Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm thủ thuật dạy thành ngữ tiếng anh (idioms) trong ôn thi tốt nghiệp thpt tại trường thpt yên thế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 62 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT YÊN THẾ
TỔ NGOẠI NGỮ
----------------------------

THUYẾT MINH
Mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến
THỦ THUẬT DẠY THÀNH NGỮ TIẾNG ANH (IDIOMS)
TRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT TẠI TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

Họ và tên:Vũ Hồng Lịch
Chức vụ:Tổ phó CM - Giáoviên
Nơi công tác:Trường THPT Yên Thế
Huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang

Yên Thế, tháng 4 năm 2021
0


THUYẾT MINH
Mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến
1. Tên sáng kiến
THỦ THUẬT DẠY THÀNH NGỮ TIẾNG ANH (IDIOMS)
TRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
2. Ngày sáng kiến áp dụng lần đầu:Tháng 9 năm 2020
3. Các thông tin bảo mật: không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm.
Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới
- Phân tích đề thi THPT quốc gia những năm gần đây chúng ta thấy thành ngữ
xuất hiện ít nhất trong 2 câu. Cụ thể là:
+ Dạng 1: Chọn đáp án đúng


(Mã đề 401 - Đề thi THPT QG năm 2018) Question 11: It___________to
reason that Jason passed the exam with flying colours on account of his
working hard during the term.
A. comes

B. gets

C. stands

D. lays

It/that stands to reason: điều đó là hiển nhiên.
(Mã đề 402 - Đề thi THPT QG năm 2018) Question 16: We know that we are
at fault for our third consecutive defeat, so there is no need to ________salt
into the wound.
A. spread

B. rub

C. apply

D. put

To rub salt into the wound: làm cho ai đau khổ ray rứt thêm.
(Mã đề 404 - Đề thi THPT QG năm 2018) Question 1: Although she had been
told quite sternly to__________________ herself together, she simply
couldn't stop the tears from flowing.
A. bring

B. pull


C. force

D. push

To pull oneself together: lấy lại can đảm; bình tĩnh lại, tỉnh trí lại.
(Mã đề 403 – Đề thi TNTHPT năm 2020), Question 12: Having your private
life splashed across the front pages of newspapers and glossy magazines is
part
1


and ________ of being a celebrity.
A. package

B. parcel

C. packet

D. post

Part and parcel: một phần quan trọng/ không thể thiếu.
+ Dạng 2: Tìm từ trái nghĩa.
(Mã đề 401- Đề thi TNTHPT năm 2020) Question 8: When I suggested he was
mistaken, John got hot under the collar and stormed out of the room.
A. got emotional

B. became furious C. remained calm D. felt anxious

get hot under the collar = become angry/ furious: tức giận.

(Mã đề 402 - Đề thi TNTHPT năm 2020) Question 21: Everyone was secretly
rehearsing a surprise performance for Peter's proposal, but annoyingly James
let the cat out of the bag at the last minute.
A. disclosed the plan

B. concealed the plan

C. revised the plan

D. abandoned the plan

let the cat out of the bag: tiết lộ bí mật.
(Mã đề 403 – Đề thi THPTQG năm 2018) Question 5: Judy has just won a full
scholarship to one of the most prestigious universities in the country; she must
be now on cloud nine.
A. extremely panicked

B. obviously delighted

C. incredibly optimistic

D. desperately sad

On cloud nine: rất hạnh phúc
(Mã đề 404 - Đề thi THPTQG năm 2018) Question 15: Despite careful
preparation, the candidate got cold feet when asked a challenging question
and gave an unsatisfactory answer.
A. had a fever

B. stayed confident


C. got nervous

D. became aggressive

To get cold feet : sợ
hãi.
Đề thi minh họa 2021:
Question 18: As the season turns from spring to summer, some people feel a
bit underthe___________and can’t concentrate fully on their work.
2


A. storm

B. weather

C. climate

D. rain

Under the weather: không khỏe, ốm.
Question 23: The Covid-19 pandemic has taken a heavy toll on the country’s
aviation industry due to international travel restrictions.
A. considerably benefited

B. negatively changed

C. severely damaged


D. completely replaced

taken a heavy toll on: có ảnh hưởng xấu/ thiệt hại nghiêm trọng lên ai/ cái gì.
Qua việc phân tích trên ta thấy câu hỏi về thành ngữ là những câu có nội dung
khó nên phần đa học sinh không chuyên về tiếng Anh mất điểm. Tại sao vậy?
Nguyên nhân là vì học sinh thấy rất khó đốn nghĩa của thành ngữ, đặc biệt
khi trong câu lại có thêm từ mới. Ví dụ cụm từ “pull sb’s leg” không thể hiểu
theo nghĩa đen là “kéo chân ai đó”. Thực ra cụm từ đó nghĩa là “trêu chọc ai”.
Ai chưa từng gặp câu thành ngữ đó thì sẽ rất khó đốn, phải đặt nó trong ngữ
cảnh để dịch. Chính vì thế học sinh thường có tâm lý khoanh bừa đặc biệt
dạng điền từ. Trong quá trình học, học sinh thường gặp một số khó khăn sau:
có quá nhiều thành ngữ nên học sinh không biết thành ngữ nào cần học, thành
ngữ nào không. Học sinh cũng khơng biết thành ngữ đó dùng trong hồn cảnh
nào, vị trí ra sao. Đặc biệt học sinh cũng có thể học rồi nhưng lại qn ngay vì
khơng luyện tập thường xun.
Tơi cũng thấy một vấn đề cịn tồn tại đó là phương pháp dạy của chúng
ta. Chúng ta hãy thử so sánh với các hiện tượng ngữ pháp khác, ví dụ như các
thì trong Tiếng Anh, chủ động bị động, trực tiếp gián tiếp…chẳng hạn. Học
sinh học đi học lại những ngữ pháp này ở các bậc học, trong tất cả các đợt ôn
tập. Nhưng trong đề thi TN THPT, những hiện tượng đó chỉ xuất hiện trong 1
câu. Trong khi đó mấy ai trong năm học thỉnh thoảng cho các em thực hành
một chút về thành ngữ. Có thể do sách giáo khoa cũ khơng có một tiết
language focus nào nói riêng về Idioms. Vì vậy thường thường giáo viên đến
khi ôn thi mới tập hợp hàng chục, hàng trăm thành ngữ rồi bài tập thực hành
để học sinh làm trong một chuyên đề với thời lượng ba đến năm tiết. Như vậy
học sinh bị học nhồi nhét nên chắc chắn không thể nhớ nhiều câu và cũng
3


khơng nhớ lâu. Cũng chính vì cách dạy của chúng ta, rất nhiều học sinh bắt

đầu bước vào lớp 12 vẫn mơ hồ với cụm từ Idioms, và chắc chắn khơng thể
nói được dù chỉ một thành ngữ mà thơi. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi
tỉnh Băc Giang đã áp dụng dạy sách giáo khoa thí điểm với đặc điểm rất nhiều
từ vựng và thành ngữ thì tại sao chúng ta không dành sự quan tâm đến việc
dạy thành ngữ cho học sinh để ngôn ngữ của các em phong phú, tự nhiên hơn
và cuối cùng giúp các em cải thiện điểm số. Chính vì thực trạng như vậy nên
tôi rất muốn chia sẻ một số thủ thuật giúp giáo viên thiết kế được những bài
giảng thú vị sôi nổi về thành ngữ. Đồng thời tôicũng muốn chia sẻ một số ứng
dụng giúp giáo viên và học sinh khai thác được nguồn tài liệu phong phú phục
vụ cho việc dạy thành ngữ.
5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
- Học sinh THPT Yên Thế nói chung và học sinh những lớp ơn thi khối
D nói riêng đều là học sinh thuộc vùng nông thôn, miền núi, gia đình chủ yếu
làm nơng nghiệp hoặc cơng nhân nên các em khơng có điều kiện và mơi
trường tốt để học Tiếng Anh. Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ giáo
viên Tiếng Anh cùng tinh thần vượt khó của các em, các em đã đạt kết quả
đáng khích lệ trong các kỳ thi chất lượng mũi nhọn như kỳ thi chọn học sinh
giỏi cấp tỉnh cũng như thi TN THPT. Tuy nhiên với bộ môn Tiếng Anh những
học sinh đạt điểm tối đa trong kỳ thi TN THPT so với các mơn khác là rất ít.
Khi phân tích kết quả thi TN THPT tôi thấy hầu hết các em đã dành điểm ở
những câu cơ bản, nhưng còn yếu ở câu khó như từ vựng và đọc hiểu. Trước
tình hình đó tơi xác định trong năm học này bên cạnh duy trì các câu cơ bản
như ngữ âm, ngữ pháp, tôi cần đầu tư trang bị cho các em kiến thức về những
câu có độ khó lớn hơn để giúp các em nâng cao điểm số. Một trong những
kiến thức khó đó chính là thành ngữ trong Tiếng Anh (Idioms). Tôi đã báo cáo
chuyên đề về phương pháp dạy thành ngữ trong những buổi sinh hoạt chun
mơn của nhóm và đã nhận được sự quan tâm của các đồng nghiệp. Từ báo cáo
chun đề đó tơi muốn tiếp tục phát triển lên và tổng hợp thành sáng kiến kinh
4



nghiệm với mong muốn chia sẻ được kinh nghiệm dạy thành ngữ Tiếng Anh
với đồng nghiệp.
- Thành ngữ Tiếng Anh (Idioms) không chỉ quan trọng trong bài thi TN
THPT mà xét về lâu dài nó cịn vơ cùng quan trọng đối với việc học của các
em sau này. Hiện nay chúng ta khá quen với cụm từ “dạy học Tiếng Anh theo
đường hướng giao tiếp”, vậy dạy thành ngữ cho các em chính là cách giúp các
em giao tiếp tốt hơn với người nước ngoài, đặc biệt là người bản xứ. Có thể
nói Tiếng Anh mang nặng tính thành ngữ. Chúng được sử dụng thường xuyên
trong câu nói hằng ngày của người bản xứ. Chúng cũng xuất hiện rất nhiều
trên báo chí, phim ảnh, tác phẩm văn học, quảng cáo…Cái khó của thành ngữ
là nghĩa của nó khơng phụ thuộc vào các từ có trong cụm từ đó. Vì vậy học
sinh Việt Nam cần được trang bị kiến thức cơ bản về thành ngữ để ngôn ngữ
của họ nghe tự nhiên hơn và cũng là để hiểu người bản xứ tốt hơn. Hơn thế
nữa Idioms là một tiêu chí rất quan trọng quyết định giúp các em được điểm
cao trong bài thi IELTS đặc biệt phần IELTS SPEAKING nếu như các em
muốn đi du học hoặc phát triển hơn trong sự nghiệp sau này.
- Thành ngữ quan trọng nhưng có thể do khó nên chưa được giáo viên
chú ý truyền thụ cho học sinh. Rất nhiều học sinh lớp 12 khơng biết thành ngữ
là gì, và khơng nói được bất kỳ một thành ngữ nào mặc dù lớp 10, lớp11 các
em đã gặp rất nhiều trong sách giáo khoa đặc biệt sách thí điểm. Khi ơn thi TN
THPT giáo viên mới bắt đầu phô tô cả trăm thành ngữ cho các em học một
cách nhồi nhét, với học sinh yếu thậm chí cịn bỏ qua khơng dạy phần này vì
nghĩ mất thời gian mà hiệu quả kém.
- Nhận thức được tầm quan trọng của thành ngữ Tiếng Anh cũng như
những bất cập trong giảng dạy nội dung này trong chương trình phổ thơng, tơi
đã tìm hiểu về các thủ thuật dạy thành ngữ để đạt hiệu quả cao nhất. Đó là lý
do tôi chọn đề tài: “THỦ THUẬT DẠY THÀNH NGỮ TIẾNG ANH
(IDIOMS) TRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT TẠI TRƯỜNG THPT
YÊN THẾ”

6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
5


Sáng kiến này nhằm mục đích nghiên cứu các thủ thuật dạy thành ngữ
trong Tiếng Anh. Sáng kiến cũng giới thiệu rất nhiều ứng dụng có thể cài vào
điện thoại để giúp giáo viên khai thác được nguồn tài liệu phong phú để làm tư
liệu biên soạn các câu hỏi kiểm tra về thành ngữ. Những ứng dụng đó cũng
giúp học sinh chủ động hơn trong việc học thành ngữ từ đó nâng trình độ cho
các em. Qua sáng kiến này tôi cũng mong muốn chia sẻ với các đồng nghiệp
trong tồn tỉnh phương pháp dạy Tiếng Anh tích cực giúp cải thiện khả năng
giao tiếp với người bản xứ.
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh giải pháp mới.
- Định nghĩa và đặc điểm về thành ngữ.
Theo ông Michael Mc Carthy và Felicity O’ Dell, tác giả cuốn sách
English Idioms In Use thì “Thành ngữ là sự diễn đạt mà nghĩa của chúng khơng
thể hiểu bởi các từ riêng lẻ. Ví dụ, thành ngữ Drive somebody round the bend
nghĩa là làm cho ai đó nản chí, nhưng chúng ta khơng thể hiểu nghĩa của nó chỉ
bằng cách hiểu nghĩa của từ” (Idiom are expression which have a meaning that
is not obvious from the individual words. For example, the idiom drive
sombody round the bend means makes somebody angry or frustrated, but we
cannot know this just by looking at the words).
Thành ngữ khi xuất hiện trong câu có thể đóng vai trị như một động từ
ví dụ work out, turn in, get away with … danh từ hoặc cụm danh từ ví dụ a hot
potato (vấn đề nan giải)…tính từ ví dụ pepper and salt- tóc muối tiêu- trong his
hair is pepper and salt. Nhiều thành ngữ có thể là những trạng từ, ví dụ It rained
cats and dogs. (cats and dogs tương đương với heavily).
Bên cạnh đó, thành ngữ cũng mang đậm tính dân tộc. Cùng một khái
niệm, hai ngôn ngữ khác nhau sẽ sử dụng những thành ngữ khác nhau đểbiểu

diễn khái niệm đó. Ví dụ trong khi người Việt nói kiếm cơm thì người Anh lại
nói earn bread and butter. Rõ ràng cơm là đặc trưng trong văn hóa Việt. Trong
khi đó người Anh là chỉ quen với bánh mì và bơ.
- Nguyên tắc của việc dạy thành ngữ
6


Hầu hết giáo viên đều thấy việc dạy thành ngữ là hết sức phức tạp và
khó khăn vì số lượng thành ngữ nhiều, học sinh lớp 12 lại phải ghi nhớ rất
nhiều kiến thức tổng hợp của cả 3 khối để chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia. Vậy
để việc dạy thành ngữ dễ dàng hơn, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Mỗi lần chỉ giới thiệu một ít thành ngữ: chúng ta khơng nên cung cấp
cho học sinh một danh sách các thành ngữ dù tất cả đều là các thành ngữ phổ
biến. Học sinh không thể nhớ nhiều thành ngữ cùng một lúc. Mỗi lần giáo viên
chỉ nên cung cấp khoảng 5 thành ngữ cùng nói về một chủ đề. VD các thành
ngữ về động vật bao gồm 1 số như: “work like a dog,” “dog days,” “raining
cats and dogs,” and “the cat’s out of the bag.”…
+ Nên sử dụng các phương tiện hình ảnh, âm thanh để hỗ trợ việc dạy.
Chúng ta có thể sử dụng hình ảnh, bài hát, trị chơi, hành động để truyền tải
nội dung của thành ngữ vì như thế sẽ giúp các em dễ nhớ và nhớ lâu hơn, tiết
học cũng sôi nổi, bớt căng thẳng hơn.
+ Liên tục nhắc lại nhiều lần những thành ngữ đã dạy giúp học sinh ghi
nhớ lâu hơn. Tôi luôn nhắc lại các thành ngữ bằng cách lồng ghép vào các bài
kiểm tra 15 phút, 1 tiết, rồi các đề ôn tập buổi chiều. Mỗi đề kiểm tra bao giờ
tôi cũng hỏi một, hai câu thành ngữ giúp các em ghi nhớ thành ngữ lâu hơn.
+ Dạy thành ngữ luôn phải đặt chúng vào trong ngữ cảnh để đoán nghĩa.
Đặc biệt nên yêu cầu học sinh so sánh với văn hóa của Việt Nam có câu nào
tương tự. Ví dụ “every cloud has a silver lining” trong câu:
You should never hopelesss. Every cloud has a silver lining, you know.
Qua ngữ cảnh của câu này ta thấy thành ngữ này có nghĩa là trong khó khăn

vẫn có những điều tốt đẹp. Trong tiếng Việt có câu trong cái rủi có cái may
tương đương với thành ngữ này.
- Sự chuẩn bị của giáo viên:
Để áp dụng các thủ thuật mà tơi chia sẻ địi hỏi người giáo viên trước
khi lên lớp phải chuẩn bị những điều sau.
+ Xác định rõ những câu thành ngữ mình muốn học sinh nắm vững sau
hoạt động dạy học. Thường thì giáo viên chỉ nên đưa ra từ 5 đến 7 câu thành
7


ngữ mỗi lần dạy với chủ đề cụ thể ví dụ 5 câu thành ngữ nói liên quan đến lồi
vật, hoa quả, con số, so sánh, hoặc cùng nói về cảm giác hạnh phúc hay thất
vọng chẳng hạn.
+ Giáo viên cần làm chủ về công nghệ thông tin để thiết kế các trò chơi
lồng ghép vào phần khởi động của một số tiết học giúp tiết học vừa sôi nổi,
thú vị và đảm bảo kiến thức được cung cấp dần dần, ít một.
+ Giáo viên cũng cần chuẩn bị một số câu hỏi dạng trắc nghiệm ngắn để
giúp học sinh thực hành các câu thành ngữ đã được học.
- Sự chuẩn bị của học sinh:
+ Tiết trước giáo viên có thể yêu cầu học sinh về tìm những câu thành
ngữ theo một chủ điểm mà giáo viên định dạy. Hoặc nếu khơng giáo viên có
thể cho một số câu thành ngữ bằng Tiếng Anh, yêu cầu về học sinh tra nghĩa
của chúng trước ở nhà. Hoặc đơn giản giáo viên giao cho mỗi nhóm 2 hoặc 3
câu thành ngữ yêu cầu học sinh vẽ tranh về câu thành ngữ đó để hơm sau đến
lớp đố các bạn nhóm khác.
+ Đầu năm học lớp 12 giáo viên nên hướng dẫn học sinh cài từ điển
thành ngữ vào điện thoại để hỗ trợ việc học thành ngữ của các em. Nếu dùng
từ điển thường, việc tra từ rất mất thời gian. Với từ điển thành ngữ, các em chỉ
cần gõ một từ bất kỳ, sẽ hiện ra tất cả các thành ngữ có từ đó. Chỉ cần vào
CHplay/Appstore gõ idiom and phrase dictionary Cài đặt. Lập tức sẽ

hiện ra rất nhiều từ điển thành ngữ. Tôi gợi ý sử dụng từ điển thành ngữ có
biểu tượng như trong hình trịn đỏ vì nó có nhiều tính nãng vừa là từ điển
thành ngữ, phrasal verbs và vừa có bài tập thực hành.

8


- Cách thức thực hiện.
Như đã trình bày ở trên, dạy thành ngữ phải ít một, khơng nên để cuối
năm ôn thi TN THPT giáo viên mới cung cấp một danh sách dài các thành ngữ
phổ biến. Hiểu được điều đó, tơi đã kết hợp dạy thành ngữ với phần khởi động
đầu tiết học vừa giúp lớp vào bài một cách vui vẻ, vừa giúp các em ghinhớ dần
dần các thành ngữ phổ biến một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Tôi đã áp
dụng các thủ thuật sau.
* Giải pháp 1:
- Tên giải pháp: Sử dụng trò chơi.
- Nội dung: Với mơn Tiếng Anh trị chơi là khơng thể thiếu trong việc tạo
hứng thú cho học sinh và rất hay được sử dụng trong phần khởi động của bài.
Tôi đã thiết kế một số trò chơi trên power point phù hợp với học sinh. Các trò
9


chơi này không chỉ áp dụng với việc dạy thành ngữ mà còn phù hợp với việc
dạy từ vựng Tiếng Anh ở các bậc học, với các loại giáo trình.
- Các bước tiến hành:
 Trị chơi đuổi hình bắtchữ

+ Mơ tả trò chơi và cách thức thực hiện:
Đây là trò chơi rất phổ biến trên truyền hình và đặc biệt phù hợp với các
thành ngữ vì đặc thù của thành ngữ là khơng thể đốn nghĩa của thành ngữ

ngay được, vậy nên học sinh chỉ cần nhìn hình ảnh nói ra được câu thành ngữ
coi như là thành công. Đặc biệt thành ngữ thường sử dụng những hình ảnh độc
đáo nên rất dễ thiết kế trò chơi này. Giáo viên chỉ cần vào google hình ảnh, gõ
một thành ngữ vào là có hình ảnh phù hợp. Trị chơi có thể chơi theo cá nhân.
Giáo viên chiếu hình ảnh, học sinh nào phản xạ nhanh nhất sẽ được điểm. Để
tăng tính cạnh tranh giáo viên có thể chia lớp thành 2 đội để chơi trò chơi này.
- Sản phẩm của giải pháp: Một số slide trị chơi đuổi hình bắt chữ tôi đã thiết
kế:

10


11


 Trị chơi ơ chữ.
+ Mơ tả trị chơi và cách thức thực hiện:
Giáo viên nên chọn các câu thành ngữ thuộc một chủ đề để thiết kế trị
chơi ơ chữ, như vậy học sinh mới dễ đốn được ơ chữ. VD: tất cả các ơ chữ
đều nói về động vật, màu sắc, hoặc thời tiết…Như vậy học sinh chỉ cần điền
tên một loài vật, màu sắc hay một loại hình thời tiết vào ơ trống. Trị chơi diễn
12


ra sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn đảm bảo khơng gây căng thẳng cho học
sinh. Giáo viên có thể chia lớp thành 2 nhóm, đại diện mỗi nhóm chọn 1 từ
hàng ngang hoặc hàng dọc để trả lời. Sau khi chơi xong trị chơi, giáo viên có
thể giải thích thêm về các câu thành ngữ, cho một số câu trắc nghiệm để về
nhà các em thực hành.
- Sản phẩm của giải pháp: 1 trị chơi ơ chữ mà tơi đã thiết kế:


Trị chơi ơ chữ về lồi vật, slide trước và sau khi học sinh giải ơ chữ.
 Trị chơi chiếc nón kỳ diệu:
+ Mơ tả trị chơi và cách thức thực hiện: Đây cũng là một trò chơi rất
phổ biến trên truyền hình nhưng được thay đổi cho phù hợp với học sinh. Với
học sinh khá, giáo viên cho thành ngữ ví dụ thành ngữ là cụm từ có ba từ, cho
13


học sinh đốn một chữ cái, nếu đúng thì quay nón để quyết định số điểm. Với
lớp có học sinh yếu ta nên cho thêm hình ảnh để học sinh định hướng dễ hơn.
Trò chơi này áp dụng với thành ngữ không quá dài, chỉ nên gồm hai hoặc ba
từ. Để tăng tính cạnh tranh trị chơi nên chơi theo nhóm, có thể 2, hoặc 4
nhóm.
- Sản phẩm của giải pháp: trị chơi chiếc nón kì diệu trước và sau khi học
sinh giải ơ chữ:



Trị chơi sắp xếp thành ngữ:
+ Mơ tả trị chơi và cách thức thực hiện: trị chơi này rất phù hợp với

thành ngữ dài gồm nhiều từ. Giáo viên cho hiện lên từng câu thành ngữ đã bị
đảo trình tự các từ. Các nhóm nhìn, phản xạ và nêu đáp án. Nhóm nào nhanh
nhất sẽ chiến thắng. Với những lớp khơng có điều kiện sử dụng máy chiếu vẫn
có thể chơi trị chơi này bằng cách giáo viên cắt câu thành ngữ thành nhiều
14


mẩu giấy, mỗi mẩu ghi một từ của câu thành ngữ. Nhóm nào sắp xếp các

mảnh giấy nhanh nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
+ Sản phẩm: Ví dụ về một thành ngữ để học sinh sắp xếp được tôi thiết
kế trên power point.

 Trị chơi ai là triệu phú:
+ Mơ tả trò chơi và cách thức thực hiện: Trò chơi này rất phù hợp với
dạng bài trắc nghiệm chọn đáp án đúng. Bạn tưởng tượng vừa vào giờ giáo
viên đã phát cho học sinh một phiếu ghi câu trắc nghiệm yêu cầu học sinh
chọn đáp án đúng thì học sinh sẽ thấy chán nản và mệt mỏi như nào. Thay vào
đó giáo viên có thể thiết kế thành trị chơi ai là triệu phú rất quen thuộc trên
truyền hình. Từ hình ảnh, âm thanh, nhạc hiệu chúng ta làm tương tựtrênTV
để học sinh có cảm giác đang tham gia một gameshow. Giáo viên có thể chia
lớp thành2 nhóm, gọi học sinh đại diện lên ghế nóng trả lời câu hỏi, nếu
khơng trả lời được có thể nhờ tổ tư vấn trong nhóm, 50 – 50. Nhóm nào trả lời
được nhiều câu là nhóm chiến thắng. Như vậy rõ ràng trị chơi sẽ làm khơng
khí tiết học sơi nổi hơn rất nhiều, học sinh cũng dễ dàng nhớ được thành ngữ
lâu hơn, giáo viên có thể kiểm tra được nhiều câuhơn.
15


+ Sản phẩm: Một ví dụ về trị chơi ai là triệu phú tôi đã thiết kế:

* Giải pháp 2:
- Tên giải pháp: Sử dụng hình ảnh để dạy thành ngữ.

16


- Nội dung: Người ta thường nói một hình ảnh có giá trị hơn 1000 lời nói.
Trong giảng dạy tiếng Anh thì hình ảnh cũng đóng một vai trị quan trọng vì

hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ cho người xem, giúp học sinh ghi nhớ nhanh
hơn và lâu hơn. Khi dạy về từ vựng nói chung và thành ngữ nói riêng tơi rất
hay sử dụng hình ảnh để dạy.
- Các bước tiến hành:
+ Trường hợp 1:

Như có thể thấy, trường hợp đầu tiên có thể sử dụng hình ảnh đó là giáo
viên thay chỗ sử dụng thành ngữ bằng một hình ảnh. Học sinh nhìn hình ảnh
phải nghĩ đến một thành ngữ điền vào vị trí bức tranh. Vị trí số 1 điền thành
ngữ once in blue moon (hiếm khi). Vị trí số 2 điền thành ngữ miss the boat (=
miss the chance: bỏ lỡ cơ hội). Hoạt động này phù hợp với việc kiểm tra lại
các thành ngữ đã được học. Vì nếu sử dụng thành ngữ mới thì hơi khó với các
em khi vốn thành ngữ của học sinh là rất hạn chế.
+ Trường hợp 2: chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm được giáo viên phát
cho một số thành ngữ. Học sinh về nhà có thể vẽ nội dung thành ngữ ra giấy
trước. Khi lên lớp đại diện mỗi nhóm có thể giơ từng bức tranh ra để các nhóm
khác đốn thành ngữ. Ngồi ra với những lớp khá, giáo viên có thể gọi một
17


học sinh lên vẽ hình đơn giản lên bảng, rồi u cầu cả lớp đốn thành ngữ.
Làm như vậy, khơng khí lớp học sơi nổi hơn nhưng hơi mất thời gian vì chờ
bạn vẽ lên bảng. Ví dụ học sinh một nhóm vẽ bức tranh như dưới đây, học
sinh các nhóm khác sẽ đốn. Đáp án đúng là “ Break a leg” có nghĩa là “ good
luck”.

* Giải pháp 3:
- Tên giải pháp: Sử dụng bài hát để dạy thành ngữ.
- Nội dung: Nói đến tuổi trẻ là nói đến âm nhạc đặc biệt là những bài hát
Tiếng Anh của các ca sĩ nổi tiếng thế giới thì bạn học sinh nào cũng thích. Cịn

gì tuyệt vời hơn khi khởi động một tiết học bằng một bài hit của Taylor Swift,
Shakira, Kety Perry. Các em vừa được thư giãn vừa được học thành ngữ. Ưu
điểm của phương pháp này là có tính giải trí cao, học sinh thấy rất hứng thú và
chắc chắn sẽ không bao giờ quên thành ngữ được nói đến trong bài hát.
- Các bước tiến hành giải pháp: Giáo viên vào google search một bài hát kèm
theo lời bài hát của các ca sỹ tên tuổi để chọn một hai thành ngữ dạy cho các
em là điều khơng hề khó trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Tại sao lại phải
18


có lời bài hát? Vì đối với đối tượng học sinh như ở trường THPT Yên Thế, khi
có lời học sinh sẽ hiểu được ý nghĩa của bài hát hơn, làm cơ sở để đoán được
thành ngữ. Với học sinh trường chun thì khơng cần lời bài hát để giúp các
em phát triển kỹ năng nghe. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là
mỗi bài chỉ có một, hai thành ngữ và giáo viên tốn khá nhiều thời gian để tìm
được thành ngữ cho phù hợp.
+ Tơi xin nêu bài hát SAFE AND SOUND của Taylor Swift làm ví dụ.

- Vào you tube. Bấm Safe and Sound Taylor Swift with lyrics:
/>- Sau đó copy lời của đoạn bài hát có thành ngữ, chiếu cho học sinh
xem
- Cho học sinh nghe cả bài đến đoạn có thành ngữ nghe kỹ, rồi đốn
thành ngữ có nghĩa gì.
“… Just close your eyes The sun is going down
You’ll be all right No one can hurt you now
Come morning light
19


You and I will be safe and sound…”

Thành ngữ là: safe and sound nghĩa là bình n vơ sự.
Tơi xin gợi ý thêm một số thành ngữ rất thông dụng được sử dụng trong một
số bài hát nổi tiếng.
+ Call it off (= ending a relationship) trong bài “We are never getting back
together” của Taylor Swift.
+ Bite my tonge (= keep quiet) và hold my breath (= not expect) trong bài
“Roar” của Kety Perry.
+ To be on the safe side (= prepared for the bad things) trong bài Because of
you của Kelly Clarson (quán quân mùa đầu tiên của American Idol).
+ let your hair down (= take a break) trong bài Keep your head up của Andy
Grammer.
* Giải pháp 4:
- Tên giải pháp: Sử dụng hành động để dạy thành ngữ ( act it out).
- Nội dung: Việc sử dụng hành động (act it out) cũng là hoạt động có thể áp
dụng vào việc dạy thành ngữ.
- Cách thức tiến hành giải pháp: Giáo viên liệt kê khoảng 10 thành ngữ đã
học. Chia lớp thành hai nhóm. Gọi 2 bạn lên biểu diễn hành động để 2 nhóm
nhìn và nêu thành ngữ. Nhóm nào phản xạ nhanh hơn là nhóm chiến thắng.
Lưu ý khi dùng phương pháp này giáo viên phải chọn những thành ngữ có thể
sử dụng hành động được. Tôi xin nêu một số thành ngữ dùng được phương
pháp này.
1. tighten one's belt : thắt lưng buộc bụng.
2. All in the same boat: cùng hội cùng thuyền.
3. to let the cat out of the bag: tiết lộ.
4. To get cold feet : sợ hãi.
5. In the blink of an eye: rất nhanh.
6. to cost an arm and a leg: rất đắt.
7. To have a big mouth: hay khoe khoang.
8. To hit the books: bắt đầu học một cách nghiêm túc.
20



9. Pull someone’s legs: chọc ai.
10. Hit the roof/ the ceiling: tức giận.
11. .….
* Giải pháp 5:
- Tên giải pháp: Sử dụng hoạt động nối (matching).
- Nội dung: là một hoạt động để kiểm tra hoặc đoán nghĩa của thành ngữ.
- Các bước tiến hành giải pháp: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi bàn là một
nhóm, mỗi nhóm cùng nghiên cứu và tiến hành nối một thành ngữ ở cột A với
một nghĩa của nó ở cột B. Nhóm nào nhanh nhất là nhóm chiến thắng.
Ví dụ:

* Giải pháp 6:
- Tên giải pháp: Sử dụng hoạt động thảo luận (discussion).
- Nội dung: là một hoạt động để dạy, ôn hoặc ghi nhớ nghĩa của thành ngữ.
- Các bước tiến hành giải pháp: Mỗi bàn dài hoặc 2 bàn ngắn tạo thành một
nhóm. Giáo viên cung cấp cho mỗi nhóm một số thành ngữ, u cầu cả nhóm
thảo luận tìm ra câu thành ngữ tương đương trong tiếng Việt. Nhóm nào nhanh
nhất và đưa ra câu trả lời chính xác nhất là nhóm chiến thắng.
21


Ví dụ: một hoạt động thảo luận nhóm, u cầu học sinh thảo luận tìm ra câu
thành ngữ tương đương trong tiếng Việt với 7 thành ngữ sau.
1. A storm in a tea cup:

chuyện bé xé ra to.

2. To have your heart in your mouth:

3. Soaked to the bone:

ruột để ngoài da.
ướt như chuột lột.

4. count your chickens before they hatch: tính cua trong lỗ.
5. To kill two birds with one stone:

nhất cử lưỡng tiện.

6. Beat around the bush:

vòng vo tam quốc.

7. Eat like a bird:

ăn như mèo.

* Giải pháp 7:
- Tên giải pháp: Sử dụng hoạt động điền thành ngữ vào chỗ trống (gapfilling).
- Nội dung: là hoạt động học sinh làm việc theo nhóm để tìm ra nghĩa của câu
thành ngữ cho trước.
- Các bước tiến hành giải pháp: Mỗi bàn dài hoặc 2 bàn ngắn tạo thành một
nhóm. Giáo viên yêu cầu cả nhóm chọn một câu thành ngữ ở hộp bên trên điền
vào một câu bên dưới sao cho nghĩa phù hợp. Nhóm nào nhanh nhất và đưa ra
câu trả lời chính xác nhất là nhóm chiến thắng.
Ví dụ: Complete the sentences by filling the gaps. Use the idioms given in the
box.
A. Hit the books
B. At the drop of a hat

C. Break a leg
D. Burning the midnight oil
E. Pulling your leg
F. Get butterflies in my stomach
1. Don't let my mother watch any of those sad movies, she cries………..
2. Denise has been …… trying to finish this report, so she must be exhausted.
3. You’d better leave now if you want to arrive early for the exam.................!
4. You’d better......................if you want to pass your exam on Friday.
22


5. It was a joke! I was…………………
6. I always.............................before visiting the dentist.
Đáp án: 1 – B

2– D

3–C

4–A

5– E

6 -F

* Giải pháp 8:
- Tên giải pháp: Sử dụng một số ứng dụng trên điện thoại hỗ trợ việc dạy và
học
- Nội dung: Ứng dụng giúp giáo viên phân loại các thành ngữ thành topics:
Chúng ta đều biết có rất nhiều thành ngữ trong Tiếng Anh. Muốn giúp

học sinh dễ tiếp thu hơn, giáo viên nhất thiết phải chia các thành ngữ theo các
chủ đề. Ví dụ như các thành ngữ về loại vật, hoa quả, thời tiết, màu sắc, cảm
xúc, sử dụng phép so sánh…. Đối với giáo viên, nếu tự phân loại sẽ rất vất vả
và tốn nhiều thời gian. Trong thời đại công nghệ số, điện thoại thông minh đã
trở thành cơng cụ hữu ích giúp chúng ta làm việc đỡ vất vả mà hiệu quả cao
hơn. Vậy tại sao chúng ta không cài vào máy điện thoại một ứng dụng giúp
chúng ta chia các thành ngữ theo các chủ điểm.
- Các bước tiến hành giải pháp: Chúng ta vào từng chủ đề, chọn những câu
phù hợp với học sinh và sử dụng chúng để thiết kế các trò chơi, các bài tập,
bài kiểm tra và các hoạt động củng cố kiến thức. Tôi xin giới thiệu một ứng
dụng mà tôi đã dùng thấy rất hiệu quả.
Các bước cài đặt:
+ Bước 1: Vào CH play/ app store, bấm English Idioms In Use, cài đặt. Chọn
biểu tượng được khoanh tròn đỏ như dưới đây.
+ Bước 2: Kích vào biểu tượng ở góc trên cùng bên trái, sẽ hiện ra cửa số
mới. Kick vào mục Idioms by topics. Các chủ đề sẽ hiện ra như dưới đây.

23


 Ứng dụng giúp giáo viên khai thác câu hỏi trắc nghiệm.
Hiện nay giáo viên phải thường xuyên thiết kế các bài kiểm tra, ôn tập giúp
học sinh củng cố kiến thức. Bên cạnh việc sử dụng sách tham khảo, các tài
liệu trên mạng, chúng ta cũng có thể có nguồn tài liệu phong phú thông qua
ứng dụng trên điện thoại thông minh. Tôi xin giới thiệu một ứng dụng cung
cấp các câu dạng trắc nghiệm về thành ngữ với 50 mức độ dễ, khó khác nhau,
mỗi mức độ có 10 câu, để các thầy cơ có thể lựa chọn cho phù hợp với học
sinh của mình. Học sinh cũng có thể cài phần mềm này để làm trực tiếp trên
điện thoại giúp củng cố và mở rộng kiến thức về thành ngữ.
- Các bước cài đặt:

Vào CH play/ app store, bấm Idiom Quiz, cài đặt. Chọn biểu tượng được
khoanh trịn đỏ như dưới đây.

Ví dụ về một số câu được trích từ ứng dụng trên:

24


×