dung quan trọng về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
như đặc trưng bản chất tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; những nội dung về
nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; giá trị trường tồn
về tư tưởng và đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bao gồm phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh. Tác giả cũng đề cập đến những hiện tượng suy thoái đạo
đức trong xã hội như vấn đề chống tham nhũng và một số vấn đề khác thuộc
về lĩnh vực văn hóa để từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng, rèn luyện văn hóa,
đạo đức theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có phong
cách ứng xử.
Cuốn sách Phong cách Bác Hồ đến cơ sở của tác giả Hồng Khanh (Nhà
xuất bản Sự thật, 2018) được viết theo lời kể của các đồng chí được sống và
làm việc cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiều năm. Nhà báo Hồng Khanh
đã ghi lại những câu chuyện Bác Hồ đi thăm cơ sở, mỗi câu chuyện đều thể
hiện phong cách giản dị, gần gũi nhưng rất tinh tế của Người. Và trong phần
cuối của cuốn sách, tác giả Hồng Khanh đã giới thiệu một số tấm gương học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình Người về
với cơ sở. Họ đều là những cán bộ, đảng viên ở cơ sở đã học tập và thực hiện
theo đúng phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất gần gũi, bình dị
và u thương con người, luôn chăm lo cho đời sống nhân dân.
Cuốn Phong cách ứng xử của Bác Hồ do Phan Tuyết sưu tầm, tuyển

chọn (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2018) gồm hai phần: Phần 1 là các bài báo về
nội dung, giá trị, ý nghĩa của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, đồng thời đưa


10

ra thực trạng, giải pháp học tập và làm theo phong cách ứng xử của Người;
phần 2 là các câu chuyện kể về phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
để thơng qua các câu chuyện đó, người đọc có thể hiểu hơn về những bài viết
trong phần 1. Đây là nguồn tài liệu phong phú cho tác giả tham khảo trong
q trình thực hồn thành luận văn.
Luận văn thạc sĩ Triết học của Nguyễn Thị Ngọc Lan với đề tài Phong
cách Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiện
nay (2019), chương 2 đã nghiên cứu việc vận dụng và nguyên nhân những
thành tựu đạt được trong việc vận dụng phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ
thành phố Đà Nẵng hiện nay. Qua đó, có thể tham khảo những yếu tố chung tác
động đến phong cách ứng xử của cán bộ, đảng viên trong bối cảnh hiện nay.
Một số bài viết trên các tạp chí về vấn đề này, tiêu biểu như: Học tập
văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh - giải pháp thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TW của
Bộ Chính trị của tác giả Khuất Trọng Nam (Đăng tải trên trang điện tử của
Học viện Chính trị, ngày 26/09/2018). Học tập và làm theo văn hóa ứng xử
Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ, giảng viên các nhà trường công an nhân
dân của tác giả Nguyễn Thị Thế (Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng
12/2019). Vận dụng phong cách văn hóa ứng xử của Bác vào việc xây dựng
văn hóa trong chi bộ của tác giả Bùi Thị Tuyết Mai (Đăng trên trang điện tử
Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương ngày 9/6/2020)…
Các tác giả trên đã phân tích khá rõ về hệ thống phong cách Hồ Chí
Minh, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, nêu lên thực trạng phong cách
cán bộ, đảng viên nói riêng và về con người Việt Nam nói chung, từ đó
đưa ra các giải pháp vận dụng thích hợp nhằm đẩy mạnh học tập và rèn

luyện theo phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có phong cách ứng xử để
xây dựng nên con người mới, xã hội mới văn minh, hiện đại phù hợp với
thực tiễn hiện nay. Những phân tích và giải pháp trên đây của các nhà
khoa học đã gợi ý cho tác giả luận văn trong việc đề ra các giải pháp cụ


11

thể về xây dựng phong cách ứng xử cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở
huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây
dựng phong cách ứng xử của cán bộ, đảng viên ở huyện Đơng Hưng, tỉnh
Thái Bình theo phong cách Hồ Chí Minh; đề xuất một số giải pháp nhằm xây
dựng phong cách ứng xử của cán bộ, đảng viên ở huyện Đơng Hưng, tỉnh
Thái Bình hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài.
- Phân tích những đặc trưng của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh.
- Khảo sát thực trạng phong cách ứng xử của cán bộ, đảng viên ở huyện
Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh.
- Luận văn đề xuất giải pháp xây dựng phong cách ứng xử của cán bộ,
đảng viên ở huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay theo phong cách Hồ
Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh và thực trạng xây
dựng phong cách ứng xử của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở huyện Đơng Hưng,

tỉnh Thái Bình hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh được thể hiện thơng qua các bài nói,
bài viết và thực tiễn hoạt động của Người.
- Thực trạng xây dựng phong cách ứng xử của cán bộ, đảng viên ở
huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình từ 2016 đến nay (Qua khảo sát đội ngũ cán


12

bộ, đảng viên ở các phòng và một số xã của huyện và khảo sát nhân dân trên
địa bàn huyện).
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phong cách,
phong cách ứng xử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Các phương pháp cụ thể như: Lịch sử - logic, phân tích, tổng hợp, so
sánh, quy nạp, diễn dịch, điều tra xã hội học…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn góp phần làm rõ thêm các đặc trưng phong cách ứng xử Hồ
Chí Minh. Qua đó khẳng định giá trị của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đối
với cán bộ, đảng viên hiện nay nói chung và cán bộ, đảng viên ở huyện Đơng
Hưng, tỉnh Thái Bình nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng

dạy về phong cách Hồ Chí Minh nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho lãnh đạo huyện Đông Hưng,
tỉnh Thái Bình nắm được thực trạng phong cách ứng xử của cán bộ, đảng viên
của huyện, đồng thời tham khảo, tiếp tục xây dựng phong cách ứng xử của
cán bộ, đảng viên ở huyện theo phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài đánh giá thực trạng xây dựng phong cách ứng xử của cán bộ,
đảng viên ở huyện Động Hưng, tỉnh Thái Bình theo phong cách ứng xử Hồ
Chí Minh từ năm 2016 đến nay.


13

- Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng phong cách ứng xử
của cán bộ, đảng viên ở huyện Động Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay theo
phong cách Hồ Chí Minh.
8. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.


14

Chương 1
PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Phong cách
Khái niệm phong cách bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ là stylos chỉ cái
que để viết và tiếng Latinh là stylus (stilus) tức phong cách. Sau đó người
Pháp (từ khoảng thế kỉ 15 cho đến cuối thế kỉ 18) đã sử dụng từ style (stile)

với ý nghĩa là bút pháp với những đặc điểm ngôn ngữ và thể loại văn học.
Hiện nay, style được dùng với nghĩa là phong cách.
Theo Từ điển Oxford [94], ý nghĩa phổ biến và nổi bật của phong cách
là cách thức thực hiện điều gì đó một cách đặc biệt, tiêu biểu cho một người,
một nhóm người, địa điểm hay thời điểm và khái niệm phong cách thường
được sử dụng trong văn học, nghệ thuật, thời trang. Phong cách là tổng hòa
tất cả những điểm đặc trưng nghệ thuật của một thời đại, một xu hướng hoặc
một bút pháp cá nhân của người nghệ sĩ có tính nhận diện riêng. Với cách
hiểu này, có thể thấy được các phương diện liên quan chặt chẽ cấu thành nên
phong cách gồm: Thứ nhất, phong cách là sự độc đáo riêng biệt và khơng có
tính lặp lại; thứ hai, phong cách có tính xun suốt và ổn định qua các tác
phẩm của một tác giả hoặc một trào lưu nghệ thuật; thứ ba, phong cách mang
đậm dấu ấn cá nhân. Tuy nhiên, cách hiểu trên là nghĩa hẹp, chỉ rõ những
biểu hiện trong văn học, nghệ thuật.
Trong cuốn Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, tác giả Đặng
Xuân Kỳ cho rằng:
Phong cách còn được hiểu theo nghĩa rộng tức là lề lối, cung
cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành
nền nếp ổn định của một người hoặc của một lớp người, được
thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập,
sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và viết)… tạo nên những giá trị,
những nét riêng biệt của chủ thể đó. [46, tr.153]


15

Với cách hiểu này, chúng ta có thể nói đến phong cách của bất cứ một
người nào, từ một người bình thường cho đến một vĩ nhân.
Trong tác phẩm Góp phần tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh, tác giả Mạch Quang Thắng đưa ra khái niệm về phong cách:

“Phong cách là cái riêng, cái độc đáo, có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn
định của một người hoặc một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt
của cuộc sống.” [89, tr.120]
Từ những quan niệm trên, tác giả tiếp cận về phong cách theo góc độ:
Một là, phong cách có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức. Từ phong
cách có thể đánh giá được đạo đức, nhân cách của một người.
Hai là, phong cách khơng phải là yếu tố bất biến, nó ln chịu tác
động bởi mơi trường xung quanh. Phong cách có đặc điểm gắn với truyền
thống, tập quán, thói quen và do hồn cảnh sống của mỗi người nhưng ln
mang dấu ấn cá nhân rõ rệt.
Ba là, phong cách là cái riêng, độc đáo, mang tính hệ thống, ổn định và
đặc trưng của chủ thể. Phong cách không phải yếu tố bẩm sinh mà được hình
thành bởi sự tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi và định hình qua quá trình sống
của con người.
Tóm lại, phong cách là những thói quen, lề lối, tác phong,… đã trở
thành nề nếp, được hình thành trong quá trình phát triển của con người, thể
hiện trong các mặt của cuộc sống và tạo thành một dấu ấn riêng, những giá trị
riêng của chủ thể đó.
1.1.2. Ứng xử
Từ trước đến nay, ứng xử là một phạm trù được rất nhiều các nhà khoa
học quan tâm, đặc biệt là các nhà xã hội học, tâm lý học. Dưới góc độ sinh
học, các nhà khoa học cho rằng đó là cơ chế “đáp lại kích thích” của hệ thần
kinh. Dưới góc độ xã hội học và tâm lý học, ứng xử lại được khai thác về
phương diện giao tiếp xã hội, giao tiếp giữa con người với con người.


16

Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, “ứng xử” là thể hiện thái độ, hành
động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác. [95,

tr.1023]
Theo Giáo sư Đặng Xuân Kỳ: “Ứng xử chỉ có trong giao tiếp, được thể
hiện bằng ngôn từ, cử chỉ, thái độ, phong thái, phong độ của chủ thể đối với
đối tượng và của chủ thể đối với bản thân mình trong quan hệ với đối tượng.”
[46, tr.184]
Từ các khái niệm trên, ta có thể rút ra những điểm cơ bản về ứng xử ở
con người như sau:
Một là, ứng xử là những phản ứng của con người đối với môi trường
xung quanh. Dó đó, ứng xử mang tính tình huống, bộc lộ cảm nhận của con
người ra bên ngồi thơng qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, sắc thái,…
Hai là, ứng xử là hành vi được thực hiện trong các quan hệ xã hội nhất
định và được điều tiết bởi: chuẩn mực xã hội, trình độ nhận thức chung, thái
độ giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Xét trên phương diện nhân cách thì
bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách cá nhân được thể hiện
qua thái độ, hành vi, cử chỉ,… của chủ thể với những người xung quanh và
yếu tố bên ngoài tác động vào.
Như vậy, từ những quan niệm và phân tích trên, tác giả tiếp cận khái
niệm về “ứng xử” theo góc độ: Ứng xử là phản ứng của con người trước sự
tác động của mơi trường trong một tình huống cụ thể. Ứng xử được biểu hiện
thông qua ngôn từ, cử chỉ, thái độ trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài.
1.1.3. Phong cách ứng xử
Ứng xử là những hành vi, cử chỉ, thái độ,... của con người nảy sinh
trong quá trình giao tiếp với các đối tượng khác. Cách ứng xử qua từng
trường hợp theo thời gian sẽ tạo thành phong cách ứng xử. Con người là tổng
hòa các mối quan hệ xã hội, có nhu cầu giao tiếp cộng đồng, do đó ứng xử là
một hoạt động diễn ra thường xuyên, hằng ngày, ở mọi nơi, mọi thời điểm.


17


Từ những góc độ tiếp cận khái niệm phong cách và ứng xử nêu trên,
tác giả xem xét khái niệm về phong cách ứng xử trên phương diện: Phong
cách ứng xử là cách thức giao tiếp của con người bao gồm thái độ, hành vi,
cử chỉ, cách nói năng,... đã trở thành thói quen, lề lối, tác phong,..., mang tính
đặc trưng và nét riêng của từng cá nhân nhằm đạt kết quả tốt nhất trong các
mối quan hệ xã hội.
Trong q trình giao tiếp sẽ có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra,
chính vì vậy mà việc hình thành một phong cách ứng xử có văn hóa là một
điều vô cùng cần thiết để không những tránh gây phản cảm với đối tượng
giao tiếp mà còn tạo cho đối phương sự tin tưởng.
1.1.4. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
1.1.4.1. Phong cách Hồ Chí Minh
Trước Đại hội VII, Đảng ta thường dùng khái niệm “tác phong” để nói
về “tác phong của Hồ Chủ tịch”. Với cách dùng như vậy, “tác phong” được
hiểu là phong cách của Hồ Chí Minh. Từ Đại hội VII (6/1991), “tác phong”
được thay bằng “phong cách” trong cụm từ “Tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Chỉ thị 05-CT/TW của Đảng ngày 15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nêu rõ: “Phong cách
Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của
Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút,
cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày.”
Từ quan điểm của Đảng, ta có thể rút ra hai vấn đề về phong cách Hồ
Chí Minh như sau:
Thứ nhất, phong cách Hồ Chí Minh nói đến những đặc trưng giá trị
mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng
của Người và những giá trị đó được thể hiện vơ cùng tự nhiên, sinh động, thu



18

hút, có sức cảm hóa trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người.
Thứ hai, phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống chỉnh thể bao gồm:
Phong cách tư duy sáng tạo, độc lập, tự chủ; phong cách diễn đạt giản dị,
ngắn gọn, dễ hiểu; phong cách làm việc dân chủ, khoa học; phong cách ứng
xử tinh tế, nhân văn; phong cách sinh hoạt thanh cao, trong sạch.
1.1.4.2. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Nói đến phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng
giá trị mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, được thể hiện trong quan hệ ứng xử,
tạo nên những giá trị văn hóa cao đẹp của Người.
Từ quan niệm của Đảng về phong cách Hồ Chí Minh và kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, có thể
đưa ra định nghĩa về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh như sau:
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là những giá trị cốt lõi trong tư tưởng,
đạo đức của Người, được thể hiện sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức hút
trong ứng xử hằng ngày, có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn định, tạo nên
giá trị văn hóa cao đẹp của Người, là tinh hoa văn hóa ứng xử của dân tộc
Việt Nam.
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là phong cách ứng xử văn hóa bởi:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh có cách ứng xử rất tự nhiên, bình dị, cởi mở,
chân tình, vừa chủ động, linh hoạt, lại vừa ân cần, tinh tế, lịch lãm đối với
nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em. Dù đối phương là những nguyên thủ
quốc gia, lãnh tụ Đảng hay chỉ là những người nơng dân, cơng nhân bình
thường thì Người vẫn ln chu đáo, quan tâm đến mọi người.
Thứ hai, một trong những nét nổi bật của phong cách ứng xử văn hóa
mà mọi người đều thấy ở Hồ Chí Minh là sự khiêm nhường, nhã nhặn. Đồng
thời Người lúc nào cũng giữ nụ cười thân thiện trên môi, không bao giờ tỏ vẻ
cáu gắt hay khinh thường bất kì ai.



19

Thứ ba, phong cách ứng xử văn hóa của Hồ Chí Minh là phong cách
chứa đựng những giá trị nhân văn nhất của con người, mang đầy tính chân thiện - mỹ. Chính vì vậy, nó có sức cuốn hút là cảm hóa mọi người, tạo nên
sự tin phục, ngưỡng mộ và thôi thúc con người hướng tới cái đẹp, phấn đấu
để ngày càng đẩy lùi và loại trừ được cái giả, cái ác, cái xấu trong quan hệ
giữa người và người, kéo gần quan hệ giữa con người với nhau.
Tóm lại, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa sức cảm
hóa cùng sự lịch thiệp, và đó chính là điều có sức thuyết phục nhất, đặc biệt
nhất, hấp dẫn nhất của Người. Nhờ vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ là
vị lãnh tụ vĩ đại mà cịn là người Bác kính u của tồn thể dân tộc Việt Nam,
khơng ai có thể thay thế được.
1.1.5. Cán bộ, đảng viên
1.1.5.1. Cán bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền khơng tốt,
khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt.
Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn
thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay
cũng khơng thể thực hiện được. [58, tr.68]
Theo luật cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019),
cán bộ được định nghĩa như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước.



×