Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Trên Địa Bàn Thành Phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI KIÊN TRUNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI KIÊN TRUNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ SÔNG CƠNG, TỈNH THÁI NGUN
Ngành: Kinh tế Nơng nghiệp
Mã số: 86 20 1 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thanh Tâm

Thái Nguyên, năm 2021


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Phát triển du lịch sinh thái trên
địa bàn thành phố Sơng Cơng, tỉnh Thái Ngun” là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi và tôi chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tất cả các số liệu trình bày trong đề tài là trung thực, chưa được bảo vệ
cho một học vị nào. Mọi thông tin, số liệu sử dụng đều được trích dẫn nêu rõ
xuất xứ tác giả và được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo. Các thơng
tin, số liệu được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu được thu thập và
điều tra thực tế tại địa phương.
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2021
Tác giả luận văn

Bùi Kiên Trung


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thiện chương trình đào tạo trình độ
thạc sĩ, tơi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy, cô
giáo trong trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Ngun nói chung và
thầy, cơ giáo khoa Kinh tế và phát triển nơng thơn nói riêng.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, phịng đào
tạo và Khoa KT&PTNT trường Đại học Nơng Lâm, Đại học Thái nguyên đã
tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất giúp đỡ tơi hồn thành chương trình
học tập và nghiên cứu bậc học thạc sĩ.
Để hồn thiện được luận văn này tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lịng
kính trọng sâu sắc đến TS. Bùi Thị Thanh Tâm đã hướng dẫn rất tận tình cho
tơi trong quá trình nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu đề tài tơi cịn nhận được sự giúp đỡ của các đồng
chí lãnh đạo thành phố Sông Công, lãnh đạo địa phương nơi nghiên cứ đề tài,

gia đình, cơ quan và bạn bè. Tôi xin cảm ơn mọi người đã động viên và giúp
đỡ tơi hồn thiện luận văn này.
Trong q trình nghiên cứu luận văn, mặc dù tác giả đã có nhiều sự cố
gắng, nhưng do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên
luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy, cơ giáo và các nhà khoa học để hoàn thành tốt hơn.
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2021
Tác giả luận văn

Bùi Kiên Trung


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết, thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ..........................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................................................4
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ........................4
Chương 1 .....................................................................................................................5
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái.........................................................5
1.1.1. Các khái niệm về phát triển du lịch sinh thái ....................................................5

1.1.2. Phân biệt du lịch sinh thái với một số loại hình du lịch tương tự ...................10
1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái ........................................................................11
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch sinh thái ................................15
1.1.5. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái ..........................................................22
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ........................................................26
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam ..........................................26
1.2.2. Một số thể chế, chính sách liên quan đến phát triển du lịch sinh thái: ...........28
1.2.3. Bài học kinh nghiệm ở một số địa phương trong phát triển du lịch sinh thái .29
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch sinh thái của Thành phố
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................33
Chương 2 ...................................................................................................................35
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................35
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội của thành phố Sông Công ............................35


iv
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Sông Công ........................39
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................43
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................43
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...............................................................43
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................44
2.3.3. Phương pháp phân tích ....................................................................................45
2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................................45
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................................45
Chương 3 ...................................................................................................................47
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................47
3.1. Tình hình phát triển ngành du lịch sinh thái ở thành phố Sông Công ...............47
3.1.1. Vị trí, vai trị của du lịch sinh thái thành phố Sông Công đối với phát triển du lịch
của tỉnh Thái Nguyên và tiểu vùng Đông Bắc thuộc vùng Trung du và miền núi phiá
Bắc .............................................................................................................................47

3.1.2. Vị trí, vai trị của du lịch sinh thái Sông Công đối với phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố Sông Công ...................................................................................49
3.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái thành phố Sông Công giai
đoạn 2018- 2020 ........................................................................................................50
3.2. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển DLST trên địa bàn Thành phố
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................71
3.2.1. Về tài nguyên du lịch ......................................................................................71
3.2.2. Về hạ tầng .......................................................................................................71
3.2.3. Về vị trí địa lý .................................................................................................72
3.3. Đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát
triển du lịch sinh thái Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên .............................73
3.3.1. Đánh giá kết quả đạt được...............................................................................73
3.3.2. Thuận lợi .........................................................................................................74
3.3.3. Khó khăn và nguyên nhân hạn chế .................................................................76
3.4. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên .......................................................................................................................78


v
3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ......................................................................78
3.4.2. Giải pháp về đầu tư .........................................................................................81
3.4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch ...................................................83
3.4.4. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch ...............................................................84
3.4.5. Giải pháp tổ chức quản lý ...............................................................................86
3.4.6. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ ........................................................86
3.4.7. Giải pháp liên kết và hợp tác quốc tế ..............................................................87
3.4.8. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch ........................................88
3.4.9. Giải pháp khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch ..........89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................91
1. Kết luận .................................................................................................................91

2. Kiến nghị ...............................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................95
PHỤ LỤC 1


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa



Cao đẳng

DLST

Du lịch sinh thái

ĐVT

Đơn vị tính

GTNT

Giao thơng nơng thơn




Lao động

TC

Trung cấp


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai ở thành phố Sông Công giai đoạn
2018 – 2020 ...............................................................................................................37
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành kinh tế...................................................39
Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn
2018 - 2020 ...............................................................................................................41
Bảng 3.1. Tình hình du khách đến với Sơng Cơng giai đoạn 2018 – 2020 ..............51
Bảng 3.2: Tình hình biến động khách lưu trú giai đoạn 2018 – 2020 ......................53
Bảng 3.3: Tổng thu từ du lịch sinh thái thành phố Sông Công giai đoạn
2018 - 2020 ...............................................................................................................54
Bảng 3.4: Cơ cấu khách du lịch đến khu DLST theo mục đích ................................55
Bảng 3.5: Đánh giá về chất lượng dịch vụ ................................................................56
Bảng 3.6: Hiện trạng cơ sở lưu trú tại thành phố Sông Công giai đoạn
2018 - 2020 ...............................................................................................................58
Bảng 3.7: Lao động hoạt động du lịch ở Sông Công giai đoạn 2018 - 2020 ............59
Bảng 3.8: Số lần khách du lịch đến Sông Công ........................................................60
Bảng 3.9: Nguồn thông tin du khách biết đến điểm DLST của Sông Công .............62
Bảng 3.10: Kết quả điều tra về khả năng sẵn sàng cung cấp sản phẩm của người dân
địa phương .................................................................................................................67

Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá của người dân địa phương về sự tác động của DLST ..69


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Du lịch sinh thái giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của
mỗi nước. Du lịch sinh thái góp phần duy trì, bảo tồn sinh vật cảnh quan và tạo điều
kiện cho chúng phát triển tốt nhất. Đặc biệt du lịch sinh thái được xem là một mơ
hình du lịch mang tính trách nhiệm với mơi trường tại các khu thiên nhiên vẫn cịn
hoang sơ. Do đó phát triển du lịch sinh thái đang là nhiệm vụ trọng tâm luôn được
Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm nhằm thúc đẩy về cơng tác bảo tồn, ít
tác động tiêu cực đến môi trường đồng thời tạo ra những ảnh hưởng tích cực phát
triển kinh tế xã hội cho cộng đồng, địa phương.
Trong phát triển kinh tế thì du lịch đó trở thành một ngành quan trọng của
nhiều nước cơng nghiệp phát triển. Có ưu thế là một quốc gia có tiềm năng trong
phát triển ngành du lịch, đồng thời phát triển du lịch cũng được coi là một cứu cánh
để khôi phục và phát triển nền kinh tế. Để làm được điều đó Nhà nước ta đã có
những chủ trương chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đưa
ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo đó cũng đưa ra một số định
hướng cho du lịch và phát triển các ngành khác, cụ thể tại Nghị quyết số 08NQ/TW của ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Trong giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp và phát triển công
nghệ 4.0, du lịch cũng có những sự thay đổi để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng
của con người. Có rất nhiều các loại hình du lịch ra đời để phục vụ cho các nhu cầu
đa dạng của thực khách, một trong số đó hiện đang rất được ưu chuộng và chiếm
được sự quan tâm ngày cao là du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Loại hình du
lịch này diễn ra và duy trì phụ thuộc lớn vào các điều kiện tại địa phương như cảnh
đẹp thiên nhiên hoang sơ, lịch sử, văn hóa bản địa… Du lịch sinh thái (DLST) cịn
góp phần bảo tồn và phát triển cộng đồng dân cư địa phương làm cho loại hình này
trở nên hấp dẫn. DLST được xác định là loại hình du lịch đặc thù và là tiềm năng

thế mạnh của du lịch Việt Nam.
Sơng Cơng là thành phố mới có địa hình rất phù hợp với phát triển du lịch
nói chung và DLST nói riêng. Bên cạnh dịng Sơng Cơng cịn có Núi Tảo, với các


2
dãy núi bát úp, những cánh rừng màu xanh xen kẽ với các đồi chè, nương lúa. Tại
đây là một vị trí địa lý thuận lợi và sẽ là nơi để xây dựng các khu vui chơi, giải trí,
các trường đua ngựa, các sân golf… Bên cạnh đó với sự kết hợp các cảnh quan
thiên nhiên ấn tượng của Sông Công với khu du lịch hồ ghềnh chè cùng các đảo tự
nhiên, khu di tích lịch sử và nét đẹp của văn hóa người dân địa phương sẽ đem lại
các trải nghiệm thú vị hấp dẫn du khách. Theo đó trong những năm tới Sông Công
sẽ là điểm đến trong tour du lịch "Về Cội nguồn Kháng chiến" của Thái Nguyên.
Với lợi thế thành phố đô thị phát triển công nghiệp ở phía Nam của tỉnh Thái
Ngun, Sơng Cơng cũng có cho mình nhiều những tiềm năng để phát triển ngành
du lịch. Trên địa bàn thành phố có dịng Sơng Cơng dài trên 9km chạy qua, dịng
sơng chạy theo Tây Bắc – Đông Nam chia thành phố Sông Công thành 2 vùng
Đơng, Tây; Phía Đơng có các yếu tố thuận lợi nên là nơi tập trung các khu công
nghiệp, cụm cơng nghiệp, cịn phía Tây các các vùng đồi hình bát úp với thảm thực
vật phong phú và hồ nước xanh mát quanh năm. Dọc về phía Đơng của sơng Công
sẽ là vùng đất tương đối bằng phẳng nơi đây có ngọn Núi Tam Đảo cao gần 50m so
với mặt sông, được quy hoạch khu công viên cây xanh theo dọc bờ Sơng Cơng. Hữu
ngạn dịng Sơng Cơng tươi mát hiền hồ là 2 xã Bình Sơn và Vinh Sơn với diện tích
3.697 ha, đây là vùng đất thoải thuộc sườn đông dãy Tam Đảo hùng vĩ nối liền với
hàng trăm quả đồi bát úp khốc trên mình màu xanh của rừng cây, đồi chè và các
thung lũng tự nhiên đã tạo nên những lịng hồ quanh năm có nước trong xanh
(Phịng Văn hóa thơng tin thành phố Sơng Cơng, 2020)
Xã Vinh Sơn nằm phía Tây Nam thành phố có cảnh quan thiên nhiên rất độc
đáo như (con sông Công uốn lượn chảy qua và có hồ Núi Nác với diện tích mặt
nước là 15 ha, có cánh rừng tái sinh và những đồi chè xanh ngát nối tiếp nhau tạo

nên như một làn sóng.
Xã Bình Sơn là xã giáp với xã Vinh Sơn, Bình Sơn được gọi là vùng đất bốn
mùa xanh mát vì được điều hịa bởi Hồ Ghềnh Chè ở phía tây của xã, hồ có diện
tích mặt nước là 90 ha với tổng chiều dài là 13km, chiều rộng 7km với độ sâu là 15m và
được bao quanh bởi những cánh rừng nguyên sinh và tái sinh đang phát triển.


3
Bên cạnh đó thành phố Sơng Cơng là một địa điểm thuận lợi cho việc thông
thương buôn bán với các vùng Tây Bắc, với huyện Đại Từ và các vùng Tam Đảo
của tỉnh Vĩnh Phúc. Với lợi thế này sẽ tạo một tiền đề cho ngành Thương mại – Du
lịch của thành phố Sông Công phát triển nhanh hơn và bền vững.

Để khai thác, phát triển tiềm năng về du lịch nói chung và DLST của
thành phố, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã có chủ trương, chính sách
và các giải pháp tích cực để thu hút mở rộng vốn đầu tư phát triển KT-XH và
thương mại - du lịch tại địa phương. Bằng sự cố gắng nỗ lực của thành phố và
sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Công Thương Thái
Nguyên, đặc biệt là sự quan tâm của ngành Du lịch Việt Nam, chắc chắn
thành phố Sơng Cơng sẽ có những bước phát triển mới về Thương mại - Du
lịch trong thời gian gần nhất và trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong tour du
lịch "về nguồn", về "Thủ Đô kháng chiến, Thủ Đơ gió ngàn" của du khách
trong và ngồi nước. Mặc dù thành phố Sơng Cơng sẵn có những ưu thế về tài
nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đặc sắc, nhưng đến thời điểm hiện tại, sản
phẩm du lịch chính của thành phố Sơng Cơng mới chỉ dừng lại ở việc khai
thác đơn lẻ loại hình du lịch sinh thái tại xã Bình Sơn và xã Vinh Sơn về một
số chương trình du lịch tự khám phá. Sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn,
chất lượng dịch vụ chưa cao, hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch cũng rất hạn
chế và thiếu chuyên nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến
lượng khách du lịch biết và đến du lịch Sông Công cũng nhiều hạn chế, du

lịch Sông Công thực sự vẫn chưa khẳng định được vị thế của mình trong phát
triển KT-XH của thành phố nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung;
Hơn nữa, phát triển kinh tế bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn
bảo tồn bản sắc, văn hố dân tộc, không nên đánh đổi tăng trưởng kinh tế với
việc gia tăng khói bụi, ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí, rác thải…ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người
Vì vậy, tơi lựa chọn “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ


4
chun ngành kinh tế nơng nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về du lịch sinh thái tại
thành phố Sơng Cơng, tỉnh Thái Ngun.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng của du lịch sinh thái tại thành phố Sông
Công, tỉnh Thái Nguyên
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST ở thành phố Sông Công.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh thái tại
thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Các hoạt động DLST tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển và tiềm năng về nguồn tài
nguyên DLST tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Sông Công,
tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Đề tài được thu thập số liệu năm 2018 – 2020.
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Luận văn là cơng trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực,
là tài liệu, là cơ sở khoa học giúp Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên xây
dựng kế hoạch định hướng và nâng cao năng lực phát triển du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu đưa ra một cách toàn diện và hệ thống một số giải pháp nhằm
chủ yếu để phát triển hơn nữa loại hình du lịch sinh thái, bên cạnh đó có ý nghĩa
thiết thực, tạo sơ sở cho các địa phương khác có điều kiện tương tự để phát triển du
lịch sinh thái.


5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái
1.1.1. Các khái niệm về phát triển du lịch sinh thái
* Khái niệm về du lịch:
- Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam (1966) định nghĩa du lịch
như sau:
+ Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người
ngồi nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử, cơng trình văn hóa nghệ thuật.
+ Du lịch mang lại hiệu quả cao trong nhiều mặt, cụ thể với loại hình kinh
doanh tổng hợp này đã nâng cao tinh thần yêu nước, sự hiểu biết về thiên nhiên của
con người, tăng thêm tình hữu nghị đối với du khách nước ngoài. Về mặt kinh tế du
lịch là một ngành mang lại hiệu quả cao, từ đó giúp phát triển và ổn định xã hội, du
lịch có thể coi là hình thức xuất khẩu và hàng hóa tại chỗ.
- Theo tổ chức du lịch thế giới: “du lịch là hoạt động của con người đến và ở
tại những ngồi khác mơi trường hàng ngày của họ trong một thời gian nhất định
với mục đích giải trí, cơng vụ hay những mục đích khác”.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (world Tourist Organization): một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc, “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của người du hành,

tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong
mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục
đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng khơng q một năm ở bên ngồi mơi
trường sống định cư; nhưng loại trừ các mục đích du hành có mục đích là kiếm
tiền”. Du lịch cũng là dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn
nơi định cư. Du lịch là ngành khơng khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du
lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm stress vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách
chưa biết. Du lịch cịn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng
thu nhập cho người lao động.


6
Tóm lại theo tác giả thì khái niệm Du lịch như sau: “Du lịch là những hoạt
động của con người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm thỏa mãm nhu
cầu về (thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng) trong một khoảng thời gian nhất định.
* Khái niệm về du lịch sinh thái
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (world Tourist Organization):
Khái niệm về DLST là khái niệm được nhìn từ nhiều góc độ khác khau và là
một khái niệm khá mới tại Việt Nam. Đặc biệt DLST thu hút được nhiều sự quan
tâm từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo một số người thì DLST chỉ là sự kết hợp
giữa hai cụm từ “du lịch” và “sinh thái”, tuy nhiên cần có những cách nhìn tổng
qt hơn, cụ thể hơn để DLST được hiểu một cách đầy đủ, chi tiết hơn.
Theo Hiệp hội DLST quốc tế (The International Ecotourism Society – TIES)
đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là việc thăm thú đi
lại có trách nhiệm với thiên nhiên từ đó góp phần bảo tồn mơi trường, nâng cao
phúc lợi, an sinh xã hội cho địa phương.”
Cho đến nay DLST tại nhiều quốc gia trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ
và đã thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều tầng lớp khác nhau.
Đặc biệt DLST ngày càng là một sự lựa chọn ưu tiên của những người có nhu cầu
thích khám phá, tham quan du lịch và nghỉ ngơi. DLST đã đem lại nhiều giá trị tích

cực cho q trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Cụ thể DLST đã mang lại các
nguồn lợi ích kinh tế to lớn, tạo cơ hội việc làm cho lượng lớn lao động tại địa
phương, nâng cao thu nhập từ đó giúp góp phần nâng cao chất lượng sống, an sinh
xã hội tại địa phương nhất là các địa phương ở vùng sâu, vùng xa nơi có cảnh quan
thiên nhiên, có các nét văn hóa hấp dẫn. Theo đó DLST cịn tăng cường cho cơng
tác bảo tồn tự nhiên, sự đa dạng sinh thái và các giá trị lịch sử văn hóa cộng đồng.
Loại hình du lịch này đang phát triển nhanh ở nước ta nói riêng và các nước trên thế
giới, bởi thơng qua loại hình du lịch này không ngừng nâng cao nhận thức của con
người trong việc bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng và tiến trình phát triển
bền vững. Như vậy, DLST có ảnh hưởng đến cơng cuộc “Xanh hóa” ngành du lịch.
Với vai trị có ý nghĩa quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, nên đã có
những định nghĩa khác nhau từ các cơng trình nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức:


7
Năm 1991, Hội du lịch sinh thái Quốc tế đã đưa ra định nghĩa về DLST, đến
nay vẫn được coi là một trong những định nghĩa sớm nhất và được nhiều người
quan tâm nhất đó là: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch mà thực khách tham quan
trải nghiệm có trách nhiệm đối với cảnh quan tự nhiên, song song với đó là ý thức
bảo vệ mơi trường và duy trì cuộc sống yên bình của người dân địa phương (E.
Hawkins., 1999).
Tinh thần trách nhiệm, bảo vệ, tôn tạo, tránh ảnh hưởng thấp nhất các yếu tố
gây tiêu cực đến môi trường cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái cũng như cuộc sống
thường nhật của người dân địa phương. Đó là các giá trị mà định nghĩa này đề cao.
Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF - World Wild Fund): "Cộng
đồng địa phương và những người bản địa phục vụ tại các khu vực thực hiện các
hoạt động DLST sẽ nhận một số lợi ích kinh tế, các hoạt động này tác động tối thiểu
nhất tới mơi trường tự nhiên và cuộc sống của các lồi động thực vật hoang dã”. (E.
Hawkins, 1999).
Địa điểm để có thể tổ chức các tuor du lịch sinh thái được đề cập đến trong

định nghĩa trên, đó là các vùng có điều kiện tự nhiên, văn hóa phù hợp và điều được
chú trọng ở đây là giảm tối thiểu nhất có thể những tác động tiêu cực đến các mơi
trường tự nhiên hoang dã.
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organisation): Du lịch
sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên cịn ít bị can
thiệp bởi con người, với mục đích để chiêm ngưỡng, học hỏi về các lồi động thực
vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực
tới khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra, DLST phải đóng góp vào cơng tác
bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một
cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và
công tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm (Tuyển tập báo
cáo hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam., 1998).
Trong các định nghĩa đã nêu có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ nội
dung và chi tiết nhất về DLST, các tuor du lịch được tổ chức tại các địa điểm có đủ
khả năng thực hiện, giáo dục và nâng cao nhận thức cho các du khách cũng như


8
trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn mơi trường, hệ sinh thái, mơi trường văn hóa của cả du
khách và các tổ chức từ đó góp phần phát triển bền vững của các địa điểm mà du
khách tới thăm quan.
Tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tháng 9-1999
tại Hà Nội: "Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào các điều kiện tự nhiên
sẵn có, các nét văn hóa đặc trưng bản địa. Các hoạt động đó gắn liền với việc giáo
dục mơi trường, từ đó góp phần phát triển bền vững cùng với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương" (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch; 2008)
Tại Việt Nam, định nghĩa này có thể coi là định nghĩa đầu tiên về DLST, nó
mang đầy đủ những nội dung và đưa ra đầy đủ những ý nghĩa của loại hình du lịch
này mang lại. Và nó được sử dụng để làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu và ứng
dụng trong thực tiễn trong quá trình phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Việt Nam.

Bốn điểm thể hiện sự thống nhất cao của các định nghĩa về DLST mặc dù tất
cả các định nghĩa được nêu đều có cách diễn đạt, thể hiện khác nhau:
Thứ nhất, loại hình du lịch này phải được thực hiện tại các địa điểm có mơi
trường tự nhiên cịn hoang sơ, hoặc tương đối còn hoang sơ, đặc biệt các địa điểm
này gắn liền với các nét văn hóa bản địa đặc trưng.
Thứ hai, qua các hoạt động DLST phải mang lại khả năng hỗ trợ cho các
công tác bảo tồn đa dạng sinh thái, các đặc điểm của văn hóa, xã hội.
Thứ ba, thông qua DLST hỗ trợ cho công tác giáo dục môi trường và năng
cao tinh thần trách nhiệm của con người với môi trường.
Thứ tư, người dân địa phương phải có được lợi ích thơng qua hoạt động du
lịch và đặc biệt phải có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương.
Ngày nay, nhiều cá nhân tổ chức đã sử dụng thuật ngữ DLST để giới thiệu,
quảng bá cho các địa điểm và các tuor du lịch của mình, tuy nhiên khi xem xét,
đánh giá chúng ta cần phải dựa trên các đặc trưng và ý nghĩa của loại hình du lịch
mang lại để có sự phân biệt đúng về hoạt động du lịch đó là DLST hay chỉ là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên.


9
* Khái niệm về phát triển:
- Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang
diễn ra trong thế giới: phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất.
Phạm trù phát triển chung của các sự vật hiện tượng là chúng không tồn tại trong
trạng thái bất biến mà trong quá trình phát triển chúng trải qua hàng loạt các trạng
thái từ khi xuất hiện và đến lúc tiêu vong. Các trạng thái của bất kỳ sự vật hiện
tượng nào cũng đều được quyết định bởi các mối liên hệ trong và các mối liên hệ
bên ngoài nên mỗi sự vật, hiện tượng trong một hệ thống nào đó, cũng như cả thế
giới nói chung đã ln chuyển sang những trạng thái mới khơng trùng lặp chưa từng
có trước đó hoặc lặp lại khơng hồn tồn chính xác những trạng thái đã có trước đó.
Nguồn gốc của phát triển là chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay

đổi về chất. Chiều hướng phát triển là sự vận động xốy trơn ốc.
- Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo
Raaman Weitz cho rằng "Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng
trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng
trưởng trong xã hội" (Vũ Ngọc Phùng và tập thể tác giả; 1997). Theo Lưu Đức Hải
cho rằng “Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành
khác nhau như kinh tế, chính trị, kỹ thuật, văn hóa…” (Phạm Văn Khơi, 2010).
Không ngừng nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, các giá trị về văn
hóa, xã hội và quyền lợi tự do của con người được coi là mục tiêu chung của phát
triển. Do vậy khái niệm phát triển được khái quát như sau: “Phát triển là sự thay đổi
theo hướng tích cực về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, mơi trường đảm bảo
quyền lợi của con người”.
* Khái niệm về phát triển du lịch sinh thái:
Phát triển DLST là phát triển duy trì của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với
tính đa dạng sinh thái cao sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều
kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực vật bao gồm: sinh thái tự nhiêu, sinh thái
thực vật, sinh thái nông nghiệp, sinh thái khí hậu và sinh thái nhân văn. Phát triển
DLST là phát triển đa dạng sinh thái là một dạng của phát triển đa dạng sinh học,
như đa dạng di truyền và đa dạng loài.


10
Phát triển DLST phải đảm bảo trình giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho
khách DLST. Người hướng dẫn viên ngồi kiến thức ngoại ngữ tốt nên cịn phải là
người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.
- Các hoạt động DLST địi hỏi phải thực hiện theo ngun tắc, theo đó các nhà
tổ chức điều hành cần phải có sự hợp tác với các nhà quản lý bảo tồn thiên nhiên,
chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương để tạo ra các lợi ích về kinh tế
nhằm cải thiện cuộc sống của người dân bản địa và khơng ngừng đóng góp vào việc
bảo tồn và phát triển bền vững mơi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa, xã hội.

- Phát triển DLST phải hạn chế tới mức độ tối đa các hoạt động có thể của hoạt
động DLST đến tự nhiên và mơi trường, theo đó DLST cần được tổ chức với sự
tuân thủ chặt chẽ các quy định về “Sức chưa” được hiểu ở 4 khía cạnh (vật lý, sinh
học, tâm lý và xã hội học).
- Phát triển DLST là phải thỏa mãn nhu cầu ngày càng nâng cao của khách du
lịch về những kinh nghiệm, hiểu biết về tự nhiên, các nét văn hóa bản địa, tuy nhiên
yêu cầu cần thiết là phát triển DLST lâu dài và bền vững vì vậy các hoạt động, dịch
vụ diễn ra để làm thỏa mãn nhu cầu du khách sẽ đứng sau cơng tác bảo tồn những gì
mà họ tham gia.
1.1.2. Phân biệt du lịch sinh thái với một số loại hình du lịch tương tự
* Phân biệt du lịch sinh thái với du lịch tự nhiên (nature tourism):
Du lịch tự nhiên, theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) là loại hình với mục
đích của khách du lịch là tham quan và cảm thụ cảnh quan, môi trường tự nhiên.
Qua khái niệm tên cho thấy ý nghĩa của du lịch tự nhiên bao quát của DLST
và các loại hình du lịch khác. Các loại hình du lịch liên quan đến tự nhiên đều được
gọi gọi là du lịch tự nhiên, tuy nhiên các loại hình này khơng u cầu bắt buộc về
tinh thần trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường của du khách hay cộng đồng
dân cư địa phương cũng như ràng buộc giữa cộng đồng dân cư và các tổ chức liên
quan. Còn DLST đòi hỏi phải mang lại các giá trị cao hơn du lịch tự nhiên nói
chung mang lại điển hình là tinh thần trách nhiệm đối với môi trường của cộng
đồng dân cư.


11
* Phân biệt du lịch sinh thái với du lịch m ạo hiểm (adventure tourism):
Theo tổ chức du lịch Quebec, Canada: Du lịch mạo hiểm là các hoạt động
được thực hiện tại các địa điểm tự nhiên nhất định ngoài trời và phù hợp với nhu
cầu của du khách (khu vực tự nhiên hoang dã, tách biệt, hoặc có các điều kiện tự
nhiên đặc thù…). Các hoạt động này thường có tính chất mạo hiểm và rủi ro nhất
định, mức độ rủi ro tùy thuộc vào các yếu tố của điều kiện tự nhiên, đặc thù của địa

lý hoặc các cơng cụ, phương tiện được sử dụng trong q trình thực hiện các hoạt
động này.
Từ khái niệm cho thấy loại hình du lịch mạo hiểm khai thác tài ngun, mơi
trường tự nhiên để phục vụ cho mục đích thích mạo hiểm, chinh phục tự nhiên, để
thực hiện được mục đích đó con người sẽ sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại
để tác động và hỗ trợ. Theo đó loại hình này khơng chú trọng đến việc bảo tồn sinh
thái, môi trường tự nhiên. Con người thực hiện các hoạt động du lịch mạo hiểm để
chứng tỏ khả năng chinh phục tự nhiên của mình. Như vậy, loại hình này hồn tồn khác
so với DLST, vì DLST là đi tìm cách sống hài hịa giữa con người và thiên nhiên.
* Phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch có chọn lựa (alternative
tourism):
Du lịch có lựa chọn là loại hình du lịch mới, ở loại hình du lịch này các thành
viên trao đổi thông qua việc du lịch của các cộng đồng khác nhau. Nhằm mục đích
gắn kết giữa các cộng đồng cũng như tìm hiểu lẫn nhau.
Qua nhiều giai đoạn phát triển du lịch đại trà (du lịch truyền thống) đã bộc lộ
những điểm tiêu cực gây tác động xấu đến văn hóa, xã hội và đặc biệt là môi trường
tự nhiên của những nơi thực hiện hoạt động du lịch. Theo đó định nghĩa du lịch có
lựa chọn ra đời để phân biệt với du lịch đại trà và ngày càng đáp ứng đúng hơn
những nhu cầu của người tiêu dùng du lịch trong bối cảnh tồn cầu hóa, có thể
DLST thực chất là loại hình có lựa chọn.
1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái
Đã có rất nhiều khái niệm về DLST, tuy nhiên chưa có một khái niệm thống
nhất về loại hình này. Theo đó các khái niệm đều có chung 04 đặc điểm cơ bản để
phân biệt sự khác nhau giữa DLST và các loại du lịch khác. DLST không giống các


12
loại hình khác là khơng chỉ mang đến một sản phẩm du lịch mà cịn góp phần to lớn
trong cơng tác bảo tồn thiên nhiên cũng như nhân tố quan trọng trong phát triển bền
vững. Như vậy DLST có các đặc điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, DLST được thực hiện tại những nơi vẫn cịn hoang sơ và có môi
trường tự nhiên đa dạng phong phú.
Du khách lựa chọn du lịch sinh thái vì họ muốn thốt khỏi cơng cuộc sống
hiện tại nhiều áp lực và môi trường sống bị ơ nhiễm, tìm đến những vùng có điều
kiện mơi trường trong lành, chưa có nhiều sự tác động của con người. Du khách sẽ
có những trải nghiệm hịa mình vào thiên nhiên, khám phá, nghiên cứu về môi
trường tự nhiên và các nét đẹp văn hóa bản địa.
Trong quá trình phát triển con người đã tạo ra những cải tiến, công nghệ
thông minh như rô bốt để phục vụ cho những nhu cầu trong cuộc sống. Theo đó
cụm từ “sinh thái” được thực hiện theo nguyên tắc: “Hãy để thiên nhiên như vốn có
của nó” trong DLST, đó là điều kiện tiên quyết và quyết định thông minh trong thỏa
thuận cùng tồn tại của con người và thiên nhiên.
Các hoạt động thực hiện trong DLST được thực hiện theo nguyên tắc không
được can thiệp hay tác động môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội địa phương. Dù
các tác động đó có mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho con người cho dù con người
chấp nhận đền bù bằng cho các vấn đề tiêu cực mà mình gây ra.
Loại hình DST thường được diễn ra tại các nơi có điều kiện tự nhiên đa dạng
phú, có nét đặc trưng và có mật độ dân cư thấp như các khu bảo tồn, vườn quốc gia…
Thứ hai, Du lịch sinh thái hỗ trợ tích cực cho cơng tác bảo tồn các đặc tính tự
nhiên, văn hóa, xã hội tại điểm tham quan:
Các chủ doanh nghiệp kinh doanh DLST phải đóng góp tài chính quyền địa
phương từ khoản lợi nhuận của mình thu được, theo đó doanh nghiệp phải quan tâm
đến công tác bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các hoạt động DLST.
Các doanh nghiệp cũng không ngừng nuôi dưỡng để thu hút, hấp dẫn du khách. Bên
cạnh đó để đảm bảo cơng tác bảo vệ, giảm thiểu thấp các yếu tố tiêu cực tác động
đến môi trường làm cho các doanh nghiệp cần trang bị những nguyên tắc chặt chẽ
và biện pháp kỹ lưỡng đối với nhân viên, hướng dẫn viên và với các khách du lịch.


13

Những du khách chọn loại hình DLST cho mình thường là những người có
lịng u mến đối mơi trường thiên nhiên, chọn loại hình này họ khơng chỉ để nghỉ
ngơi mà cịn để tìm hiểu và nghiên cứu những địa điểm tổ chức hoạt động DLST.
Với mục đích đó du khách luôn cố gắng hạn chế những hoạt động của mình tác
động tiêu cực đến mơi trường tự nhiên về cả mặt hữu hình và vơ hình. Sau mỗi
chuyến du lịch của mình họ đã có cho mình những đánh giá những phân tích ít
nhiều đã đóng góp một phần nào đó cho cơng tác bảo tồn mơi trường tự nhiên, sự đa
dạng sinh học, các giá trị văn hóa, xã hội địa phương.
Các cá nhân, tổ chức sau khi tham gia vào các hoạt động trong DLST họ
được trau dồi thêm kiến thức về tự nhiên cũng như nâng cao nhận thức trong việc
bảo vệ môi trường thiên nhiên, sự quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với
con người, họ có thể đóng góp về mặt tài chính, khoa học – kỹ thuật phục vụ cho
công tác bảo tồn các khu dự trữ thiên nhiên, vườn quốc gia.
Phát triển DLST đã tác động tích cực đến nền kinh tế - xã hội tại địa phương,
giúp nâng cao đời sống người dân địa phương, từ đó hạn chế được các tác động tiêu
cực của cư dân địa phương như: việc săn bắn động vật quý hiếm, chặt phá rừng…
Gây tổn hại trực tiếp đến mơi trường, các lồi động thực vật cũng như về lâu về dài
là ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Như vậy, DLST không ngừng nâng cao ý thức của con người với thiên nhiên
cũng như tác động tích cực trong cơng tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, bảo vệ mơi
trường, các giá trị văn hóa, xã hội tại địa điểm thăm quan.
Thứ ba, Các hoạt động mang tính giáo dục, giảng giải nâng cao nhận thức về
hệ sinh thái và môi trường sống là nội dung quan trọng của Du lịch sinh thái.
Việc nâng cao nhận thức, giáo dục trong việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái
không phải là công việc một sớm một chiều, đòi hỏi các tổ chức, cơ quan ban ngành
cần có những biện pháp kỹ lưỡng, cụ thể. Theo đó, DLST được xem là một biện
pháp tiếp cận trực tiếp để con người nhận thức rõ vai trò của môi trường tự nhiên
đối với con người.
Một trong những đặc điểm nổi bật để phân biệt rõ DLST với các loại hình du
lịch khác là giáo dục và nâng cao nhận thức của con người với hệ sinh thái và môi



14
trường sống xung quanh. Những nội dung giáo dục thường bao quanh về lịch sử
hình thành, tập quán sinh hoạt, các mối quan hệ tương quan giữa các loài động thực
vật với nhau, vai trò của chúng trong thiên nhiên…Bên cạnh đó DLST cũng hướng
dẫn cho người làm du lịch và khách du lịch thực hiện các hoạt động của mình để
khơng gây tổn hại đến mơi trường.
Thứ tư, Dựa vào việc khai thác tiềm năng tự nhiên và nhân văn du lịch sinh
thái mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa.
Những địa phương có điều kiện để phát triển các hoạt động DLST, đã góp
phần giúp địa phương thốt khỏi cảnh đói nghèo, các dịch vụ cơ bản như giáo dục,
y tế, điện, đường giao thông… khơng ngừng được nâng cao. Những lợi ích mà
DLST mang lại cho cá nhân, tổ chức trước đó hầu như khơng có được.
Với các loại hình du lịch đại trà thì thường tập trung phát triển và mở rộng
quy mơ kinh doanh của mình và thường chưa có sự quan tâm đến sự có mặt của cư
dân bản địa. DLST đã từng bước khơi dậy, thúc đẩy cư dân khai thác tiềm năng sẵn
có vào các hoạt động du lịch của mình như phục vụ các hoạt động lưu trú, bán hàng
lưu niệm, kinh doanh ăn uống, giới thiệu các giá trị văn hóa đặc trưng bản địa…
Khi du lịch địa trà phát triển đã kéo theo các dịch vụ khác phát triển điển
hình các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng từ các vật liệu đảm bảo độ bền vững,
khơng chú trọng đến việc bảo vệ mơi trường thì ngược lại DLST chú trọng đến việc
thân thiện với môi trường, chú trọng đến việc tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, giảm
thiểu các tác nhân của con người gây hại đến môi trường, cư dân bản địa cũng như
hạn chế được xói mịn, lũ qt và những thiên tai địch hoạ khác thơng qua việc bảo
vệ mơi trường.
DLST đã góp phần mang lại những lợi ích về kinh tế - xã hội, phát huy các
giá trị văn hóa, xã hội thông qua các biện pháp như: Trực tiếp cho các người dân
bản địa làm hướng dẫn viên du lịch, khuyến khích phát huy các phong tục tập qn
tốt đẹp, gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống (dệt thêu thổ cẩm, hàng thủ

công mỹ nghệ, nuôi trồng các loại vật ni, cây trồng đặc sản địa phương…), theo
đó các lễ hội truyền thống cũng được gìn giữ là điểm nhấn để thu hút khách du lịch.
Để du khách tìm hiểu sâu hơn về phong tục tập qn thơng qua việc tổ chức cho


15
khách du lịch lưu trú tại nhà dân, du khách ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà, thậm chí là
tham gia các hoạt động sản xuất thường ngày của người dân. Khai thác các nguồn
lực sẵn có là đặc thù của DLST cũng là điểm nhấn để hấp dẫn khách du lịch. Theo
đó DLST mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch sinh thái
1.1.4.1. Tài nguyên du lịch sinh thái
DLST được nhìn từ góc độ nào cũng khơng thể khơng gắn liền với tự nhiên
và văn hóa bản địa, đặc biệt tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng. Tài nguyên
thiên nhiên thể hiện vai trò của mình thơng qua các sản phẩm của mơi trường tự
nhiên giúp hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu du lịch. Các sản phẩm này là sự tồn tại của
hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học trong tự nhiên. Giá trị tài nguyên DLST là các yếu
tố khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tính đặc trưng, khả năng tiếp cận, thời
gian có để khai thác tài nguyên đó. Để khai thác tiềm năng của tài nguyên DLST
cần căn cứ vào các yếu tố như: khả năng nghiên cứu, phát hiện các lợi ích tiềm ẩn
mà tài nguyên mang lại khả năng tiếp cận chúng trình độ tổ chức khai thác tài
nguyên…đặc biệt là ở những địa phương có hệ thống sinh thái mơi trường nhạy
cảm. Cơ cấu tổ chức lãnh thổ, mơ hình tổ chức, cơng cuộc chun mơn hóa của
ngành du lịch do tác động trực tiếp của tài nguyên DLST. Để có một địa điểm thực
hiện các hoạt động DLST cần xem xét đến các yếu tố sau: Khoảng cách (từ khu vực
đến trung tâm du lịch, nơi ở của du khách với địa điểm du lịch…), mức độ phục vụ
các dịch vụ cho khách du lịch, mức độ hấp dẫn, khác biệt so với các địa điểm khác
trong khu vực. (Phạm Trung Lương., 2002)
Những đặc điểm cơ bản của tài nguyên DLST có ảnh hưởng nhất định đến
hoạt động DLST là:

- Các tác động của con người cũng như các sự cố của môi trường là những
tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm.
- Các địa điểm DLST thường có tính thời vụ do tài ngun có thời gian khai
thác và sử dụng khác nhau.
- Tài nguyên DLST thường nằm trong các khu vực ít người và thường được
khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch.


16
- Có khả năng sử dụng nhiều lần.
- Dĩ nhiên bản thân các tài nguyên DLST ngay từ đầu không hẳn để thu hút
khách du lịch.
Tóm lại, để có địa điểm để thực hiện các hoạt động DLST, tạo thành các khu
DLST thì tài ngun DLST là tính chất quyết định nhất, bên cạnh đó cịn quyết
định đến hình thức của DLST và thời vụ của DLST. Để phát triển và duy trì DLST
trước hết con người phải nắm được quy luật tự nhiên trên địa bàn chủ yếu thông qua
các kiến thức bản địa, lường trước được tác động của con người với môi trường tự
nhiên cũng như tài nguyên thiên nhiên để có những biện pháp khai thác tiết kiệm
hợp lý, không ngừng bảo vệ và tôn tạo.
1.1.4.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Khi nhắc đến cơ sở hạ tầng mạng lưới và phương tiện giao thông được quan
tâm trước tiên. Dù tài nguyên thiên DLST rất đa dạng, phong phú, tuy nhiên hệ
thống giao thông đi lại khơng thuận lợi thì khả năng tiếp cận tài ngun không cao.
Mạng lưới giao thông thuận lợi, đa dạng là cơ sở quan trọng để quyết định khai thác
và phát triển DLST cũng như khả năng thu hút du khách vì các địa điểm để có thể
thực hiện thường nằm ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, do vậy các chủ doanh nghiệp
không thể thiếu sự đầu tư trong sự lựa chọn và xây dựng hệ thống giao thông phục
vụ cho DLST. Phương tiện vận chuyển cũng cần được doanh nghiệp cân nhắc trong
quá trình vận khách du lịch, vận chuyển bằng ô tô tạo điều kiện cho khách hàng dễ
dàng đi theo lộ trình du lịch. Vận chuyển bằng mơ tơ, xe đạp và một số phương tiện

khác thì cơ động, kết hợp tham quan nhưng khó đi xa. Mặc dù DLST gắn nhiều với
hoạt động đi bộ song tại khu vực DLST, việc chọn lựa phương tiện giao thông phù
hợp cho từng khu vực nhằm tạo hấp dẫn cho du khách, đảm bảo thân thiện với môi
trường là vấn đề cần quan tâm.
1.1.4.3. Hệ thống thông tin liên lạc:
Trong hệ thống cơ sở hạ tầng một phần quan trọng nữa đó là hệ thống thơng
tin liên lạc. Nó góp phần quan trọng trong cơng tác quản lý của doanh nghiệp, cũng
như phục vụ cho nhu cầu thông tin của khách du lịch. Xã hội ngày càng phát triển
kéo theo những phát triển về các phương tiện thông tin liên lạc ngày càng hiện đại


×