Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Sinh 2014 chính thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.91 KB, 4 trang )

S GIO DC V O TO
THANH HO

kì thi vào lớp 10 THPT chuyên lam sơn
năm học 2014 - 2015

THI CHÍNH THỨC

Mơn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: ngày 18 tháng 6 năm 2014
(Đề thi có 01 trang, gồm 8 câu)

Câu 1: (1.5 điểm)
a) Nêu chức năng của các loại ARN. Loại ARN nào có bộ ba đối mã?
b) Trình bày những đặc điểm cấu trúc của ADN đảm bảo tính bền vững tương đối của nó.
c) Một gen có chiều dài 5100 A 0 và tỷ lệ
. Nếu khi đột biến, gen đột biến có tổng
số nuclêơtit khơng đổi, số nuclêôtit loại A = 601. Đây là dạng đột biến gì?
Câu 2: (1.0 điểm)
Khi quan sát các tế bào ruồi giấm đang phân chia bình thường, thấy trong một tế bào
có 4 nhiễm sắc thể, mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 crơmatit xếp thành một hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào.
a) Hãy cho biết đây là loại tế bào gì ở ruồi giấm? Vì sao?
b)Tế bào đó đang trong quá trình phân bào nào? Ở kì nào?
Câu 3: (1.0 điểm)
Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường. Ở
người phụ nữ nếu thiếu 1 nhiễm sắc thể X thì gây ra hậu quả gì?
Câu 4: (1.0 điểm)
a) Thường biến là gì? Nêu đặc điểm của thường biến.
b) Cơ thể bình thường có kiểu gen Aa. Đột biến đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen 0a.


Loại đột biến nào có thể xảy ra?
Câu 5: (1.0 điểm)
Người ta tìm được một lồi cỏ dại có gen quy định đặc tính quý là kháng lại virút gây
bệnh vàng lá. Người ta có thể chuyển gen này vào cây trồng bằng những cách nào?
Câu 6: (1.5 điểm)
a) Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể. Mật độ quần thể thay đổi như thế nào?
b)Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Nêu ưu và nhược điểm của đấu tranh sinh
học.
Câu 7: (1.5 điểm)
a) Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
b) Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh. Theo em, nguồn năng
lượng chủ yếu của con người trong tương lai là gì? Giải thích.
Câu 8: (1.5 điểm)
Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng thân cao trội hồn tồn so với gen a quy
định tính trạng thân thấp, gen B quy định tính trạng quả đỏ trội hồn tồn so với gen b quy
định tính trạng quả vàng. Tiến hành giao phấn giữa cây thân cao, quả đỏ với cây khác chưa
biết kiểu gen và kiểu hình thu được F1 gồm các kiểu hình khác nhau, trong đó kiểu hình thân
thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 25%. Hãy xác định:
- Quy luật di truyền chi phối đồng thời cả hai tính trạng chiều cao cây và màu quả.
- Kiểu gen của các cây đem lai.
-------------- Hết -----------(Giám thị khơng giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh:……………………………………………………SBD:…………


Chữ ký của giám thị số 1

Chữ ký của giám thị số 2

....................................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ

...................................

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
NĂM HỌC 2014 - 2015

Đề thi đề chính thức
Câu

Câu 1
(1.5 đ)

Nội dung cơ bản cần đạt được
a. *Chức năng của ARN:
- mARN : Truyền đạt thông tin di truyền
- tARN : Vận chuyển các axít amin
- rARN : Là thành phần cấu tạo ribôxôm- nơi tổng hợp prôtêin
*Loại mang bộ ba đối mã: tARN.
b. Cấu trúc phân tử ADN để đảm bảo tính bền vững tương đối:
- Các nuclêơtit trên mỗi mạch liên kết với nhau theo chiều dọc tạo thành chuỗi
polinuclêôtit.
- Cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch song song. Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết
với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung. Liên kết hiđrô là loại liên
kết linh động dễ bị bẻ gãy, nhưng với số lượng lớn đảm bảo tính bền vững
tương đối.
c. L = 5100A0 →


Câu 2
(1.0 đ)

Câu 3
(1.0 đ)

Môn thi: Sinh học
Ngày thi: 18 tháng 6 năm 2014

nuclêôtit

→ 2A + 2G = 3000, A/G = 2/3 → A = T = 600; G = X = 900.
Gen đột biến có tổng số nuclêôtit không đổi và A = 601 → G = 899
→ Đây là đột biến thay thế cặp nuclêôtit G – X bởi cặp A – T.
a. Đây là loại tế bào sinh dục ở vùng chín, vì:
- Bộ nhiễm sắc thể (NST) bình thường ở ruồi giấm có 2n = 8 NST  n = 4 NST.
- Khi quan sát tế bào ruồi giấm đang phân chia bình thường thấy trong tế bào
có 4 NST, mỗi NST gồm 2 crơmatit xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo
→ bộ NST đang tồn tại ở trạng thái đơn bội kép → tế bào đang thực hiện quá
trình giảm phân.
b. Các NST đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và
ở trạng thái đơn kép nên tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II.
* Những điểm khác nhau:
NST giới tính

NST thường

- Trong tế bào lưỡng bội, tồn tại
thành cặp tương đồng (XX) hoặc
không tương đồng (XY), khác nhau ở

2 giới.
- Số lượng: Thường 1 cặp.
- Mang gen qui định giới tính và gen
quy định tính trạng thường.

- Trong tế bào lưỡng bội, tồn tại
thành cặp tương đồng, giống nhau ở
2 giới.
- Số lượng: Lớn hơn 1 cặp.
- Chỉ mang gen qui định tính trạng
thường của cơ thể.

* Hậu quả: Gây bệnh Tớcnơ, biểu hiện lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát
triển…..

-1-

Điểm
0.125
0.125
0.125
0.125
0.25
0.25
0.125
0.125
0.125
0.125
0.25
0.25

0.25

0.25

0.25

0.25
0.25
0.25


Câu 4
(1.0 đ)

Câu 5
(1.0 đ)

Câu 6
(1.5 đ)

Câu 7
(1.5 đ)

a) *Thường biến: Là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể
dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
*Đặc điểm của thường biến: Biến đổi đồng loạt theo hướng xác định, tương
ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được.
b) Loại đột biến có thể xảy ra:
- Mất đoạn NST: NST bị mất một đoạn chứa gen A.
- Dị bội: Cặp NST chứa cặp gen Aa chỉ còn một NST chứa gen a (Kiểu 2n –1).

- Chuyển gen vào cây trồng nhờ công nghệ gen:
+ Tách gen kháng virút từ cây cỏ dại.
+ Tạo ADN tái tổ hợp.
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào cây trồng.
- Cho lai cây trồng với cỏ dại tạo ra cây lai khác lồi mang các đặc tính kháng
virút.
a) * Những đặc trưng cơ bản của quần thể :
+ Tỉ lệ giới tính: Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.
+ Thành phần nhóm tuổi: Gồm các nhóm tuổi trước sinh sản, đang sinh sản,
sau sinh sản.
+ Mật độ quần thể: Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị
diện tích hay thể tích.
* Mật độ quần thể:
+ Thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kỳ sống của sinh vật.
+ Tăng khi nguồn thức ăn dồi dào, giảm mạnh khi có những biến động bất
thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh...
b) *Biện pháp đấu tranh sinh học: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc những
sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc làm giảm bớt những thiệt hại do các
sinh vật có hại gây ra.
* Ưu, nhược điểm của đấu tranh sinh học:
- Ưu điểm:
Không gây ô nhiễm môi trường sống, không gây hại đối với con người, gia súc,
gia cầm…Không phát sinh hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc.
- Nhược điểm:
Gây mất cân bằng trong quần xã, có thể dẫn đến sự phát triển của một số loài
gây hại khác (là thức ăn của loài vừa bị tiêu diệt) gây ra những hậu quả không
lường trước được, hiệu quả tác động chậm, phổ tác động hẹp, phụ thuộc nhiều
vào môi trường.
a) Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn:
- Chuỗi thức ăn là thành phần cấu trúc nên lưới thức ăn, mỗi chuỗi có một số

mắt xích thức ăn chung với các chuỗi thức ăn khác trong hệ lưới.
- Số lượng loài của chuỗi thức ăn ít hơn so với lưới thức ăn.
- Điều kiện sinh thái trong chuỗi thức ăn đơn giản (bao gồm ít môi trường sinh
thái hơn) và tính ổn định kém hơn lưới thức ăn.
- Một mắt xích trong chuỗi thức ăn có thể là bậc dinh dưỡng này, nhưng xét
trong chuỗi thức ăn khác của lưới nó lại là bậc dinh dưỡng khác.
b) *Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh:
- Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phát
triển phục hồi.
- Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị
cạn kiệt.
* Nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai: Là nguồn năng

-2-

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25
0.25
0.25
0.25
0.125
0.125
0.125


lượng sạch như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều....
* Giải thích: Vì chúng khơng gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng. Hơn nữa,
một số nguồn năng lượng phổ biến hiện nay dần cạn kiệt như: Dầu lửa, khí đốt,
than đá...
* Quy luật di truyền chi phối đồng thời cả hai tính trạng chiều cao
cây và màu quả:
- F1 thu được 25% cây thân thấp, quả vàng mang 2 cặp gen đồng hợp lặn (aa,
bb) → Cây thân cao, quả đỏ và cây đem lai với cây thân cao, quả đỏ đều cho
giao tử ab → Cây thân cao, quả đỏ dị hợp 2 cặp gen.
- Cây thân cao, quả đỏ dị hợp 2 cặp gen có thể có kiểu gen AaBb hoặc

Câu 8
(1.5 đ)

.

→ Tính trạng chiều cao cây và màu quả có thể di truyền theo quy luật phân li
độc lập hoặc quy luật liên kết gen.
* Kiểu gen của các cây đem lai:

Quy luật phân ly độc lập:
- Cây thân cao, quả đỏ dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen AaBb.
- Vì F1 thu được 25% cây thân thấp, quả vàng mà AaBb cho giao tử ab = ¼ nên
cây đem lai phải cho giao tử ab = 100% → cây đem lai có kiểu gen aabb.
Qui luật liên kết gen:
- Cây thân cao, quả đỏ dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen

.

- Vì F1 thu được 25% cây thân thấp, quả vàng mà

cho giao tử ab = ½ nên

0.125

0.25

0.25
0.25

0.25

cây đem lai phải cho giao tử ab = ½ → Cây đem lai với cây thân cao, quả đỏ dị
hợp 2 cặp gen có thể có các kiểu gen :

;

;

.


(Nếu học sinh tìm được 1 kiểu gen ở quy luật liên kết gen cho 0.125đ ; tìm đủ 3
kiểu gen cho 0.5đ)
Lưu ý: Học sinh có thể làm theo cách khác nếu đúng và lập luận chặt chẽ thì vẫn cho điểm tối đa.

-3-

0.5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×