Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Bài tập nhóm logistics căn bản phân tích môi trường kinh doanh logistics của việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.1 KB, 30 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1

BÀI TẬP NHĨM
LOGISTICS CĂN BẢN
Phân tích mơi trường kinh doanh Logistics
của Việt Nam hiện nay
Giảng viên giảng dạy: Trần Thị Hịa
Nhóm thực hiện: 02
Nguyễn Xn Tùng

: B20DCQT140

Ngơ Thị Hằng

: B20DCTM024

Nguyễn Thị Hải Yến

: B20DCTM115

Hồ Thị Nga

: B20DCTM059

Phạm Vũ Diệu Thu

: B20DCTM097

Đỗ Thảo Nguyên


: B20DCTM063

Lê Trung Kiên

: B20DCQT078

Đỗ Duy Quang

: B20DCTM0069

Hà Nội, Tháng 11 năm 2022


Mục Lục
I. MƠI TRƯỜNG VĨ MƠ .................................................................................................. 3
1. Mơi trường kinh tế ...................................................................................................... 3
2. Môi trường công nghệ kỹ thuật ................................................................................. 5
3. Mơi trường văn hóa – xã hội ...................................................................................... 9
4. Mơi trường tự nhiên.................................................................................................... 9
5. Mơi trường Chính trị - Pháp luật – Chính phủ ........................................................ 9
6. Mơi trường tồn cầu ................................................................................................. 11
II. MƠI TRƯỜNG VI MƠ .............................................................................................. 11
1. Môi trường cạnh tranh ............................................................................................. 11
2. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................................. 12
a.

Hạ tầng giao thông đường sắt ............................................................................... 12

b. Hạ tầng giao thông đường bộ ................................................................................ 13
c.


Hạ tầng giao thông đường hàng không ................................................................. 13

d. Hạ tầng giao thông đường biển ............................................................................. 13
3. Nhân lực của doanh nghiệp Logistics ...................................................................... 14
4. Đào tạo nhân lực........................................................................................................ 15
5. Ứng dụng hoạt động trong các lĩnh vực vận tải ..................................................... 16
6. Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics........................................... 17
7. Các nhà cung cấp dịch vụ ......................................................................................... 18
8. Khách hàng ................................................................................................................ 19
9. Cạnh tranh thay đổi nhu cầu khách hàng .............................................................. 20
10. Nội lực trong ngành. ............................................................................................... 20
a.

Xu hướng phát triển công nghệ 4.0 và tự động hóa .............................................. 20

b. Xu hướng phát triển của Logistics trong thương mại điện tử ............................... 21
c.

Xu hướng phát triển của Logistics xanh ............................................................... 21
1


III. CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI CHÍNH CỦA VIỆT NAM.............................. 21
1. Logistics Đường bộ .................................................................................................... 21
a. Dịch vụ vận tải đường bộ là gì ? .............................................................................. 21
b. Ưu và nhược điểm của vận chuyển hàng hóa đường bộ.......................................... 21
c. Vai trò của dịch vụ vận tải đường bộ trong cuộc sống ............................................ 22
2. Vận tải đường sắt ...................................................................................................... 23
3. Vận tải đường thủy ................................................................................................... 24

a. Sơ lược Hoạt động vận tải đường thủy nội bộ Việt Nam hiện nay ......................... 24
b. Lợi thế của vận tải đường thủy nước ta. .................................................................. 25
c. Điểm yếu của các doanh nghiệp vận tải đường thủy nước ta hiện nay ................... 25
4. Vận tải hàng không ................................................................................................... 26
a. Tổng quan về ngành vận tải hàng không Việt Nam ................................................ 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 29

Mục Lục Hình Ảnh
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011- 2020 ...................................................... 4
Hình 2: Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của của chuyển đổi số trong Logistics..................... 6
Hình 3: : Biểu đồ đánh giá vai trị quan trọng của cơng nghệ kỹ thuật trong Logistics ....... 7
Hình 4: Biểu đồ đánh giá vai trị quan trọng của công nghệ kỹ thuật trong Logistic .......... 8
Hình 5: Sơ đồ hoạt động cung cấp dịch vụ Logistics tại Việt Nam ................................... 18

2


I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Cách đây vài thế kỉ, thuật ngữ “logictic” đã được sử dụng trong quân đội và được hoàng
đế Napoleon nhắc đến trong câu nổi tiếng “ kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người
chuyên nghiệp bàn về Logistics”. Ngày nay thuật ngữ Logistics được sử dụng trong lĩnh
vực kinh tế như một ngành mang lại nhiều nguồn lợi to lớn không những cho các doanh
nghiệp và cho cả nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ Logistics là ngành dịch vụ xuyên suốt quá
trình sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Đây là một công cụ hữu
hiệu hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao năng lực
cạnh tranh trên thị trường. Với vai trò rất quan trọng và tác dụng to lớn của nó mà ngày
nay trên thế giới dịch vụ Logistics đã trở nên phổ biến và rất phát triển, được các doanh
nghiệp coi là một thứ vũ khí cạnh tranh mới hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Vậy môi trường kinh doanh của các doanh
nghiệp Logistics tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

1. Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vơ cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics nói riêng. Các
yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics và
các yếu tố liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ Logistics để cung ứng các dịch vụ Logistics cho khách hàng. Các yếu
tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logisics và các dịch
vụ Logistics là: tốc độ tăng trưởng của GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng; tỷ lệ
lạm phát; tỷ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh tốn; chính sách tài chính, tín
dụng; kiểm sốt về giá cả, tiền lương tối thiểu; tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư.
Các yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của các doanh
nghiệp. Sự thay đổi của các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ
hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí cịn có
thể làm thay đổi cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp.

3


Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011- 2020

-

-

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Qua biểu đồ trên ta có thể thấy nền kinh tế Việt
Nam đang có những con số tăng trưởng ấn tượng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế giai đoạn 2011- 2020 khá cao và ổn định. Nổi bật nhất là năm 2018 với GDP đạt
7,08% năm, mức tăng cao nhất từ năm 2010 tới nay. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2018 của Việt Nam ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587
USD, tăng 198 USD so với năm 2017. Đến đầu năm 2020, do chịu sự tác động của

đại dịch Covid 19, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam xuống còn 2,91%, tuy là mức
thấp nhất trong gần một thập kỷ nhưng các cơ quan thống kê đánh giá đây là một
thành công lớn bởi nền kinh tế của chúng ta thuộc vào nhóm tăng trưởng kinh tế
cao nhất thế giới. Việc kinh tế tăng trưởng khơng chỉ là tín hiệu tốt cho các ngành
sản xuất kinh doanh mà còn là một bước đệm cho các ngành dịch vụ phát triển .
Kim ngạch xuất nhập khẩu: Theo Tổng cục thống kê năm 2021 kim ngạch xuất
nhập khẩu đạt 668,55 tỷ USD; tăng 22,6% so với năm trước. Những kết quả đạt
được trong năm 2021 chứng to sức chống chịu của haotj động xuất nhập khẩu
trước những tác động tiêu cực, tồn diện mà dịch Covid-19 gây ra là vơ cùng ấn
tượng.

Như vậy, với việc liên tục xuất siêu trong những năm gần đây đã tạo nền tảng tốt cho
ngành Logistics trong đó bao gồm các hoạt động vận tải, kho bãi, hải quan… phát triển,
góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm của các doanh nghiệp. Cùng với đó là việc
gia nhập các tổ chức, các hiệp định thương mại khiến giới đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào
nhóm cổ phiếu Logistics.

4


-

-

Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông: Cơ sở vật chất Logistics là tổng hợp các điều
kiện cơ bản phục vụ cho sự phát triển của ngành Logistics. Cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải là hệ thống những cơng trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức
cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát triển giao thông vận tải và nền kinh
tế bao gồm hệ thống cầu, đường cảng biển, cảng sông, nhà ga và hệ thống trang bị
phụ trợ, thơng tin tín hiệu, đèn báo, biển báo,… Hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện

đại, có tính kết nối cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy hiệu quả hoạt động,
nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa do các doanh nghiệp
Logistics cung cấp cho khách hàng.
Với mức đầu tư mỗi năm khoảng 10% GDP cho cơ sở hạ tầng. Đây là một con số
khơng hề nhỏ, chính vì vậy cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện. Như chúng ta
có thể thấy những năm gần đây cơ sở giao thông đường bộ đã được mở rộng, nhiều
tuyến đường cao tốc nối liền các tỉnh còn được mở rộng đến các xã, làng ngay cả
các tỉnh trên núi. Các cụm cảng hàng không cũng được xây dựng mở rộng ở nhiều
tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và các nước lân
cận, cơ sở hạ tầng của Việt Nam cần phải học hỏi và cải thiện từ họ nhiều hơn nữa.

Tóm lại: Nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng diễn biến tốt. Ngành Logistics đang có
rất nhiều thuận lợi để phát triển khi có thể dựa vào một nền kinh tế phát triển ổn định như
hiện nay. Tận dụng cơ hội để đạt mục tiêu đến năm 2025, đưa tỷ trọng đóng góp của
ngành dịch vụ Logistics vào GDP đạt 8-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15-20%
2. Môi trường công nghệ kỹ thuật
Hiện nay dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là ngành công nghệ thông tin
đã mang đến vô vàn cải tiến cho các lĩnh vực khác nhau, trong đó có nhóm ngành
Logistics. Hướng tới mục tiêu chuyển đổi số - sáng tạo - đổi mới. Đại dịch Covid-19 cũng
tạo ra động lực để các doanh nghiệp Logistics thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa ứng dụng cơng
nghệ thơng tin và q trình chuyển đổi số.
Nhằm đánh giá tình hình ứng dụng cơng nghệ thông tin và chuyển đổi số hiện nay của các
doanh nghiệp Logistics đặc biệt trong bối cảnh Covid-19, Viện Nghiên cứu và Phát triển
Logistics Việt Nam (VLI) đã thực hiện khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu với các nhóm
doanh nghiệp Logistics cung cấp các lĩnh vực dịch vụ Logistics khác nhau: vận tải, kho bãi,
trung tâm phân phối, giao hàng chặng cuối, chuyển phát nhanh, nền tảng giao hàng thông
minh.... Kết quả khảo sát cho thấy 38,24% doanh nghiệp cho rằng Covid-19 đã hình thành
nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp Logistics, trong khi 42,65% doanh nghiệp cho
rằng tác động của Covid-19 chính là làm thay đổi nhu cầu của khách hàng (chẳng hạn sử
dụng giao dịch điện tử nhiều hơn, dịch vụ giao hàng thương mại điện tử....), ngồi ra cịn

5


có những xu hướng khác được hình thành như thay đổi quan niệm điều hành doanh nghiệp
Logistics nhất là các cơng ty giao nhận nước ngồi.
Hình 2: Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của của chuyển đổi số trong Logistics

Rào cản lớn nhất thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số phát sinh từ những khó
khăn sau đây:
-

Sự tương thích về cơng nghệ giữa doanh nghiệp của mình và các đối tác trong chuỗi
dịch vụ Logistics
Kinh phí hạn hẹp và nhân lực hạn chế
Chưa tìm được cơng nghệ chuyển đổi phù hợp.

Kết quả khảo sát nêu trên cho thấy để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, cần có sự
hợp tác chặt chẽ các doanh nghiệp với các đối tác trong mạng lưới toàn chuỗi dịch vụ để
có thể có sự quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn ứng dụng hay nền tảng phù hợp khơng
chỉ cho việc vận hành doanh nghiệp mà cịn tương thích với hệ thống của đối tác để có thể
đảm bảo tính hiệu quả và thành cơng của chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số phụ thuộc rất
nhiều vào tư duy của người lãnh đạo doanh nghiệp, và phải được xem như là chiến lược
của các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ.

6


Hình 3: : Biểu đồ đánh giá vai trị quan trọng của cơng nghệ kỹ thuật trong Logistics

Mặc dù có rất nhiều khó khăn tác động đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển

đổi số của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy các
doanh nghiệp đã rất nỗ lực đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin cần thiết trong thực
hiện dịch vụ Logistics chủ yếu. Cụ thể như sau: 75% doanh nghiệp đang sử dụng FMS
(phần mềm quản lý giao nhận); 63,89% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm OMS và
WMS (phần mềm quản lý đơn hàng, phần mềm quản lý kho hàng); 61,11% doanh nghiệp
đang sử dụng TMS (phần mềm quản lý vận tải). Tuy nhiên, những ứng dụng có thể tối ưu
hóa cơng tác vận hành như VRP (hệ thống định tuyến phương tiện) hay hệ thống lưu trữ và
lấy hàng tự động AS/RS hay xe lấy hàng tự động (Automatic guided vehicle) thì cịn rất ít
doanh nghiệp sử dụng với tỉ lệ tương ứng là 19,4%, 16,67% và 11,11%

7


Hình 4: Biểu đồ đánh giá vai trị quan trọng của công nghệ kỹ thuật trong Logistic

Đặc biệt, ứng dụng cơng nghệ bay khơng người lái (Drone) hồn tồn chưa được sử dụng
tuy nhiên có 11,11% doanh nghiệp có kế hoạch sẽ sử dụng trong tương lai. Drone là thiết
bị bay tự động đang được ứng dụng để giao hàng tại các thành phố lớn có mật độ dân cư
cao phục vụ cho Logistics đơ thị. Ngồi ra, nhu cầu nâng cao hiệu suất xử lý hàng hóa tại
các trung tâm phân phối và kho hàng nhằm giảm leadtime và tối ưu hóa thời gian và nhân
lực cũng là động lực thúc đẩy 27,78% doanh nghiệp sẽ đầu tư sử dụng ứng dụng xe lấy
hàng tự động như là một giải pháp giảm bớt phụ thuộc nhân lực và tăng cường tự động hóa.
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng cơng nghệ thơng tin và thúc đẩy q trình chuyển đổi số
thì doanh nghiệp Logistics cần có những kế hoạch hành động và chiến lược phù hợp, hiệu
quả và nhanh chóng. Kết quả phỏng vấn sâu các doanh nghiệp cho thấy một số giải pháp
như sau được đề xuất:
-

Cần có sự hỗ trợ từ Cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội
Doanh nghiệp phải có quy trình vận hành chuẩn; quyết tâm của ban lãnh đạo; giải

pháp công nghệ phù hợp
Cần có sự thay đổi đồng bộ và có sự tư vấn của chuyên gia và nhận thức của doanh
nghiệp (thay đổi tư duy logic)
Cần chun mơn hóa và tạo ra sân chơi chung cho ngành Logistics
Cần có sự thống nhất cao trong ban lãnh đạo doanh nghiệp, cần đầu tư đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và lựa chọn được lộ trình (roadmap) phù
hợp với doanh nghiệp
8


-

Cần lựa chọn công nghệ phù hợp với nguồn lực và u cầu vận hành.

3. Mơi trường văn hóa – xã hội
Mơi trường văn hóa, xã hội thể hiện các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa. Nó bao gồm
nhân tố nhân khẩu, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số, quan điểm sống, quan điểm về thẩm
mỹ, các giá trị, chuẩn mực đạo đức… Khi có thay đổi về các nhân tố này sẽ tạo sự thay
đổi rất lớn về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Việc nắm bắt các nhân tố này sẽ giúp doanh
nghiệp thích ứng nhanh chóng với những u cầu của khách hàng, có hoạt động sản xuất
hoặc Marketing phù hợp.
Theo số liệu thống kê năm 2021 chúng ta có thể dễ dàng thấy người dùng Internet Việt
Nam dành nhiều thời gian cho việc xem TV Streaming và sử dụng các nền tảng mạng xã
hội lần lượt là 2 giờ 40 phút và 2 giờ 21 phút. Bên cạnh đó các dịch vụ game online và
nghe nhạc trực tuyến cũng chiếm hơn 1 giờ thời lượng sử dụng của người dùng Việt. Năm
2021 chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của người dùng mạng xã hội với hơn 72 triệu
người (chiếm 73,7% dân số). Nắm được những hình vi này, các nhà bán hàng sử dụng đến
Internet nhiều hơn để tiếp cận tới người tiêu dùng, đặc biệt là công cụ mạng xã hội chiếm
tới 49% hình thức quảng cáo của các doanh nghiệp.
Với đặc điểm nhân khẩu học hấp dẫn, tổng dân số trên 95 triệu dân, kết cấu dân số trẻ,

người trong độ tuổi lao động nhiều, xu hướng tập trung về các thành phố lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh để phát triển. Người trẻ năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với
cơng nghệ mới. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành Logistics bởi
đây chính là nguồn nhân lực vàng giúp phát triển ngành. Ngồi ra, trình độ học vấn của
nguồn nhân lực này ngày càng được cải thiện nên sẽ tạo nên những yếu tố gia tăng lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế.
4. Môi trường tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics đặc
biệt quan tâm. Bởi các yếu tố như nắng, mưa, hạn hán, lụt,… sẽ ảnh hưởng tới việc cung
ứng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải đường biển vì nếu điều kiện khơng thuận lợi thì sẽ
khơng thực hiện được dịch vụ này, thậm chí cịn gây thiệt hại lớn bởi rủi ro trong vận tải
biển là rất cao. Bên cạnh đó cũng pahir kể đến ảnh hưởng của sự khan hiếm của nguồn
nguyên nhiên vật liệu, sự gia tăng của chi phí năng lượng Việt Nam là một nước có khí
hậu nóng ẩm, độ ẩm cao nên gây ra nhiều khó khăn cho cơng tác dự trữ, bảo quản.
5. Mơi trường Chính trị - Pháp luật – Chính phủ
Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn
đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
9


của nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới. Khi tham gia vào kinh doanh,
để thành công trên thương trường thứ các doanh nghiệp không những pahir nắm bắt vững
pháp luật trong nước mà còn phải hiểu và nắm vững pháp luật quốc tế tại thị trường mà
mình kinh doanh. Đồng thời với việc nắm vững pháp luật thì các doanh nghiêp cũng phải
chú ý tới mơi trường chính trị.
Chính trị có ổn định thì sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh
doanh của mình. Các yếu tố cơ bản thuộc mơi trường chính trị, pháp luật là:
-

Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao.

Sự cân bằng của các mục tiêu chính sách Nhà nước.
Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội.
Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống luật.

Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa hề có quy định về việc kinh doanh dịch vụ
Logistics cũng như các hình thức dịch vụ Logistics. Đến tận khi luật Thương mại được
Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 và nghị định 10/2007/NĐ-CP của chính phủ mới có
quy định chi tiết về các dịch vụ Logistics và điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics.
Trước đây, các dịch vụ Logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải, giao nhận thì nhà nước
năm quyền chi phố. Gần đây, việc kinh doanh dịch vụ Logistics được nhà nước cho phép
mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia kinh doanh. Điều này tạo nên sự cạnh tranh
gay gắt trong ngành cung ứng dịch vụ Logistics đồng thời cũng tạo nên sự đa dạng, phong
phú của các dịch vụ Logistics, chất lượng dịch vụ cũng tốt hơn.
Khơng những thế cịn phải phát triển về ngoại giao thương mại: Là nhiệm vụ của các phái
đoàn ngoại giao nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực thương mại và tài chính ở nước mình. Ngoại
giao thương mại có điểm chung và cũng có điểm khác biệt so với ngoại giao kinh tế.
Ngoại giao thương mại bao gồm việc xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Điểm quan
trọng của ngoại giao thương mại là sự cung cấp thông tin cho bộ thương mại và các doanh
nhân của nước cử đại diện về cơ hội đầu tư, xuất khẩu, duy trì liên lạc với các doanh
nghiệp, văn phịng thương mại của nước nhận đại diện, đồng thời, tổ chức và hỗ trợ các
phái đoàn từ nước nhà trong quá trình làm việc.
Việt Nam ln là tấm gương sáng về tinh thần quật cường, ý chí quyết tâm, sự năng động
và sáng tạo đối với các nước trong khu vực. Mặc dù cách xa nhau về địa lý, song Việt
Nam ln có mối quan hệ đặc biệt với các dân tộc ở Mỹ Latinh và những năm gần đây,
mối quan hệ này ngày càng được củng cố và mở rộng ra nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về
kinh tế, thương mại và đầu tư nhờ chính sách đối ngoại linh hoạt, nhất quán, cởi mở và
thân thiện. Chủ trương đối ngoại của Việt Nam có 3 trụ cột chính là:
10



1. Đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, bản sắc
dân tộc.
2. Đảm bảo sự thống nhất, ổn định của hệ thống chính trị.
3. Tạo mơi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân và nâng
cao vị thế quốc gia.
6. Mơi trường tồn cầu
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Logistics nước ngaoif có thể
tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam, dẫn đến sự cạnh tranh nhằm giành lấy thị phần.
Cạnh tranh trong ngành dịch vụ Logistics càng gay gắt làm cho loại hình dịch vụ
Logistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ Logistics ngày càng được nâng cao. Khi đề
cập đến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics phải xem xét đối
thủ của mình là ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào. Trong thời gian qua
cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là định hướng mở cửa kinh
doanh dịch vụ Logistics, số lượng các doanh nghiệp Logistics được mở ngày càng nhiều
và dẫn đến sự cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn không chỉ các doanh nghiệp
dịch vụ Logistics trong nước mà cũng có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp Logistics
nước ngoài.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, ngoài việc mang đến những thách thức to lớn thì việc
chọn các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về dịch vụ Logistics đã và đang có mặt
ngày càng nhiều tại Việt Nam cũng mang lại cho chúng ta cơ hội mở mang kiến thức, học
hỏi và đúc rút kinh nghiệm, từ đó hồn thiện chính mình hơn.
II. MƠI TRƯỜNG VI MƠ
1. Mơi trường cạnh tranh
Về áp lực cạnh tranh nội bộ ngành, hiện tại ngành Logistics Việt Nam là ngành có mức độ
cạnh tranh cao. Hiện nay tại thị trường Việt Nam đã có sự hiện diện của 25 trong 30
doanh nghiệp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp này chiếm lĩnh đến
khoảng 75% thị phần (Phạm Thái Hà, 2018). Các doanh nghiệp Logistics nước ngồi có
thường năng lực tài chính vững mạnh, kinh nghiệm quản trị lâu đời, kỹ thuật tiên tiến với
hệ thống kho bãi, trang thiết bị hiện đại và mạng lưới kinh doanh rộng luôn tạo ra sức ép
cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Một số doanh nghiệp Logistics

hàng đầu Việt Nam như Gemadept, Indotrans, Transimex, TBS Logistics, Sotrans, U&I
Logistics, TBS Logistics, Vinalink Logistics, BK Logistics, Vinafco… cũng đang cạnh
tranh mạnh mẽ để tiếp tục duy trì và gia tăng thị phần.
Về áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn từ doanh nghiệp Logistics từ các nước
ASEAN. Trong đó, các đối thủ tiềm ẩn sẽ chủ yếu là các doanh nghiệp từ các quốc gia
11


như Singapore, Thái Lan, Malaysia… Trừ Singapore là cường quốc về Logistics, doanh
nghiệp Logistics của các nước ASEAN có trình độ không chênh lệch nhiều so với doanh
nghiệp Việt Nam và khi họ gia nhập thị trường có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực
tiếp với các doanh nghiệp Việt Nam ở phân khúc thị trường doanh nghiệp Việt Nam đang
có.
Về áp lực của nhà cung cấp, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam chịu sức ép lớn từ nhà
cung cấp do hạn chế về nguồn lực. Trong lĩnh vực vận tải, các hãng tàu là nhà cung cấp
có khả năng gây áp lực cao đối với khách hàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp Logistics
Việt Nam phần lớn khơng có cơ sở vật chất mà chủ yếu th ngồi, quy mơ dịch vụ nhỏ
nên khó có được vị thế đàm phán tốt với các nhà cung cấp.
Về áp lực của khách hàng, doanh nghiệp Logistics Việt Nam chịu áp lực này tương đối
thấp hơn so với các doanh nghiệp nước ngồi. Trong dịch vụ Logistics có 2 nhóm khách
hàng chủ yếu là khách hàng lẻ và khách hàng lớn – thông thương là nhà phân phối (Lê
Xuân Trường, 2014). Các khách hàng lớn có khả năng gây áp lực cao hơn đối với nhà
cung cấp về giá cả, thời gian, chất lượng dịch vụ… Doanh nghiệp Logistics Việt Nam
cung cấp dịch vụ chủ yếu cho nhóm khách hàng lẻ, khách hàng nội đại hơn là các khách
hàng lớn nên áp lực tương đối thấp hơn. Tuy nhiên, yêu cầu của khách hàng lẻ về chất
lượng dịch vụ cũng ngày càng cao hơn theo xu hướng thị trường.
Về áp lực của dịch vụ thay thế, hiện nay các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn tại Việt
Nam như Lazada, Tiki, Sendo… có xu hướng tự xây dựng hệ thống Logistics riêng. Mặc
dù vậy, áp lực của vấn đề này lên đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại chưa đáng kể
vì đây khơng phải là phân khúc khách hàng chủ yếu.

2. Cơ sở hạ tầng
a. Hạ tầng giao thông đường sắt
Mạng lưới đường sắt quốc gia Việt Nam được xây dựng và khai thác đã hơn 1 thế kỷ.
Toàn mạng lưới đường sắt quốc gia bao gồm 7 tuyến chính và 12 tuyến nhánh với tổng
chiều dài 3.143 km. Mật độ đường sắt đạt khoảng 7,9 km/1000 km2. Về cơ bản, ngành
đường sắt định hướng tập trung khai thác các phân khúc ngắn từ 800 – 1200 km và những
nơi có lợi thế hơn so với đường biển.
Tuy nhiên, vận tải hàng hóa đường sắt hiện đang thiếu quy hoạch đồng bộ về hạ tầng
phục vụ vận tải một số hàng chuyên dụng như hàng nông sản; thiếu kết nối giữa đường
sắt và các cảng sông, cảng biển, nơi tập kết nơng sản. Do đó, cần phải quy hoạch một số
ga đường sắt thuộc khu vực miền Trung và miền Nam thành ga liên vận quốc tế.

12


Đầu tư phát triển lĩnh vực đường sắt đòi hỏi tính đồng bộ cao từ kết cấu hạ tầng, phương
tiện đầu máy, toa xe, hệ thống thơng tin tín hiệu, điều hành chạy tàu, cơ sở sửa chữa,
chỉnh bị, duy tu bảo dưỡng… nên suất đầu tư đường sắt lớn, lợi thế thương mại thấp so
với các loại hình đầu tư khác, thời gian hồn vốn dài, tính khả thi trong việc kêu gọi xã
hội hóa đầu tư khơng cao, khơng hấp dẫn các nhà đầu tư. Chính vì vậy bài tốn bố trí
nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực đường sắt vẫn là vấn đề cần tập trung và tháo gỡ trong thời
gian tới để đẩy mạnh phát triển giao thông vận tải đường sắt.
b. Hạ tầng giao thông đường bộ
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cả nước đến nay đã có hơn 1.000 km đường cao tốc
được đưa vào khai thác; gần 600.000 km đường quốc lộ, đường giao thông nông thôn
được đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng; hàng nghìn cây cầu từ thơ sơ đến hiện đại đã
hiện diện dọc ngang khắp mọi miền đất nước.
Với hình thức thu phí điện tử khơng dừng sử dụng một thẻ một tài khoản cho tất cả các
trạm thu phí trên tồn quốc; lái xe có thể dán thẻ mở tài khoản ở tất cả các trạm thu phí,
có thể nạp tiền vào tài khoản qua app VETC trên điện thoại, hoặc nạp tiền qua các ví điện

tử, mobile banking, internet banking. Thực hiện thu phí ETC liên thơng có ý nghĩa rất lớn
nhằm giảm ùn ứ ở trạm thu phí trên tuyến đường có lưu lượng xe lớn ở cửa ngõ vào các
thành phố lớn.
c. Hạ tầng giao thông đường hàng không
Các hãng hàng không Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi trong dịch Covid19, chỉ khai thác 1 – 2% đội bay. Trong thời gian dịch bệnh, sau khi phải cắt, giảm các
đường bay vận tải hành khách, Vietnam Airlines đã chuyển hướng đẩy mạnh vận tải hàng
hóa. Theo đó, hãng đã tăng cường khai thác các chuyến bay chuyên chở hàng hóa trong
nước và quốc tế để giảm thua lỗ tại mảng vận chuyển hành khách.
Về mặt cơ sở hạ tầng, Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thơng vận tải tập trung chỉ đạo, tháo gỡ
vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, giải ngân các dự án, cơng trình giao thơng trọng
điểm; phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh
tiến độ triển khai dự án nhà ga hành khách T3 – cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
d. Hạ tầng giao thông đường biển
Sau gần 20 năm triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển cảng biển, Việt Nam đã
hình thành được một hệ thống cảng biển hồn chỉnh từ Bắc vào Nam với 45 cảng biển,
chia thành 6 nhóm cảng. Tổng ngân sách cho cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải là
hơn 1.223 tỷ đồng.
13


Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, với hơn 90% hàng hóa xuất
nhập khẩu của Việt Nam thông qua cảng biển, việc phân bổ cảng biển vẫn có tình trạng
“chỗ thừa, chỗ thiếu”Nếu cảng nước sâu được hình thành tại Đồng bằng sơng Cửu Long,
hàng hóa được xuất khẩu trực tiếp, chi phí Logistics phát sinh trong vận tải hàng hóa sẽ
được kéo giảm đáng kể.
Về vận tải biển quốc tế, hiện nay, đội tàu biển Việt Nam đang đảm nhận vận chuyển
khoảng 10% thị phần và chủ yếu vận tải các tuyến gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc và khu vực Đông Nam Á. Đội tàu container Việt Nam hoạt động chủ yếu trên các
tuyến vận tải ngắn như Đông Nam Á và Đông Bắc Á; một số tàu hàng rời đã vận tải hàng
hóa trên các tuyến Châu Âu. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 40% đội tàu Việt Nam phải sửa

chữa ở các cơ sở cơng nghiệp tàu thủy nước ngồi. Do chưa được bổ sung về vốn, hạ tầng
cơ sở và thiết bị của doanh nghiệp đóng tàu nên chưa thể thực hiện chiến lược phát triển
ngành cơng nghiệp đóng tàu với các mục tiêu của quy hoạch; chưa cạnh tranh được với
các nước trong khu vực ASEAN và Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong thời gian qua, đầu tư phát triển vận tải thủy nội địa vẫn còn khá hạn chế mặc dù giá
thị trường và giá trị đóng góp của vận tải thủy nội địa là khá lớn.Hiện nay các công trình
đã xây dựng trên sơng phục vụ cho vận tải thủy nội địa gồm cảng, bến, kè, thiết bị bốc
xếp, kho bãi, đường dẫn,… cịn đang hoạt động có giá trị ước tính hơn chục tỷ USD. Vận
tải thủy nội địa với nguồn lực có giá trị lớn, nhưng thực tế hiện nay chỉ mới khai thác ước
tính khoảng 55% đến 65% công suất của phương tiện và chưa đến 40% hạ tầng luồng tàu,
hơn 60% cảng bến đang có.
Để phát triển vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa, cần tăng cường kết nối, phát triển
hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức và dịch vụ
Logistics. Việc kêu gọi đầu tư phát triển các cảng thủy nội địa khai thác hàng container có
chức năng đầu mối tại khu vực phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long với cơ sở vật chất,
trang thiết bị bốc xếp đồng bộ, hiện đại nhằm gia tăng nhanh thị phần vận tải container
bằng đường thủy nội địa là hết sức cần thiết.
3. Nhân lực của doanh nghiệp Logistics
Nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển ngành dịch vụ Logistics nói
chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Logistics nói riêng. Đội ngũ nhân sự có
trình độ chun mơn cao, thông thạo ngoại ngữ sẽ là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ
của doanh nghiệp Logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy
ngành dịch vụ Logistics phát triển.
-

Nhân lực Logistics vừa thiếu, vừa yếu
14


Với tốc độ phát triển nhanh và có quy mơ như vậy nên hiện ngành đang thiếu khoảng 2

triệu người. Sự thiếu nguồn nhân lực càng được nhân lên khi Việt Nam gia nhập Cộng
đồng kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Các số liệu nghiên cứu đều chỉ ra rằng, nguồn nhân lực Logistics của Việt Nam không
những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ
cao ở cấp độ nhà quản lý cũng đang thiếu một cách trầm trọng. Kết quả khảo sát của Viện
Nghiên cứu phát triển Tp.HCM cho thấy, có đến 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân
viên có trình độ chun mơn, kiến thức Logistics; 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại
nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lịng với chun mơn của nhân viên.
Cịn kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế Trường đại học Kinh tế
quốc dân cũng ghi nhận, có tới 80,26% nhân viên trong các doanh nghiệp Logistics được
đào tạo thông qua các công việc hàng ngày; 23,6% nhân viên tham gia các khóa đào tạo
trong nước; 6,9% nhân viên được các chuyên gia nước ngoài đào tạo và chỉ có 3,9%
được tham gia các khóa đào tạo ở nước ngồi.
Về vị trí cán bộ quản lý thường là những người đang nắm vị trí chủ chốt dù đã được đào
tạo hoặc tái đào tạo, nhưng cơ bản vẫn còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh
Logistics. Có thể nói phong cách lãnh đạo và quản lý của đội ngũ này đều chưa đáp ứng
được nhu cầu của ngành, chưa nói tới việc phải cập nhật kiến thức mới của họ.
Trong khi đó, theo dự báo của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam thì
trong 3 năm tới các doanh nghiệp dịch vụ Logistics cần thêm 18.000 lao động mới và các
doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cũng cần trên cả triệu nhân sự có chun mơn
về Logistics.
4. Đào tạo nhân lực
Nguồn nhân lực Logistics là một yếu tố quan trọng của hệ thống Logistics quốc gia, có
vai trị đối với sự phát triển ngành Logistics trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay
gắt hiện nay. Thực tế, nguồn nhân lực Logistics ở nước ta đang thiếu hụt cả về số lượng
và chất lượng, công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực Logistics còn rất hạn chế ở
tất cả các cấp.
Để tận dụng và bắt kịp xu hướng phát triển Logistics trong bối cảnh CM 4.0, cần đẩy
mạnh tạo và phát triển nguồn nhân lực Logistics nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển và
chuẩn mực quốc tế vừa phù hợp với đặc thù hoạt động mang tính liên ngành, chuyên

nghiệp cao cả về kinh tế - kỹ thuật... Các giải pháp cần tập trung là:
-

Hồn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực Logistics.
15


-

Phát triển toàn diện hệ thống kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Logistics.

-

Xây dựng bộ chương trình và giáo trình Logistics phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế
nhưng phải phù hợp với thực tiễn Logistics ở nước ta.

-

Đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường đại học trong nước với tổ chức đào tạo
quốc tế về Logistics.

-

Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp Logistics với các trường đại học trong
đào tạo nguồn nhân lực.

-

Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, CM công nghệ 4.0 trong đào tạo nguồn
nhân lực Logistics.


5. Ứng dụng hoạt động trong các lĩnh vực vận tải
a. Trucking/ vận tải đường bộ
Công nghệ Logistics được ứng dụng nhiều nhất hiện nay đó là trong dịch vụ vận tải
đường bộ với các lĩnh vực sau:
• Xe

tự động, xe khơng người lái sử dụng hệ thống camera, radar, laze phát hiện các
vật thể lạ trên đường và đưa ra phương hướng xử lý kịp thời

• Sàn

giao dịch vận tải giúp tiết kiệm thời gian, chi phí nhờ kết nối người có nhu cầu
chở hàng với xe tải nhàn rỗi.

• Phần

mềm hệ thống định tuyến giúp lập kế hoạch cho đường xe chạy và theo dõi
lượng hàng trên xe để từ đó tiết kiệm nhiên liệu, thời gian tối đa

b. Warehousing/ kho hàng
• Ứng

dụng robot trong kho hàng giúp thay thế việc lấy hàng thủ cơng từ đó giúp các
đơn vị chuẩn bị hàng nhanh hơn, tốt hơn, hạn chế hư hỏng hàng hóa từ đó nâng
cao chất lượng phục vụ cho người tiêu dùng

• Tự

động hóa quy trình quản lý kho giúp tăng cường chất lượng dịch vụ, tiết kiệm

thời gian và nhân công hiệu quả.

• Robot

có thể tự động cất trữ và lấy hàng hiệu quả

c. Khâu tổ chức công việc: làm việc di động trong ngành Logistics
Với công nghệ 4.0 trong Logistics các dữ liệu được lưu trữ trên đám mây khiến các doanh
nghiệp có thể tiếp cận với các thơng tin đơn giản và dễ dàng hơn. Thay vì đến văn phòng
16


làm việc, với ứng dụng này các nhân viên có thể làm việc tại nhà mà không mất thời gian
di chuyển.
Những xu hướng ứng dụng hiện tại và tương lai:
a. Robot kho hàng
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng ứng dụng công nghệ robot trong các kho hàng.
Các robot này có khả năng phát hiện sản phẩm, lấy hàng và làm đầy kệ để tăng hiệu quả
và tiết kiệm thời gian tốt nhất.
b. Xe không người lái
Xe không người lái được ứng dụng đầu tiên tại Úc vào năm 2016 sau đó xe tự lái được
thử nghiệm lần lượt tại các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Thụy Điển… Nhờ
ứng dụng này mà tai nạn giao thông cũng như chi phí vận chuyển có thể giảm tới 40%.
c. Thực tế tăng cường/ thực tế ảo (augmented reality -AR)
AR là cơng nghệ kết nối giữ máy tính và thực tế nhận diện của nhân viên. Điều này giúp
việc nhận biết đặc điểm kho hàng nhanh hơn, tăng cường khả năng xử lý việc lưu trữ và
di chuyển của hàng hóa.
d. Giao hàng theo yêu cầu (On-demand delivery)
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Logistics trong lĩnh vực giao hàng theo
yêu cầu khả phổ biến hiện nay. Nhờ ứng dụng này mà khách hàng có thể đặt hàng mọi

lúc, mọi nơi, giao hàng trong ngày giúp linh hoạt và tiết kiệm thời gian tốt nhất.
e. Giao hàng bằng máy bay Drone và droid
Giao hàng có sự hỗ trợ của robot sẽ giúp các doanh nghiệp khắc phục mọi trở ngại so với
dịch vụ giao hàng thủ công thông thường. Bên cạnh đó, nhờ dịch vụ này mà chi phí và
thời gian giao hàng cũng được giảm thiểu tối đa.
6. Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics
Logistics là ngành đang phát triển rất nóng với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 10% và
đóng góp khoảng 5% vào GDP quốc gia. Không thể phủ nhận đây là ngành có tiềm năng
phát triển lớn. Tuy nhiên để khơi dậy tiềm năng đó thì cần phải giải tốt bài tốn thiếu
nguồn nhân lực của ngành.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics, hiện Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực Logistics, trong đó có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động vận
17


chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Các doanh nghiệp Logistics đều có quy mơ vừa và
nhỏ với 89% là doanh nghiệp của Việt Nam, 10% doanh nghiệp liên doanh và 1% là
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
7. Các nhà cung cấp dịch vụ
Dựa trên khái niệm của UNESCAP và các hoạt động thực tiễn tại VN, đồng thời tham
khảo mơ hình chung của các nước trong khu vực, các hoạt động nghề nghiệp của nhà
cung cấp dịch vụ Logistics tại VN được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 5: Sơ đồ hoạt động cung cấp dịch vụ Logistics tại Việt Nam

Theo hình trên, nhà cung cấp dịch vụ Logistics được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài là các doanh nghiệp 2PL, 3PL. Thực trạng nhà cung cấp dịch vụ Logistics Việt
Nam Ở Việt Nam:
-

Logistics đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Các công ty hoạt động trong lĩnh

vực Logistics của VN chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ, việc liên kết hợp tác giữa
các cơng ty cịn yếu, nguồn nhân lực hạn chế và chưa được đào tạo bài bản. Ngoài

18


-

ra, hệ thống giao thông đường bộ kém phát triển đã khiến cho cước phí vận chuyển
của VN khó cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Sau hội nhập WTO, với chủ trương giải phóng năng lực kinh doanh, cộng với
chính sách cổ phần hóa của nhà nước...số lượng các công ty vừa và nhỏ làm dịch
vụ gia tăng đáng kể. Đa số các công ty cung cấp dịch vụ Logistics đều có quy mơ
vừa và nhỏ. Vốn đăng ký bình quân 1,5 tỷ đồng. Đồng thời các cơng ty này phát
triển manh mún, thiếu tính liên kết với nhau. Chỉ có vài cơng ty nhà nước là tương
đối lớn như: Vietrans, Viconship, Vinatrans…Qua 5 năm hội nhập, các nhà cung
cấp dịch vụ Logistics VN, tuy nhỏ, vốn ít, nhưng đại bộ phận đã có kinh nghiệm và
trụ vững nhờ đa dạng dịch vụ.

Bên cạnh đó, năng lực cung cấp dịch vụ Logistics trọn gói của nhà cung cấp dịch vụ
Logistics VN còn nhiều hạn chế, ít có một nhà cung cấp dịch vụ Logistics nào có khả
năng cung cấp dịch vụ vận chuyển xuyên suốt trên toàn lãnh thổ VN kết nối với thị
trường quốc tế với chi phí cạnh tranh, mà hầu hết phải qua các nhà cung cấp dịch vụ của
từng chặng. Dịch vụ Logistics nội địa chưa được chú trọng phát triển, chất lượng dịch vụ
chưa cao. Thời gian giao hàng chưa đúng hạn theo yêu cầu của khách hàng.
8. Khách hàng
Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã có sự thống nhất về yêu cầu vận chuyển (loại hàng,
khối lượng, yêu cầu bảo quản, thời gian thu nhận hoặc giao trả…), tuy nhiên do những lý
do khác nhau, khách hàng có thể thay đổi một số điều khoản của hợp đồng, do đó làm cho
nhà vận tải phải thay đổi theo (ngồi kế hoạch ban đầu). Điều này không những làm tăng

thêm thời gian giao hàng mà còn làm tăng thêm chi phí, gây khó khăn cho nhà vận tải tổ
chức hoạt động vận tải cũng như ảnh hưởng đến dịch vụ Logistics.
Để giải quyết những vấn đề về khách hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau:
-

-

-

Xây dựng một đội ngũ nhân viên hùng hậu có kinh nghiệm và nhiệt huyết có thể
đáp ứng các thắc mắc của khách hàng, luôn bảo mật thông tin khách hàng. Thông
báo kịp thời cho khách hàng về tiến độ hành trình vận chuyển và báo lịch trình cụ
thể về lơ hàng cho khách hàng nắm bắt thông qua phần mềm công nghệ 4.0.
Nhân viên cần giải thích chi tiết hơn nữa về thủ tục xuất - nhập khẩu hàng: Khi
một khách hàng khơng nắm rõ về quy trình xuất - nhập khẩu của cơng ty thì nhân
viên sẽ tư vấn và giải thích cụ thể từng quy trình mà khách hàng quan tâm.
Tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Có các chính sách ưu đãi cho khách
hàng. Chính sách tặng quà ngày lễ tết, sinh nhật, để nâng cao mối quan hệ.
Xây dựng cơ sở thông tin khách hàng, dựa vào đó để phân loại thành các nhóm
như khách hàng trung thành, khách hàng cảm tính, khách hàng tiềm năng. Đối với
19



×