Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Thành Phần Sâu Hại Và Thiên Địch Tại Huyện Quảng Yên Quảng Ninh.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
-------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA MỘT
SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 7620211

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp: K64-LT-QLTNR
Khóa học : 2019 - 2022

Hà Nội, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu kết quả nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá khóa luận của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2022
Người cam đoan

i



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Lâm
nghiệp, tơi thực hiện khóa luận “Nghiên cứu thành phần sâu hại và thiên
địch một số loài cây rừng trồng tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh”. Đây là
một quá trình cố gắng, phấn đấu không ngừng nghỉ của bản thân và được sự
giúp đỡ tận tình, động viên khích lệ của thầy cơ, bạn bè và người thân. Qua
đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã quan tâm, giúp đỡ
tôi trong thời gian học tập – nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tơi xin chân thành tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS, người Thầy đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tơi hồn
thiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng tồn thể các thầy cơ giáo
trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Mơi trường đã
tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng việc nghiên cứu khoa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ UBND thị xã Quảng Yên và Hạt
kiểm lâm thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh tạo điều kiện cho tôi đến hiện
trường tiến hành điều tra, thu thập số liệu nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2022
Sinh viên

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................2
1.1.Nghiên cứu về thành phần sâu hại rừng trồng trên thế giới.........2
1.1.1....Thành phần sâu hại và thiên địch của rừng trồng keo (Acacia
spp.).........................................................................................................2
1.1.2.. Thành phần sâu hại và thiên địch của rừng trồng thông (Pinus
spp.).........................................................................................................3
1.2. Nghiên cứu về thành phần sâu hại ở Việt Nam.............................4
1.2.1.Thành phần sâu hại và thiên địch của rừng trồng keo (Acacia
spp.).........................................................................................................4
1.2.2.Thành phần sâu hại và thiên địch của rừng trồng thông (Pinus
spp.).........................................................................................................6
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..................................................................................................................8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:.......................................................................8
2.2. Nội dung nghiên cứu:.......................................................................8
2.3. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................8
2.3.1. Công tác chuẩn bị........................................................................8
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn..............................................................8
2.3.3. Kế thừa tài liệu.............................................................................9
2.3.4. Phương pháp điều tra trực tiếp thu thập số liệu.........................9
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái...........11
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................11
iii


CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU....13
3.1. Vị trí địa lý......................................................................................13

3.2. Địa hình...........................................................................................13
3.3. Khí hậu............................................................................................15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................16
4.1. Thành phần sâu hại và thiên địch tại khu vực rừng trồng khu
vực nghiên cứu.......................................................................................16
4.1.1. Thành phần sâu hại và thiên địch trên rừng trồng keo tai
tượng.....................................................................................................16
4.1.2. Thành phần sâu hại và thiên địch trên rừng trồng thơng.......18
4.1.2. Các lồi sâu hại và cơn trùng thiên địch chủ yếu.....................21
4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài sâu
hại...........................................................................................................23
4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài
sâu hại hại chính trên Keo tại khu vực nghiên cứu...........................23
4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các lồi
sâu hại trên Thơng nhựa.....................................................................27
4.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý sâu hại và thiên địch trên
rừng trồng..............................................................................................34
4.4.1. Đề xuất các biện pháp giám sát sâu hại rừng trồng tại khu vực.....34
4.4.2. Đề xuất các biện pháp phòng chống sâu hại rừng trồng tại khu
vực.........................................................................................................37
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................40
5.1. Kết luận...........................................................................................40
5.2. Tồn tại.............................................................................................40
5.3. Kiến nghị.........................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................42
PHỤ LỤC.......................................................................................................44
Phụ lục 1: Một số hình ảnh trong quá trình điều tra lập địa............45
iv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

Giải thích

1

BNN&PTNT Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

2

D1.3

Đường kính ngang ngực

3

Hvn

Chiều cao vút ngọn

4

TB

Mật độ trung bình

5


HSBD

Hằng số biến động

6

SLXH

Số lần xuất hiện

7

TT

Thứ tự

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. điều tra thành phần loài sâu hại......................................................10
Bảng 2.2. Điều tra sâu hại dưới đất.................................................................11
Bảng 4.1. Thành phần sâu hại trên rừng keo tại khu vực nghiên cứu.............16
Bảng 4.2. Thống kê tỷ lệ % số loài sâu hại Keo theo đơn vị phân loại...........17
Bảng 4.3. Tỷ lệ sâu hại cây Keo tai tượng......................................................17
Bảng 4.4. Thành phần côn trùng thiên địch trên rừng keo..............................17
Bảng 4.5. Thành phần sâu hại thông ghi nhận tại khu vực nghiên cứu..........19
Bảng 4.6. Thành phần côn trùng thiên địch tại rừng thông.............................20
Bảng 4.7. Biến động mật độ của các loài sâu hại tại rừng trồng Keo.............22

Bảng 4.8. Biến động mật độ của các lồi sâu hại tại rừng trồng thơng...........22
Bảng 4.9. Kế hoạch giám sát các lồi sâu hại chính trên rừng trồng keo và
thông tại khu vực.............................................................................................36

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ địa hình thị xã Quảng Yên..................................................14
Hình 4.1. Sâu kèn nhỏ gây hại trên cây Keo tai tượng....................................24
Hình 4.2. Sâu nâu vạch xám gây hại trên cây Keo tai tượng..........................25
Hình 4.3. Mối thợ và ổ mối gây hại trên Keo tai tượng..................................27
Hình 4.4. Sâu róm thơng gây hại trên cây Thơng nhựa...................................28
Hình 4.5. Trưởng thành của sâu róm bốn túm lơng........................................29
Hình 4.6. Trứng của sâu róm bốn túm lơng....................................................30
Hình 4.7. Sâu non của sâu róm bốn túm lơng.................................................30
Hình 4.8. Kén và nhộng của sâu róm bốn túm lơng........................................31
Hình 4.9. Vị trí kén thu được ở khu vực nghiên cứu.......................................32
Hình 4.10. Bọ ngựa xanh bụng rộng...............................................................33
Hình 4.11. Bọ ngựa xanh Trung Quốc............................................................33
Hình 4.12. Bọ xít ăn sâu..................................................................................34
Hình 4.13. Ruồi ba vạch..................................................................................34

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có hơn 4,4 triệu ha rừng trồng phân bố khắp lãnh thổ và đang
có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây với các loài cây chủ yếu như:
thông, keo, cao su, mỡ, tràm, quế, bạch đàn, hồi…(Cục Kiểm lâm 2022,

Nambiar & cs. 2015). Diện tích rừng trồng tập trung mở rộng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho dịch hại xuất hiện hiện, gây nên những tổn thất nghiêm trọng,
đáng kể dịch sâu róm thơng, dịch châu chấu, ong ăn lá mỡ, sâu ăn lá quế…
Ảnh hưởng của dịch sâu hại không những ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng, phát triển của cây trồng gây ra những tổn thất về kinh tế và còn ảnh
hưởng hưởng tới mơi trường, dân sinh và xã hội. Vì vậy cần có những biện
pháp phịng chống dịch hại một cách kịp thời, hiệu quả cho các đối tượng
rừng trồng tập trung.
Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh được biết đến là vùng có diện tích
rừng trồng chủ yếu là Keo và Thơng. Tuy nhiên, chính vì cây rừng trồng
khơng có sự đa dạng nên nguy cơ đối diện với dịch sâu bệnh hại rất cao, cần
có những nghiên cứu, biện pháp phòng trừ sâu hại.
Nghiên cứu sâu hại và thiên địch nhằm cung cấp các giải pháp quản lý
rừng trồng đã được tiến hành nhiều nơi. Tuy nhiên do sự khác biệt về đặc
điểm tự nhiên, vùng sinh thái thái, thành phần, phân bố của sâu hại và thiên
địch rất khác nhau giữa các vùng sinh thái. Những năm qua trên địa bàn có
nhiều lồi sâu hại xuất hiện trên các rừng trồng này, nhưng thông tin về thành
phần và phân bố vẫn cịn ít được biết đến. Vì vậy, tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thành phần sâu hại và thiên địch một số loài cây rừng trồng
tại Thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh” với mục đích nghiên cứu các
thành phần sâu hại và thiên địch, đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sâu
hại. Từ đó có cơ sở khoa học đưa ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu hại gây ra, ngăn chặn dịch xảy ra, góp
phần phát triển lâm nghiệp bền vững.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

Nghiên cứu về thành phần sâu hại rừng trồng trên thế giới

1.1.1.

Thành phần sâu hại và thiên địch của rừng trồng keo (Acacia

spp.)
Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
và một số loài keo khác là những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao và
được nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước khu vực Đông Nam Á gây
trồng và tiến hành nghiên cứu về dịch hại.
Nghiên cứu về côn trùng gây hại trên cây Keo tai tượng (A. mangium)
trồng ở Sabah, Malaysia, Hutacharern (1992, 1993) đã ghi nhận một số loài
gây hại nghiêm trọng là: sâu đục thân cành (Zeuzera coffeae), mối hại rễ
(Coptotermes curvignathus), côn trùng gỗ gồm có: kiến (Camporatus sp.),
mối (Coptotermes sp.) và xén tóc (Xystocera sp.).
Braza (1995) đã ghi nhận ba loài mọt (Xyleborus perforans, X.
crassiusculus và Xyleborus sp.) gây hại ở khu khảo nghiệm trồng Keo tai
tượng (A. mangium) tại khu công nghiệp Surigao del Sur, Philippines. Trong
khi đó, Ho & Maznah (1995) phát hiện 21 loài bọ cánh cứng thuộc họ
Scolytidae gây hại cây sống và cây chết tại khu vực
Martin Speight & Ross Wylie (2001) đã thống kê các lồi cơn trùng
gây hại chính đối với keo ở các một số nước nhiệt đới. Các tác giả đã xác định
có 26 lồi sâu gây hại các lồi keo, trong đó sâu ăn lá có 10 lồi, gồm:
Paropsis sp., Gonipterus scutellatus, Hypomeces squamosus, Myllocerus sp.,
Anomala sp., Atta sp., Eupseudosoma sp., Spodoptera litura, Eurema sp. và
Pteroma plagiophleps; sâu chích hút nhựa có 1 loài: Ceroplastes sp.; sâu hại
vỏ 2 loài: Penthea pardalis và Indarbela quadrinnotata; sâu đục thân, đục vỏ

có 9 lồi: Xystrocera globoca, Anoplophora sp., Celosterna scabrator, Apate
sp., Sinoxylon sp., Platypus sp., Xyleborus sp., Macrotermes spp. và
2


Odontotermes spp.: sâu hại quả 2 loài: Bruchidius spp. và Dioryctria spp.; và
sâu hại rễ 2 loài: Lepidiota spp. và Coptotermes spp.
Có nhiều thiên định trên cây keo đã được điều tra phát hiện, gồm côn
trùng ăn thịt thuộc bộ bọ Ngựa (Mantodea), côn trùng ký sinh như ong kén
cánh tím (meteorus narangae Sonan), họ kiến (formicidea), ong kén nâu vàng
(Cedria paradoxa Wilkinson), ruồi ký sinh (Exorista sorbillas Wiedemann,
Withemia diversa Malloch), Kiến vống đỏ (Crematogaster brumca), ong đùi
to (Brachymeria sp), Và một số loài nhện (Pardosa, Harmochirus, Plexipus)....
1.1.2.

Thành phần sâu hại và thiên địch của rừng trồng thông (Pinus

spp.)
Từ trước những năm 1970 rất nhiều cơng trình về sâu róm thông đã
được công bố bao gồm các kết quả nghiên cứu về hình thái, đặc điểm sinh học
và phương pháp dự tính dự báo, phịng trừ bằng biện pháp hố học (Cai,
1995; Chen, 1990, Chen & cs., 1980; Jian, 1984; Zhang & cs., 2001; Zhang &
cs., 2003; Zhao & cs., 1993; Zhu, 1986). Ở Trung Quốc sâu róm thơng có từ 1
đến 5 thế hệ trong năm phụ thuộc vào từng vị trí vĩ độ (Chen, 1990; Zhang &
cs., 2003), ở vị trí 30 vĩ độ Bắc có 2-3 thế hệ (He, 1995; Li & cs., 1993).
Trong số các loài sâu hại thông, họ Ngài độc ( Lymantriidae) bao gồm một số
giống: Dasychira, Calliteara, Orgyia, Pantana với đặc điểm sâu non có các
túm lơng dạng bàn chải ở phía trên lưng gây hại cho nhiều loài cây lâm
nghiệp, đặc biệt là các lồi thơng (Xiao Gangrou, 1991). Theo Lưu Kiệt Ân
(2006), Ngài độc hại Thơng phát dịch có mối quan hệ mật thiết với yếu tố môi

trường sinh thái. Khi có diện tích lớn rừng Thơng mã vĩ thuần lồi sâu thường
gây hại nặng làm ảnh hưởng đến sản lượng của rừng thơng. Khí hậu mùa thu
đơng với nhiệt độ cao, hanh khơ, có lợi cho sâu hại phát dịch. Yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến biến động số lượng của sâu hại là số lượng thiên địch vì
thế phương pháp chính trong phịng trừ tổng hợp nhằm khống chế sâu hại
phát dịch là sử dụng thiên địch.
3


Thiên địch giai đoạn trứng của các lồi sâu róm thơng có ong
Telenomus, ong mắt đỏ, ong Anastatus japonicus. Thiên địch giai đoạn ấu
trùng có ong Casinaria nigripes Gravenhorst, ong kén trong. Ký sinh nhộng
có ong Xanthopimpla pedator Fabricius, ong đùi to, ruồi Blepharipa zibina
Walker, ruồi Carcelia matsukarehae Shima. Nấm bạch cương cũng có thể ký
sinh đạt 95% đối với giai đoạn nhộng.
1.2.

Nghiên cứu về thành phần sâu hại ở Việt Nam.

1.2.1.

Thành phần sâu hại và thiên địch của rừng trồng keo (Acacia

spp.)
Nguyễn Thế Nhã & cs. (2000) đã điều tra và xác định được 30 loài sâu
hại

thuộc

14


họ

(Chrysomelidae,

Curculionidae,

Scarabaeidae,

Coleophoridae, Limacodidae, Geometridae, Lasiocampidae, Lymantriidae,
Noctuidae, Notodontidae, Psychidae, Totricidae, Acrididae và Tettigoniidae)
thuộc 3 bộ (Coleoptera, Lepidoptera và Orthoptera) trên Keo tai tượng tại
vùng trung tâm (gồm các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ và Yên Bái). Phần lớn
sâu hại keo thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera). Hai họ có nhiều lồi sâu ăn lá
nhất là họ ngài đêm (Noctuidae) với 6 loài, họ Ngài sáng (Psychidae): 5 lồi.
Trong đó có một số lồi sâu gây nguy hiểm là Sâu nâu, Sâu vạch xám, Sâu
khoang và Sâu kèn nhỏ. Nguyễn Bá Thụ & Đào Xuân Trường (2004) đã đưa
ra một danh lục các loài sâu hại rừng keo gồm 40 loài thuộc 19 họ của 6 bộ,
trong đó nhóm sâu hại lá chiếm chủ yếu với 69,8% tổng số loài thu được.
Tổng kết các nghiên cứu cho thấy rừng trồng keo ở Việt Nam đã bị phá hoại
nghiêm trọng bởi các loài sâu bệnh hiểm sau:
Sâu ăn lá Ericeia sp. Kết quả nghiên cứu của Bernard Dell & cs. (2012)
cho thấy loài sâu ăn lá Ericeia sp. đã và đang gây hại nghiêm trọng rừng trồng
Keo tai tượng (A. mangium) tại Việt Nam. Trước đó Lê Văn Bình & Đào
Ngọc Quang (2011) cũng chỉ ra lồi sâu ăn lá Ericeia sp. là loài gây hại nguy
hiểm nhất cho các rừng trồng Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng tại ba
huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị). Sâu non tuổi
4



nhỏ tạo những lỗ nhỏ trên tán lá mềm để phá hoại. Sâu non tuổi 4 và 5 ăn toàn
bộ gân lá. Sâu non phá hại mạnh ở rừng trồng keo tai tượng (A. mangium) từ
2-10 năm tuổi, nặng nhất hại rừng trồng 4-10 năm tuổi. Sâu ăn lá Ericeia sp.
có 5-6 thế hệ mỗi năm. Sâu non xuất hiện quanh năm, với quần thể lớn nhất
từ tháng 9 đến tháng 12 (Bernard Dell & cs. 2012).
Sâu túi nhỏ hại keo (Acanthopsyche sp.) xuất hiện nhiều ở các rừng keo
thuộc các tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, Hịa Bình. Năm 1999, sâu túi nhỏ đã phát
dịch ăn trụi 60 ha rừng keo tai tượng khu vực Suối Hai (Hà Nội). Loài sâu này
cũng gây hại trên keo lá tràm tại xã Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh. Khi keo bị
hại có hàng vạn sâu kèn túi nhỏ trên một cây. Chúng ăn lá, tạo ra những đốm
khô và thủng, mất khả năng quang hợp, cây trở lên còi cọc (Nguyễn Thế Nhã
& Trần Công Loanh 2022).
Sâu gấp mép lá keo (Coleophora sp.) phân bố hầu hết ở các tỉnh có
trồng hai loại keo tai tượng và keo lá tràm như Hà Nội, Hải Phòng (VQG Cát
Bà), Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An.
Chúng thường gấp mép lá keo từ 2-3 đoạn để ăn. Trong năm thường xuất hiện
nhiều đợt làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây (Nguyễn Thế
Nhã & Trần Công Loanh 2022).
Sâu nâu (Anomis fulvida) và Sâu vạch xám (Speiredonia retorta)
thường sống cùng nhau, phân bố ở các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Hịa
Bình. Hai lồi này từng gây ra trận dịch kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 năm
1998 ở các lâm trường thuộc hai tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, ăn hại trên
5000 ha rừng keo tai tượng (Nguyễn Thế Nhã & Trần Công Loanh 2022).
Sâu đo (Biston suppressaria Guenée) (Lepidoptera: Geometridae) là
lồi có phân bố rất rộng, đa thực, gây hại nhiều loài cây khác nhau như: Trẩu,
Hoa ban, Cọ khẹt, Chàng ràng, Săng lẻ,.. và ăn lá Keo tai tượng tại Việt Nam
(Lê Văn Bình & Phạm Quang Thu 2016). Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Quảng Ninh (2014), Sâu đo được ghi nhận lần đầu với mật độ
cao vào năm 2014 trên rừng trồng Keo tai tượng ở nhiều địa phương thuộc
5



tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là tại 2 huyện Tiên Yên và Ba Chẽ. Sâu đo ăn lá đã
làm thiệt hại hơn 1.600ha rừng Keo tai tượng, tập trung nhiều tại các xã Yên
Than, Điền Xá, Hải Lạng và diện tích rừng Keo tai tượng của cơng ty Trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Tiên Yên. Lê Văn Bình & Phạm
Quang Thu (2016) cũng báo cáo tỷ lệ gây hại cao (trên 50%) của loài sâu này
trên rừng trồng keo tai tượng tại tỉnh Quảng Ninh năm 2015.
Bọ xít muỗi (Helopeltis spp.). Bọ xít muỗi, đặc biệt lồi Helopeltis
theivora Waterhouse đã gây hại lá non và ngọn non Keo tai tượng và keo lai
dưới 3 năm tuổi tại huyện Yên Bình và Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (Lê Văn Bình
& Nguyễn Hồi Thu 2018).
Sâu 9 chấm (Phalera grotei). Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm – Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị tại công văn số 48/BCKL, ngày 30 tháng 9 năm 2008, Sâu 9 chấm (Phalera grotei) cùng với một số
loài sâu hại khác đã gây ra dịch hại nghiêm trọng cho Keo lá tràm, Keo tai
tượng và Keo lai tại tiểu khu 543 thuộc địa bàn thôn Chấp Đông và tiểu khu
545 thuộc địa bàn thôn Bắc Phú xã Vĩnh Chấp, tiểu khu 541, 553T, 542, xã
Vĩnh Tú tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, diện tích bị sâu gây hại lên đến
145 ha. Trong đó lồi sâu 9 chấm (Phalera grotei) có sức phá hại rất lớn,
chúng ăn trụi lá ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và làm chết cây; mật độ
nhộng trung bình 200 nhộng/cây.
1.2.2.

Thành phần sâu hại và thiên địch của rừng trồng thông (Pinus

spp.)
Theo số liệu báo cáo của Đào Xuân Trường (1992), dịch Sâu róm thông
thường xuyên xuất hiện và phá hại từ 8.000 đến 15.000 ha hàng năm, đặc biệt
là các vùng có diện tích trồng thơng lớn như Hương Khê - Hà Tĩnh; Hà Trung
- Thanh Hóa; Sóc Sơn - Hà Nội; Hồng Mai - Nghệ An… Ngay từ những

năm 1960 khi dịch sâu róm thơng bắt đầu bùng phát tại Cầu Cấm, Nghệ An,
Những kết quả nghiên cứu được các tác giả cơng bố thơng qua những bài báo
trên các tạp chí chuyên ngành và các báo cáo khoa học như: Phạm Ngọc Anh
6


(1962), Đặng Vũ Cẩn (1970), Xuân Hồng (1974), Trần Kiểm (1963), Nguyễn
Duy Thiệu (1975). Trần Minh Đức (2007) đã đề cập tương đối đầy đủ về các
loài ong ăn lá hiện có ở những khu vực Trung Trung Bộ. Những kết quả này
bước đầu xác định tại khu vực nghiên cứu có 2 lồi ong ăn lá thơng thuộc 2
giống khác nhau Diprion và Gilpinia. Kết quả điều tra thành phần lồi cơn
trùng bọ cánh cứng Coleoptera và cánh nửa Hemiptera bằng bẫy Pheromon
tại Đại Lải, kết quả thu được 15 lồi thuộc 9 họ cơn trùng cánh cứng và cánh
nửa cứng cụ thể: Mọt đầu gai (Sinoxylon sp.), Mọt nâu lưng sọc
(Cylindromicrus sp. affinis C. hiranoi Aoki), Mọt hồ lơ (Xylosandrus sp.),
Mọt cám (Coccotrypes sp.), Mọt đít vát (Amasa sp.), Mọt cánh bạc (Crestus
sp.) (Phạm Quang Thu và cộng sự 2010). Năm 2007, sâu róm 4 chùm lơng đã
bắt đầu xuất hiện vào tháng 7 và mật độ sâu hại bắt đầu tăng vào tháng 9 và
tháng 10 tại Sơn Động – Bắc Giang, Chi Lăng – Lạng Sơn, đặc biệt là tại Sơn
Động - Bắc Giang. Loài sâu này ăn trụi lá làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng phát triển và khả năng cho nhựa. Sâu róm 4 chùm lơng được xác định
là lồi Dasychira axutha Collenette, thuộc họ Limantriidae, bộ cánh vẩy:
Lepidoptera (Lê Văn Bình và Phạm Quang Thu 2008).
Các loài sâu hại trên loài cây thơng nhựa chủ yếu là sâu róm thơng và
sâu bốn túm lơng. Chúng có rất nhiều thiên định như: cơn trùng ký sinh trứng
như ong đen, ong mắt đỏ, ký sinh sâu non như ong cự vàng, ruồi ba vạch...
Nhóm bắt mồi như bọ xít, kiến...

7



CHƯƠNG 2:
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
a. Mục tiêu chung: Xây dựng cơ sở dữ liệu cho quản lý dịch hại rừng
trồng tại địa bàn Thị Xã Quảng Yên, Quảng Ninh.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được tình hình phát sinh, phát triển, số lượng các loài sâu
hại và thiên địch trên rừng trồng chính tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý sâu hại và thiên địch trên rừng
trồng chính trên địa bàn Thị Xã Quảng Yên, Quảng Ninh.
2.2. Nội dung nghiên cứu:
 Xác định thành phần sâu hại và thiên địch tại rừng trồng khu vực
nghiên cứu;
 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các lồi sâu
hại chính;
 Nghiên cứu đặc điểm sinh học cơ bản của các loài thiên địch chính
tại khu vực rừng trồng
 Đề xuất một số biện pháp quản lý sâu hại và thiên địch trên rừng
trồng;
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Công tác chuẩn bị
Thu thập các số liệu liên quan như: bản đồ khu vực, điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, lịch sử rừng.
Chuẩn bị dụng cụ: Lọ đựng mẫu, dao, mẫu biểu điều tra và phỏng vấn,
cuốc, dây căng, thước dây....
Các tài liệu có liên quan đến sâu hại Keo tai tượng và Thông nhựa để
nhận biết các loài sâu hại cây Keo tai tượng và Thông nhựa.
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn
8



Mục đích của phỏng vấn là nhằm nắm bắt được một cách khái quát về
tình hình sâu hại trong những năm gần đây, kiến thức bản địa trong việc phát
hiện các loài sâu hại làm cơ sở để chọn đối tượng điều tra, xác định tuyến,
thời gian thực địa, định hướng công tác nghiên cứu đặc điểm sinh vật học,
sinh thái học của cái loài sâu hại, thử nghiệm và đề xuất biện pháp phòng trừ.
Số lượng phỏng vấn là: 20 người;
- Phỏng vấn 10 người dân trong khu vực nghiên cứu hay bắt gặp các
cơn trùng có trong khu vực nghiên cứu.
- Phỏng vấn 5 người có am hiểu về các lồi sâu hại và thiên địch có
trên rừng trồng.
- Phỏng vấn 5 cán bộ của Hạt Kiểm Lâm Thị Xã Quảng Yên Đóng trên
địa bàn.
2.3.3. Kế thừa tài liệu
Để có thể thu thập được các thơng tin cần thiết, ngoài việc điều tra trực
tiếp trên thực địa, việc kế thừa các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu... tại địa bàn
nghiên cứu là hết sức cần thiết. Số liệu kế thừa sẽ cung cấp thêm thông tin
cho đề tài, điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế thị xã Quảng Yên do Hạt kiểm
lâm và uỷ ban nhân dân thị xã Quảng Yên cung cấp.
2.3.4. Phương pháp điều tra trực tiếp thu thập số liệu
A) Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
Xác định ơ tiêu chuẩn:
Ơ tiêu chuẩn là một diện tích rừng được chọn để thu thập thơng tin cho
khu vực điều tra. Ô tiêu chuẩn đại diện cho khu vực điều tra với các nhân tố:
Hướng phơi, độ cao tương đối, tình hình thực bì, đất đai. Tùy thuộc vào điều
kiện địa hình của khu vực điều tra, đồng thời đáp ứng được mục đích nghiên
cứu để thiết lập hệ thống ô tiêu chuẩn.
Trong phạm vi nghiên cứu này tiến hành điều tra 5 ô tiêu chuẩn ở mỗi
loại rừng trồng. Diện tích mỗi ơ là 1000m2, theo các vị trí chân sườn đồi lập 2

9


ô, sườn đồi lập 2 ô và đỉnh đồi lập 1 ô với khoảng cách giữa các ô cách nhau
200m, mỗi ơ tiêu chuẩn đều đảm bảo có ít nhất 100 cây. Trong mỗi ô tiêu
chuẩn lập 5 ô dạng bản theo các hướng Đông Tây Nam Bắc và 1 ô ở giữa, với
diện tích là 1m2/ 1 ô.
B) Những nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn
 Chọn mẫu điều tra
Để xác định thành phần, số lượng, mức độ gây hại của các loài sâu hại
trước hết phải chọn mẫu điều tra dưới dạng cây tiêu chuẩn, ô dạng bản... Cây
tiêu chuẩn (cây điều tra) được chọn theo phương pháp 5 mốc, mỗi mốc điều
tra 6 cây tiêu chuẩn
 Điều tra thành phần, số lượng loài sâu hại trên cây tiêu chuẩn
Phần lớn sâu hại có các giai đoạn sâu non ở trong cây nên rất khó phát
hiện, đặc biệt khi sâu mới xâm nhập. Một số loài sâu để lại dấu vết gây hại rất
khó phát hiện như Bọ xít.... Vì vậy để điều tra được sâu trước hết cần dựa vào
các dấu vết, triệu chứng, số lượng sâu hại, bộ phận bị sâu hại có trên cây tiêu
chuẩn. Từ đó mới điều tra được thành phần và số lượng lồi và tính được mật
độ sâu hại, kết quả điều tra được ghi lại theo mẫu bảng 2.1.
Bảng 2.1. Điều tra thành phần loài sâu hại
STT



Loài
sâu

Số lượng sâu ở các giai đoạn
Sâu

Trứng
Nhộng
Sâu TT
non

Ghi chú

Điều tra sâu hại dưới đất

Phương pháp xác định ô dạng bản:
Trong một ô tiêu chuẩn mỗi đợt điều tra 5 ô dạng bản diện tích 1m2
(1m x 1m), 4 ơ ở 4 góc và ô ở giữa ô tiêu chuẩn. Các ô dạng bản của các đợt
10


điều tra tiếp theo tiến dần theo đường chéo của ô tiêu chuẩn, ô dạng bản ở
giữa ô tiêu chuẩn thì tiến dần sang hai bên song song với các cạnh của ô tiêu
chuẩn và khoản cách giữa các ô là 1m. Dùng thước dây để xác định ở dạng
bản, 4 góc đóng 4 cọc. Sau khi xác định được vị trí ơ dạng bản, tơi tiến hành
các cơng việc như sau: Trước tiên, dùng tay bởi lớp cỏ, thảm mục bề mặt, vừa
bới vừa nhổ hết có ở lớp mặt để tìm kiếm các lồi cơn trùng.
Tiếp theo, dùng cuốc, cuốc từng lớp đất. Mỗi lớp đất có độ sâu 10cm,
đất được đưa về các phía khác nhau. Đất của các lớp đất được đưa sang các
phía khác nhau để tránh nhầm lẫn giữa các lớp đất. Cuốc đến đâu dùng tay
bóp đất để tìm kiếm cơn trùng tới đó. Kết quả thu được ghi vào mẫu bảng 2.2.
Bảng 2.2. Điều tra sâu hại dưới đất
Số lượng sâu hại
STT
OD
B


Độ
sâu
lớp
đất

Loài
sâu

Trứn
g

Sâu
non

Nhộn
g

Sâu
TT

Các
loại
động
vật
khác

Ghi chú

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái

Xử lý số liệu thu thập về thành phần loài, mật độ, mức độ gây hại của
sâu hại, tình trạng của thiên địch trong các ơ tiêu chuẩn có thể thu được thông
11


tin về đặc điểm hình thái của sâu hại, quá trình phát sinh, hình thức gây hại,
khả năng gây hại, mùa phát sinh chính, quan hệ của sâu hại với cây thức ăn và
các yếu tố sinh thái khác.
Căn cứ vào số lần xuất hiện, mật độ, hệ số biến động có thể xác định
các lồi sâu hại chính. Các kết quả giám sát sâu hại chính ở các ơ tiêu chuẩn,
cây tiêu chuẩn, ô dạng bản khác nhau giúp đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu
tố sinh thái đến các loài sâu hại. Ngoài những quan sát trực tiếp ở khu vực
nghiên cứu, khi đã có tên khoa học của lồi sâu hại chủ yếu, có thể áp dụng
phương pháp kế thừa để có được thêm thơng tin về đặc điểm sinh vật học,
sinh thái học của chúng.
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
- Xác định mật độ sâu hại
Mật độ sâu hại phản ánh tình trạng chung của sâu hại trong khu vực
điều tra, là giá trị trung bình trên một đơn vị điều tra (1 cây, 1 OTC,1 ODB)
thực hiện tính mật độ theo cơng thức sau:
n

M=∑
i=1

Si

n

Trong đó

M: Mật độ sâu hại của 1 ơtc (con/ cây, con/ m2).
Si: Tổng số sâu cần tính (trứng, sâu non, nhộng, sâu TT của 1 lồi nào
đó) của cây hoặc của ODB thứ i.
n: Tổng số cây điều tra, ODB của ô tiêu chuẩn.
- Kiểm tra số liệu xử lý bằng tiêu chuẩn U
U=

trong đó:

X1+ X2



2

2

S1 S2
+
n1 n2

X 1 , X 2 là giá trị trung bình cộng cần kiểm tra của hai ô tiêu chuẩn.

n1, n2 là dung lượng mẫu quan sát của hai ô tiêu chuẩn.
12



×